Lạc lối

Khong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 10 2006
Bài viết
15
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Địa chỉ
N/A
Kính thưa quí vị,mục đích câu hỏi là vì kg đủ sức hiểu mong chỉ dẫn thêm và thiết nghĩ có thể cũng kg ít người cùng cũng lạc lối.Nếu lời hỏi thật ,có mất lòng xin niệm thứ: Hầu như ai cũng biết,phật pháp vô cùng huyền diệu đến khó hiểu ( kg phải ai đọc cũng hiểu)...Vạn người học chỉ một vài người hiểu( Ngộ)...Phật giáo thâm nhập vào Vietnam kg phải một ngày vài bữa,tháng năm...Mà đã từng trãi qua rất nhiều đời,rất nhiều cao tăng,điểm sáng.... đã thành công và đắc đạo trên đất Việt...Nhưng tại sao hầu hết tất cả các sách phật học tại Việtnam vẫn còn mang quá nặng và phụ thuộc vào hán từ???Thiet' nghĩ chữ Việt được kết tấu Trung và Âu tốt, rõ ràng, minh bạch hơn hán từ rất nhiều? khi muốn giải thích một vấn đề.Ai cũng hiểu hán ngữ cũng rất huyễn hoặc, tượng hinh`,mơ hồ,ai muốn hiểu sao hiểu hay kg hiểu hết tạm coi là cao siêu.Các Thầy ,các ni,các bậc hiền tại Việt nam kg thiếu.. các vị là những người được qui' phật tử ủng hộ ( cúng dường) để '' hầu hết'' kg phải đi làm nhiều,có thêm thời gian nghiên cứu phật pháp giải thích,chỉ dẫn giúp đỡ mọi người...ma` cả đời cuối đầu vào bao tử....Nhưng khi lên giảng giải( thuyết pháp,phap' thoai.....) hầu hết nghe toàn những hán tự trừu tượng,chủ đề mơ hồ,khi giảng lại dùng càng nhiều hán tự trừu tượng,từ rối nầy lôi rối khác, '' nghe một hơi loạn cào cào muốn qua tàu ở luôn cho rồi'' Ví dụ có hiểu đi nữa thì sau khi hết bài giảng nhớ hết các mẫu hán tự đó mà kg tẩu hỏa nhập ma mới lạ.Ví dụ đơn giản: Tứ niệm xứ=Thân - thọ -tâm - pháp/tứ diệu đế=khổ tạp diệt đạo/tứ chánh cần/4 chanh can....mới tứ thôi nhen , chưa tới ngũ, lục thất....Tại sao không chuyển ngữ giúp người đọc là hiểu,niệm là nhớ...???Phập pháp đã huyền diệu,các ngài càng làm cho nó thêm khó hiểu?các ngài có thể ước vọng hoc.( căn)và các ngài có thời gian nhiều năm tháng đọc, học một chủ để nhưng không phải ai cũng được thế,Kính mong các ngài mở rộng tấm lòng, thời gian hay đền đắp sự ung? hộ ao ước của nhiều quí phật tử. Chân thành cảm ơn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Hề hề, có thấy lối đâu mà lạc. Có mất trâu đâu mà đòi tìm trâu.

Về tìm cuốn NGHI THỨC TỤNG NIỆM của GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM đọc dăm ba vài tháng nếu khởi tâm chánh tín thì quay lại hỏi trừng mỗ sẽ trả lời cho.

Trừng Hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Đúng như đạo hữu Trừng Hải nhận xét,

Không đói khát thì trồng lúa nấu cơm phỏng có ích gì, tất nhiên sẽ chỉ thấy cái cực của trồng lúa, cái khó của thổi cơm mà thôi !

Nền Hán học cả ngàn năm vẫn còn tới nay là vì "nhất tự vi sư" (một chữ cũng là thầy), một từ một tiếng hàm nghĩa rộng sâu trọn vẹn đầy đủ. Trong khi đó, chữ quốc ngữ nước nhà chỉ mới có trăm năm ắt không thể trong sớm tối mà san định chuyển dịch nó hài hoà phù hợp được nên việc giảng nghĩa Phật pháp buộc lòng phải sử dụng Hán tự, Hán âm (còn nghĩa huyền ý diệu đành tự khai thác ra).

Từ xưa tới nay, Ba Tuần học pháp nếu gặp Hán tự đều là tụng đọc thuộc rồi rảnh rỗi ngồi thiền, lâu dần tự thấu mới biết cái hay của Phật pháp là ở chỗ hành mà hiểu, chẳng phải dính mắc vào văn tự.

Ví dụ:
Âm Kết - người ta dịch là trói buộc, nếu thật là trói buộc thì ắt có kẻ trói người buộc, vật bị buộc kẻ bị trói. Chủ thể và đối tượng phân ra làm hai rồi thì đâu còn cái nghĩa Trung Đạo.

Nhưng nếu dịch là thắt nút thì lại hàm ý rằng kẻ thắt là mình, nút thắt là do mình thì ngay đây nghĩa phiền não bồ đề chẳng lìa chính mình, trói mở chẳng hai nguồn.

Nếu người chẳng tu tập, thì đâu biết được khi nào nên dịch là trói buộc, nên dịch là thắt nút, thắt kết.

Cũng thế với lậu hoặc, kết sử v..v

Cho nên, nếu có trí hướng thượng, ắt tự có đường đi, đừng ngại khó khổ, đừng than điều kiện. Vì xưa nay, các bậc Tổ sư đều trong khó khổ mà thành tựu ra vậy !

Chúc đạo hữu an lạc, tinh tấn.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Tục đế rườm rà,,, văn tự ngu si,,, dẫn vào mê vọng,,, vun trồng bản ngã!

Bỏ hết bỏ hết,,, vào thẳng Chân Đế hữu vi vô vi...
Ôm chân ông tổ Đạt Ma... bất lập văn tự,,, chỉ thẳng Chân tâm,,, kiến tánh là Phật.

Hí hí... đang mơ nói... M

Cung kính.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

thật ra .. hỏng phải chữ HÁN VIỆT khó đọc khó hiểu ... mà là [smile]

con đường XUẤT LY [smile] ra khỏi SỰ TRÓI BUỘC của TỰ NGÃ [smile] ... là 1 QUÁ TRÌNH HƠI KHÓ [smile]

cũng có người hỏi ông Phật điều này .. thì ông cũng trình bày phải học giới hạnh, phòng hộ các căn .. sau đó .. mới tới học thiền [smile]

và cũng phải tới TỨ SẮC THIỀN [smile] .. thì mới RÚT ĐƯỢC cái gọi là "NHẬN THỨC" có thể có "KHẢ NĂNG" RÚT ĐƯỢC ra khỏi sự trói buộc của TỰ NGÃ ..

- gọi là XẢ NIỆM [smile] ....

và cũng chính là chỗ đưa tới nhận thức "GIÁC NGỘ" ... như ông Phật miêu tả là:

- rút được cây kiếm ra khỏi vỏ ... kiếm khác .. vỏ kiếm khác [smile]


vì vậy .. chỗ khó đọc nghe không hiểu .. cần phải có nội dung bao hàm .. là quá trình tu học hỏi .. hiểu tới đó đã [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Khong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 10 2006
Bài viết
15
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Địa chỉ
N/A
Hề hề, có thấy lối đâu mà lạc. Có mất trâu đâu mà đòi tìm trâu.

Về tìm cuốn NGHI THỨC TỤNG NIỆM của GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM đọc dăm ba vài tháng nếu khởi tâm chánh tín thì quay lại hỏi trừng mỗ sẽ trả lời cho.

Trừng Hải
Vậy sao? kkk Vậy chắc phải học hỏi '' Ông mổ'' đầy giác ngộ nhiều rồi!Cảm ơn
Đúng như đạo hữu Trừng Hải nhận xét,

Không đói khát thì trồng lúa nấu cơm phỏng có ích gì, tất nhiên sẽ chỉ thấy cái cực của trồng lúa, cái khó của thổi cơm mà thôi !

Nền Hán học cả ngàn năm vẫn còn tới nay là vì "nhất tự vi sư" (một chữ cũng là thầy), một từ một tiếng hàm nghĩa rộng sâu trọn vẹn đầy đủ. Trong khi đó, chữ quốc ngữ nước nhà chỉ mới có trăm năm ắt không thể trong sớm tối mà san định chuyển dịch nó hài hoà phù hợp được nên việc giảng nghĩa Phật pháp buộc lòng phải sử dụng Hán tự, Hán âm (còn nghĩa huyền ý diệu đành tự khai thác ra).

Từ xưa tới nay, Ba Tuần học pháp nếu gặp Hán tự đều là tụng đọc thuộc rồi rảnh rỗi ngồi thiền, lâu dần tự thấu mới biết cái hay của Phật pháp là ở chỗ hành mà hiểu, chẳng phải dính mắc vào văn tự.

Ví dụ:
Âm Kết - người ta dịch là trói buộc, nếu thật là trói buộc thì ắt có kẻ trói người buộc, vật bị buộc kẻ bị trói. Chủ thể và đối tượng phân ra làm hai rồi thì đâu còn cái nghĩa Trung Đạo.

Nhưng nếu dịch là thắt nút thì lại hàm ý rằng kẻ thắt là mình, nút thắt là do mình thì ngay đây nghĩa phiền não bồ đề chẳng lìa chính mình, trói mở chẳng hai nguồn.

Nếu người chẳng tu tập, thì đâu biết được khi nào nên dịch là trói buộc, nên dịch là thắt nút, thắt kết.

Cũng thế với lậu hoặc, kết sử v..v

Cho nên, nếu có trí hướng thượng, ắt tự có đường đi, đừng ngại khó khổ, đừng than điều kiện. Vì xưa nay, các bậc Tổ sư đều trong khó khổ mà thành tựu ra vậy !

Chúc đạo hữu an lạc, tinh tấn.
 

Khong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 10 2006
Bài viết
15
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Địa chỉ
N/A
Cảm ơn bạn đã chia sẻ suy ''tư''để có cơ hội học hỏi ,nhiều hơn trúng sai,hơn thua.Thiết nghĩ có thể bạn quá chủ quan phủ quyết? copy ban noi' :''Không đói khát '' ( Mong cầu học hỏi)Thì cần chi mất thời giờ lên đây? copy bạn nói' ''chữ quốc ngữ nước nhà chỉ mới có trăm năm ắt không thể....'' Khôn ngoan thì không cần lớn tuổi..kkk Chưa kể Chữ Việt được hòa hợp với mẫu tự Latin thể hiện văn tự,không có nghĩa là ngôn ngữ văn hóa người Việt mới sinh thành? Nên dùng câu bắt buộc là có phần hơi bảo thủ quá độ.Còn nếu bạn cho dịch giảng là trói buộc thì thuyết pháp ( giảng giải= dịch nghĩa) chỉ cho mất thời giờ của các bậc tu , để ai muốn hiểu( ngộ) sao hiểu?Chưa bao giờ dám tự cho là học, đọc được nhiều nhưng đã được nghe nhiều bậc thầy giảng giải mới thấy hiểu(ngộ) của mỗi thầy một lối, cùng 1 vấn đề .Ai cũng đúng cả( kg dám ví như 5 tiên tri đi coi voi),tự nghĩ có thể do vẫn từ trong các bộ sách chưa thống nhất rõ rằng mình bạch , nên liều lĩnh lên tiếng,với hy vọng giúp mình và những người cùng cảnh ngộ. Bản thân vẫn tự kg được lưu loát,bóng bẩy... chỉ biết nói thẳng nếu có lỡ lời, mong lượng thứ,Kính
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Vậy sao? kkk Vậy chắc phải học hỏi '' Ông mổ'' đầy giác ngộ nhiều rồi!Cảm ơn

Hề hề, đâu phải cứ "muốn" học hỏi là sẽ "được" học hỏi đâu!?
Kẻ nằm mộng chưa từng thấy mình là hạt cát mà khổ đau thay lại luôn thấy mình là cái rốn của vũ trụ.

Trừng Hải
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

cũng có thể là có người VIỆT DỊCH thì bạn sẽ hiểu hơn là KINH bắt nguồn từ tiếng Hán [smile]

nói ít hay nhiều thì tôn giáo Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nguồn gốc từ Trung Hoa [smile] .. chúng ta để ý, có rất nhiều ngôn từ trong tiếng Việt .. phát âm cũng là giống tiếng Tàu [smile]

cho nên ... hỏng sao ... dù sao nếu CẦN NGƯỜI DỊCH KINH để bạn hiểu hơn .. thì bạn CỨ ĐEM VÀO ĐÂY [smile]

---> DỄ mà [smile] ... ở đây cũng có nhiều người GIỎI LUÔN CẢ TIẾNG HÁN [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Khong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 10 2006
Bài viết
15
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Địa chỉ
N/A
''Hề hề, đâu phải cứ "muốn" học hỏi là sẽ "được" học hỏi đâu!?
Kẻ nằm mộng chưa từng thấy mình là hạt cát mà khổ đau thay lại luôn thấy mình là cái rốn của vũ trụ.

Trừng Hải
 

Khong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 10 2006
Bài viết
15
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Địa chỉ
N/A
''Lão mổ đại giác'' làm mình sực nhớ đại ý :Đức đạt lại lạt ma 14 có lần nói: '' các đạo hữu,con đường học đạo là chúng ta là muốn bay lên,được vì như một chiếc máy bay,nếu bạn càng học mà thấy mình càng to, càng giỏi....thì hình như bạn đang bay xuống'':)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Kinh Phật kể rằng ... ngày xưa ông Phật có 1 bạn thật kỳ lạ ... tên là Sahampati

(1) lúc đầu ông Phật thấy pháp mình thuyết khó hiểu cho nhiều người quá .. nảy sinh ý tưởng không giảng đạo

nhưng ông tôn giả này nói: ngài cứ giảng đi .. CÓ NGƯỜI HIỂU MÀ .. bởi vì họ ÍT NHIỄM [smile]

thế là ông Phật giảng kinh [smile]

(2) rùi lần thứ hai

(3) rùi lần thứ ba .. cứ mỗi lần như vậy tôn giả Sahampati DÙNG TÂM của MÌNH để hiểu "Ý NGHĨ" của ông Phật ... [smile]

(4) rùi lần thứ 4 ... rùi khi ông Phật đang nghĩ tới lợi ích của Tứ Niệm Xứ .. thì ông tôn giả này cũng hiện ra nói:

---> ỪA được đó ... cái ông này .. chẳng HIỂU TU GÌ --> MÀ GIỎI BIẾT "TÂM TƯ BÍ MẬT" của NHƯ LAI [smile]

Trong khi Thế Tôn độc cư Thiền tịnh, tâm niệm tư tưởng như sau được khởi lên: "Ðây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ đau, chứng đạt chánh lý (nàya), chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ". Thế nào là bốn?

- Này Tỷ-kheo, hãy trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú, quán thọ trên các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ở đời. Ðây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ.

Rồi Phạm thiên Sahampati với tâm của mình biết được tâm ý Thế Tôn, ví như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm thiên giới, hiện ra trước mặt Thế Tôn. Rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn: - Tương Ưng Bộ [smile]




(5) ha ha haha ... để coi .. trong Kinh có nói là [smile] ... hạng người như thế nào giỏi biết BÍ MẬT NHƯ LAI nhỉ [smile]

hỏng biết có nói về TĂNG BẢO hông ? [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Cảm ơn bạn đã chia sẻ suy ''tư''để có cơ hội học hỏi ,nhiều hơn trúng sai,hơn thua.Thiết nghĩ có thể bạn quá chủ quan phủ quyết? copy ban noi' :''Không đói khát '' ( Mong cầu học hỏi)Thì cần chi mất thời giờ lên đây? copy bạn nói' ''chữ quốc ngữ nước nhà chỉ mới có trăm năm ắt không thể....'' Khôn ngoan thì không cần lớn tuổi..kkk Chưa kể Chữ Việt được hòa hợp với mẫu tự Latin thể hiện văn tự,không có nghĩa là ngôn ngữ văn hóa người Việt mới sinh thành? Nên dùng câu bắt buộc là có phần hơi bảo thủ quá độ.Còn nếu bạn cho dịch giảng là trói buộc thì thuyết pháp ( giảng giải= dịch nghĩa) chỉ cho mất thời giờ của các bậc tu , để ai muốn hiểu( ngộ) sao hiểu?Chưa bao giờ dám tự cho là học, đọc được nhiều nhưng đã được nghe nhiều bậc thầy giảng giải mới thấy hiểu(ngộ) của mỗi thầy một lối, cùng 1 vấn đề .Ai cũng đúng cả( kg dám ví như 5 tiên tri đi coi voi),tự nghĩ có thể do vẫn từ trong các bộ sách chưa thống nhất rõ rằng mình bạch , nên liều lĩnh lên tiếng,với hy vọng giúp mình và những người cùng cảnh ngộ. Bản thân vẫn tự kg được lưu loát,bóng bẩy... chỉ biết nói thẳng nếu có lỡ lời, mong lượng thứ,Kính
Ngôn ngữ của một dân tộc sẽ biến chuyển cả về mặt hình thức lẫn nội dung mà ngôn ngữ đó biểu đạt tùy theo sự thay đổi về đời sống kinh tế chính trị văn hoá của dân tộc đó , mà nhận thức cũng chỉ là một yếu tố lệ thuộc.

Khi Phật giáo xuất hiện tại Ấn Độ cách đây hơn 2600 năm, thì tới thế kỷ thứ 1 sau CN được du nhập vào Việt Nam thông qua các nhà sư truyền giáo - đó là thời kỳ Bắc thuộc, ngôn ngữ được chuyển dịch và biểu đạt tư tưởng, nhận thức của Phật giáo là tiếng Hán, rồi tới Hán Nôm vào thời kỳ Nhà nước phong kiến tự chủ khoảng thế kỷ thứ 10 sau CN.

Cho tới thế kỷ 16 thời Nam Bắc phân tranh triều Nguyễn, kéo dài tới thế kỷ 18-19, người Bồ Đào Nha rồi tới người Pháp chiếm đóng cai trị nước ta, đi theo nó là sự tiêu diệt Phật giáo, truyền bá Thiên chúa giáo và phổ cập tiếng Pháp, chữ quốc ngữ mới có đời sống thật tế để phát triển cho đến ngày nay.

Như vậy là dù cho nên văn hoá ngàn năm đáng tự hào của dân tộc Việt thuốc giống Rồng Tiên thì việc truyền bá nhận thức, tư tưởng Phật giáo đã gặp phải quá trình gián đoạn hằng thế kỷ, khiến cho việc biểu đạt tư tưởng đó bị mắc kẹt trong cái vỏ Hán Nôm mà chưa thể tái sinh trọn vẹn trong cái vỏ tiếng Việt cho được.

Vì thế "khôn ngoan không cần lớn tuổi" có thể đúng với cá thể con người, còn văn hoá tư tưởng Phật giáo trong quá trình chuyển đổi hình dạng từ Hán sang Việt ắt không thể "đi tắt đón đầu" như đạo hữu kỳ vọng được đâu. Tuy nhiên, với những gì đang có bằng tiếng Việt (một bộ Tạp, Tiểu, Trung, Trường bộ đầy đủ; một bộ A Hàm gần như trọn vẹn; hàng chục bộ Kinh phát triển và hàng ngàn tông luận do các bậc tôn túc đi trước xả thân mà thực hiện) thì thiết nghĩ đã là dư thừa cho một người có tâm vì Đạo cố gắng rồi !

Chúc đạo hữu an lạc, tinh tấn.

Ps: Theo Ba Tuần thấy, cái thiếu bây giờ không phải là những dịch giả, mà là những vị thật chứng thật ngộ để đính chính và ấn chứng cho bản dịch đã và đang lưu hành mà thôi.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên