Lộ trình Tâm

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bạn vodanhladanh,

Nhân hôm nay trả lời câu hỏi của bác Nguyenvanhoc,minh định lục tủ sách thì tìm thấy phần Lộ trình Tâm này.Hy vọng phần này có thể giải đáp được cho những thắc mắc của bạn về cái gọi là sat na.Bởi minh định khi đọc câu hỏi của bạn thì cảm thấy rất ngạc nhiên và bất ngờ vì minh định cũng chưa khởi lên những suy nghĩ như vậy bao giờ,những thắc mắc của bạn rất thú vị và đáng để suy ngẫm

Tôi cũng nghĩ đến sát na, nhưng đây là một khái niệm mà tôi chưa nắm được. Khi xưa tôi thích xem bàn luận võ công trong truyện võ hiệp, nhưng từ khi có một nhận vật kiệt xuất xuất hiện, y có khả năng kiểm soát trong 1 sát na, vậy là tất cả chiêu thức điều vô dụng, bởi chưa động chiêu đã bị y hạ, tất cả nội công đều vô hiệu, bởi chưa kịp khởi ý vận công đã bị y hạ, tôi cố tưởng tượng ra một nhân vật có một kỹ năng nào đó để hạ y như vô hiệu, trí tưởng tượng của tôi bị giới hạn bởi khái niệm sát na. Vậy là từ đó tôi đọc truyện võ hiệp không còn quan tâm mấy đến võ công nữa.
Tôi cố hiều sát na:
-nó là một khoảng thời gian ngắn đủ để con người nhận thức xung quanh chăng? vậy thì nó là bao nhiêu phần của 1 giây? trong khoảng thời gian đó con người nhận được cái gì? vậy nó có liên quan đến hệ thần kinh, hệ thần kinh có mạnh có yếu, có sự tổ chức tốt xấu, vậy nếu như thế thì cái khoảng thời gian này có thay đổi tùy người không....nhưng tôi lờ mờ nhận ra sát na không phải như thế này.
-nó có phải là thời gian tương đối không, một dạng lượng tử ý thức chăng? nếu vậy khi con người nhận biết được sát na, người đó nhận thức trong sát na hay nhận thức khoảng trống giữa 2 sát na. Nếu người đó nhận thức khoảng trống giữa 2 sát na, thì theo khái niệm ta nêu ra thì khoảng trồng chẳng có gì, chỉ là nhận thức sự đứt đoạn. Nếu người đó nhận thức trong sát na, thì điều này chứng tỏ sát na có thể chia nhỏ nữa, mâu thuẩn với khái niệm sát na là đơn vị nhỏ nhất. Vậy có thể xem sat na là đơn vị vô nghĩa. Nó giống như khái niệm 1 bit trong máy tính vậy, chỉ là 2 trạng thái tối sáng của 1 vật thể, nó giống như sự phân biệt vạch liền vạch đứt trong kinh dịch vậy, bản thân nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Vậy điều gì là có ý nghĩa? Nó giống như máy tính và Kinh Dịch chăng, sự sắp xếp tạo ra ý nghĩa. Sự sắp xếp chỉ 2 trạng thái giữa sáng và tối mà máy tính diển đạt tất cả mọi ý nghĩa từ văn bản, nhạc, hình, video, thậm chí cả những thứ có sự tương tác như chương trình, phần mềm, game, virút máy tính....Kinh dịch thì chỉ phối hợp giửa 2 loại, vạch liền và vạch đứt mà phán mọi việc trên đời.
Vậy thì cái thâm sâu của con người như cái chớp chớp sáng sáng của máy tính sao, con người như cái máy tính sao?
Nhân vật kiệt xuất trong truyện rồi cũng bị hạ, bởi cái gọi là từ bi hay vô ngã gì đó.
Nên tôi cũng nghĩ rằng con người còn cái gì đó ngoài cái chớp sáng sáng, còn cái gì đó mà máy tích chưa có được.
Cái sát na đó có ý nghĩa như thế nào, nó vận hành ra sao mãi là câu hỏi treo trên đầu. Tích tắc, tích tắc...một ngày nào đó nó rớt xuống...đó là sự chờ đợi của tôi.
Mong có vị nào cho tôi một chỉ dấu.


Lộ trình Tâm là một phần đặc biệt trong Vi Diệu Pháp,nó diễn tả một quá trình sinh diệt của một dòng tâm thức.Mỗi khi tiếp xúc với sự vật-hiện tượng thì các loại Tâm sẽ diễn ra theo một lộ trình phức tạp tùy theo hoàn cảnh.Thời gian Khởi-Trụ-Diệt của một Tâm được gọi là sat na Tâm,một đơn vị cực ngắn chưa tới 1/1 triệu giây.

Khi mắt thấy một đối tượng thì sẽ hình thành một lộ trình Tâm gồm 17 sat na :

1/Hữu phần trôi qua(1 sat na)
2/Hữu phần rung động(1 sat na)
3/Hữu phần dừng lại(1 sat na)
4/Nhãn môn hướng Tâm(1 sat na)
5/Nhãn thức(1 sat na)
6/Tiếp thọ Tâm(1 sat na)
7/Quan sát Tâm(1 sat na)
8/Xác định Tâm(1 sat na)
9-15/tốc hành Tâm(7 sat na)
16-17/Ghi nhận Tâm(2 sat na)

Ví dụ :

1/Một người đang ngủ(hữu phần trôi qua)
2/Luồng gió thổi lay động cành cây(hữu phần rung động)
3/Trái trên cây rụng làm người đang ngủ tỉnh giấc(hữu phần dừng lại)
4/Người đó nhìn về hướng trái cây rụng(nhãn môn hướng Tâm)
5/Thấy một vật nhưng chưa rõ vật gì(nhãn thức)
6/Nhặt trái cây lên(tiếp thọ Tâm)
7/Quan sát(quan sát Tâm)
8/Nhận ra là trái gì(xác định Tâm)
9-15/Ăn trái đó(tốc hành Tâm)
16-17/Khen ngon(ghi nhận Tâm)

Trong đó Hữu phần được so sánh như là A-lại-da-thức trong Duy Thức học.Minh định trước đây có đọc qua nhưng rồi cũng không để ý nhiều vì nghĩ nó chưa cần thiết lắm.Nay nhân những thắc mắc của bạn mà mang ra đọc lại thì thấy cũng có thể phần nào giải đáp được những thắc mắc đó,mặc dù ví dụ trên cũng chưa chính xác lắm.

Thân.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên