Ma.- Dưới nhãn quan PG

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Theo Kim cương thừa (Vajrayana) tứ Ma lại được định nghĩa khác hơn :

1. Ma xiềng xích (tiếng Tây tạng : thogs-bcas-kyi bdud) : con Ma này rất hung tợn và lộ liễu, gây ra phiền não, binh tật và chướng ngại bên ngoài. Đây là con Ma của sự bám víughét bỏ đối với những vật thể và hiện tượng chung quanh. Con ma này luôn luôn tìm cách trói buộc ta vào những thứ ấy. Kinh sách tiếng Hán gọi con ma xiềng xích là Phiền não ma.

2. Ma thả lỏng (tiếng Tây tạng : thogs-med-kyi bdud) : đó là ba thứ nọc độc chính và năm thứ nọc độc phụ, tức là những dục vọng chính yếu và thứ yếu, những tư tưởng hay tư duy bấn loạn chưa được khắc phục, xâm chiếm tâm thức ta và gây ra khổ đau cho ta. Kinh sách gốc tiếng Hán gọi con ma này là Tâm ma.

3. Ma khánh hỷ (tiếng Tây tạng : dga’-brod-kyi bdud) : đó là con ma đội lốt hân hoan, vui thích, thỏa mãn với chính mình, xem ta hơn cả mọi người, xúi dục ta bám víu vào những « kết quả » và « kinh nghiệm » thiền định đã thực hiện được và cho đấy là cao siêu, rồi trở nên hãnh diện, không chịu cố gắng tu tập thêm. Kinh gốc tiếng Hán gọi là Thiện căn ma.

4. Ma kiêu căng (tiếng Tây tạng : snyems-byed-kyi bdud) : đó là con ma ngạo mạn, tự mãn, tự kiêu, tự đại. Đấy là bản chất căn bản của con ma mang tên là cái « ta », cái « tôi », cái « ngã ». Kinh sách gốc tiếng Hán gọi là Tam muội ma.

(Hoang Phong)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
10 loại Tâm Ma.
Có sách (kinh Hoa nghiêm sớ sao) còn phân chia Ma ra làm mười thứ gọi là Thập ma, trong số mười loại ma này nhiều thứ đã được liệt kê trên đây, tuy nhiên cũng xin kể ra hết theo thứ tự như sau :

1. Uẩn ma

2. Phiền não ma


3. Nghiệp ma : tức các nghiệp tiêu cực ngăn trở việc tu tập.

4. Tâm ma

5. Tử ma

6. Thiên ma

7. Thiện căn ma

8. Tam muội ma


9. Thiện trí thức ma : tức là những kẻ thông hiểu được đạo lý, nhưng vì ích kỷ tham tiếc đạo lý ấy mà giữ riêng cho mình, chẳng chỉ dạy cho kẻ khác. Những kẻ như thế cũng được xem là một loại ma.

10. Bồ-đề Pháp-trí ma : là những kẻ tuy đã phát lộ được trí tuệ, nhưng vẫn còn chấp trước không quán thấy được chính đạo.
(Hoang Phong)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Đã nói đến danh từ và định nghĩa thì cũng mạn phép kể ra thêm :

Ma cảnh : khung cảnh do ma quái tạo ra để phỉnh gạt và ngăn trở người tu hành.

Ma chướng : những chướng ngại, ngăn chận việc tu hành và sự thăng tiến của trí tuệ.

Ma duyên : còn gọi là ác duyên, tức là những xui khiến đưa đến nghịch cảnh, bất lợi hay độc hại.

Ma đàn : là sự bố thí của ma, không phải là của người. Đó là sự bố thí của những kẻ mang lòng tà, lòng tham, cầu danh, cầu lợi mà bố thí, sợ oai lực của ma quỷ mà bố thí, muốn tránh tại nạn mà bố thí. Loại ma này nhan nhãn chung quanh ta, rất dễ thấy, không cần đến « kính chiếu yêu ». Chữ Ma đàn nghịch nghĩa với chữ Phật đàn, tức là bố thí mà không biết là đã bố thí, không biết bố thí cái gì và bố thí cho ai, bố thí chỉ vì lòng từ bi vô biên mà thôi. Bố thí như thế còn gọi là Bố thí Ba-la-mật.

Ma đạo : đường đi của ma, chốn lui tới của ma, còn gọi là ma giới, tức cảnh giới của ma.

Ma lực : sức mạnh tiêu cực, kích động những hành vị xấu hay hung ác.

Ma ngoại : là những kẻ phỉ báng, chê bai Đạo pháp.

Ma Phạm : (Mâra hay Brâma) tức là Ma vương ở cõi Phạm vương, gọi tắt là Ma Phạm. Chữ Ma vương đã được giải thích trên đây, đó là Thiên-hoá Tự tại vương, còn Ma Phạm hay Phạm vương hay Phạm thiên vương (Mahabrahma) là vị Chúa tể của cõi Ta-bà, quyền lực của Ma Phạm hay Phạm thiên vương vượt lên vị thế cao nhất trong cõi Dục giới, cai quản và điều hành cả thế giới này. Kinh điển gốc Hán gọi « Ngài » là Ngọc Hoàng Thượng đế.

Ma thiền : phép thiền định tà mị, sai lầm, liên hệ với ma quỷ, đi ngược với chánh đạo. Ma thuật : nói chung là những hành vi mê tín, dị đoan, phản khoa học.

Ma sự : ý nghĩa của ma sự khá rắc rối, đại cương là những sự việc, những hành vi sai lầm, ngăn cản sự tu học trên con đường chánh Pháp. Những người thực thi ma sự có thể xem như những con ma chạy theo lục trần : yêu sắc đẹp, thích tiếng êm tai, ưa thích mùi thơm, miếng ngon, thích đụng chạm và sờ mó những gì ưa thích, ước mong những cảnh huống tiện nghi sang trọng. Ma sự cũng là những cám dỗ kích động người tu hành phá giới, chạy theo danh lợi, sắc dục. Ma sự cũng có thể dùng để chỉ người ngồi thiền u mê và ngủ gục, hoặc trụ vào những cảnh hiện ra khi thiền, hoặc cảm thấy bấn loạn trong tâm thức, thấy cảnh dữ mà bỏ thiền... Ma sự cũng dùng để ám chỉ những người đã xuất gia tu hành nhưng còn ham thích luận bàn thế sự, chiến tranh, tình yêu nam nữ, hoặc xu nịnh bọn cư sĩ và bá tánh lui tới chùa có nhiều của cải, cúng dường nhiều, hoặc vướng vào phép bói toán, đoán số mệnh, ếm ma, trừ quỷ…
(Hoang Phong)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Vậy Ma thực sự là gì ?

Ma hay Mâra là một biểu tượng trong Phật giáo và cả Ấn độ giáo, dùng để chỉ một vị trời hay vị thần đứng vào hàng đầu, cao siêu và mạnh hơn hết, giống như định nghĩa của chữ Ma Phạm vừa nói trên đây. Tên của Ma có nghĩa là thần chết. Ma là chúa tể của mọi dục vọng, thèm khát, ham muốn, mọi thứ khoái lạc do thân xác. Đó là Chủ nhân ông của thế giới vật chất và hiện tượng. Trọng trách và bổn phận của người Chủ nhân ông này là phải điều khiển và canh chừng sự vận hành của thế giới đang diễn biến chung quanh ta.

Ma không những tượng trưng cho dục vọng hiển hiện như vừa kể mà còn tượng trương cho những thèm khát tiềm ẩn bên trong ta, không bộc lộ ra ngoài, chúng thuộc về bản năng, có thể phát sinh từ tâm thức mặc dù rất tinh khiết, hoặc từ những nghiệp sâu kín và những cấu hợp của thân xác. Con Ma này nằm trong da thịt của ta, trong tâm thức ta, trong sự vận hành của cơ thể ta.

Ma còn mang một cái tên nữa mà Kinh sách ít nói đến, đó là con ma Ái dục (Kâma, xin đừng lầm lộn với karma), đó là sự yêu mến, lòng yêu thương, nói nôm na là tình yêu. Con ma Ái dục ấy là một thứ bản năng, tinh anh của sự sống, luôn luôn « canh chừng » và « chăm lo » cho ta rất cẩn thận. Con Ma đó hiển hiện một cách tuyệt vời, thật đẹp, nó làm phát sinh ra mọi hình tướng, màu sắc và âm thanh đủ loại. Con ma đó hiến dâng cho ta những ảo giác biến động như vửa kể do chính nó tạo ra, kèm theo mọi thứ lạc thú và mọi cảnh giới tuyệt đẹp thuộc vào thế giới luân hồi, và tạo ra mọi thứ hạnh phúc của thế tục.
Vấn đề mấu chốt và gay go là Ma không bao giờ chú ý đến hậu quả của những thứ mà nó đã tạo ra. Nó rất hào phóng, cho không tiếc tay, « tham » bao nhiêu nó cũng cho, « yêu » bao nhiêu nó cũng khuyến khích thêm, « bám víu » bao nhiêu nó cũng sẵn sàng tiếp tay. Nhưng hậu quả của những ảo giác ấy mà Ma đem tặng cho ta chỉ là khổ đau mà thôi : cướp giật, mưu mô, thất tình, tự tử, lường gạt, đâm chém… Những khổ đau ấy Ma không cần biết. Ma cho ta lạc thú, nhưng đồng thời cũng tập cho ta thèm khát lạc thú. Điều này có nghĩa là Ngũ uẩn quen dần với với những lạc thú, lệ thuộc vào lạc thú và bị kích động bởi lạc thú. Ma vừa là Kẻ sáng tạo và đồng thời cũng là Kẻ phá hoại là như thế đó.
(Hoang Phong)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ma ngự trị chính trong....

Khi nhìn Ma dưới khía cạnh này, ta sẽ hiểu ngay là ma ở đâu. Ma ngự trị chính trong đầu của ta. Ma nằm sẵn trong tâm thức ta, trong da thịt ta, trong sự vận hành của thân xác và tâm trí ta. Nói cách khác Ma không nằm bên ngoài ta, không có ta thì cũng không có Ma. Ma quân hay những đạo binh ma chính là sự thèm khát nhục dục, thất vọng, buồn bực, đói khát, bám víu, tham lam, chiếm giữ, lười biếng, đờ đẫn, sợ hãi, nghi ngờ, hận thù, tiện nghi, kiêu căng, tự phụ, yêu thương một cách ích kỷ, tự mãn với cái « tôi » của chính mình v.v. và v.v. Tất cả những thứ này được Kinh sách phân ra làm tám thứ hay mười thứ ma : Uẩn ma, Phiền não ma, Tử ma, Thiên ma, Tâm ma, Thiện căn ma, Tam muội ma…như đã đề cập trong phầntrên đây. Nhưng nếu suy nghĩ sâu sa thì ta sẽ thấy Ma nhiều hơn, đông đảo hơn như thế nữa, Ma hiển hiện cùng khắp trong thế giới luân hồi này.

Trên đây là những gì Kinh sách nói về Ma, định nghĩa về Ma. Dựa theo đó ta có thể phân loại và tổng kết thành ba loại như sau :

- ma tượng trưng những cấu hợp do nghiệp của mỗi cá nhân hay những cảnh huống bất lợi xảy ra bên ngoài : chẳng hạn như ma nghiệp, ma duyên, uẫn ma, ấm ma, ngũ chúng ma, ma chướng, ma cảnh, ma đạo, ma duyên…

- ma tượng trưng cho những hành vi sai lầm hay bất chính : ma phiền não, ma khánh hỷ, ma kiêu căng, thiện ma, tâm ma, tam muội ma…

- ma tượng trưng cho những chúng sinh thực thi những hành vi sai lầm, tai hại : chẳng hạn như ma phạm, ma vương, những người thực thi ma sự, ma thuật…
(Hoang Phong)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Điều lạ là kinh sách nhiều vô kể nhưng ít thấy nói đến những con ma có thể làm cho ta dựng tóc gáy, hét lên và phóng chạy, hoặc làm cho người ngủ mê kêu ú ớ, tay chân lạnh ngắt và toát mồ hôi đầm đìa. Ta thử tìm hiểu loại ma này xem sao.

Một thí dụ cụ thể về Ma

Để tránh cách nói tổng quát, siêu hình như trên đây, ta thử đưa ra một vài thí dụ thực tiễn hơn, đơn giản hơn vể những con ma thường hiện ra dọa nạt những con người bình dị như chúng ta đây, kể cả trẻ con cho đến người lớn. Chẳng hạn khi ta bước vào một căn phòng tối, ta thấy trong một góc phòng có một con Ma, tóc xõa, mặt xanh mét, đang nhe răng trợn mắt,… và cười với ta một cách thật rùng rợn. Nếu ta bình thản, từ tốn, không khiếp sợ, tiến thẳng đến con Ma, ta sẽ không thấy khi ta đến gần. Vì đấy chỉ là những ảo giác do ta tạo ra trong đầu hay do bóng tối mờ ảo nuôi thêm trí tưởng tượng của ta. Nếu như ta vẫn « không dám » tiến đến gần, ta cứ bật đèn lên, thì con Ma cũng biến mất. Nhưng nếu ngược lại, ta hét lên một tiếng, « vắt giò lên cổ » mà chạy, thì nhất định con Ma sẽ đuổi theo, và nhất định ta sẽ không thể nào chạy nhanh hơn được, vì chính ta cõng mà chạy. Nó ở trong đầu của ta, trong thân xác đang « nổi da gà » của ta.

Tệ hơn nữa, có thể sau đó ta lại đem chuyện « thấy ma » ấy mà vừa thở hổn hển, vừa kể như thật với người khác, tức là ta giới thiệu con Ma mà ta thấy cho một người thứ hai. Người này có thể vừa thích thú vừa sợ sệt mà đón rước , đem cất giữ vào trong đầu. Người này lại kể cho người thứ ba, người thứ ba lại kể cho người thứ tư. Mỗi lần như vậy thì con ma mà ta thấy trước đây lại trở nên hung tợn hơn và khiếp đảm hơn một chút, mắt nó trợn to hơn, răng nó dài hơn, và nó cười rùng rợn hơn. Biết đâu sau một vòng, người nghe sau cùng lại vô tình kể lại cho ta nghe về con ma ấy, có thể ta còn sợ nó hơn cả con ma mà chính ta đã từng thấy « thật » trước đây.

Phật có đưa ra một thí dụ dễ hiểu. Khi bước ngang ngưỡng cửa lúc nhá nhem tối, ta thấy một con rắn. Ta hoảng hốt và giật lùi lại. Nhưng nhìn kỹ thì đấy chỉ là một cuộn dây thừng. Con rắn ở trong đầu ta. Con Ma cũng ở trong đầu ta là như vậy.

Khi ta ngủ mê, ta thường chiêm bao « thấy ma ». Ta hét lên hay la ú ớ…Giật mình thức dậy, ta không thấy con ma nào cả. Khi ngủ, ta nhắm mắt, nằm trên giường và trong gian phòng tối om, làm gì ta có thế dùng mắt mà thấy được. Cái thấy ấy là do tâm thức của ta thấy, hình ảnh con ma hiện lên từ tiềm thức ta, từ nơi a-lại-da-thức (âlayavijnâna) của ta, sinh khởi từ những xúc cảm bấn loạn và tiềm ẩn trong ta, từ những nghiệp sâu kín của ta, từ những ám ảnh bịnh hoạn của ta, từ những đam mê, tham dục của ta, từ những bám víu vào ảo giác, sân hận của ta…Những người tu tập cao, nhất là tu tập theo các phép thiền định của Phật giáo Tây tạng, họ ít chiêm bao hay hoàn toàn không còn chiêm bao nữa, hoặc nếu có chiêm bao thì họ chỉ « thấy » những phản ứng và hành vi của họ thấm đượm lòng tư bi, yêu thương, khoan dung và độ lương trước những cảnh đau thương trước mặt họ, nhưng tuyệt đối họ không còn thấy ma nữa.

Tóm lại, Ma nằm trong tâm trí ta và tâm thức ta. Tại sao ? Vì Ma chính là Chủ nhân ông của mọi tư duy và hành vi duy ý của ta. Vị Chủ nhân ông ấy tượng trưng cho sự vận hành của nghiệp, cơ sở của sự vận hành ấy là ngũ uẩn (skanha), ngũ uẫn tác động với ngoại cảnh tức là cơ duyên để giúp cho nghiệp biến thành quả. Vậy con Ma, hay Vị Chủ nhân ông của ta chính là cái ta, cái ngã, cái tôi đang ẩn nấp trong ta, đang điểu khiển ta. Con Ma đó chính là vô minh, tức những bản năng thú tính, dục vọng, thèm khát, bám víu, sân si, ảo giác…, chúng kích động ta, đẩy ta vào những hành vi với mục đích làm thoả mãn những thèm khát và dục vọng trong ta. Hậu quả đưa đến là khổ đau. Trong đầu ta, Ma luôn luôn nhắc nhở ta phải bảo vệ cái tôi, cái ngã của ta, nó rất khôn ngoan và khéo léo, tùy theo từng người, từng hoàn cảnh và trường hợp, nó sẽ dùng cách quát nạt, ra lệnh hay vỗ về bằng những tiếng êm ái, dễ thương, hoặc hét lên the thé…, mục đích để in đậm trong tâm trí ta sự hiện diện của cái ngã.

Ma là cái ngã đang thống trị ta, làm cho ta tham lam, ích kỷ, nó xúi dục ta, nịnh hót ta, biến ta thành đốn mạt, nói dối và quỷ quyệt. Ma không phải chỉ biết doạ nạt suông mà thôi, nhưng chính những hành vi do Ma xúi dục đã làm phát sinh ra Thế giới luân hồi. Thế giới luân hồi nằm trong sự kiềm tỏa của Ma, đồng thời Ma lại nằm trong tâm thức ta. Đánh đuổi con Ma ấy ra khỏi tâm thức có nghĩa là xoá bỏ cả thế giới luân hồi này. Vì thế có thể nói Ma chính là biểu hiện của luân hồi, của sợ hãi, đọa đày và khổ đau. Ma hay Vô minh tung hoành trong tâm thức ta, tạo ra u mê, lầm lẫn và đau khổ, kích động ta tạo nghiệp, trói buộc ta vào thế giới luân hồi.
(Hoang Phong)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chu kỳ của sự sống là sự vận hành của bánh xe luân hồi mà động cơ là con Ma trong đầu ta. « Tỉnh thức » hay « Giác ngộ » tức là nhận thức được quá trình đó, sự vận chuyển đó không thật, chúng chỉ là ảo giác, chỉ là Ma. Tóm lại, ta không thể đuổi con Ma ra khỏi phòng, ta cũng không thể chạy trốn nó được, mà ta phải đuổi con Ma ra khỏi đầu. Ta không thể dùng bùa chú, phù phép hay nghi lễ để đuổi Ma. Ta chỉ có thể đuổi Ma bằng tu tập, bằng cách khắc phục Vô minh, mang lại cho ta một tâm linh minh mẫn, an bình, trong sáng và rạng rỡ, không còn bóng dáng một con Ma nào nữa.
(Hoang Phong)

Thảo luận:
Kính các Bạn. Té ra "Ma" chính là Vô minh của chính chúng ta, chư không đâu khác. Nhưng theo Đại thừa tư tưởng: Vô Minh không có lúc hết, cũng không thể diệt trử. Mà phải hóa giải, phải chuyển hóa chúng thành Trí Huệ.

" Tạc nhật Dạ-xoa tâm Kim triêu Bồ-tát diện Bồ-tát dữ Dạ-xoa Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm Dạ-xoa, Ngày nay mặt Bồ Tát Bồ-tát .Bồ Tát với Dạ xoa, không cách xa gan tất.

dạ xoa.jpg
 
Last edited:

Thiennam97

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Tháng 5 2021
Bài viết
2
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Địa chỉ
Tx Gò Công , Tiền Giang
Con có 1 sự việc xảy ra cách đây cũng vài ngày , nhưng con k thể thoát ra khỏi suy nghĩ này được ,cứ nghĩ đến là con thấy buồn và như có muôn ngàn tội lỗi, kính mong các vị giúp con để con được nhẹ nhàng
Như dạo này tính tình con khó chịu nhất là khi có rượu vào , mấy ngày trước thì con cãi vã với bạn , xong vài ngày sau thì con cũng ngồi trong quán nhậu nhưng bàn đối diện họ nhậu rồi họ nói này nọ nhưng k biết phải nói đến con k , sau con về nhà xong rồi mới dt tg bạn chở con đến nói chuyện với họ rồi con có đánh họ , sau đó họ đánh lại, con móc dao ra thì họ chạy nên con cũng k có đuổi , tuy 2 bên k bị gì nặng nhưng con cứ thấy lòng mình bứt rứt , tối hôm sau thì con nghe cha con nói chuyện xong con nghĩ đến chuyện đó mãi rồi con khóc , con suy nghĩ nếu lúc đó k may ng ta chết hoặc con chết thì k biết sao . Đến giờ con vẫn còn thấy k thể tha thứ được cho bản thân cứ nghĩ mãi chuyện đó con thấy hối hận . Con xin mọi người cho con lời khuyên để con được nhẹ nhàng và con xin sám hối khắc ghi trong lòng để nửa đời còn lại con k phạm phải 1 sai lầm nào giống như vậy nữa .
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Con có 1 sự việc xảy ra cách đây cũng vài ngày , nhưng con k thể thoát ra khỏi suy nghĩ này được ,cứ nghĩ đến là con thấy buồn và như có muôn ngàn tội lỗi, kính mong các vị giúp con để con được nhẹ nhàng
Như dạo này tính tình con khó chịu nhất là khi có rượu vào , mấy ngày trước thì con cãi vã với bạn , xong vài ngày sau thì con cũng ngồi trong quán nhậu nhưng bàn đối diện họ nhậu rồi họ nói này nọ nhưng k biết phải nói đến con k , sau con về nhà xong rồi mới dt tg bạn chở con đến nói chuyện với họ rồi con có đánh họ , sau đó họ đánh lại, con móc dao ra thì họ chạy nên con cũng k có đuổi , tuy 2 bên k bị gì nặng nhưng con cứ thấy lòng mình bứt rứt , tối hôm sau thì con nghe cha con nói chuyện xong con nghĩ đến chuyện đó mãi rồi con khóc , con suy nghĩ nếu lúc đó k may ng ta chết hoặc con chết thì k biết sao . Đến giờ con vẫn còn thấy k thể tha thứ được cho bản thân cứ nghĩ mãi chuyện đó con thấy hối hận . Con xin mọi người cho con lời khuyên để con được nhẹ nhàng và con xin sám hối khắc ghi trong lòng để nửa đời còn lại con k phạm phải 1 sai lầm nào giống như vậy nữa .
Chào đạo hữu,

Điều đầu tiên Ba Tuấn thấy rất hoan hỷ vì tính thiện trong đạo hữu rất mạnh mẽ cho nên mới có sự day dứt về việc đã qua sâu sắc đến vậy.

Điều thứ 2, đó là đạo hữu nên biết việc đạo hữu đang gặp phải thì có hàng triệu, hàng tỷ người cũng đang gặp phải; không hẳn ở khía cạnh gây tổn thương cho người khác (chửi rủa, đánh đập, đâm chém) và gây tổn thương cho chính mình (bằng việc tự trách) mà là ở khía cạnh MẤT TỰ CHỦ (bị rượu, bị lời bóng gió, bị suy nghĩ hơn thua điều khiển, xúi dại để thân miệng đi làm bậy).

Điều thứ 3, đừng tin suy nghĩ hiện nay của đạo hữu là đúng (Ba Tuần không ám chỉ suy nghĩ phân biệt đúng sai phải trái, mà là suy nghĩ chỉ lo tự trách mà không lo xây dựng hành động mới tốt đẹp hơn để bù lại, vd: đi làm hoà, bớt nhậu nhẹt, tập nói lời hoà ái và nhất là rèn luyện ĐỊNH TÂM bằng các phương pháp cụ thể như: theo dõi hơi thở, làm việc công ích, v..v).

Điều cuối cùng, như bao người khác, đạo hữu là Phật, là khả năng nhận và biết, chứ không phải là suy nghĩ hiện nay.

Hãy xoa dịu những nỗi đau bằng tình thương thay vì sự trách cứ, nhất là đối với bản thân mình.

Hãy chấm dứt, và bắt đầu làm nhiều việc ích người lợi mình.

Chúc đạo hữu an lạc và sớm có được sự thảnh thơi cho tâm hồn mình.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

https://chienluocsong.com/thang-bac-nhu-cau-cua-maslow/

tui nghĩ vấn đề của bạn thuộc về NHU CẦU ... cũng như mọi người khác đều có nhu cầu ... như được định nghĩa theo Tháp Maslow ... trong trường hợp này, thì ngoài hai tầng dưới: là an toàn trong gia đình, nhu cầu sinh học .. còn có những tầng trên .. là nhu cầu xã hội, được tôn trọng và khẳng định bản thân [smile]

- thí dụ như bạn cũng quan tâm người khác nói về mình ra sao, nghĩ về mình ra sao .. muốn nói được gì .. muốn nghe được gì .. vv. .. cho nên ..những nhu cầu đó ... đều giống như mọi người khác ...

vấn đề ở đây là sự TRUY TÌM NHU CẦU ĐÓ --> ĐÚNG CÁCH HAY KHÔNG ? [smile]

- có nhiều người MƯỢN RƯỢU để có thêm can đảm, sức mạnh .. trong lúc rượu làm cho lý trí mơ mơ hồ hồ .. thể hiện những gì mình thường hỏng làm ... như là tỏ tình ... tỏ sức mạnh .. nói ra tư tưởng hành động .. vv

- có người MƯỢN SỨC MẠNH để ... bày tỏ bản thân .. tranh chấp .. ganh đua .. hay tệ hơn là chèn áp, bắt nạt, ăn hiếp .. côn đồ .. cưỡng bức ... vv ...

cho nên ... sự truy tìm ĐÚNG hay HÔNG ĐÚNG CÁCH .. thường dẫn đến những hệ quả ... khác nhau ... thế giới tương quan nhân quả này là CÓ THẬT chứ giả chỗ nào [smile]

--> COI THƯỜNG NHÂN QUẢ .. sẽ dẫn tới nhiều hậu quả tai hại hơn [smile]



(1) CON ĐƯỜNG NHẪN GIẢ VÔ ĐỊCH --> BÁT CHÁNH ĐẠO

nói theo tinh thần phật giáo thì phải nói tới tinh thần NHẪN GIẢ VÔ ĐỊCH ... chúng ta cứ thử nhìn quanh những người tài giỏi, có địa vị trong xã hội ... quyền cao chức trọng .. vv...

- họ đều là những NHẪN GIẢ ... những người giỏi chịu đựng học hỏi .. tiến thân .. giữ gìn lời nói, ý tứ, công việc, tư tưởng .. vv. trong ngành nghề của họ .. NHẤT NGHỆ TINH .. NHẤT THÂN VINH ... có ai muốn được tôn trọng, được thể hiện bản thân .. mà không từng là 1 NHẪN GIẢ ... mài mòn đít trong môi trường học hỏi của họ đâu ? [smile]

nhưng mà phải nói .. là ngành nghề nào cũng vậy .. CÀNG ĐI SÂU .. người ta CÀNG KHIÊM TỐN HƠN ... học cả đời .. cũng chỉ giỏi được 1 nghề .. càng có ĐỊA VỊ người ta phải càng KHIÊM TỐN hơn .. vì VĂN VÔ ĐỆ NHẤT, VÕ VÔ ĐỆ NHỊ .. chính bản thân họ cũng tự nhận ra GIỚI HẠN TÀI GIỎI, KHẢ NĂNG THỂ HIỆN của bản thân [smile] --> điều này đúng chứ ...

cho nên .. cũng nói tới những điều đó thôi ..chúng ta cũng thấy đức PHẬT nói về NHẪN GIẢ như thế nào ... trong BÁT CHÁNH ĐẠO

- chánh kiến

- chánh tư duy

- chánh ngữ

- chánh mạng

- chánh nghiệp

- chánh tinh tấn

- chánh niệm

- chánh định ...

bạn cứ nhìn thẳng vào vấn đề coi .. SỰ TÔN TRỌNG .. được coi là VẺ ĐẸP được mọi người tôn trọng .. đòi hỏi bao nhiêu kiên nhẫn, bao nhiêu dùi mài .. bao nhiêu học hỏi .. bao nhiêu tinh tấn ..

hay tui nhớ hồi còn nhỏ .. có học tới gương kiên nhẫn của các vị đại đế .. thì còn nhớ 1 câu nói nổi tiếng của ôgn về SỰ KIÊN NHẪN của Đại Đế Thành Cát Tư Hãn [smile]

trèo lên đỉnh núi cao

hướng về phía xa .. là biển cả

đừng vì đường xa .. mà do dự

quyết tâm bền chí --> ẮT THÀNH CÔNG

tự lực, tự cường --> thì có thể thắng được CƯỜNG ĐỊCH

nhưng Ý CHÍ CƯỜNG ĐỊNH --> thì có thể thắng được VẠN TRUNG [smile]





(2) Ai cũng vậy thôi


Coi clip này .. bạn sẽ thấy 1 hình ảnh 1 người tu hành có thiệt .. thưở nhỏ cũng là 1 người xông pha giang hồ .. thể hiện bản thân

có 1 lần VÌ LÀM VIỆC NGHĨA mà đánh chết người .. bị truy nã .. đi bỏ trốn .. cuối cùng đầu thú, chịu kết án .. đi tù ..

sau này ông trở thành 1 người tu hành theo NAM TÔNG [smile]


khi nghĩ lại chuyện xưa, bản thân ông cũng nói thời còn trẻ thiếu KIÊN NHẪN, NGHỊ LỰC .. lại có nhu cầu thể hiện bản thân .. nên đi QUÁ ĐÀ .. dẫn tới NGỘ SÁT .. VI PHẠM PHÁP LUẬT [smile] .. vào vòng luân lý [smile]

bạn kỹ clip này cũng thấy có người thể hiện bản thân ..viết vài câu thơ HAY THIỆT HAY trên vách đá .. nhưng vị tu hành ẩn sĩ đó chỉ nói rằng:

chỉ là 1 vị khách thăm NÚI .. thấy cần để lại 1 VÀI TƯ TƯỞNG .. đôi dòng suy nghĩ ... chỉ là như GIÓ THOẢNG MÂY TRÔI [smile]

cho nên cũng có thể thấy năm tháng đã giũa mài sự KIÊN NHẪN của ông tới mức nào rùi [smile] ... nhất là trong phật pháp nữa [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Thiennam97

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Tháng 5 2021
Bài viết
2
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Địa chỉ
Tx Gò Công , Tiền Giang
Chào đạo hữu,

Điều đầu tiên Ba Tuấn thấy rất hoan hỷ vì tính thiện trong đạo hữu rất mạnh mẽ cho nên mới có sự day dứt về việc đã qua sâu sắc đến vậy.

Điều thứ 2, đó là đạo hữu nên biết việc đạo hữu đang gặp phải thì có hàng triệu, hàng tỷ người cũng đang gặp phải; không hẳn ở khía cạnh gây tổn thương cho người khác (chửi rủa, đánh đập, đâm chém) và gây tổn thương cho chính mình (bằng việc tự trách) mà là ở khía cạnh MẤT TỰ CHỦ (bị rượu, bị lời bóng gió, bị suy nghĩ hơn thua điều khiển, xúi dại để thân miệng đi làm bậy).

Điều thứ 3, đừng tin suy nghĩ hiện nay của đạo hữu là đúng (Ba Tuần không ám chỉ suy nghĩ phân biệt đúng sai phải trái, mà là suy nghĩ chỉ lo tự trách mà không lo xây dựng hành động mới tốt đẹp hơn để bù lại, vd: đi làm hoà, bớt nhậu nhẹt, tập nói lời hoà ái và nhất là rèn luyện ĐỊNH TÂM bằng các phương cụ thể như: theo dõi hơi thở, làm việc công ích, v..v).

Điều cuối cùng, như bao người khác, đạo hữu là Phật, là khả năng nhận và biết, chứ không phải là suy nghĩ hiện nay.

Hãy xoa dịu những nỗi đau bằng tình thương thay vì sự trách cứ, nhất là đối với bản thân mình.

Hãy chấm dứt, và bắt đầu làm nhiều việc ích người lợi mình.

Chúc đạo hữu an lạc và sớm có được sự thảnh thơi cho tâm hồn mình.
Dạ con xin cảm ơn
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Con có 1 sự việc xảy ra cách đây cũng vài ngày , nhưng con k thể thoát ra khỏi suy nghĩ này được ,cứ nghĩ đến là con thấy buồn và như có muôn ngàn tội lỗi, kính mong các vị giúp con để con được nhẹ nhàng
Như dạo này tính tình con khó chịu nhất là khi có rượu vào , mấy ngày trước thì con cãi vã với bạn , xong vài ngày sau thì con cũng ngồi trong quán nhậu nhưng bàn đối diện họ nhậu rồi họ nói này nọ nhưng k biết phải nói đến con k , sau con về nhà xong rồi mới dt tg bạn chở con đến nói chuyện với họ rồi con có đánh họ , sau đó họ đánh lại, con móc dao ra thì họ chạy nên con cũng k có đuổi , tuy 2 bên k bị gì nặng nhưng con cứ thấy lòng mình bứt rứt , tối hôm sau thì con nghe cha con nói chuyện xong con nghĩ đến chuyện đó mãi rồi con khóc , con suy nghĩ nếu lúc đó k may ng ta chết hoặc con chết thì k biết sao . Đến giờ con vẫn còn thấy k thể tha thứ được cho bản thân cứ nghĩ mãi chuyện đó con thấy hối hận . Con xin mọi người cho con lời khuyên để con được nhẹ nhàng và con xin sám hối khắc ghi trong lòng để nửa đời còn lại con k phạm phải 1 sai lầm nào giống như vậy nữa .
Chuyện của bạn báo đài viết hàng ngày, cũng may là bạn chưa gây ra gì nghiêm trọng nên bạn cũng đừng nên ray rứt nữa, hãy mừng vì bạn chưa gây ra tội lỗi nghiêm trọng. Quan trọng là như bạn đã nói "không phạm phải sai lầm nào giống vậy nữa", đó mới là điều bạn phải suy nghĩ và suy nghĩ chu đáo.

Khi nóng giận lên đỉnh điểm thì mọi chân lý mà thường ngày bạn nói đều sẽ ẩn khuất hết và khi đó ta lại sẽ làm theo nóng giận. Mà làm theo nóng giận thì thường là gây ra tạo tác nhân duyên địa ngục. Hãy trân trọng thân người này mà làm tất cả những gì hữu ích nhất.
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên