Làm sao để kiến tánh ?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh.

Hỏi: Làm sao để thấy Tánh ?

Đáp: Nếu còn có Tánh để thấy thì chẳng thể thấy Tánh.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Hỏi: Niệm niệm chẳng ngớt, thân tâm chẳng thể định tĩnh thì phải làm sao ?

Đáp: Phá Giới !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Hỏi: Phá Giới có tội chăng ?

Đáp: Tự làm tự chịu !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Hỏi: Thế nào là Giới ?

Đáp: Được làm !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Hỏi: Niệm niệm chẳng ngớt, thân tâm chẳng thể định tĩnh thì phải làm sao ?

Đáp: Phá Giới !

thapbatlahan10.jpg


Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời cao
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

(LA hán ch Tây phương- Huy Cận)
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Hỏi: Niệm niệm chẳng ngớt, thân tâm chẳng thể định tĩnh thì phải làm sao ?

Đáp: Phá Giới !


Có giới để giữ thì phải có pháp gọi là Phá, không giới để giữ thì chẳng có phá!

:icon_blah:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Có giới để giữ thì phải có pháp gọi là Phá, không giới để giữ thì chẳng có phá!

:icon_blah:

Cùng tử về nhà,
Chẳng dám nhận cha.
Đập thuyền, phá bến;
Bao kẻ khóc òa.

Chẳng đúng !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Sư đến hỏi Thiết Nham rằng : Lão Hòa-thượng ở đây làm gì ?

Nham bảo : Mặc áo, ăn cơm, ngủ nghỉ, dạo núi, ngắm sông.

Sư nói : Đáng tiếc cho sự uổng qua ngày tháng của Ngài !

Nham nói : Ta uổng qua thì được, nhưng ngươi không thể học ta uổng qua. Nếu ngươi đến được miếng điền địa kia thì cũng có thể học ta uổng qua vậy !

Sư nói : Thế nào là miếng điền địa kia ?

Nham dựng một ngón tay lên.

Sư đáp lại : Con không biết ! Sư hỏi “Hiện nay con đem vọng niệm dứt sạch, chẳng trụ hữu vô, vậy có phải miếng điền địa kia không ?”

Nham bảo : Không phải, đó là cảnh giới vô thỉ vô minh.

Sư hỏi : Lâm Tế Tổ-sư nói đó là hầm sâu đen tối của vô minh thật đáng sợ, có phải vậy không ?

Nham bảo : Phải.

Sư trình câu nói của nhà Phật học về : Dùng cách nào mới có thể minh Tâm kiến Tánh được ?

Nham bảo :
Ngươi chớ nên dứt vọng niệm, nên dùng nhãn căn nhìn thẳng vào chỗ hầm sâu đen tối chẳng trụ hữu vô ấy; đi, đứng, nằm, ngồi chẳng được gián đoạn, khi nhân duyên đến, “Ồ” lên một tiếng, hầm sâu đen tối của vô minh tan rã thì được minh Tâm kiến Tánh.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Sư đến hỏi Thiết Nham rằng : Lão Hòa-thượng ở đây làm gì ?

Nham bảo : Mặc áo, ăn cơm, ngủ nghỉ, dạo núi, ngắm sông.

Sư nói : Đáng tiếc cho sự uổng qua ngày tháng của Ngài !

Nham nói : Ta uổng qua thì được, nhưng ngươi không thể học ta uổng qua. Nếu ngươi đến được miếng điền địa kia thì cũng có thể học ta uổng qua vậy !

Sư nói : Thế nào là miếng điền địa kia ?

Nham dựng một ngón tay lên.

Sư đáp lại : Con không biết ! Sư hỏi “Hiện nay con đem vọng niệm dứt sạch, chẳng trụ hữu vô, vậy có phải miếng điền địa kia không ?”

Nham bảo : Không phải, đó là cảnh giới vô thỉ vô minh.

Sư hỏi : Lâm Tế Tổ-sư nói đó là hầm sâu đen tối của vô minh thật đáng sợ, có phải vậy không ?

Nham bảo : Phải.

Sư trình câu nói của nhà Phật học về : Dùng cách nào mới có thể minh Tâm kiến Tánh được ?

Nham bảo :
Ngươi chớ nên dứt vọng niệm, nên dùng nhãn căn nhìn thẳng vào chỗ hầm sâu đen tối chẳng trụ hữu vô ấy; đi, đứng, nằm, ngồi chẳng được gián đoạn, khi nhân duyên đến, “Ồ” lên một tiếng, hầm sâu đen tối của vô minh tan rã thì được minh Tâm kiến Tánh.


Nhìn cái gì mà nhìn? lời này hại đời ta đau cả đầu. nhưng không RÌNH chổ đó cũng khó mà...! hề hề.... :khi27:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Nhìn cái gì mà nhìn? lời này hại đời ta đau cả đầu. nhưng không RÌNH chổ đó cũng khó mà...! hề hề.... :khi27:

Hề hề

Tiền bối nói rõ rồi: như mèo rình chuột, như gà ấp trứng. Lơ đãng một chút ắt chuột chạy mất, hơi ấm chẳng thể liên tục thì làm sao thành gà con được ?!

Thiền có Tham, có Khán.

Tham dùng ý căn. Khán dùng nhãn căn.

Quy tụ lại đều y cứ Lý Phật dạy trong Kinh Lăng Nghiêm: Tùy tiện nhổ ra một căn, chẳng duyên theo thân - tâm - thế giới (nghiệp quả, chúng sanh, thế gian), thoát khỏi sự dính mắc mà quay về bản tánh chân thật. Ba Duyên đã diệt, thì ba nhân chẳng sanh, tánh điên trong tâm ngươi tự dứt. Dứt tức là Bồ Đề.

Mộ Phần.

Xí quên, còn một món nữa đó là dùng nhĩ căn (theo lời dạy của Bồ Tát Quán Âm trong Kinh Lăng Nghiêm), đây là dành cho mấy vị niệm Phật. Đương đại có Ngài Quảng Khâm, cũng dùng pháp này mà được kiến tánh.

Hề hề.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Xí quên, còn một món nữa đó là dùng nhĩ căn (theo lời dạy của Bồ Tát Quán Âm trong Kinh Lăng Nghiêm), đây là dành cho mấy vị niệm Phật. Đương đại có Ngài Quảng Khâm, cũng dùng pháp này mà được kiến tánh.
Hề hề.
Mấy vị niệm Phật đó có cần phát nguyện vãng sanh không khi tu pháp Kiến Tánh như trên? Mà đã cầu vãng sanh thì làm sao Kiến Tánh vì vô sở cầu?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Mấy vị niệm Phật đó có cần phát nguyện vãng sanh không khi tu pháp Kiến Tánh như trên? Mà đã cầu vãng sanh thì làm sao Kiến Tánh vì vô sở cầu?

Hề hề

Như có hai việc: một ngắm cảnh đẹp xung quanh; hai tìm kiếm vật báu gia truyền lỡ quên nơi mình.

Phát nguyện cũng như lựa chọn việc làm: hoặc ngắm cảnh đẹp hoặc tìm vật báu.

Nếu muốn ngắm cảnh thì chẳng thể tìm thấy vật.
Nếu muốn tìm thấy vật thì chẳng được để ý cảnh đẹp.
Nếu muốn tìm vật mà lại đi ngắm cảnh thì hóa ra chẳng phải là tự dối mình, dối người hay sao ? Làm sao thấy vật cho được ?
Còn nếu muốn vừa ngắm cảnh vừa tìm vật thì cảnh cũng chẳng thấy, mà vật tất nhiên cũng chẳng tìm được !

Nay VNBN là muốn kiến tánh hay muốn cầu sanh Tây Phương Cực Lạc ? Cần phải xác quyết rõ ràng, chẳng được lầm lẫn.

1. Nếu muốn kiến tánh, mà chẳng tự tin mình có thể kiến tánh, còn lo sợ luân hồi - nhân quả - nghiệp báo, chẳng thể nhất tâm nhất hạnh dụng công phu thì quyết định không thể kiến tánh.

2. Nếu muốn vãng sanh Tây Phương Cưc Lạc, mà chẳng tự tin mình có thể vãng sanh, lại còn tham muốn vật báu gia truyền bỏ tại Đông Phương Ta Bà thì quyết định chẳng thể vãng sanh.

3. Nếu muốn kiến tánh mà phát tâm niệm Phật thì còn phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà làm gì nữa ?

4. Nếu người đã chân thật thấy rõ tự tánh thì biết Tây Phương Cưc Lạc của Phật A Di Đà là thật có vậy ! Hề hề, lẽ nào thấy được cảnh Tịnh Độ của Phật Thích Ca rồi, lại không muốn thăm thú thập phương Tịnh Độ của chư Phật hay sao ? Lại không muốn thọ giáo, thỉnh ích, cúng dường thập phương chư Phật hay sao ?

5. Nên nhớ nói "kiến tánh thành Phật", thì chữ thành Phật này chỉ mới là thành Phật nhân mà thôi, chứ chưa phải Phật quả ! Nếu nói rằng kiến tánh là thành Phật quả, thì ấy là phỉ báng Phật, là hạng nhất xiển đề. Kẻ nói như vậy nếu chưa chân thật thấy rõ bản tánh thì tất nhiên phải chịu "đọa lạc", chịu "trói cột", chẳng thể "tự tại" !

6. Lại có nhiều kẻ, miệng nói muốn kiến tánh, mà trong lòng tham đắm ngũ dục - danh lợi, biếng nhác công phu; phá giới, phạm trai, khinh chê Phật Tổ, phỉ báng hiền Thánh, hết thảy tội lỗi đều chẳng sợ hãi, hết thảy việc làm đều chẳng cân nhắc, buông lung phóng túng, chạy theo giặc tâm tạo tác đủ thứ !

Kẻ này tất nhiên tội lỗi đầy mình, nghiệp báo luân hồi chẳng thể trốn được, e rằng tánh chưa kịp kiến thì đã đọa lạc nơi địa ngục rồi vậy !

Mộ Phần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Vật chất, Thần chất và Chân không như ý bảo chất.

3 thứ chất này tạo thành tướng cảnh của cõi: người, Trời và Phật.

2 thứ chất trước biến dịch, sinh diệt không ngừng.

Duy chỉ có Chân không như ý bảo chất thì chẳng như vậy. Tướng cảnh cõi Phật tùy ý tự dụng, chẳng chướng chẳng ngại, chẳng sanh chẳng diệt.

Duy Phật rõ biết bản chất của 3 thứ chất này; nay lược nói 3 thứ chỉ để cho người biết, mà tự ngăn dừng, chớ vội vàng nói càn nói bừa về cõi Tịnh Độ của chư Phật mà thôi !

Hề hề.

Mộ Phần.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hề hề

Như có hai việc: một ngắm cảnh đẹp xung quanh; hai tìm kiếm vật báu gia truyền lỡ quên nơi mình.

Phát nguyện cũng như lựa chọn việc làm: hoặc ngắm cảnh đẹp hoặc tìm vật báu.

Nếu muốn ngắm cảnh thì chẳng thể tìm thấy vật.
Nếu muốn tìm thấy vật thì chẳng được để ý cảnh đẹp.
Nếu muốn tìm vật mà lại đi ngắm cảnh thì hóa ra chẳng phải là tự dối mình, dối người hay sao ? Làm sao thấy vật cho được ?
Còn nếu muốn vừa ngắm cảnh vừa tìm vật thì cảnh cũng chẳng thấy, mà vật tất nhiên cũng chẳng tìm được !

Nay VNBN là muốn kiến tánh hay muốn cầu sanh Tây Phương Cực Lạc ? Cần phải xác quyết rõ ràng, chẳng được lầm lẫn.

1. Nếu muốn kiến tánh, mà chẳng tự tin mình có thể kiến tánh, còn lo sợ luân hồi - nhân quả - nghiệp báo, chẳng thể nhất tâm nhất hạnh dụng công phu thì quyết định không thể kiến tánh.

2. Nếu muốn vãng sanh Tây Phương Cưc Lạc, mà chẳng tự tin mình có thể vãng sanh, lại còn tham muốn vật báu gia truyền bỏ tại Đông Phương Ta Bà thì quyết định chẳng thể vãng sanh.

3. Nếu muốn kiến tánh mà phát tâm niệm Phật thì còn phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà làm gì nữa ?

4. Nếu người đã chân thật thấy rõ tự tánh thì biết Tây Phương Cưc Lạc của Phật A Di Đà là thật có vậy ! Hề hề, lẽ nào thấy được cảnh Tịnh Độ của Phật Thích Ca rồi, lại không muốn thăm thú thập phương Tịnh Độ của chư Phật hay sao ? Lại không muốn thọ giáo, thỉnh ích, cúng dường thập phương chư Phật hay sao ?

5. Nên nhớ nói "kiến tánh thành Phật", thì chữ thành Phật này chỉ mới là thành Phật nhân mà thôi, chứ chưa phải Phật quả ! Nếu nói rằng kiến tánh là thành Phật quả, thì ấy là phỉ báng Phật, là hạng nhất xiển đề. Kẻ nói như vậy nếu chưa chân thật thấy rõ bản tánh thì tất nhiên phải chịu "đọa lạc", chịu "trói cột", chẳng thể "tự tại" !

6. Lại có nhiều kẻ, miệng nói muốn kiến tánh, mà trong lòng tham đắm ngũ dục - danh lợi, biếng nhác công phu; phá giới, phạm trai, khinh chê Phật Tổ, phỉ báng hiền Thánh, hết thảy tội lỗi đều chẳng sợ hãi, hết thảy việc làm đều chẳng cân nhắc, buông lung phóng túng, chạy theo giặc tâm tạo tác đủ thứ !

Kẻ này tất nhiên tội lỗi đầy mình, nghiệp báo luân hồi chẳng thể trốn được, e rằng tánh chưa kịp kiến thì đã đọa lạc nơi địa ngục rồi vậy !

Mộ Phần.

VNBN đang hỏi bạn mà, đừng bàn về VNBN sẽ lạc đề!

Bạn đã nói có Pháp Niệm Phật Kiến Tánh. Vậy pháp Niệm Phật Kiến Tánh và Pháp Niệm Phật Vãng Sanh khác nhau như thế nào? Pháp nào được các Tổ Sư Tịnh Độ truyền dạy và xiển dương khyến tu? Tại sao?

(VNBN theo pháp Tịnh Độ nên bạn đã bàn tới thì VNBN bàn cùng, chứ VNBN chẳng khơi chuyện)
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
VNBN đang hỏi bạn mà, đừng bàn về VNBN sẽ lạc đề!

Bạn đã nói có Pháp Niệm Phật Kiến Tánh. Vậy pháp Niệm Phật Kiến Tánh và Pháp Niệm Phật Vãng Sanh khác nhau như thế nào? Pháp nào được các Tổ Sư Tịnh Độ truyền dạy và xiển dương khyến tu? Tại sao?

(VNBN theo pháp Tịnh Độ nên bạn đã bàn tới thì VNBN bàn cùng, chứ VNBN chẳng khơi chuyện)

Hề hề

Tại VNBN không đọc kỹ bài Bốn Tuần viết. Với lại 2 câu hỏi trước không cụ thể như câu hỏi này, nên đương nhiên phải trả lời khác.

Niệm Phật Kiến Tánh thì: Vô sở sợ (tin người, tin mình, tin Pháp )! Vô sở cầu (phàm có danh tướng đều là hư vọng)! Vô sở trụ (Không trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; trực chỉ: không biết, không hiểu, không rõ)!

Niệm Phật Vãng Sanh thì: Tín (tin Phật, tin mình, tin Pháp) - Nguyện (nhàm chán Ta Bà, ưa muốn Cực Lạc; làm tất cả việc đều vì vãng sanh) - Hành (Niệm Phật, cải ác tu thiện).

Chư Tổ Tịnh Độ xiển dương Niệm Phật Vãng Sanh.

Tại sao lại xiển dương Niệm Phật Vãng Sanh ?

1. Vì muốn thành tựu trí nguyện mình.
2. Vì muốn vâng theo bổn ý Phật.
3. Vì tin lời Phật dạy.
4. Vì muốn nhiếp độ tất cả chúng sanh.
5. Vì niệm Phật vãng sanh là pháp môn thù thắng.
6. Vì Niệm Phật vãng sanh giúp một đời liễu thoát sinh tử, vĩnh thoát luân hồi.
7. Vì cõi Cực Lạc có nhiều sự thắng diệu bất khả tư nghì; nhiều sự lợi ích bất khả tư nghì;

Phật dạy:


Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.

1. Chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc.

2. Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.

3. Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp.

4. Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế.

5. Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!

Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.

Mộ Phần.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
VNBN đang hỏi bạn mà, đừng bàn về VNBN sẽ lạc đề!

Bạn đã nói có Pháp Niệm Phật Kiến Tánh. Vậy pháp Niệm Phật Kiến Tánh và Pháp Niệm Phật Vãng Sanh khác nhau như thế nào? Pháp nào được các Tổ Sư Tịnh Độ truyền dạy và xiển dương khyến tu? Tại sao?

(VNBN theo pháp Tịnh Độ nên bạn đã bàn tới thì VNBN bàn cùng, chứ VNBN chẳng khơi chuyện)

Tại sao lại phân chia niệm Phật kiến tánh và niệm Phật vãng sinh ở đây nhỉ?
Chúng ta theo y kinh mà nói chứ không theo y Nhân nhé

Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật - nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.

Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.


Hơn nữa vị Cư Sĩ Diệu Nguyệt cũng đã nói rồi:
Đức Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,
Mở bày đại pháp cứu quần mê.
Niệm Phật hiện tiền đắc Phật tướng,
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.
Niệm Phật vãng sanh cõi Cực-Lạc,
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.
Niệm Phật an trụ nơi bản giác,
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.
Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật.

Bồ Tát Quan Thế Âm cũng đã nói người nào chí thành niệm Phật không chán mỏi thì sẽ được nhiều thứ bất khả tư nghì

Cứ theo Kinh niệm Phật ba la mật mà thuyết nhé.
Do đó việc chia niệm Phật kiến tánh hay niệm Phật vãng sinh làm hai. Vì chỉ có niệm Phật miên mật và phát nguyện vãng sinh một lòng không thối chuyển lúc đó mới nói đến chuyện Kiến tánh nhá.
Còn giờ chúng ta niệm Phật phát nguyện vãng sinh và giữ thân khẩu ý luôn ổn định, khai sinh trí tuệ.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Vì chỉ có niệm Phật miên mật và phát nguyện vãng sinh một lòng không thối chuyển lúc đó mới nói đến chuyện Kiến tánh nhá.
Bạn có thể nói rõ xem: một người vừa kiên cố nguyện vãng sanh lại vừa muốn kiến tánh trong hiện tại, tu như thế nào để hiện tại đạt cả hai? Giả sử kiến tánh rồi, nguyện vãng sanh có bắt buộc không, nếu không bắt buộc thì cứ tu pháp Kiến Tánh trong ta bà, cớ chi phải tu Tịnh Độ mà lại kết cục chẳng thèm vãng sanh nữa!?
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Bạn có thể nói rõ xem: một người vừa kiên cố nguyện vãng sanh lại vừa muốn kiến tánh trong hiện tại, tu như thế nào để hiện tại đạt cả hai? Giả sử kiến tánh rồi, nguyện vãng sanh có bắt buộc không, nếu không bắt buộc thì cứ tu pháp Kiến Tánh trong ta bà, cớ chi phải tu Tịnh Độ mà lại kết cục chẳng thèm vãng sanh nữa!?

:D giờ tui ngày trước chỉ đủ tiền mua vé sang pháp, giờ lại dư dã tiền muốn sang mỹ. Vậy hỏi tôi còn có khả năng sang pháp nữa không? Vậy giờ tui qua mỹ được rồi, lúc trước kiếm tiền để sang pháp để làm gì?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
:D giờ tui ngày trước chỉ đủ tiền mua vé sang pháp, giờ lại dư dã tiền muốn sang mỹ. Vậy hỏi tôi còn có khả năng sang pháp nữa không? Vậy giờ tui qua mỹ được rồi, lúc trước kiếm tiền để sang pháp để làm gì?

Bạn chẳng hiểu vấn đề VNBN hỏi nên lấy ví dụ không hợp lí.

Một người vừa muốn kiếp này vãng sanh, vừa muốn kiếp này Kiến Tánh thì vừa tu pháp vãng sanh vừa tu pháp Kiến Tánh, được chăng?
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Bạn chẳng hiểu vấn đề VNBN hỏi nên lấy ví dụ không hợp lí.

Một người vừa muốn kiếp này vãng sanh, vừa muốn kiếp này Kiến Tánh thì vừa tu pháp vãng sanh vừa tu pháp Kiến Tánh, được chăng?

:D ví dụ phước báu như tiền bạc. Phước cũng có 2 loại hữu lậu và vô lậu. Phước vô lậu do tu pháp tam ma địa mà được, phước hữu lậu do tu thập thiện mà được. Muốn vãng sanh hay kiến tánh phải tu tập 3 môn vô lậu học, tích lũy nghiệp vô lậu mà thành. Tùy theo tâm địa mà tu tập, nếu đủ duyên thì vãng sanh, đủ duyên thì kiến tánh. Người tu thập thiện được phước báu nhân thiên, người tu theo pháp phật có 2 nguyện, vãng sanh, hoặc thành phật. Dù đi đâu điểm đến cuối vẫn là thành phật. Vậy vãn sanh hay kiến tánh có gì khác nhau? Cứ nghiệp thành thì hồi hướng vãng sanh hay chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác gì thì tùy. Chỉ cần một lòng tin và tu theo kinh chỉ dẫn là được. Khi khai mở được tuệ giác sẽ tự biết mình đủ phước vãng sanh hay là kiến tánh. Muốn an toàn thì cứ niệm phật nương nguyện phật di đà mà về tịnh độ, còn tự tin mình có đại hùng đại lực đại từ bi thì cứ tà tà chơi ta bà vài chục kiếp rồi thành phật chẳng muộn vậy haha
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên