Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 2

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tâm - Tánh tương ứng.(Mời xem Phần 1 ở đây)

Ở phần trên, chúng ta đã thấy: "Tánh" là cái phụ thuộc vào "Tâm" tương ứng. Nghĩa là:

A. Ở trạng thái "Chấp vọng Tâm", thì sự vật hiện tượng (Ngã và Ngã sở hữu) sẽ thấy có các "giả Tánh" tương ứng.

B. Ở trạng thái "chấp Chơn Tâm", thì sự vật hiện tượng (Ngã và Ngã sở hữu) sẽ thấy có các "Chân Tánh" tương ứng.

C. Ở trạng thái "Vô Tâm", thì các Pháp NHƯ
.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
A. Vọng Tâm- giả Tánh.
*2 trạng thái "giả" của Tánh:


Khi còn chấp nặng về Vọng Tâm. Chúng ta sẽ thấy 2 trạng thái "giả" của Tánh:

1/. Tánh riêng:

a). Đối với loài hữu tình thì ta thấy ta và họ có các Tánh: Tham, sân, si, chấp nhất, ngoan cố, bảo thủ, khó dạy, khó sửa v.v... nghĩa là mỗi người có một bản tánh riêng, và đều khó chấp nhận được.

b). Đối với loài vô tình (vật chất) thì ta thấy mỗi mỗi loại có tánh riêng, như lửa thì có tánh nóng, nước thì có tánh mát và lưu chuyển, đất đá thì có tánh cứng v.v... có khi chúng chống trái nhau như nước khắc chế lửa v.v... có khi chúng hổ tương cho nhau như nhiều cây thì thành rừng, nhiều nước thì thành sông biển v.v...Chúng có thể làm hại chúng sanh, nếu không khéo sử dụng.

2/. Tánh chung: Vì bản chất các Pháp là Vô ngã, nên tánh chung của loài hữu tình, về mặt thời gian thì sanh, lão, bệnh, tử. Tánh chung của loài vật chất vô tình, về mặt không gian thì thành, trụ, hoại, không.

Nghĩa là chúng có tánh chất Vô thường, Khổ, Vô Ngã, Bất tịnh.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
3/. Kiến Đạo.(Sơ Kiến Tánh)

Hành giả tu học Phật pháp, khi đã nhận ra CÁC PHÁP VÔ NGÃ là đã thấy được Đạo.- Đây là Sơ Kiến Tánh.

Thế nào là Kiến Đạo ?

- Kiến Đạo là Thấy được Đạo.

Thấy được con đường đạo (thấy được chân lý). Vị Bồ Tát kiến đạo mới là thành tựu bước đầu. Sau đó, đạt tới cấp tu đạo và cuối cùng là vô học đạo là cấp đã nắm được chân lý một cách hoàn thiện, không còn gì phải học hỏi nữa (vô học).

Còn gọi là Kiến đế đạo, Kiến đế. Là một trong những kết quả của sự tu học, đưa người tu đến một vị trí trong dòng Thánh quả. Kiến đạo, Tu đạo, và Vô học đạo được gọi là Tam đạo.

Nhờ quán chiếu Tứ diệu đế ngay trong đời hiện tại mà đạt được trí tuệ không phiền não (Trí vô lậu), gọi là Kiến đạo. Đây là giai vị tu hành quán chiếu và thấy được lý Tứ đế. Người trước khi Kiến đạo thì gọi là phàm phu, khi thấy được Bốn sự thật, gọi là Kiến đạo, từ đó về sau đã trở thành Thánh giả.

Vì Kiến đạo nên các phiền não được đoạn trừ, cho nên những phiền não được đoạn trừ trong giai đoạn này được gọi là Kiến hoặc.

Sau khi Kiến đạo, đối với sự tướng, hành giả phải tiếp tục nỗ lực tu tập cụ thể, gọi là Tu đạo.

Phật giáo Nguyên thuỷ gọi những Thánh giả Dự lưu hướng (hướng đến, trên đường đi đến quả Dự lưu) là Kiến đạo. Phật giáo Phát triển gọi những vị Sơ địa là Kiến đạo.

(theo từ điển Phật Học Vạn Hạnh)



Phật dạy:

弟 一 覺 悟 Đệ nhất giác ngộ .......... Giác ngộ thứ nhất:
世 间 無 常 Thế gian vô thường .......... Thế gian vô thường
國 土 危 脆 Quốc độ nguy thuý .......... Đất nước mong manh
四 大 苦 空 Tứ đại khổ không .......... Bốn đại khổ, không
五 陰 無 我 Ngũ ấm vô ngã .......... Năm uẩn vô ngã
生 滅 變 異 Sanh diệt biến dị .......... Sanh diệt thay đổi
虛 僞 無 主 Hư nguỵ vô chủ .......... Không có thực thể
心 是 惡 源 Tâm thị ác nguyên .......... Tâm là nguồn ác
形 爲 罪 藪 Hình vi tội tẩu .......... Thân là rừng tội
如 是 觀 察 Như thị quán sát .......... Quán thấy như trên
漸 離 生 死 Tiệm ly sanh tử. .......... Vẫy chào sinh tử.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
B. Chân Tâm- Chân Tánh.

Khi Hành giả đã được "Kiến Đạo", đã thấy được Đạo lý Vô Ngã, thấy được Vọng Tâm.

Vọng Tâm này, nó vốn năng động, nó chiếu diệu (CHIẾU) minh minh, nhưng nó lại là "hiện tượng" của cái "Bản thể: Tịch Nhiên vắng lặng (TỊCH).

Cái Bản thể Tịch Nhiên vắng lặng đó, là cái Thường hằng bất biến, là Chân Ngã, là Chân Tâm mà trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật đã dạy:

." Khi bấy giờ, đức Như-lai bảo ông La-hầu-la đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông A-nan rằng: "Nay ông có nghe chăng?"

Ông A-nan và đại-chúng đều nói: "Có nghe".

Chuông hết kêu, không tiếng, Phật lại hỏi rằng: "Nay ông có nghe chăng?"

Ông A-nan và đại-chúng đều đáp: "Không nghe".

Khi đó, ông La-hầu-la lại đánh một tiếng, Phật lại hỏi rằng: "Nay ông có nghe chăng?"

Ông A-nan và đại-chúng đều đáp: "Có nghe".

Phật hỏi ông A-nan: "Thế nào, thì ông có nghe, còn thế nào, thì ông không nghe?"

Ông A-nan và đại-chúng đều bạch Phật rằng: "Tiếng chuông nếu đánh lên, thì chúng tôi được nghe; đánh lâu tiếng hết, tăm-vang đều không còn, thì gọi là không nghe."

Như-lai lại bảo ông La-hầu-la đánh chuông, rồi hỏi ông A-nan rằng: "Theo ông, nay có tiếng không?"

Ông A-nan và đại-chúng đều nói: "Có tiếng".

Ít lâu tiếng dứt, Phật lại hỏi rằng: "Theo ông, nay có tiếng không?"

Ông A-nan và đại-chúng đều đáp: "Không tiếng."

Lát sau, ông La-hầu-la lại đánh chuông, Phật lại hỏi rằng: "Theo ông, nay có tiếng không?"

Ông A-nan và đại-chúng đều nói: "Có tiếng".

Phật hỏi ông A-nan: "Thế nào, ông gọi là có tiếng, còn thế nào, thì gọi là không tiếng?"

Ông A-nan và đại-chúng đều bạch Phật rằng: "Tiếng chuông, nếu đánh lên, thì gọi là có tiếng, đánh lâu tiếng hết, tăm-vang đều không còn, thì gọi là không tiếng".

Phật bảo ông A-nan và đại-chúng rằng: "Hôm nay các ông sao nói trái-ngược, lộn-xộn như thế?"

Đại-chúng và ông A-nan đồng-thời bạch Phật: "Làm sao Phật bảo chúng tôi trái-ngược lộn-xộn?"

Phật dạy: "Tôi hỏi ông về nghe, thì ông nói là nghe, tôi hỏi về tiếng, thì ông nói là tiếng, chỉ cái nghe và cái tiếng mà trả lời không nhất-định như thế, sao lại không gọi là trái-ngược lộn-xộn? A-nan, tiếng tiêu mất, không tăm vang, thì ông gọi là không nghe; nếu thật không nghe, thì tính-nghe đã diệt rồi đồng như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên, làm sao ông còn biết được. Biết có, biết không là tự cái tiếng hoặc không, hoặc có, đâu phải tính-nghe kia vì đó mà có, mà không; nếu tính-nghe thật là không, thì còn cái gì biết là không nữa.

Vậy nên A-nan, cái tiếng ở trong cái nghe tự có sinh, có diệt, không phải vì ông nghe cái tiếng sinh diệt, mà làm cho tính-nghe của ông thành có, thành không. Ông còn lộn-lạo, lầm cái tiếng làm cái nghe, lạ gì chẳng mê mờ, lấy cái thường làm cái đoạn. Tóm lại, ông không nên nói rằng rời các thứ động tĩnh, đóng mở, thông bịt, thì cái nghe không có tính.

Như người ngủ mê, nằm trên giường gối; trong nhà có người, trong lúc người kia ngủ, giã một cối gạo; người ấy trong chiêm-bao nghe tiếng giã gạo, lầm thành vật khác, hoặc cho là đánh trống, hoặc cho là đánh chuông. Tức trong chiêm-bao người ấy cũng lấy làm lạ rằng sao tiếng chuông lại vang lên như cây, như đá. Khi chợt tỉnh-dậy, liền nghe tiếng chày, thì người ấy tự bảo người nhà rằng chính trong lúc chiêm-bao, tôi đã lầm tiếng chày nầy là tiếng trống. A-nan, người đó, trong chiêm-bao, đâu nhớ những chuyện động tĩnh, đóng mở, thông-bịt; hình người kia tuy ngủ nhưng tính-nghe không mờ, dầu cho hình ông tiêu-tan, thân-mạng dời-đổi diệt mất, làm sao tính-nghe ấy lại vì ông mà tiêu-diệt được.

Như trên. Đức Phật khai thị .- Cái Tánh "kiến,văn, giác, tri" (thấy, nghe, hay, biết ) là thường hằng, không sanh diệt.- Đó là Chân Tâm thường trú.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Minh Tâm Kiến Tánh

* Kiến, Văn, Giác, Tri cũng chỉ là phương tiện vào Đạo.
* vô thỉ vô minh & Nhất niệm Vô Minh


Ngài Nguyệt Khê Thiền sư nói:

Thật ra kiến, văn, giác, tri, có hai mặt: nhiễm duyên và tịnh duyên, đều là vọng niệm của nhất niệm vô minh. Người tu hành suy nghĩ điều lành, hành việc thiện là tịnh duyên; suy nghĩ điều ác, hành việc tà là nhiễm duyên, hai thứ đều là vọng. Đem nhiễm duyên, tịnh duyên dứt sạch, kiến, văn, giác, tri chẳng còn, ấy là chỗ đen tối trống rỗng của vô thỉ vô minh. Nay Phật tánh bị vô thỉ vô minh che khuất, muốn thấy Phật tánh ắt phải đập tan vô thỉ vô minh mới thấy được.

Muốn đập tan vô thỉ vô minh, cần phải dùng lục căn của vọng niệm hướng vào chỗ hầm sâu đen tối nhìn thẳng đi, chớ nên gián đoạn, nhìn đi nhìn lại, khi thời tiết đã đến, “ồ” lên một tiếng thì vô minh tan rã, cái bản thể cùng khắp hư không của Phật tánh ngay đó liền hiện ra. Sau khi kiến tánh, thì sanh tử, thiện ác, thị phi từ vô lượng kiếp trọn mâm trình ra, lúc bấy giờ kiến, văn, giác, tri, lục căn, vọng niệm, tất cả đều biến thành Phật tánh. Phật thuyết pháp là Phật niệm, chẳng phải vọng niệm, người chưa kiến tánh mới là vọng niệm.

Mã Tổ nói: “Tham thiền chẳng thuộc ngồi, chấp ngồi thi bị dính mắc”, đi đứng, nằm, ngồi đều phải dụng công, ngồi lâu sẽ bị nhức đầu. Ông cho kiến, văn, giác, tri nghiệp thức là Phật tánh thì vĩnh viễn chẳng thể kiến tánh, há chẳng nghe Trường Sa Sầm Thiền Sư nói:

“Sao người học đạo chẳng biết chơn?


Chỉ vì xưa nay nhận thức thần,

nguồn gốc sanh tử từ vô thỉ,

si mê cho là bổn lai nhơn (Phật tánh) ư!”.

Kinh Thủ Lăng Ngiêm, Phật dạy:

Chân tánh hữu vi không
Duyên sanh cố như huyễn
Vô vi vô khởi diệt
Bất thật như không hoa.

Ngôn vọng hiển chư chân

Vọng, chân đồng nhị vọng

Do phi chân phi chân
Vân hà kiến sở kiến
Trung gian vô thật tánh
Thị cố nhược giao lô
Giải kiết đồng sở nhân
Thánh phàm vô nhị lộ.
Nhữ quán giao trung tánh
Không hữu nhị cu phi
Mê hối tức vô minh
Phát minh tiện giải thoát.
Giải kiết nhân thứ đệ
Lục giải nhất diệc vong
Căn tuyển trạch Viên thông
Nhập lưu thành Chánh giác.
Đà na vi tề thức
Tập khí thành bộc lưu
Chân phi chân khủng mê
Ngã thường bất khai diễn.
Tự tâm thủ tự tâm
Phi huyễn thành huyễn pháp
Bất thủ vô phi huyễn
Phi huyễn thượng bất sanh
Huyễn pháp vô vân hà lập
Thị danh diệu liên hoa
Kim cang vương bảo giác
Như huyễn tam ma đề
Đàn chỉ siêu vô học
Thử A tỳ đạt ma
Thập phương Bạc già phạm
Nhất lộ Niết Bàn môn.


-Xứng theo chân tánh (chân tâm) thì các pháp hữu vi (vọng) không thật có, do nhân duyên sanh, cũng như vật huyễn thuật.

Xứng về chân tánh thì vô vi (chân) cũng không thật có, vì nó không sanh diệt, như hoa đốm giữa hư không.

Nói hữu vi là vọng để hiển vô vi kia là chân. Vì đối đãi nhau mà có, nên “chân” và “vọng” cũng đồng vọng cả. Đến lý này, còn không thể nói là “chân” hay “phi chân,” thì làm sao gọi nó là cái “thấy” (căn) hay cái “bị thấy” được. Vì nó như vật huyễn, chẳng có thật tánh, cũng như hình cây lau gác.

Giải thoát hay triền phược đồng do sáu căn. Được chứng Thánh hay đọa làm phàm cũng bởi sáu căn, chớ không có con đường nào khác. Các ông cứ xem hình cây lau gác kia, nói có hay không đều không thể được. Hễ mê muội là vô minh, còn giác ngộ thì giải thoát.

Cột gút lại hay mở ra, đều phải theo thứ lớp. Khi sáu gút (sáu căn) mở rồi, thì cái tên một cũng không còn (vì không còn đối đãi, nên không thể kêu gọi). Các ông lựa được căn viên thông tu hành, thì mau đặng thành quả Phật.

Thức A Đà Na (thức thứ tám) rất là tinh tế, các chủng tử trong thức này nó sanh diệt thật vi tế, như giòng nước chảy mau. Ta đối với phàm phu và tiểu thừa không hề giảng nói, vì sợ chúng mê lầm chấp là “chân” hay là “vọng,” hai cái chấp ấy đều có hại cả.

Tự nơi tâm các ông, trở lại chấp lấy tự tâm các ông. Chân tâm không phải huyễn mà trở lại thành hư huyễn. Nếu đối với cái “chân” mà các ông không sanh tâm chấp thủ; với cái “chân” kia hãy còn không sanh, huống chi cái “hư huyễn” làm gì có được.

Đây là con đường duy nhất của mười phương các Đức Phật tu hành đến cảnh Niết Bàn. Pháp này tên là Diệu Liên Hoa, cũng tên Kim Cang Vương bảo giác và cũng tên là Như Huyễn Tam Ma Đề. Chỉ tu trong giây phút thì được quả vô học.


(Điều này,chúng ta sẽ quán sát ở phần C. Vô Tâm.)
 
Last edited:

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 10 2016
Bài viết
33
Điểm tương tác
17
Điểm
8
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Vô Ngã há có thể thuyết ư ?

Nếu nói do duyên hợp mà thành tướng, nương tướng mà thành dụng, tùy dụng mà lập danh. Danh Tướng phát sinh rồi thì 4 tướng sanh trụ dị diệt, thành trụ hoại không...luân chuyển qua lại, lập danh là vô thường.

Vì giả tạm, nhân duyên hòa hợp nên nói không có chủ tể; sự sinh diệt chẳng có chủ; nên nói vô ngã.

Ấy là nương tướng cảnh chấp tâm của phàm phu mà thuyết cái sự vô ngã trên nền tảng duyên hợp.

Vô ngã tâm thì chẳng phải vậy !

Vì sao ?

Vì lìa tướng, lìa danh, lìa dụng, lìa lý...ngay thẳng nơi nguồn Ý mà bặt dứt tất cả suy lường.

Năng giác sở giác nhất thời đoạn sạch...nơi tâm rỗng lặng gần kề Bát nhã; nơi cảnh Không tịnh thình lình siêu việt lý luận...ngộ được Tâm chân thường, vô ngã thực tướng là ngã chân thường bất sinh.

Điều này, chẳng thể thuyết ! Nếu nói Như Lai có "thuyết pháp" là phỉ báng Phật vậy !

Kính mong các bậc cao minh xem xét cho kĩ !
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Minh Tâm Kiến Tánh

Vô Ngã há có thể thuyết ư ?

Nếu nói do duyên hợp mà thành tướng, nương tướng mà thành dụng, tùy dụng mà lập danh. Danh Tướng phát sinh rồi thì 4 tướng sanh trụ dị diệt, thành trụ hoại không...luân chuyển qua lại, lập danh là vô thường.

Vì giả tạm, nhân duyên hòa hợp nên nói không có chủ tể; sự sinh diệt chẳng có chủ; nên nói vô ngã.

Ấy là nương tướng cảnh chấp tâm của phàm phu mà thuyết cái sự vô ngã trên nền tảng duyên hợp.

Vô ngã tâm thì chẳng phải vậy !

Vì sao ?

Vì lìa tướng, lìa danh, lìa dụng, lìa lý...ngay thẳng nơi nguồn Ý mà bặt dứt tất cả suy lường.

Năng giác sở giác nhất thời đoạn sạch...nơi tâm rỗng lặng gần kề Bát nhã; nơi cảnh Không tịnh thình lình siêu việt lý luận...ngộ được Tâm chân thường, vô ngã thực tướng là ngã chân thường bất sinh.

Điều này, chẳng thể thuyết ! Nếu nói Như Lai có "thuyết pháp" là phỉ báng Phật vậy !

Kính mong các bậc cao minh xem xét cho kĩ !

Kính mừng Hiền giả Giá lâm.

35072769064_d986136343_o.jpg


Mô Phật. VQ cũng nghĩ như hiền giả nói: Chỗ "Chí Đạo Vô Ngôn". (Việc này VQ xin nói ở Phần C. Vô Tâm)

Tuy nhiên vì phương tiện mà đức Phật có lập ra Tứ Tất Đàn.

Mong Hiền giả cảm thông cho phép VQ vận dụng: Thế gian Tất Đàn, vị Nhân Tất Đàn và Đối trị Tất Đàn, để hướng về Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.

Rất hân hạnh và cung kính được hầu chuyện với Hiền Giả thường xuyên.

Mô Phật.
 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Vô Ngã há có thể thuyết ư ?

Nếu nói do duyên hợp mà thành tướng, nương tướng mà thành dụng, tùy dụng mà lập danh. Danh Tướng phát sinh rồi thì 4 tướng sanh trụ dị diệt, thành trụ hoại không...luân chuyển qua lại, lập danh là vô thường.

Vì giả tạm, nhân duyên hòa hợp nên nói không có chủ tể; sự sinh diệt chẳng có chủ; nên nói vô ngã.

Ấy là nương tướng cảnh chấp tâm của phàm phu mà thuyết cái sự vô ngã trên nền tảng duyên hợp.

Vô ngã tâm thì chẳng phải vậy !

Vì sao ?

Vì lìa tướng, lìa danh, lìa dụng, lìa lý...ngay thẳng nơi nguồn Ý mà bặt dứt tất cả suy lường.

Năng giác sở giác nhất thời đoạn sạch...nơi tâm rỗng lặng gần kề Bát nhã; nơi cảnh Không tịnh thình lình siêu việt lý luận...ngộ được Tâm chân thường, vô ngã thực tướng là ngã chân thường bất sinh.

Điều này, chẳng thể thuyết ! Nếu nói Như Lai có "thuyết pháp" là phỉ báng Phật vậy !

Kính mong các bậc cao minh xem xét cho kĩ !

Kính chào đại ca!
Biển rộng mênh mông, sâu thăm thẳm đến như loài rồng còn chưa thể suy lường được....
Chẳng hay đại ca muốn tắm biển, hay bắt loài tôm , tép , hay rắn rết , ba ba , thuồng luồng....
Dẫu là biển xanh êm đềm nước trong tận đáy, nhìn qua tưởng là chẳng có gì, nhưng đại ca cứ cởi truồng thả mình xuống dòng nước bơi ngược ra ngoài khơi vài dặm....
Chứ đại ca ra biển mà đi bằng cà kheo mới được 11 bước( bài viết ) mà đã chê sóng nhỏ nước cạn...
Em thì nghĩ ở nơi vực sâu khó đo lường có nhiều loài lâu lâu mới nổi lên bề mặt, chủ yếu là tìm vài con mồi là lạ.
Nếu đại ca muốn bắt thì bỏ cà kheo lao mình xuống đáy vực sâu xem có con nào ưng ý thì tóm lấy một con đem về nướng nhậu chơi.
Em thấy đại ca dám mà một hớp cạn hết cả biển . phen này rồng rắn hết đường sống.....
KÍNH ĐẠI CA!
cho em hỏi thẳng mà đại ca đừng có dận .
những lời mà đại ca nói ở trên là của ai nói, mà đại ca dẫn ý , hay là lời của đại ca do thực hành mà được?
Nếu theo em hiểu thì những câu nói ấy chính là thuyết vô ngã rồi đó.
Chỉ có điều đại ca đưa câu cuối cùng: "Nếu nói Như Lai có "thuyết pháp" là phỉ báng Phật vậy" lại làm hỏng toàn bộ bài viết mà đại ca mất công ....
tiện thể em hỏi một câu.
toàn bộ kinh Phật nói lên điều gì thưa đại ca?
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 10 2016
Bài viết
33
Điểm tương tác
17
Điểm
8
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Kính chào đại ca!
Biển rộng mênh mông, sâu thăm thẳm đến như loài rồng còn chưa thể suy lường được....
Chẳng hay đại ca muốn tắm biển, hay bắt loài tôm , tép , hay rắn rết , ba ba , thuồng luồng....
Dẫu là biển xanh êm đềm nước trong tận đáy, nhìn qua tưởng là chẳng có gì, nhưng đại ca cứ cởi truồng thả mình xuống dòng nước bơi ngược ra ngoài khơi vài dặm....
Chứ đại ca ra biển mà đi bằng cà kheo mới được 11 bước( bài viết ) mà đã chê sóng nhỏ nước cạn...
Em thì nghĩ ở nơi vực sâu khó đo lường có nhiều loài lâu lâu mới nổi lên bề mặt, chủ yếu là tìm vài con mồi là lạ.
Nếu đại ca muốn bắt thì bỏ cà kheo lao mình xuống đáy vực sâu xem có con nào ưng ý thì tóm lấy một con đem về nướng nhậu chơi.
Em thấy đại ca dám mà một hớp cạn hết cả biển . phen này rồng rắn hết đường sống.....
KÍNH ĐẠI CA!
cho em hỏi thẳng mà đại ca đừng có dận .
những lời mà đại ca nói ở trên là của ai nói, mà đại ca dẫn ý , hay là lời của đại ca do thực hành mà được?
Nếu theo em hiểu thì những câu nói ấy chính là thuyết vô ngã rồi đó.
Chỉ có điều đại ca đưa câu cuối cùng: "Nếu nói Như Lai có "thuyết pháp" là phỉ báng Phật vậy" lại làm hỏng toàn bộ bài viết mà đại ca mất công ....
tiện thể em hỏi một câu.
toàn bộ kinh Phật nói lên điều gì thưa đại ca?

Hết thảy lời nói đều nên nương Kinh - lời Phật dạy.

Đến như hư không còn chẳng có thuyết huống là Như Lai.

Hết thảy Kinh do chư Phật thuyết đều là:

Nhữ hải sóng trùng dương,
Mênh mênh bạc phi thường.
Bất tri bất liễu hải ?
Tự kỷ vị sinh sương !
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 10 2016
Bài viết
33
Điểm tương tác
17
Điểm
8
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Kính mừng Hiền giả Giá lâm.

35072769064_d986136343_o.jpg


Mô Phật. VQ cũng nghĩ như hiền giả nói: Chỗ "Chí Đạo Vô Ngôn". (Việc này VQ xin nói ở Phần C. Vô Tâm)

Tuy nhiên vì phương tiện mà đức Phật có lập ra Tứ Tất Đàn.

Mong Hiền giả cảm thông cho phép VQ vận dụng: Thế gian Tất Đàn, vị Nhân Tất Đàn và Đối trị Tất Đàn, để hướng về Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.

Rất hân hạnh và cung kính được hầu chuyện với Hiền Giả thường xuyên.

Mô Phật.

Tùy hỷ, tùy hỷ !

Mô Phật.
 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Hết thảy lời nói đều nên nương Kinh - lời Phật dạy.

Đến như hư không còn chẳng có thuyết huống là Như Lai.

Hết thảy Kinh do chư Phật thuyết đều là:

Nhữ hải sóng trùng dương,
Mênh mênh bạc phi thường.
Bất tri bất liễu hải ?
Tự kỷ vị sinh sương !
Đại ca hiểu sai ý thằng em rồi, nhưng mà thôi kệ.
Giờ thì mong đại ca giảng cho mấy câu thơ nửa cổ nửa kim cho em hiểu chứ em dốt mấy cái chữ kiểu đó lắm.
Với lại nếu đại ca nói vậy thì đại ca vô đây là đại tiện hay tiểu tiện ạ?
Vì nói như đại ca là đến hư không và Như Lai còn chẳng có thuyết mà , phải không đại ca?
hề hề ; thằng em không được học nên kém cỏi , thô lỗ nhưng là thật thà có sao nói vậy.
Đại ca cứ lấy cái chỗ đụng chạm trong thực tế mà dạy có được không đại ca.
Thi kệ thơ ca là em không có rành đâu đại ca.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 10 2016
Bài viết
33
Điểm tương tác
17
Điểm
8
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Đại ca hiểu sai ý thằng em rồi, nhưng mà thôi kệ.
Giờ thì mong đại ca giảng cho mấy câu thơ nửa cổ nửa kim cho em hiểu chứ em dốt mấy cái chữ kiểu đó lắm.
Với lại nếu đại ca nói vậy thì đại ca vô đây là đại tiện hay tiểu tiện ạ?
Vì nói như đại ca là đến hư không và Như Lai còn chẳng có thuyết mà , phải không đại ca?
hề hề ; thằng em không được học nên kém cỏi , thô lỗ nhưng là thật thà có sao nói vậy.
Đại ca cứ lấy cái chỗ đụng chạm trong thực tế mà dạy có được không đại ca.
Thi kệ thơ ca là em không có rành đâu đại ca.

Nếu thi kệ thơ ca không rành thì sao biết được là "hiểu sai ý thằng em rồi" ?

Như Lai không có thuyết; hư không chẳng có thuyết đấy là việc của Như Lai và hư không.

Còn với Hiếu thì vào đây chẳng phải "đại tiện" hay "tiểu tiện" ( nếu có thể tiểu đại ngay đây thì há còn hơn cả Phật hay sao ?!)

Còn về chỗ đụng chạm thực tế, chẳng hay connho thực tế đang đụng chạm cái gì ?

 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Nếu thi kệ thơ ca không rành thì sao biết được là "hiểu sai ý thằng em rồi" ?

Như Lai không có thuyết; hư không chẳng có thuyết đấy là việc của Như Lai và hư không.

Còn với Hiếu thì vào đây chẳng phải "đại tiện" hay "tiểu tiện" ( nếu có thể tiểu đại ngay đây thì há còn hơn cả Phật hay sao ?!)

Còn về chỗ đụng chạm thực tế, chẳng hay connho thực tế đang đụng chạm cái gì ?


thì đại ca nói nên nương nơi kinh - lời Phật dạy.
Nhưng nếu tính mấy bài của đại ca gộp lại thì thấy cái sau đấm cái trước mới thắc mắc.
Tiện đây hỏi đại ca là Chư Tổ có nói hư không biết thuyết pháp , vậy đại ca thấy thế nào?
còn nói nương nơi kinh Phật mà nói, thì thuyết hay không thuyết đều chả đúng. vì nếu nói không thuyết thì chúng sinh làm sao biết là vô ngã?
mà nói thuyết thì vô ngã còn có ai là người thuyết và ai là người nghe thuyết đây?
Nhưng chư Tổ vẫn nói rằng : ta nói cái không thể nói là chân nói ( thuyết ), các ngươi nghe cái không thể nghe gọi là chân nghe.
cuối cùng thì đại ca muốn nói cái chi để em còn biết mà lần mò?
Dạ từ từ em sẽ tổng hợp lời đại ca rồi em dò lần xem thử. tại vì em dốt nên phải vậy mong đại ca thông cảm.
còn cái chỗ đụng chạm thực tế của thằng em thì vô vàn lắm . gặp chi đụng nấy , chẳng tránh chẳng bỏ, thấy mệt thì nằm thấy vui mồm thì hát. mà thấy thằng mô nói sai sự thật thấy rát rát cái tai thì cà khịa... hề hề nói chẳng hết được đại ca ạ.
thế còn thực tế của đại ca có làm phi vụ mô xôm xôm không cho thằng em ké với hề hề ....
à mà sao đại ca không giải thích thơ của đại ca với trả lời đích danh câu hỏi của thằng em vậy.
Đai ca nói một câu ngắn gọn thôi là: toàn bộ kinh Phật - lời Tổ là nói cái chi vậy?
em chúa ghét cái kiểu đánh trống lảng lắm. đại ca mà chơi bài bịp là thằng em không có nể mô nha.hề hề
 

Vô Năng

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 2 2017
Bài viết
139
Điểm tương tác
42
Điểm
43
Vô Ngã há có thể thuyết ư ?

Điều kỳ diệu là: Pháp do Tâm sanh, cũng do Tâm mà diệt. Cho nên, dù chúng sanh có đi đâu, về đâu, lặn hụp thế nào cũng về lại với Bản Tâm Thường Tịch.

Kinh Lăng Nghiêm, Phật hỏi các vị Vô Học về pháp phương tiện lúc đầu, mỗi người lại không giống nhau. Dù đi khác đường nhưng đều được quả vị Vô Học.

1. Kiều Trần Na - Âm Thanh
2. Ưu Ba Ni Sa Đà - Sắc Tướng
3. Hương Nghiêm Đồng Tử - Hương Trần
4. Hai vị Pháp Vương Tử Dược Vương và Dược Thượng - Vị Trần
5. Bạt Đà Bà La - Xúc Trần
6. Ma Ha Ca Diếp và Tử Kim Quang Tỳ Kheo Ni - Pháp Trần
7. A Na Luật Đà - Xoay Cái Thấy Trở Về Bản Tảnh
8. Châu Lợi Bàn Đặc Ca - Xoay Hơi Thở Trở Về Tánh Không
9. Kiều Phạm Bạt Đề - Xoay Cái Biết Vị Trở Về Tự Tánh
10. Tất Lăng Già Bà Ta - Quên Thân Thuần Giác
11 Tu Bồ Đề - Xoay Pháp Về Tánh Không
12. Xá Lợi Phất - Tánh Kiến Của Bản Tâm Sáng Tỏ, Sự Sáng Tỏ Đến Chỗ Cùng Cực, Đồng Tri Kiến Phật
13. Phổ Hiền Bồ Tát - Tánh Văn của Bản Tâm Sáng Tỏ, Phân Biệt Tự Tại
14. Tôn Đà La Nan Đà - Quán Sổ Tức, Tiêu Diệt Hơi Thở, Quán Lâu Phát Minh Sáng Tỏ, Dứt Sạch Phiền Não
15. Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử - Pháp Âm Hàng Phục Tà Ma Ngoại Đạo, Tiêu Diệt Tập Khí Phiền Não
16. Ưu Ba Ly - Trì Thân, Thì Thân Được Tự Tại, Lần Đến Trì Tâm, Tâm Được Thông Suốt, Rồi Cả Thân Tâm Đều Thông Triệt
17. Đại Mục Kiền Liên - Xoay Ý Thức Lăng Xăng, Trở Về Tịch Lặng, Nên Diệu Tâm Sáng Tỏ, như lắng nước đục lâu thành trong sáng
18. Ô Xô Sắt Ma - Quán Hơi Ấm Nơi Thân Tâm Lưu Thông Chẳng Ngại, Phiền Não Dứt Sạch, Sanh Lửa Trí Huệ, Chứng Vô Thượng Giác
19. Trì Địa Bồ Tát - Quán Thân Thể Và Thế Giới Hai Thứ Vi Trần Chẳng Sai Biệt, Vốn Là Như Lai Tạng, Do Hư Vọng Phát Ra Cảnh Trần; Trần Tiêu thì Trí Hiện, Thành Vô Thượng Đạo
20. Nguyệt Quang Đồng Tử - Quán Tánh Nước Một Mực Lưu Thông, Được Vô Sanh Nhẫn, Bồ Đề Viên Mãn
21. Lưu Ly Quang Pháp Vương Tử - Quán Sức Gió Chẳng Nơi Nương Tựa, Ngộ Tâm Bồ Đề, Vào Tam Ma Địa, Khế Hợp Với Diệu Tâm Của Mười Phương Phật
22. Hư Không Tạng Bồ Tát - Quán Hư Không Vô Biên, Vào Tam Ma Địa, Diệu Lực sáng tỏ
23. Di Lặc Bồ Tát - Quán Mười Phương Duy Thức, Tâm Thức Sáng tỏ, Chứng Nhập Viên-Thành-Thật, Xa Lìa Tánh Y-Tha-Khởi Và Biến-Kế-Chấp, Đắc Vô Sanh Nhẫn
24. Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vị Bồ Tát đồng tu - Nhiếp Cả Lục Căn, Tịnh Niệm Tương Tục Vào Tam Ma Địa
25. Quán Thế Âm Bồ Tát - Từ Nhĩ Căn vào Viên Chiếu Tam Muội, Tùy Tâm tự Tại, Từ Sự Nghe Nhập Lưu, cho đến Đắc Tam Ma Địa, Thành Tựu Bồ Đề
---

Dù cùng sử dụng phương tiện Âm Thanh, nhưng chổ vận dụng lại khác: Kiều Trần Na, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, Quán Thế Âm Bồ Tát.
Dẫu vậy thì chổ thành tựu Vô Học thì đồng nhau.

Người mù mịt nghiền ngẫm 25 pháp này điều thấy là 25 thứ riêng lẽ, chẳng giống, chẳng đồng.

Người thông thạo nhìn thấy 25 pháp này, biết chúng vốn đều giống nhau.

Vậy chổ giống như thế nào?
Thật ra Đức Phật đã nói trong bài thuyết pháp đầu tiên, cũng là căn bản của hết thảy Pháp Kiến Tánh, chính là Tứ Đế.

Các pháp kể trên đều có các giai đoạn là Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
Khổ là chổ thấy "Pháp phuơng tiện" mình đang thực hành có sự sinh diệt, vô thường.
Thấy được Khổ cũng là Thấy được Tập. Vì chổ "Chấp Pháp phương tiện" chính là Tập, là hữu ngã, là nguyên nhân của Khổ.
Thấy được Tập thì dẫn đến Diệt. Do xa lìa, từ bỏ nguyên nhân của Khổ, tức là từ bỏ chấp ngã.
Từ bỏ được Nhân khổ thì không còn Quả khổ, do đó được Đạo.

Đôi khi, một số phương pháp gom Khổ, Tập, Diệt thành 1 vế. Đạo là một vế. Hoặc có thể có những bố trí khác sao cho phù hợp với hành giả, tuy nhiên thứ tự thì không thay đổi.

Cho nên, không thể biện luận Phương pháp Phương tiện nào là cao quý, quan trọng là hành giả thực hành có vận dụng được ưu nhược điểm của Phương tiện để chứng nhập Tâm Tánh hay không. Nếu hành giả ở chổ Phương tiện của mình mà được Khổ, Tập, Diệt, Đạo thì mới gọi là Đại Pháp. Nếu chỉ dừng ở chổ thành tựu nho nhỏ, thì chỉ là Tiểu Pháp.

-- Ngoài lề, nếu có giáo lý ngoài Phật giáo, không có trong Tam Tạng, cũng không phải do chư Tổ, Thánh, Hiền tuyên thuyết, nhưng hợp với Tứ Đế, cũng như Tam Pháp Ấn, vậy thì có đồng với Phật pháp không? Vô Năng không biết mọi người suy nghĩ thế nào?
 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Lão điên học Phật mô rồi! bình thường thì pháp tuôn như thác đổ , nay sao không thấy vô dốc vài dọt xem thử hề hề. hay là chân gỗ của đại ca ha ha ha ha ha.....
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 10 2016
Bài viết
33
Điểm tương tác
17
Điểm
8
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
thì đại ca nói nên nương nơi kinh - lời Phật dạy.
Nhưng nếu tính mấy bài của đại ca gộp lại thì thấy cái sau đấm cái trước mới thắc mắc.
Tiện đây hỏi đại ca là Chư Tổ có nói hư không biết thuyết pháp , vậy đại ca thấy thế nào?
còn nói nương nơi kinh Phật mà nói, thì thuyết hay không thuyết đều chả đúng. vì nếu nói không thuyết thì chúng sinh làm sao biết là vô ngã?
mà nói thuyết thì vô ngã còn có ai là người thuyết và ai là người nghe thuyết đây?
Nhưng chư Tổ vẫn nói rằng : ta nói cái không thể nói là chân nói ( thuyết ), các ngươi nghe cái không thể nghe gọi là chân nghe.
cuối cùng thì đại ca muốn nói cái chi để em còn biết mà lần mò?
Dạ từ từ em sẽ tổng hợp lời đại ca rồi em dò lần xem thử. tại vì em dốt nên phải vậy mong đại ca thông cảm.
còn cái chỗ đụng chạm thực tế của thằng em thì vô vàn lắm . gặp chi đụng nấy , chẳng tránh chẳng bỏ, thấy mệt thì nằm thấy vui mồm thì hát. mà thấy thằng mô nói sai sự thật thấy rát rát cái tai thì cà khịa... hề hề nói chẳng hết được đại ca ạ.
thế còn thực tế của đại ca có làm phi vụ mô xôm xôm không cho thằng em ké với hề hề ....
à mà sao đại ca không giải thích thơ của đại ca với trả lời đích danh câu hỏi của thằng em vậy.
Đai ca nói một câu ngắn gọn thôi là: toàn bộ kinh Phật - lời Tổ là nói cái chi vậy?
em chúa ghét cái kiểu đánh trống lảng lắm. đại ca mà chơi bài bịp là thằng em không có nể mô nha.hề hề

Tổ nói "hư không có thuyết", thế connho kiếm chỗ nào vắng vẻ yên tịnh hỏi hư không xem có thuyết đúng như Tổ nói hay ko ? Nếu không thì nên y cứ lời Phật.

Nói nếu Phật không thuyết thì sao chúng sanh biết vô ngã ?! Trên kia và trong Kinh đều ghi rõ: Như Lai không có thuyết ! Danh từ rõ ràng khác nhau sao lại đánh lộn như thế ?

Còn nói về bài thi kệ thực ra vô nghĩa vô vị !

Chỗ tiếp xúc thực tế của connho là theo nghiệp tạo tác mà thôi !


 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Tổ nói "hư không có thuyết", thế connho kiếm chỗ nào vắng vẻ yên tịnh hỏi hư không xem có thuyết đúng như Tổ nói hay ko ? Nếu không thì nên y cứ lời Phật.

Nói nếu Phật không thuyết thì sao chúng sanh biết vô ngã ?! Trên kia và trong Kinh đều ghi rõ: Như Lai không có thuyết ! Danh từ rõ ràng khác nhau sao lại đánh lộn như thế ?

Còn nói về bài thi kệ thực ra vô nghĩa vô vị !

Chỗ tiếp xúc thực tế của connho là theo nghiệp tạo tác mà thôi !



Thưa đại ca! vì hư không không có lời mới là chân thuyết. còn như đại ca thì cần phải có lời mới gọi là thuyết . vậy lời Phật nói : nếu dùng âm thanh cầu ta ....
Thưa đại ca! đại ca chỉ chỗ nào trong vũ trụ này là chỗ vắng vẻ yên tĩnh để thằng em ngồi rồi truy vấn hư không là có thuyết hay không thuyết?
Còn câu Như Lai không có thuyết ....thì đại ca đọc kinh mà bị kinh nó chuyển mà lại chẳng chuyển được kinh.
Giờ lại nói bài thơ vô nghĩa vô vị hề hề, đại ca thực là hài hước
Dạ! Đại ca nói rõ chỗ theo nghiệp tạo tác của em, cho em biết rõ để tránh có được không ạ?
Dạ! theo đại ca thì như thế nào thì gọi là không bị nghiệp chuyển mà vẫn sống nhăn răng giữa cuộc đời này, và vẫn được gọi là người giác ngộ theo kiểu của đại ca ạ?
Dạ ! sao em cứ thấy đại ca cứ câu trước lại đá câu sau như đôi chân gã say rượu hay sao ấy ạ. cũng một câu Phật nói mà khi thì đại ca nói thế này , lúc lại nói thế khác...hề hề.
Thôi thì thế này đi , đai ca nói thẳng ra cho em nghe thật gọn là đại ca muốn nói điều gì ạ?
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 10 2016
Bài viết
33
Điểm tương tác
17
Điểm
8
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Thưa đại ca! vì hư không không có lời mới là chân thuyết. còn như đại ca thì cần phải có lời mới gọi là thuyết . vậy lời Phật nói : nếu dùng âm thanh cầu ta ....
Thưa đại ca! đại ca chỉ chỗ nào trong vũ trụ này là chỗ vắng vẻ yên tĩnh để thằng em ngồi rồi truy vấn hư không là có thuyết hay không thuyết?
Còn câu Như Lai không có thuyết ....thì đại ca đọc kinh mà bị kinh nó chuyển mà lại chẳng chuyển được kinh.
Giờ lại nói bài thơ vô nghĩa vô vị hề hề, đại ca thực là hài hước
Dạ! Đại ca nói rõ chỗ theo nghiệp tạo tác của em, cho em biết rõ để tránh có được không ạ?
Dạ! theo đại ca thì như thế nào thì gọi là không bị nghiệp chuyển mà vẫn sống nhăn răng giữa cuộc đời này, và vẫn được gọi là người giác ngộ theo kiểu của đại ca ạ?
Dạ ! sao em cứ thấy đại ca cứ câu trước lại đá câu sau như đôi chân gã say rượu hay sao ấy ạ. cũng một câu Phật nói mà khi thì đại ca nói thế này , lúc lại nói thế khác...hề hề.
Thôi thì thế này đi , đai ca nói thẳng ra cho em nghe thật gọn là đại ca muốn nói điều gì ạ?

Thế connho muốn hỏi cái gì ?
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 10 2016
Bài viết
33
Điểm tương tác
17
Điểm
8
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
là muốn hỏi đại ca muốn nói cái gì ở đây

Thì connho hỏi sao Hiếu đáp theo vậy thôi !

connho đã viết:
Những lời mà đại ca nói ở trên là của ai nói, mà đại ca dẫn ý , hay là lời của đại ca do thực hành mà được?
Hết thảy lời nói đều nên nương Kinh - lời Phật dạy.

Connho đã viết:
Nếu theo em hiểu thì những câu nói ấy chính là thuyết vô ngã rồi đó.

Hiếu đã viết:
Năng giác sở giác nhất thời đoạn sạch...nơi tâm rỗng lặng gần kề Bát nhã; nơi cảnh Không tịnh thình lình siêu việt lý luận...ngộ được Tâm chân thường, vô ngã thực tướng là ngã chân thường bất sinh.

Điều này, chẳng thể thuyết ! Nếu nói Như Lai có "thuyết pháp" là phỉ báng Phật vậy !

Kính mong các bậc cao minh xem xét cho kĩ !

Trên đã nói rõ là: Chẳng thể thuyết ! Lại cảnh bảo rõ là cần: xem xét cho kĩ !

Connho đọc xong liền khởi ý tưởng cho rằng: Không lời thì chẳng thể thuyết; nay đã có lời lại nói rằng không thuyết; thật là mâu thuẫn ?!

Bởi ngôn thuyết thuộc ý, mà trên đã nói bặt ý thì thuyết ngôn chẳng đúng với thật nghĩa; rỗng không vô nghĩa.

Nên trên y theo Kinh, dưới nói chỗ thật hành; chỗ hành thì tới mới biết nghĩa; theo Kinh thì hợp lý hợp ý - Bởi hết thảy Kinh đều tùy thuận tâm ý chúng sanh; nay căn cơ connho phù hợp với lời Kinh nên cho rằng như vậy là hợp là phi, là mâu thuẫn, là trái nghịch...ấy đều là ý nghiệp.

Nên nói:

Hiếu đã viết:
Chỗ tiếp xúc thực tế của connho là theo nghiệp tạo tác mà thôi !

Còn về bài thi kệ

Hiếu đã viết:
Hết thảy Kinh do chư Phật thuyết đều là:

Nhữ hải sóng trùng dương,
Mênh mênh bạc phi thường.
Bất tri bất liễu hải ?
Tự kỷ vị sinh sương !

Vì bộc phát nên nay diễn ý lại:

Như sóng biển trùng trùng
Mênh mông, bọt phi thường
Chẳng rõ chỗ sâu màu ?
Tự thân sinh chướng nạn !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên