Lời ngỏ đầu khóa thiền ***

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Các thiền sinh hôm nay chắc phải phấn đấu với nhiều khó khăn ngoài đời để đến đây học đạo. Thật ra, việc học đạo không quá khó khăn nếu có đức tin và cố gắng, nhất là nhắm đúng mục tiêu mà ta hằng mong mỏi.

Đức tin rất quan trọng. Thiền sinh ở đây, hoặc là đã có niềm tin, hoặc đang đi tìm niềm tin. Hãy đặt niềm tin cho đúng với mục tiêu tu tập của chúng ta, đó là sự an vui. Đức Phật đã đạt được trạng thái an vui này, nay chúng ta phải nổ lực thực hành lời dạy của Ngài để hiểu rõ ta là ai mới thì có được lợi lạc đó. Như vậy, đồng thời với niềm tin nơi Tam Bảo, ta cũng phải tin tưởng vào chính mình, và vào luật nhân quả, nghiệp báo của thiên nhiên.

Tinh tấn khi hành thiền không phải thuộc thân mà chính là thuộc tâm. Đó là nổ lực thanh lọc tâm mình cho được trong sạch. Ngồi thiền hay kinh hành đều đòi hỏi sức tinh cần liên tục của tâm. Sanh ra hơn một năm là con người đã biết ngồi, biết đi rồi. Bây giờ ngồi, đi có khác một điểm là gom tâm lại trong thân, thân đâu tâm đó ngay trong giây phút này, không trước, không sau. Đây là cố gắng rất khác thường, tức là nổ lực để luôn luôn có trí nhớ chú tâm ghi nhận các hiện tượng danh sắc hay thân tâm đang sanh khởi qua sáu cửa giác quan ngay trong khoảng khắc hiện tại. Ghi nhận để kinh nghiệm hay hiểu biết được thực tánh của thân gồm đất, nước, gió, lửa (quán thân), của cảm giác (quán thọ), của tâm (quán tâm), của những đối tượng tổng quát của tâm (quán pháp) là ta đang hành thiền Minh Sát Niệm Xứ hay thiền Quán. Trọn tiến trình hành thiền có thể chỉ gom lại là có trí nhớ hay biết ngay trong hiện tại hay chánh niệm mà thôi.

Con người chỉ thấy đất, nước đem vào thân mỗi ngày mấy lần nhưng ít khi để ý đến gió. Đây là sinh chất tối cần thiết mà chỉ hơn ba phút không có nó là con người có thể chết. Và ngược lại, nếu hết lòng chú tâm đến yếu tố này cũng chỉ trong ba phút, ta có thể đạt đến trạng thái an vui và trong lành không gì so sánh được. Đừng nói đến ba phút, chỉ cần ba giây mà tâm có sự tỉnh giác về đặc tánh của gió, của hơi thở thì đó cũng là một tiến bộ tâm linh đáng kể rồi. Khi ngồi cũng như khi đi, chỉ cần theo dõi yếu tố này một cách tự nhiên, nó làm sao ta ghi nhận như vậy, thân tâm ta sẽ quân bình, dễ chịu.

Theo dõi hơi thở đúng cách theo cách hành thiền Vắng lặng (thiền Chỉ), hành giả có thể đi đến cõi trời sắc giới. Nhưng nếu lãnh hội được đặc tánh vô ngã của hơi thở theo pháp hành thiền Minh Sát Niệm Xứ (thiền Quán), hành giả có thể chứng ngộ Niết Bàn. Đây là khám phá của đấng Giác Ngộ, một pháp hành vi diệu, mà hành giả đã đặt niềm tin mạnh mẽ vào nên mới quyết tâm đến dự khóa thiền này.

Nguyện cầy hồng ân Tam Bảo hộ trì cho các hành giả an vui, tinh tấn tu hành, sớm đạt được mục tiêu giải thoát.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Theo : Vài làn hương Pháp
Trích soạn : Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính

Tiểu sử thiền sư Khippapañño Kim Triệu

Hòa Thượng Thiền sư Kim Triệu là vị thiền sư Việt Nam nổi tiếng về thiền Minh Sát Niệm Xứ hiện nay tại quốc ngoại. Ngài đã dạy thiền nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Nepal...

Thiền sư Kim Triệu sanh ngày 5 tháng 12 năm 1930 tại làng Phương Thạnh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Từ lúc tuổi thơ, ngài thường được thân mẫu nhiều đạo tâm dẫn đi chùa và làm quen với nếp sống ở chùa. Song thân mất sớm, trong những năm ở với người chị, ngài có dịp dâng cúng cho các sư đi trì bình khất thực hằng ngày. Vẻ an nhiên, thanh tịnh của chư Tăng khiến ngài phát tâm muốn xuất gia sống đời phạm hạnh.

Năm 14 tuổi, ngài vào ở trong chùa. Năm 17 tuổi, ngài thọ Sa di giới. Tự lúc bấy giờ, ngài đã có ý thích tìm hiểu và học hỏi tiếng i vì nghĩ rằng đó chính là ngôn ngữ mà chính Đức Phật đã dùng để truyền bá giáo pháp. Và năm 18 tuổi, ngài sang Cam Bốt để học tiếng i.

Năm 20 tuổi, ngài thọ Tỳ kheo giới cũng ở Trà Vinh với pháp hiệu Khippapañño (nghĩa là Thiện Trí hay Tốc Trí), thường được gọi là sư Pañño, hoặc sư Kim Triệu (thế danh).

Từ năm 1950 đến 1956, ngài học đạo tại chùa Giác Quang, Chợ Lớn. Năm 1956, nhập hạ tại chùa Kỳ Viên, Sài Gòn. Năm 1957, ngài ở lại chùa Tam Bảo Tự tại thành phố Đà Nẵng học Pāḷi và giáo lý do Đại Đức Giới Nghiêm và Đại Đức Shanti Bhadra (người Tích Lan) hướng dẫn.

Năm 1958, Đại Đức Giới Nghiêm phái ngài đến Bình Định dạy đạo. Đến cuối năm, ngài trở về tu học, nhận bằng cấp danh dự i và Phật học. Sau đó, ngài lưu lại Phật Học Viện Pháp Hoàng của thầy Hộ Giác tại Gia Định để phụ dạy văn phạm i và kinh kệ.

Năm 1962 đến 1963, ngài nhập hạ tại chùa Bửu Quang, Thủ Đức.

Năm 1964, ngài được viện đại học Nalanda, Ấn Độ, cấp học bổng đi du học với nhiều giáo sư Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện. Cũng trong năm này, ngài viếng Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo. Lúc đó, ngài 35 tuổi. Năm 1970, ngài đỗ bằng i Achariya (sư phạm môn i), bằng B.A. Phật học và M.A. i. Sau đó, ngài đến cư ngụ tại Bồ Đề Đạo Tràng chín năm, từ năm 1970 cho đến 1978. Hai năm đầu của thời gian này, ngài học về cổ sử Ấn Độ và Ấ Châu (Ancient India and Asia Studies) tại đại học Maghadh. Năm 1979, ngài dời về Tân Đề Ly (New Delhi) và ở đây hai năm.

Về thiền tập, từ năm 1967 đến 1980, ngài có cơ duyên thực tập thiền Minh Sát Niệm Xứ tại Ấn Độ, Thái Lan và Miến Điện dưới sự hướng dẫn của các vị thiền sư nổi tiếng như ngài Munindra, Goenka, Dipa Ma, Rastrapal, Tuangpulu. Năm 1967, ngài bắt đầu học thiền Minh Sát Niệm Xứ với thiền sư Munindra. Sau đó ngài tiếp tục theo học pháp môn này nhưng nhấn mạnh về Thọ Niệm Xứ với thiền sư Goenka sáu năm từ năm 1969 đến 1974. Từ năm 1975 đến 1980, ngài tiếp tục học thiền Minh Sát Niệm Xứ với nhiều thiền sư kể cả Dipa Ma, Rastrapal, Tuangpulu. Năm 1980, ngài sang Ngưỡng Quang, Miến Điện thực tập pháp môn này với cố Đại Lão Hòa Thượng thiền sư Mahasi Sayadaw. Trong thời gian hành thiền này, ngài đã gặt hái nhiều thành quả khả quan.

Trong khoảng thời gian trên, ngài đã đảm nhận nhiều Phật sự về hoằng pháp, xây cất cơ sở thiền định quốc tế, cứu trợ đồng hương và hướng dẫn các khóa thiền ở khắp nơi.


Sau khi hoàn mãn việc thực tập, ngài sang Hoa Kỳ vào ngày 24/10/1981 theo lời thỉnh mời của vị Hội trưởng Hội Phật Tử Việt Mỹ và lưu ngụ tại chùa Kỳ Viên, Hoa Thịnh Đốn. Nơi đây, từ năm 1982 đến nay, ngài thường xuyên mở bốn khóa thiền hằng năm ngoài những nghi thức sinh hoạt hằng ngày. Cũng từ đó, các chùa ở nhiều tiểu bang khác thỉnh ngài đến hướng dẫn các khóa thiền như chùa Pháp Vân, Kim Sơn, Như Lai Thiền Viện (CA), Phật Ân (MN), Pháp Luân, Đạo Quang, Hương Đạo (TX), Bát Nhã Thiền Viện (Canada). Các nhóm đệ tử Âu, Úc, Việt Nam cũng thường thỉnh mời ngài dạy đạo.

Năm 1988, Phật tử vùng California cung thỉnh ngài đứng ra sáng lập một đạo tràng để đồng bào địa phương tu tập. Với nhân duyên đó, năm 1988, Thích Ca Thiền Viện, Riverside, bắt đầu hoạt động và phát triển.

Năm 2008, ngài chính thức xây dựng lại Thiền Viện Tâm Pháp tại Pumpass, Virginia.

Năm 2010, ngài sáng lập Kỳ Viên Tự ở Melbourne, ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam đầu tiên tại Úc Châu.

Ngoài ra ngài còn hướng dẫn khoảng 20 chuyến hành hương xứ Phật tại Ấn Độ từ năm 1981 cho đến nay. Nhờ kiến thức về Phật pháp và kinh nghiệm sống tại Ấn Độ, ngài đã hướng dẫn Phật tử chiêm quan Bốn Chỗ Động Tâm và các Phật tích khác một cách thích thú và hứng khởi làm gia tăng đức tin vào Tam Bảo, giúp ích rất nhiều cho việc tu tập.

Ngày nay, dù đã 80 tuổi, sức khỏe có phần suy giảm, nhưng hằng năm ngài vẫn giảng dạy trên 10 khóa thiền ở nhiều nơi trên thế giới. Với kinh nghiệm thực chứng, tư cách khiêm cung,từ tâm, và sự hướng dẫn tận tụy, khéo léo, ngài đã giúp thiền sinh an hưởng nhiều lợi lạc và để lại trong tâm thiền sinh một niềm kính mến vô bờ.

Thiền sư Khippapañño Kim Triệu
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên