Làm Sao Biết Mình Kiến Tánh ?

tâm

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
61
Điểm tương tác
0
Điểm
6
tôi muốn xóa bài nầy.

Có DH nào xóa giùm chủ đề nầy, cám ơn nhiều.
 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Làm Sao Biết Mình Kiến Tánh ?

tôi muốn xóa bài nầy.

Có DH nào xóa giùm chủ đề nầy, cám ơn nhiều.

Kính bạn tam, và các bạn:

Câu hỏi của bạn tam rất hay. VQ nghĩ rằng không nên xóa đi ...

VQ sẽ cùng các bạn thảo luận vấn đề này ở mục Thảo luận kinh Niết Bàn (vào bài kế tiếp sau đây).

Kính mời các bạn tham gia.

Kính





 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2021
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Địa chỉ
ĐỒNG THÁP
NGÀY 17/6/2021
Dạ, Hoiquang xin kính chào toàn thể quí vị.
Để không phụ lời mời và để đáp lại diệu ý của Ngài VIENQUANG6 đã không xóa tiêu đề này, hơn nữa vì thấy tiêu đề bỏ trống đã lâu...như thế thì uổng phí quá...hihi!, nên nay tôi mạo muội rảnh sẽ vô đây viết ít đôi điều để tạm trả lời câu hỏi:
LÀM SAO BIẾT MÌNH KIẾN TÁNH?

Nhân tiện tôi gởi lời cảm ơn đến bạn TÂM, bạn còn khỏe chứ?

(Dạ, Hoiquang xin chú thích trước: Những gì mà tôi sắp sẽ viết dưới đây chỉ mang tính chất chia sẽ, trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân tôi thôi, không phải chỉ dạy hay áp đặt hay khoe khoang...Và Hoiquang chỉ là 1 con người bằng xương bằng thịt, tôi không phải là PHẬT, hay là TỔ hay chứng đắc một cái gì cả...Tôi còn đau bệnh, mê si, còn ăn cơm uống nước, tôi có thể mình tự nhầm lẫn, có thể mình tự hoang tưởng, cũng có thể mình lạc lối, phàm phu thiền, hay lạc vào tà thiền, ngoại đạo....hay một cảm xúc gì đó....vân vân và vân vân.
Vì vậy cho nên, các bạn hãy cẩn thận mà tránh xa những gì tôi viết, coi chừng là vết xe đỗ...)



...
Dạ, hôm nay viết nhiêu thôi, hẹn mai mốt vậy...
 

Bình thường là đạo

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Tháng 5 2021
Bài viết
3
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Địa chỉ
Hà Nội
NGÀY 17/6/2021
Dạ, Hoiquang xin kính chào toàn thể quí vị.
Để không phụ lời mời và để đáp lại diệu ý của Ngài VIENQUANG6 đã không xóa tiêu đề này, hơn nữa vì thấy tiêu đề bỏ trống đã lâu...như thế thì uổng phí quá...hihi!, nên nay tôi mạo muội rảnh sẽ vô đây viết ít đôi điều để tạm trả lời câu hỏi:
LÀM SAO BIẾT MÌNH KIẾN TÁNH?

Nhân tiện tôi gởi lời cảm ơn đến bạn TÂM, bạn còn khỏe chứ?

(Dạ, Hoiquang xin chú thích trước: Những gì mà tôi sắp sẽ viết dưới đây chỉ mang tính chất chia sẽ, trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân tôi thôi, không phải chỉ dạy hay áp đặt hay khoe khoang...Và Hoiquang chỉ là 1 con người bằng xương bằng thịt, tôi không phải là PHẬT, hay là TỔ hay chứng đắc một cái gì cả...Tôi còn đau bệnh, mê si, còn ăn cơm uống nước, tôi có thể mình tự nhầm lẫn, có thể mình tự hoang tưởng, cũng có thể mình lạc lối, phàm phu thiền, hay lạc vào tà thiền, ngoại đạo....hay một cảm xúc gì đó....vân vân và vân vân.
Vì vậy cho nên, các bạn hãy cẩn thận mà tránh xa những gì tôi viết, coi chừng là vết xe đỗ...)



...
Dạ, hôm nay viết nhiêu thôi, hẹn mai mốt vậy...
Hi đạo hữu không nên quá lo lắng bởi tôi nghĩ với công nghệ 4.0 hiện nay thì mỗi cá nhân cần phải biết "Tự thắp đuốc'' cho mình rồi.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hi đạo hữu không nên quá lo lắng bởi tôi nghĩ với công nghệ 4.0 hiện nay thì mỗi cá nhân cần phải biết "Tự thắp đuốc'' cho mình rồi.

Hí hí,,, như vậy đúng là... Bình Thường.

"Tự thắp đuốc" lên mà đi,,, ừ ừ... chúc bạn đi đúng đường,,, sợ trụ nơi thời gian nhiều ngã rẽ!

Là lá la... La la,,,
Đã có ông Phật ta,
Lúc nào cũng hiển ra,
Thấy nghe cùng biết mà,
Sao dụng chẳng nhận ra.
Là lá la... La la.

Mơ màng... Con Covy kìa... Chạy thui.
 

trứng luột

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 8 2015
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Dạ. Em kính chào các Bác cao kiến.

Cho em hỏi:

* Thế nào là Kiến ? Kiến cái gì ?
* Thế nào là Tánh ? Tánh của ai ?

Cảm ơn ạ
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hí hí... Hệ quy chiếu nào đây nhỉ,,, - là Chánh kiến đấy?

Ôi thôi,,,
Trăm năm Kiều vẫn là Kiều,,,
Trước đó muốn biết thời tra google,,,
Tra rồi chẳng tỏ mời vô,,,
Trâm anh xuất thế thời khai tông nhà,,,
Thế rồi mới được lời ca... Kkk.

Cảm ơn cám ơn...
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2021
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Địa chỉ
ĐỒNG THÁP
Dạ. Em kính chào các Bác cao kiến.

Cho em hỏi:

* Thế nào là Kiến ? Kiến cái gì ?
* Thế nào là Tánh ? Tánh của ai ?

Cảm ơn ạ
...
Dạ, chào bạn TRỨNG LUỘT mình nhớ là đã nói rất thích cái tên nick của bạn...hihi, việc đầu tiên là tôi và bạn và các bạn gần xa hãy mĩm cười trước đã.
Thật sự khi đối diện với một người dù ngoài đời thực hay trên online thì khi mình có thể hé mở cái mĩm cười với người mình đã đang sẽ tương tác thì....thật ấm áp, thật hạnh phúc!

Kế đến bạn có 4 câu hỏi muốn hỏi trên. Mình xin viết đại ra với cái hiểu biết của một ngoại đạo (tôi )thì cũng như người cùi sẽ không có gì sợ lỡ hihi...Vậy nếu bạn không sợ lây bệnh cuì của tôi thì bạn cứ tự nhiên hỏi tôi, đừng ngại, tôi biết tới đâu trao đổi với bạn tới đó...Cảm ơn bạn trước nha!

Như thế này:
- Thế nào là kiến? kiến chắc có nghĩa là thấy, tôi không rành HÁN VIỆT...Nhưng thấy ở 2 từ KIẾN TÁNH là thấy bằng cái lòng của mình, cái tâm của mình thấy, chứ không phải dùng con MẮT để thấy. Tức cũng như phải dùng cái lòng cái tâm của mình cảm nhận, trực nhận, ngộ nhận, tự xác nhận, tự thầm nhận...tự khéo nhận...
- Kiến cái gì? là Kiến cái Tánh.
- Thế nào là Tánh? Tánh Ở trong 2 chữ KIẾN TÁNH là để nói để chỉ một thứ nó vốn rất quen, KHÔNG CÓ TÊN, đã CÓ SẲN từ lâu, có trong mỗi con người và muôn thú kể cả CON VI RÚT CORONA, nói chung là chúng sanh đều giống y hệt như nhau, có sẳn trong NGÀI THÍCH CA, có trong TÔI, trong BẠN, VÀ TẤT CẢ CÁC BẠN (Phật giáo, tôn giáo khác, hay tất cả người không theo tôn giáo nào, già trẻ bé lớn, mập ốm cao thấp...đều có CÁI TÁNH cả), nó vốn không có tên gì, vì từ xưa nay đã có rồi, vây Tánh là một danh từ thôi, gọi bằng tên khác cũng không có sao như : cục đất, củ khoai, nhưng dùng từ TÁNH nó gần gũi với hai chữ tính cách, tính nết hay tánh tình...hồi thời PHẬT THÍCH CA CÒN TẠI THẾ, dịch giả dịch TẾNG VIỆT hình như chỉ có từ thấy cái thấy, nghe cái nghe! khi mà câu chuyện LA HẦU LA gõ chuông cho A NAN và đại chúng nghe, hay lúc ĐỨC PHẬT THÍCH CA xèo bàn tay, rồi nắm lại bảo đại chúng thấy gì không!!!??? (dạ, quí vị nào chưa đọc tới các câu chuyện này mà hâm mộ chuyện KIẾN TÁNH, THẤY CÁI THẤY, NGHE CÁI NGHE thì tìm kinh điển ĐẠO PHẬT đọc ạ, rất cảm ơn! quí vị nào đã rành đã thuộc thì Hoiquang nói như múa rìu qua mắt thợ) lúc đó chỉ ngôn ngữ loài người chưa phát triển với hợp trí thức trí óc con người thời xưa nên có lẽ chưa ai dịch kinh ra từ KIẾN TÁNH....sau này nghe nói mới xuất hiện 2 chữ KIẾN TÁNH trong THIỀN TÔNG của các chư TỔ thì phải (tôi cũng nghe loáng thoáng và giờ viết lại loáng thoáng thôi)...và Hoiquang tin rằng mai mốt hay lâu hơn nữa có lẽ vài trăm năm sau....sẽ có một từ ngữ nào đó phù hợp với cái trí thức bộ não của con người và có thể gọi bằng tên khác khác...hihi ai mà biết ngày mai sẽ ra sau?
-Tánh của ai? Của mình chứ ai vô đây. Tuy là của mình, nhưng mình không nhận ra thì cũng như TIỀN, VÀNG của người ta gởi mình, còn TIỀN, VÀNG của mình tuy có mà gởi ngân hàng nhưng quên mật khẩu ATM , mất sổ tiết kiệm...và lỡ có mất thì cũng không dám lại ngân hàng trình báo, kê khai để ngân hàng xác nhận mà trả lại tiền, vàng cho mình, vậy thì mình có TIỀN, NHIỀU TIỀN, RẤT RẤT NHIỀU TIỀN cũng bằng 0! Giống chuyện báo đăng có người quên mật khẩu ví TIỀN ĐIỆN TỬ có mấy ngàn BITCOIN tương đương mấy trăm triệu USD!

Phải tin lời PHẬT THÍCH CA đã nói rằng NÓ=CÁI TÁNH giống nhau và có từ lâu rồi ở mọi chúng sanh, và lúc nào cái TÁNH cũng ngay trước mặt, trước mắt mỗi chúng ta lúc nào cũng có thể nhận ra (ngoại trừ khi mình đi ngủ, hoặc là người chết!, hoặc người bệnh tâm thần, hoặc loài vật...) nhưng thật rất ít người nhận ra, thật rất ít người khéo léo nhận ra....Nhiều khi có người gợi ý, nhắc nhở, nhưng cũng không dễ gì tin, vì giang sơn khó đổi, bản tính khó dời...hihi

...
Dạ, đôi điều dài dòng trao đổi cùng riêng bạn TRÚNG LUỘT. Cảm ơn bạn đang đọc...
Dạ, sáng nay viết nhiêu thôi, hẹn mai mốt tiếp.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

phàm sở hữu tướng

hư thị giai vọng

nhược KIẾN --> chư tướng .. .phi tướng

tức kiến Như Lai - Kinh Kim Cang


nhược dĩ sắc --> KIẾN ngã [smile]

dĩ âm thinh --> CẦU ngã [smile]

thị nhơn .. hành tà đạo

bất năng kiến NHƯ LAI


(1) Kiến --> 4 CÁI TỨC LÀ [smile]

Tâm tức là --> TƯỚNG (ngã tướng)

Tướng tức là --> TÁNH

Tánh tức là --> KHÔNG

Không tức là --> CÓ

cho nên ... KIẾN ở đây ... là thấy 4 cái TỨC LÀ [smile]

cũng là NGHĨA 3 CÂU .. và cũng là NGHĨA 1 CÂU [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

trứng luột

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 8 2015
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
Điểm
3
...
- Thế nào là kiến? kiến chắc có nghĩa là thấy, tôi không rành HÁN VIỆT...Nhưng thấy ở 2 từ KIẾN TÁNH là thấy bằng cái lòng của mình, cái tâm của mình thấy, chứ không phải dùng con MẮT để thấy. Tức cũng như phải dùng cái lòng cái tâm của mình cảm nhận, trực nhận, ngộ nhận, tự xác nhận, tự thầm nhận...tự khéo nhận...
- Kiến cái gì? là Kiến cái Tánh.
- Thế nào là Tánh? Tánh Ở trong 2 chữ KIẾN TÁNH là để nói để chỉ một thứ nó vốn rất quen, KHÔNG CÓ TÊN, đã CÓ SẲN từ lâu, có trong mỗi con người và muôn thú kể cả CON VI RÚT CORONA, nói chung là chúng sanh đều giống y hệt như nhau, có sẳn trong NGÀI THÍCH CA, có trong TÔI, trong BẠN, VÀ TẤT CẢ CÁC BẠN (Phật giáo, tôn giáo khác, hay tất cả người không theo tôn giáo nào, già trẻ bé lớn, mập ốm cao thấp...đều có CÁI TÁNH cả), nó vốn không có tên gì, vì từ xưa nay đã có rồi, vây Tánh là một danh từ thôi, gọi bằng tên khác cũng không có sao ...
-Tánh của ai? Của mình chứ ai vô đây. ....

Phải tin lời PHẬT THÍCH CA đã nói rằng NÓ=CÁI TÁNH giống nhau và có từ lâu rồi ở mọi chúng sanh, và lúc nào cái TÁNH

...
Dạ, đôi điều dài dòng trao đổi cùng riêng bạn TRÚNG LUỘT. Cảm ơn bạn đang đọc...
Trước xin cảm ơn ngài Hồi Quang đã chia sẻ.
Trứng luột xin có nhận xét như sau:
* Theo ngài: "Kiến" có nghĩa là thấy không bằng mắt mà "thấy" bằng "tâm".

Theo như lời Phật dạy ở kinh Thủ Lăng Nghiêm, thì nghĩa ngài nói chưa thông được.

Như đoạn kinh sau:
  • Phật kêu A-Nan hỏi rằng: "Trong giáo pháp ta, ông ngưỡng mộ cái gì mà phát tâm xuất gia?"
  • A-nan thưa: "Vì thấy Phật có 32 tướng tốt đẹp lạ thường, con sanh lòng hâm mộ và phát tâm xuất gia."
  • Phật hỏi: "Ông nói: Vì thấy 32 tướng tốt của Phật, sanh lòng hâm mộ; vậy ông lấy cái gì để thấy, và lấy cái gì để hâm mộ?"
  • A-Nan thưa: "Con lấy mắt để thấy và dùng tâm hâm mộ."
  • Phật hỏi: "Ông nói: lấy con mắt để thấy và cái tâm hâm mộ, vậy ông có biết cái tâm và con mắt ở chỗ nào không?
  • Ông từ hồi nào đến giờ, nhiều kiếp sanh tử luân hồi, cũng vì tâm và mắt! Nếu ông không biết nó ở chỗ nào, thì không bao giờ hàng phục được phiền não và trần lao. Cũng như vị quốc vương, bị giặc đến xâm chiếm, đem binh dẹp trừ, nếu không biết giặc trú ngụ ở chỗ nào thì không bao giờ dẹp được giặc."
Theo như đoạn kinh trên. Nghĩa chữ Kiến của ngài không thành lập được. Vì con mắt của ngài không thể "Thấy Tánh" (kiến). TÂM của ngài không thể thấy "Tánh" vì công dụng của Tâm là TRI (biết).

Lại nữa TÂM thì có nhiều loại Tâm vậy ngài dùng cái Tâm nào mà nói thấy: Vọng Tâm chăng ?, ý tâm chăng ?, thức tâm chăng ?, huyễn Tâm chăng ?, Chân Tâm chăng ?...Hay Vô Tâm để thấy ?

Xin ngài chỉ rỏ TÂM nào để thấy, Tâm đó ở đâu ? màu gì ? nặng bao nhiêu ? hay do ngài tưởng tượng là Tâm ?
 
Last edited by a moderator:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
ha ha ha [smile]

phàm sở hữu tướng

hư thị giai vọng

nhược KIẾN --> chư tướng .. .phi tướng

tức kiến Như Lai - Kinh Kim Cang


nhược dĩ sắc --> KIẾN ngã [smile]

dĩ âm thinh --> CẦU ngã [smile]

thị nhơn .. hành tà đạo

bất năng kiến NHƯ LAI


(1) Kiến --> 4 CÁI TỨC LÀ [smile]

Tâm tức là --> TƯỚNG (ngã tướng)

Tướng tức là --> TÁNH

Tánh tức là --> KHÔNG

Không tức là --> CÓ

cho nên ... KIẾN ở đây ... là thấy 4 cái TỨC LÀ [smile]

cũng là NGHĨA 3 CÂU .. và cũng là NGHĨA 1 CÂU [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]

Đạo hữu nói 4 cái tức...

Hí hí,,, cái tôi thêm.... Vô cùng tức...
Bản giác tự ngẫm,,, oan quá oan quá... Tức quá mà!
Hí hí.... chơi thật,,, ủa thật hả?
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2021
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Địa chỉ
ĐỒNG THÁP
Trước xin cảm ơn ngài Hồi Quang đã chia sẻ.
Trứng luột xin có nhận xét như sau:
* Theo ngài: "Kiến" có nghĩa là thấy không bằng mắt mà "thấy" bằng "tâm".

Theo như lời Phật dạy ở kinh Thủ Lăng Nghiêm, thì nghĩa ngài nói chưa thông được.

Như đoạn kinh sau:
  • Phật kêu A-Nan hỏi rằng: "Trong giáo pháp ta, ông ngưỡng mộ cái gì mà phát tâm xuất gia?"
  • A-nan thưa: "Vì thấy Phật có 32 tướng tốt đẹp lạ thường, con sanh lòng hâm mộ và phát tâm xuất gia."
  • Phật hỏi: "Ông nói: Vì thấy 32 tướng tốt của Phật, sanh lòng hâm mộ; vậy ông lấy cái gì để thấy, và lấy cái gì để hâm mộ?"
  • A-Nan thưa: "Con lấy mắt để thấy và dùng tâm hâm mộ."
  • Phật hỏi: "Ông nói: lấy con mắt để thấy và cái tâm hâm mộ, vậy ông có biết cái tâm và con mắt ở chỗ nào không?
  • Ông từ hồi nào đến giờ, nhiều kiếp sanh tử luân hồi, cũng vì tâm và mắt! Nếu ông không biết nó ở chỗ nào, thì không bao giờ hàng phục được phiền não và trần lao. Cũng như vị quốc vương, bị giặc đến xâm chiếm, đem binh dẹp trừ, nếu không biết giặc trú ngụ ở chỗ nào thì không bao giờ dẹp được giặc."
Theo như đoạn kinh trên. Nghĩa chữ Kiến của ngài không thành lập được. Vì con mắt của ngài không thể "Thấy Tánh" (kiến). TÂM của ngài không thể thấy "Tánh" vì công dụng của Tâm là TRI (biết).

Lại nữa TÂM thì có nhiều loại Tâm vậy ngài dùng cái Tâm nào mà nói thấy: Vọng Tâm chăng ?, ý tâm chăng ?, thức tâm chăng ?, huyễn Tâm chăng ?, Chân Tâm chăng ?...Hay Vô Tâm để thấy ?

Xin ngài chỉ rỏ TÂM nào để thấy, Tâm đó ở đâu ? màu gì ? nặng bao nhiêu ? hay do ngài tưởng tượng là Tâm ?
...
Tiếp tục câu hỏi của bạn TRỨNG LUỘT, chiều nay Hoiquang đã định chưa viết tiếp...nhưng thấy bạn TRỨNG LUỘT trích dẫn vài câu trong kinh THỦ LĂNG NGHIÊM, nên Hoiquang mạn phép trích dẫn đoạn kinh trên rõ hơn nhiều hơn để mọi người cùng đọc, hay đọc lại (nếu đã đọc rồi) cho có đầu có đuôi:

...
PHẦN TRÍCH DẪN NHƯ SAU:

PHPT2 K.VI - BÀI THỨ 2: BẢY ĐOẠN PHẬT HỎI VỀ TÂM​

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG QUYỂN 2

Sa môn THÍCH THIỆN HOA

KHÓA VI: TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT HAY LÀ ÐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM

Bài thứ 2: BẢY ĐOẠN PHẬT HỎI VỀ TÂM



Trước khi muốn chỉ chơn tâm, Phật gạn hỏi cái vọng tâm. Khi đã hiểu vọng tâm rồi, thì về sau Phật chỉ cái chơn tâm mới khỏi lầm. Cũng như người, trước phân biệt được thau, đồng và vàng giả rồi, thì về sau chỉ đến vàng thiệt, họ mới nhận được chắc chắn, nên trước Phật hỏi về cái Tâm.

Phật kêu A Nan hỏi rằng:

- Trong giáo pháp ta, ông ngưỡng mộ cái gì mà phát tâm xuất gia?

A Nan thưa:

- Vì thấy Phật có 32 tướng tốt đẹp lạ thường, con sanh lòng hâm mộ nên phát tâm xuất gia.

Phật hỏi:

- Ông nói: “Vì thấy 32 tướng tốt của Phật, sanh lòng hâm mộ”; vậy ông lấy cái gì để thấy, và lấy cái gì để hâm mộ?

A Nan thưa:

- Con lấy mắt để thấy và dùng tâm hâm mộ.

Phật hỏi:

- Ông nói: “Lấy con mắt để thấy và cái tâm hâm mộ”, vậy ông có biết cái tâm và con mắt ở chỗ nào không?

Ông từ hồi nào đến giờ, nhiều kiếp sanh tử luân hồi, cũng vì tâm và mắt! Nếu ông không biết nó ở chỗ nào, thì không bao giờ hàng phục được phiền não trần lao.

Cũng như vị quốc vương, bị giặc đến xâm chiếm, đem binh dẹp trừ, nếu không biết giặc trú ngụ ở chỗ nào thì không bao giờ dẹp được giặc.

I. A NAN CHẤP TÂM Ở TRONG THÂN

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, không những một mình con hiểu, mà tất cả chúng sanh cũng đều cho “con mắt ở trên mặt, còn tâm ở trong thân”.

PHẬT BÁC

Phật hỏi:

- Ông ngồi trong giảng đường này, trước hết ông thấy cái gì? Và vì sao ông thấy được cây cối ngoài vườn?

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, con ngồi trong giảng đường, trước thấy Phật cùng chư Tăng, và nhờ mở các cửa, nên con nhìn ra ngoài, thấy được cây cối, cảnh vật bên ngoài.

Phật hỏi:

- Có ai ngồi trong nhà, không thấy các vật trong nhà, mà lại thấy được cảnh vật bên ngoài không?

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, người ngồi trong nhà, mà không thấy các vật trong nhà, lại thấy cảnh vật bên ngoài là không có lý.

Phật nói:

- Tâm ông cũng thế, nếu thật ở trong thân ông, thì trước hết nó phải thấy tim, gan, ruột, phổi hoặc móng tay ra, tóc dài, gân chuyển, mạch động ở trong, rồi sau do mở mắt, ông mới thấy đặng các cảnh vật bên ngoài. Cũng như người ngồi trong giảng đường này, trước hết phải thấy Phật cùng chúng Tăng và những vật trong giảng đường, rồi sau nhìn ra ngoài, mới thấy núi sông cây rừng v.v…

Vậy có ai trước thấy tim, gan, ruột, phổi ở trong thân, rồi sau mới thấy các vật ở bên ngoài không? Nếu không, thì ông nói: “Tâm ở trong thân” là phi lý.

II. A NAN CHẤP TÂM Ở NGOÀI THÂN

A Nan bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, cứ theo lý luận trên thì con hiểu: tâm ở ngoài thân. Vì nếu tâm ở trong thân, sao không thấy được các vật ở bên trong, mà chỉ thấy cảnh vật bên ngoài. Vậy nên con biết tâm ở ngoài thân. Cũng như cái đèn đốt ngoài nhà, nên chẳng sáng được trong nhà. Nghĩa này đúng rồi, chắc không còn lầm lạc nữa.

PHẬT BÁC

Phật hỏi A Nan:

- Cái tâm của ông, nếu ở ngoài thân, thì thân và tâm ông không dính dấp với nhau. Vậy trong lúc tâm biết, thân phải không biết; còn khi thân biết, thì tâm phải không biết.

Cũng như ta với các thầy Tỳ kheo, vì thân thể khác nhau, nên khi ta thọ trai, các thầy không no được .

Vậy ông thử xem cánh tay của ta đây, trong lúc mắt (thân) ông vừa thấy, tâm ông có biết liền không?

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, trong lúc mắt con vừa thấy, thì tâm con liền phân biệt.

Phật hỏi:

- Nếu mắt ông vừa thấy, tâm ông liền biết, thì thân và tâm không thể rời nhau được. Như thế thì ông nói: “Tâm ở ngoài thân” cũng không phải.

III. A NAN CHẤP TÂM ẨN TRONG CON MẮT

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, theo lời Phật bác: “Tâm không phải ở trong thân, vì nó chẳng thấy được bên trong; cũng không phải ở ngoài thân, vì mắt (thân) vừa thấy, tâm liền biết, rõ ràng thân tâm không rời nhau”.

Cứ theo lý luận này, thì con hiểu: Tâm núp trong con mắt; cũng như con mắt của người mang kiếng, nên chỉ thấy các cảnh vật bên ngoài, mà không thấy được bên trong.

PHẬT BÁC

Phật hỏi A Nan:

- Nếu tâm ông núp trong con mắt, cũng như con mắt người mang kiếng; vậy tôi hỏi: “Người mang kiếng trong khi họ thấy cảnh vật, họ có thấy được cái kiếng mang đó không?”

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, thấy được .

Phật hỏi:

- Nếu tâm ông cũng như con mắt người mang kiếng thì, vậy sao người mang kiếng có thể thấy được cái kiếng mang, còn tâm ông sao không thấy được con mắt của ông?

Nếu tâm ông thấy được con mắt của ông, thì con mắt của ông thành ra cảnh bị thấy, nó phải ở ngoài thân ông mới phải.

Nếu thân, tâm ngoài nhau, thì làm sao mắt ông vừa thấy, tâm ông liền phân biệt được?

Nếu tâm ông không thấy được con mắt của ông, thì sao ông tỷ dụ như con mắt người mang kiếng?

Thế nên ông nói: “Tâm núp trong con mắt, như con mắt người mang kiếng núp sau cái kiến”, cũng không phải.

IV. ÔNG A NAN CHẤP TRỞ LẠI, TÂM Ở TRONG THÂN

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, bây giờ con nghĩ: Nhắm mắt thấy tối, là tâm thấy trong thân (gan ruột); nhờ cửu khiếu, thất huyệt (các giác quan) trống hở, nên mở mắt thấy sáng là tâm thấy các cảnh vật ngoài thân. Chẳng biết nghĩa này có đúng không?

PHẬT BÁC

Phật hỏi A Nan:

- Ông nói: “Nhắm mắt thấy tối là thấy trong thân”; vậy thì khi ông thấy tối, cảnh tối đó có đối trước mắt ông hay không?

Nếu cái tối không đối trước mắt, thì không thành cái nghĩa thấy. Còn có đối trước mắt, thì thấy tối là thấy trước, sao ông lại nói thấy trong?

Nếu ông cho thấy tối là thấy trong thân (gan ruột) thì khi ở trong nhà tối không có ánh sáng, ông thấy tối đó, cũng là thấy gan ruột của ông sao?

Lại nữa, nếu nhắm mắt thấy tối, ông cho là thấy trong thân, mở mắt thấy sáng là thấy ngoài thân, vậy sao ông không thấy được cái mặt?

Cái mặt ở ngoài, ông mở mắt còn không thấy, thì khi nhắm mắt thấy tối, làm sao chắc là thấy trong thân?

Nếu ông thấy được cái mặt ông, thì con mắt với tâm hiểu biết của ông, phải ở ngoài thân ông.

Nếu tâm và mắt ở ngoài thân, thì nó không phải là tâm mắt của ông rồi.

Nếu ông cho tâm, mắt (ngoài thân ông) đó cũng là ông, vậy thì nay ta thấy được mặt ông, thế thì ta đây cũng là tâm, mắt của ông sao?

Lại nữa, trong lúc con mắt ông biết, thì thân ông phải không biết, khi thân ông biết, thì con mắt ông phải không biết (vì ông chấp nó rời nhau).

Nếu ông cho cả hai đều biết, thì một mình ông phải có hai cái biết (tâm), vậy khi tu hành chứng quả, ông sẽ thành hai vị Phật sao?

Thế nên phải biết: Ông nói: “thấy tối là thấy trong thân” cũng không phải.

V. A NAN CHẤP TÂM TÙY CHỒ HÒA HIỆP MÀ CÓ.

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, con thường nghe Phật dạy tứ chúng: “Do tâm sanh, nên các pháp mới sanh. Do các pháp sanh, cho nên tâm mới sanh”. Nay con suy nghĩ, thì cái “suy nghĩ” đó là tâm của con; tùy hòa hiệp chỗ nào, thì tâm liền theo đó mà có, không phải ở trong, ngoài và chính giữa.

PHẬT BÁC

Phật hỏi Anan: Ông nói: “Tùy hòa hiệp chỗ nào, thì tâm liền theo đó mà có”; như thế thì cái tâm của ông không có thật thể.

Nếu tâm ông không có hình thể (tức là không có) thì lấy cái gì mà hòa hiệp? Còn nó có hình thể, thì ông thử lấy tay mặt đánh qua tay trái, ông liền biết đau. Vậy cái tâm biết đau này, là từ trong thân chạy ra hay từ bên ngoài chạy vào?

Nếu ông nói: “Nó từ trong thân chạy ra”, thì ttrước hết nó phải thấy gan ruột trong thân của ông. Còn nếu nó từ ngoài hư không chạy vào, thì trước hết nó phải thấy cái mặt của ông.

A Nan thưa:

- Con mắt thì thấy, còn cái tâm thì biết; Phật nói: “cái tâm thấy”, nghĩa đó không phải.

Phật hỏi:

- Nếu con mắt thấy thì những người chết, con mắt vẫn còn, sao họ không thấy vật?

Nếu người chết, mà vẫn còn thấy vật, thì sao gọi là người chết?

Lại nữa, nếu cái tâm hiểu biết của ông có thật thể, thì có một thể hay nhiều thể, ở khắp cả thân ông, hay không khắp cả thân?

Nếu tâm ông có một thể, và ở khắp cả thân, thì khi ông lấy tay đánh thử một chỗ trên thân ông, đáng lẽ cả thân đều biết đau hết, vì tâm ở khắp cả thân và đồng một thể.

Nếu cả thân đều biết đau, thì cái đau đó lẽ ra không có ở nhứt định chỗ nào.

Nếu có đau có chỗ nhứt định, thì ông nói: “cái tâm một thể và ở khắp cả thân” cũng không phải. Còn nói “tâm ông có nhiều thể”, thì thành ra nhiều người; vậy cái nào là tâm của ông?

Nếu tâm ông không ở khắp thân thể, vậy ông đồng thời vừa đụng trên đầu, và cũng vừa đụng dưới chân, khi ấy, nếu đầu biết đau, thì chân phải không biết, còn chân biết đau, thì đầu phải không biết.

Nhưng thật tế thì, đầu và chân của ông cả hai đều biết đau.

Thế nên ông nói: “tùy hòa hiệp chỗ nào, thì tâm tùy theo đó mà có”, cũng không phải.

VI. A NAN CHẤP TÂM Ở CHÍNH GIỮA

A Nan bạch Phật:

- Con nghe Phật cùng với ngài Văn Thù, v.v... khi luận về “thật tướng” (chơn tâm), Phật dạy rằng: “Tâm chẳng ở trong và cũng không ở ngoài”.

Nay con suy nghĩ: Nếu tâm ở trong thân, sao chẳng biết được bên trong? Còn nói tâm ở ngoài, thì sao thân tâm lại biết nhau? Như thế thì “tâm” chắc ở chính giữa.

PHẬT BÁC

Phật hỏi:

- Ông nói “Tâm ở chính giữa”, vậy cái “chính giữa” đó ở chỗ nào? Phải có nhứt định và rõ ràng, ở nơi thân, hay ở nơi cảnh?

Nếu ở nơi thân, thì ở một bên thân, hay ở giữ thân?

Nếu ở một bên thì không phải “chính giữa”; còn ở chính giữa thân, thì đồng với ở trong thân, như đã nói trước. Nghĩa là: tâm phải thấy trước tim, gan, ruột, phổi ở bên trong .

Còn như ở về cảnh, thì có thể nêu (cái giữa) ra được, hay không nêu ra được?

Nếu không nêu ra được, thì đồng như không có; còn nêu ra được, thì không thể nhứt định chỗ nào là chính giữa.

Vì sao? Như người lấy cây cắm chính giữa, nếu người ở phía đông thì xem thấy cây ấy cắm ở phía tây; còn người ở phía nam, thì xem thấy cây cắm ở phía bắc.

Cái cây cắm nêu đó đã không nhứt định chỗ nào là chính giữa, thì cái tâm của ông cũng phải lộn lạo không định.

A Nan thưa:

- Con nói “chính giữa” không phải hai chỗ ấy. Như Phật thường nói: “con mắt đối với sắc trần, sanh ra nhãn thức”. Một bên con mắt thì có phân biệt, một bên sắc trần lại không phân biệt, cái thức sanh chính giữa, đó là chỗ của tâm ở.

Phật hỏi:

- Ông nói: “Tâm ông sanh chính giữa căn và trần cảnh”. Vậy thì cái tâm thể này, gồm cả căn và cảnh hay không gồm cả hai.

Nếu gồm cả hai, thì căn với cảnh lộn lạo (căn không thành căn, cảnh không thành cảnh; vì vừa biết mà cũng vừa không biết). Song trần cảnh thì không có tri giác, còn căn lại có tri giác, hai bên đối lập riêng khác, vậy lấy chỗ nào làm giữa.

Còn như không gồm cả căn và cảnh, thì tâm không có thật thể. Vậy lấy cái gì làm chính giữa?

Thế nên phải biết: Ông nói “tâm ở chính giữa” cũng không phải.

VII. A NAN CHẤP CÁI “KHÔNG TRƯỚC” LÀM TÂM

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, ngày trước con thấy khi Phật cùng với ông Đại Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, v.v... nói pháp, Phật có dạy rằng:

“Cái tâm hiểu biết phân biệt, không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở chính giữa, không ở chỗ nào cả; “không dính mắc (vô trước) tất cả” đó gọi là tâm”.

Vậy nay con lấy cái “không dính mắc” đó làm tâm, chẳng biết có hay được không?

PHẬT BÁC

Phật hỏi:

- Ông nói: Lấy cái “không dính mắc tất cả” làm tâm. Vậy tôi hỏi ông: Tất cả các vật tượng trong thế gian này, nào là hư không, thế giới, v.v... Vậy các vật tượng ấy có, mà ông không dính mắc (trước) hay là không, mà ông không dính mắc?

Nếu các vật tượng ấy không có, thì cũng như lông rùa, sừng thỏ: nó đã không, thời có gì mà dính mắc.

Nếu còn có cái “không dính mắc” thì ông không thể nói rằng “không dính mắc được”. Vì cái gì không có hình tướng thì không, còn cái gì có hình tướng là có. Nếu có hình tướng thì phải bị “dính mắc”.

Thế nên ông nói: “không dính mắc tất cả làm tâm” cũng không phải.

LƯỢC GIẢI

Đã bảy lần Phật gạn về tâm, ông A Nan đều nói không trúng. Vậy nên biết: Nếu chưa ngộ được thể tánh chơn tâm, thì dù cho nói cách nào cũng sai cả. Chẳng khác nào như trong Nhiếp Đại thừa luận có cái dụ: “Kẻ mù rờ voi”. Người rờ nhầm cái chân thì nói con voi như cột nhà, người rờ nhằm lỗ tai, thì nói voi như ki hốt rác, người rờ nhằm đuôi, thì nói voi như cây chổi quét nhà, v.v... Mặc dù rờ trúng, nhưng nói và nghĩ thế nào cũng sai cả. Phải thấy chơn tướng của con voi, thì nói mới không sai.

Chúng ta cũng nên lưu ý: Trong kinh này, ngài A Nan đại diện cho tất cả chúng sanh mê lầm hiện tại, cũng như tương lai mà đứng ra thưa hỏi.

Có những đoạn Ngài trình bày hoặc thưa hỏi rất thấp, là đại diện cho những chúng sanh mê lầm bực hạ căn. Có những đoạn Ngài trình bày hoặc thưa hỏi thâm thúy, là đại diện cho những chúng sanh căn tánh bực thượng. Vậy chúng ta không nên căn cứ lời trình bày trên mặt văn tự mà phê phán trình độ của Ngài.
Logo_hoa_sen_ket_thuc_bai.jpg


..................................................................................................

PHPT2 K.VI - BÀI THỨ 3: A NAN CẦU PHẬT DẠY PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH, LẦN THỨ HAI​

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG QUYỂN 2

Sa môn THÍCH THIỆN HOA

KHÓA VI: TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT HAY LÀ ÐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM

Bài thứ 3: A NAN CẦU PHẬT DẠY PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH, LẦN THỨ HAI



I. A NAN CẦU PHẬT DẠY PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH LẦN THỨ HAI


Ông A Nan đã bảy lần chỉ tâm đều không trúng, vì ông chấp vọng tưởng làm tâm, nên bị Phật bác cả. Lần thứ hai ông đứng dậy chắp tay kính lạy, cầu Phật chỉ dạy phương pháp tu hành để thoát ly sanh tử luân hồi.

A Nan thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Con là em Phật, tuy đã xuất gia, mà vẫn còn ỷ lại lòng thương yêu của Phật chỉ lo học rộng nghe nhiều, không chuyên tu niệm, nên không chứng được đạo quả, chẳng hàng phục nổi tà chú của ngoại dạo Ta Tỳ Ca La; trái lại, còn bị Ma Đăng Già bắt vào phòng dâm... phải nhờ Phật cứu độ. Vậy cúi xin Phật từ bi chỉ dạy cho con phương pháp tu hành, để phá trừ ác kiến và chứng thành đạo quả.

Thưa thỉnh xong, A Nan và đại chúng đều kính cẩn và trông chờ lời Phật chỉ dạy.

II. PHẬT GẠN HỎI TÂM LẦN THỨ HAI

Lúc bấy giờ Phật gạn hỏi lại cái “tâm” lần thứ hai, và bảo ông A Nan phải phân biệt rành rõ cái nào là chơn tâm và cái nào là vọng tâm.

Phật dạy:

- Ông nay muốn đặng đạo vô thượng Bồ đề, thì điều cần nhứt là phải hiểu rõ hai món căn bản:

+ Một căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm.

+ Một căn bản của Bồ đề, Niết-bàn, là chơn tâm.

Nếu ông nhận lầm căn bản của sanh tử (vọng tâm) làm nhơn tu hành, thì không bao giờ giải thoát được. Cũng như người nhận giặc làm con, thì chỉ thêm bị phá hại gia sản của mình mà thôi. Và cũng như người nấu cát làm cơm, dầu trải bao nhiêu năm cũng chẳng thành cơm được.

Vậy nay ông muốn biết đường lối tu hành để ra khỏi sanh tử luân hồi, thì ông hãy nghe tôi hỏi đây:

Phật liền đưa bàn tay, co lại năm ngón và hỏi ông A Nan rằng:

- Ông có thấy không?

A Nan đáp:

- Bạch Thế Tôn, thấy.

Phật hỏi:

- Ông thấy cái gì?

A Nan đáp:

- Con thấy Phật đưa bàn tay co năm ngón lại.

Phật hỏi:

- Ông lấy cái gì để thấy và lấy cái gì làm tâm?

III. A NAN CHẤP CÁI “SUY NGHĨ PHÂN BIỆT” LÀM TÂM

A Nan thưa:

- Con lấy “mắt” để thấy và cái “biết suy nghĩ, phân biệt” làm tâm.

Phật quở:

- Dốt lắm, A Nan! Cái đó không phải là tâm của ông.

LƯỢC GIẢI

Chúng ta nên lưu ý: Thông thường ai cũng đều cho cái “suy nghĩ phân biệt” là tâm của mình, mà Phật lại nói “không phải tâm”. Vậy chúng ta cần phải chín chắn suy xét chỗ đó.

***

A Nan hoảng hốt, đứng dậy thưa Phật:

- Bạch Thế Tôn, cái “suy nghĩ, phân biệt” này, nếu không phải là tâm của con thì gọi nó là cái gì?

Phật dạy:

- Nó là “vọng tưởng” (vọng tâm). Bởi các ông từ hồi nào đến giờ, lầm nhận “vọng tưởng” làm “chơn tâm”, cho nên nhiều kiếp trầm luân. Như người nhận giặc làm con, nên bị giặc phá hại.

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, con vì thương Phật nên mới xuất gia, thì con chỉ dùng cái tâm này mà thương Phật. Con phụng thờ các đức Phật trong mười phương và làm tất cả các điều công đức, cũng dùng cái tâm này. Dầu cho con có làm các điều tội lỗi, hủy báng Phật pháp, đọa vào địa ngục đi nữa, thì con cũng dùng cái tâm này. Ngày hôm nay Phật nói “nó” không phải tâm của con, như thế thành ra con không có tâm; nếu không có tâm, thì con đồng như cây, đá rồi! Cúi xin đức Thế Tôn từ bi chỉ giáo.

Phật dạy rằng:

- Này A Nan nếu ông chấp cái “suy nghĩ, phân biệt” là tâm của ông, thì khi rời cảnh vật hiện tiền, cái tâm “hiểu biết, phân biệt” ấy, cũng vẫn còn, thế mới phải là tâm của ông. Nếu rời cảnh vật hiện tiền, mà tâm hiểu biết phân biệt ấy mất đi, thì không phải là chơn tâm của ông rồi.

Dầu cho ông diệt hết năm tri giác bên ngoài là thấy, nghe, hay, biết (năm giác quan), chỉ còn lưu lại cái “thầm thầm phân biệt” bên trong (thức thứ sáu) thì đó cũng là cái vọng tưởng phân biệt (ý thức thứ sáu) bóng dáng pháp trần không phải là chơn tâm của ông.

Này A Nan, tôi không bắt buộc ông phải chấp cái “suy nghĩ phân biệt” đó là không phải tâm của ông; tôi chỉ bảo ông nên chính chắn suy xét: Nếu rời cảnh vật hiện tiền, mà cái “suy nghĩ phân biệt” này vẫn còn, thì mới phải thật là chơn tâm của ông.

Còn nếu rời khỏi cảnh vật hiện tiền, mà cái “suy nghĩ phân biệt” này cũng mất luôn đi, thì rõ ràng nó là cái “vọng tưởng phân biệt” (vọng tâm) bóng dáng của sáu trần, chớ không phải là “chân tâm thường trụ” của ông vậy.

Nếu ông nhận cái “hư vọng phân biệt sanh diệt” (vọng tưởng) này làm tâm của ông, thì khi cảnh vật hiện tiền qua rồi, tâm ấy cũng theo cảnh vật mà diệt đi. Lúc bấy giờ thành ra ông không có tâm rồi. Nếu không có tâm, thì ông lấy cái gì để tu hành, và thành đạo chứng quả.

Ông phải biết rằng: trong thế gian tất cả người tu hành, không được thành đạo, đều do chấp lầm cái “vọng tưởng sanh diệt” (vọng tâm) này làm chân thật (chơn tâm).

Chính ông ngày nay cũng thế, nên tuy học nhiều mà không được quả Thánh.

IV. A NAN CẦU PHẬT CHỈ DẠY PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH LẦN THỨ BA.

A Nan cùng đại chúng, nghe Phật nói như vậy, đều ngẩn ngơ và im lặng.

Lúc bấy giờ ông A Nan cúi đầu lạy Phật, quỳ gối chắp tay vừa khóc lóc, vừa bạch Phật rằng:

- Con từ khi xuất gia theo Phật đến nay, vì ỷ lại là em của Phật, tin chắc sẽ nhờ oai thần Phật ban cho đạo quả, chẳng cần tu hành cực nhọc; không ngờ ai tu nấy chứng, không thể thay thế cho nhau được.

Hôm nay con mất “bản tâm” đi rồi, thân tuy xuất gia mà tâm chẳng vào đạo, chẳng khác nào đứa cùng tử bỏ cha trốn đi.

Nay con mới biết học nhiều mà không tu, cũng như người không học, và cũng như người nói đến đủ các thức ăn, rốt cuộc trong bụng vẫn đói.

Bạch Thế Tôn, chúng con vì hai chướng phiền não và sở tri ràng buộc, nên không ngộ được chơn tâm. Cúi xin đức Thế Tôn thương xót kẻ bần cùng, chỉ dạy cho con phương pháp tu hành, để phát minh được tâm tánh.

V. PHẬT CHỈ CÁI “THẤY” THƯỜNG CÒN

Khi ấy Phật kêu A Nan, dạy rằng:

- Vừa rồi ông nói “thấy năm ngón tay của ta co nắm lại”. Vậy vì sao có nắm tay? Và nhờ cái gì mà có cái thấy?

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, nhơn bàn tay của Phật co lại năm ngón, nên mới có nắm tay, và nhờ con mắt cho nên mới có cái thấy.

Phật hỏi:

- Vậy thì “không bàn tay chẳng có nắm tay, cũng như không con mắt thời chẳng có cái thấy”; so sánh như thế có đúng không?

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, đúng.

Phật dạy:

- Không đúng hẳn! Không bàn tay thì không có nắm tay thì phải, còn không con mắt, chẳng phải cái “thấy” không có.

Ông nên ra ngoài đường hỏi thử những người mù mắt: “Các người có thấy cái gì không?”, thì họ đều trả lời với ông rằng: “Chỉ thấy tối đen”. Như thế thì rõ ràng: người mù không có con mắt, mà cái “thấy” cũng vẫn còn.

Đây là cái bằng chứng: Mặc dù con mắt không có, và trần cảnh đối trước có tối và sáng khác nhau, nhưng cái thấy lúc nào cũng có (nói cái thấy là đại diện cho năm giác quan).

A Nan thưa:

- Người mù thấy tối, thì sao gọi là thấy được?

VI. PHẬT CHỈ TÂM LẦN THỨ NHỨT

Phật hỏi A Nan:

- Người sáng mắt ở trong nhà tối thấy tối, cùng với người mù mắt thấy tối, vậy hai cái tối đó có khác nhau không?

A Nan thưa:

- Bạch Thế Tôn! Không khác.

Phật hỏi:

- Người trong nhà tối thấy tối, nếu có người đem đèn vào, họ thấy được các vật, vậy cái đèn thấy hay con mắt thấy?

A Nan thưa:

- Mắt thấy chớ không phải đèn thấy.

Phật dạy:

- Cũng thế, người mù mắt khi lột mây rồi, thấy được cái cảnh vật, đó là tâm thấy chớ không phải mắt thấy.

Phật dạy tiếp:

- Cái đèn chỉ làm cho sáng các vật, còn cái thấy là con mắt (dụ cho tâm) chớ không phải đèn (dụ con mắt). Lên một từng nữa: con mắt chỉ làm cho tỏ rõ các vật, còn cái thấy là tâm, chớ không phải con mắt (đây là lần thứ nhứt Phật chỉ tâm).

A Nan và đại chúng nghe Phật giảng dạy như thế rồi, đều im lặng, nhưng trong tâm thật chưa hiểu, nên đều kính cẩn chắp tay, để chờ Phật chỉ dạy thêm.

LƯỢC GIẢI

Trong đoạn này, xin nói thêm tỷ dụ này cho dễ hiểu: Con mắt của người cũng như bóng đèn điện, còn cái “thấy” của người cũng như điện. Khi dây đứt (dụ dây thần kinh đứt) bóng hư (dụ mắt mù) thì đèn không cháy, chớ không phải điện mất (không cái thấy). Đến khi thay bóng mới nối dây lại, thì điện cháy trở lại: không phải do bóng hay do dây mới có điện.

Cái “thấy” của người cũng thế: khi mắt bị mây che thì chỉ thấy tối, chớ không phải cái “thấy” mất, đến khi lột mây rồi, thì cái “thấy” hiện ra, không phải do con mắt mới có cái thấy. Đoạn này Phật chỉ rõ cái “thấy” là tâm.


VII. PHẬT CHỈ TÂM LẦN THỨ HAI

Khi đó Phật đưa bàn tay lên, năm ngón co lại rồi mở ra và hỏi ông A Nan:

- Ông có thấy cái gì không?

A Nan thưa:

- Thấy Phật đưa tay lên co vào, rồi mở ra.

Phật hỏi:

- Tự cái tay của ta co mở, hay “cái thấy” của ông co mở?

A Nan thưa:

- Tự tay Phật co mở, chớ “cái thấy” của con không co mở.

Phật khen:

- Phải lắm.

Phật lại phóng một đạo hào quang trên vai phía mặt của A Nan: A Nan liền xoay đầu ngó về phía bên mặt. Phật lại phóng hào quang trên vai phía trái của A Nan; A Nan xoay đầu ngó qua phía trái.

Phật hỏi:

- Cái đầu của ông hôm nay tại sao xoay qua lắc lại như vậy?

A Nan thưa:

- Vì Phật phóng hào quang trên hai vai của con, nên con xoay qua lắc lại để xem.

Phật hỏi:

- Vậy cái đầu của ông lắc, hay cái thấy của ông lắc?

A Nan thưa:

- Tự cái đầu con xoay qua lắc lại, chớ cái thấy của con không có xoay lắc.

Phật hỏi:

- Cái nào động, cái nào tịnh?

A Nan thưa:

- Cái đầu của con có động và tịnh (dừng) chớ cái thấy của con không có động và tịnh.

Phật nói:

- Phải

Phật dạy tiếp:

- Cái nào có co, có mở, có động, có tịnh, có sanh, có diệt, thì cái đó là vọng, thuộc về “khách” không phải ông. Còn cái nào không động tịnh, co mở, không sanh diệt, thì cái đó là “chơn”, thuộc về “chủ” chính là ông. Như thế chơn và vọng rất rõ ràng, ông còn chưa hiểu hay sao!

Tại sao từ hồi nào đến giờ, các ông cứ nhận cái vọng thân tứ đại giả hợp này, cho là thật “thân” của mình; cái vọng tưởng sanh diệt này, cho là thật “tâm” của mình; cảnh vật giả tạm, cho là thật “cảnh” của mình, mà lại bỏ cái chơn tâm thường còn bất sanh bất diệt của mình sẵn có kia đi? Bởi thế nên các ông phải nhiều kiếp sanh tử luân hồi, thật là rất oan uổng!

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật chỉ cái “thấy” không co mở, và không sanh, diêt, động, tịnh, đó là chơn tâm lưu lộ.

VIII. A NAN CẦU PHẬT CHỈ DẠY Ở NƠI THÂN NÀY CÁI NÀO “CHƠN”, CÁI NÀO “VỌNG”.

Khi ấy A Nan và đại chúng được nghe Phật tạm chỉ “cái thấy không động tịnh co mở là Tâm”, nên tất cả đều hớn hở vui mừng, và nghĩ rằng: Từ vô thỉ đến nay, tự mình làm mất bản tâm, nhận cái vọng tưởng phân biệt theo bóng dáng của trần cảnh làm Tâm, ngày hôm nay mới ngộ được Tâm mình, nên hết sức vui mừng. Cũng như đứa con nhỏ khát sữa đã lâu, nay được gặp bà từ mẫu, nên ông và đại chúng cầu Phật chỉ rõ ở nơi thân tâm hiện tiền đây, cái nào chơn thật không sanh diệt và cái nào hư vọng có sanh diệt.

IX. VUA BA TƯ NẶC ĐỨNG DẬY HỎI TIẾP

Khi ấy vua Ba Tư Nặc đứng dậy thưa Phật:

- Bạch Thế Tôn, lúc trước chưa thọ giáo với Phật, con nghe phái ngoại đạo Ca Chiên Diên và Tỳ La Chi Tử đều nói: “Thân này sau khi chết rồi mất hẳn, gọi là Niết bàn”.

Hôm nay con tuy được Phật chỉ dạy, nhưng vẫn còn hồ nghi: làm sao biết rõ và chứng chắc cái tâm này không sanh diệt. Xin Phật từ bi chỉ dạy cho chúng con.

X. PHẬT CHỈ TÂM LẦN THỨ BA

Phật hỏi:

- Đại vương! Cái thân của ông hiện tại đây, nó bền chắc như ngọc kim cương, còn mãi không hư hoại, hay là phải hoại diệt?

Vua đáp:

- Bạch Thế Tôn, thân con ngày nay đây, rốt cuộc rồi cũng bị hoại diệt.

Phật hỏi:

- Ông chưa chết, làm sao biết nó sẽ bị hoại diệt?

Vua đáp:

- Bạch Thế Tôn, cái thân vô thường của con đây, tuy chưa chết, nhưng hiện tiền nó đã tàn tạ dần! Ngày qua, rồi lại ngày qua! Mỗi niệm qua, qua từ sát na (tíc tắc) không dừng!... Cũng như củi đốt thành tro, cháy dần cho đến lúc tiêu tan! Vì thế nên con biết, thân này nhứt định sẽ tiêu diệt.

Phật nói:

- Phải!

Phật lại hỏi:

- Đại vương! Thân thể ông đâu phải tiêu diệt liền bây giờ?

Vua đáp:

- Bạch Thế Tôn, ngày qua tháng lại, hết hạ đến đông, nó âm thầm già chết, cho đến ngày nay, đầu bạc răng rụng, chân lỏng gối dùn, mắt mờ tai lảng, già nua đến thế này, mà con thật không hay không biết!

Bạch Thế Tôn, khi con hai mươi tuổi, tuy nói rằng tuổi trẻ, thật ra nhan sắc đã già hơn khi mười tuổi. Khi ba mươi tuổi lại già hơn khi hai mươi tuổi. Cho đến ngày nay, sáu mươi hai tuổi, lại già hơn khi năm mươi tuổi.

Nó âm thầm già chết, lấy trong khoảng thời gian mười năm mà nói như vậy. Nếu chín chắn suy nghĩ, thì cái già, chết này, không phải hạn định trong khoảng mười năm hay hai mươi năm, mà thật ra, mà nó già từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ. Nếu suy nghĩ kỹ hơn nữa, thì nó già, chết từng phút, từng giây và từng sát na (tíc tắc)! Năm nay già hơn năm rồi, tháng này già hơn tháng trước, ngày hôm nay già hơn ngày hôm qua, giờ này già hơn giờ trước, phút này già hơn phút trước, cho đến sát na này cũng già hơn sát na trước. Thế nên con biết, thân này rốt cuộc rồi cũng phải tiêu diệt.

LƯỢC GIẢI

Cũng như cái đồng hồ, vì có chạy từng giây, cho nên mới qua từng phút. Bởi có đi từng phút, nên mới chỉ đến từng giờ, và ngày, v.v... Thân này già chết cũng thế.

***

Phật hỏi:

- Đại vương! Ông thấy cái thân thể của ông âm thầm già chết như thế, nên ông lo buồn; vậy ở nơi thân thể sanh diệt, già chết này, ông có biết được cái gì chẳng sanh diệt già chết không?

Vua Ba Tư Nặc chắp tay cung kính thưa:

- Bạch Thế Tôn, con thật không biết!

XI. PHẬT CHỈ CÁI “THẤY” KHÔNG SANH DIỆT

Phật dạy rằng:

- Tôi nay chỉ cho ông thấy cái không sanh diệt.

Này đại vương, khi ông mấy tuổi mới thấy được nước sông Hằng?

Vua đáp:

- Khi lên ba tuổi, con được mẹ bồng đến yết kiến Thần Kỳ bà thiên (thần Trường thọ) đi ngang qua sông này, nên lúc bấy giờ, con đã thấy được sông Hằng.

Phật hỏi:

- Hôm nay ông thấy sông Hằng, vậy cái “thấy” đó có khác không?

Vua thưa:

- Khi con ba tuổi thấy sông Hằng, đến lúc mười ba tuổi và nay được sáu mươi hai tuổi, thấy sông Hằng cũng đều không khác.

Phật dạy:

- Ngày nay ông lo buồn cho thân ông già yếu, đầu bạc mặt nhăn, không được như lúc còn trẻ. Vậy nay sáu mươi hai tuổi, ông xem thấy sông Hằng, cùng với khi còn trẻ thấy sông Hằng, cái “thấy” đó có già trẻ gì không?

Vua Ba Tư Nặc thưa:

- Bạch Thế Tôn, cái “thấy” không có già và trẻ.

Phật dạy:

- Này đại vương, thân thể mặt mày ông tuy già, mà cái “thấy” vẫn không già, vậy cái nào có già, thì cái ấy sẽ bị biến đổi, tiêu diệt; còn cái nào không già, thì cái đó không biến đổi sanh diệt. Nó đã không sanh diệt, thì đâu có bị ông làm cho nó sanh tử luân hồi được.

Rõ ràng như thế, ông không hiểu sao mà còn dẫn lời của ngoại đạo Mạt Già Lê nói: Thân này chết rồi hoàn toàn diệt mất?

Vua cùng đại chúng nghe Phật dạy rồi, đều biết rằng: người chết rồi, là tâm bỏ thân này thọ thân khác, không phải mất hẳn. Ai nấy đều hớn hở vui mừng vì đặng lợi ích chưa từng có.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật chỉ cái thấy không già trẻ, sanh diệt đó là Tâm .
Logo_hoa_sen_ket_thuc_bai.jpg
 

trứng luột

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 8 2015
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Ngài Hồi Quang dẫn đoạn kinh tuy đúng, nhưng chưa phải cùng tột Phật ý ! Vì Kiến (tánh thấy) và Tâm đều chưa phải là chân ý của Phật. Ngài ấy nhận Cái Kiến và cái Tâm đều là lấy vọng làm Chân và cho như vậy là kiến tánh ! Trứng luột chưa đồng thuận được. Vì sao ?

Vì:
1/. Nếu thấy cái "Tánh thấy" mà cho là kiến tánh, thì mọi người đều thấy nhưng đâu có ai thành Phật được đâu ? Kiến cắn thì có thể nha...

2/. Hồi Quang nói: "-Tánh của ai? Của mình chứ ai vô đây." Như vậy là Cái Ta và cái của Ta nó lồ lộ mà là Phật cái nổi gì ? mà gọi là Kiến Tánh thành Phật !

3/. Nguyệt Khê Thiền Sư nói: "Kiến, văn, giác, tri quyết định không phải" Ý ngài khai thị Kiến không phải là "Đạo".
Kinh Thủ Lăn Nghiêm Phật dạy:
"Kiến văn như huyễn ế,
Tam giới nhược không hoa"
Nghĩa là "Thấy nghe như huyễn mộng, 3 cõi tựa không hoa"
Hồi Quang lấy cái huyễn mộng làm kiến tánh đã xa lời Phật dạy đó.

4/. Hồi Quang cho rằng cái "Tánh thấy thường còn" là Tâm. Vậy là chấp có Tâm. Trong khi chư Tổ dạy Thật tế Vô Tâm. Như pháp thoại ngài Huệ Khả xin Tổ Đạt Ma an tâm. Tổ bảo Ông đem cái Tâm đây ta an cho ! Ngài Huệ Khả tìm không thấy Tâm. Tổ dạy vậy là ta đã an tâm cho ông đó.

Ở Tuyệt Quán luận Tổ Đạt Ma dạy:

"Lúc ấy, Thầy Nhập Lý im lặng không nói năng, Duyên Môn chợt dấy lên hỏi thầy Nhập Lý:
Thế nào gọi là tâm? Thế nào là an tâm?
Đáp: Ông chẳng cần lập tâm, cũng chẳng cần gượng an, chính là an vậy.
Hỏi: Nếu không có tâm, làm sao học đạo?
Đáp: Đạo chẳng phải tâm niệm, đâu ở nơi tâm.
Hỏi: Nếu chẳng phải tâm niệm, sẽ lấy cái gì niệm?
Đáp: Có niệm tức có tâm, có tâm tức trái đạo. Không niệm tức không tâm, không tâm tức đạo chân thật (chân đạo)
Hỏi: Tất cả chúng sanh thật có tâm chăng?
Đáp: Nếu chúng sanh thật có tâm tức là điên đảo. Chỉ vì trong không tâm lập có tâm bèn sanh vọng tưởng.

Theo như đoạn luận trên nếu chấp có Tâm để thấy tức là điên đão vọng tưởng. Còn nếu thấy Tánh của chính mình là chấp Ngã còn phàm phu nguyên chất. Thì sao gọi là Kiến Tánh Thành Phật được.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

La Fontaine cho rằng ... nói thuần lý với những câu truyện gắn liền với cuộc sống .. thì dễ nghe dễ hiểu ... gần gũi .. dễ tiếp cận ... như là những cái TỨC LÀ [smile]... vì vậy những cái TỨC LÀ đó dễ chuyển thành

- tức là HIỂU ... tức là THẤY [smile]


(1) tức là "NHẤT QUÁN" --> tức là NHẤT THIẾT

những cái TỨC LÀ thường cũng hay xuất hiện trong kinh Phật .. điển hình như Tương Ưng Bộ .. là 1 bộ kinh Nguyên Thủy, nhưng đọc kỹ cũng cả vài trăm lần "TỨC LÀ" được nói tới [smile]

bởi vì TỨC LÀ ... là những pháp gần gũi với các đệ tử .. đại chúng .... phật pháp bất ly thế gian pháp ..

bởi vì TỨC LÀ ... là có sự NHẤT QUÁN (cái thấy no. 1) ... từ những pháp hữu tình .. tới những chủng tử giới tánh ..


ở Việt Nam thì dân gian có câu:

Cây Kim ở trong bao .. có ngày nó cũng LÒ RA ... nhứt là khi như CÂY KIM KHÂU BAO .. nó to và dài kinh khủng hơn bàn tay .. lỡ nó có rớt lộn trong đống bao .. như những cây kim khâu bao Hiệp Hưng bán trên shopee.vn ... dù chất cả đống bao cũng chả ai dám KỀ MÔNG LÊN NGỒI [smile] ...

Giấy không bao được lửa ... giấy như da xương thịt .. nếu gặp phải cây kim như thanh sắt nung đỏ ... nóng cháy .. thì bao bì cỡ nào mới được [smile] ... thế nào mới xong

cho nên ... Tương Ưng Bộ .. có 1 câu truyện TỨC LÀ về CÂY KIM .. về PHÁP MÔN LỬA CHÁY khi CÂY KIM NUNG ĐỎ, NÓNG CHÁY đó .... đốt cháy hết tất cả

- nhãn căn nhãn thức .. thiệt căn thiệt thức ... ý căn ý thức .. xúc ...... đốt hết [smile]



các pháp ví như những đồng tiền có lỗ vuông .. thì NHẤT QUÁN ở đây ... sợi dây và những lỗ vuông dẫn đến "NHẤT QUÁN" đó .. chính là TAM PHÁP ẤN [smile]: Khổ, Vô Thường .. Vô Ngã


Với Lửa Cháy (S.iv,168) 1)

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về pháp môn lửa cháy, pháp môn Chánh pháp.

--> Hãy lắng nghe.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn lửa cháy, pháp môn Chánh pháp?

2) Thật tốt hơn, --> này các Tỷ-kheo,

nếu nhãn căn bị hủy hoại với một cây kim bằng sắt nung đỏ, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn.

- Như vậy, không có chấp thủ tướng riêng, không chấp thủ tướng chung
đối với các sắc do mắt nhận thức, này các Tỷ-kheo, thức có thể vững trú, kiên trú, bị trói buộc bởi vị ngọt tướng chung hay bị trói buộc bởi vị ngọt tướng riêng. Trong thời gian ấy, nếu mệnh chung, thời sự kiện này xảy ra: Ði thác sanh vào một trong hai sanh thú này: địa ngục hay bàng sanh.

3) Này các Tỷ-kheo, do thấy nguy hiểm này, Ta nói như vầy:

Thật tốt hơn, này các Tỷ-kheo, --> nếu nhĩ căn bị hủy hoại với một cái dùi bằng sắt nung đỏ, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn.

Như vậy, không chấp thủ tướng riêng, không chấp thủ tướng chung đối với các tiếng do tai nhận thức, này các Tỷ-kheo, thức có thể vững trú, kiên trú, bị trói buộc bởi vị ngọt tướng chung, hay bị trói buộc bởi vị ngọt tướng riêng. Trong thời gian ấy, nếu mệnh chung, thời sự kiện này có thể xảy ra: Ði thác sanh vào một trong hai sanh thú này: địa ngục hay bàng sanh.

4-6) Này các Tỷ-kheo, do thấy nguy hiểm này, Ta nói như vầy: Thật tốt hơn, này các Tỷ-kheo, nếu tỷ căn bị phá hủy với một cái kềm sắc bén, bị hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn... nếu thiệt căn bị hủy hoại với một con dao sắc bén hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn... nếu thân căn bị hủy hoại với một cái kiếm sắc bén, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn...

7) Này các Tỷ-kheo, do thấy nguy hiểm này, Ta nói như vầy: Thật tốt hơn là nằm ngủ. Nằm ngủ, Ta nói rằng là trống không đối với các loài có sinh mạng. Ta nói rằng là vô quả đối với các loài có sanh mạng. Ta nói rằng là mù mờ đối với các loài có sanh mạng. Vì rằng (nếu ngủ), thời không có suy nghĩ những vấn đề để có thể bị những vấn đề tư duy chinh phục, để có thể phá hòa hợp Tăng. Này các Tỷ-kheo, thấy sự trống không (của nằm ngủ) và sự nguy hiểm (của tỉnh thức), Ta nói như vậy.

8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Hãy dừng lại, chớ để nhãn căn bị hủy hoại với một cây kim bằng sắt nung đỏ, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn.

Ta hãy tác ý như sau:

'Ðây, --> mắt là vô thường.

Các sắc là vô thường.

Nhãn thức là vô thường.

Nhãn xúc là vô thường.

Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường'
9) Hãy dừng lại, chớ để nhĩ căn bị hủy hoại với một cái dùi bằng sắt nung đỏ, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Ta hãy tác ý như sau: 'Ðây, tai là vô thường. Các tiếng là vô thường. Nhĩ thức là vô thường. Nhĩ xúc là vô thường. Phàm duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường'. 10) Hãy dừng lại, chớ để tỷ căn bị hủy hoại với một cái kềm bằng sắc bén bị hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Ta hãy tác ý như sau: 'Ðây, mũi là vô thường. Các hương là vô thường. Tỷ thức là vô thường. Tỷ xúc là vô thường. Phàm duyên tỷ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường'. 11) Hãy dừng lại, chớ để thiệt căn bị hủy hoại bởi một con dao sắc bén, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Ta hãy tác ý như sau: 'Ðây, lưỡi là vô thường. Các vị là vô thường. Thiệt thức là vô thường, thiệt xúc là vô thường. Phàm duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường'. 12) Hãy dừng lại, chớ để thân căn bị hủy hoại bởi một lưỡi kiếm sắc bén, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Ta hãy tác ý như sau: 'Ðây, thân căn là vô thường. Các xúc là vô thường. Thân thức là vô thường, thân xúc là vô thường. Phàm duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường'. 13) Hãy dừng lại, chớ nằm ngủ (?). Ta hãy tác ý như sau: 'Ðây, ý căn là vô thường. Các pháp là vô thường. Ý thức là vô thường, ý xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường'".

Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy... nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". 15) Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn lửa cháy. Ðây là pháp môn Chánh pháp. - Tương Ưng Bộ



nhược --> nhân dục --> liễu tri

tam thế nhứt thiết (tổng thể) phật

ưng quán: pháp, giới, tánh

nhứt thiết (tổng thể) .. do tâm tạo


(2) Bánh Xèo .. .. Căm Xe Đạp .. Bánh Ô Tô ... Xe Lửa Điện [smile]

những câu truyện ... TỨC LÀ ... nhiều ... không giới hạn trong cuộc sống ..

nhiều không giới hạn .. trong cái thấy

nhiều không giới hạn . ... bởi những cái "HÌNH TƯỚNG TỨC LÀ" xảy ra trong kinh

bởi vì ngày xưa cũng chẳng có BÁNH XÈO .. CĂM XE ĐẠP .. BÁNH Ô TÔ ... XE LỬA ĐIỆN [smile]


nhưng tất cả những ĐỒNG TIỀN .. đều có lỗ vuông ..

nhưng tất cả các PHÁP .. đều có những CHỖ XUYÊN SUỐT

nên tất cả những pháp hữu tình .. TỤ TỊNH GIỚI --> đồng 1 chỗ XUYÊN SUỐT NHẤT QUÁN


ờ mà đúng không ? [smile]
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2021
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Địa chỉ
ĐỒNG THÁP
ngày 19/6/2021
....
Hi....chào các bạn gần xa.
Sáng 7h30 vô cty, mở máy tính lên bật phần mềm làm việc lên, bật tuổi trẻ online lên, bậc nhóm zalo làm việc lên, bật trang diễn đàn Phật pháp này lên ...Sau khi loay hoay làm một số công vệc ở cty tạm xong tính vô viết tiếp trao đổi trả lời thêm cho bạn TRỨNG LUỘT...hi, nhưng thấy bạn còn trích dẫn nhiều đoạn kinh rất hay nên thôi để mai mốt mình hả viết trả lời bạn.
Bạn TRỨNG LUỘT còn có trích dẫnh hay thắc mắc gì xin bạn trích dẫn thêm đễ rõ ý ạ, không có sợ dài dòng hay ngắn gì cả....hi, có thể là kinh hay lời các Tổ , các thiền sư, hay bất kỳ một ai đó dù là 1 người ăn xin trên hè phố nếu có câu nói nào hay xin trích dẫn hết ạ. Rồi Hoiquang sẽ trả lời, giải thích một lượt luôn thể...
(tất nhiên những gì Hoiquang giải thích, trả lời, trao đổi chưa hẳn đúng, chỉ là như vết xe đỗ...cẩn thận ạ)
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Câu hỏi của chủ đề này thật là vô nghĩa, chẳng có ích lợi gì.
Tại sao 1+1=2?
Nếu cứ giải thích thì chỉ là kẻ đang sử dụng 1+1=2 để nói về 1+1=2.

Còn như không biết rõ mà chỉ hùa theo 1+1=2 thì là kẻ mê muội.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
KIẾN TÁNH không phải là có cái que cứt khô gì là hoiquan... kkt...vô minh.... KIẾN TÁNH đâu mà ham hố.

TÂM chưa MINH thì có mắt như mù!
Người mù vào đây hỏi người mù thì KIẾN TÁNH được sao ta???

Thiền tông có câu "KIẾN TÁNH KHỞI TU" tức là KIẾN TÁNH cũng chưa MINH TÂM tuyệt đối hoàn toàn được đâu.


Chỉ có THIỀN ĐỊNH miên mật như người ĐÃI CÁT TÌM VÀNG thì TÂM mới có ngày MINH được!


Ngày nào còn vào đây Copy and Paste, hỏi đáp TÀO LAO lung tung thì suốt đời vẫn như mấy người mù sờ voi.


Với lại KIẾN TÁNH chỉ là TÁNH THẤY! TÁNH BIẾT của TÂM!
Chỉ khi nào THIỀN ĐỊNH cho đến khi nào MINH TÂM được thì TÁNH THẤY! TÁNH BIẾT hiện lộ rõ ràng!


Cũng như trời đất tối thui!
TỰ THẮP ĐUỐC lên: "Có cái gì mà KHÔNG TỰ THẤY BIẾT???"
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Có một người ngoại đạo hoiquang trả lời câu hỏi:

"Làm sao biết KIẾN TÁNH???"


Có một người thắc mắc hỏi người ngoại đạo:
"Ông có biết ÔNG chưa???"


Người ngoại đạo nói: "Tôi phải biết TÔI chứ!"

Có một người thắc mắc người ngoại đạo:

" Ông là gì???
Ông biết ÔNG bằng cách nào???
Ông HỎI Ông???
Hay Ông HỎI người khác???"

Xin mời.....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

phàm sở hữu tướng

- hư thị giai vọng [smile]

nhược kiến chư tướng .... phi tướng

tức kiến NHƯ LAI [smile]


cho nên ... KIẾN TÁNH ... thì phải có "KIẾN PHÁP" ... "ĐẮC PHÁP" chứ ... [smile] ... nên mới có VÔ VÀN CỤ THỂ ... ĐẤT 1 CÕI là ĐẤT của hằng hà xa cõi [smile]

chứ không thì nghĩa KIẾN TÁNH sẽ mất đi .. trở thành KIẾN CẮN ... lúc nào ... tự người ta cũng nghĩ vậy [smile]


(1) Nhứt Thiết --> duy tâm tạo [smile]

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

Tỷ-kheo chú tâm, --> hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.

Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này,
cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. - Kinh Trường Bộ [smile]


nhược nhân dục liễu tri

tam thế --> NHỨT THIẾT Phật

ưng quán: Pháp Giới, Tánh

nhứt thiết --> duy tâm tạo [smile]


cho nên ... khi mà KIẾN TÁNH chỉ còn là hai chữ chẳng có NỘI HÀM GÌ .. nghĩa của chữ và KIẾN CẮN chẳng còn khác gì nhau nhỉ [smile]

nhưng SỰ THẬT ... muôn đời ... vẫn là VÔ LƯỢNG NGHĨA .. vẫn là VẠN PHÁP [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Có một người ngoại đạo hoiquang trả lời câu hỏi:

"Làm sao biết KIẾN TÁNH???"


Có một người thắc mắc hỏi người ngoại đạo:
"Ông có biết ÔNG chưa???"


Người ngoại đạo nói: "Tôi phải biết TÔI chứ!"

Có một người thắc mắc người ngoại đạo:

" Ông là gì???
Ông biết ÔNG bằng cách nào???
Ông HỎI Ông???
Hay Ông HỎI người khác???"

Xin mời.....
Ngài Xá Lợi Phất có bài kệ:

"Tịch diệt chẳng ưa thích,
Mà sự sống cũng không,
Chẳng hy cầu tham luyến,
Chẳng trái ý nghịch lòng.
Còn duyên, thời thì ở.
Hết duyên, thời thì đi.
Không, vô tướng, vô tác.
Tùy hữu vi, vô vi!"
***
Vậy theo bạn,,, ngài ấy biết gì nói thế?

Xin mời...
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên