Ma.- Dưới nhãn quan PG

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính giới thiệu bài viết:

CÓ MA HAY KHÔNG ?
Ý NGHĨA VÀ QUAN NIỆM VỀ MA TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong​
(Sưu tầm ở Thư Viện hoa Sen.)
nguồn: https://thuvienhoasen.org/p20a5148/co-ma-hay-khong-y-nghia-va-quan-niem-ve-ma-trong-phat-giao
***************************************************

Ma hay không có Ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Phải trừ Ma như thế nào ?... Đó là những câu hỏi có thể nêu lên cho mỗi người trong chúng ta, vì có thể có người chưa hề « gặp ma » bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem Ma ra thế nào, hoặc có người đã từng « thấy ma » nên vẫn còn bị Ma ám ảnh và muốn biết xem cái thấy của mình, hay là cái con Ma họ thấy có thật hay không. Vậy ta hãy xem quan điểm của Phật giáo về Ma như thế nào.
( Theo tác giả: Hoang Phong)

Các Bạn có thể bàn thảo ở đây:
(VQ Kính mời)
 

Tôi là ai ?

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2020
Bài viết
19
Điểm tương tác
15
Điểm
3
Hihihi... chủ đề thú vị.

Tôi chưa gặp ma bao giờ, chỉ có 2 lần bị bóng đè thôi... 2 lần bị bóng đè rất gần nhau, cách nhau 2,3 ngày thôi... lúc đó buổi đêm, đang ngủ, tự nhiên cảm thấy 1 cái gì đó rất đáng sợ, 1 bóng đen rất ghê rợn đang chậm rãi tiến tới gần. Cả người tôi cứng đờ, không nhúc nhích hay la hét được... sợ... rất sợ... sau đó tự nhiên niệm thầm A di đà Phật trong mồm cho đến lúc ngủ không biết gì nữa... sáng tỉnh dậy vẫn nhớ rõ mọi việc... hihihi... sợ thật đấy, không biết có phải ma không nữa nhưng nghe khoa học giải thích là do tim mạch bị tắc nghẹn mà ra... nhưng tôi nghĩ lại thì cảm thấy chưa hẳn như vậy... Mà nực cười nhất là tôi vốn không thích ông Phật A di đà, vậy mà lúc gặp chuyện lại lôi ông ra mà để cầu cứu... hihihi
 

thantanmadai

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 7 2019
Bài viết
91
Điểm tương tác
20
Điểm
28
Hihihi... chủ đề thú vị.

Tôi chưa gặp ma bao giờ, chỉ có 2 lần bị bóng đè thôi... 2 lần bị bóng đè rất gần nhau, cách nhau 2,3 ngày thôi... lúc đó buổi đêm, đang ngủ, tự nhiên cảm thấy 1 cái gì đó rất đáng sợ, 1 bóng đen rất ghê rợn đang chậm rãi tiến tới gần. Cả người tôi cứng đờ, không nhúc nhích hay la hét được... sợ... rất sợ... sau đó tự nhiên niệm thầm A di đà Phật trong mồm cho đến lúc ngủ không biết gì nữa... sáng tỉnh dậy vẫn nhớ rõ mọi việc... hihihi... sợ thật đấy, không biết có phải ma không nữa nhưng nghe khoa học giải thích là do tim mạch bị tắc nghẹn mà ra... nhưng tôi nghĩ lại thì cảm thấy chưa hẳn như vậy... Mà nực cười nhất là tôi vốn không thích ông Phật A di đà, vậy mà lúc gặp chuyện lại lôi ông ra mà để cầu cứu... hihihi
cái này phải hỏi chùa Ba Vàng...

 
Last edited by a moderator:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

có nhiều khi chỉ coi 1 đoạn phim hoạt hình cũng hiểu liền [smile]


bị Ma Đè vốn là 1 hiện tượng y học gọi là (sleep paralysis) khi mà 1 phần bộ não chìm đắm trong giấc ngủ say ... khiến phổi hoạt động yếu đi ... và 1 phần bộ não thì còn tỉnh thức ... trong khi đó ... phần bộ não điều khiển thân thể cũng không làm việc ..

cho nên cảm thấy: khỏ thể, bị đè .. bóng đen ... và cảm thấy tỉnh táo [smile] ... nhưng không làm gì được [smile] ... và trung bình ở trong mỗi đời người, người ta thường bị là khoảng 1-3 lần ... [smile]

vấn đề ở đây là trong lúc BỊ ĐÔNG CỨNG ĐÓ [smile]

- có nhiều người ở các dân tộc khác nhau .. họ cũng trong lúc NHẮM MẮT hỏng thấy gì, bị đè cứng ngộp thở hỏng nổi, tay chân giãy dụa hỏng nổi .. đột nhiên choàng tỉnh .. nửa tỉnh nửa mơ .. thì người ta liền NGHĨ TỚI GÌ ? .. cũng như đoạn phim đó thôi: MA Đè .. Thần Dâm Dục tới hiếp [smile] ... vv...

- cái BÊN TRONG của bạn lại có ÔNG A DI ĐÀ [smile] --> khiến cho cái TẦM ... AN TRÚ trên A DI ĐÀ xảy ra [smile]

cái gọi là NĂNG THỦ ... SỞ THỦ .. như là nhớ đi vò gạo nấu cơm .. nhóm lửa chẻ củi cũng đều ở trong những kho tàng chứa những dữ kiện và cũng do các chủng tử khơi dậy ra hiện tiền được hết [smile]

- cho dù là lúc người ta TỈNH TÁO ... mà người ta "bị những điều kiện TRÓI BUỘC" hỏng làm gì được .. thì hoạt động --> TÂM LÝ của các chủng tử, chứa nhóm cũng vẫn vậy [smile]

---> có nhiều trường hợp người ta nói là chỉ cần NHẮM MẮT .. NÍN THỞ .. MA SẼ HỎNG THẤY [smile] ... rùi tự nhiên ngủ lại ngon giấc .. cảm giác BỊ ĐÈ bớt đi .. bởi vì THỞ ÍT HƠN thì hỏng cần nhiều Ô XY [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kính giới thiệu bài viết:

CÓ MA HAY KHÔNG ?
Ý NGHĨA VÀ QUAN NIỆM VỀ MA TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong​
(Sưu tầm ở Thư Viện hoa Sen.)
nguồn: https://thuvienhoasen.org/p20a5148/co-ma-hay-khong-y-nghia-va-quan-niem-ve-ma-trong-phat-giao
***************************************************

Ma hay không có Ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Phải trừ Ma như thế nào ?... Đó là những câu hỏi có thể nêu lên cho mỗi người trong chúng ta, vì có thể có người chưa hề « gặp ma » bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem Ma ra thế nào, hoặc có người đã từng « thấy ma » nên vẫn còn bị Ma ám ảnh và muốn biết xem cái thấy của mình, hay là cái con Ma họ thấy có thật hay không. Vậy ta hãy xem quan điểm của Phật giáo về Ma như thế nào.
( Theo tác giả: Hoang Phong)

Các Bạn có thể bàn thảo ở đây:
(VQ Kính mời)
Hề hề,

Theo Ba Tuần, gặp Ma (thì có Ma), chưa gặp mà nghe nói (thì hoài nghi), không gặp không tin (thì cho là không có Ma); cả ba dạng người này chẳng khác nào ông bạn tôi khi mua vé xổ số với ý nghĩ rằng biết đâu sẽ trúng giải độc đắc vậy.

Thiệt là việc làm "hữu ích" cho "nhà nước" (đối với con người thì đó là ý niệm của mình).

Ngày trước, khi đang tu tập tại một ngôi đền tại Hà Tây (nay là Hà Nội 02). Trong lúc đang nằm trước ban thờ, khi ấy ở trạng thái nhắm mắt nhưng còn thức thì thấy trên nóc đền lấp ló rất đông các hình hài người mà mặt mũi thì là ếch nhái, lại thấy một chiếc xe đạp cho trẻ em không có người ngồi lao về phía mình do đó mà mở mắt ra liền biết rõ như thế.

Lại có lần khi đi hành cước qua một khu nhà hàng bán Gà, thấy con Gà trần trụi bị móc cổ bằng móc sắt để trong tủ kính, bên cạnh là hình bóng một con gà sống đứng ngó. V..v

Tóm lại, Ma cảnh rất nhiều, gặp không kể hết. Chỉ thấy thật hài hước khi mà bây giờ lại tốn biết bao giấy mực chỉ để luận bàn về một thứ mà hiển nhiên là khỏi bàn.

Cầu cho tất cả chúng sanh,
Người hữu hình, kẻ vô hình
Loài thai sanh, loài hoá sanh
Loài noãn sanh, loài thấp sanh,
Đồng thành Phật đạo.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

đoạn này như vậy thì lão ca BT nói hay quá rùi [smile]

MA CẢNH thường xảy ra nơi tâm trí con người ... thì cũng nơi tâm trí con người MA CẢNH tự có NĂNG LỰC ... cũng chính là do NĂNG LỰC: THỦ HỮU của con người mà có ...

có những trường hợp như giấc mơ ... bị ma đè .. tuy đó là "THÂN KIẾN" do vi tế mà có .. CẢNH MA do vi tế mà có ...

nên nói HỮU thì có --> bởi vì người ta thấy có MA .. có BÓNG .. thấy cảnh bị đè .. thấy THẦN BÍ ... đó là chỗ VI TẾ của HỮU .. trong vấn đề tư duy, tư tưởng, tập khí [smile]

mà nói THỦ thì không có --> bởi vì đâu có ý nghĩ giữ bóng ma đó lại .. gặp sợ gần chết .. giãy dụa bỏ chạy [smile] ...

---> XẢ BỎ còn hỏng kịp [smile] ... cho nên có nhiều người phát triển những phương pháp thiền về "loại bỏ hình ảnh" --> để tư duy được sáng suốt hơn [smile]

cho nên .. thường những trường hợp MA MỊ này lại không khó đối diện và giải quyết vấn đề [smile] ... bởi vì 1 trong hai vế của LƯỠNG (NHỊ) là THỦ XẢ ... đã có 1 vế thành là XẢ [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Tôi là ai ?

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2020
Bài viết
19
Điểm tương tác
15
Điểm
3
ha ha ha [smile]

có nhiều khi chỉ coi 1 đoạn phim hoạt hình cũng hiểu liền [smile]


bị Ma Đè vốn là 1 hiện tượng y học gọi là (sleep paralysis) khi mà 1 phần bộ não chìm đắm trong giấc ngủ say ... khiến phổi hoạt động yếu đi ... và 1 phần bộ não thì còn tỉnh thức ... trong khi đó ... phần bộ não điều khiển thân thể cũng không làm việc ..

cho nên cảm thấy: khỏ thể, bị đè .. bóng đen ... và cảm thấy tỉnh táo [smile] ... nhưng không làm gì được [smile] ... và trung bình ở trong mỗi đời người, người ta thường bị là khoảng 1-3 lần ... [smile]

vấn đề ở đây là trong lúc BỊ ĐÔNG CỨNG ĐÓ [smile]

- có nhiều người ở các dân tộc khác nhau .. họ cũng trong lúc NHẮM MẮT hỏng thấy gì, bị đè cứng ngộp thở hỏng nổi, tay chân giãy dụa hỏng nổi .. đột nhiên choàng tỉnh .. nửa tỉnh nửa mơ .. thì người ta liền NGHĨ TỚI GÌ ? .. cũng như đoạn phim đó thôi: MA Đè .. Thần Dâm Dục tới hiếp [smile] ... vv...

- cái BÊN TRONG của bạn lại có ÔNG A DI ĐÀ [smile] --> khiến cho cái TẦM ... AN TRÚ trên A DI ĐÀ xảy ra [smile]

cái gọi là NĂNG THỦ ... SỞ THỦ .. như là nhớ đi vò gạo nấu cơm .. nhóm lửa chẻ củi cũng đều ở trong những kho tàng chứa những dữ kiện và cũng do các chủng tử khơi dậy ra hiện tiền được hết [smile]

- cho dù là lúc người ta TỈNH TÁO ... mà người ta "bị những điều kiện TRÓI BUỘC" hỏng làm gì được .. thì hoạt động --> TÂM LÝ của các chủng tử, chứa nhóm cũng vẫn vậy [smile]

---> có nhiều trường hợp người ta nói là chỉ cần NHẮM MẮT .. NÍN THỞ .. MA SẼ HỎNG THẤY [smile] ... rùi tự nhiên ngủ lại ngon giấc .. cảm giác BỊ ĐÈ bớt đi .. bởi vì THỞ ÍT HƠN thì hỏng cần nhiều Ô XY [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]

Haha... ngài Anan chuyển thế đây rồi... theo câu trả lời của ngài thì hình như ngài theo chủ nghĩa duy vật, mà còn là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx nữa mới ghê... vật chất quýêt định ý thức nha... hahaha...

Hồi thanh niên, tôi chả tin ma quỷ gì cả, cho đó là bịa đặt dù rất... sợ ma... hihihi... sau này càng ngày càng già đi thì lại cảm thấy rằng ma hình như là có thật, tất nhiên ma kiểu khác chứ không giống kiểu chùa 3 vàng tuyên truyền... hihihi... ngày còn đi học, tôi nhớ có định luật bảo toàn năng lượng ở môn vật lý rằng :

... năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác ...

Ma đấy chứ đâu... hahaha
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

hỏng phải như vậy ... mà là 1 vấn đề quan trọng hơn ... cần được nhìn thấy ...

người ta nói:

- trái trứng gà .. khi bị VỠ từ bên ngoài vô .. thì là ---> nó BỊ BÓP VỠ --> và 1 sự sống biến mất [smile]

- nhưng khi nó VỠ TỪ BÊN TRONG RA --> thì đó là 1 CON GÀ .. là 1 sức sống NỘI TẠI [smile]

cũng vậy thôi, biết bao nhiêu vấn đề trên đời muốn nhìn thấy ... như là MA chẳng hạn .. cũng phải là nhìn vào từ bên trong

mà thông thường người ta muốn học RÀNH RÕ 1 vấn đề gì 1 cách nhanh lẹ .. thì phải đòi hỏi 1 số điều kiện

(1) niềm tin .. tin là họ làm được ... học được

(2) là hoạt đông .. phải cường tráng khỏe mạnh ...

(3) phải hiếu kỳ .. phải luôn đạt những câu hỏi khám phá

(4) phải là hoạt động liên tục trong lãnh vực đó ... phải là người tham dự ... người sáng tạo (creator) .. người tham phần sáng tạo (co-creator)

(5) phải coi tinh thần người đó .. có ở trạng thái tốt nhất để học hỏi không [smile] .. nếu uể uể oải oải mà đòi học hiểu 1 vấn đề khó .. thì là --> COI NHƯ THÔI ... là BỎ ĐI [smile]

(6) học hỏi .. để chỉ dẫn .. người ta nói ... muốn làm học giỏi .. thì phải học để làm thầy .. học biết rành để chỉ dạy hướng dẫn .. thì người học hỏi đó mới thật sự là học hỏi ..

cho nên .. chỉ cần nhìn lãnh vực học hỏi .. sự tham dự .. sáng tạo .. là đủ thấy nhiều rùi đó [smile]

người tây phương họ gọi phương pháp học hỏi này là BEFAST [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
CÓ MA HAY KHÔNG ?
* Ma Mị.
* Ma Bóng đè.

Cảm ơn các Bạn cho kinh nghiệm về Tâm linh.

VQ cũng cảm nhận về loài Ma bóng đè và loài Ma Mị như các Bạn nói trên. Vâng. Do sức khỏe kém và do mộng mị, si mị mà thấy có Ma Bóng và Ma Mị. Người xưa nói "Trí tuệ u mê sinh ma mị" và suy tim thấy ma bóng có lẻ cũng đúng a.

Nhớ lúc còn nhỏ, chiều tối đi một mình qua nghĩa trang, chợt nghe tiếng bước chân đi theo mình... cắm đầu chạy thì bước chân cũng chạy đuổi theo mình, Đứng lại thì bước chân đứng lại...Rõ là “thần hồn nát thần tính” . Giống như Bạn Tôi là Ai ? Mình Niệm Phật Nam Mô A Di Đà Phật thì dường như Phật phù hộ, lại an tâm và không bị ma đuổi nữa !

Các Bạn còn thấy loại Ma nào ạ ?
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Bản thân tôi từ nhỏ đã sống chung với ma. Cụ thể như sau: gần nhà tôi có một con dê chết lúc tôi còn rất nhỏ. Đến lúc tôi học tiểu học thì tôi phát hiện trong buồng nhà tôi (nhà xưa thường có một buồng riêng để treo quần áo và cất giấu tư trang) và tôi thấy có một con dê mà trằng thường ẩn núp trong đó lúc ban ngày (do ban ngày dương khí mạnh nên nó tìm nơi tối để ẩn thân trung ấm); khi đến xế chiều khoảng xẩm tối thì con dê màu trắng toát ấy ra đứng cạnh góc dừa, khi tôi chăm chú nhìn nó một hồi lâu thì nó biến mất; hầu như ngày nào cũng vậy. Sau này, dời nhà đi thì tôi không còn thấy nó nữa. Dê ma này không phải một mình tôi nhìn thấy mà một đứa trẻ hàng xóm cũng thấy như tôi.

Một chuyện khác, lúc bà cố tôi mất, sau khi chôn cất xong thì đêm tối lúc chuẩn bị đi ngủ (nằm nhưng chưa nhắm mắt ngủ) thì tôi thấy bà cố về thăm tôi (bà cố tôi rất thương tôi nhưng lúc hấp hối, bà ấy muốn gặp tôi lần cuối mà tôi về không kịp nên đã không gặp được). Tôi thấy bà cố đi xuyên qua vách, toàn thân màu trắng toát và có một đặc điểm tôi biết là bà cố, ấy là cục bướu cổ rất to. Bà ấy đi lướt qua giường nhủ của tôi và xuyên qua vách rồi biến mất.

Một chuyện khác, ngay chỗ trước nhà tôi đang sống hiện nay. Lúc nhỏ, tụi con nít khi đi xem ti vi về luôn thấy có một người đàn ông đứng cười và vẩy chào rồi biến mất; nhiều đứa bị rượt đuổi chạy hụt hơi. Còn những người đi làm đêm thường bị ném đất rào rào (tôi cũng bị, lấy đèn pin tìm hoài mà không thấy ai), .... Sau này, vài năm trở lại đây, khi nhà đối diện nhà tôi đào đất xung quanh đó thì gặp một bộ xương người. Nhưng không biết rõ danh tính, đặt tên là Ông đụng rồi đem chốt cất.

Một chuyện khác, có một bà nọ mang thai nhưng không mai bị mất. Hàng đêm, gần nhà bà ấy tại một cái cây to luôn luôn văng vẳng tiếng hát của bà ta ru con... (cả làng tôi nghe mà riếc rồi quen luôn, một số đứa bé còn hát luôn bài hát đó).


Tóm lại, con người, súc sanh, ma quỷ, thần tiên, .... là hiện tượng của ý thức và mạt na thức mà gốc là vô minh. Tất cả đều vô ngã. Dù là hiện tượng gì đi nữa, hãy nhớ lời Phật dạy "những gì có tướng (nắm bắt bởi lục thức) đều là hư vọng", đừng vì cái hư vọng mà đánh mất bản tâm mình.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Kính Thày VQ 1 ly trà [smile]

*** vẫn câu nói đó thôi .. hỏng có câu nào khác [smile]

ở trong Kinh Tương Ưng Bộ cũng ghi nhận lại 1 số trường hợp ... Phật Thích Ca --> sau khi VỪA GIÁC NGỘ --> ĐÃ GẶP MA [smile]


(i) Hành Ma [smile]

ở trong Tương Ưng Bộ có 1 bài kinh gọi là Tương Ưng Ác Ma [smile] ... trong đó ... miêu tả hoạt động của Ác Ma là Hành Uẩn qua --> Thân Khẩu Ý ... cho nên .. có thể gọi là Hành Ma [smile] và đức Phật nói ... là Hành Ma hông thể nào làm hại được đệ tử biết hộ trì thân khẩu ý [smile]

Rồi Ác ma muốn khiến Thế Tôn sợ hãi, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, liền đi đến Thế Tôn.

4) Sau khi đến, hiện lên những hình tướng cao thấp, tịnh, bất tịnh, không xa Thế Tôn bao nhiêu.

5) Rồi Thế Tôn biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:

Ông luân hồi dài dài,
Hình thức tịnh, bất tịnh.
Thôi vừa rồi, Ác ma,
Ông đã bị bại trận.

Những vị thân, khẩu, ý,
Khéo hộ trì chế ngự,
Này kẻ Ác ma kia,


Những vị ấy như vậy,
- Không bị Ông chi phối,

--> Không phải đệ tử Ông.


cho nên những người dù là THÂN = HỮU có hành nghiệp .. có trổ ma nghiệp ... mà giữ được KHẨU và Ý .. thì THÂN NGHIỆP dù đang có hành mà hiện hữu đó cũng tan biết .. như trường hợp bị bóng đè kể trên [smile]


(ii) Ý Ma
hoặc đi thêm 1 tí nữa thì lại có Ý MA [smile] ... TỬ MA [smile] ... nếu mà vượt qua được .. thì chắc là chỗ tinh tế hơn [smile]

trong đoạn này ÁC MA dùng Ý MA để thử ông Phật ...

Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:

Mọi hành tung của ý
Là bẫy sập trên không,
Chính với bẫy sập ấy,
--> Ta trói buộc lấy Ngài,
Này vị Sa-môn kia,
Ngài chưa thoát khỏi ta.


Sắc, thanh, vị, hương, xúc,
Làm tâm ý ưa thích,
Ta không ưa muốn chúng,
Ta vượt thoát ngoài chúng,

Này kẻ Tử ma kia,
--> Ông đã bị bại trận.

đối với vấn đề Ý MA này .. thì đức Phật nêu ra phương pháp LY TRẦN .. XẢ TRẦN

hay là cứ như chúng ta gặp ma là BỎ CHẠY GẦN CHẾT .. ở đâu mà dám tới gần mà NUÔI DƯỠNG MA [smile] ... cho nên XẢ LỤC TRẦN ... XẢ Ý MA này ... nhiều khi cũng gần với tự nhiên [smile]


(iii) Xúc Ma

Các kinh Nguyên Thủy cũng có Xúc Ma nữa [smile] ... loại MA NÀY .. đúng là loại ma dữ tợn .. vì nó SINH RA ĐƯỢC những ông TRÙM MA khác .. những MA ĐỊA khác ... bao gồm luôn cả SẮC, DANH .. TƯỞNG, THỌ, HÀNH

- Do nhân bốn đại, này Tỷ-kheo, do duyên bốn đại, --> được gọi là sắc uẩn.
- Do nhân xúc, do duyên xúc, ---> được gọi là thọ uẩn.
- Do nhân xúc, do duyên xúc, --> được gọi là tưởng uẩn.
- Do nhân xúc, do duyên xúc, --> được gọi là hành uẩn.

Do nhân danh sắc, do duyên danh sắc, --> được gọi là thức uẩn.

vì vậy có lẽ là nếu là BẶT HẾT CÁC DUYÊN .. BẶT HẾT CÁC NHÂN .. BẤT XÚC --> thì chắc là những TỔ MA này cũng sẽ tan rã [smile]

vậy chắc chắn phải có những nơi mà GIỚI ĐỨC tỏa sáng nét trang nghiêm [smile]... thì mới có những con người như vậy [smile]

KLL
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bản thân tôi từ nhỏ đã sống chung với ma. Cụ thể như sau: gần nhà tôi có một con dê chết lúc tôi còn rất nhỏ. Đến lúc ....

Tóm lại, con người, súc sanh, ma quỷ, thần tiên, .... là hiện tượng của ý thức và mạt na thức mà gốc là vô minh. Tất cả đều vô ngã. Dù là hiện tượng gì đi nữa, hãy nhớ lời Phật dạy "những gì có tướng (nắm bắt bởi lục thức) đều là hư vọng", đừng vì cái hư vọng mà đánh mất bản tâm mình.
VQ đồng ý với Ban VNBN. Xin góp thêm vài loại Quỷ mà Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy:

  1. Tham vật vi tội, thị nhân tội tất. Ngộ vật thành hình, danh vi mị quỷ.
Do tham vật tạo tội, người ấy khi đền tội xong, gặp vật thành hình, gọi là Quái Quỷ.

Giảng:
Anh ta tham lam kiểu đồ vật gì vậy? Mong muốn lớn nhất là ham muốn tình dục. Nếu anh ta tìm kiếm mọi thứ trên trái đất nhân quả, và nếu anh ta cam kết tội phạm trong khi làm như vậy, anh ta sẽ rơi vào địa ngục. Sau khi anh ta đền tội trong địa ngục xong, anh ta gặp vật chất đối tượng. Loại đối tượng nào? Loại nào cũng được; bất cứ loại nào, anh ấy có thể đính kèm vào nó và lấy hình dạng từ nó. Cho nên được “gọi là quái quỷ”



  1. Tham sắc vi tội, thị nhân tội tất. Ngộ phong thành hình, danh vi mị quỷ.
Do tham sắc tạo tội, khi đền tội xong, gặp gió thành hình. gọi là Bạt Quỷ

Giảng:
Bên Á Châu, người nào tham dâm dục được cho là tham lam “gió và dòng chảy.” Những người như vậy kết thúc như những con quỷ hạn hán. Quỷ hạn hán như thế nào? Bất cứ nơi nào quỷ tới, nơi đó không mưa, và đây là do “khô cạn của sa mạc và của những con quỷ hạn hán”. Nếu bạn gặp phải một nơi mà mưa không rơi, một nơi các cây cỏ bị khô và chết, bạn bây giờ biết một nơi như vậy là nơi sinh sống của một quỷ hạn hán. Điều này đúng: Bằng cách đọc nghe Kinh Lăng Nghiêm, bạn có thể sáng tỏ tất cả những bí ẩn của thế giới.

Tất cả các câu hỏi của khoa học vật lý được sáng tỏ trong Kinh điển này. Nếu bạn không đọc qua điều này trong Kinh, bạn sẽ không hiểu lý do đằng sau hạn hán và sa mạc. Về cơ bản, đây là do các thủ đoạn của quỷ hạn hán. Loại người này tham lam vì “gió và dòng chảy,” và vì vậy bây giờ khi linh hồn của anh ta chạm vào gió và nó có hình dạng của gió và “được gọi là bạt quỷ. Khá tài năng, huh?



  1. Tham hoặc vi tội, thị nhân tội tất. Ngộ súc thành hình, danh vi mị quỷ.
Do tham dối trá tạo tội, khi đền tội xong, gặp súc vật thành hình, gọi là Mî Quỷ

Giảng:
Loại ma này lấy hình dạng khi gặp một con súc vật – có khi là một tinh linh cáo hay một con sói màu vàng, hoặc thậm chí là một con mèo hay một con chó. Có khi một súc vật bị con ma quỷ nhập vào nó.

Tôi đã thấy một con mèo bị ma quỷ nhập. Nó có thể thực hiện một số những chiêu trò nguy hiểm tuyệt vời. Nó có thể nhảy cao hơn mười mét trong không khí và đáp xuống tại phần trên cùng của ngôi nhà. Sau đó, nó sẽ nhảy xuống từ từng trên và đáp xuống mặt đất; nó sẽ nhảy lên xuống hoài. Nó cũng gào thét và than vãn.

Một con cáo đã vị nhập theo cách này cũng có thể nhập vào con người. Mặc dù là một con vật, nó có thể xuất hồn ra và nhập vào con người, và nói chuyện qua họ. Một con sói vàng có thể làm điều này. Nó có thể xuất hồn và nhập vào người. Sau đó, nó dùng thân người để nói chuyện. Có rất nhiều những biểu hiện kỳ lạ như vậy. Đây được gọi là mị quỷ. Khi nó nhập vào thân người, tâm trí của người đó trở thành hoàn toàn bối rối bởi nó, và anh ta mất đi ý thức nhận biết của mình, giống như anh ta đang ngủ



  1. Tham hận vi tội, thị nhân tội tất. Ngộ trùng thành hình, danh cổ độc quỷ.
Do tham sân hận tạo tội, khi đền tội xong, gặp sâu bọ thành hình, gọi là Cổ Độc Quỷ

Giảng:
Tất cả mười con ma quỷ này được mô tả bằng phương tiện tham lam của họ. Cuối cùng, đó là tham lam tạo ra hình dạng của họ như quỷ. Điều này là tham lam cho hận thù. Đầy hận thù, anh ta sẽ tấn công mọi người mà không cần có lý do, và vì vậy anh ta phạm tội nghiệp liên quan đến hận thù. Điều nầy đã khiến anh ta rơi vào Địa ngục vô gián. Khi anh ta đền tội qua trừng phạt trong địa ngục, anh ta trở thành một con ma quỷ, và anh ấy định hình khi anh ta gặp những con giun. “Anh ta được gọi là cổ độc quỷ”

Chất cổ độc được tìm thấy ở tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc. Có người sử dụng loại độc để đặt hãm hại người khác. Họ lấy chất cổ độc từ những con giun này và biến nó thành một loại viên thuốc độc. Nếu họ bỏ một viên thuốc này vào trà của bạn, sau đó bạn luôn luôn phải tuân theo mọi hướng dẫn của họ. Nếu không, bạn sẽ chết. Đó là bị nhiễm cổ độc. Bên các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Việt Nam vv…, cổ độc giống như ngãi bùa. Có một con ma quỷ đằng sau loại cổ độc – đó là đặc sản của anh ta. Độc dược của quỷ nầy cực kỳ mạnh. Cách duy nhất để hóa giải cổ độc là người dùng cổ độc nầy niệm một câu thần chú để hóa giải bạn ra khỏi độc dược. Nhưng nếu anh ta không giải độc, sau đó bạn đang gặp rắc rối thực sự. Bạn mãi mãi trong sự điều khiển.

Một cách sử dụng thú vị của nó là những phụ nữ miền nam đã bỏ cổ độc trên những những người đàn ông Quảng Đông mà họ thích. Sau khi họ kết hôn, người vợ ếm cổ độc lên người chồng của mình với ngụ ý rằng nếu anh ta có ý tưởng trong đầu mình rời bỏ cô ấy, anh ta sẽ chết. Vì thế những người đàn ông miền Bắc này rất trung thành với vợ của họ. Rất nhiều người bị trúng cổ độc nầy. Nhưng bạn nên rõ ràng rằng đây là một mẹo lừa đảo



  1. Tham ức vi tội, thị nhân tội tất. Ngộ suy thành hình, danh vi lệ quỷ.
Do tham ghi khắc thù oán tạo tội, khi đền tội xong, gặp kẻ thù vận suy thành hình, gọi là Lệ Quỷ

Giảng:
Có nghĩa là anh ấy luôn nghĩ về những điều đã xảy ra trong quá khứ và ghi nhớ chúng với tâm oán giận. Bởi vì anh ấy luôn muốn trả thù, anh ta phạm tội. Từ những tội ác này, anh ta buộc phải rơi vào những địa ngục vô gián. Sau khi đền tội xong, rằng khi anh ta gặp sự thoái hóa, anh ta định hình.

Nó có thể là một người suy nhược hay bất kỳ loại động vật nào yếu ớt và già yếu. Anh ấy vay mượn các hình dạng vật chất của chúng sinh và trở thành một lệ quỷ. Thay vì tiếp quản một người người bị suy nhược, anh ta nhập vào một người bệnh sau đó trở thành một con quỷ suy nhược. Loại quỷ này khủng khiếp và khốc liệt. Nó có thể lấy mạng sống người đó dễ dàng như lấy một cái gì đó ra khỏi túi quần.



  1. Tham ngạo vi tội, thị nhân tội tất. Ngộ khí thành hình, danh vi ngạ quỷ
Do tham ngạo mạn tạo tội, khi đền tội xong, gặp khí thành hình, gọi là Ngạ Quỷ

Giảng:
“Do tham lam và kiêu ngạo khiến người đó cam kết tội phạm. Sau khi anh ta đã trả xong tội ác của mình, anh ta hình thành khi anh ta gặp phải các loại khí. ”Anh ta thực sự là một kẻ nghịch ngợm cá nhân. Vì vậy, mọi người không nên nhìn xuống hay coi thường những người khác. Mọi người không nên nghịch ngợm và tự mãn, hoặc hoàn toàn thiếu lịch sự đối với những người khác. Một người như thế thậm chí không thừa nhận người khác khi anh ta gặp họ – anh ấy hết sức thô lỗ.

Trong thời kỳ Tam Quốc ở Trung Quốc, có một người đi bộ tên Tạ Đình Phong, người đã đến gặp Tướng Tào Tháo. Tào Tháo chuẩn bị mọi người trước chuyến thăm, nói rằng khi người đi bộ bước vào, không ai nên nhìn anh ta. Khi người đi bộ đến cuộc hẹn với Tào Tháo, không ai trong số người tham dự bao vây đứng lên. Làm bộ như họ không nhận ra rằng anh ta đã vào. Vậy Tạ Đình Phong đã làm gì? Anh ấy bắt đầu khóc.

Tào Tháo hỏi, “Tại sao anh khóc?

Tạ Đình Phong trả lời: “Làm sao bạn có thể mong tôi không khóc khi tôi gặp một nhóm người chết? Tất cả họ đều đã chết, có phải không? Đó là lý do tại sao họ không thể nói hoặc di chuyển, phải không? ”

Sau câu nói móc đó, Tào Tháo bị thua. Điều này xảy ra lúc khi Tào Tháo ở trong những ngày quyền lực lớn nhất của ông. Đó là tại sao ông ta thô lỗ với Tạ Đình Phong. Những gì ông ấy thể hiện là loại của kiêu ngạo đang được thảo luận ở đây.

Một người kiêu ngạo sẽ phạm tội, và sau khi đền tội trong các địa ngục vô gián, anh ta sẽ hình thành khi anh ta gặp khí. Loại khí gì không quan trọng – bất kỳ loại nào anh ta có thể sử dụng để làm cho sự xuất hiện của mình. Loại quỷ này “được gọi là ngạ quỷ“ hay là quỷ đói. Những con quỷ đói ”chỉ là những gì tên của chúng ngụ ý – quỷ không có gì để ăn. Cổ của họ gầy như kim và bụng của chúng to bằng thùng. Vì cổ họng của họ quá mỏng, họ không thể nuốt bất kỳ thức ăn nào. Nếu bạn thấy loại ngạ quỷ, bạn sẽ coi đó là xấu chăng?



  1. Tham võng vi tội, thị nhân tội tất. Ngộ u vi hình, danh vi yểm quỷ.
Do tham lừa gạt tạo tội, khi đền tội xong, gặp u ẩn thành hình, gọi là Yểm Quỷ

Giảng:
“Do tham lam và bất công với người khác – để làm tổn thương người khác – làm cho người phạm tội, sau khi đền tội ác của mình, anh ta định hình khi anh ta gặp phải bóng tối. ” Vì tham lam việc đàn áp và không công bằng, người ta tạo ra hành vi phạm tội. Những hành vi phạm tội này sẽ khiến một người ngã vào những địa ngục vô gian. Sau hàng trăm ngàn triệu kiếp, mõi tội nghiệp đã được xóa sổ và người được thoát ra địc ngục. Nhưng thói quen còn lại của một người vẫn còn và không thay đổi, và vì vậy người ta vẫn không công bằng và tham lam để đàn áp người khác. Những thói quen kiên trì. Vì vậy, hồn có hình thức của mình khi anh gặp bóng tối. Anh ấy xuất hiện ở những nơi đen tối, bóng tối và được gọi là “Yểm Quỷ”

Bạn có nhớ con ma quỷ đã được thảo luận trước không? Đây là ma quỷ ấy. Một trong những đệ tử của tôi nói với tôi rằng anh ấy đã gặp loại ma hàng chục lần. Ông đã chiến đấu với họ mỗi lần và đã không mất mạng. Tuy nhiên, rất là nguy hiểm khi giao tiếp với loại yểm quỷ nầy, bởi vì nó có thể con yểm quỷ giết bạn với những ma thuật. Nhưng bây giờ mà đệ tử này đã tin vào Phật, tôi tin rằng loại ma này sẽ không có sự táo bạo làm phiền anh ta nữa.



  1. Tham minh vi tội, thị nhân tội tất. Ngộ tinh vi hình danh võng lượng quỷ.
Do tham minh ngộ tạo tội, khi đền tội xong, gặp tinh linh thành hình, gọi là Võng Lượng Quỷ

Giảng:
“Kiến” đề cập đến các ý kiến - theo quan điểm của riêng mình. Với thói quen của quan điểm, người ta xem mình là cực kỳ thông minh. Nhưng thực tế, một người như thế này hoàn toàn bối rối trong những gì anh ta làm. Anh ta có thể thông minh, nhưng anh ta kết thúc tự mình. Anh ấy rõ ràng biết rằng giết người không phải là một điều tốt để làm, nhưng anh ta vẫn đi ra ngoài và giết người. Anh ta biết rằng người ta không nên ăn cắp nhưng anh ta vẫn cam kết cướp. Chắc chắn, anh ấy thông minh, được rồi, và anh ta là một người ăn nói lưu loát, nhưng hành động của anh ta là một mớ hỗn độn. Một người như thế này có “tham lam cho quan điểm”- anh ấy thông minh, nhưng hành vi của anh ấy là không thể chối cãi và anh ấy “Phạm tội.” Bởi vì các hành vi phạm tội, ông rơi vào Địa ngục vô gián trong hàng trăm ngàn hàng triệu kiếp. Sau khi đã đền tội, anh ấy được tự do. Nhưng khi anh ấy thoát khỏi địa ngục, bạn cho rằng điều gì sẽ xảy ra với anh ta?

Anh ấy vẫn không thay đổi thói quen cũ của mình. Anh ấy vẫn tự hào với trí thông minh tồi tệ và vì thế “anh ấy định hình khi anh ấy gặp phải năng lượng khí công, và anh ta được gọi là “Võng lượng quỷ.” Nếu anh ta gặp một người mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, hoặc nếu anh ta gặp một số bản chất kỳ lạ, anh ta sẽ làm cho anh ta xuất hiện. Những con võng lượng quỷ trông như thế nào? Đôi khi nó sẽ biến thành một đứa trẻ. Nhưng trong khi hầu hết trẻ em có hai chân, những quỷ con sẽ có một chân.

Đôi khi nó sẽ xuất hiện như một người lớn, nhưng trong khi đầu của mọi người nằm giữa vai, đầu của quỷ sẽ phát triển từ giữa hai chân của nó. Bạn đã bao giờ thấy loại quỷ như vậy chưa? Nếu bạn thấy, bạn sẽ biết rằng nó được gọi là Võng lượng quỷ. Nó luôn luôn có một chút khác lạ trong hình dạng – hình dạng quái lạ.

Nó cũng hoạt động như một “đồng lõa cho hổ.” Nó làm như thế nào? Ví dụ: giả sử rằng một vùng núi có nhiều hổ, không ai dám đi qua khu vực đó vì sợ bị tấn công và hổ ăn thịt. Con quỷ này làm gì ở một nơi như vậy? Nó biến thành hình dạng của một người và đi bộ dọc theo con đường đó. Khi một người thực sự thấy rằng dường như có một người trên con đường phía trước anh ta, anh ta không sợ, và anh ta theo sau vào khu vực nguy hiểm. Ai có thể đoán được rằng võng lượng quỷ sẽ dẫn đến hang cọp? Đó là trò chơi của anh ấy, để giúp hổ có được bữa ăn thịt người. Anh ấy lừa động vật theo cách này cũng giống như anh ta làm mọi người; anh ta biến thành một trong những loại của súc sanh và dẫn chúng tới hang cọp. Những người không tin rằng có những con quỷ như vậy nên chú ý đến những mô tả này.



  1. Tham thành vi tội, thị nhân tội tất. Ngộ minh vi hình, danh dịch sử quỷ.
Do tham vu vạ tạo tội, khi đền tội xong, gặp linh hiển thành hình, gọi là Dịch Sử Quỷ

Giảng:
“Do tham lam cho sự lừa dối khiến người đó cam kết tội phạm, sau đó, sau khi anh ta đã trả xong cho tội ác của mình, anh ta có hình dạng khi anh ta gặp phải độ sáng. ”Điều này ám chỉ đến thói quen lừa dối. Vì anh ấy muốn đạt những thành tựu, anh ấy cướp cách lừa dối người khác, hành động qua những việc bất hợp pháp. Khi làm điều này, anh ta phạm nhiều tội và rơi vào vô gián địa ngục. Sau khi đi qua hàng trăm ngàn kiếp, anh ta cuối cùng cũng được tự do, nhưng anh ta vẫn chưa loại bỏ thói quen tham lam còn lại của mình, và vì vậy anh ta vẫn muốn lừa gạt mọi người. Vì vậy, anh ta có hình dạng của mình khi anh ta đáp ứng độ sáng.

“Độ sáng” đề cập đến những người có trí tuệ biết cách niệm tà chú. Khi một con quỷ này gặp gỡ với loại người khôn ngoan đó, nó xuất hiện. Nó làm gì? Nó theo những người như vậy được gọi là “Dịch sử quỷ” hay là con quỷ đầy tớ. Nó giúp những người như vậy làm những điều họ muốn làm.

Ở Trung Quốc có một người tên Chi Hsiao T’ang, người nầy có năm con quỷ đầy tớ đã giúp anh ta. Một con quỷ đi về thu thập tin tức – cập nhật thông tin mới nhất. Một con quỷ khác giúp Chi Hsiao T’ang lắng nghe mọi thứ. Vì quỷ có năm loại thứ thần thông, quỷ có thể thấy những thứ mà đôi mắt thường không thể thấy được. Quỷ chỉ thiếu lậu tận thông, nhưng họ có ngũ thần thông khác: Đó là Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông và thần túc thông.

Những loại ma này có một chút tu luyện, một sốtu hành, và vì vậy nó có được ngũ thông. Những hồn ma quỷ theo Chi Hsiao T’ang có thể biết mọi người đang nói gì và có thể thấy điều gì đang xảy ra trong khoảng cách xa, và biết được những gì đã xảy ra chung quanh, và sau đó anh ta sẽ sử dụng thông tin đó để đi và giải cứu mọi người từ khó khăn. Ví dụ, anh ta sẽ phát hiện ra điều đó và nơi có một số sinh vật lạ để gây hại cho mọi người, và anh ta ngay lập tức sẽ đến nơi đó và chinh phục những sinh vật lạ lùng và xua đuổi những sinh vật kỳ lạ. Năm con quỷ đầy tớ này đã giúp theo cách đó. Họ đã trở thành những bóng ma quỷ đầy tớ bởi vì trong quá khứ họ đã tham lam để lừa dối người khác.



  1. Tham đảng vi tội, thị nhân tội tất. Ngộ nhân vi hình, danh truyền tống quỷ.
Do tham kết bè phái tạo tội khi đền tội xong, gặp con người thành hình, gọi là Truyền Tống Quỷ

Giảng:
“Do tham lam để được tôn trọng mà làm cho người cam kết tội phạm, sau đó, sau khi anh ta đã trả xong cho tội ác của mình, anh ta có hình dạng khi anh ta gặp người. ” Kiện tụng ”ám chỉ đến tham gia vào các vụ kiện của tòa án. Đôi khi mọi người truy cập tòa án, họ cùng nhau đến nhiều hay ít người để hỗ trợ cho vụ kiện của họ. Những người này cung cấp lời khai trên danh nghĩa của người thay mặt, nhưng họ bìa ra những câu chuyện và bằng chứng. Những sự việc không đúng, họ nói là đúng; Những gì thực sự không phải như vậy, họ nói là như vậy. Họ tranh luận về vụ kiện của họ khi thực sự không có nguyên tắc đằng sau nó. Thường thì họ là luật sư hay như vậy. Họ thách thức những người không thuộc phe họ, và họ thắng kiện của họ.

Một người thực hiện điều này phạm tội. Khi nào anh ta đã đền tội cho việc làm sai trái, anh ta lấy hình dạng khi anh ta gặp một người, và anh ta được gọi là “Truyền Tống Quỷ” hay quỷ sứ giả.
Loại quỷ này nhập vào một người và nói chuyện qua người bị nhập. Nó nói những điều như, “Tôi là như vậy, một vị Phật như vậy,” hoặc “tôi như vậy, một Bồ Tát như vậy, hoặc Tôi là Thượng đế. Tôi cũng là Jesus. ”

Người bị nhập sẽ bị bồn chồn và có rất nhiều bệnh thần kinh. Quỷ này được gọi là “sứ giả” bởi vì anh ta có thể dự đoán sự kiện may mắn và không may mắn. Anh ta có thể nói, “Sẽ có một trận động đất ở một nơi đó và sẽ giết chết hơn mười nghìn người. ”Khi thời điểm đến, dự đoán của anh ấy hoàn toàn chính xác. Anh ta có thể đoán trước tương lai.

Nhiều người nghi ngờ rằng những dự đoán chính xác như vậy. Nhưng trên thực tế chúng thường rất chính xác. Đúng ở nơi này bạn cần biết cách phân biệt giữa chánh và tà. Cách đúng để công nhận là từ con đường tu hành. Không phải là bạn dựa vào quỷ, linh hồn, Bồ Tát hoặc một vị Phật để kể cho bạn những điều như vậy. Phải chắc chắn rằng nhận ra rõ ràng điều này.

Ở Trung Quốc, những người bị nhập bởi ma quỷ được gọi là thần đồng. Họ có thể chữa lành người bệnh. Nhưng nó không phải là người chữa bệnh. Nó là gì? Là ma hay linh hồn đang nhập người đó. Nó giống như những người tôi đã mô tả trước đó có thể đâm dao vào hộp sọ hay thanh kiếm vào vai của họ. Họ là những ví dụ về người bị ma sứ giả nhập.
(Kinh thủ Lăng Nghiêm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ý NGHĨA VÀ QUAN NIỆM VỀ MA TRONG PHẬT GIÁO
(Hoang Phong)

Tìm hiểu định nghĩa của Ma trong kinh sách

Ma là gì ? Chữ Ma do chữ Phạn Mâra mà ra. Tiếng Tây tạng là bDud, người Nhật cũng gọi là Ma hay Hajun, tiếng Hán là Mo hay Mó, nhưng người Trung quốc thường âm từ tiếng Phạn và gọi là Ma-la, vần r không có trong tiếng Trung hoa nên người Trung hoa thường gọi là Ma-la thay vì là Ma-ra. Kể dài dòng ra như thế để thấy rằng không phải chỉ có người Việt Nam ta mới « thấy » Ma.

Kinh sách định nghĩa chữ Ma (Mâra) là « Quỷ sứ cám dỗ », một thứ « Quỷ tinh ranh » tượng trưng cho những xu hướng tâm thần bấn loạn và lầm lẫn, cản trở con đường tu tập của một hành giả.

Phổ diệu Kinh (Latitavistara), là bộ kinh kể lại cuộc đời của Đức Phật, cho biết Ma đã từng dùng mọi xảo thuật ma quái để quấy nhiễu và cản trở không cho Vị Phật tương lai là Đức Thích-Ca Mâu-Ni đạt được Giác ngộ. Trong đêm trước khi Ngài thành Phật, Ma dẫn ba con ma nữ đến quyến rũ Ngài, lại đưa ma quân đến để ném đá như mưa vào Đức Phật. Tên cầm đầu đòi Đức Phật phải nhường ngai lại cho hắn, vì hắn nhất định bảo rằng không có gì chứng thực Phật đã đạt được Giác ngộ. Phật liền dùng tay phải chạm xuống mặt đất, mặt đất liền bị chấn động và rung chuyển ầm ầm, chứng minh cho sự Giác ngộ đích thực của Ngài. Cả đàn Ma liền biến mất như bị phù phép vậy.
(TG: Hoang Phong)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* 10 Đạo Quân Ma.
Trong kinh Tập Tạng, Phật thuyết kệ cho các Ma Vương như sau:

Dục là đạo quân thứ nhất,
Ưu sầu là đạo quân thứ hai,
Đói khác là đạo thứ ba,
Ái nhiễm là đạo thứ tư,
Ham ngủ là đạo thứ năm,
Sợ hãi là đạo thứ sáu,
Đa nghi là đaọ thư bảy,
Thâm độc là đạo thứ tám,
Đắm lợi dưỡng ham danh vọng,
Đó là đạo quân thứ chín,
Tự cao khinh mạng người khác,
là đạo quân thứ mười kể sau,
Quân các ngươi như vậy đó,
Hết thảy người ở thế gian,
Cùng hết thảy các hàng Trời,
Chẳng ai đủ sức phá được,
Ta dùng mũi tên trí tuệ,
Dùng sức cung nỏ thiền định,
Phá tan quân ma của ngươi,
Như bình đất tan trong nước.
Đệ tử của ta tinh tấn,
Thường nhất tâm tu trí tuệ,
Dõng mãnh không thối chuyển,
Nhằm cứu độ hết chúng sanh.
Tùy thuận như pháp tu hành.
Quyết đến Niết bàn tịch tịnh.
Ngươi, dù chẳng muốn buông tha,
Vẫn chẳng sao phá được họ.

Ma Vương nghe Phật thuyết kệ như vậy, hết sức ưu sầu, liền bỏ ra đi. Những ma quân cũng biến đi, chẳng còn hiện nữa.
(ĐT ĐL)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ma Vương.
Như vừa kể trên đây, nếu ta có ma quân…thì ta cũng phải có tên cầm đầu tức là Ma vương. Ma vương cũng là cách dịch khác của chữ Mâra. Ma vương là Vua các loài Thiên ma, ngụ ở cảnh trời gọi là Tha-hoá Tự-tại thiên (Paranirmitavasavartin), tức là cảnh trời thứ sáu trong cõi Dục giới, một cảnh giới thấp nhất trong Tam giới. Ma vương có phép thần thông, chuyên dùng ma thuật để phá rối, ngăn cản sự tu tập của những vị Bồ-tát. Ma vương còn có tên là Ma vương Ba-tuần, tức là tên của Tha-hoá Tự-tại thiên vương.
(tg: Hoang Phong)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha ha [smile]

*** vẫn câu nói đó .... [smile]

Cũng vẫn theo Kinh Tương Ưng Bộ thì khi Phật Thích Ca vừa giác ngộ thì cũng bị MA THỬ ĐỦ KIỂU ... và lần này thì THỬ KHẮP NƠI ... không chừa 1 chỗ nào [smile]

(i) Ma Ngoại Đạo

3) Lúc bấy giờ có nhiều bình bát được đặt ra ngoài trời (để phơi cho khô).

4) Rồi Ác ma biến hình thành con bò đực và đi đến các bình bát ấy.

5) Rồi một Tỷ-kheo nói với một Tỷ-kheo khác: -- Này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, con bò đực này sẽ làm bể các bình bát.

6) Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy:

-- Này Tỷ-kheo, nó không phải con bò đực. --> Nó chính là Ác ma muốn đến làm mờ mắt các ông.

7) Và Thế Tôn biết được: "Ðây là Ác ma",

liền nói lên bài kệ cho Ác ma:

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức,

Cái ấy không phải tôi,

Cái ấy không của tôi,

Như vậy đây ly tham, --> Ly tham vậy --> tâm an,

Mọi kiết sử siêu thoát,

Dầu tìm mọi xứ sở --> Ma quân không gặp được. - Tương Ưng Bộ



sau đó ...MA nói rõ về con đường DUYÊN SINH có NGÃ .... thì ngài Thích Ca lại nói rõ hơn về con đường duyên sinh .... bằng --> THỰC TƯỚNG GIẢI THOÁT ... có NGÃ VÔ NGÃ [smile]

-- Sự vật được Ngài nói: "Cái này là của tôi".

Và những người đã nói: "Cái này là của tôi".

Nếu ở đây có ý,

Ðối với sự vật ấy,

Như vậy, này Sa-môn, Ngài không thoát khỏi ta.


13) (Thế Tôn): Sự vật được Ông nói: "Cái này không của tôi".

Và những người đã nói: " Chúng không phải là tôi".

Này Ác ma, như vậy, Ông có biết được chăng,

Cho đến Ông không thấy --> Con đường của Ta đi?



Ở đoạn này chúng ta nhìn thấy sự nổi bật của cái TINH TÚY được nhìn thấy bằng tri kiến phật đối với lý duyên khởi ... và tam pháp ấn ... để nói ra con đường giác ngộ của Phật Giáo --> khác với MA ĐẠO [smile]

và thắc mắc ở chỗ tinh tế đó được giải thích trong các Bộ Kinh Nguyên Thủy ... nhưng ở trong các Bộ Kinh Đại Thừa .. thì chỗ tinh tế đó được giải thích sâu hơn bằng mô hình nguyên lý của Tam Thức [smile] ... như là được trình bày trong Kinh Lăng Già


(ii) Cái Này Có Cái Kia Có --> Vô Năng Thủ .. Vô Sở Thủ --> THỰC TƯỚNG GIẢI THOÁT

Trong Kinh Lăng Già .. Bồ Tát Đại Huệ hỏi ông Phật ... ủa lý duyên sinh của ngài và ngoại đạo ma đâu có khác nhau .. vấn là CÁI NÀY CÓ, CÁI KIA CÓ ... lại giải thích là CÓ NHÂN [smile]

Đại huệ Bồ tát lại bạch:

Bạch Thế Tôn!

Nghĩa Duyên khởi Phật nói là, các pháp do có sự xúc tác mà sinh khởi, không phải tự sinh khởi.

Ngoại đạo cũng nói Thắng tính, Tự tại (Isvara), Thời (kala), ngã, vi trần, sinh ra các pháp.

Như vậy, đức Thế Tôn chỉ dùng danh từ khác, chứ ý nghĩa có khác gì thuyết ngoại đạo?

Bạch Thế Tôn!

Ngoại đạo nói --> do tác giả --> mà từ không sinh có,

Thế Tôn cũng nói --> do nhân duyên --> mà hết thảy pháp vốn không nay sinh, sinh rồi hoàn diệt.

Như chỗ Phật nói, vô minh duyên hành cho đến lão tử, thuyết này là thuyết không nhân, không phải thuyết hữu nhân.

Theo như Thế tôn dạy: "Vì cái này có nên cái kia có," nếu đây là đồng thời tạo thành, không phải kế tục đối đãi nhau, thì nghĩa ấy không đúng.

Cho nên thuyết của ngoại đạo hay hơn, không phải thuyết của Như Lai hay hơn.

Vì sao? Ngoại đạo nói nhân không do duyên sinh mà có sinh kết quả. Thế Tôn nói quả đối đãi với nhân, nhân lại đối đãi với nhân khác, xoay vần như thế, thành cái lỗi "vô cùng". Lại "Cái này có nên cái kia có" tức là không nhân.


Phật dạy: Đại huệ !

Ta thấu rõ các pháp chỉ do tâm hiện, không năng thủ sở thủ, nên nói "Vì cái này có nên cái kia có", đây không phải là lỗi không nhân.

Đại huệ ! Nếu không rõ các pháp đều do tâm hiện, cho là có năng thủ sở thủ, chấp trước cảnh ngoài hoặc có hoặc không, thì đấy là lỗi của kẻ chấp, --> không phải thuyết duyên sinh của ta.


*** Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy ... đều là do TÂM BIẾN HIỆN ... cũng vì vậy ... mà chúng ta nhìn thấy "THỰC TƯỚNG" của tâm đó, của các pháp trong các biểu hiện có thể quan sát qua 10 Như Vậy [smile] ... hiện hành là sáng hay là tối ... mà nếu hiện hành là tối thì đương nhiên trong đó có CON ĐƯỜNG chưa hẳn là PHẬT ĐẠO [smile] ... cũng như là sự khác biệt giữa đường đi của ÁC MA .. và ÔNG PHẬT [smile]

*** đoạn kinh Lăng Già này nói tới 1 thực tại ... tức là THỰC TƯỚNG của TÂM về vấn đề: NĂNG THỦ SỞ THỦ

trong Kinh Lăng Già .. đức Phật nói rõ hơn về thực tướng này [smile] ... tức là thực nghĩa của Lý Duyên Khởi


(iii) Năng Thủ Sở Thủ --> Tự Tướng Cộng Tướng ... Không Năng Thủ Sở Thủ --> Thực Tướng Giải Thoát [smile] ... và lý do: Biết hay Không Biết Quan Sát Các Pháp [smile]

Đại huệ nói:
Bạch Thế Tôn! Có phải do sự chấp trƣớc các huyễn tướng mà nói hết thảy pháp nhƣ huyễn? Hay vì do nơi các tướng điên đảo của sự chấp trước ấy mà nói như huyễn?

Bạch Thế Tôn! Không phải hết thảy các pháp đều như huyễn cả.

Vì sao? Thấy các sắc tướng không có gì là không nhân.

Bạch Thế Tôn, nếu hết thảy đều không do nhân mà hiện các sắc tƣớng, thì các tƣớng ấy mới như huyễn.

Vậy nên, bạch Thế Tôn, không thể nói do chấp trước các huyễn tƣớng mà nói hết thảy pháp đều tương tự với huyễn.


Phật dạy: Đại huệ ! Không phải do chấp các huyễn tướng mà nói hết thảy pháp như huyễn.

Đại huệ ! Vì hết thảy pháp không thật, mau diệt như làn chớp --> nên nói là như huyễn.

Đại huệ !

Thí như làn chớp --> vừa thấy đã mất --> phàm phu ở thế gian đều thấy,

cũng thế, tất cả các pháp --> do tự tâm phân biệt tự tướng cọng tướng mà ra,

vì không biết quán sát thật ra không có gì, mà lại vọng chấp các sắc tướng.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ma Ba Tuần ?

Kính các Bạn: Theo các Bạn "Ma Ba tuần" là AI ?

Trong diễn đàn chúng ta có Bạn tên là Ba tuần. Vậy có phải là "Ma Ba tuần" chăng ?

Theo VQ thấy:
+ Thiên: nghĩa là người làm việc Thiện.- Thân: Không sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Miệng: Không nói dối, không nói đâm thọc, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thô ác. Ý: Không tham, không sân, không si. Người như vậy là Chư thiên.

+ Ma: Nghĩa là Mê. Nghĩa là Mê muội Tâm Tánh, không biết Chân Vọng.

+ Thiên Ma: Nghĩa là những người thiện Tâm mà chưa tỏ ngộ Chân Lý, còn chấp Thiện, chấp Ngã, chấp Pháp v.v...

+ Thiên Ma Ba Tuần là Chư thiên cõi Dục. Nghĩa là những người 6 Căn còn thọ dụng 5 Dục: Tài, Sắc, danh, thực, thùy (tiền bạc, Sắc dục, danh tiếng, ăn uống, ngũ nghỉ).

+ Kinh dậy: Nhất thiết duy Tâm tạo. Nghĩa là Tâm tạo ra Phật, cũng tạo ra Thần, Thánh, Ma, quỷ, người V.v...Hay nói cách khác: Mình Chính là: Phật, cũng là Thần, Thánh, Ma, quỷ, người V.v...

+ Nếu Mình nuôi Phật Tâm, thì gọi là thường thân cận cúng dường chư Phật. Nếu mình nuôi dưỡng Ma Tánh, thì gọi là đồ chúng của Ma Ba tuần.

Như vậy. Xét ra chẳng riêng ĐH Ba Tuần mà VQ cũng có thể là Ma Vuơng Ba Tuần,- Nếu không khéo tu...

Lênh đênh qua cửa thần phù
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
Làm đồng cho đáng lên đồng
Một manh áo đỏ suốt đời thủy chung.
(ca dao)


Vâng. Tu đúng thành Phật, tu sai thành Ma chứ không là ai khác cả. Trong kinh Thủ Lăng Nhiêm có nói 50 thứ Ma cũng không ngoài ý nghĩa này đó vậy.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Loài Quỷ Chùa.

Có một loại Quỷ thích giả dạng thầy Tu, chuyên cướp chùa và phá chùa. Như kinh Pháp Diệt Tận Phật dạy sau:

“… Sau 500 năm, Chánh Pháp của ta, Thiềm Định, Tam Muội được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, đọc tụng, nghe nhiều được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta xây nhiều tháp tự được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta, tranh giành, tranh luận, ca tụng, “Pháp rõ ràng” đã ẩn kín không còn, tổn giảm kiên cố. Này những bậc thông hiểu thanh tịnh! Cứ thế về sau, ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá giới cấm, hành xử không như Pháp, là Tì Kheo giả” – (dẫn từ zhengjian.org).

Bài viết sau dẫn thêm:

Khi Đức Phật còn tại thế, Ma Vương từng có lời nguyền rằng: “Này ông Cồ Đàm! Hôm nay ta thua ông, vì ông còn trụ ở thế giới này, nên ta không làm gì được ông. Ông nên biết rằng, sau khi ông diệt độ, sau này các đệ tử của ông, dù là lớn hay nhỏ, tuy là hình thức tu theo ông, chớ việc làm của họ phải làm theo sự điều khiển của ta cả, ông phải chống mắt mà xem ta sai khiến họ!”.

Ma Vương nói thêm: “Còn sau khi ông diệt độ, người nào dám viết lại những lời dạy về Như Lai thanh tịnh thiền của ông, đều là kẻ chống đối với ta, ta quyết chí triệt phá họ cho bằng được. Ta sẽ sai khiến người có chức có quyền trong đạo của ông phụ giúp ta triệt phá người này. Ta cũng báo cho ông Cồ Đàm biết, số người tu theo đạo của ông, một ngàn người chưa chắc có một người biết pháp môn thanh tịnh thiền này, nhưng việc cúng lạy và cầu xin thì là vô số kể. Ông đừng mong đem giáo pháp thiền thanh tịnh này để đưa người sống trong vật chất do ta cai quản, hầu thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật chất được!”.

Ma Vương lại nói thêm: “Này ông Cồ Đàm, sau này có rất nhiều người đem pháp môn tu trong vật chất, mạo danh thanh tịnh thiền để dụ nhiều người đến nghe để họ kiếm tiền, những người này cũng là do ta xúi bảo cả”.

Hiện giờ không phải là đang là như vậy sao? Rất nhiều giới luật đều bị sữa đổi, rất nhiều hòa thượng chia thành các cấp như khoa, xứ, cục, .v..v. lãnh tiền lương, nhận tiền thưởng, duy trì hình thức bề ngoài của Phật giáo như làm công tác, còn có ngày nghỉ, thậm chí ngày lễ thăm bà con thân thích, có tiền gửi về nhà, thậm chí cưới vợ dưới quê, mua nhà cửa. Tỉnh táo mà suy nghĩ, đó còn là Phật giáo của Phật Thích Ca không? Còn có thể tu hay không? Những hoà thượng ấy còn là thật sự xuất gia hay không? Đó chẳng phải đúng là những “Tỳ-kheo giả” hay sao?

Có thể nói, sự phá hoại từ bên trong là sự phá hoại nguy hiểm nhất. Những người khoác áo Phật gia nhưng không chân tu đã làm diện mạo Phật Pháp bị hoen ố, khó lý giải và trở thành dị đoan trong mắt người đời. Đó là tội ác, cũng là sự phá hủy con đường mà Phật Đà lưu lại cho thế nhân.

Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp: Ma quỷ đội lốt thầy tu, sư tăng vô đạo.4
Phật Thích Ca Mâu Ni gọi xã hội nhân loại lúc này gọi là “Ngũ nghịch trọc thế”, “ma đạo hưng thịnh”. (Ảnh: Vietbao)
Chùa chiền hiện nay đã biến thành nơi của kẻ buôn bán đầu cơ, chúng sinh tham tiền tài vật chất không tu đức chân chính. Tăng ni trong chùa đã có những kẻ vô đạo mà còn dâm dục phóng túng. Lại cũng có người trở thành thầy tu mà không chân tu, nhưng tự cao tự đại, hám danh tiếng mà làm ra những trò giả dối. Giữa các Pháp môn khác nhau cũng có đấu đá, nói xấu, đặt điều, thậm chí vu khống, giữa những môn phái cùng thuộc Phật giáo cũng chẳng tha. Đó là điều mà người tu luyện làm được sao?
Thế sự vạn biến, thật giả khó lường, cái giả, cái tà, cái ác sẽ mượn danh cái chân, cái chính, cái thiện để lừa dối người ta, mê hoặc dẫn dụ người ta. Như thế phải dùng trí tuệ của Phật Pháp để phân biệt thật giả, chính tà, thiện ác. Bám chắc vào Pháp, chứ không chạy theo số đông, không nghe theo danh tiếng người thầy nào đó, hay danh tiếng môn phái nào đó, như vậy mới không bị mê lạc vào con đường tà mà Ma Vương đã sắp đặt sẵn.
Thế nhưng, trong “Phật thuyết Pháp diệt tận” cũng có ghi chép lại lời của Đức Phật: “Khi Pháp ta diệt, ví như đèn dầu sắp tắt, ánh sáng lóe lên, sau đó liền diệt; khi Pháp ta diệt, cũng như đèn tắt, khó mà trách được. Đến như sau đó mấy nghìn vạn năm, khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu”.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tứ Ma.

Vậy theo Kinh sách, có bao nhiêu thứ Ma tất cả ? Thật ra Ma nhiều lắm, nhưng tựu trung được phân loại ra làm bốn thứ. Có vài khác biệt trong cách định nghĩa của bốn loại Ma giữa Thừa Kinh điển (Sutrayana) và Kim cương thừa (Vajrayana). Vì thế nếu đem cộng lại sẽ có đến tám thứ Ma (Bát ma).

Theo Thừa Kinh điển (Sutrayana) có bốn loại Ma (Tứ ma) là :

1. Ma cấu hợp (Skandhamara) : đó là thứ ma quái làm cơ sở cho khổ đau và cái chết mà ta phải gánh chịu trong cõi luân hồi. Con ma đó gọi là « con ma gánh chịu cái chết ». Kinh sách tiếng Hán gọi là Ấm ma, Uẩn ma, hay Ngũ chúng ma.

2. Ma dục vọng (Klesamara) : bao gồm những dục vọng, ham muốn, thèm khát, xui khiến ta phạm vào những hành vi tiêu cực, tạo ra nghiệp xấu, thu ngắn kiếp nhân sinh, đưa ta vào vòng khổ đau của cõi luân hồi. Đó là « con ma đưa đến cái chết », kinh sách gốc Hán gọi là Phiền não ma.

3. Ma thần chết (Mrtyumara) : đó là sự hủy hoại, cứu cánh tất nhiên của sự sinh, hậu quả của bản chất cấu hợp của mọi hiện tượng, tức là quy luật Vô thường. Con ma này có tên là « con ma vô thường », kinh sách tiếng Hán gọi là Tử ma.

4. Ma con trời (Devaputramara) : bao gồm những thứ ma làm cho ta đãng trí, phân tâm, xúi dục ta bám víu vào ảo giác bên ngoài làm cản trở sự tu học. Đó là « con ma bấn loạn », kinh sách tiếng Hán gọi là Tha-hoá Tự-tại Thiên tử ma, gọi tắt là Thiên ma, tức thần thánh tay sai của Thiên-hóa Tự tại vương.
(Hoang Phong)
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Nhớ lại ...từ thiếu niên đến thanh niên, cứ lâu lâu lại bị bóng đè một lần, ấn tượng khá sâu... Chỉ là chưa bào giờ cầu ai cả, vì lần nào cũng vậy, dù sợ, ta vẫn quyết tâm mở mắt ra xem nó là cái thứ gì... Qua bao nhiêu lần thất bại, sau dần có kinh nghiệm và mở mắt ra được, lại chẳng thấy cài gì... Khá nhiều thất vọng...
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên