Kinh Trung Bộ: Thiện và Bất Thiện.

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Thiện và Bất Thiện,

Kinh Trung Bộ: 9 Kinh Chánh Tri Kiến.

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".--"Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
-- Chư Hiền, chánh tri kiến, chánh tri kiến, được gọi là như vậy. Chư Hiền, cho đến như thế nào, một Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chúng tôi từ xa đến để được hiểu ý nghĩa lời nói ấy từ Tôn giả Sariputta. Thật lành thay, nếu Tôn giả Sariputta giảng cho ý nghĩa lời nói ấy. Sau khi nghe Tôn giả Sariputta, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
-- Chư Hiền, vậy hãy nghe, hãy khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Hiền giả! - Các Tỷ-kheo vâng đáp Tôn giả Sariputta.
Tôn giả Sariputta nói như sau:
trungbo-bia.jpg

(Thiện và bất thiện)

-- Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Chư Hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện?

Chư Hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện.

Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.
=========================

Và này chư Hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là thiện.

Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy, tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy, tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại.

Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
=============================================================
Nguồn gốc: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm
Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến...
Mục đích tạo dựng chủ đề của Kinh Trung Bộ là:
- Làm đẹp dàn bài.
- Làm ngắn gọn lời Kinh.
- Có nội dụng ứng dụng tu tập.
Lý do tuyển tập ra nhiều bài tu học: Vi Kinh Trung Bộ có 152 bộ Kinh chánh, mỗi một kinh thì có rất nhiều phẩm, mỗi phẩm Phật dạy có nhiều điểm quan trọng và khác biệt về tu học.
Nhiều điểm tu học khác nhau cũng không thể dung chứa hàng trăm bài vào một chủ đề. Có thể Khó tìm, khó tập trung vào một nội dung.v.v.
Vì lý do như vậy, Thầy Viên Quang và quí đhv (mods) thông cảm cho trở ngại này.

Cầu Pháp xin đãnh lễ quí Thầy và cùng các bạn đồng tu.
[MOVLLEFT]Tài liệu tham khảo, xin miễn bình luận, rất cảm ơn. cp.[/MOVLLEFT]
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Luận giải Kinh Chánh Tri Kiến Thiện và Bất Thiện,

Trích dẫn Luận Giải:


01. Trí hiểu rõ bất thiện và căn bản bất thiện.

Chữ bất thiện ở đây, bao gồm cả ác giới lẫn ác nghiệp.

Kinh văn ghi rằng: Sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện ...”. Rõ ràng, bất thiện ở đây chỉ cho ác giới lẫn ác nghiệp. Một người dùng thân với ý sát hại chúng sinh khác, người này đã vi phạm vào giới sát lẫn ý nghiệp sát.


Nếu chúng sinh ấy chết, người này đứt giới sát sanh và tạo nghiệp sát sanh, nếu chúng sinh ấy chưa chết (hay không chết), giới sát sinh tuy chưa đứt (hay không đứt) nhưng nghiệp sát sinh đã có.


Mặt khác, bất thiện khi được mở rộng ý nghĩa thì: Tuy không có ý sát hại nhưng hành hạ chúng sinh khác, hành động này là bất thiện, bất thiện tăng trưởng trở thành ác.


Trong Tạng Luật có ghi: Trong cuộc tranh chấp của nhóm Tỳ khưu Lục Sư và nhóm Tỳ khưu Thập thất sư, nhóm Tỳ khưu Lục Sư đông hơn đã dùng gậy gộc đe dọa nhóm Tỳ khưu Thập thất sư, khiến các vị ấy kinh hoàng kêu khóc. Nhân cớ ấy, Đức Phật chế định học giới:


“Vị Tỳ khưu đánh vị khác phạm ưng đối trị (pacittiya)”, rồi Ngài dạy kệ ngôn:


“Ai cũng run sợ trước gậy gộc. Tất cả đều sợ chết. Hãy lấy ta suy ra người. Không nên giết cũng không xúi giết.[1]

Rõ ràng chư Tỳ khưu Lục sư không có ý sát hại bậc đồng phạm hạnh, chỉ đe dọa cho sợ thôi, nhưng đó cũng là bất thiện rồi.

02. Thân bất thiện có ba: Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong dục lạc.

2.1- Giải về sát sinh - Pāṇātipāta.

Theo từ ngữ. Pāṇātipāta = pāṇa + atipāta. Pāṇa là “đời sống, chúng sinh”, atipāta xuất phát từ động từ atipāteti nghĩa là “sát hại, giết chết”. Chữ pāṇa theo nghĩa thường dùng là “chúng sinh có mạng sống”. Pāṇātipāta là “hủy diệt sự sống (của) chúng sinh khác”.
Gọi là “chúng sinh có mạng sống” vì có sắc mạng quyền (jīvitarūpa) hay danh mạng quyền (jīvitanāma).

Ở cõi Vô sắc chỉ có danh mạng quyền, cõi Vô tưởng (asaññībhūmi) chỉ có sắc mạng quyền, cõi năm uẩn (cõi Dục giới và cõi Sắc giới hữu tâm) thì có đủ hai loại mạng quyền.
Do đó, người Vô tưởng, người Vô sắc cũng được gọi là chúng sinh.

Như vậy, theo chế định thì pāṇa chỉ cho chúng sinh, còn theo chơn đế (paramatthasacca) thì pāṇa chỉ cho danh - sắc mạng quyền.

Trong phạm vi kinh này, pāṇa chỉ cho cả hai loại mạng quyền hiện hữu từ cõi Tứ Đại vương trở xuống, từ cõi Tứ đại vương trở lên sự sát hại chúng sinh không hề có.


Những dạ xoa là đồ chúng của Tứ đại vương, tuy chúng sát hại những sinh vật khác nhưng đó là do chúng nương sống ở địa cầu, như dạ xoa Āḷāvaka chẳng hạn. Hoặc có những thiên nhân sát hại chúng sinh khác, đó cũng là những chư thiên địa cầu.

2.2. Tích chuyện Tỳ khưu đốn cây:

Một Tỳ khưu ở thành Āḷavī muốn cất một liêu thất cho mình, thấy một thân cây thích hợp, nên đốn cây ấy.

Cây này là nơi trú của một nữ thần cây (rukkhadevī), bà hiện ra năn nỉ vị Tỳ khưu đừng phá nơi ngụ của mình, vị Tỳ khưu cương quyết đốn cây.

Nữ thiên nhân suy nghĩ: “Nếu Ngài thấy con ta, chắc mở lòng thương xót, sẽ không đốn cây này”.

Bà đặt đứa bé (là con bà) lên nhánh cây mà vị Tỳ khưu đang đốn, vị Tỳ khưu ngừng tay rìu không kịp, đã chặt đứt cánh tay đứa bé.

Nữ thiên nhân nỗi giận vươn đôi tay định vặn chết vị Tỳ khưu, nhưng bà chợt nghĩ: “Vị Tỳ khưu này là bậc hiền thiện, nếu ta giết vị ấy ta sẽ rơi xuống địa ngục, hơn nữa, các vị thần cây khác sẽ theo gương ta, giết các vị Sa môn khi bị phá hoại trú xứ. Vị Tỳ khưu này có thầy, ta sẽ trình lên thầy của vị ấy”.


Rồi vừa đi vừa khóc, bà đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, trình bạch lên Ngài câu truyện trên, Đức Phật khen ngợi nữ thiên nhân rằng:
- Lành thay, lành thay! Ngươi đã hành xử rất tốt khi kềm hãm cơn giận, như người đánh xe thiện xảo kềm hãm được chiếc xe đang lao nhanh.

Rồi Ngài thuyết lên kệ ngôn:

“Ai chận được phẫn nộ. Như dừng xe đang lăn.
Ta gọi người đánh xe. Kẻ khác cầm cương hờ.” [2]

Nghe xong kệ ngôn, nữ thiên nhân chứng quả Dự lưu, và Đức Phật ban cho bà chỗ ngụ là cây đại thọ ở trước cỗng Jetavihāra (Kỳ viên tinh xá).

Cũng do nhân việc này, Đức Đạo sư chế định học giới: “Vị Tỳ khưu không được đốn cây, vị nào đốn cây phạm vào ưng đối trị”.

03.Bàn về mạng quyền (jīvitindriya). (Còn tiếp...)
=============================================================
Nguồn gốc: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm
Luận giải Kinh Chánh Tri Kiến, Tỳ Khưu Chánh Minh http://buddhanet.net/budsas/uni/u-chanhminh/ctk02.htm
Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến...
Mục đích tạo dựng chủ đề của Kinh Trung Bộ là:
- Làm đẹp dàn bài.
- Làm ngắn gọn lời Kinh.
- Có nội dụng ứng dụng tu tập.
Lý do tuyển tập ra nhiều bài tu học: Vi Kinh Trung Bộ có 152 bộ Kinh chánh, mỗi một kinh thì có rất nhiều phẩm, mỗi phẩm Phật dạy có nhiều điểm quan trọng và khác biệt về tu học.
Nhiều điểm tu học khác nhau cũng không thể dung chứa hàng trăm bài vào một chủ đề. Có thể Khó tìm, khó tập trung vào một nội dung.v.v.
Vì lý do như vậy, Thầy Viên Quang và quí đhv (mods) thông cảm cho trở ngại này.

Kính lễ quí Thầy và cùng các bạn đồng tu.
[MOVLLEFT]Xin mời quí bạn đồng tu đóng góp thêm ý kiến, thật cảm ơn. cp.[/MOVLLEFT]
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Bàn về mạng quyền (jīvitindriya).

Luận giải Kinh Chánh Tri Kiến Thiện và Bất Thiện,

03.Bàn về mạng quyền (jīvitindriya).

Có hai loại mạng quyền là danh mạng quyềnsắc mạng quyền.

Danh mạng quyền là tâm sở Mạng quyền (jīvitindriyacetasika).

Sắc mạng quyền gồm hai loại:
- Loại sắc mạng quyền bảo tồn tuổi thọ của một chúng sanh.
- Loại sắc mạng quyền bảo tồn đời sống của một bộ phận do nghiệp tạo như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân...

Theo luận Atỳđàm (abhidhamma), sắc do nghiệp tạo gồm chín đoàn:
Đoàn nhãn, đoàn nhĩ, đoàn tỷ, đoàn thiệt, đoàn thân, đoàn tâm (hadayavatthu), đoàn nữ tính, đoàn nam tính và đoàn mạng quyền.

Sắc mạng quyền theo nghĩa rộng chỉ cho hai loại sắc mạng quyền này, theo nghĩa hẹp chỉ cho đoàn mạng quyền (loại mạng quyền duy trì tuổi thọ của một chúng sanh).

Một người tàn hại mắt, tai, mũi, lưỡi, tay, chân... của người khác có thể liệt vào sát sanh không?

Có thể được nhưng bất định, vì rõ ràng đó là hành động của thân ác. Cụ thể là loại ác hay bất thiện nghiệp nào?

Hành động ác của thân theo cách này không thể gọi là “tà hạnh trong dục lạc”, chỉ có thể là trộm cắp (vì làm mất lợi ích của người khác) hay sát sanh.
Nếu chúng sinh ấy chết do những vết thương ấy, thì phạm vào sát sanh. Nếu không chết thì phạm vào trộm cắp.

Đức Phật có dạy:
“Ở đây, này thanh niên (thanh niên này là trưởng giả Subha Todeyya – Ns), có người nữ hay người nam tánh hay não hại các loại hữu tình với tay hay cục đất, hay với gậy hay với cây đao.
Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mệnh chung nó sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Nếu sau khi thân hoại mệnh chung, nó không sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục; nếu nó đi đến loài người, chỗ nào nó sinh ra, nó phải chịu nhiều bịnh hoạn.” [5]
Và: Bậc trí không hại ai. Thân thường được chế ngự...[6]
=========================================
=========================================

Giả thuyết: Có một tử tội bị dẫn đi hành hình, người tử tội van xin đao phủ thủ tha chết, động lòng trắc ẩn, người đao phủ chỉ chặt chân hay tay người tử tội rồi tha y.
Hành động ấy không kể là ác hay bất thiện, ngược lại là thiện vì cho mạng sống ,

===========
Phật sử có viết:

Khi Đức Phật thành Phật Chánh giác, vào lúc sắp viên tịch Ngài bị bịnh kiết lỵ rất khát nước.
Đức Ānanda đi tìm nước cho Ngài dùng, thấy có vũng nước đã bị 500 cổ xe đi qua làm vấy đục, Đức Ānanda cũng vì thương Đức Phật nên không múc nước về, Đức Phật dạy Đức Ānanda múc nước ấy cho Ngài dùng, nước đã trở nên trong sạch và Đức Phật phải chịu khát thêm một thời gian.[7]
Do đó hành động hủy hoại thân thể của người khác, gọi là bất định, ác -bất thiện hay thiện đều xuất phát từ cetanā.

Đừng nhầm lẫn “vị lương y thấy bịnh nhân quá đau khổ nên sát hại bịnh nhân, giúp cho người bịnh thoát khổ là thiện”, vì rằng “vị lương y đã có ý muốn giết”, khác với trường hợp người đao phủ tha chết cho tội nhân ở trên.

Sát sanh là biết chúng sinh có thức tánh (mạng quyền, hay sự sống), có ý muốn giết, cố gắng để giết chúng sinh ấy bằng thân hay bằng lời nói, nên pāṇātipāta gọi là sát sanh.

4. Thế nào là sát sanh bằng lời?

Như Đức vua ra lịnh cho một vị quan phải tự sát, vị quan đã làm theo lịnh vua, đó là sát sinh bằng lời nói. Hay xúi bảo người khác sát sanh....

Trong luật tạng, bộ Đại Phân Tích (Mahāvibhaṅga) về giới Tỳ khưu, ở điều triệt khai (pārājika) thứ ba có ghi rằng:

Vào thuở nọ, có vị Tỳ khưu bị bịnh, các vị Tỳ khưu khác đã ca ngợi công hạnh sự chết bởi lòng bi mẫn, vị Tỳ khưu kia đã chết. Các vị ấy có sự áy náy rằng: “Phải chăng, chúng ta đã phạm tội triệt khai rồi?”

Chư Tỳ khưu ấy bạch trình lên Đức Thế Tôn vấn đề này, Đức Thế Tôn dạy rằng:
- Này các Tỳkhưu, các ngươi đã phạm tội triệt khai. [8]

4.1. Năm chi phần của giới sát sanh là:
- Chúng sinh có mạng sống (pāṇo).
- Biết chúng sinh có mạng sống (pāṇāsaññitā).
- Có ý giết (vaddhakacittaṃ).
- Rán sức giết (upakkamo).
- Chúng sanh ấy chết do sự cố gắng ấy (tena maranaṃ).

Một thợ săn cố ý giết thú rừng, bắn trúng con mồi, con mồi chạy thoát. Khi con mồi không chết, người thợ săn chưa đứt giới sát sanh, nhưng đã phạm nghiệp sát sanh.
Nếu con mồi chết, người thợ săn vừa đứt giới sát sanh đồng thời phạm nghiệp sát sanh và quả của nghiệp sát sanh này nặng hơn quả của nghiệp sát sanh khi con vật không chết.

4.2. Quả của nghiệp sát sinh.

Sát sinh có quả là rơi vào khổ cảnh, nếu may mắn làm người sẽ là người có tuổi thọ ngắn.[9] Ngoài ra, khi so sánh tội nặng hay nhẹ phải xem xét các phương diện là:
Về sự cố ý (cetanā).

- Có sự cố ý mạnh thì tội nặng, cố ý không mạnh hay vô ý thì tội nhẹ.
Về đối tượng sát hại.

- Sát hại chúng sinh có tuổi thọ ngắn (như ruồi, muỗi...) tội nhẹ, so với sát hại chúng sinh có tuổi thọ dài (như chó mèo, rùa...), tội nặng.

-Sát hại chúng sinh có thân hình lớn như voi, bò, ngựa.. có tội nặng so với sát hại chúng sinh có thân hình nhỏ như gà, vịt...

Sở dĩ sát hại chúng sinh có thân hình lớn có tội nặng, vì phải đầu tư nhiều phương tiện sát hại hay phải cố gắng nhiều.

Nếu phương tiện sát hại giống nhau, sự cố ý mạnh sẽ có tội nặng, nếu cả hai như nhau thì sát hại chúnh sinh có thân lớn tội nặng hơn so với chúng sinh có thân nhỏ.

- Sát hại chúng sinh không có lợi ích có tội nhẹ, (so với) sát hại chúng sinh có nhiều lợi ích, như sát hại quạ, những loài chim ăn sâu bọ ... tuy chúng có thân hình nhỏ so với những con vật lớn khác như heo, gà, vịt... nhưng chúng có lợi ích hơn .

- Sát hại chúng sinh nhiều phước có tội nặng, (so với) sát hại chúng sinh ít phước có tội nhẹ.
Nếu chúng sinh có phước và thân thể lớn như nhau, sẽ có tội nặng nếu tâm sân mạnh.

4.3. Có sáu cách thức (payoga) giết.

1- Tự tay giết (sāhatthikapayoga).
2- Bảo người khác giết (āṇathikapayoga – không tự tay).
3- Giết bằng cách phóng hoặc bắn vũ khí (nissaggiyapayoga).
4- Giết bằng cách đặt bẩy (thāvarapayoga).
5- Giết bằng chú thuật (vijjāmayapayoga).
6- Giết bằng thần lực (iddhimayapayoga).

- Tự tay giết: Là dùng tay xiết cổ hay đánh đập chúng sinh cho đến chết. Hoặc giả tay cầm vũ khí sát hại chúng sinh, nhưng không buông rời vũ khí.

- Bảo người khác giết: Như chủ nhân sai gia nhân giết những chúng sinh (gà, vịt, heo...) để làm tiệc... (đây cũng là cách sát hại bằng lời).

- Giết bằng cách phóng hoặc bắn vũ khí: Như bắn tên, phóng lao... ngoài ra sự đầu độc chúng sanh khác bằng độc dược cũng liệt kê vào phần này.

Truyện kể: Có một phụ nữ nọ, chồng ở xa, có mang thai với gã tình nhân, nàng ấy đã bạch với vị Tỳ khưu năng lui tới gia đình như sau:
- Bạch Ngài, xin hãy cho biết thuốc phá thai.
- Tốt thôi, này cô!

Vị ấy đã cho thuốc phá thai đến nàng ấy. Thai nhi đã chết, vị ấy có sự áy náy rằng: “Phải chăng ta đã phạm tội triệt khai rồi?”.

Bấy giờ, vị Tỳ khưu ấy đã bạch trình sự việc đến Đức Thế Tôn, Ngài dạy rằng: “Này Tỳ khưu, ngươi đã phạm tội triệt khai (sđd, số 215)”.

- Giết bằng cách đặt bẩy: Như thợ săn đặt những bẩy rập bắt thú và con thú bị chết do rơi vào bẩy, hoặc đặt những cơ quan trong phòng, trong mộ... để sát hại kẻ gian xâm nhập vào trộm đồ....

- Giết bằng chú thuật: Là dùng những năng lực chú thuật (manta) để sát hại chúng sanh khác.

Truyện kể: Có vị Tỳ khưu giỏi chú thuật, dùng chú thuật để đoạt mạng một con quỷ dạ xoa. Vị ấy có sự áy náy rằng: “Phải chăng ta đã phạm tội triệt khai rồi?”.

Vị Tỳkhưu ấy đã bạch trình sự việc đến Đức Thế Tôn, Ngài dạy rằng: “Này Tỳ khưu, không phạm tội triệt khai (pārajikā apatti) nhưng phạm trọng tội (thullaccaya apatti). [10]

Nên ghi nhận: Về giới triệt khai thứ ba của Tỳ khưu là: “Vị Tỳ khưu giết người sẽ bị trục xuất khỏi Tăng đoàn”, đối tượng giết chết ở đây là “người", còn dạ xoa là phi nhân, nên vị ấy không bị trục xuất khỏi Tăng đoàn, nhưng nghiệp sát sanh đã thành hình.

Kinh văn có ghi: “... Dùng bùa chú để phá thai; dùng bùa chú làm cóng lưỡi; dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động; dùng bùa chú khiến người khác phải bỏ tay xuống; dùng bùa chú khiến cho tai bị điếc ...” [11].
Dùng bùa chú để phá thai là sát sanh bằng chú thuật. Khi dùng bùa chú khiến người hay con vật bất động, rồi tiến hảnh sát hại, cũng gọi là “giết bằng chú thuật phối hợp với bằng tay hay phóng vũ khí...”.

- Giết bằng thần lực: Có ba loại: Thần lực do phước, thần lực do sinh chủng và thần lực do tu tập.
*- Giết bằng thần lực do phước, như các thiên nhân địa cầu hủy diệt hai vương quốc.Tỳ Khưu Chánh Minh
(Còn tiếp...)
=============================================================
Nguồn gốc: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm
Luận giải Kinh Chánh Tri Kiến, Tỳ Khưu Chánh Minh http://buddhanet.net/budsas/uni/u-chanhminh/ctk02.htm
Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến...
Mục đích tạo dựng chủ đề của Kinh Trung Bộ là:
- Làm đẹp dàn bài.
- Làm ngắn gọn lời Kinh.
- Có nội dụng ứng dụng tu tập.
Lý do tuyển tập ra nhiều bài tu học: Vi Kinh Trung Bộ có 152 bộ Kinh chánh, mỗi một kinh thì có rất nhiều phẩm, mỗi phẩm Phật dạy có nhiều điểm quan trọng và khác biệt về tu học.
Nhiều điểm tu học khác nhau cũng không thể dung chứa hàng trăm bài vào một chủ đề. Có thể Khó tìm, khó tập trung vào một nội dung.v.v.
Vì lý do như vậy, Thầy Viên Quang và quí đhv (mods) thông cảm cho trở ngại này.

Kính lễ quí Thầy và cùng các bạn đồng tu.
[MOVLLEFT]Xin mời các bạn đồng tu góp thêm ý kiến, thật cảm ơn. cp.[/MOVLLEFT]

[MOVLLEFT]
trungbo-bia.jpg
[/MOVLLEFT]
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Thiện và Bất Thiện: 6- Giết bằng thần lực (iddhimayapayoga).
Luận giải Kinh Chánh Tri Kiến. (Tỳ Khưu Chánh Minh.)

4.3. Có sáu cách thức (payoga) giết.

1- Tự tay giết (sāhatthikapayoga).
2- Bảo người khác giết (āṇathikapayoga – không tự tay).
3- Giết bằng cách phóng hoặc bắn vũ khí (nissaggiyapayoga).
4- Giết bằng cách đặt bẩy (thāvarapayoga).
5- Giết bằng chú thuật (vijjāmayapayoga).
6- Giết bằng thần lực (iddhimayapayoga).

4.6. Giết bằng thần lực: Có ba loại: Thần lực do phước, thần lực do sinh chủng và thần lực do tu tập.

*- Giết bằng thần lực do phước, như các thiên nhân địa cầu hủy diệt hai vương quốc.

4.6.1. Quốc độ của vua Daṇḍaki bị tiêu diệt.

Tương truyền rằng: Quốc độ của vua Daṇḍakī đã bị thần lực chư thiên tiêu diệt[12]. Tóm lược như sau: Thuở xưa, ở xứ Bārāṇasī có vị vua tên Daṇḍakī ngự ở kinh thành Kubhavatī, Đức vua cùng thần dân đều là người tà kiến.

Có đạo sĩ Kisavaccha đạt được thiền chứng và thắng trí, đạo sĩ đi đến kinh thành Kubhavatī, trú trong vườn Thượng uyển của Đức vua.

Nàng ái phi của Đức vua tên là Sobheṇī, bị Đức vua thất sủng và cách chức .
Buồn khổ nàng đi vào vườn Thượng uyển dạo chơi, gặp được đạo sĩ Kisavaccha, nàng khởi lên ý nghĩ tà kiến rằng: “Đạo sĩ này là người đê tiện, những điều xui xẻo trong thân ta nếu có, ta hãy trút lên mình kẻ đê tiện này, ta sẽ được kiết tường trở lại”.

(Lời bàn: Một số phong tục của người Ấn cổ cho rằng: “Gặp người trọc đầu là báo hiệu điều xui xẻo”, đây là một dạng tà kiến, gọi là giới cấm thủ (sīlabbataparāmāsa).)

Nàng Sobheṇī, xúc miệng nhổ nước dơ lên mình đạo sĩ, rồi trở về chỗ ở của mình, tắm rữa sạch sẽ. Không bao lâu, Đức vua lại nhớ đến nàng, cho triệu nàng vào cung như xưa.

(lời bàn: Việc Đức vua Daṇḍakī nhớ đến nàng Sobheṇī, không liên quan gì đến việc làm nhục đạo sĩ Kisavaccha, đây chỉ là mãnh lực phiền não dục ái khởi lên cho Đức vua mà thôi, đó là việc thường tình.)

Một vị cố vấn Đại thần cũng bị Đức vua cách chức, vị này suy nghĩ “nàng Sobhenī trước đây cũng bị thất sủng, nàng làm cách nào để được phục hồi trở lại? Ta hãy tìm đến nàng học hỏi”. Vị Đại thần tìm đến nàng Sobheṇī hỏi:

Trước đây nàng bị thất sủng, bị cách chức, làm thế nàng được phục hồi như cũ?

- Nàng Sobheṇī thuật lại việc đã làm đối với đạo sĩ Kisavaccha.
Theo thể thức ấy, vị cố vấn Đại thần làm theo, chẳng bao lâu Đức vua lại triệu hồi phục chức cho vị ấy.

(Lời bàn: Điều này không phải do làm nhục đạo sĩ mà có được, đây là do ông kiên nhẫn chờ đợi, đồng thời do bản tính bất thường của Đức vua, khi phẩn nộ thì cách chức, khi nghĩ lại thì phục chức, có thế thôi.)

Thế rồi, một lần nọ được tin biên thùy có giặc loạn, Đức vua quyết định thân chinh để dẹp giặc, bấy giờ vị cố vấn Tế tự tâu rằng:
- Tâu Đại Vương, hiện nay trong Thượng uyển có kẻ đê tiện đang ngụ, Đại vương hãy truyền lịnh tất cả thần dân đến tẩy uế lên thân kẻ đê tiện ấy. Như vậy, Đại vương sẽ nhanh chóng chiến thắng giặc loạn. Với lời tấu trình đầy ác kiến như trên, Đức vua lại cho là đúng.
Thế là, tất cả người dân thành Kumbhavatī (trừ gia đình vị tướng quân hộ độ đạo sĩ Kisavaccha) cùng Đức vua đến tẩy uế trên người đạo sĩ, rồi trở về.

Vị tướng quân hộ độ hay tin, chạy đến để cản ngăn thì Đức vua và thần dân đã trở về. Vị tướng quân cùng gia đình dọn sạch sẽ nơi ngụ của đạo sĩ, mang nước đến cho đạo sĩ tắm rữa và an ủi đạo sĩ. Đạo sĩ nói với vị tướng quân rằng:

- Này tướng quân, ác hạnh mà Đức vua cùng dân chúng đã làm, đối với ta chẳng có chi là buồn phiền, nhưng chư thiên đang phẩn nộ. Sau bảy ngày thành Kumbhavatī có chu vi rộng 60 do tuần sẽ bị hủy diệt, vậy tướng quân cùng gia quyến nên lập tức rời khỏi nơi này đi.

Vị tướng quân vào triều tâu lên Đức vua điều đạo sĩ thông báo, nhưng Đức vua cùng các Đại thần không tin. Vị tướng quân cùng gia đình và những người có tâm tín thành đạo sĩ, bỏ thành sang xứ khác.
**************
Bồtát Sarabhaṅga là thầy của Đạo sĩ Kisavaccha thấy được sự nguy hiểm ở kinh thành Kumbhavatī, đã nhờ hai đạo sĩ đệ tử có thần thông của Ngài, đến thành Kumbhavatī mang đạo sĩ Kisavaccha ra khỏi thành Kumbhavatī.
Vào ngày thứ bảy khi hợp thời, chư thiên khiến mưa rơi khắp kinh thành Kumbhavatī, ban đầu là mưa cát vàng, lần lượt đến mưa hoa, mưa bạc, mưa vàng, mưa vật trang điểm chư thiên.

Khi ấy tất cả mọi người trong kinh thành Kumbhavatī, thích thú chạy ra khỏi nhà để nhặt vật báu, chất đầy vào nhà. Kế đến phát sinh mưa vũ khí, mưa than hừng rất lớn từ không trung rơi xuống, chém và đốt cháy đại chúng cùng Đức vua, tất cả mọi người không có chỗ trú ẩn, vì trong nhà chất đầy những báu vật.
Trận mưa ấy tiêu diệt trọn vẹn kinh thành Kumbhavatī. [13]

46.2.Quốc độ của vua Bharu bị tiêu diệt

Câu chuyện thứ hai về sự sát hại do thần lực chư thiên, tóm lược như sau [14]:
Thuở xưa, tại quốc độ Bharu do Đức vua Bharu trị vì. Bấy giờ, Bồtát là vị tu tập nhiệt cần (tapa) đạt được năm thắng trí và tám thiền chứng.

Ngài là vị sư trưởng của một hội chúng, cư trú tại núi Tuyết (Himalaya).
Một lần nọ, vì cần dấm - muối, Ngài cùng 500 vị đệ tử đến kinh thành Bharu. Tất cả đều cư ngụ phía Bắc cổng thành, dưới cội cây bàng đầy cành lá.

Nữa tháng sau, một vị sư trưởng khác cùng 500 đệ tử mình cũng đến kinh thành Bharu để tìm dấm - muối, cư ngụ ở phía Nam cổng thành, dưới cây bàng xinh tốt.
Thế rồi, hai nhóm đạo sĩ sau khi tìm được dấm - muối, đã trở về núi Tuyết. Khi hai nhóm đạo sĩ ra đi, chẳng bao lâu cây bàng ở hướng Nam khô héo.

Lần sau, nhóm đạo sĩ trú ở hướng Nam đến kinh thành Bharu trước, thấy cây bàng nơi đây bị chết khô, nên tìm đến trú ngụ dưới cội cây bàng ở hướng Bắc.
Nhóm đạo sĩ trú ở hướng Bắc đến sau, tìm đến chỗ trú ngụ của mình (năm trước), thấy có nhóm đạo sĩ đến trước chiếm ngự, nên nói rằng:
- Chỗ trú ngụ của các ông ở hướng Nam kinh thành, nơi này là chỗ trú ngụ của chúng tôi.

Nhóm đạo sĩ kia đáp: “Lần này chúng tôi đến trước, nên chỗ này không phải là chỗ của các ông, là chỗ của chúng tôi”.
Vì cây bàng mà hai nhóm đạo sĩ đã tranh chấp nhau, họ đưa câu chuyện đến hoàng cung nhờ vua Bharu phân xử.

Đức vua phán quyết: Nhóm đạo sĩ đến hướng Bắc năm trước (nhóm của Bồ tát) là chủ.
Nhóm đạo sĩ cư ngụ ở hướng Nam năm trước, bàn nhau rằng:
- Chúng ta không thể thua các đạo sĩ ấy được.
Với thiên nhãn họ thấy một hòm báu vật, xứng đáng là sở hữu của vị vua, nên mang xe báu đến dâng Đức vua Bharu, thưa rằng:

- Thưa Đại vương, hãy làm cho chúng tôi thành người chủ cây bàng hướng Bắc đi.
Tham của hối lộ nên Đức vua nhận lời.

Sau đó, hai hội chúng đạo sĩ đã suy nghĩ:
“Chúng ta là những người tu tập, mong đoạn tận các dục về sở hữu. Nay chỉ vì một gốc cây bàng mà sinh ra tranh đấu lẫn nhau, việc làm này thật không xứng đáng với chúng ta”.
Cả hai nhóm sám hối lỗi với nhau, rồi vội vã trở về Tuyết sơn. Chư thiên đang trú trong xứ Bharu đã phẩn nộ với vua Bharu, vì đã nhận hối lộ, xử thiên lệch, làm hai nhóm đạo sĩ có giới hạnh trở nên bất hòa.
Chư thiên dâng nước lên tràn ngập xứ Bharu, tiêu diệt xứ Bharu rộng 300 dặm.

Hai mẫu truyện trên minh họa cho việc sát hại bằng thần lực do phước.

46.3 Giết bằng thần lực do sinh chủng.

Như rồng chúa Nandopananda hay như Bồtát sinh làm Long vương Bhūridatta, với thần lực của Ngài, Ngài có thể sát hại gả bắt rắn Ālaṃbāyana nhưng Ngài không
làm [15]. Đây là sát hại bằng thần lực do sinh chủng, một số loài thú cũng có thần lực do sinh chủng.

46.4. Sát hại bằng thần lực do tu tập. Là những Samôn, Bàlamôn tu tập đạt được thần thông lực, như kinh văn có ghi như sau:

Này gia chủ, ngươi nghĩ thế nào? Ở đây, có Samôn hay Bàlamôn có thần thông lực, có tâm tự tại. Người này nói như sau: “Ta sẽ làm cho Nālandā này trở thành tro tàn với một tâm sân hận”.

Này gia chủ, ngươi nghĩ thế nào? Vị Samôn hay vị Bàlamôn ấy, có thần thông lực, có tâm tự tại, có thể làm cho Nālandā trở thành tro tàn với một tâm sân không?.

- Bạch Thế Tôn! Cho đến 10 Nālandā, 20 Nālandā, 30 Nālandā, 40 Nālandā, 50 Nālandā, vị Samôn hay Bàlamôn có thần thông lực, có tâm tự tại, có thể làm cho các Nālandā ấy trở thành tro tàn với một tâm sân, huống hồ gì một Nāḷanda nhỏ bé này, sao có thể chói sáng được (khỏi bị trở thành tro tàn được)...” [16]

Hai loại thần lực: Thần lực do phước, thần lực do sinh chủng, gọi chung là thần lực sinh lên do nghiệp (kammiddhi).

46.5. Lại nữa, sự sát sanh có hai cách: Giết theo cách chỉ định (uddisa) và giết không chỉ định.

Giết chỉ định là nêu rõ đối tượng bị sát hại. Như Devadatta sai một cung thủ đi ám sát Đức Thế Tôn, hay là một thợ săn thấy con cò đậu trên sừng con trâu, y nhắm bắn chết con cò.

Giết không chỉ định là không nêu rõ đối tượng, như người thợ săn nhìn thấy đàn thú đang chạy, y bắn vào đàn thú trúng con nào cũng được. Hoặc trong thí dụ trên, người thợ săn nhắm bắn con cò, không trúng con cò, lại trúng nhằm con trâu, con trâu chết. Đây là giết không chỉ định.
(Còn tiếp...)
=============================================================
Nguồn gốc: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm
Luận giải Kinh Chánh Tri Kiến, Tỳ Khưu Chánh Minh http://buddhanet.net/budsas/uni/u-chanhminh/ctk02.htm
Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến...
Mục đích tạo dựng chủ đề của Kinh Trung Bộ là:
- Làm đẹp dàn bài.
- Làm ngắn gọn lời Kinh.
- Có nội dụng ứng dụng tu tập.
Lý do tuyển tập ra nhiều bài tu học: Vi Kinh Trung Bộ có 152 bộ Kinh chánh, mỗi một kinh thì có rất nhiều phẩm, mỗi phẩm Phật dạy có nhiều điểm quan trọng và khác biệt về tu học.
Nhiều điểm tu học khác nhau cũng không thể dung chứa hàng trăm bài vào một chủ đề. Có thể Khó tìm, khó tập trung vào một nội dung.v.v.
Vì lý do như vậy, các bạn thông cảm cho trở ngại này.

[MOVLLEFT]Xin mời các bạn đồng tu góp thêm ý kiến, thật cảm ơn. cp.[/MOVLLEFT]

[MOVLLEFT]
trungbo-bia.jpg
[/MOVLLEFT]
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
2- Giải về lấy của không cho (adinnādāna).
Luận giải Kinh Chánh Tri Kiến. Thiện và Bất Thiện: (Tỳ Khưu Chánh Minh.)

Trích dẫn về việc lấy của không cho:

2.1. Trong Tạng Luật [17] có ghi câu truyện về những vị Tỳkhưu trú ở thành Āḷavī, khi xây cất am thất, đã xin quá nhiều những vật dụng để xây cất như: Xin cho dao, xin cho búa, xin cho cỏ ống, xin cho cỏ thường... đã khiến dân thành Āḷavī bất mãn.
Khi gặp các vị Tỳkhưu, dân thành Āḷavī có khi hăm he chư Tỳkhưu, có khi lẫn tránh, đôi khi thấy con bò vàng thấp thoáng từ xa, ngỡ là Tỳkhưu họ vội vàng đóng cửa nhà lại vì e ngại “vị Tỳkhưu” đến xin vật dụng.

Để khắc phục sự xin quá nhiều, Đức Thế Tôn có dạy chư Tỳkhưu pháp “biết đủ”.

“Này các Tỳkhưu, có bốn truyền thống bậc Thánh được biết là tối sơ (aggaññā), được biết là truyền thống kỳ cựu, không có tạp nhiễm, không bị các Samôn, Bàlamôn có trí quở trách (appaṭkuṭṭhā). Thế nào là bốn?.

Lại nữa, này các Tỳ khưu, vị Tỳkhưu biết đủ với bất cứ loại vật thực khất thực nào...

Lại nữa, này các Tỳ khưu, vị Tỳkhưu biết đủ với bất cứ sàng tọa nào...

Lại nữa, này các tỳ khưu, vị Tỳkhưu ưa thích tu tập (bhāvanā), vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận (pahāna), vui thích đoạn tận...[19]
Hành động lấy vật xin không được cho hoặc lấy vật chưa xin, gọi là theyya (trộm cắp).

2.2.Năm chi của giới trộm cắp.
- Vật có chủ gìn giữ (parapariggahitaṃ).
- Biết vật có chủ gìn giữ (parapariggahitataññitā).
- Có ý lấy (theyya cittaṃ).
- Cố gắng lấy (cepakkamo).
-Lấy được do sự cố gắng ấy (jena haranaṃ).
Giải:
- “Vật có chủ”. Có hai loại: Vật của cá nhân, vật của tập thể.
Vật của cá nhân có hai: - Vật của người tại gia (gihisantaka).- Vật của bậc xuất gia (puggalasantaka).

Vật của cá nhân được phân tích rộng, có năm là:
- Vật của phàm nhân (puthujjanasantaka).
- Vật của bậc Dự lưu (sotāpannasantaka).
- Vật của bậc Nhất lai (sakadāgāmisantaka).
- Vật của bậc Bất lai (anāgāmisantaka).
- Vật của bậc Alahán (arahatasantaka).

Vật của tập thể, trong lãnh vực Phật giáo có hai:
- Vật của nhóm tăng (gaṇasantaka): Là vật của từ 2 - 3 vị Tỳkhưu hoặc của từ 2 -đến 3 vị sadi.
- Vật của tăng, là vật của từ 4 vị Tỳkhưu hay 4 vị sadi trở lên.

- “Biết vật có chủ gìn giữ”. Là biết rõ chủ của vật ấy là ai, đồng thời hiểu rõ người chủ đang gìn giữ vật ấy. Trong trường hợp một vật bị đánh rơi, dĩ nhiên vật ấy phải có chủ, người nhặt lấy vật ấy không rơi vào lấy của không cho, vì không biết người chủ là ai, và vật ấy không được chủ gìn giữ. Tuy nhiên, nếu biết rõ chủ nhân vật ấy, cố tình chiếm đoạt, xem như phạm vào trộm cắp.

- “Lấy được do sự cố gắng ấy”.

Bao gồm hai trường hợp: - Lấy mang đi. - Làm xê dịch vị trí ban đầu.
Nghĩa là: Một người tính trộm cắp, đã lấy được vật ấy, nhưng suy nghĩ lại: “Điều này là bất thiện, không nên làm”, người ấy trả lại vật đã lấy, người này vẫn phạm vào nghiệp trộm cắp.
Tuy nhiên, so với “lấy mang đi”, thì “trả lại vật lấy” có tội nhẹ hơn, sau này tài sản của người ấy cũng bị người khác muốn chiếm đoạt, nhưng họ không thể chiếm đoạt được.

Trong Tạng Luật, điều triệt khai thứ hai về giới trộm cắp của chư Tỳkhưu, có giải thích:
- Rằng “lấy” là cầm lấy, mang đi, lấy đem đi, thay đổi oai nghi, dời đổi vị trí, vượt qua chỗ qui định (sđd - số 86).

Vào thuở ấy, một vị Tỳkhưu đã đi vào sân phơi của thợ nhuộm, khi trông thấy vải đắc giá, đã sinh tâm trộm cắp, dời (tấm vải) khỏi vị trí. Vị ấy có sự áy náy rằng: “Phải chăng ta đã phạm tội triệt khai rồi?”.

Vị ấy trình bạch lên Đức Thế Tôn vấn đề này, Đức Thế Tôn dạy rằng: “Này Tỳkhưu, ngươi đã bị phạm tội triệt khai (bị trục xuất khỏi tăng đoàn) (sđd - số 128)”.

2.3. Có sáu cách lấy vật.
1- Tự tay lấy (trộm) (sāhatthika).
2-Bảo kẻ khác lấy (āṇatthika).
3- Lấy (trộm) bằng cách phóng vật khác ra (nissaggiya).
4- Lấy (trộm) bằng cách đặt bẩy (thāvara).
5- Lấy (trộm) bằng bùa chú (vijjāmaya).
6- Lấy (trộm) bằng thần lực (iddhimaya).

Giải:
-Tự tay lấy và bảo người khác lấy vật ấy cho mình. Hai điều này cũng dễ hiểu.

-Trộm bằng cách phóng vật khác ra.
Với người có nghệ thuật điêu luyện, họ có thể quăng dây, tung vải lụa, cuốn chặt vật nào đó rồi thu hồi vật ấy về.
Hoặc huấn luyện những loài vật như chim, chó, mèo... đi trộm cắp cho họ.
Sự trộn thuốc gây mê vào vật thực, để bắt những con vật quý của người khác, cũng được liệt vào phần này.
Lại nữa, khi qua trạm thu thuế lén ném những vật phải nộp thuế vào chỗ khuất, sau đó đến nhặt lại, cũng gọi là lấy (trộm) bằng cách phóng ra (là trộm thuế).

-Trộm cắp bằng cách đặt bẩy.
Như đặt bẩy để bắt chó, mèo, ... của người khác. Ngoài ra, căn dặn đồng bọn “nếu có cơ hội hãy lấy vật này...vật này” (người đồng bọn xem như một bẩy rập), dù thời gian có dài bao lâu, khi người đồng bọn lấy được vật ấy, người dặn dò đã phạm vào nghiệp “lấy của không cho”.

-Lấy bằng bùa chú.
Là dùng bùa chú để mê hoặc tâm người, sau đó lấy đi những món vật mà nếu tỉnh táo, chủ nhân (vật ấy) sẽ không cho.

-Lấy bằng thần lực. Là nương vào thần lực có được để lấy.

2.4.Tích chuyện: Cậu bé niệm Phật
Có một cậu bé là con của người thợ rừng, cậu bé thường vui chơi trước cổng Jetavanavihāra (Kỳ viên tinh xá) củng với những đứa trẻ khác. Mỗi khi chơi đùa, cậu thường niệm “Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa” và cậu thường thắng cuộc.

Một lần nọ, cậu theo cha vào rừng kiếm củi, vào buổi chiều, hai cha con dùng cơm nơi tha ma mộ địa, cha cậu tháo bò ra xe để bò đi ăn, bất ngờ con bò của họ đã theo đàn bò khác vào thành, người cha phải đi tìm bò.

Khi tìm được bò, trở ra thì cửa thành đã đóng, người cha đành nằm ngủ trong thành, còn cậu ngủ nơi xe củi của mình ở bải tha ma.

Vào nữa đêm, có hai dạ xoa đi vào mộ địa tìm thức ăn là những xác chết, thấy cậu nằm ngủ, một dạ xoa bảo: “Đứa bé này có đại thần lực, chúng ta chớ chạm vào nó”.
Dạ xoa kia không tin, liền vồ lấy cậu bé, giật mình tỉnh giấc, theo thói quen cậu liền niệm “Namo tassa...” con dạ xoa tưởng chừng như có ai đánh chùy vào đầu, nó kinh hoàng buông đứa bé ra bỏ chạy.

Để chuộc lỗi một dạ xoa canh giữ cho em bé ngủ, còn con kia vào hoàng cung lấy vật thực đựng trong mâm vàng dưng đến đứa bé, sau đó chúng dùng thần lực ghi rõ câu chuyện trên đĩa vàng và chỉ có Đức vua đọc được.[20]
**********
Bình giải:
**********
Câu chuyện nữ chư thiên ở nơi ngạch cửa nhà ông Cấp cô độc, dùng thần lực của mình lấy 18 triệu đồng tiền vàng ở đáy biển mang vào kho cho ông trưởng giả để chuộc lỗi.[21]Đây là lấy bằng thần lực.

Các Giáo thọ sư dạy rằng: “Lấy bằng thần lực do nghiệp sinh ra (kammiddhi), không vi phạm trộm cắp thuộc tội lỗi thế gian (lokavajja), vì không đem về làm của riêng”, như trường hợp Đế Thích lấy Xá lợi trên đầu ông Bà la môn Dona, nữ thiên nhân lấy vàng ở đáy biển”.

Có lần Ngài Pilindavaccha dùng thần thông giải thoát 2 đứa bé là con của một gia chủ hộ độ Ngài, Ngài dùng thần thông mang 2 đứa bé trở về cho cha mẹ chúng (đây là “lấy vật bằng thần lực”, thần lực này do định).

Chư Tỳkhưu bàn về việc này, cho rằng “Ngài đã phạm vào giới trộm cắp, Đức Phật dạy: “Vô tội khi lấy bằng thần thông”.[22]

Theo Luận A tỳ đàm, khi sử dụng thần thông phải là tâm thiện (hoặc tâm duy tác) Ngũ thiền, nên không hề có tham hay sân, mà trộm cắp là do tham hay sân điều sử.

Được gọi là trộm cắp (avahāra) do tiến hành theo sáu cách lấy là:

1- Lấy trộm (theyyāvahāra). Là lấy vật khi chủ (của vật ấy) không có mặt.
2-Lấy bằng cách hăm dọa (pasajhāvahāra). Chữ pasajha nghĩa là “bằng vũ lực, bằng uy lực”. Như kẻ cướp dùng vũ khí uy hiếp, lấy đi tài sản của người khác, hoặc bắt lấy người, hăm dọa đòi tiền chuộc. Hay vua của một nước lớn, dùng uy lực của mình để chiếm đoạt những báu vật của nước khác...

3-Lấy bằng cách che dấu (paṭichannāvahāra).
Như Bà la môn Doṇa, vị quốc sư của vương quốc Malla, đứng ra hòa giải cuộc tranh chấp Xá lợi Phật giữa vương quốc Malla cùng bảy nước:
- Vua xứ Licchavī, thành Vesālī.
-Dòng Thích ca xứ Sakka, thành Kapilavatthu.
- Vua xứ Thulliya thành Allakappa.
- Vua Koliya xứ Rāma.
- Vua xứ Malla, thành Pāvā.

(Xứ Malla có hai quốc vương trị vì, một vị ở thành Kusinārā nơi Đức Thế Tôn Níp bàn, một vị ở thành Pāvā. Và vị ở thành Pāvā đem quân đến thành Kusinārā sau cùng, vì nghĩ mình ở gần Kusinārā nên không vội vả).
- Mahābrahma (Đại Bàlamôn) xứ Vetthadipaka, (xứ này dòng Bàlamôn nắm quyền như vua).
- Vua Ajātasattu (Axàthế) xứ Magadha (Makiệtđà).

Với sự hòa giải của Bàlamôn Doṇa, tất cả đều đồng ý là “Xá lợi Phật được chia làm tám phần bằng nhau cho tám vương quốc”.

Khi chiêm bái Xá lợi Phật, nhân lúc tám vị quốc vương buồn khổ Bàlamôn Doṇa nhanh tay dấu Xá lợi răng nhọn hàm trên của Đức Phật vào búi tóc.

Nhưng ngôi Xá lợi này, được vua trời Đế Thích thỉnh mang đi, tôn trí vào Bảo tháp Cūlamaṇī ở cung trời Đạo Lợi.

Hành động của Bàlamôn Doṇa hội đủ năm chi, được xem là lấy bằng cách che dấu. Và sự lấy của Thiên vương Đế thích xem như “lấy bằng thần lực”.

4- Lấy bằng cách xác định đồ vật hoặc thời gian (parikappāvahāra).
Như trong Tạng Luật, bộ Đại phân tích, điều học triệt khai thứ hai (trộm cắp) có ghi:
Có vị Tỳkhưu nọ, lúc ban ngày thấy sản vật, làm dấu nghĩ rằng: “Ban đêm ta sẽ lấy trộm”.
Vị ấy ghi nhớ vật đó và đã lấy trộm. Vị ấy có sự áy náy: “Phải chăng ta đã phạm tội triệt khai rồi”. Vị ấy trình bày sự việc đến Đức Thế Tôn, Ngài rằng: “Này Tỳkhưu, người đã phạm tội triệt khai”. [23]

5. Lấy bằng cách đánh tráo.
Như một người gửi đồ vật cho người, người kia có tâm trộm cắp đã đánh tráo đồ khác vào.
Hoặc như người bán hàng tráo hàng thật bằng hàng giả để giao cho khách hàng...

6- Lấy bằng cách phá hoại (atthasādhaka).L
Là phá hoại tài sản người, để khổ chủ không có hay mất đi lợi ích. Như lấy vải bỏ vào thùng chứa dầu, để vải thấm khô dầu...

Trong Tạng luật, điều triệt khai thứ hai (giới trộm cắp) có ghi: Có vị Tỳkhưu, tháo nước ruộng của người này sang ruộng người khác. Vị ấy áy náy “phải chăng ta đã bị tội triệt khai?”. Vị ấy trình bạch lên Đức Thế Tôn, Ngài rằng: “Này Tỳkhưu, ngươi đã phạm tội triệt khai”.

2.5. Quả của trộm cắp.
Trộm cắp cho quả là tái sanh vào khổ cảnh (địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ), nếu may mắn làm người sẽ là người bị hao tổn tài sản (bhogavyasanasamvattanika).[24]
Tài sản của người này sẽ bị tổn hại do:
- Bị lửa thiêu hủy.
- Bị nước cuốn trôi.
- Bị trộm đạo.
- Bị vua, quan chiếm đoạt.
- Bị người thừa tự phá hủy.

Sự trộm cắp sẽ có tội nặng khi đồ vật có giá trị cao, có tội nhẹ khi đồ vật có giá trị thấp.
Nếu đồ vật có giá trị ngang nhau, lấy của người có đức lớn sẽ có tội nặng so với lấy của người có đức kém. Nghĩa là lấy vật của bậc Alahán tội nặng hơn lấy vật của bậc Anahàm....
Tiền thân Ngài Losaka là vị trụ trì, do ganh tỵ với vị Thánh Alahán, đổ bỏ vật thực của một cận sự nam dâng đến vị Thánh Tăng Alahán này, hành động đổ bỏ vật thực của vị trụ trì đã rơi vào nghiệp trộm cắp vì phạm đủ năm chi.

Trong thời Đức Phật, vị trụ trì tái sinh là Ngài Losaka, quả ác nghiệp còn dư sót, khiến Ngài luôn đói và chỉ no lòng vào ngày cuối cùng khi sắp viên tịch.
Trong Sớ giải kinh Pháp cú cũng có câu chuyện “ngạ quỷ trăn”, đây là hậu thân của người đốt liêu thất của Đức Độc giác Phật.[25]
Trộm cắp có tội nặng nhất là trộm cắp đồ vật của Tăng chúng (là đồ vật của tập thể Tăng) .
(Còn tiếp...)
=============================================================
Nguồn gốc: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm
Luận giải Kinh Chánh Tri Kiến, Tỳ Khưu Chánh Minh http://buddhanet.net/budsas/uni/u-chanhminh/ctk02.htm
Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến...
Mục đích tạo dựng chủ đề của Kinh Trung Bộ là:
- Làm đẹp dàn bài.
- Làm ngắn gọn lời Kinh.
- Có nội dụng ứng dụng tu tập.
Lý do tuyển tập ra nhiều bài tu học: Vi Kinh Trung Bộ có 152 bộ Kinh chánh, mỗi một kinh thì có rất nhiều phẩm, mỗi phẩm Phật dạy có nhiều điểm quan trọng và khác biệt về tu học.
Nhiều điểm tu học khác nhau cũng không thể dung chứa hàng trăm bài vào một chủ đề. Có thể Khó tìm, khó tập trung vào một nội dung.v.v.
Vì lý do như vậy, các bạn thông cảm cho trở ngại này.

[MOVLLEFT]Xin mời các bạn đồng tu góp thêm ý kiến, thật cảm ơn. cp.[/MOVLLEFT]

[MOVLLEFT]
trungbo-bia.jpg
[/MOVLLEFT]
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Thiện & bất thiện trong Phật giáo

<TABLE class=ctcPictureTable border=0 cellSpacing=0 cellPadding=0 align=left><TBODY><TR><TD>
2300654947_81992dccf0_z.jpg
</TD></TR></TBODY></TABLE>
NSGN - Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được

xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức. Tuy nhiên, tốt và xấu có phạm vi ý nghĩa khá rộng, và sự đánh giá tốt xấu về một người, một hành vi, còn tùy thuộc vào quan niệm xã hội, những quy định, quy ước và cả cách nhìn của mỗi cá nhân.
Một người, lối sống và hành vi của vị ấy, có khi đối với cộng đồng xã hội này, với cách nhìn của người này là tốt, nhưng đối với cộng đồng khác, cách nhìn của người khác, có thể là xấu. Và một hành vi, có thể ở thời điểm này là tốt, nhưng ở một thời điểm khác chưa hẳn được xem là tốt.

Tốt và xấu, như vậy là quy ước, tương đối, và tùy thuộc vào cách nhìn, quan niệm, thái độ… Hẳn nhiên cũng có một số hành vi được xác định là tốt hay xấu có tính chất phổ quát hơn, chẳng hạn như trộm cắp, nói dối hay giết người… Tuy nhiên, trộm cắp, nói dối hay giết người đôi khi cũng được biện minh, xem như là một hành vi cần thiết trong những tình huống cần thiết! Nói cách khác, những hành vi này đôi khi vẫn không bị xem là phi đạo đức!


Trong Phật giáo, có hai thuật ngữ có nghĩa gần với hai khái niệm tốt và xấu, đó là kusala akusala. Hai thuật ngữ này thường được chuyển dịch sang tiếng Việt là thiện và bất thiện; và thường được dịch sang tiếng Anh là "good" và "bad", hay "skilful" và "unskilful". Trong kinh tạng Pāli, có hai thuật ngữ khác cũng có nghĩa là thiện và bất thiện, đó là pāpapuñña. Nhưng hai thuật ngữ pāpapuñña cũng được sử dụng trong Ấn giáo, và thường đề cập đến việc tạo nghiệp lành (pāpa kamma) hay nghiệp ác (puñña kamma) trong việc liên hệ đến tái sanh. Pāpa kamma thường được hiểu là một hành động xấu ác đưa đến khổ đau và tái sanh vào các ác thú (cảnh giới khổ đau), trong khi puñña kamma là việc làm thiện, đưa đến sự tái sanh về thiên giới (được xem là cảnh giới có nhiều vui thú).


Nhưng thế nào là thiện và thế nào là bất thiện theo quan điểm Phật giáo.

Thiện, như được định nghĩa trong kinh sách, là những suy nghĩ, lời nói và việc làm đem đến lợi ích cho mình, cho người và cho những loài sống khác, và ngược lại là bất thiện.

Trong kinh Giáo giới La Hầu La ở rừng Ambala (Ambalatthikā Rāhulovāda sutta, Trung bộ, kinh số 61), Đức Phật đã giảng giải về thiện và bất thiện như sau:

"Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ…".

Và, "Thân nghiệp này của ta đang làm. Thân nghiệp này của ta không đưa đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc".

Cũng tương tự như vậy đối với miệng và ý. Qua những gì được trình bày trong bản kinh này, ta có thể sắp xếp thiện và bất thiện theo những tiêu chí sau:
1. Hành vi bất thiện (akusala kamma):
a) Những hành vi làm hại chính mình
b) Những hành vi làm hại kẻ khác
c) Những hành vi làm hại chính mình và kẻ khác
2. Hành vi thiện (kusala kamma):
a) Những hành vi làm lợi ích (hay không làm hại) chính mình
b) Những hành vi làm lợi ích (hay không làm hại) kẻ khác
c) Những hành vi làm lợi ích (hay không làm hại) mình và kẻ khác.

Một người khi thân, khẩu và ý hành động, nói năng và suy nghĩ thiện thì được gọi là đang tạo ra nghiệp thiện (kusala/ pāpa kamma); và một người khi hành động, nói năng và suy nghĩ những điều xấu ác thì đang tạo ra nghiệp ác (akusala/ puñña kamma). Và theo đây, thiện và bất thiện cũng được nhìn từ kết quả của nó. Tức là hành vi thiện thì sẽ đưa đến sự an lạc, hạnh phúc; và hành vi ác sẽ đưa đến sự đau khổ, bất an.

Nói cách khác, nếu ta có được sự an lạc, hạnh phúc, đó là do ta đã tạo ra những nghiệp thiện, và ngược lại. Và nếu nhìn từ góc độ này, ta có thể nhận biết là ta có đạo đức hay không trong quá khứ qua những gì mà ta đang “gặt” ở thời điểm hiện tại.

Chúng ta hãy đọc một đoạn trong kinh Trung bộ có liên hệ đến khía cạnh này:

“Và này Punna, thế nào là nghiệp đen đưa đến quả báo đen? Ở đây, này Punna có người tạo ra thân hành có tổn hại, tạo ra khẩu hành có tổn hại, tạo ra ý hành có tổn hại. Sau khi tạo ra thân hành có tổn hại, khẩu hành có tổn hại, ý hành có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại.”

Và, “Này Punna, thế nào là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng? Ở đây, này Punna, có người làm thân hành không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không có tổn hại. Sau khi làm thân hành không có tổn hại, khẩu hành không có tổn hại, ý hành không có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới không có tổn hại” (Kinh Hạnh con chó/ Kukkuravatika sutta, kinh số 57).

Ở nơi khác, thiện và bất thiện được căn cứ ở trên việc đoạn trừ tham-sân-si. Trong Trường bộ kinh, Đức Phật nói rằng thiện là không tham, không sân và không si mê; và ngược lại, bất thiện là tham, sân và si mê (Xem kinh Sangīti sutta/ Phúng tụng, số 33).

Như vậy, bất cứ hành vi nào, nếu nó được thực hiện bằng tâm không tham-sân-si thì được coi là thiện, và ngược lại.

Trong kinh Trung bộ, thiện và bất thiện cũng được định nghĩa tương tự:

“Chư hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện? Chư hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư hiền, như vậy gọi là bất thiện… Và này chư hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư hiền, như vậy gọi là thiện” (kinh Chánh tri kiến/ Sammāditthi sutta, kinh số 9).

Căn cứ vào đoạn kinh trên ta có thể xếp những nghiệp thiện và bất thiện theo những nhóm sau: Những nghiệp bất thiện (nghiệp ác) bao gồm:

a) Về thân: sát sanh, trộm cắp, dâm dật.
b) Về khẩu: nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
c) Về ý: tham lam, giận hờn, si mê.

Những nghiệp thiện được chia ra như sau:
a) Về thân: không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật.
b) Về khẩu: không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.
c) Về ý: không tham lam, không giận hờn, không si mê. Như vậy qua bài kinh này, cũng như được giảng giải rõ ràng và chi tiết hơn ở trong kinh Thập thiện nghiệp đạo (Taisho Tripitaka Vol. 15, No. 600), ta có mười tiêu chí để nhận biết những gì là thiện và những gì là bất thiện.

Như vậy, bất cứ lời nói, hành vi hay suy nghĩ nào phát xuất từ tham-sân-si đều được coi là bất thiện, và ngược lại. Vì tam độc này được xem là gốc rễ từ đó phát xuất những hành vi bất thiện, nên chúng được xem là nền tảng của điều xấu ác, hay nói cách khác là nền tảng (căn bổn) của đời sống phi đạo đức:

“Chư hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện…. Chư hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện” (Trung bộ kinh, kinh Chánh tri kiến/ Sammāditthi sutta, kinh số 9).

Tương tự như vậy, kinh Tăng chi bộ cũng xem gốc rễ (căn bản) của bất thiện là tham-sân-si:
"Này các Tỳ-kheo, có ba căn bản bất thiện. Thế nào là ba? Tham là căn bản bất thiện, sân là căn bản bất thiện, si là căn bản bất thiện". (Tăng chi bộ, 3: 69. Kinh Phật thuyết như vậy, chương Ba pháp, phẩm 1).


Trong kinh tạng, đôi khi cũng đề cập một cách cụ thể hơn về những hành vi gì được coi là thiện hay bất thiện. Những việc làm như bố thí, trì giới, tu tập (bhāvanā), nhẫn nhục… thì được coi là thiện. Trong khi bất thiện là không thực hiện những điều này. Nói cách khác, một người xan tham, không tuân thủ giới luật và không tu tập… thì được coi là bất thiện. Và, những hành vi được coi tạo nên nghiệp ác nhất (phi đạo đức nhất) là: giết cha, giết mẹ, giết một vị A-la-hán, làm thương tổn Đức Phật, và phá sự hòa hợp của Tăng đoàn.

Trong Phật giáo, thiện và bất thiện có liên hệ mật thiết đến những trạng thái tâm lý. Nói cách khác, thiện hay bất thiện không chỉ thể hiện qua việc làm bên ngoài, không chỉ liên quan đến ý nghĩ, lời nói và hành vi, mà còn được nhìn từ những trạng thái tâm lý. Ví dụ, sự chán nản, thất vọng, buồn phiền,… có thể được xem là bất thiện; trong khi sự tinh tấn, hoan hỷ, an vui tự tại… lại được xem là thiện.

Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy rằng, các trạng thái tâm lý này có những ảnh hưởng nhất định đến suy nghĩ, lời nói và hành vi. Những trạng thái tâm lý tích cực, có thể đưa đến những lời nói hay hành vi tích cực; và ngược lại, những trạng thái tâm lý tiêu cực, có thể đưa đến những hành vi và lời nói tiêu cực.

Duy thức học Phật giáo (bộ môn Tâm lý học của Phật giáo Đại thừa) đã phân chia những trạng thái tâm lý thiện và bất thiện thành hai nhóm như sau:

1. Những (trạng thái) tâm thiện bao gồm: tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, và bất hại.

2. Những (trạng thái) tâm bất thiện bao gồm: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Ác kiến lại chia thành năm: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Bên cạnh, các trạng thái tâm gây nên phiền não (tùy phiền não) cũng được coi là nhưng trạng thái tâm bất thiện, gồm có:
a) Tiểu tùy, có 10: phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuồng, siễm, hại, kiêu.
b) Trung tùy, có 2: vô tàm, vô quý.
c) Đại tùy, có 8: trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

II.

Thiện, bất thiện và giải thoát
Thiện và bất thiện không chỉ là tác nhân đưa đến việc tái sanh vào những cảnh giới an lành hay khổ đau, mà cũng là cơ sở của việc giải thoát hay đọa lạc. Nếu như việc đoạn trừ tham-sân-si được coi là tiêu chí để nhận biết một người có được sự giải thoát hay không, thì đích sau cùng của thiện là sự giải thoát. Ta có thể tìm thấy điều này qua đoạn kinh sau:

Với Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào, này các Tỳ-kheo, tham chưa đoạn tận, sân chưa đoạn tận, si chưa đoạn tận; này các Tỳ-kheo, vị ấy được gọi là vị chưa vượt qua đại dương, với sóng biển, với sóng ngầm, với nước xoáy, với cá mập, với các loài La-sát. Này các Tỳ-kheo, với Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào, tham đã đoạn tận, sân đã đoạn tận, si đã đoạn tận; này các Tỳ-kheo, vị ấy được gọi là:

"Ðã vượt qua đại dương, với sóng biển, với sóng ngầm, với nước xoáy, với cá mập, với các loài La-sát, đã vượt qua bờ kia, là vị Bà-la-môn đã đứng trên đất liền" (Kinh Phật thuyết như vậy, chương Ba, phẩm II).

Và một đoạn khác:

"Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết-bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".
Tương tự như vậy đối với sân và si (Tăng chi bộ kinh: 3.55).

Đạo đức Phật giáo (ở phạm vi giới luật) thường được nghĩ là phương tiện để đưa đến định và sau đó là tuệ. Nhưng ở đây chúng ta có thể thấy, nếu hành vi thiện được coi là hành vi có đạo đức, thì đạo đức trong ý nghĩa vắng mặt tham-sân-si, chính nó đã là mục đích cuối cùng.

III.Kết luận

Từ những thảo luận sơ lược ở trên, ta thấy thiện và bất thiện trong Phật giáo có nghĩa rộng hơn những quy ước đạo đức ở trong xã hội như đúng và sai, tốt và xấu.

Thiện không những là những quy tắc đạo đức quy ước cần phải thực hiện, hay những điều tốt cần nên làm để giúp người hay các loài sống khác (hay không thực hiện những hành vi làm tổn hại con người, xã hội và các loài sống khác), mà thiện cũng còn là phương cách tu tập và đào luyện tâm. Và nếu gốc rễ của thiện, như được đề cập ở trên, là không tham, không sân và không si, thì thiện không những giúp người ta hoàn thiện nhân cách và phẩm hạnh ở trong đời sống xã hội, mà còn là con đường đưa hành giả đến sự giải thoát.

Do đó, tuệ tri về thiện và bất thiện, cũng như tuệ tri về gốc rễ của thiện và bất thiện, là điều quan trọng trong lộ trình tu đạo, như đã được đề cập trong kinh tạng:

"Chư hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này" (Trung bộ kinh, kinh Chánh tri kiến/ Sammāditthi sutta, kinh số 9). Nguyên Hiệp http://giacngo.vn/nguyetsan/phathocungdung/2013/03/26/37C401/
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên