Mối liên hệ giữa các tầng thiền và các thánh quả?

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Chào Bạn xversion1

Câu hỏi của Bạn rất thú vị.

Bạn có thể cho biết thêm:

+ Thế nào là các tầng Thiền ? Bạn cho thí dụ cụ thể nha.

+ Thế nào là Thánh Quả ? Bạn cho thí dụ cụ thể nha.

Chúc Bạn vui vẻ.
 

xversion1

Registered
Phật tử
Tham gia
1 Thg 4 2021
Bài viết
21
Điểm tương tác
7
Điểm
3
Địa chỉ
Phố thiên thai, đường bồng lai
Chào Bạn xversion1

Câu hỏi của Bạn rất thú vị.

Bạn có thể cho biết thêm:

+ Thế nào là các tầng Thiền ? Bạn cho thí dụ cụ thể nha.

+ Thế nào là Thánh Quả ? Bạn cho thí dụ cụ thể nha.

Chúc Bạn vui vẻ.
Tầng thiền: Nhất, nhị, tam, tứ, không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng, diệt thọ tưởng.
Thánh quả: Thất, nhất, bất, A-la-hán.
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
A. Có lẻ Thiên Anh hơi biết ra Bạn @xversion1 muốn nói:

1/. Sơ thiền: Còn gọi là Ly sanh hỷ lạc địa. Nghĩa là người tu thiền này do LY Dục, Ly Bất thiện pháp mà sanh ra Hỷ Lạc nội tâm. Ở đây Bạn cho là Tầng Thiền thứ nhất.
2/. Nhị Thiền: Định Sanh hỷ lạc đia. Ở đây Bạn cho là Tầng Thiền thứ nhì.
3/. Tam Thiền: Ly hỷ diệu lạc địa. Ở đây Bạn cho là Tầng Thiền thứ Ba.
4., Tứ Thiền: Xả niệm thanh tịnh địa. Ở đây Bạn cho là Tầng Thiền thứ Tư.

4 loại Thiền này ở cảnh Sắc Giới.

Riêng Tứ Thiền Xả niệm thanh tịnh địa Các vị Ngũ Tịnh cư Thiên thường tu Thiền này.

ngũ tịnh cư thiên có nghĩa là:

(五淨居天) Tịnh cư, Phạm: Zuddhàvàsa. I. Ngũ Tịnh Cư Thiên. Cũng gọi Ngũ bất hoàn thiên, Ngũ tịnh cư xứ, Ngũ na hàm thiên, Ngũ tịnh cư. Chỉ cho 5 tầng trời trong đệ Tứ thiền thuộc cõi Sắc, là nơi sinh đến của các bậc Thánh quả A na hàm. Đó là: 1. Vô phiền thiên (Phạm: Avfha), cũng gọi A duy phan, A bệ lệ xá, A phù ha na. Cõi trời này không còn khổ, vui, tâm và cảnh không giao tiếp, không có tất cả phiền não.2. Vô nhiệt thiên (Phạm: Atapa), cũng gọi A đáp hòa, A đà ba, A đáp ba. Cõi trời này không có tất cả nhiệt não bức bách. 3. Thiện kiến thiên (Phạm: Sudfza), cũng gọi Tu đề xá. Cõi trời này không có các tướng trần cấu, từ trong định tuệ thấy khắp các thế giới trong 10 phương đều tròn đầy ngưng lặng. 4. Thiện hiện thiên (Phạm: Sudarzana), cũng gọi Tu đà thi ni, Tu đề xá na. Cõi trời này có năng lực thấy suốt rõ ràng, tất cả hiện tượng đều không ngăn ngại. 5. Sắc cứu cánh thiên (Phạm: Akaniwỉha), cũng gọi A ca nị tra, A ca ni tra. Cõi trời này không còn hình sắc, là nơi cao nhất, thù thắng nhất trong cõi Sắc. Cứ theo kinh Lăng nghiêm quyển 9, thì 5 tầng trời nói trên đều xếp theo chiều ngang trong cõi trời Tứ thiền, nhưng trời Tứ thiền chỉ có thể nghe tên của 5 tầng trời này, chứ không thấy được, cũng như trong đạo tràng Thánh địa ở thế gian có nhiều La hán cư trụ mà người thường không thấy được. Còn luận Câu xá quyển 24 cho rằng do tu cả 5 phẩm mà được sinh lên các tầng trời Ngũ tịnh cư. Năm phẩm tức chỉ cho 5 phẩm tạp tu Tĩnh lự thứ 4, đó là: 1. Hạ phẩm: Trước hết khởi nhiều niệm vô lậu, kế đến nhiều niệm hữu lậu, sau đó lại khởi nhiều niệm vô lậu, cứ như thế trở đi trở lại, sau giảm dần cho đến 3 tâm hiện tiền thì thành tựu tĩnh lự. 2. Trung phẩm: Tức 6 tâm hiện tiền. 3. Thượng phẩm: Tức 9 tâm hiện tiền. 4. Thượng thắng phẩm: Tức 12 tâm hiện tiền. 5. Thượng cực phẩm: Tứ 15 tâm hiện tiền.Về sức cảm sinh lên cõi trời Ngũ tịnh cư thì luận Câu xá nêu 2 thuyết: 1. Dùng sức vô lậu huân tập hữu lậu mà cảm sinh về cõi Ngũ tịnh cư. 2. Do 5 căn Tín, Tiến, Niệm, Định, Tuệ lần lượt tăng lên mà cảm sinh về cõi Ngũ tịnh cư. Ngoài ra, theo Luận sự (Pàli: Kathàvatthu), thì tuổi thọ của người các tầng trời Ngũ tịnh cư như sau: Trời Vô phiền 1 nghìn kiếp, trời Vô nhiệt 2 nghìn kiếp, trời Thiện kiến 4 nghìn kiếp, trời Thiện hiện 8 nghìn kiếp và trời Sắc cứu cánh 1 vạn kiếp. Còn theo Tứ a hàm mộ sao giải quyển hạ, thì cõi Ngũ tịnh cư vốn chỉ có 3 tầng trời, tức là Tu đề xá (Thiện kiến thiên), Tu đề xá na (Thiện hiện thiên) và Bệ thủ đà (Phạm:Vizuddha, Thanh tịnh thiên). Trong đó, Thanh tịnh thiên lại được chia ra 3 tầng trời: A bệ lệ xá (Vô phiền thiên), A đáp ba (Vô nhiệt thiên) và A ca nị tra (Sắc cứu cánh thiên), mà gọi chung là Ngũ tịnh cư thiên. [X. kinh Trung a hàm Q.9; kinh Trường a hàm Q.20; kinh Khởi thế Q.8; kinh Thủ lăng nghiêm Q.9; luận Dị môn túc Q.14; luận Đại tì bà sa Q.136, 175; luận Thuận chính lí Q.65]. II. Ngũ Tịnh Cư Thiên. Cũng gọi Ngũ tịnh cư chúng, Ngũ thiên tử. Chỉ cho 5 vị tôn ngồi ở phía đông thuộc Ngoại kim cương bộ trên Mạn đồ la Thai tạng giới của Mật giáo. Đó là: 1. Tự tại thiên tử: Phối hợp với trời Sắc cứu cánh. 2. Phổ hoa thiên tử: Phối hợp với trời Thiện kiến. 3. Quang man thiên tử: Phối hợp với trời Thiện hiện. 4. Ý sinh thiên tử, cũng gọi Mãn ý thiên tử. Phối hợp với trời Vô nhiệt. 5. Danh xưng viễn văn thiên tử, cũng gọi Biến âm thanh thiên tử. Phối hợp với trời Vô phiền. [X. phẩm Mật ấn trong kinh Đại nhật Q.4; phẩm Bí mật mạn đồ la kinh Đại nhật Q.5; Quảng đại nghi quĩ Q.trung; Đại nhật kinh sớ Q.5, 13, 16].

(theo Phật học tự Điển online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. )

Như vậy theo mình biết: Các tầng Thiền có liên quan các Thánh quả, cao hay thấp đều do quả vị tu chứng.

Đây là các Tầng Thiền và Các Thánh quả thuộc Thanh Văn Thừa PG.

Cộng chung 4 tầng Thiền Vô Sắc Giới (mà bạn nói gồm: Không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, Phi tưởng phi phi tưởng và một thiền ngoài Tam Giới là Diệt Thọ Tưởng Định).- Đây là Pháp Thiền Cửu Thứ Đệ Định của Phật giáo.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,431
Điểm tương tác
1,128
Điểm
113
ha ha hah [smile]

thật ra .. cũng tùy theo người học thiền ... là học CỦA AI [smile] --> nhưng nếu học từ PHẬT KINH .. chân quy theo TAM BẢO .. thì đương nhiên là

- tấng thiền thứ nhất --> đã là 1 bước chân vào quả DỰ LƯU [smile]


theo sự miêu tả của các kinh Nguyên Thủy ... như Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ ... thì các tầng thiền sắc giới có 1 nội dung chính: RÚT CÂY KIẾM ra KHỎI VỎ --> mà trong các Kinh gọi các mức độ RÚT KIẾM RA KHỎI VỎ đó là --> CÁC TRÚ XỨ của THỨC

điển hình như trong Kinh Trường Bộ .. sự miêu tả Sơ Thiền Sắc Giới --> là Trú Xứ thứ nhất của Thức --> khi người đắc sơ thiền .. thì TOÀN THÂN THẤM NHUẦN HỶ LẠC ĐỊNH ...

khi miêu tả TRÚ XỨ thứ hai .. cũng vậy ... cũng vẫn là TOÀN THÂN THẤM NHUẦN HỶ LẠC ĐỊNH

tới khi đắc TỨ SẮC THIỀN --> XẢ NIỆM THANH TỊNH --> thì ông Phật lại nói là RÚT ĐƯỢC KIẾM ra khỏi vỏ [smile] ... tức là mức độ tách rời được ... và bắt đầu quy trình --> "SÁNG TẠO" --> từ Ý ra các thân mạng khác nhau .. [smile] --> không thiếu 1 căn nào

cũng như chúng ta đều biết, trong các kinh nguyên thủy nói nhiều về mô hình tu tập: GIỚI ĐỊNH TUỆ .. thì Thiền được miêu tả ... là sự phát triển ĐỊNH TUỆ [smile]

(i) Kinh Truong Bo

10. Khi Thế Tôn ở Nàdika, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỷ-kheo: - Ðây là Giới, đây là Ðịnh, đây là Tuệ.

Ðịnh cùng tu với Giới --> sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn.

Tuệ cùng tu với Ðịnh sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn.

Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu



(ii) Lạc Trú Trong Hiện Tại và Chứng Đắc Tri Kiến

Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại? Ở đây, này các Hiền giả, có vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, và trú thiền thứ nhất... thiền thứ hai... thiền thứ ba... chứng và trú thiền thứ tư.

Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại. Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến chứng đắc tri kiến? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo, tác ý quang minh tưởng, an trú tưởng ban ngày, ban ngày thế nào ban đêm như vậy, ban đêm thế nào ban ngày như vậy. Và như vậy với tâm mở rộng không có đóng kín, tạo ra một tâm có hào quang (smile). Này các Hiền giả, như vậy là tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri kiến.


(iii) đọc kỹ hơn 1 tí .. sẽ nhìn thấy trong Các Kinh Nguyên Thủy sẽ có sự liên quan giữa các tầng thiền:

- quy trình thọ khởi, thọ diệt

- tưởng khởi .. tưởng diệt

- tâm khởi .. tâm diệt

- và sự AN TRÚ ... trong quá trình thành trụ hoại diệt của MẠNG CĂN [smile] ... và sự "an trú" ... "nhìn thấy" (tuệ) sự an trú ở ngoài quá trình đó (giải thoát) ... cho nên ... các trú xứ của thức, các bậc thiền định gắn liền với các giải thoát, bởi các trình độ định và tuệ khác nhau ... sự TIN TƯỞNG và TRÌ HÀNH cũng khác nhau ... nhưng khởi đầu ...

QUẢ DỰ LƯU ... cũng vẫn gọi là THÁNH [smile] --> vì NGƯỜI TA hỏng biết, làm hỏng được khi SINH TỬ THỐNG THIẾT .. nhưng THIỀN ĐỊNH .. chỉ cần SƠ THỀN thôi, thô thảo thôi .. mà cũng làm được ... Kinh chép tới nhiều đoạn khi luận về thiền định, ngay từ sơ thiền ..đã có sự luận bàn về MẠNG CĂN [smile] ... nhìn thấy nó hình thành hủy diệt thế nào .. và sự nhìn thấy đó là TUỆ .. là GIẢI THOÁT TRI KIẾN ra khỏi "THÂN KIẾN" .. tức là 1 trong những KIẾT SỬ cần có của Quả Dự Lưu [smile]

cái gì cũng vậy .. .trì hành miên mật .. sẽ dẫn tới sự thành thục .. giảm bớt HOÀI NGHI .. và nhữn "HỦ TỤC" chất chứa, chất và trì giữ trước đây được cởi mở .. --> dẫn tới niềm tin hình thành các DỰ LƯU CHI .. và từ đó loại trừ ra 3 kiết sử đầu tiên .. ... từ thiền định SƠ THIỀN --> dẫn tới DỰ LƯU QUẢ [smile]


và như vậy .. Thiền Định có đúng nghĩa GIẢI THOÁT: AN TRÚ (định) và QUÁN (tuệ) ... tức là hai chi CHỈ QUÁN của Thiền Định [smile]

và nếu chúng ta nhìn thấy diễn biến TỊCH DIỆT của ông Phật .. cũng thấy ông tuần tự ... nhập đi qua các TRÚ XỨ của THỨC ... rùi nhập Niết Bàn [smile]

--> như vậy .. các thức bậc Thiền Định được liệt kê hỏng những quan hệ mật thiết .. mà còn là NỘI DUNG GIÁC NGỘ của ông Phật đấy [smile]

*** đặc biệt trong kinh Phật còn có 1 số đoạn nói GIỚI ĐỨC thành ... có an trú trong CHÁNH NIỆM ... vậy mà không có Thiền Định .. thiếu năng lực thiền định là TUỆ ... cũng không có .... GIẢI THOÁT TRI KIẾN [smile] --> hỏi về GIẢI THOÁT thế nào .. thì sẽ không giải thích nổi [smile]

ờ mà đúng hông [smile] ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,431
Điểm tương tác
1,128
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Phật đạo là con đường ông Phật vẽ ra chứ đâu phải là ý của ai khác .. cho nên .. cứ chuyên tâm theo con đường phật đạo ... thì mới đúng là đi con đường mà ổng đã đi qua --> tới quả DỰ LƯU [smile]

Dự Lưu --> là thánh quả đầu tiên .. thì đương nhiên ... muốn tới quả DỰ LƯU ... cũng phải đi qua con đường trì hành lâu dài ... lâu dài

---> vì vậy .. tuy chỉ là SƠ THIỀN ..nhưng nếu làm đúng ... với ý nghĩa được miêu tả, trì hành giới đức, giới hạnh được viên mãn --> thì "HÓA THÂN" cũng bắt đầu hình thành (Kinh Trường Bộ) ... tri kiến về hóa thân cũng bắt đầu hình thành (Kinh Trường Bộ) mà một khi HÓA THÂN đã hình thành, tâm được thấm nhuần lạc tịnh, nhìn thấy rõ pháp tánh ... thì đó ...mới thật là ý nghĩa của THÁNH QUẢ chứ [smile]

vì vậy ... những biểu hiện của DỰ LƯU QUẢ .. tức là những DỰ LƯU CHI cũng phải có [smile]



Kinh Trung Bộ [smile]

(i) 7 Tri Kiến ---> của Dự Lưu "THÁNH" Quả (smile)


1. Vị ấy biết rõ như sau: "Ta không có nội triền chưa được đoạn trừ, do nội triền này nếu tâm ta bị triền phược, ta không thể biết như thật, không thể thấy như thật. Ý của ta được khéo hướng đến sự giác ngộ các sự thật". Ðó là trí thứ nhất mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Trong khi ta thực tập, tu tập, luyện tập nhiều lần tri kiến này; ta tự đạt được tịch chi, ta tự đạt được tịnh chi". Vị này biết rõ như sau: "Trong khi ta thực tập, tu tập, luyện tập nhiều lần tri kiến này; ta tự đạt được tịch chỉ, ta tự đạt được tịch chỉ". Ðó là trí thứ hai mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Tri kiến như ta đã thành tựu có thể có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào ngoài tổ chức này, thành tựu tri kiến như vậy không?" Vị ấy hiểu rõ như sau: "Tri kiến như ta đã thành tựu không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác, ngoài tổ chức này, thành tựu tri kiến như vậy". Ðó là tri thứ ba mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

(tri kỷ .. tri bỉ chỗ này đó [smile] )

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Pháp tánh (Dhammata) mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu hay không?" Và này các Tỷ-kheo, pháp tánh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Ðây là pháp tánh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất cứ giới tội nào vị này vị phạm, giới tội ấy liền được xuất tội. Vị này lập tức phát lộ, tỏ bày, trình bày trước bậc Ðạo Sư hay trước các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi phát lộ, tỏ bày, trình bày, vị ấy phòng hộ gìn giữ trong tương lai. Này các Tỷ-kheo, ví như một đứa trẻ con, ngây thơ, nằm ngửa, lập tức rút lui tay hay chân nếu tay hay chân của nó chạm phải than đỏ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đây là pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu.

Bất cứ giới tội nào vị này vị phạm, --> giới tội ấy liền được xuất tội.

Vị này lập tức phát lộ, tỏ bày, trình bày trước bậc Ðạo Sư hay trước các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi phát lộ, tỏ bày, trình bày, vị ấy phòng hộ gìn giữ trong tương lai.


Vị ấy biết rõ như sau: "Pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu". Như vậy là trí thứ tư mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu hay không?" Và này các Tỷ-kheo, pháp tánh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Ðây là pháp tánh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được tri kiến thành tựu.

Bất luận sự việc cần phải làm dầu lớn nhỏ gì, giúp cho các vị đồng phạm hạnh; vị này nỗ lực thực hiện, nhưng tha thiết hướng đến

tăng thượng giới học,

tăng thượng tâm học,

tăng thượng tuệ học.
Này các Tỷ-kheo, ví như con bò có các con bê, khi đang nhổ lùm cỏ lên (ăn), vẫn coi chừng con bê. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đây là pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất luận sự việc cần phải làm dầu lớn nhỏ gì, giúp cho các vị đồng phạm hạnh; vị này nỗ lực thực hiện, nhưng tha thiết hướng đến tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Vị này biết rõ như sau: "Pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu". Như vậy là trí thứ năm mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.


6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, sức mạnh như vậy ta có thành tựu hay không?" Và này các Tỷ-kheo, sức mạnh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Ðây là sức mạnh, này các Tỷ-kheo, một vị chứng được tri kiến thành tựu. Trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, sau khi chú tâm chú ý, chuyên chú toàn tâm trí, vị này lóng tai nghe Pháp. Vị này biết rõ như sau : "Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu sức mạnh như vậy ta có thành tựu". Như vậy là trí thứ sáu mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không có thể cọng chứng.


7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, sức mạnh như vậy ta có thành tựu hay không?" Và này các Tỷ-kheo, sức mạnh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Ðây là sức mạnh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, vị này chứng được nghĩa tín thọ (atthaveda), Pháp tín thọ (Dhammaveda), và sự hân hoan tương ứng với pháp; vị này hiểu rõ như sau: "Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu sức mạnh như vậy ta có thành tựu". Như vậy là trí thứ bảy mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp tánh được khéo an trú đối với vị Thánh đệ tử thành tựu bảy chi này để chứng được quả Dự Lưu.

--> Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu bảy chi này tức là đã thành tựu Dự Lưu quả



(ii) Ý Nghĩa và Thành Tựu "HÓA THÂN" (smile)

Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.


Này Ananda,

Tỷ-kheo Sàtha diệt tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Này Ananda, Tỷ-kheo ni Nandà đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới) và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, cư sĩ Sudatta, diệt trừ ba kiết sử làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhứt lai sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.

Này Ananda nữ cư sĩ Sujata diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, --> nhứt định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến Chánh giác. Này Ananda cư sĩ Kakudha đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. - Kinh Trường Bộ


(iii) Thánh Quả --> Qua Bờ Bên Kia [smile]

Kinh Trung Bộ có 1 đoạn kinh về những CON BÒ --> LỘI QUA DÒNG SÔNG của MA VƯƠNG ... để tới bờ bền kia

có sự miêu tả .. những con bò già (a la hán) ... có sự miêu tả của những con bò khác (nhất lai) .. và có sự miêu tả của NHỮNG CON BÒ DỰ LƯU

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷkheo diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến chánh giác.

Những vị này lội cắt ngang dòng sông Ma vương và sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, con bò con còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo tùy pháp hành, tùy tín hành, những vị này sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn



vì vậy .. sự miêu tả SƠ THIỀN ..với sự học hỏi .. tin theo, giữ vững niềm tin và trì hành theo đúng hướng dẫn được miêu tả như các DỰ LƯU CHI ... thì THÁNH QUẢ DỰ LƯU ... cũng gần như là giống các điều kiện của THÁNH QUÁ THANH VĂN THỪA [smile] ...ngay ở bậc thiền thứ nhất --> SƠ THIỀN [smile]

ờ mà đúng hông ?
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Các tầng thiền và các thánh quả liên quan với nhau thế nào vậy các bác? Dường như không có sự liên quan rõ ràng gì mấy thì phải.
Thiền Định + Chánh Tri Kiến thì Huệ (trí tuệ giải thoát) hiển lộ. Tùy theo huệ hiển lộ như thế nào thì có các thánh quả.

Các tầng thiền định là các mức định, ngoại đạo cũng đạt được nhưng vì không có chánh tri kiến với việc giải thoát nên chỉ lên xuống các mức định mà chưa có sự giải thoát. Do có chánh tri kiến đối với việc giải thoát nên khi nhập vào định, trí tuệ được khai mở, tri kiến giải thoát thành hiện thực giải thoát., có trí tuệ đó rồi thì lục trần không còn chỗ bám nơi tâm, do đó, xuất định vẫn tự tại giải thoát.
 

xversion1

Registered
Phật tử
Tham gia
1 Thg 4 2021
Bài viết
21
Điểm tương tác
7
Điểm
3
Địa chỉ
Phố thiên thai, đường bồng lai
Thiền Định + Chánh Tri Kiến thì Huệ (trí tuệ giải thoát) hiển lộ. Tùy theo huệ hiển lộ như thế nào thì có các thánh quả.

Các tầng thiền định là các mức định, ngoại đạo cũng đạt được nhưng vì không có chánh tri kiến với việc giải thoát nên chỉ lên xuống các mức định mà chưa có sự giải thoát. Do có chánh tri kiến đối với việc giải thoát nên khi nhập vào định, trí tuệ được khai mở, tri kiến giải thoát thành hiện thực giải thoát., có trí tuệ đó rồi thì lục trần không còn chỗ bám nơi tâm, do đó, xuất định vẫn tự tại giải thoát.
Vậy liệu có thể có giải thoát mà không thiền định không?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,431
Điểm tương tác
1,128
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) Chuyện 500 Anh Em [smile]

Rồi tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, thật kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn, thật hy hữu thay! Bạch Thế Tôn, con tin rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp.

- Này Ananda, ngươi có tín nhiệm nên nói vậy. Nhưng ở đây, này Ananda, Như Lai biết rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp. Này Ananda, trong năm trăm Tỷ-kheo này, Tỷ-kheo thấp nhất đã chứng được quả Dự lưu, không còn đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác.

Và Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: “Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật”.

Ðó là lời cuối cùng Như Lai.

8. Rồi Thế Tôn nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền,

Ngài nhập Nhị thiền. Xuất Nhị thiền,

Ngài nhập Tam thiền. Xuất Tam thiền,

Ngài nhập Tứ thiền. Xuất Tứ thiền,

Ngài nhập định Không vô biên xứ. Xuất Không vô biên xứ,

Ngài nhập định Thức vô biên xứ. Xuất Thức vô biên xứ,

Ngài nhập định Vô sở hữu xứ. Xuất Vô Sở hữu xứ,

Ngài nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ,

Ngài nhập Diệt thọ tưởng định.

Khi ấy tôn giả Ananda nói với tôn giả Anuruddha: - Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ. - Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định. 9. Rồi xuất Diệt thọ tưởng định, Ngài nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Vô sở hữu xứ định. Xuất Vô sở hữu xứ, Ngài nhập Thức vô biên xứ định. Xuất thức Vô biên xứ, Ngài nhập Hư không vô biên xứ định. Xuất Hư không vô biên xứ, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài lập tức diệt độ.

10. Khi Thế Tôn diệt độ, cùng với sự diệt độ, đại địa chấn động khủng khiếp, râu tóc dựng ngược, sấm trời vang động


Vậy bạn thử nghĩ coi ... có CẦN THIẾT hông ? [smile]

tại sao ngay lúc chết ... phải xuất nhập biết bao nhiêu tầng thiền .. 1 vòng vậy [smile]


ở mà bạn có từng nghe qua trong kinh Nguyên Thủy nói tới LỤC ĐIỂM TÁI SANH [smile] ... mà trong đó .. có 1 điểm quan trọng là HƠI ẤM ở ĐẦU .. gọi là ĐẢNH THÁNH chưa ? [smile] ...

--> đó là 1 CÂU TRUYỆN HAY [smile] ... thì ông PHẬT cũng vậy đó ... [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

xversion1

Registered
Phật tử
Tham gia
1 Thg 4 2021
Bài viết
21
Điểm tương tác
7
Điểm
3
Địa chỉ
Phố thiên thai, đường bồng lai
Vậy bạn thử nghĩ coi ... có CẦN THIẾT hông ? [smile]

tại sao ngay lúc chết ... phải xuất nhập biết bao nhiêu tầng thiền .. 1 vòng vậy [smile]
Không hiểu ý bác, bác thử nói xem?
ở mà bạn có từng nghe qua trong kinh Nguyên Thủy nói tới LỤC ĐIỂM TÁI SANH [smile] ... mà trong đó .. có 1 điểm quan trọng là HƠI ẤM ở ĐẦU .. gọi là ĐẢNH THÁNH chưa ? [smile] ...
Chưa từng nghe.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Vậy liệu có thể có giải thoát mà không thiền định không?
Chưa giải thoát thì cần phải thiền định để nhíp tâm chiêm nghiệm chân lí.
Giới, Định, Huệ đó bạn. Nay muốn giải thoát thì phải giữ giới, tu tập thiền định theo chánh tri kiến mà Phật đã dạy.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,431
Điểm tương tác
1,128
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Ủa .. sao lại không hiểu nhỉ [smile] ... Kinh ghi chép ông Phật đã từng làm .. thì phải có nội dung chứ ...vì Kinh Phật Nguyên Thủy cũng vẽ lên mô hình nội dung đó thật là khá chi tiết và rõ ràng [smile]

hay bây giờ như vầy đi ... như đã nói ở trên .. thì chúng ta nhìn thấy 1 số vấn đề [smile]


(i) Tục Thế --> Siêu Thế

Thánh ... thì có chữ Siêu... và phàm phu hỏng thể CỘNG TRÚ [smile] ... thì đó là 1 TRÚ XỨ của Thức ... thuộc về các tầng thiền [smile]

Trong các Kinh Nguyên Thủy, ông Phật có nói tới các Trú Xứ của Thức và Hai Xứ:

- Hai xứ là Vô tưởng hữu tình xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Những người có đảnh thánh ... là những người ... có 1 người có bao nhiêu phần ở trong hai xứ này ...


(ii) tại sao Thiền Định lại có 1 vị trí quan trọng lúc SANH TỬ THỐNG THIẾT --> TRÍ TUỆ và ĐẢNH THÁNH [smile]

A Nan! Thiện nam tử ấy,

dục ái khô cạn

căn và cảnh chẳng duyên nhau,

cái báo thân hiện tiền này chẳng còn tiếp tục sanh nữa,


- giữ tâm rỗng sáng, thuần là trí huệ;

- tánh trí huệ sáng suốt, chiếu mười phương cõi.


--> Chỉ có cái huệ khô cạn ấy gọi là Càn Huệ Địa.



- A Nan!

Tất cả sanh tử tương tục trên thế gian,

sống --> thì tùy thuận theo tập khí,

chết --> thì biến đổi theo dòng nghiệp,

đến lúc lâm chung, ---> còn chút hơi ấm,

các việc thiện ác của một đời đồng thời hiện ra, sống thì thuận, chết thì nghịch, hai tập khí giao xen lẫn nhau,


thuần tưởng --> thì bay lên, ắt sanh cõi trời, nếu cái tâm bay ấy gồm cả phước đức, trí huệ và tịnh nguyện, thì tự nhiên tâm được mở mang, thấy tất cả tịnh độ với mười phương chư Phật, theo nguyện vãng sanh.

- Tình ít tưởng nhiều, nhẹ nhàng bay xa thì làm phi tiên, đại lực quỷ vương, phi hành dạ xoa, địa hành la sát, dạo khắp cõi trời, chẳng gì ngăn ngại. Trong đó nếu có thiện tâm thiện nguyện, hộ trì phật pháp, hoặc hộ trì giới cấm và người trì giới; hoặc hộ trì thần chú và người trì chú; hoặc hộ trì thiền định, thành tựu pháp nhẫn, thì những hạng ấy được ở cạnh pháp tọa của Như Lai.

- Tình và tưởng bằng nhau, --> chẳng bay chẳng chìm, sanh nơi cõi người; tưởng sáng suốt thì thông minh, tình ám muội thì ngu độn.

- Chín phần tình, một phần tưởng, --> thì đọa dưới hỏa luân, thân vào giữa phong luân và hỏa luân, nghiệp nhẹ thì vào ngục Hữu Gián, nghiệp nặng thì vào ngục Vô Gián. - Kinh Thủ Lăng Nghiêm


cho nên .. chúng ta nhìn thấy phần nói về TÌNH TƯỞNG ... giải thích ... nội dung của ĐẢNH THÁNH rùi đó [smile]

và cũng là nội dung về HAI XỨ trong mô hình giải thoát bằng Thiền Định của đức Phật được liệt kê trong các Kinh Nguyên Thủy [smile]


(iii) Phật Đảnh [smile]

.... hà hà [smile] ... .chuyện của 500 ANH EM [smile] --> đã nói từ ngày hôm qua ..


Ðó là lời cuối cùng Như Lai.

8. Rồi Thế Tôn nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền,

Ngài nhập Nhị thiền. Xuất Nhị thiền,

Ngài nhập Tam thiền. Xuất Tam thiền,

Ngài nhập Tứ thiền. Xuất Tứ thiền,

Ngài nhập định Không vô biên xứ. Xuất Không vô biên xứ,

Ngài nhập định Thức vô biên xứ. Xuất Thức vô biên xứ,

Ngài nhập định Vô sở hữu xứ. Xuất Vô Sở hữu xứ,

Ngài nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ,

Ngài nhập Diệt thọ tưởng định.

Khi ấy tôn giả Ananda nói với tôn giả Anuruddha: - Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ. - Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định. 9. Rồi xuất Diệt thọ tưởng định, Ngài nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Vô sở hữu xứ định. Xuất Vô sở hữu xứ, Ngài nhập Thức vô biên xứ định. Xuất thức Vô biên xứ, Ngài nhập Hư không vô biên xứ định. Xuất Hư không vô biên xứ, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài lập tức diệt độ.


vậy thì chúng ta đều thấy NỘI DUNG GIẢI THOÁT của con đường đức Phật đã thực hành và đi qua ... và muốn giảng dạy rùi [smile]

--> đúng chứ [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên