Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 3.- Tuyệt Quán Luận & Ngộ Tánh Luận.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Vô Tâm.

Kính các vị Thiện Hữu Tri Thức. Thiền Sư hoàng Bá nói:

TÂM VÔ TÂM TỨC PHẬT.
(Thiền sư Hoàng Bá | Trần Tuấn Mẫn dịch )

- Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy. Nếu quán Phật mà thấy ra cái tướng thanh tịnh, quang minh, giải thoát và nếu quán chúng sinh mà thấy ra cái tướng ô nhiễm, cấu trọc, ám muội, sinh tử thì với kiến giải như thế, trải qua hằng hà sa số kiếp vẫn không đạt được chứng quả Bồ Đề. Đấy là vì chấp trước sắc tướng vậy.

Chỉ có tâm này mà thôi, ngoài ra không có một chút mảy may pháp gì có thể đạt được. Tức tâm là Phật.

Nay người học Đạo nếu không ngộ được cái bản thể của tâm này mà sinh ra một cái tâm khác trên cái tâm này, tìm Phật bên ngoài, chấp trước sắc tướng mà tu hành thì đều là tà pháp, không phải đạo Bồ Đề.....

Dù một niệm mà được cái vô tâm, hoặc mãi cho đến hàng thập địa mới được vô tâm thì cái công dụng ấy đều như nhau, không có sâu cạn gì cả. Thật là trải bao kiếp công phu tu hành lao nhọc một cách oan uổng! Tạo ác nghiệp, tạo thiện nghiệp đều là chấp tướng. Chấp tướng mà tạo ác nghiệp thì thọ quả báo luân hồi một cách oan uổng. Chấp tướng mà tạo thiện nghiệp thì thọ sự lao khổ một cách oan uổng. Chung quy chẳng bằng nghe xong liền tự thể nhận lấy cái pháp bổn nhiên...


Nhưng để thể nhập vào Phật Tâm. Quả thật vượt quá sức của VQ rồi.

Nay xin mượn 2 tác phẩm của Bồ Đề Đạt Ma Tổ Sư là:

A. Tuyệt Quán Luận.

B. Ngộ Tánh Luận.


để thay lời muốn nói mà tỏ bày về VÔ TÂM và NHƯ TÁNH.

Kính mong quý Đạo Hữu lượng thứ và chỉ giáo.

Nam Mô Lịch Đại Tổ Sư Bồ Tát chứng minh.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Kính giới thiệu bản dịch Tuyệt Quán Luận của GS Vũ Thế Ngọc

sach-vu-the-ngoc.jpg


Tuyệt Quán Luận là một văn bản Thiền Tông cổ nhất và cũng sâu thẳm nhất. Cho đến nay dường như chỉ có những chú thích mà chưa có những giảng luận về tác phẩm này, đủ hiểu các học giả kiệt liệt của Thiền giới cẩn trọng là dường nào.

Muốn thâm nhập Tuyệt Quán Luận, trộm nghĩ người học giả phải rất sâu sắc trong giáo lý Tánh Không và giòng văn học Bát Nhã. Tuy nhiên, người quen thuộc với văn học Thiền, gối đầu giường với Đạo Đức Kinh, tri tụng Kim Cương Kinh sẽ thấy Tuyệt Quán Luận là rất quen thuộc, quen thuộc như là cái Bản Lai Diện Mục mà vì trong cõi trần ai vọng trược chúng ta đã tự quên quá lâu ngày ấy thôi.

Trở lại vấn đề tác giả, chính Bồ Đề Đạt Ma là tác giả Tuyệt Quán Luận này (Hai bản trong sáu bản có đề rõ là Tổ Đạt Ma là tác giả). Như vậy Tuyệt Quán Luận chính là văn bản Thiền tông nguyên thủy nhất và là tác phẩm duy nhất của Tổ Đạt Ma còn truyền đến ngày nay.

Một số học giả cho rằng tác giả là Hòa thượng Pháp Dung núi Ngưu Đầu (Ngưu Đầu Pháp Dung), đệ tử đệ tứ Tổ Đạo Tín, vì dựa vào một vài câu vấn đáp trong Tuyệt Quán Luận cũng có ghi trong Tổ Đường Tập (viết năm 952) hoặc Tông Cảnh Lục (viết năm 960) - Trung Hoa Đại Tạng Kinh, quyển 70 - là sách viết sau Tuyệt Quán Luận quá lâu, thật không đủ chứng cớ.

Lý do đằng sau của chứng lý này là bóng dáng của Bồ Đề Đạt Ma, một tiên sư đã làm chuyển hóa cả một dòng tư duy nhân loại, mà Phật học giới đã trải qua ba giai đoạn: thời xưa người ta tin tất cả những gì viết, nói về Bồ Đề Đạt Ma mà không cần chứng liệu lịch sử, giai đoạn thứ hai từ đầu thế kỷ với các phương pháp sử học, nghiên cứu của Tây Phương, người ta nghĩ rằng Bồ Đề Đạt Ma là một con người của huyền thoại mà thôi, và giai đoạn hiện nay là với phương pháp khoa học cộng với những phát hiện khảo cổ như trường hợp động Đôn Hoàng, học giới đã chấp nhận quả thực đã có một nhân vật Đạt Ma như vậy với điều kiện xét lại các giai thoại Tổ Đạt Ma phi hành về Tây Trúc, Tổ Huệ Khả chặt tay cầu đạo với Tổ Đạt Ma. Vì vậy, nếu giả dụ là không có một nhân vật Bồ Đề Đạt Ma thì làm sao có một tác phẩm của Người? Đó là lý do có một vài người đặt vấn đề. Tuy nhiên, tất cả đều phải công nhận Tuyệt Quán Luận là một văn bản Thiền cổ kính nhất và sâu sắc nhất trong toàn bộ Ngữ Lục Thiền Tông.


(Lời người dịch)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tâm Thức vốn không.

ĐOẠN 1

Đạo lớn thâm sâu, u diệu mà tịch nhiên quảng đại, chẳng thể lấy Tâm mà hiểu, chẳng thể lấy lời mà giải. Nay thử lấy hai người, cùng nói điều chân thực. Sư chủ tên Nhập Lý, đệ tử gọi là Duyên Môn.

1.1
Bấy giờ, Nhập Lý tiên sinh tịch lặng chẳng nói, Duyên Môn bỗng đứng dậy thưa với Nhập Lý tiên sinh: "Cái gì gọi là Tâm, thế nào là An Tâm?"
Đáp: "Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an. Như thế gọi là An đó."

Đoạn này chỉ ra "Tâm thức", tức là cái tâm do căn và trần tiếp xúc với nhau mà phát sinh. Vốn nó không thật có.

Ví dụ như:

- Nhãn căn (con mắt) tiếp xúc nhãn trần (cảnh vật) sanh ra nhãn thức (sự thấy).

- Nhĩ căn (lỗ tai) tiếp xúc thanh trần (âm thanh) sanh ra nhĩ thức (sự nghe).

- Tỷ căn (lỗ mủi) tiếp xúc hương trần (mùi thơm) sanh ra tỷ thức (sự ngửi).

- Thân căn (thân thể) tiếp với xúc trần (cọ xát va chạm cảnh vật) sanh ra thân thức (cảm giác).

- Ý căn (bộ não) tiếp xúc pháp trần (tổng hợp các sự biết của 5 căn trước) sanh ra Ý thức (sự biết).

Chúng sanh (hữu tình) chấp lấy nó (Ý thức và 5 thức trước) làm Tâm (tự ngã) nên thấy bất an.

Tổ dạy. Nếu không chấp cái tâm này thì đó là được Tâm an (thiền). Cổ đức có câu "Nhật dụng vô phi Đạo, Tâm an tức thị Thiền" (việc hằng ngày không có việc gì phi Đạo. Tâm am tức là Thiền).


*************************************

Ghi chú:

+ Phần chữ màu đỏ lợt trong khung là Chánh Văn,

+ Phần chữ màu đen ngoài khung là VQ giải thích theo cảm nhận của mình.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
* Tâm Thức vốn không.



Đoạn này chỉ ra "Tâm thức", tức là cái tâm do căn và trần tiếp xúc với nhau mà phát sinh. Vốn nó không thật có.

Ví dụ như:

- Nhãn căn (con mắt) tiếp xúc nhãn trần (cảnh vật) sanh ra nhãn thức (sự thấy).

- Nhĩ căn (lỗ tai) tiếp xúc thanh trần (âm thanh) sanh ra nhĩ thức (sự nghe).

- Tỷ căn (lỗ mủi) tiếp xúc hương trần (mùi thơm) sanh ra tỷ thức (sự ngửi).

- Thân căn (thân thể) tiếp với xúc trần (cọ xát va chạm cảnh vật) sanh ra thân thức (cảm giác).

- Ý căn (bộ não) tiếp xúc pháp trần (tổng hợp các sự biết của 5 căn trước) sanh ra Ý thức (sự biết).

Chúng sanh (hữu tình) chấp lấy nó (Ý thức và 5 thức trước) làm Tâm (tự ngã) nên thấy bất an.

Tổ dạy. Nếu không chấp cái tâm này thì đó là được Tâm an (thiền). Cổ đức có câu "Nhật dụng vô phi Đạo, Tâm an tức thị Thiền" (việc hằng ngày không có việc gì phi Đạo. Tâm am tức là Thiền).


*************************************

Ghi chú:

+ Phần chữ màu đỏ lợt trong khung là Chánh Văn,

+ Phần chữ màu đen ngoài khung là VQ giải thích theo cảm nhận của mình.

Kính thầy Viên Quang

Đoạn luận này có hàm ý phủ định lập luận về việc kiến lập Tâm và cứu cánh An tâm y theo câu hỏi "Cái gì gọi là Tâm? Thế nào là An tâm?".
Tâm thì muôn tướng vạn hình (vì bổn lai Không) lại hiện hành thoáng chốc (Vô thường) nên mọi kiến lập đều là việc làm vô dụng, không kết quả tức Khổ.
Khổ không hiện hành (phi hữu) thì gọi là An, phải chăng?

Kính, trừng hải
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Nấu cát thành cơm !

1.2
Hỏi: "Nếu như chẳng có Tâm, làm sao để học Đạo?"
Đáp: "Đạo chẳng thể lấy Tâm để nghĩ bàn được, thì há cần Tâm ư!"

1.3
Hỏi: "Nếu chẳng lấy Tâm để nghĩ bàn, thì lấy gì để suy niệm?"
Đáp: "Có Niệm ắt có Tâm, có Tâm ắt sái Đạo. Vô Niệm tức Vô Tâm, Vô Tâm tức chân Đạo vậy".

Người đời thường lấy "Ý thức" suy lường, phân biệt để làm TÂM. Cái "Tâm nghĩ bàn" ấy rất trái Đạo (Chân Như). Đức Phật trong kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy rằng lấy ý thức mà tu Thiền Định mà mong thành Phật, thì ví như nấu cát mà muốn thành cơm, trọn không thể được vậy. Như bài kinh trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm:

Phật bảo đại đức A Nan:

– Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, quá nhiều điên đảo, hạt giống nghiệp tự nhiên chiêu cảm quả khổ, giống như chùm trái ác-xoa. Những người tu hành không thể chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề, cùng lắm là thành Thanh-văn, Duyên-giác, hay chư thiên; hoặc tệ đến nỗi sa vào hàng ngoại đạo, hay làm ma vương và bà con họ hàng của ma. Như thế là bởi vì không biết được hai thứ gốc rễ, tu tập sai lầm, giống như nấu cát mà muốn trở thành cơm, thì dù trải qua số kiếp nhiều như vi trần, cũng không thể nào thành được.

Hai thứ gốc rễ là gì? Này A Nan,

* một là cái gốc rễ sinh tử từ vô thỉ, tức như hiện nay thầy và mọi chúng sinh đều dùng cái tâm phan duyên mà làm tự tánh.

* Hai là cái thể tánh thanh tịnh của bồ đề niết bàn vốn có từ vô thỉ, tức như thầy hiện nay, cái chân tâm sáng suốt mầu nhiệm của thầy sinh hiện ra tất cả các pháp, nhưng thầy chỉ duyên được cái bóng dáng còn rơi rớt lại của chúng mà thôi.


Do vì chúng sinh quên mất cái tánh sáng suốt vốn có ấy, nên tuy suốt ngày sử dụng nó mà không tự biết, để phải rơi vào các nẻo luân hồi một cách oan uổng.


* Đoạn luận này Tổ dạy.- "Tâm phan duyên" tức là Ý thức, bản chất nó là do chấp niệm, niệm niệm tương tục mà thành. Giống như dòng thác (bộc lưu) do những hạt nước liên tục chảy mà thành. Tướng của nó là suy niệm, dụng của nó là nghĩ bàn. Bản chất nó là "Duyên Sanh" nên không có thật thể (vô ngã). Vô ngã thì Vô Tâm.

Do vì Vô Tâm mà chấp là Tâm nên trái Đạo. Nên Tổ dạy:

"Đạo chẳng thể lấy Tâm để nghĩ bàn được, thì há cần Tâm ư!"

Nếu mỗi niệm, mỗi niệm "biết vọng đừng theo", thì Ý thức trở về Tự tánh.- Nhập Chân Như.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
* Nấu cát thành cơm !



Người đời thường lấy "Ý thức" suy lường, phân biệt để làm TÂM. Cái "Tâm nghĩ bàn" ấy rất trái Đạo (Chân Như). Đức Phật trong kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy rằng lấy ý thức mà tu Thiền Định mà mong thành Phật, thì ví như nấu cát mà muốn thành cơm, trọn không thể được vậy. Như bài kinh trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm:

Phật bảo đại đức A Nan:

– Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, quá nhiều điên đảo, hạt giống nghiệp tự nhiên chiêu cảm quả khổ, giống như chùm trái ác-xoa. Những người tu hành không thể chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề, cùng lắm là thành Thanh-văn, Duyên-giác, hay chư thiên; hoặc tệ đến nỗi sa vào hàng ngoại đạo, hay làm ma vương và bà con họ hàng của ma. Như thế là bởi vì không biết được hai thứ gốc rễ, tu tập sai lầm, giống như nấu cát mà muốn trở thành cơm, thì dù trải qua số kiếp nhiều như vi trần, cũng không thể nào thành được.

Hai thứ gốc rễ là gì? Này A Nan,

* một là cái gốc rễ sinh tử từ vô thỉ, tức như hiện nay thầy và mọi chúng sinh đều dùng cái tâm phan duyên mà làm tự tánh.

* Hai là cái thể tánh thanh tịnh của bồ đề niết bàn vốn có từ vô thỉ, tức như thầy hiện nay, cái chân tâm sáng suốt mầu nhiệm của thầy sinh hiện ra tất cả các pháp, nhưng thầy chỉ duyên được cái bóng dáng còn rơi rớt lại của chúng mà thôi.


Do vì chúng sinh quên mất cái tánh sáng suốt vốn có ấy, nên tuy suốt ngày sử dụng nó mà không tự biết, để phải rơi vào các nẻo luân hồi một cách oan uổng.


* Đoạn luận này Tổ dạy.- "Tâm phan duyên" tức là Ý thức, bản chất nó là do chấp niệm, niệm niệm tương tục mà thành. Giống như dòng thác (bộc lưu) do những hạt nước liên tục chảy mà thành. Tướng của nó là suy niệm, dụng của nó là nghĩ bàn. Bản chất nó là "Duyên Sanh" nên không có thật thể (vô ngã). Vô ngã thì Vô Tâm.

Do vì Vô Tâm mà chấp là Tâm nên trái Đạo. Nên Tổ dạy:

"Đạo chẳng thể lấy Tâm để nghĩ bàn được, thì há cần Tâm ư!"

Nếu mỗi niệm, mỗi niệm "biết vọng đừng theo", thì Ý thức trở về Tự tánh.- Nhập Chân Như.

Khi đọc đoạn luận này hành giả cần phải am tường tu học, tu hành phải theo giai vị kẻo sa vào chỗ cực đoan bác bỏ NIỆM.
Cái goi là "Có niệm ắt có tâm. Có tâm ắt sai đạo." là đang đề cập đến giai vị tu học, tu hành Kiến Đạo Vị (Vô Tâm) sau khi đã trải qua các giai vị Tư lương, Gia hành (là các giai vị mà Vô Niệm có nghĩa là Chánh Niệm theo Thiền sư Huệ Hải).
Tuyệt nghĩa là Tuyệt đối; Quán là Quán chiếu nghĩa là sáng tỏ; nên Tuyệt Quán Luận là dùng "lời chân thật" chỉ thẳng chỗ "Tuyệt đối (vốn) Sáng tỏ" chính là Chân Đế.

Kính, trừng hải
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Bổn lai vô nhất vật.

Xưa nay không một vật.

1.4
Hỏi: "Tất cả chúng sinh thực đều có Tâm chăng?"

Đáp: "Nếu chúng sinh thực có Tâm, ắt sinh điên đảo. Chỉ vì ở nơi Vô Tâm mà lấy làm Tâm nên sinh ra vọng tưởng".

1.5
Hỏi: "Vô Tâm có những gì?"

Đáp: "Vô Tâm tức là Vô Vật (không có gì cả), Vô Vật tức là Thiên chân (đầy đủ chân thực một cách tự nhiên), Thiên chân tức Đại Đạo".

Bản thể Chân Như từ vô thỉ vốn tịch nhiên vắng lặng, mà sáng suốt chiếu soi, tự nó thanh tịnh xưa nay không một vật.

Thế mà chúng ta không rõ biết lại chấp lấy cái chiếu soi, nên cái chiếu soi hòa lẫn cái tịch tỉnh thay nhau mà thành sanh diệt , đó là "Niệm tướng". Niệm tưởng sanh diệt rất nhanh và tương tục (một sát na có 72 triệu 9 trăm ngàn lần sanh diệt), nó như dòng thác nước chảy. Rồi lại kiên cố chấp dòng niệm tương tục đó làm Tâm.

Như vậy thât ra không có Tâm (tâm thức), mà chấp có tâm nên thành ra điên đão. Điên đão là vì ta lại chạy theo vọng tưởng phân biệt của Ý thức, mà sanh ra hỷ, nộ, ái, ố, dục, lạc. cụ. tham, sân, si, mạn, nghi v.v...thành ra tội khổ; một sự tội khổ vốn thật ra là không đáng có.

Bài sám Qui mạng, Tổ dạy rằng:

Đệ tử chúng đẳng
Tự vi chân tánh
Uổng nhập mê lưu
Tùy sinh tử dĩ phiêu trầm
Trục sắc thanh nhi tham nhiễm
Thập triền thập sử tích thành hữu lậu chi nhân
Lục căn lục trần vọng tác vô biên chi tội
Mê luân khổ hải
Thâm nịch tà đồ
Trước ngã đam nhơn
Cử uổng thố trực
Lũy sinh nghiệp chướng
Nhất thiết khiên vưu


nghĩa:

Đệ tử chúng con
Từ đời vô thỉ
Xa rời chân tánh
Trôi giạt sông mê
Xuôi theo sinh tử để nổi chìm
Đuổi bám sắc thanh mà đắm nhiễm
Mười triền mười sử
Chứa thành hữu lậu nghiệp nhân
Sáu căn sáu trần
Gây nên vô biên tội cấu
Mê man bể khổ
Lún mãi đường tà
Chấp chặt ngã nhân
Bỏ ngay làm quấy
Bao đời nghiệp chướng
Chồng chất lỗi lầm

Vâng. Đi ngược "Chơn Tánh" (vô Tâm) nên vào vòng mê. Nếu thuận theo Chân Tánh, thì được Vô Tâm, ngay đó là Phật.- Thiên Chân Phật.

có câu rằng:

sáu trần ô nhiễm,
Một tánh sáng ngời.
Mê trần tâm đau khổ đời đời,
Ngộ Phật Tánh an vui kiếp kiếp.

Tổ huyền giác nói:

Đốn giác liễu Như Lai thiền
Lục độ vạn hạnh thể trung viên
Mộng lý minh minh hữu lục thú
Giác hậu không không vô đại thiên


Dịch nghĩa:

Thoắt chứng nhập NHƯ LAI thiền định
Vạn hạnh tròn mà lục độ cũng châu viên
Còn mộng mơ, thấy có sáu nẻo luân hồi
Khi tỉnh thức, cõi Ta bà tìm không ra dấu vết


+ Vô Tâm thì một vật tìm còn không có, thì xá chi Tịnh Độ với Ta Bà ? Cõi nào khổ ? Cõi nào vui ?

- Pháp giới- Nhất Chân Như.

Nên luận nói: "Vô Tâm tức là Vô Vật (không có gì cả), Vô Vật tức là Thiên chân (đầy đủ chân thực một cách tự nhiên), Thiên chân tức Đại Đạo".
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
* Nhất Chân, nhất thiết Chân.
Khi chưa kiến tánh: Tác dụng của bộ não chúng ta để nhận biết là tương đối “giả”, thế giới vạn vật do quan sát được cũng là tương đối “giả” : Giả + Giả = Giả. Theo đó mà tu hành thì kết quả = “giả” nên chẳng có công hiệu.
Khi đã kiến tánh: Thì bộ não là “chân”, thế giới vạn vật đều là “chân”: Một chân thì tất cả chân nên chẳng cần tu còn hay gọi là vô tu vô chứng ,thế giới tương đối biến thành thế giới tuyệt đối.
Chúng ta cần nhìn nhận chính xác đối với Phật pháp thì chẳng nên xem theo tiểu tiết tông này phái kia mà cần phải thấu đạt cái trung tâm, mặc dù Phật pháp chia thành nhiều môn nhiều loại phức tạp, nhưng cái trung tâm của Phật pháp là Phật tánh (Chân như), còn những cái khác đều từ đó suy diễn mà ra như Tứ-Thánh-Đế, Sáu Ba La Mật,…v.v
 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ly huyễn tức giác.
* Dĩ huyễn tu huyễn.


Lý Như-Huyễn là một quan niệm về nhân sinh và vũ trụ độc đáo của nhà Phật.

Trong thiền định sâu xa, Đức Phật thấy rõ tất cả các pháp đều là những hiện tượng không thật có, vì chúng do nhiều duyên tụ hội lại mà thành. Bản chất của chúng là không, vì chúng không có tự thể.


* Vọng tưởng của chúng ta, cái nhận thức, suy lường của Ý thức chúng ta là một thứ huyễn, một thứ vọng tưởng.

Luận nói:

1.6
Hỏi: "Vọng Tưởng của chúng sinh diệt được chăng?"

Đáp: "Như kẻ đã thấy Vọng Tưởng, lại thấy (có thể) diệt được vọng tưởng thì chẳng thể xa lìa được vọng tưởng"

1.7
Hỏi: "Kẻ chẳng còn (cần) diệt trừ (vọng tưởng) thì hợp đạo lý chăng?"


Đáp: "Nếu đã nói HỢP với BẤT HỢP là cũng đã chẳng xa rời được Vọng Tưởng".

1.8
Hỏi: "Bấy giờ thì làm gì?"


Đáp: "Chẳng có bấy giờ".

Ở đoạn luận này, đặc vấn đề : "Vọng Tưởng của chúng sinh diệt được chăng?"

+ Như trên đã nói.- Vọng tưởng là huyễn, nó không thật có, nó chỉ là bóng dáng của Chơn Như.

Ví như có người trong đêm tối đốt đèn, khi ánh đèn xuyên qua thân thì hiện bóng trên vách. Nếu người ấy dùng gậy, dùng dao để đánh, để giết cái bóng thì không thể được.- Vì hể có hình thì có bóng. Chơn Như là bất sanh bất diệt, nên bóng cũng không thể diệt mất.
Ngài Trương Chuyết nói:

"Đoạn trừ vọng tưởng, càng thêm bệnh

Hướng tới Chân Như, ấy cũng tà..."


Nhưng nếu là phàm phu không tu hành để mặc cho vọng tưởng hoành hành, thì không thể được Đạo.

Kinh Viên Giác Phật dạy:

- Thiện nam tử, tri huyễn tức ly, bất tác phương tiện, ly huyễn tức giác, diệc vô tiệm thứ. Nhất thiết Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh, y thử tu hành, như thị nãi năng vĩnh ly chư huyễn.

DỊCH:


- Này Thiện nam, biết pháp huyễn hóa tức lìa, chẳng khởi phương tiện, lìa pháp huyễn hóa liền giác, cũng không có thứ lớp. Tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời sau y đây tu hành. Như thế mới hằng lìa các huyễn.

* Như vậy. Đối với Pháp Huyễn chỉ cầm một chữ TRI thì được Giác.

Luận lại nói: Hỏi: "Bấy giờ thì làm gì?"

Đáp: "Chẳng có bấy giờ".


Nghĩa là lúc đã Giác, đã hết huyễn, thì sao ?

* Nếu còn chấp lúc "Hết huyễn thì cũng là còn trong huyễn !

Nên trong Kinh Viên giác, Phật Dạy:

"Này Thiện nam, tất cả chúng sanh và mọi vật huyễn hóa đều sanh từ Viên giác Diệu tâm Như Lai. Ví như hoa đốm trong hư không, từ hư không mà có, hoa đốm tuy diệt mà tánh hư không không hoại. Tâm huyễn của chúng sanh lại y nơi pháp huyễn mà diệt. Pháp huyễn tâm huyễn diệt hết thì Tánh giác bất động. Y pháp huyễn mà nói giác cũng gọi là huyễn nữa. Nếu nói “có giác” vẫn chưa lìa huyễn, còn nói “không giác” cũng lại như thế. Cho nên pháp huyễn (có và không) diệt hết gọi là bất động."

* Người tu, muốn thể nhập Viên giác diệu tâm , nghĩa là được Bất động Chơn Như, phải qua 4 giai đoạn Ly huyễn:

1/. Dùng Huyễn Trí để ly Huyễn Tâm

2/. Dùng huyễn Không để Ly Huyễn Trí.

3/. Huyễn Không cũng phải ly thì vào Chơn Như Bất Động.

Hòa Thượng Thích Thanh Từ giải rằng:

Giai đoạn 1: Chúng ta biết tâm vọng tưởng là huyễn. Khi vọng tưởng dấy lên biết nó là vọng tưởng, vọng tưởng lặng xuống, biết vọng tưởng hết, đó là giác vọng tưởng. Khi vọng tưởng lặng rồi, cái giác vọng tưởng đó cũng phải buông luôn. Nếu chấp cái giác vọng tưởng đó cho là thật thì cũng là vọng tưởng nữa.

- Giai đoạn 2: Nếu còn có tâm niệm bỏ cái giác vọng tưởng cũng không được, phải buông luôn.

- Giai đoạn 3: Cái tâm dấy khởi bỏ cái biết vọng tưởng đó cũng phải bỏ nữa. Bởi cho đến khi tâm không còn dấy khởi thì Tánh giác hiện bày, đó mới thật là lìa huyễn. Còn một niệm xa lìa cũng là vọng tưởng. Tới chỗ cứu kính thì không còn niệm thủ xả, còn dấy niệm thủ xả là còn động, tánh Viên giác thì bất động, sống được với cái bất động đó mới là lìa hết huyễn. Chỗ này phải tu mới thấy rõ, không tu chỉ nghe qua thì thấy lạ quá.


* Đoạn luận này khai thị pháp thiền TRI VỌNG để nhập Chơn Như.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Duyên môn: "Vô tâm có những gì?"
Nhập lý: "Vô tâm tức vô vật. Vô vật tức thiên chân. Thiên chân tức đại đạo"

Hỏi vô tâm có gì tức đã nghiễm nhiên xem vô tâm là Hữu vi pháp (Vô thường, Khổ). Trả lời vô tâm là vô vật là phủ định Hữu vi pháp tức Phi hữu (Không).

Vật, theo Từ điển Hán Việt ĐDA, là mọi hiện hữu giữa không gian nên theo thế giới quan Phật Giáo thì vật chính là "Ngũ uẩn - Chúng sanh - Khí thế giới". Vậy "vô vật" là không ngũ uẩn, không chúng sanh lẫn không khí thế giới nên là phi không gian-thời gian. Phi không gian thời gian là vũ trụ vô định thì làm sao nhận thức (Thế gian trí) hay theo Long Thọ bồ tát là nơi "Ngôn ngữ đạo đoạn; Tâm hành xứ diệt" vậy.

Thiên chân, theo Từ điển hán Việt ĐDA, là bốn tánh. Gọi vô vật là thiên chân là y theo Lời Đức Phật Dạy mà nói tức, Tâm bổn lai không.

Đại Đạo: Đại là rộng lớn nghĩa chữ hán việt của phạn ngữ Maha, Đạo là giác ngộ tức Trí huệ đến bờ kia. Nên Đại Đạo là Maha Bát nhã Ba la mật đa. Tuy là Không (Tâm bản lai không, Vô tâm, vô vật) nhưng không phải là hư vô bởi đó chính là Mahapranajparamita tức giáo pháp Chân Không Diệu Hữu vậy.

Kính, trừng hải
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 10 2016
Bài viết
33
Điểm tương tác
17
Điểm
8
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Duyên môn: "Vô tâm có những gì?"
Nhập lý: "Vô tâm tức vô vật. Vô vật tức thiên chân. Thiên chân tức đại đạo"

Hỏi vô tâm có gì tức đã nghiễm nhiên xem vô tâm là Hữu vi pháp (Vô thường, Khổ). Trả lời vô tâm là vô vật là phủ định Hữu vi pháp tức Phi hữu (Không).

Vật, theo Từ điển Hán Việt ĐDA, là mọi hiện hữu giữa không gian nên theo thế giới quan Phật Giáo thì vật chính là "Ngũ uẩn - Chúng sanh - Khí thế giới". Vậy "vô vật" là không ngũ uẩn, không chúng sanh lẫn không khí thế giới nên là phi không gian-thời gian. Phi không gian thời gian là vũ trụ vô định thì làm sao nhận thức (Thế gian trí) hay theo Long Thọ bồ tát là nơi "Ngôn ngữ đạo đoạn; Tâm hành xứ diệt" vậy.

Thiên chân, theo Từ điển hán Việt ĐDA, là bốn tánh. Gọi vô vật là thiên chân là y theo Lời Đức Phật Dạy mà nói tức, Tâm bổn lai không.

Đại Đạo: Đại là rộng lớn nghĩa chữ hán việt của phạn ngữ Maha, Đạo là giác ngộ tức Trí huệ đến bờ kia. Nên Đại Đạo là Maha Bát nhã Ba la mật đa. Tuy là Không (Tâm bản lai không, Vô tâm, vô vật) nhưng không phải là hư vô bởi đó chính là Mahapranajparamita tức giáo pháp Chân Không Diệu Hữu vậy.

Kính, trừng hải

Thật tuyệt !

Xin hãy nói thêm về "Chân không diệu hữu", xin cung kính lắng nghe.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Duyên môn: vọng tưởng của chúng sanh diệt được không?
Nhập lý: kẻ thấy có vọng tưởng lại nghĩ có thể diệt được vọng tưởng thì chẳng thể xa lìa được vọng tưởng.
Duyên môn: kẻ chẳng còn cần trừ diệt vọng tưởng có hợp với đạo lý không?
Nhập lý: nếu nói hợp với chẳng hợp là chẳng xa lìa được vọng tưởng
Duyên môn: bấy giờ thì làm gì?
Nhập lý: chẳng có bấy giờ


Đoạn luận này đối với những ai vẫn quen dùng lối suy nghĩ nhị nguyên với lối lập luận tam đoạn Aristolte thì sẽ cho cho rằng lời đối đáp này mâu thuẩn mà có xu hướng cho rằng luận giải mơ hồ mà không biết rằng đây chính là lối luận lý tự mâu thuẩn Bất nhất Bất nhị ở Phật giáo đại thừa trung quán. Nên có thể sắp xếp lại nội dung đối đáp trên như sau "Vọng tưởng không cần diệt mà cũng chẳng thể không diệt".

Vọng, theo từ điển Phật học Hán Việt thực dụng, nghĩa là không đúng với sự thật (sự thật ở đây là chân lý tương đối tức Tục đế và tuyệt đối tức Chân đế). Tưởng là tri giác. Vậy vọng tưởng nghĩa là tri giác sai lầm.
Tri giác theo tâm lý học hiện đại thì có hai phần nông sâu, tri giác vật thể và tri giác khái niệm tương ưng với Phật giáo Duy thức tôn ở phàm phu hữu tình chính là tri giác giác quan tức Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hay là Năng nhiếp (sắc căn, sở y của sắc căn) và tri giác phân biệt tức Sở nhiếp (Danh, tướng và phân biệt). Hai phần tri giác này được gọi là Hiện hành theo chuỗi nhân duyên có Ý thức làm nhân mà sanh Danh-Sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ-Tưởng mà sanh. Rồi lại tuân theo hai tầng nhân quả Hiện hành huân Chủng tử - Chủng tử huân hiện hành mà biến pháp Hiện hành vốn là pháp Sanh - Diệt mà Phật Đà ngôn "Cái gì có sanh ắt có diệt" (không cần phải diệt) thành pháp Sanh - Trụ đời này đời sau và đời sau nữa nữa...nên sự huân tập hai tầng nhân quả Hiện hành-Chủng tử này cần phải diệt (chớ không phải không cần diệt).

Tri giác y Chân lý tức Đạo, đã là Đạo thì sao còn nói Hợp với Không hợp với đạo (vốn là kiếp lập do vọng tưởng). Lại nữa, Đạo thì phi thời gian nên không thể kiến lập, lúc ấy và bây giờ hay tương lai nên nói "Chẳng có bấy giờ".

Note: Vọng tưởng vốn là một trong các giáo lý nền tảng của Phật giáo Bắc tông. Khi Phật giáo Nam truyền tuyên ngôn về Khổ thì Phật giáo Bắc truyền lại lập ngôn Khổ là do Vọng. Vì vậy hành giả cần phải biện biệt mà am tường Vọng Tưởng để khỏi rơi vào chỗ u u minh minh mà bô lô xà bát kiểu "Một bụng đã no rồi thì cần gì cao lương, mỹ vị".
Và trên hết, những lời trên (và trước kia) chỉ là nhằm làm rõ nghĩa đen ở mức nông cạn đọc hiểu về bản luận chớ không có lời nào đề cập đến phần liễu nghĩa "Trực chỉ Chơn tâm" vốn là lời của Thầy Viên Quang.

Kính, trừng hải
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Quách nhiên vô Thánh.

tuyệt nhiên rỗng rang không thánh.

Lương Võ Ðế hỏi đại sư Ðạt Ma: "Thế nào là thánh đế đệ nhất nghĩa?"

Ðạt Ma đáp: "Quách nhiên vô thánh".

Ðế nói: "Ðối mặt trẫm là ai?"

Ma đáp: "Không biết".

Võ Ðế không khế hợp được. Ma bèn băng sông qua đất Ngụy.


ĐOẠN 2

2.1
Duyên Môn hỏi: "Nói về bậc Thánh nhân, vì bỏ (đoạn) Pháp gì, vì được (đắc) Pháp gì, mà gọi là Thánh?"

Nhập Lý đáp: "Một pháp chẳng bỏ, một pháp chẳng đắc, nên gọi là Thánh vậy."

(*) Thánh nhân (arya): giác giả: kẻ giác ngộ]

+ Thế nào là Thánh ?

- Theo Đạo Khổng. Sách Minh Tâm Bảo giám rằng:

Thượng phẩm chi nhân bất giáo, bất giáo nhi thiện: Trung phẩm chi nhân giáo nhi hậu thiện, hạ phẩm chi nhân, giáo diệc bất thiện bất giáo nhi thiện ,phi thánh nhi hà? Giáo nhi hậu thiện, phi hiền nhi hà?
Giáo diệc bất thiện phi ngu nhi hà?

Nghĩa là:

"Bậc thượng phẩm chẳng cần ai dạy cũng tốt lành; bậc trung phẩm nhờ có người dạy mới lên tốt lành; bậc hạ phẩm , dù có người dạy cũng chẳng nên tốt lành . chẳng dạy mà tốt lành không phải bậc thánh hay sao? Dạy rồi mới tốt lành không phải bậc hiền hay sao? Dạy rồi mà không tốt lành chẳng phải người ngu hay sao?"

* Như vậy, theo Đạo Khổng: Người không cần dạy, mà tự Thiện là Thánh.

+ Theo Nhất Thần Giáo: Người tử vì Đạo là Thánh.

* Theo Đạo Phật. Thánh không nằm trong các ý nghĩa trên.- Theo Đạo Phật: Người nhập Chơn Như (vô sanh) là Thánh. Thí dụ như Phật , từ Như mà Đến, nên Phật là Thánh. Các vị A la Hán là Thánh.- Vì các vị A la hán được Vô sanh.

* Nhưng Chơn Như là rỗng rang, không thêm, không bớt.- Nên thật tế.- Chơn Như "Quách nhiên vô Thánh" (tuyệt nhiên rỗng rang không thánh.).

* Vì Chơn Như không thể thêm bớt, trong Chơn Như không thể bỏ (đoạn) Pháp gì, vì được (đắc) Pháp gì.- Đó là Không Đắc, không Thất (không được, không mất).

Trong Tín- Tâm- Minh Tam Tổ nói:

Viên đồng thái hư,
Vô khiếm vô dư.
Lương do thủ xả,
Sở dĩ bất như.


Nghĩa:

Tròn đồng thái hư,
Không thiếu không dư.
Bởi do thủ xả,
Vì thế chẳng Như.


 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
* Quách nhiên vô Thánh.

tuyệt nhiên rỗng rang không thánh.

Lương Võ Ðế hỏi đại sư Ðạt Ma: "Thế nào là thánh đế đệ nhất nghĩa?"

Ðạt Ma đáp: "Quách nhiên vô thánh".

Ðế nói: "Ðối mặt trẫm là ai?"

Ma đáp: "Không biết".

Võ Ðế không khế hợp được. Ma bèn băng sông qua đất Ngụy.




+ Thế nào là Thánh ?

- Theo Đạo Khổng. Sách Minh Tâm Bảo giám rằng:

Thượng phẩm chi nhân bất giáo, bất giáo nhi thiện: Trung phẩm chi nhân giáo nhi hậu thiện, hạ phẩm chi nhân, giáo diệc bất thiện bất giáo nhi thiện ,phi thánh nhi hà? Giáo nhi hậu thiện, phi hiền nhi hà?
Giáo diệc bất thiện phi ngu nhi hà?

Nghĩa là:

"Bậc thượng phẩm chẳng cần ai dạy cũng tốt lành; bậc trung phẩm nhờ có người dạy mới lên tốt lành; bậc hạ phẩm , dù có người dạy cũng chẳng nên tốt lành . chẳng dạy mà tốt lành không phải bậc thánh hay sao? Dạy rồi mới tốt lành không phải bậc hiền hay sao? Dạy rồi mà không tốt lành chẳng phải người ngu hay sao?"

* Như vậy, theo Đạo Khổng: Người không cần dạy, mà tự Thiện là Thánh.

+ Theo Nhất Thần Giáo: Người tử vì Đạo là Thánh.

* Theo Đạo Phật. Thánh không nằm trong các ý nghĩa trên.- Theo Đạo Phật: Người nhập Chơn Như (vô sanh) là Thánh. Thí dụ như Phật , từ Như mà Đến, nên Phật là Thánh. Các vị A la Hán là Thánh.- Vì các vị A la hán được Vô sanh.

* Nhưng Chơn Như là rỗng rang, không thêm, không bớt.- Nên thật tế.- Chơn Như "Quách nhiên vô Thánh" (tuyệt nhiên rỗng rang không thánh.).

* Vì Chơn Như không thể thêm bớt, trong Chơn Như không thể bỏ (đoạn) Pháp gì, vì được (đắc) Pháp gì.- Đó là Không Đắc, không Thất (không được, không mất).

Trong Tín- Tâm- Minh Tam Tổ nói:

Viên đồng thái hư,
Vô khiếm vô dư.
Lương do thủ xả,
Sở dĩ bất như.


Nghĩa:

Tròn đồng thái hư,
Không thiếu không dư.
Bởi do thủ xả,
Vì thế chẳng Như.



Duyên môn: nói về bậc thánh nhân thì vì đoạn pháp gì, vì đắc pháp gì mà gọi là Thánh
Nhập lý: một pháp chẳng đoạn một pháp chẳng đắc nên gọi Thánh vậy.


Thánh, theo từ điển Hán Việt Phật học thực dụng, là bậc thanh tịnh vốn nghĩa chữ của Phạn ngữ Bà la môn và được Phật Đà tuyên ngôn trong nguyên một chương ở Pháp Cú Kinh. Vậy lời của Nhập lý có sai khác Đức Phật Dạy hay không? Không, lời của đoạn luận này hoàn toàn y Lời Đức Phật Dạy và câu trả lời ở dưới dạng phủ định đáp chính là do người đặt câu hỏi dựa trên tri kiến nhị nguyên ở giữa hai biên có-không mà hỏi Đoạn (không) - Đắc (có) và phủ định đáp chính là phủ định tà kiến biên kiến của người hỏi vậy.

Kính, trừng hải

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
*Thủ và xã.

ĐOẠN 2

2.2
Hỏi: "Nếu chẳng bỏ chẳng đắc, cùng phàm phu thì có khác gì nhau?"

Đáp: "Chẳng thể giống nhau được! Tại sao? Tất cả phàm phu vì mê lầm nên còn có điều phải đoạn bỏ, vì mê lầm nên còn có điều sở đắc."

2.3
Hỏi: "Nay nói phàm phu có điều sở đắc, thánh nhân chẳng có gì sở đắc. Như vậy, ĐẮC và BẤT ĐẮC có gì khác biệt?"

Đáp: "Phàm phu có điều sở đắc tức là có mê lầm. Thánh nhân chẳng có gì sở đắc tức là không mê lầm. Cho nên có mê lầm mới luận bàn ĐỒNG (giống) và BẤT ĐỒNG (khác). Còn, không mê lầm thì (không còn phân biệt) vô dị (không khác) với vô-bất-dị (không có gì không khác) gì nữa".


* Về vấn đề Thủ và xã. Chứng Đạo ca- Huyền Giác Thiền sư nói:

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VẤN ĐỀ XẢ BỎ VÀ TÌM LẤY
---o0o---
Phiên âm:
Xả vọng tâm, thủ chân lý
Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy
Học nhân bất liễu dụng tu hành
Chân thành nhận tặc tương vi tử


Dịch nghĩa:

Bỏ tâm vọng. Vọng tìm không có
Chân lý tìm? Chân lý biết ở đâu?
Sai lầm ngay trong ý niệm BỎ, TÌM
Lơi cảnh giác, tưởng con mà là giặc!


HT Thích Từ Thông TRỰC CHỈ:

Hễ có ý niệm LẤY, BỎ thì cũng có các ý niệm tốt, xấu, thương, ghét, thân, sơ, sang, hèn, phải, quấy, ta, người… Đó là những ý niệm phát xuất từ vô minh vọng động, khiến cho CHÂN TÂM thanh tịnh vốn có của con người bị ẨN mất. Ví như sóng mòi, bọt bèo của nước biển không thể hiện được tánh phẳng lặng như tờ của biển.
Theo giáo lý Bát Nhã Ba La Mật, pháp sai lầm trái chân lý trừ bỏ đã đành mà pháp gọi là chánh là đúng, cũng phải bỏ nốt.
Một bàn tay cầm nắm phải bùn đất, cần buông bỏ đã đành, bàn tay cầm nắm kim cương, vàng ròng thì bàn tay đó cũng bị "nắm cứng" vì mớ vàng ròng và kim cương ấy. Bàn tay sẽ không dùng được vào một việc gì khác, trong khi công dụng của bàn tay có thể phát huy diệu dụng, lợi ích vô cùng.
Sai lầm của THỦ, XẢ nó không đóng khung trong "thủ xả" mà nó liên can lôi cuốn theo nhiều thứ khác. Vì vậy, tác giả nói:
"Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy…"

* Phàm phu luôn có tâm Thủ- Xã. Trong Chơn Như thì không như vậy. Trong Chơn Như không có pháp gì có thể xả, không có pháp gì thủ được.- Vì Tam Tổ nói: "Hệ niệm quay chơn" nghĩa là khởi niệm thủ hay xã thì liền mất Chơn Như rồi.

Nhưng cũng không phải mặc kệ vô minh.

Kinh 42 chương dạy:

Phật ngôn: "Ngô Pháp, niệm vô niệm niệm, hành vô hành hành, ngôn vô ngôn ngôn, tu vô tu tu. Hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ. Ngôn ngữ đạo đoạn, phi vật sở câu, sai chi hào ly, thất chi tu du."
Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: " Pháp của Ta là nghĩ, nghĩ mà không nghĩ; là làm, làm mà không làm; là nói, nói mà không nói; là tu, tu mà không tu. Kẻ biết thì gần, người mê thì xa; đường ngôn ngữ đứt hết, chẳng bị vật gì ràng buộc; sai đi một ly ắt mất trong khoảnh khắc."

HT Tuyên Hóa Lược giảng:

Chương thứ mười tám nói về mối tương quan giữa sự hiện hữu với sự không hiện hữu của ý niệm và tu hành.
Đức Phật dạy: "Pháp của Ta là nghĩ, nghĩ mà không nghĩ." Đức Phật dạy rằng: "Giáo pháp của Ta, về mặt ý nghĩ thì cần phải không có một ý nghĩ nào cả, ngay cả cái ý nghĩ 'không nghĩ' cũng chẳng tồn tại nữa. Do đó, Pháp của Ta được gọi là 'nghĩ, nghĩ mà không nghĩ' vậy."

"Là làm, làm mà không làm." Trong giáo pháp của Ta, tu hành cũng là dùng 'vô công dụng Đạo'1. Tu hành thì đừng nên có sự chấp trước. Phải tu hành như không tu hành vậy; thậm chí cả chữ 'hành' trong 'không tu hành' cũng chẳng còn nữa."
"Là nói, nói mà không nói." Nói tức là lời ăn tiếng nói. Chớ nên chấp trước vào ngôn ngữ, văn tự. Lại nữa, phải từ bỏ luôn cả những tư tưởng và ý niệm về sự không chấp trước vào ngôn từ.
"Là tu, tu mà không tu." Khi tu thì cũng là cái tu của 'vô công dụng Đạo' - tu mà chẳng tu, chứng mà chẳng chứng. Tu Đạo, song không có một ý tưởng gì về 'tu Đạo' cả. Những thứ này đều không nên có! Như thế tức là chẳng có bất cứ sự chấp trước nào cả; mọi chấp trước đều trở thành 'không', và ngay cả cái 'không' ấy cũng phải làm cho thành không luôn!
"Kẻ biết thì gần." Nếu quý vị thấu hiểu được đạo lý này, tức là quý vị đang ở gần với Đạo, chẳng còn cách Đạo bao xa nữa.
"Người mê thì xa." Nếu quý vị chưa hiểu rõ và vẫn còn mê muội về Đạo lý này, thì quý vị còn ở cách Đạo rất xa.
Như vậy, xét cho cùng thì Đạo là như thế nào? Để tôi bảo cho quý vị biết, đó là "đường ngôn ngữ đứt hết." Có nói cũng không diễn đạt bằng lời được, mà có nghĩ cũng chẳng đúc kết thành ý đặng! "Đường ngôn ngữ đứt hết" tức là không thể dùng lời nói để diễn tả sự kỳ diệu này; nên nói rằng:
Ngôn ngữ đạo đoạn,
Tâm hành xứ diệt.
(Dứt đường ngôn ngữ,
Diệt chốn tâm hành.)
Đường nói năng bị cắt đứt và chỗ hành sự của tâm bị đình chỉ. Những gì mà cái tâm muốn nghĩ tưởng tới cũng không còn, hết thảy mọi thứ đều trống rỗng.
"Chẳng bị vật gì ràng buộc, bởi sự vật cũng là bổn thể của Chân-như." Nếu quý vị đạt được cảnh giới này, thì quý vị sẽ thấy rằng sông, núi, đất đai, và tất cả vạn vật với muôn hình vạn trạng đều là bổn thể của Chân-như. Bấy giờ, quý vị sẽ không còn bị ràng buộc bởi sự vật nữa.
"Sai đi một ly, ắt mất trong khoảnh khắc." Đối với phương pháp tu hành này, nếu quý vị sơ hở hoặc sai lệch dù chỉ một đường tơ kẽ tóc, thì nội trong một thời gian rất ngắn ngủi, lập tức bị lạc đường ngay, tìm không thấy nữa. Cho nên, cần phải tự mình phá tan mọi chấp trước thì mới có thể đạt được cảnh giới này!

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Phàm- Thánh không hai.

Đoạn 2.

2.4
Hỏi: "Nếu chẳng khác nhau thì cái tên Thánh nhân là gì?"

Đáp: "Phàm phu với Thánh nhân, cả hai chỉ là cái tên. Tên vốn không hai, chẳng có gì khác biệt. Giống như nói lông rùa, sừng thỏ (những điều không có thật) ấy thôi".
2.5
Hỏi: "Như vậy Thánh nhân cũng như lông rùa, sừng thỏ (những gì không thật); tất cả cuối cùng dẫn đến cái Không, thì lấy gì để dạy ngừơi học đạo?"

Đáp: "Ta nói lông rùa Không, chứ chẳng nói rùa cũng không có. Người lấy thí dụ đó là khó ư."

2.6
Hỏi: "Không có lông là ví với gì? Rùa ví với gì?"

Đáp: "Rùa ví với Đạo, lông ví với Ngã. Vì vậy, Thánh nhân Vô Ngã nên có Đạo. Trái lại, phàm phu chấp có Ngã có Danh, giống như cố cho rằng có lông rùa, sừng thỏ vậy!"

Bát Nhã Tâm kinh có câu rằng:

"Tâm trí huệ thinh thinh rộng lớn, sáng trong ngần không bợn mãi trần.

Làu làu một tánh Thiên Chân, bao trùm muôn loại chẳng phân Thánh- Phàm"

Kinh Bát nhã lại nói:


“Thiên Vương nên biết, Chân như sâu xa, chỉ dùng trí biết, không dùng ngữ ngôn. Tại vì sao vậy? Chân như các pháp, siêu vượt văn tự, lìa sự nói năng, tất cả ngữ ngôn nói không thể đến. Nó lìa hí luận, dứt sự phân biệt, không thử không bỉ, lìa tướng có – không, lìa sự tầm tư, vượt cảnh tìm kiếm, không tưởng không tướng, vượt qua tưởng - tướng, lìa xa ngu phu, vượt bỏ ngu phu, diệt các ma sự, lìa khỏi chướng ngại, dùng thức không biết, trụ nơi vô trụ, thánh trí tịch tĩnh, là vô phân biệt, là Trí hậu đắc, không ngã – ngã sở, cầu không thể được, không thủ không xả, không nhiễm không chấp, thanh tịnh không cấu, tối thắng bậc nhất, tánh thường bất biến. Nếu Phật xuất thế hay không xuất thế, nó vẫn thường trụ”.


* Cái "Tánh Chân Như bất biến ấy",- Ở Thánh không thêm, ở phàm không bớt. Chơn Như ấy tất cả ngữ ngôn nói không thể đến. Nó lìa hí luận, dứt sự phân biệt, không thử không bỉ, lìa tướng có – không, lìa sự tầm tư, vượt cảnh tìm kiếm, không tưởng không tướng, vượt qua tưởng - tướng.

Tánh Chơn Như ấy . Tất cả chúng sanh đều có đủ (cả Thánh- Phàm đều có), nên luận nói :

2.4
Hỏi: "Nếu chẳng khác nhau thì cái tên Thánh nhân là gì?"

Đáp: "Phàm phu với Thánh nhân, cả hai chỉ là cái tên. Tên vốn không hai, chẳng có gì khác biệt. Giống như nói lông rùa, sừng thỏ (những điều không có thật) ấy thôi".

* Gọi là " lông rùa, sừng thỏ ". Vì Tánh Chơn Như bất biến. Nhưng:

+ Thánh Nhân đã thể nhập, không còn vô minh nên thọ nhận an lạc Niết Bàn.

+ Chúng sanh lại chấp Ngã (bóng dáng của Chơn Như).- Ngã không thật có (như " lông rùa, sừng thỏ ")
Vì cái sở chấp này nên "Như Lai tại triền" (còn ràng buộc). Dù "tại triền" nhưng vẫn đủ Tánh Chơn Như bất biến .- Nên nói Phàm- Thánh không hai.

* Nghĩa là hết Chấp Ngã, thì chính mình là Thánh vậy.

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Đạo là Như như. Ngã là Bất Như.
* Như- Bất Như.
Đoạn 2

2.7
Hỏi: "Nếu như vậy, Đạo ứng với cái Có đó, Ngã ứng với cái Không đó. Với cái Có-Không-Không-Có đó, sẽ sinh ra kiến chấp hư vô (chẳng có chẳng không) chăng?

Đáp: "Đạo chẳng là cái Có đó, Ngã cũng không phải là cái Không đó. Là tại làm sao? Vì Rùa chẳng phải là trước Không mà nay Có, nên chẳng thể nói là Có. Lông rùa chẳng phải vì trước Có nay Không, nên không thể nói là Không. Đạo cùng với Ngã có thể hiểu giống như cách thí dụ đó!"

[Kinh Đại Niết Bàn (Nirvana Sutra) có lời Phật dạy: (Đại Tạng Kinh quyển 12 tập 374 trang 422 C): "Những gì trước có mà nay không có; những gì trước không có mà nay có thì đều chẳng (thật) có".]

+ Đạo là Chơn Như, chưa hề có sanh diệt, nên Đạo không phải là "Pháp có hay không".

+ Ngã là Vô minh vọng tưởng, nên Ngã không phải là "pháp thật có".

Vì sao ? Vì kinh Đại Niết Bàn, dạy: "Những gì trước có mà nay không có; những gì trước không có mà nay có thì đều chẳng (thật) có".

Thật chất.- Đạo là Như như. Ngã là Bất Như.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Thể nhập Chơn Như.

2.8
Đoạn 2.

Hỏi: "Về ngừơi cầu đạo, chỉ riêng một người đắc đạo chăng? Hoặc tất cả đều đắc? Hoặc mỗi kẻ mỗi đắc? Hoặc tất cả chung lại mà có? Hoặc bản lai đã sẵn có hay do tu tập rồi sẽ thành?"

Đáp: "Tất cả như người nói đều không phải. Tại làm sao?
Nếu chỉ riêng một người đắc thôi, Đạo ắt không cùng khắp.
Nếu tất cả chúng nhân đều đắc cả (chỉ có một trạng thái trong tự nhiên, trạng thái đắc đạo), Đạo ắt quá nghèo nàn.
Nếu mỗi người mỗi đắc (có sự khác biệt lẫn nhau, không là Nhất thể), Đạo ắt có nhiều con đường (trong khi Đạo chỉ có Một).
Nếu cùng chung lại mà đắc, các phương tiện đều thành vô dụng.
Nếu như bản lai sẵn có, (bách giới) vạn hạnh ( (trăm giới), vạn đức hạnh) chỉ đều là hư thiệt thôi sao?
Nếu tu mà sau thành được, thì ĐÓ cũng chỉ là giả tạo không thật vậy!".


2.9
Hỏi: "Cuối cùng, còn nói gì?"

Đáp: "Xa mọi tính toán so sánh, cắt đứt mọi tham dục".
[Kinh Lăng Già : "Lìa tất cả căn lượng (tính toán, so sánh) thì không ngôn thuyết, không ngôn thuyết thì vô sanh. Vô sanh thì không diệt, không diệt thì tịch diệt. Tịch diệt thì tự tánh Niết Bàn".
Trang 319]


Đạo tức là Chơn Như. Người cầu Đạo tức là người thể nhập Chơn Như.

+ Chơn Như ví như khối vàng 24k.

- Người nhập Chơn Như ví như người thợ bạc, gia công chế tác khối vàng 24k đó mà làm nhẫn, dây chuyền, trang sức cho chính mình. Mỗi người sẽ có thu hoạch khác nhau (cà rá, dây chuyền v.v...) nhưng đều là chất liệu vàng 24k.- Tuy khác mà đồng.

- Người nhập Chơn Như ví như người nông dân thu hoạch nông phẩm (gạo, rau, củ, quả v.v...). Mỗi người sẽ chế tác thức ăn theo ý mình (như cơm, canh, bánh, miến v.v...). Nhưng đồng là thực phẩm.-Tuy khác mà đồng.

+ Cuối cùng "Xa mọi tính toán so sánh, cắt đứt mọi tham dục".- Đó là Đạo.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Duyên môn: Nếu chẳng bỏ chẳng đắc, cùng phàm phu thì có khác gì nhau?
Nhập lý: Chẳng thể giống nhau được. Tại sao? Tất cả phàm phu vì mê lầm nên có điều phải đoạn bỏ; vì mê lầm nên còn có điều sở đắc.

Theo luật Nhân Duyên thì do Ái nên có Thủ-Hữu. Ái nghĩa (tham) dục; Thủ nghĩa Ái luyến (ưa thích); Hữu nghĩa tầm cầu sở đắc (cái) ưa thích. Không Ái/Dục thì không Ái luyến/Ưa thích cũng không tầm cầu sở đắc (cái) ưa thích; đã không tầm cầu thì cần gì phải xả bỏ tâm tầm cầu. Thánh nhân là bậc vô dục thanh tịnh nên vô ái vì vô ái nên vô thủ vô xã. Kẻ phàm phu vì do Ái mới thấy cần đoạn bỏ ái luyến mà tầm cầu sở đắc tâm đoạn bỏ ái luyến nên gọi là mê lầm.

Kính, trừng hải
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* "Tri kiến lập Tri" là gốc Vô Minh.

ĐOẠN 3

3.1
Duyên Môn hỏi: "Phàm phu có thân, nên nhìn nghe cảm biết, thánh nhân cũng có thân, nên cũng nhìn nghe cảm biết. Có ai khác biệt ở trong?"

Nhập Lý đáp: "Phàm phu mắt thấy, tai nghe, thân cảm, ý biết. Thánh nhân không như vậy, thánh nhân thấy cái thấy không phải của mắt (kiến phi-nhãn-kiến), nghe cái nghe không phải của tai (văn phi-nhĩ-văn), cảm cái cảm không phải của thân (cảm phi-thân-cảm) cho đến biết cái biết không phải của ý (tri phi-ý-tri). Là tại sao? Vì đã vượt qua những tính toán đo lường rồi vậy".

Con người có 6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thánh nhân cũng có 6 giác quan ấy. Nhưng phàm phu dụng "Thức", còn Thánh Nhân dụng "Trí".

+ Dụng "Thức".- Là khi các giác quan sanh ra sự biết. Ví dụ mắt tiếp xúc nhãn trần thì sanh thức thấy (nhãn thức), bộ não tiếp xúc những kinh nghiệm 6 trần (Pháp trần) thì sanh phân biệt (Ý thức). Khi có 6 thức, thì phàm phu bám chắc vào đó (Thức) mà hành xử, nên gọi đó là "Tri kiến lập tri". Kinh dạy "Tri kiến lập Tri" là gốc của Vô Minh; sẽ dẫn đến sai lầm.

+ Dụng "Trí".- Trái lại Thánh nhân biết rõ trong "Thức" có chứa NGÃ CHẤP, mà Ngã Chấp là Vô minh, nên Thánh Nhân không trú chấp vào Thức, mà Dụng "Tri Kiến Vô Kiến". Nghĩa là vẫn thấy thấy biết (kiến, văn, giác, tri), mà không trú chấp vào Thấy biết, nghĩa là chuyển thức thành Trí. Kinh dạy: Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn. Vì vậy nên được NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên