Mạn Đàm Về Vài Con Số Đặc Biệt Trong Phật Học

BụtĐồ

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 4 2020
Bài viết
8
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Chương 30 Atăngkỳ của KINH HOA NGHIÊM đề cập đến các con số lớn mà Phật học dùng để mô tả tồn tại. Số có tên riêng lớn nhất là bấtkhảthuyếtbấtkhảthuyếtchuyển và có giá trị B = 10^(7.m), với
m = 2^123. Dùng con số lớn ngoài sức tưởng tượng táo bạo nhất của con người chúng ta, sự mô tả của Đức Phật thông qua bài kệ là một quang cảnh hùng vĩ, siêu việt, bất khả tư nghì; một mạng lưới trùng trùng lớp lớp, mênh mông vô tận mà chỉ có trí tuệ của Đức Phật mới thấu rõ từ quy mô toàn cảnh cho đến mỗi mỗi chấm điểm trên thân.

Một con số hay xuất hiện trong Phật học, mà vẻ đẹp toán học của nó là tuyệt vời. Đó là số 108 mà vẻ đẹp của nó như sau:

108 = 0^0.1^1.2^2.3^3,

trong đó dãy ba số đầu tiên liên tiếp nhau (và là dãy 3 số liên tiếp duy nhất) 1, 2, 3 của dãy số tự nhiên đều là số nguyên tố; đến số 4 đã không còn là số nguyên tố. Trong dãy số tự nhiên, số 3 có hai điểm đặc biệt là số cuối cùng của dãy số liên tiếp đầu tiên là số nguyên tố và là số duy nhất bằng tổng của tất cả các số trước nó (gồm 0 (nếu gộp cả vào), 1, 2).

Trong mô tả của Phật học ta cũng hay gặp con số 7. Theo mô tả một cách ước định (cái gọi là đại chủng thực ra chỉ là tính chất của tiến trình, cũng là maya, vì nó không có tự tính) thì 4 đại chủng (Thổ, Thủy, Hoả, Phong) và Không gian làm những yếu tố tương quan mà tổ hợp lại thành hiện hữu phi tình; Bốn đại chủng “tương tác” với nhau mà có cực vi, 7 cực vi hợp thành 1 vi trần, 7 vi trần hợp thành 1 kim trần, 7 kim trần hợp thành 1 thủy trần, ..., cứ tổ hợp theo nhóm 7 như vậy cho đến khi thành sắc pháp. Ta còn gặp con số 7 ngày (tức một tuần lễ) trong sinh hữu của chúng ta hay trong trung hữu của hữu tình. Số 7 cũng có điểm đặc biệt, là số lẻ cuối cùng của dãy số lẻ liên tiếp đầu tiên (gồm 1, 3, 5, 7) còn là số nguyên tố. Còn số 9 là số lẻ đầu tiên không còn là số nguyên tố.
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên