Kinh Nikaya theo chủ đề 001 - Ác kiến

hoangdankdon

Registered
Phật tử
Tham gia
30 Thg 1 2022
Bài viết
12
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Địa chỉ
Q5, TPHCM

001 – ÁC KIẾN​


  1. KINH TUỆ TÚC – KHÔNG CÓ ĐỜI SAU
KINH TỆ TÚC
Bài kinh số 23 – Trường II, 217
1. Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) đang du hành trong nước Kosala (Câu tát la) cùng với Đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị, đi đến một đô thị của Kosala tên là Setavyà (Tư-ba-ê). Rồi tôn giả Kumàra Kassapa trú về phía Bắc thành này, trong rừng Simsapà (Thi xá bà). Lúc bấy giờ, vua Pàyàsi (Kệ Túc) cư trú tại Setavyà, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, lúa gạo phì nhiêu, một vương địa do vua Pasenadi (Ba tư nặc) nước Kosala cấp, một ân tứ của vua, một tịnh ấp.
2. Lúc bấy giờ, vua Pàyàsi khởi lên ác, tà kiến như sau: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo”. Các Bà la môn và Gia chủ ở Setavyà được nghe: “Sa môn Kumàra Kassapa, đệ tử Sa môn Gotama đang du hành trong nước Kosala cùng với Đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị, đã đến Setavyà, trú về phía Bắc thành này, trong rừng Simsapà. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về tôn giả Kumàra Kassapa được khởi lên: “Tôn giả là bậc học rộng, tài cao, diệu trí, đa văn, lời nói thấu tâm, thiện xảo biện tài, bậc trưởng lão và bậc A la hán như vậy”. Rồi các vị Bà la môn và Gia chủ ở Setavyà, từng đoàn, từng chúng, từng nhóm, đi về hướng Bắc, đến tại rừng Simsapà.
3. Lúc bầy giờ, vua Pàyàsi đi lên lầu thượng để nghỉ trưa. Vua Pàyàsi thấy các Bà la môn và Gia chủ ở Setavyà đi ra khỏi thành Setavyà, từng đoàn, từng chúng, từng nhóm đi về hướng Bắc, đến tại rừng Simsapà. Thấy vậy vua cho gọi quan hộ thành và hỏi:
– Này Khanh, vì sao các Bà la môn và Gia chủ ở Setavyà đi ra khỏi thành Setavyà, từng đoàn, từng chúng, từng nhóm, đi về hướng Bắc, đến tại rừng Simsapà như vậy ?
– Có Sa môn Kumàra Kassapa, đệ tử Sa môn Gotama đang du hành trong nước Kosala cùng với Đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị, đã đến Setavyà, trú về phía Bắc thành này, trong rừng Simsapà. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về tôn giả Kumàra Kassapa được khởi lên: “Tôn giả là bậc học rộng, tài cao, diệu trí, đa văn, lời nói thấu tâm, thiện xảo, biện tài” và các vị ấy đi đến yết kiến tôn giả Kumàra Kassapa.
– Này Khanh, hãy đi đến các Bà la môn và Gia chủ ấy và nói với họ như sau: “Vua Pàyàsi nói các Hiền giả hãy đợi. Vua Pàyàsi cũng sẽ đến yết kiến Sa môn Kumàra Kassapa”. Sa môn Kumàra Kassapa có thể cảm hóa các Bà la môn và Gia chủ ở Setavyà ngu muội và kém khả năng theo quan điểm: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo”. Này Khanh, sự thật không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.
– Xin vâng, thưa Tôn chủ!
Vị quan hộ thành vâng lời vua Pàyàsi, đi đến các Bà la môn và Gia chủ ở Setavyà và nói:
– Chư Hiền giả hãy chờ đợi, vua Pàyàsi sẽ đến yết kiến Sa môn Kumàra Kassapa.
4. Rồi Vua Pàyàsi được các Bà la môn và Gia chủ ở Setavyà hộ tống cùng đi đến rừng Simsapà chỗ trú của tôn giả Kumàra Kassapa. Sau khi đến, vua bèn nói lời thân ái, chào đón, chúc tụng rồi ngồi xuống một bên. Các Bà la môn và Gia chủ ở Setavyà, có người đảnh lễ tôn giả Kumàra Kassapa rồi ngồi xuống một bên. Có người nói lời thân ái, chào đón chúc tụng tôn giả Kumàra Kassapa rồi ngồi xuống một bên. Có người chấp tay vái chào tôn giả Kumàra Kassapa rồi ngồi xuống một bên. Có người xưng tên họ rồi ngồi xuống một bên. Có người yên lặng ngồi xuống một bên.
5. Sau khi ngồi xuống một bên, vua Pàyàsi thưa với tôn giả Kumàra Kassapa:
– Tôn giả Kassapa, tôi có chủ thuyết và tri kiến như sau: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
– Này Tôn chủ, tôi không thấy, không nghe quan điểm như vậy, tri kiến như vậy. Sao Tôn chủ lại nói: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo ?”.
– Thưa Tôn chủ, tôi sẽ hỏi Tôn chủ một vài câu hỏi. Tôn chủ hãy tùy theo đó mà trả lời.
Tôn chủ nghĩ thế nào ? Mặt trời và mặt trăng này, chúng thuộc thế giới này hay thế giới khác ? Chúng thuộc như Thiên hay loài Người ?
– Tôn giả Kassapa, mặt trời và mặt trăng thuộc thế giới khác, không phải thế giới này, chúng thuộc chư Thiên, không thuộc loài Người.
– Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, cần phải chấp nhận rằng: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo”.
—————————————

6. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
– Này Tôn chủ, sự kiện gì để chứng minh rằng: “Không có đời sau, không có các loài hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo ? “.
– Tôn giả Kassapa, vâng, có sự kiện để chứng minh rằng: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
– Này Tôn chủ, như thế nào ?
– Tôn giả Kassapa, tôi có những người bạn tri kỷ, thân tộc cùng một huyết thống. Những người này sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận và tà kiến.
Những người này, sau một thời gian bị trọng bịnh, bị đau khổ, bị chướng tật. Khi tôi biết những vị ấy không thể khỏi những bệnh ấy được, tôi liền đi đến họ và nói: “Một số Sa môn, Bà la môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: “Những ai sát sanh, lấy của không cho, tà dâm nói láo, nói lời hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận và tà kiến, những người này sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục”. Nay các Hiền giả sát sanh, lấy của không cho, tà dâm nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận và tà kiến. Nếu lời nói những vị Sa môn Bà la môn ấy chính xác, thời các Hiền giả sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục… Nếu các Hiền giả sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục, thời quý vị hãy đến ta và cho ta biết: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo”. Các hiền giả là các thiện hữu thành tâm của ta, những gì Hiền giả thấy, thời sẽ là như vậy, như chính ta được thấy.” Các vị này bằng lòng làm như vậy và nói: “Lành thay!” Nhưng không có ai đến nói cho tôi biết, cũng không cho gửi sứ giả đến. Này Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy nên tôi có tri kiến: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo”.
7. – Này Tôn chủ, nay tôi sẽ hỏi Tôn chủ, nếu có thể chấp nhận, Tôn chủ hãy trả lời.
Tôn chủ nghĩ thế nào ? Ở đời, có những người bắt được một người ăn trộm phạm lỗi và đem đến cho Ngài: “Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn.” Tôn chủ trả lời những người ấy: “Hãy trói người này thật chặt, dùng dây thật chắc trói hai tay ra đằng sau, cạo trọc đầu anh ta, cho đánh trống lớn tiếng và dẫn anh ta đi từ đường này hẻm nọ, xong đưa ra khỏi cổng thành hướng Nam mà chặt đầu tại pháp trường hướng Nam.” Những người ấy vâng lời, trói người ăn trộm thật chặt, dùng dây thật chắc trói hai tay ra đằng sau, cao trọc đầu anh ta, cho đánh trống lớn tiếng và dẫn anh ta đi từ đường này hẻm nọ, xong đưa anh ta ra khỏi cổng thành hướng Nam và tại pháp trường hướng Nam, bắt anh ta ngồi xuống. Nay người ăn trộm ấy có thể xin người đem chém mình: “Thưa quý vị, quý vị cho phép tôi được đi thăm thân bằng quyến thuộc ở tại làng này, hay xã này.” Hay những người ấy chặt ngay đầu người ăn trộm cầu xin như vậy ?
– Tôn giả Kassapa, người ăn trộm ấy không được những người đem chém mình cho phép: “Thưa quý vị, quý vị cho phép tôi được đi thăm thân bằng quyến thuộc ở tại làng này, hay xã này.” Những người ấy chặt ngay đầu người ăn trộm cầu xin như vậy.
– Này Tôn chủ, người ăn trộm thuộc loài Người, không được phép người xử trảm mình cũng là loài Người: “Thưa quý vị cho phép tôi được đi thăm thân bằng quyến thuộc ở làng này, hay ở xã này”, thời làm sao những người thân bằng quyến thuộc của Ngài, đã sát sanh, lấy của không cho, tà đâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận và tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục lại được những người coi giữ địa ngục cho phép: “Thưa quý vị coi giữ địa ngục, quý vị hãy cho phép tôi về tâu với vua Pàyàsi: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo.”
——————————————————————
8. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
– Này Tôn chủ, có sự kiện gì để chứng minh rằng: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo” ?
– Tôn giả Kassapa, vâng, có sự kiện để chứng minh rằng: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
– Này Tôn chủ, như thế nào ?
– Tôn giả Kassapa, tôi có những thân bằng quyến thuộc gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Những người này, sau một thời gian bị trọng bịnh, bị đau khổ, bị chứng tật.
Khi tôi biết những vị ấy không thể khỏi những bệnh ấy được, tôi liền đi đến họ và nói: “Một số Sa môn, Bà la môn có những quan điểm, những tri kiến như sau: “Những ai gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến, những người ấy khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào thiện thú, Thiên giới”. Chư Hiền giả gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Nếu lời nói của những Sa môn, Bà la môn ấy chính xác, thời các Hiền giả sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới. Nếu các hiền giả , sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, thời quý vị hãy đến ta và cho ta biết: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo”. Các Hiền giả là thiện hữu thành tâm của ta, những gì Hiền giả thấy thời sẽ là như vậy, như chính ta được thấy”. Các vị này bằng lòng làm như vậy và nói: “Lành thay! Nhưng không có ai đến nói cho tôi biết, cũng không cho gửi các sứ giả đến. Tôn giả Kassapa, sự kiện là nha vậy, nên tôi có tri kiến: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo”.
9. – Này Tôn chủ, tôi sẽ cho Tôn chủ một ví dụ. Ở đời, một số người có trí nhờ ví dụ mà hiểu được nghĩa lời nói.
Này Tôn chủ, ví như có người té đầu rơi vào hầm phân. Ngài nói với các người khác: “Hãy kéo người này ra khỏi hầm phân!” Những người ấy vâng theo và nói: “Lành thay!” và kéo người kia ra khỏi hầm phân ấy. Ngài nói với những người ấy: “Hãy lấy que tre gạt phân ra khỏi thân của người kia!” Những người này vâng theo và nói: “Lành thay!” và lấy que tre gạt phân ra khỏi thân người kia. Rồi ngài bảo các người ấy: “Hãy cho thoa bóp ba lần thân người kia với phấn hoa màu vàng.” Và những người ấy cho thoa bóp ba lần thân người kia với phấn thoa bóp màu vàng. Rồi Ngài bảo các người ấy: “Hãy lấy dầu thoa và tắm cho người kia ba lần và dùng bột mịn cunna thoa cho nó!” Và những người ấy lấy dầu thoa và tắm cho người kia ba lần và dùng bột mịn cunna thoa cho nó. Rồi Ngài bảo các người ấy: “Hãy sửa soạn râu tóc cho người kia!” Và những người ấy sửa soạn râu tóc cho kia. Rồi Ngài bảo các người ấy: “Hãy lấy vòng hoa quý, dầu thơm quý và vải quý trang điểm cho người kia!” Và những người ấy trang điểm vòng hoa quý, dầu thơm quý và vải quý cho người kia. Rồi Ngài bảo các người ấy : “Hãy đưa người kia đến tòa lâu đài và cho hưởng năm món dục lạc!” Và những người ấy đưa người kia đến tòa lâu đài và cho hưởng năm món dục lạc. Tôn chủ nghĩ thế nào ? Người kia khéo tắm như vậy, khéo thoa dầu, khéo sữa soạn râu tóc, khéo trang điểm với vòng hoa và vải trắng, được đưa đến lâu đài và cho hưởng năm món dục lạc như vậy, thử hỏi người kia có chịu đâm đầu vào hầm phân ấy nữa không ?
– Thưa không, Tôn giả Kassapa!
– Vì sao không ?
– Tôn giả Kassapa, hầm phân là bất tịnh và được xem là bất tịnh, xú uế và được xem là xú uế, ghê tởm và được xem là ghê tởm, yếm ố và được xem là yếm ố. Này Tôn chủ, mùi hôi của loài Người khiến chư Thiên ghê tởm xa đến một trăm do tuần. Làm sao những người thân bằng quyến thuộc của Ngài, gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi thiện thú, Thiên giới, những người ấy có thể về tin lại cho Tôn chủ: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo”. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy nên: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo”.
——————————————–
10. – Dầu Tôn giả Kasspa có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo”.
– Tôn chủ có sự kiện nào…
– Tôn giả Kassapa, có sự kiện nào…
– Tôn chủ, như thế nào ?
– Tôn giả Kassapa, tôi có những người thân bằng quyến thuộc gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Những người này sau một thời gian bị trọng bệnh, bị đau khổ, bị chứng tật.
Khi tôi biết những vị ấy không thể khỏi những bệnh ấy được, tôi liền đi đến họ và nói: “Một số Sa môn, Bà la môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: “Những ai gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Những người ấy khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào thiện thú, Thiên giới”. Chư Hiền giả gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và tà kiến. Nếu lời nói của những vị Sa môn, Bà la môn này chính xác thời các Hiền giả, sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, thời quý vị hãy đến ta và cho ta biết: ” Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo “. Các Hiền giả là thiện hữu thành tâm của ta, những gì Hiền giả thấy sẽ là như vậy, như chính ta được thấy.” Các vị này bằng lòng làm như vậy và nói: “Lành thay!” Nhưng không ai đến nói cho tôi biết, cũng không cho gửi các sứ giả đến. Này Tôn giả Kassapa sự kiện là như vậy, nên tôi có tri kiến: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
11. – Này Tôn chủ, tôi sẽ hỏi Ngài. Nếu Ngài xem có thể được Ngài hãy trả lời.
Này Tôn chủ, tuổi loài Người một trăm năm bằng một ngày một đêm chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Ba mươi đêm như vậy là một tháng, mười hai tháng như vậy là một năm, một ngàn năm ở Thiên giới như vậy là tuổi thọ của chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Những thân bằng quyến thuộc của Tôn chủ như vậy gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu men, rượu nấu. Các vị này sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh lên thiện thú, Thiên giới và làm thiện hữu với chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Nếu những vị này suy nghĩ: “Chúng ta hãy thọ hưởng năm món dục lạc hai hay ba ngày đêm ở Thiên giới, rồi sau sẽ đến Tôn chủ Pàyàsi và tin cho biết: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo.” Và những vị ấy có đến Ngài và tin cho biết: “Có đời sau, có loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo” không ?
– Thưa không, Tôn giả Kassapa! Tôn giả Kassapa, vì chúng tôi sẽ chết đã lâu rồi. Nhưng ai cho Tôn giả Kassapa biết: ” Có chư Thiên ở Tam thập tam thiên, Hay chư Thiên ở Tam thập tam thiên tuổi thọ là như vậy “? Chúng tôi không tin người ấy, khi người ấy nói: ” Có chư Thiên ở Tam thập tam thiên! Hay chư Thiên ở Tam thập tam thiên, tuổi thọ là như vậy! “
– Này Tôn chủ, như có người sanh ra đã mù, không thấy được các sắc đen hay trắng, không thấy được các sắc xanh, hay sắc vàng, các sắc đỏ, hay các sắc nâu, không thấy được các sắc tế nhị hay thô cứng, không thấy được các sao hay mặt trăng. Người ấy nói: “Không có các sắc đen hay trắng, không có người thấy các sắc đen hay trắng; không có sắc xanh, không có người thấy sắc xanh; không có sắc vàng, không có người thấy các sắc vàng; không có sắc đỏ, không có người thấy các sắc đỏ; không có sắc nâu, không có người thấy các sắc nâu, không các sắc tế nhị, thô cứng, không có người thấy các sắc tế nhị, thô cứng; không có các sao, không có người thấy các vì sao; không có mặt trăng, mặt trời, không có người thấy mặt trăng mặt trời.Tôi không biết vật này, tôi không thấy vật này, nên vật này không có. Này Tôn chủ, nói như vậy có phải nói một cách hợp lý không ?
– Thưa không, Tôn giả Kassapa. Có các sắc đen, trắng, có người thấy các sắc đen trắng; có các sắc xanh, có người thấy các sắc xanh; có các vàng, có người thấy các sắc vàng; có sắc đỏ, có người thấy các sắc đỏ; có sắc nâu, có người thấy các sắc nâu; có các vật tế nhị thô cứng, có người thấy các vật tế nhị, thô cứng; có các vì sao, có người thấy các vì sao; có mặt trăng, mặt trời, có người thấy mặt trăng mặt trời. “Tôi không biết vật này, tôi không thấy vật này, do vậy vật này không có.” Tôn giả Kassapa, ai nói như vậy là nói không hợp lý !
– Cũng vậy này Tôn chủ, Ngài nói cũng giống người sinh ra đã mù khi Ngài nói với tôi: “Ai bảo Tôn giả Kassapa biết rằng: “Có chư Thiên ở Tam thập tam thiên,” hay “Chư thiên ở Tam thập Tam thiên tuổi thọ là như vậy!” Chúng tôi không tin Tôn giả Kassapa, khi Tôn giả nói: “Có chư Thiên ở Tam thập tam thiên,” hay “Chư thiên ở Tam thập tam thiên tuổi thọ là như vậy”.
Này Tôn chủ, đời sau không như Ngài nghĩ có thể thấy bằng con mắt thịt. Này Tôn chủ, có những Sa môn, Bà la môn, sống những chỗ hẻo lánh trong rừng, ít có tiếng ồn, ít có tiếng động. Tại những chỗ ấy, các vị này sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, làm cho thiên nhãn trong sạch. Rồi với thiên nhãn thanh tịnh thắng xa loài Người, các vị này thấy đời này, đời sau, và thấy các loại hóa sanh. Này Tôn chủ, đời sau phải được thấy như vậy. Không phải như Ngài nghĩ với con mắt thịt. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, nên tôi có tri kiến: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo.”
——————————————-
12. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
– Tôn chủ có sự kiện nào khác…
– Tôn giả Kassapa, có sự kiện…
– Tôn chủ, như thế nào ?
– Tôn giả Kassapa, ở đây tôi thấy có những Sa môn, Bà la môn giữ giới, thiện tánh, ham sống, ngại chết, ham sướng, ngại khổ. Tôn giả Kassapa, rồi tôi nghĩ: “Nếu những Sa môn, Bà la môn này giữ giới, có thiện tánh, được biết: “Sau khi chúng ta chết rồi, đời chúng ta sẽ được tốt đẹp hơn.” Rồi những Sa môn, Bà la môn giữ giới, có thiện tánh ấy, hoặc uống thuốc độc, hoặc lấy kiếm đâm, hoặc tự giết mình bằng cách treo cổ, hay tự lao mình xuống hố sâu. Vì những Sa môn, Bà la môn giữ giới có thiện tánh ấy không được biết: “Sau khi chúng ta chết rồi, đời chúng ta sẽ được tốt đẹp hơn.” Do vậy các Sa môn, Bà la môn giữ giới, có thiện tánh ấy ham sống, ngại chết, ham sướng, ngại khổ. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
13. – Này Tôn chủ, tôi sẽ cho Tôn chủ một ví dụ. Ở đời, một số người có trí nhờ ví dụ mà hiểu được nghĩa lời nói.
Này Tôn chủ, ngày xưa có một người Bà la môn có hai người vợ. Từ một người vợ, ông ta có đứa con trai, mười hai tuổi; còn người vợ kia có mang thai, sắp đến kỳ sinh nở. Rồi người Bà la môn ấy mệnh chung. Đứa con trai ấy nói với tiểu phu nhân kia: “Này Tiểu mẫu, phàm có tài sản gì, hoặc lúa, hoặc bạc, hoặc vàng, tất cả đều là của tôi. Tiểu mẫu nay không có gì hết. Tiểu mẫu hãy giao cho tôi gia tài của cha tôi.” Khi nghe nói vậy, Bà la môn nữ kia nói với đứa con trai ấy: “Tiểu tử hãy chờ ta sanh con. Nếu ta sanh con trai, thì một phần gia tài thuộc về nó. Nếu sanh con gái, thời nó sẽ hầu hạ con.”
Lần thứ hai, đứa con trai ấy nói với Tiểu phu nhân kia: “Này Tiểu mẫu, phàm có tài sản gì, hoặc lúa, hoặc bạc, hoặc vàng, tất cả đều là của tôi. Tiểu mẫu nay không có gì hết. Tiểu mẫu hãy giao cho tôi gia tài của cha tôi.” Lần thứ hai, Bà la môn nữ kia nói với đứa trai ấy: “Tiểu tử hãy chờ ta sanh con. Nếu ta sanh con trai thì một phần gia tài thuộc về nó. Nếu ta sanh con gái, thời nó sẽ hầu hạ con.”
Lần thứ ba, đứa con trai ấy nói với Tiểu phu nhân kia: “Này Tiểu mẫu, phàm có tài sản gì, hoặc lúa, hoặc bạc, hoặc vàng, tất cả đều là của tôi. Tiểu mẫu không có gì hết. Tiểu mẫu hãy giao cho tôi gia tài của cha tôi”.
Rồi người Ba la môn nữ ấy lấy một con dao, vào trong nội phòng và rạch bụng ra. “Ta muốn biết đó là con trai hay con gái.” Như vậy người đàn bà ấy hại đời sống của mình, hại luôn cái thai và hại luôn tài sản của mình vì đã đi tìm của thừa tự một cách ngu xuẩn và si mê, nên gặp phải nguy hiểm và tai nạn.
Cũng vậy, vì ngu xuẩn và si mê, Ngài gặp phải nguy hiểm và tai nạn khi Ngài đi tìm đời sau một cách vô trí, cũng giống Bà la môn nữ kia, vì ngu xuẩn và si mê, đã đi tìm thừa tự một cách vô trí.
Này Tôn chủ, các vị Sa môn, Bà la môn giữ giới, có thiện tánh không bắt buộc cái gì chưa chín phải chín. Vì có trí, các vị ấy chờ chín muồi đến. Này Tôn chủ, các vị Sa môn, Bà la môn giữ giới có thiện tánh cần thiết đến mạng sống.
Này Tôn chủ, nếu các Sa môn, bà la môn giữ giới có thiện tánh sống lâu ở trên đời này bao nhiêu, các vị ấy làm được nhiều công đức bấy nhiêu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy nên: “Có đời sau, có các loài hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo.”
—————————————–
14. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loài hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
– Tôn chủ có sự kiện nào khác…
– Tôn giả Kassapa, có sự kiện…
– Này Tôn chủ như thế nào ?
– Này Tôn giả Kassapa, ở đây có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi và nói: “Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn. “
Tôi nói với họ: “Các Hiền giả, hãy bỏ sống người này trong một cái chum, bịt miệng chum lại, dùng da ướt bao lại, dùng đất sét ướt quện lại trét trên miệng chum, nhắc chum ấy trên cái lò và nổi lửa đốt.
Các người ấy đáp: “Xin vâng!”, rồi họ bỏ sống người ấy trong cái chum, bịt miệng chum lại, dùng da ướt bao lại, dùng đất sét ướt quện lại trét trên miệng chum lại, nhắc chum ấy trên cái lò và nổi lửa đốt.
Khi chúng tôi biết người ấy đã chết, liền nhắc chum ấy xuống, cởi các dây buộc, mở miệng chum ra vội vàng nhìn kỹ: “Chúng ta mong được thấy linh hồn (người chết) đi ra”. Nhưng chúng tôi không thấy linh hồn người chết đi ra. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy nên tôi tin rằng. “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo”.
15. – Này Tôn chủ, tôi sẽ hỏi Ngài, nếu Ngài xem có thể được, Ngài hãy trả lời.
Này Tôn chủ, khi Ngài nghỉ trưa, Ngài có chấp nhận Ngài có thấy những cảnh mộng hoan lạc ở vườn, ở rừng, ở đồng bằng, ở ao hồ không?
– Tôn giả Kassapa, tôi xác nhận khi đi nghỉ trưa, tôi có thấy những cảnh mộng hoan lạc ở vườn, ở rừng, ở đồng bằng, ở ao hồ.
– Trong khi ấy, có phải Ngài được một số người hầu hạ một bên, những người gù lưng, thấp lùn, thiếu phụ và con gái ?
– Vâng, Tôn giả Kassapa, trong khi ấy, tôi được một số người hầu hạ một bên, những người gù lưng, thấp lùn, thiếu phụ và con gái.
– Và họ thấy linh hồn của Ngài đi ra hay đi vào không ?
– Tôn giả Kassapa, thưa không.
– Này Tôn chủ, họ không thấy linh hồn của Tôn chủ đi ra hay đi vào, thời làm sao Ngài có thể thấy linh hồn một người chết đi vào hay đi ra được ? Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy nên tôi chấp nhận: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo.”
————————————–
16. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
– Tôn chủ có sự kiện nào…
– Tôn giả Kassapa, có sự kiện…
– Tôn chủ như thế nào ?
– Tôn giả Kassapa, ở đời, có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: “Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn.”
Tôi nói với họ: “Các khanh hãy đem cân sống anh ta đi, rồi lấy cung thắt cổ cho anh ta chết, xong đem cân lại.”
Những người này vâng lời tôi và đáp: “Xin vâng!”, rồi họ đem cân sống người ăn trộm ấy, lấy dây cung thắt cổ anh ta cho đến chết xong cân lại. Khi anh ta sống thì anh ta nhẹ, mềm mại, nhu nhuyến. Khi anh ta chết, thì anh ta nặng hơn, cứng hơn và không nhu nhuyến. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
17. – Này Tôn chủ, tôi sẽ cho Ngài một ví dụ. Nhờ ví dụ, một số người
có trí hiểu được ý nghĩa lời nói.
Này Tôn chủ, ví như người cân một hòn sắt được đốt nóng trọn ngày, cháy đỏ, hừng lửa, đỏ rực, và một thời khác cũng đem cân hòn sắt ấy nhưng nay đã nguội lạnh. Khi nào thì hòn sắt ấy nhẹ hơn, mềm mại hơn, hay nhu nhuyến hơn ? Khi hòn sắt ấy đang cháy đỏ, hừng lửa, đỏ rực hay khi đã nguội lạnh ?
– Tôn giả Kassapa, khi hòn sắt ấy cháy đỏ, hừng lửa, đỏ rực, khi ấy hòn sắt nhẹ hơn, mềm mại hơn và nhu nhuyến hơn. Khi hòn sắt ấy không cháy đỏ, không hừng lửa, nguội lạnh rồi, khi đó hòn sắt nặng hơn, cứng hơn và không nhu nhuyến.
– Này Tôn chủ, khi thân này có tuổi thọ, có sức nóng, có thức thì nó nhẹ hơn, mềm mại hơn và nhu nhuyến hơn. Khi các thân này không có tuổi thọ, không có sức nóng và không có thức thời nó nặng hơn, cứng hơn và không nhu nhuyến. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhập: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo.”
————————————————
18. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
– Này Tôn chủ, có sự kiện nào…
– Tôn giả Kassapa, có sự kiện…
– Tôn chủ như thế nào ?
– Tôn giả Kassapa, có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: “Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn.” Tôi nói với họ như sau: “Các khanh, hãy giết người này bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy của anh ta”.
Những người này vâng lời tôi và đáp: “Xin vâng, Tôn chủ!” rồi họ bèn giết người ấy bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy. Khi người ấy chết một phần nửa, tôi bảo họ: “Hãy lật ngược người này nằm ngữa, và xem linh hồn của anh ta có đi ra không ? “ Họ lật ngược người này nằm ngửa, và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra.
Tôi lại bảo họ: “Hãy lật người này nằm cong lại… nằm phía một bên… nằm phía bên kia… đặt người đó đứng thẳng… đặt người ấy đứng lộn đầu xuống… đánh người ấy với tay… đánh người ấy với cục đất… đánh người ấy với gậy… đánh người ấy với gươm… đánh anh ta phía bên này… đánh anh ta phía bên kia… đánh anh ta cùng khắp tất cả và xem linh hồn của anh ta có đi ra không ? ” Họ đánh anh ta phía bên này, đánh anh ta phía bên kia, đánh anh ta cùng khắp tất cả và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Anh ta có mắt và sắc pháp các mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có tai và các tiếng có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có mũi và các hương có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có lưỡi và các vị có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có thân và các xúc có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo”.
19. – Này Tôn chủ, tôi sẽ cho Ngài một ví dụ. Nhờ ví dụ, một số người có trí hiểu được ý nghĩa của lời nói.
Này Tôn chủ, thuở xưa có một người thổi tù và, cầm tù và bằng vỏ ốc và đi đến biên giới. Người ấy đi đến một làng kia, sau khi đến xong, đứng giữa làng, thổi ống tù và ba lần, đặt ống tù và xuống đất và ngồi xuống một bên. Này Tôn chủ, những người dân ở biên giới ấy suy nghĩ: “Tiếng ấy là tiếng của ai, mà lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, hấp dẫn như vậy, rung cảm như vậy.” Họ tụ họp lại và hỏi người thổi tù và: “Này bạn, tiếng ấy là tiếng của ai, mà lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, hấp dẫn như vậy, rung cảm như vậy ?” “- Này các bạn, đây là cái tù và, và tiếng của tù và ấy khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, hấp dẫn như vậy, rung cảm như vậy.” Họ bèn đặt chiếc tù và nằm ngửa và nói: “Hãy nói đi, bạn tù và! Hãy nói đi, bạn tù và!” Nhưng chiếc tù và ấy không nói tiếng gì hết. Họ đặt chiếc tù và ấy nằm cong lại, nằm phía bên này, nằm phía bên kia… đặt đứng thẳng… đặt ngược đầu xuống… lấy tay đánh… lấy cục đấy đánh… lấy gậy đánh… lấy gươm đánh… đánh phía bên này… đánh phía bên kia… đánh cùng khắp tất cả và nói: “Này bạn tù và, hãy nói đi! Này bạn tù và, hãy nói đi!” Nhưng chiếc tù và ấy không nói gì cả. Này Tôn chủ, rồi người thổi tù và suy nghĩ như sau: “Thật là ngu si, những người dân bờ biên giới này! Sao lại đi tìm tiếng tù và một cách vô ý thức như vậy!” Trong khi họ đang tìm kiếm như vậy, người thổi tù và cầm chiếc tù và lên, thổi lên ba lần rồi cầm chiếc tù và ra đi.
Này Tôn chủ, những người ở biên giới suy nghĩ như sau: “Này các bạn, chiếc tù và này, khi nào có người phụ trợ, có sự nỗ lực phụ trợ và có gió thổi phụ trợ, thì chiếc tù và phát ra tiếng. Khi nào chiếc tù và này không có người phụ trợ, không có sự nỗ lực phụ trợ và không có gió thổi phụ trợ thì chiếc tù và này không phát ra tiếng.”
Cũng vậy, này Tôn chủ! Khi nào thân này có tuổi thọ phụ trợ, có hơi nóng phụ trợ và có thức phụ trợ, thời thân ấy đi tới, đi lui, đứng lên, ngồi xuống, nằm xuống, thời mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý biết pháp. Nhưng khi thân này không có tuổi thọ phụ trợ, không có hợi nóng phụ trợ, và không có thức phụ trợ, thời thân ấy không đi tới, không đi lui, không đứng lại, không ngồi xuống, không nằm xuống, thời mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng, mũi không ngữi hương, lưỡi không nếm vị, thân không cảm xúc, ý không biết pháp. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: “Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo.”
—————————————-
20. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, ở đây tôi vẫn chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
– Tôn chủ có sự kiện nào…
– Tôn giả Kassapa, có sự kiện…
– Tôn chủ như thế nào?
– Tôn giả Kassapa, nay có những người bắt được một tên ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: “Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn.” Tôi nói với họ như sau: “Các khanh hãy lột da anh ta, để chúng ta có thể thấy linh hồn của anh ta.”
Chúng lột da của người ấy, nhưng chúng tôi không thấy linh hồn của anh ta. Rồi tôi bảo họ: “Các khanh hãy lột da trong của người ấy… cắt thịt… cắt gân… cắt xương… đẻo cho đến xương tủy để chúng ta có thể thấy linh hồn của anh ta.” Họ đẻo cho đến xương tủy của người ấy, nhưng chúng tôi không thấy linh hồn của anh ta. Này Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy nên tôi chấp nhận: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.”
21. – Này Tôn chủ, tôi sẽ cho một ví dụ. Ở đời một số người có trí thức, nhờ ví dụ hiểu được ý nghĩa câu nói.
Này Tôn chủ, thuở xưa có người bện tóc thờ lửa, sống trong một ngôi nhà lá, tại một khu rừng. Này Tôn chủ, một số dân chúng di cư đến đấy. Vị lãnh đạo của chúng, sau một đêm ở xung quanh cái cốc của người bện tóc thờ lửa bèn bỏ đi. Này Tôn chủ, người bện tóc thờ lửa suy nghĩ: “Nếu ta đến chỗ ở của người lãnh đạo, ta có thể kiếm được một vài đồ vật hữu dụng ở đó.”
Rồi người bện tóc thờ lửa, dậy sớm đến chỗ ở của người lãnh đạo, và thấy một đứa hài nhi bị quăng nằm ngửa ở đó. Thấy vậy vị ấy nghĩ: “Thật không phải chút nào nếu ta để một hài nhi phải chết trong khi ta đang tìm kiếm. Ta hãy đem hài nhi này về cốc của ta, nuôi nó, săn sóc nó, cấp dưỡng nó”. Rồi người bện tóc thờ lửa ấy đem đứa hài nhi ấy về cốc nuôi nó, săn sóc nó, cấp dưỡng nó. Khi đứa trẻ đến tuổi mười hay mười hai, người bện tóc thờ lửa có công việc phải đi xuống đồng bằng. Người bện tóc thờ lửa bảo đứa trẻ ấy: “Này con, ta muốn đi xuống đồng bằng, hãy chăm sóc ngọn lửa, đừng để nó tắt. Nếu lửa có tắt, đây là cai búa nhỏ, đây là củi, đây là đồ quây để nhóm lửa, hãy nhen lửa lại và chăm sóc ngọn lửa”. Người bện tóc thờ lửa ấy, sau khi căn dặn đứa trẻ, bèn đi xuống đồng bằng.
Đứa trẻ mãi ham vui đùa khiến lửa tắt. Đứa trẻ suy nghĩ: “Cha ta có bảo ta: “Hãy chăm sóc ngọn lửa, đừng để nó tắt. Nếu con để tắt lửa, đây là cái búa nhỏ, đây là củi, đây là đồ quây để nhóm lửa lại.” Vậy ta hãy nhen lửa lên và chăm sóc ngọn lửa.” Rồi đứa trẻ ấy lấy búa chẻ đồ quây lửa với ý nghĩ: “Ta sẽ tìm thấy lửa.” Nhưng lửa không có. Nó đem chẻ đồ quây lửa làm hai, làm ba, làm bốn,làm năm, làm mười, làm trăm, chẻ nhỏ vụn ra, lấy chày mà giã, và sau khi đã giã nhỏ, lại đem ra sàng trước gió lớn với ý nghĩ: “Ta sẽ tìm thấy lửa.” Nhưng lửa không có.
Người bện tóc sau khi làm xong công việc ở đồng bằng, liền về cốc của mình và hỏi đứa bé: “Này con, sao con để tắt lửa thế này ?” – “Thưa cha, con mãi ham chơi nên để lửa tắt. Rồi con suy nghĩ: “Cha đã bảo ta: “Hãy chăm sóc ngọn lửa, đừng để tắt nó. Nếu con để tắt lửa, đây là cái búa nhỏ, đây là củi, đây là đồ quây để nhen lửa. Hãy nhen lửa lại và chăm sóc ngọn lửa”. Vậy ta hãy nhen lửa lên và chăm sóc ngọn lửa”. Thưa cha, rồi con lấy búa nhỏ chẻ đồ quây lửa với ý nghĩ: “Ta sẽ tìm ra lửa.” Nhưng con tìm không được lửa. Con đem chẻ đồ quây lửa, làm hai, làm ba, làm bốn, làm năm, làm mười, làm trăm, chẻ nhỏ vụn ra, lấy chày mà giã, và sau khi giã nhỏ, lại đem ra sàng trước gió lớn với ý nghĩ: “Ta sẽ tìm ra lửa,” nhưng con không tìm được lửa”.
Rồi người bện tóc thờ lửa ấy suy nghĩ: “Đứa trẻ này thật ngu si và kém thông minh. Sao lại đi tìm lửa một cách thiếu suy tư như thế này ?” Trong khi đứa trẻ đứng nhìn, người ấy cầm đồ quây lửa, nhen lửa lên và nói với đứa trẻ: “Này con, nhen lửa phải làm như vậy đó, chớ không phải như con ngu si và kém thông minh, tìm lửa một cách thiếu suy tư.”
Cũng vậy này Tôn chủ, Ngài ngu si, kém thông minh, đi tìm đời sau một cách kém suy tư. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác kiến ấy! Chớ có tự dấn thân vào sự bất an và đau khổ trường kỳ.
——————————————————
22. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, Tôi cũng không thể từ bỏ ác tà kiến này. Vua Pasenadi nước Kosala và vua các nước ngoài đã biết tôi như sau: “Tôn chủ Pàyàsi có quan điểm, có tri kiến như thế này: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.” Tôn giả Kassapa, nếu tôi từ bỏ ác tà kiến ấy người ta sẽ phê bình tôi như sau: “Tôn chủ Pàyà thật là ngu si, kém thông minh, chấp kiến một cách sai lạc.” Vì tức giận, nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy. Vì lừa gạt nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy. Vì tự trọng nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy.
23. – Vậy này Tôn chủ, tôi sẽ cho Ngài một ví dụ. Ở đời một số người có trí, nhờ ví dụ mà hiểu ý nghĩa lời nói.
Này Tôn chủ, thuở xưa, một đoàn lữ hành lớn gồm một ngàn cỗ xe đi từ phương Đông quốc độ qua phương Tây quốc độ. Đi đến chỗ nào, đoàn lữ hành ấy cũng tiêu thụ rất mau cỏ, củi, nước và cây lá xanh tươi. Đoàn lữ hành ấy có hai vị lãnh đạo, một vị lãnh đạo năm trăm cổ xe, một vị lãnh đạo năm trăm cổ xe. Hai vị lãnh đạo đoàn lữ hành suy nghĩ như sau: “Đoàn lữ hành lớn này gồm có một ngàn cỗ xe. Chỗ nào chúng ta đi tới thì đoàn tiêu thụ rất mau cỏ, củi, nước và cây lá xanh tươi. Vậy chúng ta hãy chia đoàn lữ hành này thành hai, mỗi đoàn có năm trăm cỗ xe.”
Rồi hai vị lãnh đạo ấy chia đoàn lữ hành thành hai, một đoàn có năm trăm cỗ xe, một đoàn có năm trăm cỗ xe. Rồi một vị lãnh đạo thâu lượm rất nhiều cỏ, củi, nước và cho đoàn lữ hành chuyển bánh. Sau khi đi hai, ba ngày, vị lãnh đạo ấy thấy một người da đen, mắt đỏ, mang theo ống tên, đeo vòng hoa súng, áo quần ướt, tóc ướt, đánh một cỗ xe do lừa kéo, bánh xe dính đầy bùn và đi từ phía trước đi lại. Thấy vậy, người lãnh đạo hỏi:
“- Bạn từ phương nào đến ?
“- Từ nơi quốc độ kia đến.
“- Bạn sẽ đi đâu ?
“- Sẽ đi đến địa phương tên này.
“- Bạn có thấy, trong khu rừng trước mặt, có mưa to gần đây không ?
“- Thưa bạn, trong khu rừng trước mặt có mưa to, đường sa đầy sũng những nước, có nhiều cỏ, nhiều củi và nhiều nước. Hãy quăng bỏ cỏ, củi và nước cũ đi, để cỗ xe được nhẹ và đi cho mau. Chớ có làm cho đoàn xe mệt nhọc.”
Khi ấy người lãnh đạo nói với những người đánh xe:
“- Này các Bạn, người này nói như sau: Trong khu rừng trước mặt có mưa to, đường sá đầy sũng nước, có nhiều cỏ, nhiều củi và nhiều nước. Hãy quăng bỏ cỏ, củi và nước cũ đi, để cỗ xe được nhẹ và đi cho mau. Chớ có làm cho đoàn xe mệt nhọc.” Vậy các bạn hãy quăng cỏ, củi và nước cũ đi, để đoàn xe đi với những cỗ xe nhẹ hơn.
“- Thưa Bạn, vâng!”
Những người đánh xe vâng theo lời vị lãnh đạo đoàn lữ hành, quăng cỏ, củi và nước cũ đi và dẫn đoàn xe đi với những cỗ xe nhẹ hơn. Nhưng khi đi đến trạm nghỉ thứ nhất, họ không thấy cỏ, củi hay nước, trạm thứ hai cũng vậy… trạm thứ ba cũng vậy… trạm thứ tư cũng vậy… trạm thứ năm cũng vậy… trạm thứ sáu cũng vậy… trạm thứ bảy cũng vậy, họ không thấy cỏ, củi hay nước. Tất cả đều gặp sự bất hạnh và tai nạn. Tất cả người và vật trong lữ đoàn ấy, đều bị con Dạ xoa, phi nhân ăn thịt, chỉ còn xương để lại.
Khi người lãnh đạo đoàn thứ hai được biết: “Nay đoàn kia đi đã khá xa”, bèn cho thâu lượm nhiều cỏ, củi và nước và cho đoàn khởi hành. Sau khi đi hai, ba ngày, vị lãnh đạo ấy thấy một người da đen, mắt đỏ, mang theo ống tên, đeo vòng hoa súng, áo quần ướt, tóc ướt, đánh một cỗ xe do lừa kéo, bánh xa dính đầy bùn và đi từ phía trước đi lại. Thấy vậy người lãnh đạo hỏi:
“- Bạn từ phương nào đến ?
“- Từ nơi quốc độ kia đến.
“- Bạn sẽ đi đâu ?
“- Sẽ đi đến địa phương tên này.
“- Bạn có thấy trong khu rừng trước mặt, có mưa to gần đây không ?
“- Thưa Bạn, trong khu rừng trước mặt, có mưa to, đường sá đầy sũng những nước, có nhiều cỏ, nhiều củi và nhiều nước. Hãy quăng bỏ cỏ, củi và nước cũ đi, để cỗ xe được nhẹ và đi cho mau. Chớ có làm cho đoàn xe mệt nhọc.
Khi ấy người lãnh đạo nói với những người đánh xe:
“- Này các Bạn, người này nói như sau: Trong khu rừng trước mặt có mưa to, đường sá đầy sũng nước, có nhiều cỏ, nhiều củi và nhiều nước. Hãy bỏ cỏ, củi và nước cũ đi, để cổ xe được nhẹ và đi cho mau. Chớ làm cho đoàn xe mệt nhọc.” Nhưng này các Bạn, người ấy không phải là bạn của chúng ta, cũng không phải là bà con ruột thịt, làm sao chúng ta có thể tin người ấy được ? Chớ quăng bỏ các thứ cỏ, củi và nước đã dự trữ từ trước. Hãy cho đoàn lữ hành tiến tới với các hàng hóa đã được mang theo, chúng ta không quăng bỏ đi các vật đang dự trữ từ trước.
“- Thưa Bạn, vâng.”
Những người đánh xe ấy, vâng theo lời người lãnh đạo, cho đoàn lữ hành tiến tới với những hàng hóa đã mang theo. Đến trạm nghĩ thứ nhất những người này không thấy cỏ, củi hay nước, đến trạm thứ hai cũng vậy… trạm thứ ba cũng vậy… trạm thứ tư cũng vậy…. trạm thứ năm cũng vậy… trạm thứ sáu cũng vậy…. trạm thứ bảy cũng vậy… chúng không thấy cỏ, củi hay nước, nhưng chúng thấy đoàn lữ hành trước bị lâm vào tai nạn. Những người và thú vật trong đoàn lữ hành kia, chúng thấy các bộ xương do con Dạ xoa phi nhân ấy ăn thịt.
Rồi người lãnh đạo nói với các người đánh xe:
“- Này các Bạn, đoàn lữ hành ấy bị lâm nạn vì bị người lãnh đạo ngu si như vậy hướng dẫn. Vậy này các bạn, hãy bỏ đi những vật hạng ít giá trị của đoàn lữ hành này, hãy đem theo những vật hạng đắt giá của đoàn lữ hành kia!
“- Thưa Bạn, vâng!”
Những người đánh xe ấy vâng theo người lãnh đạo quăng bỏ đi những vật hạng ít giá trị của đoàn lữ hành của mình, đem đi theo những vật hạng đắt giá của đoàn lữ hành kia và đi qua bãi sa mạc ấy một cách an toàn, vì được hướng dẫn bởi một vị lãnh đạo sáng suốt.
Cũng vậy này Tôn chủ, người ngu si không có trí sẽ gặp nạn vì đã đi tìm kiếm đời sau một cách thiếu suy tư, giống như người lãnh đạo đoàn lữ hành kia. Những ai tự nghĩ có thể tin bất cứ điều gì được nghe sẽ gặp hoạn nạn như những người đánh xe kia.
Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến này. Chớ để chúng đưa Ngài vào đau khổ bất hạnh lâu dài!”
——————————————–
24. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, tôi cũng không thể từ bỏ ác tà kiến này. Vua Pasenadi nước Kasala là vua các nước ngoài đã biết tôi như sau: “Tôn chủ Pàyàsi có quan điểm, có tri kiến như thế này: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.” Tôn giả Kassapa, nếu tôi từ bỏ ác kiến ấy người ta sẽ phê bình tôi như sau: “Tôn chủ Pàyàsi thật là ngu si, kém thông minh, chấp kiến một cách sai lạc.” Vì tức giận nên tôi phải chấp chặt tà kiến sai lạc.” Vì tức giận nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy. Vì tự trọng nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy.
25. – Này Tôn chủ, vậy tôi sẽ kể một ví dụ. Ở đời nhờ ví dụ, một số người có trí hiểu được ý nghĩa lời nói.
Thuở xưa có một người nuôi heo đi từ làng của mình đến một làng khác. Ở tại đấy, ông ta thấy một đống phân khô bị quăng bỏ. Thấy vậy, nó tự nghĩ: “Đống phân khô khá nhiều bị quăng bỏ đi có thể làm đồ ăn cho các con heo của ta. Vậy ta hãy mang đống phân khô này đi.” Rồi ông ta trải áo choàng của nó mang đống phân khô lại, cột thành một gói đặt trên đầu rồi đi. Đi giữa đường, một cơn mưa lớn trái mùa xẩy ra. Ông mang bọc phân ấy đi, với phân thấm ướt tiết ra và chảy thành giọt, làm ông lem lấm phân cho đến đầu móng tay. Mọi người thấy ông liền nói: “Ông có thật sự điên, thật sự khùng chăng ? Làm sao ông lại mang bọc phân ấy đi, với nước phân thấm ướt tiết ra và chảy thành giọt, làm người lem lấm phân cho đến đầu móng tay.” – Chính các Người mới thật sự điên, chính các Người mới thật sự khùng. Chính nhờ như thế này, các con heo của tôi mới có đồ ăn.”
Cũng vậy này Tôn chủ, Ngài nói chẳng khác gì ví dụ người mang phân này. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác kiến ấy. Chớ để chúng đưa Ngài vào đau khổ, bất hạnh lâu dài.
—————————————
26. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, tôi cũng không thể từ bỏ ác tà kiến này. Vua Pasenadi nước Kosala và vua các nước ngoài đã biết tôi như sau: “Tôn chủ Pàyàsi có quan điểm, có tri kiến như thế này: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo”. Tôn giả Kassapa, nếu tôi từ bỏ ác tà kiến ấy người ta sẽ phê bình tôi như sau: “Tôn chủ Pàyàsi thật là ngu si, kém thông minh, chấp kiến một cách sai lạc.” Vì tức giận nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy. Vì lừa gạt nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy. Vì tự trọng nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy.
27. – Này Tôn chủ, vậy tôi sẽ kể một ví dụ. Ở đời nhờ ví dụ, một số người có trí hiểu được ý nghĩa lời nói.
Thuở xưa, có hai người đánh bạc đổ con xúc xắc. Một con bạc mỗi lần thua liền ngậm con xúc xắc thất bại. Con bạc thứ hai thấy con bạc ấy mỗi lần thua liền ngậm con xúc xắc thất bại. Thấy vậy người này bàn với người kia: “Này Bạn, Bạn đã thắng rõ ràng. Bạn hãy đưa cho tôi các con xúc xắc để đi làm lễ tế.” – ” Thưa Bạn, vâng!”, con bạc ấy liền đưa các con xúc xắc cho con bạc kia. Người này bèn lấy thuốc độc thoa vào các con xúc xắc và nói với người kia: “Này Bạn, hãy chơi đổ các con xúc xắc.” – “Thưa Bạn, vâng!”, con bạc ấy vâng theo lời của con bạc kia. Lần thứ hai, hai con bạc ấy đổ con xúc xắc, lần thứ hai, con bạc này mỗi lần thua liền ngậm con xúc xắc thất bại. Con bạc thứ hai thấy con bạc kia, lần thứ hai, mỗi lần thua ngậm con xúc xắc thất bại. Thấy vậy, người ấy nói với con bạc kia:
Con người không được biết.
Con xúc xắc được ngậm,
Đã được bôi thoa nhiều,
Với thuốc độc đốt cháy.
Hãy ngậm đi, ngậm đi,
Con bạc ác độc kia!
Ngậm xong nhà Ngươi phải
Đau đớn vô cùng tận.
Cũng vậy này Tôn chủ. Ngài nói chẳng khác gì ví dụ người đánh bạc. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Chớ để chúng đưa Ngài vào đau khổ, bất hạnh lâu dài.
———————————————-
28. – Dầu Tôn giả Kassapa có nói như vậy, tôi cũng không thể từ bỏ ác tà kiến này.
Vua Pasenadi nước Kosala và vua các nước ngoài đã biết tôi như sau: “Tôn chủ Pàyàsi có quan điểm, có tri kiến như thế này: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo!” Tôn giả Kassapa, nếu tôi từ bỏ ác tà kiến ấy, người ta sẽ phê bình tôi như sau: “Tôn chủ Pàyàsi thật ngu si, kém thông minh, chấp kiến một cách sai lạc”. Vì tức giận nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy. Vì lường gạt nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy. Vì tự trọng nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy!
29. – Này Tôn chủ, vậy tôi sẽ kể một ví dụ. Ở đời nhờ ví dụ, một số người có trí hiểu được ý nghĩa lời nói.
Thuở xưa, một quốc gia dời đi chỗ khác. Một người nói với các bạn thuộc hạ của mình: “Này các Bạn, chúng ta hãy đi đến quốc gia kia, rất có thể chúng ta tìm được tiền bạc của cải.” Thưa Bạn, vâng!”, các thuộc hạ vâng lời người bạn kia. Họ đi đến quốc gia kia, và đến một đường làng. Họ thấy một đống gai, quăng bỏ. Thấy vậy, một người bạn nói với các người kia: “Đây là một đống gai quăng bỏ. Bạn hãy nhóm lại thành một bó. Tôi cũng nhóm lại thành một bó gai. Chúng ta hãy đem bó gai ấy đi.” – “Thưa Bạn, vâng!”, người bạn này vâng theo người bạn kia và cột bó gai lại.
Họ mang hai bó gai, và đi đến một làng khác. Họ thấy một đống dây gai quăng bỏ. Thấy vậy một người bạn nói với người kia: “Đống dây gai quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với bó dây gai ấy. Vậy ban hãy nhóm lại thành một bó dây gai. Tôi cũng nhóm lại thành một bó dây gai. Chúng ta hãy đem hai bó dây gai ấy đi.” – “Này Bạn, tôi đem đống gai này từ xa lại, và đống gai được bó buộc kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ, bạn hãy tự biết (mà làm).” Và người bạn trước quăng bó cây gai và lấy đống dây gai.
Rồi họ đến một con đường khác. Ở đấy họ thấy nhiều vải gai được quăng bỏ. Thấy vậy, một người bạn nói với người kia: “Nhiều vải gai được quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với cây gai hoặc với dây gai. Vậy Bạn hãy quăng bỏ bao cây gai, và tôi sẽ quăng bỏ bao dây gai. Hai chúng ta sẽ mang bao vải gai này mà đi.” – “Này Bạn, tôi đem đóng dây gai này từ xa lại và đống gai được buộc bó kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ. Bạn hãy tự biết (mà làm).” Và người bạn trước quăng bỏ dây gai và lấy bó vải gai.
Rồi họ đến một con đường khác. Ở đây họ thấy nhiều sồ ma được quăng bỏ. Sau khi thấy…
…nhiều dây sồ ma được quăng bỏ. Sau khi thấy…
…nhiều vải sồ ma được quăng bỏ. Sau khi thấy…
…nhiều cây bông được quăng bỏ. Sau khi thấy…
…nhiều vải bông được quăng bỏ… Sau khi thấy…
…nhiều sắt được quăng bỏ. Sau khi thấy…
…nhiều đồng được quăng bỏ. Sau khi thấy…
…nhiều thiếc được quăng bỏ. Sau khi thấy…
…nhiều chì được quăng bỏ. Sau khi thấy…
…nhiều bạc được quăng bỏ. Sau khi thấy…
…nhiều vàng được quăng bỏ. Thấy vậy một người bạn nói với người bạn kia: “Nhiều vàng được quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với cây gai hay với dây gai, hay với vải sồ ma, hay với cây bông, hay với giây bông, hay với vải bông, hay với sắt, hay với đồng, hay với thiết, hay với chì, hay bới bạc. Vậy bạn hãy quăng bỏ bao cây gai, và tôi sẽ quăng bỏ bao bạc. Hai chúng ta sẽ mang bao vàng mà đi.” – “Này ban, tôi đem bao cây gai này từ xa lại, và đống gai được bó buộc kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ. Bạn hãy tự biết (mà làm).” Và người bạn trước quăng bao bạc và lấy bao vàng.
Cả hai về đến làng của mình. Người bạn đem bao cây gai về, cha mẹ người ấy không được vui vẻ, vợ con người ấy không được vui, bạn bè người ấy không được vui vẻ, và do vậy anh ta không được hạnh phúc, hoan hỷ. Còn người bạn đem bao vàng về, cha mẹ người ấy được vui vẻ, vợ con người ấy được vui vẻ, bạn bè người ấy được vui vẻ và do vậy người ấy được hạnh phúc hoan hỷ.
Cũng vậy Tôn chủ, Ngài nói không khác gì ví dụ người mang bao cây gai. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Chớ để chúng đưa Ngài vào đau khổ, bất hạnh lâu dài.
——————————————
30. – Với ví dụ đầu tiên của Tôn giả Kassapa tôi đã hoan hỷ, thỏa mãn, nhưng tôi muốn nghe những câu hỏi đáp thông minh ấy vì tôi xem Tôn giả Kassapa như người đáng được đối lập.
Thật kỳ diệu thay, Tôn giả Kassapa! Thật hy hữu thay, Tôn giả Kassapa! Tôn giả Kassapa, như một người giơ ra vật gì bị che kín, hay như người hướng dẫn cho kẻ bị lạc đường, hay như người đem đèn vào trong bóng tối cho người có mắt được thấy sắc, cũng vậy Chánh pháp được Tôn giả Kassapa dùng nhiều phương tiện trình bày. Tôn giả Kassapa, nay con quy y Thế Tôn Gotama, quy ý Pháp, quy y chúng Tỷ kheo Tăng, Tôn giả Kassapa, hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến trọn đời xin nhận Ngài làm chỗ y chỉ.
– Tôn giả Kassapa, con muốn tổ chức một đại lễ tế đàn. Tôn giả Kassapa hãy giảng dạy cho con để con được hưởng hạnh phúc an lạc lâu dài.
31. – Này Tôn chủ, tại tế đàn có trâu bò bị giết, hay các loại sinh vật khác bị giết, và những ai tham dự tế đàn ấy là những vị có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, này Tôn chủ, tế đàn ấy không đem lại quả báo lớn, lợi ích lớn, danh tiếng lớn, không được quảng bá rộng lớn.
Này Tôn chủ, cũng như người làm ruộng đi vào rừng đem theo hột giống và cày. Và trên một khoảng đất không cày bừa, không có màu mỡ, giữa những gốc cây chưa được đào lên, người ấy gieo những hột giống xuống, những hột giống ấy bị hư sứt, bị thúi mục, bị gió và sức nóng phá hại, trái mùa, không có điều kiện thuận tiện, và thần mưa không cho mưa đúng thời. Vậy các hột giống ấy có thể lớn lên, trưởng thành lên và sum sê hoa lá lên hoặc người làm ruộng ấy gặt hái được nhiều kết quả hơn ?
– Tôn giả Kassapa, không thể được.
– Cũng vậy, này Tôn giả, tại tế đàn nào có trâu bò bị giết hay các loại dê bị giết, hay gà và heo bị giết, hay các loại sinh vật khác bị giết, và những ai tham dự tế đàn ấy là những vị có tà kiến, từ tư duy, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Này Tôn chủ, tế đàn ấy không đem lại quả báo lớn, lợi ích lớn, danh tiếng lớn, không đượng quảng bá rộng lớn.
– Này Tôn chủ, tại tế đàn nào không có trâu bò bị giết, không có các loại dê bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loại sanh vật khác bị giết, và những ai tham dự tế đàn ấy là những vị có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tin tấn, Chánh niệm, Chánh định; này Tôn chủ, tế đàn ấy đem lại quả báo lớn, lợi ích lớn, danh tiếng lớn, được quảng bá rộng lớn.
Này Tôn chủ, cũng như một người làm ruộng đi vào rừng đem theo hột giống và cày. Và trên một khoảng đất có cày bừa, có màu mỡ, giữa những gốc cây đã được đào lên, người ấy gieo những hột giống xuống, những hột giống ấy không bị hư sứt, không bị thúi mục, không bị gió và sức nóng phá hại, thuận mùa, có điều kiện thuận lợi và thần mưa cho mưa đúng thời. Vậy các hột giống ấy có thể lớn lên, trưởng thành lên, sum sê hoa lá, hoặc làm ruộng gặt hái được nhiều kết quả hơn ?
– Tôn giả Kassapa, thật được như vậy.
– Cũng vậy, này Tôn chủ, tại tế đàn nào mà không có trâu bò bị giết, không có các loại dê bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loại sanh vật khác bị giết, và những ai tham dự tế đàn ấy là những vị có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định; này Tôn chủ, tế đàn ấy đem lại quả báo lớn, lợi ích lớn, danh tiếng lớn, được quảng bá rộng lớn.
32. Rồi Tôn chủ Pàyàsi tổ chức bố thí cho các vị Sa môn, Bà la môn, cho những người nghèo, những người vô gia cư, những người ăn mày. Trong cuộc bố thí này, các món ăn như thế này được đem cho, như cháo, đồ ăn phế thải, vải thô với những viền bằng hình tròn. Trong cuộc bố thí này, có vị thanh niên tên Uttàra, sau khi cuộc bố thí đã xong, có nói ngạo: “Với cuộc bố thí này, ta được gặp Tôn chủ Pàyàsi trong đời này, nhưng không gặp trong đời sau,”. Tôn chủ Pàyàsi liền cho mời thanh niên Uttàra và nói:
– Này Thân hữu Uttàra, có thật chăng, sau khi cuộc bố thí đã xong, Ngươi có nói ngạo: “Với cuộc bố thí này, ta gặp được Tôn chủ Pàyàsi trong đời này, nhưng không gặp trong đời sau” ?
– Thật có vậy, này Tôn chủ!
– Này Thân hữu Uttàra, tại sao, sau cuộc bố thí Ngươi lại nói ngạo như vậy: “Với cuộc bố thí này, ta được gặp Tôn chủ Pàyàsi trong đời này, nhừng không gặp trong đời sau” ? Này Thân hữu Uttàra, có phải chúng ta đi tìm công đức đều trông mong kết quả của cuộc bố thí ?
– Này Tôn chủ, trong cuộc bố thí của Ngài, các món ăn như thế này được đem cho, như cháo, đồ ăn phế thải, các món ăn này được Ngài không muốn lấy bàn chân của Ngài đụng đến, huống nữa là ăn; vải thô với những nền bằng hình tròn, các thứ vải này Ngài không muốn lấy bàn chân của Ngài đụng đến, huống nữa là mặc. Tôn chủ, Ngài là người thân và kính mến của chúng tôi. Như thế nào, chúng tôi có thể phối hợp cái gì thân yêu và kính mến với cái gì không thân yêu ?
– Vậy này Thân hữu Uttàra, hãy phân phát các món ăn giống như các món tôi ăn, hãy phân phát các vải mặc, giống như các thứ vải mà tôi mặc.
– Xin vâng, Tôn chủ!
Thanh niên Uttàra vâng theo lời Tôn chủ Pàyàsi, đem phân phát những món ăn giống như các món tôn chủ Pàyàsi ăn, đem phân phát các thứ vải, giống như các thứ vải tôn chủ Pàyàsi mặc.
Tôn chủ Pàyàsi vì đã bố thí không được cho hoàn bị, vì đã bố thí không tự tay mình làm, vì đã bố thí không có suy tư, vì đã bố thí các đồ vật phế thải, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh nhập chúng với Bốn Đại Thiên vương, trong cung điện trống không của Serisaka.
Còn thanh niên Uttàra, bị bỏ qua trong cuộc bố thí này, vì đã bố thí một cách hoàn bị, vì đã bố thí tự tay mình làm, vì đã bố thí có suy tư, vì đã bố thí các đồ không phế thải, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới nhập chúng với chư Thiên ở Tam thập tam thiên.
33. Lúc bấy giờ Tôn giả Gavampati (Ngưu Chủ) thường hay đi nghỉ trưa trong cung điện trống không của Serisaka, đảnh lễ ngài, và đứng một bên. Tôn giả Gavampati nó với Thiên tử Pàyàsi đang đứng một bên.
– Bạch Tôn giả, con là tôn chủ Pàyàsi.
– Này Hiền giả, có phải Ngươi có tà kiến như sau: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo” ?
– Bạch Tôn giả, con có tà kiến như vậy: “Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiên ác không có quả báo”, nhưng nhờ tôn giả Kumàra Kassapa, con tự thoát ly ra khỏi ác tà kiến ấy.
– Này Hiền giả, còn thanh niên Uttàra bị bỏ qua trong cuộc bố thí này, được thác sanh ở đâu ?
– Bạch Tôn giả, thanh niên Uttàra bị bỏ qua trong cuộc bố thì này, vì đã bố thí một cách hoàn bị, vì đã bố thí tự tay mình làm, vì đã bố thí có suy tư, vì đã bố thí các đồ không phế thải, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, nhập chúng với chư Thiên ở Tam thập tam thiên.
Còn con, vì đã bố thí không tự tay mình làm, vì đã bố thí không có suy tư, vì đã bố thí các đồ phế thải, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh nhập chúng với Bốn Đại Thiên vương, trong cung điện trống không của Serasaka.
Do vậy, bạch Tôn giả Gavampati, hãy đi đến thế giới loài Người và nói như sau: “Hãy bố thí một cách hoàn bị, hãy bố thí với tự tay mình làm, hãy bố thí một cách có suy tư, hãy bố thí với đồ không phế thải. Tôn chủ Pàyàsi, vì bố thí không hoàn bị, vì bố thí không tự tay mình làm, vì bố thí không có suy tư, vì bố thí các đồ phế thải, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh nhập chúng với Bốn Đại Thiên vương trong cung điện trống không của Serisaka. Còn thanh niên Uttàra, bị bỏ qua trong cuộc bố thí này, vì đã bố thí một cách hoàn bị, vì đã bố thí tự tay mình làm, vì bố thí một cách có suy tư, vì bố thí các đồ không phế thải, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, nhập chúng với chư Thiên ở Tam thập tam thiên”.
34. Rồi Tôn giả Gavampati đi vào trong thới giới loài Người và nói như sau: “Hãy bố thí một cách hoàn bị. Hãy bố thí với tự tay mình làm. Hãy bố thí một cách có suy tư. Hãy bố thí các đồ không phế thải. Tôn chủ Pàyàsi, vì bố thí không hoàn bị, vì bố thí không tự tay mình làm, vì bố thí không có suy tư, vì bố thí đồ phế thải, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh nhập chúng với Bốn Đại Thiên vương, trong cung điện trống không của Serisaka. Còn thanh niên Uttàra, bị bỏ qua trong một cuộc bố thí này, vì đã bố thí một cách có hoàn bị, vì đã bố thí với tự tay mình làm, vì đã bố thí một cách suy tư, vì đã bố thí với các đồ không phế thải, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, nhập chúng với chư Thiên ở Tam thập tam thiên”.
2. KINH LOHICCA
KINH LOHICCA
(KINH LÔ-GIÀ)

– Bài kinh số 12 – Trường I, 383​

1. Như vậy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn đang đi du hành tại nước Kosala (Câu-tát-la) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, và đến tại Sàlavatikà (một làng có dãy cây tala bao bọc). Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Lohicca ở tại Sàlavatikà, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, ngũ cốc phong phú, vốn là đất đai của vua, sau vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) cấp cho để hưởng một phần lợi tức.
2. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Lohicca khởi lên ác kiến sau đây: “Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chúng được thiện pháp không nên nói cho người khác biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được ? Ví như một người sau khi cắt sợi dây cũ trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Ta nói sự thành tựu là ác pháp, tham pháp vì có ai lại làm giúp cho ai được ?”.
3. Bà-la-môn Lohicca nghe đồn: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, đang du hành tại nước Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, nay đã đến Sàlavatikà. Những tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: “Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài đã tự chứng ngộ thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, tự mình chứng ngộ với thắng trí rồi hiển thị cho mọi loài được biết. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, trình bày phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, thanh tịnh. Lành thay, nếu được yết kiến một vị A-la-hán như vậy”.
4. Bà-la-môn Lohicca nói với Bhesika, người hớt tóc:
– “Này thiện nhân Bhesika, hãy đi đến Sa-môn Gotama thay mặt ta hỏi thăm Sa-môn Gotama có được ít bệnh ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú không: “Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Lohicca hỏi thăm Thế Tôn có được ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú không ?” và nói thêm: “Mong Thế Tôn nhận lời của Bà-la-môn Lohicca sáng mai đến dùng cơm cùng với đại chúng Tỷ-kheo !”.
5. – Tôn giả, xin vâng !
Bhesika người hớt tóc vâng theo lời của Bà-la-môn Lohicca đến với Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên. Bhesika người hớt tóc bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Lohicca hỏi thăm “Thế Tôn có được ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú không ?” và nói thêm: “Mong đức Thế Tôn nhận lời mời của Bà-la-môn Lohicca sáng mai đến dùng cơm với đại chúng Tỷ-kheo”.
Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.
6. Bhesika, người hớt tóc, được biết Thế Tôn nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, đi đến Bà-la-môn Lohicca, khi đã đến, liền thưa với Bà-la-môn Lohicca:
– Tôn giả, chúng tôi đã thay mặt Tôn giả thưa với Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Lohicca hỏi thăm Thế Tôn Gotama có được ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn không” và nói thêm: “Mong Thế Tôn nhận lời của Bà-la-môn Lohicca sáng mai đến dùng cơm với đại chúng Tỷ-kheo” và Thế Tôn nhận lời.
7. Rồi Bà-la-môn, Lohicca sau khi đêm ấy đã mãn, làm sẵn sàng tại nhà các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm rồi nói với Bhesika, người hớt tóc:
– Này thiện nhân Bhesika, hãy đi đến Sa-môn Gotama, khi đã đến, hãy báo giờ cho Sa-môn Gotama: “Bạch Thế Tôn, cơm đã sẵn sàng”.
– Tôn giả, xin vâng !
Bhesika người hớt tóc, vâng theo lời của Bà-la-môn Lohicca, đi đến Thế Tôn, khi đã đến, liền đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Bhesika người hớt tóc báo thời giờ cho Sa-môn Gotama: “Bạch Thế Tôn, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng”. Khi ấy Thế Tôn buổi sáng đắp y, đem theo y bát và cùng với chúng Tỷ-kheo đi đến Sàlavatikà.
8. Lúc bấy giờ, Bhesika, người hớt tóc, đang đi sau lưng Thế Tôn. Rồi Bhesika, người hớt tóc bạch Thế Tôn:
– Bà-la-môn Lohicca có khởi lên ác kiến sau đây: “Ở đời có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chúng được thiện pháp, không nên nói cho người khác biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được ? Ví như một người, sau khi cắt sợi dây trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Ta nói sự thành tựu là ác pháp, tham pháp. Vì có ai lại làm giúp cho ai được “? Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn có thể giúp Bà-la-môn Lohicca trừ ác kiến ấy !
– Này Bhesika, việc ấy có thể được. Này Bhesika, việc ấy có thể được.
9. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đến tại cư xá của Bà-la-môn Lohicca, khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Bà-la-môn Lohicca tự tay làm cho chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu, thỏa mãn với những món thượng vị, loại cứng loại mềm Bà-la-môn Lohicca, sau khi biết Thế Tôn dùng cơm xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một ghế ngồi thấp khác và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Lohicca:
– Này Lohicca, có thật chăng, Ngươi khởi lên ác kiến như sau: “Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp, không nên nói cho người khác biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được ? Ví như một người sau khi cắt sợi dây cũ trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Ta nói sự thành tựu ấy là ác pháp, tham pháp. Vì có ai lại làm giúp cho ai được ?”
– Vâng phải, Tôn giả Gotama !
10. – Này Lohicca, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải Ngươi ở tại Sàlavatikà ?
– Vâng phải, Tôn giả Gotama !
– Này Lohicca, nếu có người nói: “Bà-la-môn Lohicca sống ở Sàlavatikà. Hãy để Bà-la-môn Lohicca hưởng một mình mọi sản phẩm của Sàlavatikà, không cho một ai khác”. Người nói vậy là người gây chướng ngại cho ai sống tùy thuộc vào Ngươi, có phải không ?
– Tôn giả Gotama, là người gây chướng ngại.
– Này Lohicca, đã là người gây chướng ngại, người ấy có phải là người có từ tâm nghĩ đến lợi ích cho những người kia ?
– Tôn giả Gotama, là người không có từ tâm nghĩ đến lợi ích.
– Đã không có từ tâm nghĩ đến lợi ích, người ấy an trú từ tâm hay an trú hại tâm ?
– Tôn giả Gotama, hại tâm !
– Khi an trú hại tâm, như vậy là chánh kiến hay tà kiến ?
– Tôn giả Gotama, là tà kiến!
– Này Lohicca, Ta nói rằng, một người tà kiến sẽ sanh vào một trong hai ác thú sau đây: địa ngục hay súc sanh.
11. Này Lohicca, ngươi nghĩ thế nào ? Có phải vua Pasenadi Kosala (Ba-tư-nặc-câu-tát-la) ở tại Kasi , Kosala (Ca-Thi, Câu-tát-la) không ?
– Tôn giả Gotama, vâng phải !
– Này Lohicca, nếu có người nói: “Vua Pasenadi Kosala sống ở Kasi-Kosala. Hãy để vua Pasenadi Kosala hưởng một mình mọi sản phẩm của Kasi – Kosala, không một ai khác”. Người nói như vậy có phải là người gây chướng ngại cho những ai sống tùy thuộc vào vua Pasenadi Kosala, có phải không ?
– Tôn giả Gotama, là người đã gây chướng ngại.
– Này Lohicca, đã là người gây chướng ngại, người ấy có phải là người có từ tâm nghĩ đến lợi ích cho những người kia hay là người không có từ tâm nghĩ đến lợi ích cho những người kia.
– Tôn giả Gotama, là người không có từ tâm nghĩ đến lợi ích.
– Đã không có từ tâm nghĩ đến lợi ích, người ấy an trú từ tâm hay an trú hại tâm ?
– Tôn giả Gotama, hại tâm !
– Khi an trú hại tâm, như vậy là chánh kiến hay tà kiến ?
– Tôn giả Gotama, là tà kiến !
– Này Lohicca, Ta nói rằng, một người tà kiến sẽ sanh vào một trong hai ác thú sau đây: địa ngục hay súc sanh.
12. Này Lohicca, nếu có người nói: “Bà-la-môn Lohicca sống ở Sàlavatikà. Hãy để Bà-la-môn Lohicca hưởng một mình mọi sản phẩm của Sàlavatikà, không cho một ai khác”. Người nói vậy là người gây chướng ngại cho ai tùy thuộc vào Ngươi; đã là người gây chướng ngại, người ấy không có từ tâm nghĩ đến lợi ích, người ấy an trú hại tâm; và đã an trú hại tâm tức thuộc về tà kiến.
13. Đã như vậy, này Lohicca, nếu có người nói: “Ở đời có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp, không nên nói cho người ta biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được ? Ví như một người cắt sợi dây cũ trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Ta nói sự thành tựu là ác pháp, tham pháp. Vì có ai lại làm giúp cho ai được ?”.
  • Người nói vậy gây chướng ngại cho những thiện nam tử đến với pháp luật do đức Như Lai giảng dạy và chứng được những quả vị thù thắng đặc biệt như Dự lưu, Nhất lai, Bất lai hay A-la-hán quả.
  • Người nói vậy cũng gây chướng ngại cho những vị đang làm cho thành tựu sự tái sanh lên các cõi trời để được sanh làm chư Thiên.
  • Đã là người gây chướng ngại, người ấy không có từ tâm nghĩ đến lợi ích, người ấy an trú hại tâm; và đã an trú hại tâm tức thuộc về tà kiến.
  • Và này Lohicca, Ta nói rằng một người có tà kiến sẽ sanh vào một trong hai ác thú sau đây: địa ngục hay súc sanh.
14. Này Lohicca, nếu có người nói: “Vua Pasenadi Kosala sống ở tại Kasi-Kosala. Hãy để vua Pasenadi Kosala hưởng một mình mọi sản phẩm của Kasi -Kosala, không cho một ai khác”. Người nói vậy là người gây chướng ngại cho ai sống tùy thuộc vào người. Đã là người gây nguy hiểm, người ấy không tha thiết đến hạnh phúc. Đã không tha thiết đến hạnh phúc, người ấy an trú hại tâm; và an trú hại tâm tức thuộc về tà kiến.
15. Đã như vậy, này Lohicca, nếu có ai nói: “Ở đời có vị Sa-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp, không nên nói cho người khác, vì có ai lại làm giúp cho ai được ? Ví như một người cắt sợi dây cũ trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Ta nói sự thành tựu ấy là ác pháp, tham pháp. Vì có ai lại làm giúp cho ai được ?” Người nói vậy gây chướng ngại cho người thiện nam tử đến với pháp luật do đức Như Lai giảng dạy và chứng được những quả vị thù thắng đặc biệt như Dự lưu, Nhất lai, Bất lai hay A-la-hán quả. Người nói vậy gây nguy hiểm cho những vị đang làm cho thành tựu sự tái sanh lên các cõi trời để được sanh làm chư Thiên. Đã là người gây chướng ngại, người ấy không có từ tâm nghĩ đến lợi ích, người ấy an trú hại tâm; và đã an trú hại tâm tức thuộc về tà kiến”. Và này Lohicca, Ta nói rằng một người có tà kiến sẽ sanh vào một trong hai ác thú sau đây: địa ngục hay súc sinh.
16. Này Lohicca, ở đời có ba vị đạo sư đáng bị chỉ trích và ai chỉ trích đạo sư như vậy, sự chỉ trích của vị này chơn chánh, hợp pháp, không lỗi lầm. Thế nào là ba ?
Này Lohicca, ở đời có một vị đạo sư không chứng mục đích của Sa-môn quả mà mọi người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Không chứng được mục đích Sa-môn quả, vị này thuyết pháp cho các đệ tử: “Như thế này là lợi ích cho các người ! Như thế này là hạnh phúc cho các người !” Những đệ tử này không nghe lời dạy của vị ấy, không để tai ghi nhận, không trú tâm phát xuất từ hiểu biết và sống trái ngược với giáo pháp của vị bổn sư. Đạo sư như vậy cần phải được khiển trách: “Đại đức không chứng mục đích Sa-môn quả mà Đại đức xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Không chứng được mục đích Sa-môn quả ấy, Đại đức thuyết pháp cho các đệ tử: “Như thế này là lợi ích cho các người. Như thế này là hạnh phúc cho các người”. Những đệ tử này không nghe lời dạy của Đại đức, không để tai ghi nhận, không trú tâm phát xuất từ hiểu biết và sống trái ngược với giáo pháp của vị bổn sư. Như người tán tỉnh cô gái muốn xa mình, hay ôm hôn cô gái muốn né mặt mình, ta nói cử chỉ ấy là ác pháp, tham pháp vì có ai lại làm giúp cho ai được ?”
Này Lohicca, như vậy là hạng đạo sư thứ nhất đáng bị chỉ trích và ai chỉ trích đạo sư như vậy, sự chỉ trích của vị này chơn chánh, hợp pháp, không lỗi lầm.
17. Lại nữa, này Lohicca, ở đời có vị đạo sư không chứng mục đích của Sa-môn quả mà mọi người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Không chứng được mục đích Sa-môn quả ấy, vị này thuyết pháp cho các đệ tử: “Như thế này là lợi ích cho các người ! Như thế này là hạnh phúc cho các người !”. Những đệ tử này nghe lời dạy của vị ấy, lóng tai ghi nhận và trú tâm phát xuất từ hiểu biết, nhưng sống trái ngược với giáo pháp của vị bổn sư. Đạo sư như vậy cần phải được khiển trách; Đại đức không chứng mục đích Sa-môn quả mà Đại đức xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Không chứng được mục đích Sa-môn quả ấy, Đại đức thuyết pháp cho các đệ tử: “Như thế này là lợi ích cho các người ! Như thế này là hạnh phúc cho các người”. Những đệ tử này nghe lời dạy của Đại đức, lóng tai ghi nhận, trú tâm phát xuất từ hiểu biết, nhưng sống trái ngược với giáo pháp của vị bổn sư. Như người bỏ ruộng dưa của mình mà nghĩ đến việc nhổ cỏ cho ruộng của người. Ta nói cử chỉ ấy là ác pháp, tham pháp vì có ai lại làm giúp cho ai được ?”. Này Lohicca, như vậy là hạng đạo sư thứ hai đáng bị chỉ trích và ai chỉ trích đạo sư như vậy, sự chỉ trích của vị này chơn chánh, hợp pháp, không sai lầm.
18. Lại nữa, này Lohicca, ở đời có vị đạo sư không chứng mục đích của Sa-môn quả mà mọi người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Không chứng được mục đích Sa-môn quả ấy, vị này thuyết pháp cho các đệ tử: “Như thế này là lợi ích cho các người ! Như thế này là hạnh phúc cho các người”. Những đệ tử này nghe lời dạy của vị ấy, lóng tai nghi nhận, trú tâm xuất phát từ hiểu biết, sống đúng với giáo pháp của vị bổn sư. Đạo sư như vậy cần phải được khiển trách: “Đại đức không chứng được mục đích Sa-môn quả mà Đại đức xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, hướng đến. Không chứng được mục đích Sa-môn quả ấy, Đại đức thuyết pháp cho các đệ tử: “Như thế này là lợi ích cho các ngươi ! Như thế này là hạnh phúc cho các ngươi!” Những đệ tử này nghe lời dạy của Đại đức, lóng tai ghi nhận, trú tâm phát xuất từ hiểu biết, sống đúng với giáo pháp của vị bổn sư. Như người cắt sợi dây cũ trói buộc, lại tự làm một sợi mới khác né mặt mình, ta nói cử chỉ ấy là ác pháp, tham pháp vì có ai lại làm giúp cho ai được ?”. (đoạn kinh đã bị in sai, và trên đây là đã được chỉnh sửa lại cho phù hợp với ý nghĩa của các đoạn 16, 17)
Này Lohicca, như vậy là hạng đạo sư thứ ba đáng bị chỉ trích và ai chỉ trích đạo sư như vậy, sự chỉ trích của vị này chơn chánh, hợp pháp, không lỗi lầm.
19. Khi nghe nói như vậy, Bà-la-môn Lohicca bạch đức Thế Tôn:
– Tôn giả Gotama, ở đời có vị đạo sư nào không đáng bị chỉ trích ?
– Này Lohicca, ở đời có vị đạo sư không đáng bị chỉ trích.
– Tôn giả Gotama, ở đời, thế nào là đạo sư không đáng bị chỉ trích ?
– Này Lohicca, ở đời, đức Như Lai xuất hiện, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn… (như kinh Sa-môn Quả, số 40 – 74, với những thay đổi cần thiết).
54. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh, do hân hoan, nên hoan hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an, do thân khinh an, lạc thọ sanh, do lạc thọ, tâm được định tĩnh Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
55. Này Lohicca, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm. Sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột ấy thấm nhuần nước ướt trào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt – cũng vậy này Lohicca, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy trên thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân, không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Này Lohicca, đệ tử của vị đạo sư nào chứng được quả vị thù thắng đặc biệt ấy, thời này Lohicca, vị đạo sư không đáng bị chỉ trích. Và ai chỉ trích một vị đạo sư như vậy, sự chỉ trích ấy sẽ không xác thực, không chân chánh, không hợp pháp, và có lỗi lầm.
56. Này Lohicca, lại nữa, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm… thiền thứ ba… chứng và trú thiền thứ tư (như kinh Sa-môn Quả, số 77 – 84, với những thay đổi cần thiết).
Này Lohicca, đệ tử của vị đạo sư nào chứng được quả vị thù thắng đặc biệt ấy, thời này Lohicca, vị đạo sư như vậy không đáng bị chỉ trích, và ai chỉ trích một vị đạo sư như vậy, sự chỉ trích ấy sẽ không xác thật, không chân chánh, không hợp pháp, và có lỗi lầm.
62. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật, “Đây là khổ”… không có đời sống nào khác nữa (như kinh Sa-môn Quả, số 97 – 98).
Này Lohicca, đệ tử của vị đạo sư nào chứng được quả vị thù thắng đặc biệt ấy, này Lohicca, vị đạo sư như vậy không đáng bị chỉ trích, và ai chỉ trích một đạo sư như vậy, sự chỉ trích ấy sẽ không xác thật, không chơn chánh, không hợp pháp, và có lỗi lầm !
78. Khi nghe như vậy, Bà-la-môn Lohicca bạch đức Thế Tôn:
– Như người nắm được tóc của một người sắp sửa rơi vào vực thẳm của địa ngục, nhắc bổng và đặt người ấy trên đất liền, cũng vậy Tôn giả Gotama đã nắm được tóc khi con sắp sửa rơi vào vực thẳm của địa ngục, nhắc bổng và đặt con trên đất liền. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy Chánh pháp đã được đức Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, nay con xin quy y đức Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong đức Thế Tôn nhận con làm đệ tử từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
3. KINH VÍ DỤ CON RẮN
KINH VÍ DỤ CON RẮN
– Bài kinh số 22 – Trung I, 295
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”.
Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: “Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”. Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau:
– Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật rằng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì”?
– Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu… không có chướng ngại gì.
Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:
– “Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như hố than hừng… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như cơn mộng… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng cho mượn… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây… Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt… Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như gậy nhọn… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn”.
Tỷ-kheo Arittha xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, chất vấn thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: “Thật sự là vậy, theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng… không có chướng ngại gì”.
Vì các Tỷ-kheo không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên họ đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng… không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: “Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng… không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
“– Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì”.
Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, nói với chúng con như sau:
“– Thật sự là vậy. Chư Hiền, theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì.
Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:
– “Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy! Chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy, Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn, thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: “Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng… không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.
Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo khác:
– Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta gọi Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng rằng: “Hiền giả Arittha, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả”.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, sau khi đến, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
– Hiền giả Arittha, bậc Đạo sư gọi Hiền giả.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đang ngồi xuống một bên:
– Này Arittha, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì”?
– Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì.
  • Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại?
  • Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương… Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt… được ví như bó đuốc cỏ khô… được ví như hố than hừng… được ví như cơn mộng… được ví như vật dụng cho mượn… được ví như trái cây… được ví như lò thịt… được ví như gậy nhọn… Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
  • Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong pháp luật này không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể được! Không thể được, bạch Thế Tôn.
Được nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng đang im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
– Này kẻ ngu si kia, người ta sẽ được biết Ông qua ác tà kiến của chính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng, giống như Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và gây nên nhiều tổn đức?
– Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp; và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn, Thế Tôn đã thuyết các dục ví như khúc xương… (như trên)… Thế Tôn đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
– Lành thay, chư Tỷ-kheo! Lành thay, chư Tỷ-kheo!
Các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp, và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương… (như trên)… Ta đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Nhưng Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy. Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự kiện này không xảy ra, người ta có thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.
Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể, và người đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp… Chư Tỷ-kheo, vì sự chấp thủ các pháp sai lạc.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ ràng. Họ học pháp không vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, không vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy, vì khéo nắm giữ, nên đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn. Người đó có thể khéo đè con rắn nước với cây gậy có nạng. Sau khi khéo đè với cây gậy có nạng, người đó có thể khéo nắm giữ cổ rắn. Chư Tỷ-kheo, dầu cho con rắn nước ấy có thể cuốn thân nó xung quanh tay, hay cánh tay, hay một thân phần nào khác, người đó cũng không vì nhân duyên ấy đi đến chỗ chết hay đến sự đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ con rắn nước vậy.
Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, ở đây, một số Thiện nam tử học pháp… chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp vậy. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng và thọ trì như vậy. Nếu có ai không hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng thì ở nơi đây, các Ông hãy hỏi Ta hay hỏi những bậc Tỷ-kheo trí thức.
Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó tự suy nghĩ: “Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn”. Chư Tỷ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, Người đó suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Chư Tỷ-kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?
– Bạch Thế Tôn, không.
Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè… Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.
Này các Tỷ-kheo, có sáu kiến xứ. Thế nào là sáu?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem cảm thọ: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem tưởng: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem các hành: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ, trú như thế này cho đến mãi mãi”, xem như vậy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”.
Và này chư Tỷ-kheo, có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục các pháp bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem cảm thọ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem tưởng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem các hành: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”, xem như vậy là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Vị này do quán sát như vậy, đối với sự vật chẳng thật có nên không có lo âu, phiền muộn.
Được nghe nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người nghĩ như sau: “Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy”. Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy, có cái không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể không gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người không nghĩ như sau: “Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy”. Người đó không sầu muộn, than vãn, khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Như vậy, này Tỷ-kheo, có cái không thực có ở ngoài, không gây lo âu phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người có (tà) kiến như sau: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú không biến chuyển. Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Người đó có thể nghĩ như sau: “Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại”. Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người không có (tà) kiến như sau: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chi mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Vị ấy không nghĩ như sau: “Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại”. Vị ấy không sầu muộn, than vãn, khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nắm giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?
Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?

– Bạch Thế Tôn, không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

– Bạch Thế Tôn không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

– Bạch Thế Tôn, không
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?
– Bạch Thế Tôn, có.
– Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã sở thuộc, thời có ngã của tôi không?
– Bạch Thế Tôn, có.
– Chư Tỷ-kheo, nếu ngã và ngã sở thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến xứ này: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!
– Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, cảm thọ là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi… tự ngã của tôi”?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, tưởng là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường…?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, các hành là thường hay vô thường…
– Chư Tỷ-kheo, thức là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ thì có hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm thọ nào… Bất cứ tưởng nào… Bất cứ hành nào… Bất cứ thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.
Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị Đa văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức. Do yểm ly nên ly tham. Do ly tham, nên được giải thoát. Trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác”.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
Và thế nào là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, là đã đoạn trừ vô minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã lấp đầy các thông hào?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã lấp đầy thông hào.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ khát ái, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải thoát như vậy, thì chư Thiên ở Đế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ rằng: “Y ở đây, có thức của Như Lai”. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết”.
Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình”. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình”. Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.
  • Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ.
  • Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú.
  • Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: “Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm”.
  • Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ.
  • Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm chớ sanh thích thú.
  • Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: “Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm”.
  • Do vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
  • Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
  • Chư Tỷ-kheo, thọ không phải của các Ông, hãy từ bỏ thọ. Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
  • Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải của các Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
  • Chư Tỷ-kheo, các hành không phải của các Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
  • Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây, nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn. Các Ông có nghĩ chăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta tùy theo ý muốn?
– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của ngã.
– Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, và cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ… (như trên)… Chư Tỷ-kheo tưởng… (như trên)… Chư Tỷ-kheo, hành… Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vãi quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vãi quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác, chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ khỏi các vải quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
4. KINH YAMAKA
KINH VÍ DỤ CON RẮN
– Bài kinh số 22 – Trung I, 295
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”.
Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: “Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”. Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau:
– Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật rằng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì”?
– Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu… không có chướng ngại gì.
Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:
– “Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như hố than hừng… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như cơn mộng… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng cho mượn… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây… Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt… Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như gậy nhọn… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn”.
Tỷ-kheo Arittha xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, chất vấn thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: “Thật sự là vậy, theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng… không có chướng ngại gì”.
Vì các Tỷ-kheo không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên họ đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng… không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: “Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng… không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
“– Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì”.
Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, nói với chúng con như sau:
“– Thật sự là vậy. Chư Hiền, theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì.
Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:
– “Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy! Chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy, Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn, thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: “Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng… không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.
Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo khác:
– Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta gọi Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng rằng: “Hiền giả Arittha, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả”.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, sau khi đến, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
– Hiền giả Arittha, bậc Đạo sư gọi Hiền giả.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đang ngồi xuống một bên:
– Này Arittha, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì”?
– Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì.
  • Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại?
  • Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương… Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt… được ví như bó đuốc cỏ khô… được ví như hố than hừng… được ví như cơn mộng… được ví như vật dụng cho mượn… được ví như trái cây… được ví như lò thịt… được ví như gậy nhọn… Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
  • Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong pháp luật này không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể được! Không thể được, bạch Thế Tôn.
Được nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng đang im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
– Này kẻ ngu si kia, người ta sẽ được biết Ông qua ác tà kiến của chính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng, giống như Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và gây nên nhiều tổn đức?
– Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp; và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn, Thế Tôn đã thuyết các dục ví như khúc xương… (như trên)… Thế Tôn đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
– Lành thay, chư Tỷ-kheo! Lành thay, chư Tỷ-kheo!
Các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp, và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương… (như trên)… Ta đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Nhưng Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy. Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự kiện này không xảy ra, người ta có thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.
Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể, và người đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp… Chư Tỷ-kheo, vì sự chấp thủ các pháp sai lạc.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ ràng. Họ học pháp không vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, không vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy, vì khéo nắm giữ, nên đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn. Người đó có thể khéo đè con rắn nước với cây gậy có nạng. Sau khi khéo đè với cây gậy có nạng, người đó có thể khéo nắm giữ cổ rắn. Chư Tỷ-kheo, dầu cho con rắn nước ấy có thể cuốn thân nó xung quanh tay, hay cánh tay, hay một thân phần nào khác, người đó cũng không vì nhân duyên ấy đi đến chỗ chết hay đến sự đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ con rắn nước vậy.
Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, ở đây, một số Thiện nam tử học pháp… chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp vậy. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng và thọ trì như vậy. Nếu có ai không hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng thì ở nơi đây, các Ông hãy hỏi Ta hay hỏi những bậc Tỷ-kheo trí thức.
Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó tự suy nghĩ: “Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn”. Chư Tỷ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, Người đó suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Chư Tỷ-kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?
– Bạch Thế Tôn, không.
Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè… Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.
Này các Tỷ-kheo, có sáu kiến xứ. Thế nào là sáu?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem cảm thọ: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem tưởng: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem các hành: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ, trú như thế này cho đến mãi mãi”, xem như vậy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”.
Và này chư Tỷ-kheo, có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục các pháp bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem cảm thọ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem tưởng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem các hành: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”, xem như vậy là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Vị này do quán sát như vậy, đối với sự vật chẳng thật có nên không có lo âu, phiền muộn.
Được nghe nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người nghĩ như sau: “Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy”. Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy, có cái không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể không gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người không nghĩ như sau: “Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy”. Người đó không sầu muộn, than vãn, khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Như vậy, này Tỷ-kheo, có cái không thực có ở ngoài, không gây lo âu phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người có (tà) kiến như sau: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú không biến chuyển. Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Người đó có thể nghĩ như sau: “Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại”. Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người không có (tà) kiến như sau: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chi mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Vị ấy không nghĩ như sau: “Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại”. Vị ấy không sầu muộn, than vãn, khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nắm giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?
Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?

– Bạch Thế Tôn, không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

– Bạch Thế Tôn không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

– Bạch Thế Tôn, không
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?
– Bạch Thế Tôn, có.
– Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã sở thuộc, thời có ngã của tôi không?
– Bạch Thế Tôn, có.
– Chư Tỷ-kheo, nếu ngã và ngã sở thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến xứ này: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!
– Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, cảm thọ là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi… tự ngã của tôi”?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, tưởng là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường…?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, các hành là thường hay vô thường…
– Chư Tỷ-kheo, thức là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ thì có hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm thọ nào… Bất cứ tưởng nào… Bất cứ hành nào… Bất cứ thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.
Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị Đa văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức. Do yểm ly nên ly tham. Do ly tham, nên được giải thoát. Trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác”.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
Và thế nào là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, là đã đoạn trừ vô minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã lấp đầy các thông hào?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã lấp đầy thông hào.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ khát ái, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải thoát như vậy, thì chư Thiên ở Đế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ rằng: “Y ở đây, có thức của Như Lai”. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết”.
Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình”. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình”. Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.
  • Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ.
  • Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú.
  • Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: “Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm”.
  • Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ.
  • Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm chớ sanh thích thú.
  • Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: “Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm”.
  • Do vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
  • Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
  • Chư Tỷ-kheo, thọ không phải của các Ông, hãy từ bỏ thọ. Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
  • Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải của các Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
  • Chư Tỷ-kheo, các hành không phải của các Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
  • Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây, nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn. Các Ông có nghĩ chăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta tùy theo ý muốn?
– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của ngã.
– Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, và cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ… (như trên)… Chư Tỷ-kheo tưởng… (như trên)… Chư Tỷ-kheo, hành… Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vãi quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vãi quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác, chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ khỏi các vải quấn cũ.
  • Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
HẾT

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên