Ngũ phái truyền thừa.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Nguồn cội, duyên khởi Ngũ gia tông phái.

Ngũ gia Tông Phái, là 5 nhà Thiền học, các đệ tử lớn "đắc pháp" từ Lục Tổ Huệ Năng.

Kinh Pháp Bảo Đàn ghi:

Khi biết Lục Tổ chẳng còn trụ thế lâu đời. Sư Pháp Hải đến trước Tổ lễ Ngài để hỏi:

- Sau khi Hòa Thượng nhập diệt, Áo Pháp nên giao cho ai ?

Lục Tổ bảo: " Từ khi ta thuyết pháp ở chùa Đại Phạm đến giờ, hảy ghi chép lại lưu hành, đề tựa là " Pháp Bảo Đàn kinh ". Các ngươi hãy gìn giữ truyền trao cho nhau, độ cho quần sanh. Theo y như thuyết nầy, đó là chánh pháp. Nay ta thuyết pháp cho các ngươi nghe chớ không có truyền Áo nầy. Thật là vì tín căn của các ngươi thuần thục quyết định chẳng nghi, nhậm nỗi việc lớn. Theo ý kệ của Tổ Sư Đạt Ma truyền trao thì Áo không nên truyền nữa."

Ngô bổn lai tư độ
Truyền Pháp cứu mê tình
Nhứt hoa khai ngủ diệp
Kết quả tự nhiên thành


Nghĩa:

Vốn ta lại đất ấy,
Truyền Pháp cứu mê tình
Một hoa trổ năm cánh
Kết quả tự nhiên thành.

http://www.chuabuuchau.com.vn/chuong/--hue-nang-luc-to_31257.html

NPajheb.jpg


Nhất Hoa - Ngũ Diệp, là chỉ cho Tâm Ấn Tổ truyền lại cho 5 nhà đệ tử (ngũ gia tông phái). Đó là:

1. Tông Qui Ngưỡng:

2. Tông Lâm Tế:

3. Tông Tào Động:

4. Tông Vân Môn:

5. Tông Pháp Nhãn :

NGŨ GIA

Danh từ gọi chung các phái của Thiền Tông phương Nam, Trung Quốc. Chỉ cho tông Qui ngưỡng, tông Lâm Tế, tông Tào Động, tông Vân môn và tông Pháp nhãn. Thiền Tông Trung Quốc từ Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền đến đời thứ 5 là ngài Hoằng nhẫn, sau đó chia ra 2 phái là Bắc tông Thần tú và Nam tông Tuệ năng. Bắc tông chủ trương tiệm ngộ, lưu hành ở phương Bắc, không chia thành chi phái; Nam tông chủ trương đốn ngộ, lưu hành ở phương Nam, từ đời Trung đường trở về sau rất thịnh, đặc biệt là 2 chi Nam nhạc Hoài nhượng và Thanh nguyên Hành tư, 2 dòng phái chính của Thiền Nam tông. Từ cuối đời Đường trở đi, Thiền Nam tông phát triển thành 5 phái: Lâm Tế, Qui ngưỡng, Tào động, Pháp nhãn và Vân môn, mỗi phái đều lập ra tông phong đặc sắc riêng. Tuy chia ra 5 nhà như trên, nhưng chỗ chỉ qui của Thiền Nam tông vẫn là 1, khác chăng là về tông phong mà thôi.(xt. Ngũ Gia Thất Tông).

http://globalbuddhismcommunity.com/zh-cn/Dictionary/VVHueQuang/mtrs.aspx

.


(Bài tái đăng)
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

H

hoiquangphanchieu

Guest
Dạ! TRÍ chào VIENQUANG6.
Đã gần 22h đêm mình định đi ngủ nhưng thấy bạn một ngày làm việc vất vả lại còn ngồi đó viết, mình đã vào đây đọc...một lát rồi đi ngủ.

Dạ! thật sự TRÍ rất dốt về kinh điển, hình như đã nghe đâu đó câu: một hoa năm lá nảy... nay được tận mắt chứng kiến năm lá nảy rồi, thật là vui vui!
Vậy mai bạn khỏe hãy nói cho TRÍ và mọi người biết cụ thể từng đệ tử của Ngài HUỆ NĂNG nha.
Mình rất thích nghe về Ngài HUỆ NĂNG lắm! tiếc rằng mình không có duyên đọc sách đọc kinh nhiều.

Dạ! thôi TRí đi ngủ đây, không biết bao giờ Vienquang6 đi ngủ!

Chào thân mến!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tổ Qui Sơn- Phái Thiền Quy Ngưỡng.

Thiền sư Qui sơn Linh Hựu là Tổ khai tông của phái thiền Quy Ngưỡng.

Dòng thiền này sau được tông Lâm Tế hấp thụ và thất truyền trong thế kỉ thứ 10/11.

Một nét đặc biệt của tông này là phương pháp giáo hoá, "đánh thức" môn đệ bằng những biểu tượng được vẽ trong 97 vòng tròn (viên tướng). Hệ thống giáo hoá này được Lục tổ Huệ Năng sử dụng, truyền cho Quốc sư Nam Dương Huệ Trung đến Đam Nguyên Ứng Chân và Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Ngày nay cách sử dụng viên tướng này đã thất truyền nhưng có lẽ đã gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành của Thập mục ngưu đồ (mười bức tranh chăn trâu)

Thiền sư Ngưỡng Sơn trả lời như sau khi được hỏi vì sao Sư thấy người đến liền vẽ một vòng tròn trong đó viết chữ "Ngưu" (牛)
(Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_Ngưỡng_tông)

Chúng ta sẽ thông qua, một số lời dạy trong "Quy sơn Cảnh sách " để tìm hiểu về thiền phái này.

Qui sơn Cảnh sách là một trong 4 bộ luật, mà người xuất gia trong Thiền môn ở VN bắt buộc phải học thuộc nằm lòng (Tỳ ni + Sadi + Oai nghi + Cảnh sách), gọi là luật Trường hàng.

Chánh Văn:
“Phù nghiệp hệ thọ thân , vị miển hình lụy. Bẩm phụ mẫu chi di
thể, giả chúng duyên nhi cộng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường
tương vi bội. Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch
vong, sát na dị thế. Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô;
ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất
sát na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không
quá?”.


Dịch:

Bởi do nghiệp trói buộc mà có thân, tức chưa khỏi khổ lụy về thân. Bẩm thụ
tinh cha huyết mẹ, tạm mượn các duyên hợp thành. Tuy nhờ tứ đại giử gìn, nhưng
chúng thường trái nghịch.Vô thường, già, bịnh chẳng hẹn cùng người. Sáng còn tối
mất, chỉ trong khoảng sát na đã qua đời khác. Ví như sương mùa xuân, mốc sáng
sớm, phút chốc liền tan. Cây bên bờ vực, dây trong miệng giếng há được lâu bền.
Niệm niệm qua nhanh, chỉ trong khoảng sát na, chuyển hơi thở đã là đời sau, sao
lại an nhiên để ngày tháng trôi suông vô ích?
.

Hinh-quy-nguong.jpg
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
* Nguồn cội, duyên khởi Ngũ gia tông phái.

Ngũ gia Tông Phái, là 5 nhà Thiền học, các đệ tử lớn "đắc pháp" từ Lục Tổ Huệ Năng.

Kinh Pháp Bảo Đàn ghi:



NPajheb.jpg


Nhất Hoa - Ngũ Diệp, là chỉ cho Tâm Ấn Tổ truyền lại cho 5 nhà đệ tử (ngũ gia tông phái). Đó là:

1. Tông Qui Ngưỡng:

2. Tông Lâm Tế:

3. Tông Tào Động:

4. Tông Vân Môn:

5. Tông Pháp Nhãn :

.


(Bài tái đăng)

Kính thầy Vienquang6,

Bài kệ của Tổ Đạt Ma có câu: "Nhất hoa khai ngũ diệp".

Theo thiển ý của Ba Tuần, ngũ diệp ở đây là: Tổ Huệ Khả, Tổ Tăng Xán, Tổ Đạo Tín, Tổ Hoằng Nhẫn, Tổ Huệ Năng.

Tại sao ?

Kinh Pháp Bảo Đàn nói:


Tổ lại nói: “Khi xưa Đạt Ma Đại Sư mới tới xứ này, vì người ta chưa đủ lòng tin, nên mới truyền y bát để làm tín thể (vật làm tin) đời đời truyền nhau thành pháp tắc, lấy tâm truyền tâm đều bảo tự ngộ tự giải, từ xưa Phật Phật chỉ truyền bản thể, Tổ Tổ mật phó bản tâm. Y bát là mối tranh giành, tới đời ngươi phải ngưng truyền. Nếu truyền y bát là việc rất nguy hiểm, ngươi phải đi cho mau, kẻo có người ám hại”. (Phẩm Tựa)

Lại nói:

Sư nói: Tất cả khai thị kể từ khi ta thuyết pháp ở chùa Đại Phạn đến nay, ghi chép lại để lưu truyền cho đời sau, tựa là PHÁP BẢO ĐÀN KINH, các ngươi phải hộ trì trao truyền cho nhau để hoá độ chúng sanh, y theo Kinh này gọi là Chánh Pháp. Nay chỉ vì các ngươi truyền pháp mà chẳng truyền y bát, vì các ngươi tín căn đã thuần thục, quyết định chẳng nghi, đều có khả năng đảm nhiệm việc lớn của chư Phật chư Tổ truyền lại. Vả lại theo ý bài kệ truyền thọ của Tổ Đạt Ma thì y cũng chẳng nên truyền. Kệ rằng:

Ngô bổn lai tư độ,

Truyền pháp cứu mê tình.

Nhứt hoa khai ngũ diệp,

Kết quả tự nhiên thành.

Dịch nghĩa:

Ta đến đất nước này,

Truyền pháp cứu người mê.

Một bông nở năm cánh,

Kết quả tự nhiên thành.


(Phẩm Phó Chúc)


Câu "Vì các ngươi tín căn đã thuần thục, quyết định chẳng nghi, đều có khả năng đảm nhiệm việc lớn của chư Phật, chư Tổ truyền lại". - ứng với câu "Kết quả tự nhiên thành".

Sau này nhờ công lớn của Ngài Thần Hội khiến cho quảng đại quần chúng đều biết tới việc truyền thừa chánh Tông chánh Giáo, ấn Tâm tín vật chính thức khẳng định, Ngài Huệ Năng là Tổ sư đời thứ 33 của Chánh Pháp Nhãn Tạng, được truyền thừa từ Phật Thích Ca, chứ không phải Ngài Thần Tú.

Ngài Nguyệt Khê trong Cội nguồn truyền thừa có nói:


Ngài Thần Hội xác định Tông chỉ là công thần của Thiền tông mà lịch sử ít ghi chuyện này, nơi thạch động Đôn Hoàng có ghi bài kệ: “Bồ Đề Đạt Ma Nam Tông Thị Phi Luận do Độc Cô phái soạn” hiện nay lưu tại viện bảo tàng Ba Lê, trong bài này là ghi việc định Tông chỉ của ngài Thần Hội ở Đại Vân Tự Hoạt Đài.

Thần Hội còn có bài Hiển Tông Ký để hiển bày Tông chỉ của Tào Khê, ngoài ra tác phẩm Chứng Đạo Ca cũng làm cùng lúc xác định Tông chỉ. Nay Chứng Đạo Ca đổi tên là Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca, nhưng tôi đã từng thấy một bản đời nhà Tống ghi rõ tác giả là Thần Hội, nay trích ra mấy đoạn trong Chứng Đạo Ca để chứng tỏ:

Dựng pháp tràng, lập tông chỉ,
Rõ ràng Tào Khê là kế thừa,
Bắt đầu truyền đăng từ Ca Diếp,
Hai mươi tám đời truyền từ Ấn,
Pháp lưu Đông, vào đất này,
Bồ Đề Đạt Ma làm Sơ Tổ,
Sáu đời truyền y thiên hạ hay,
Đời sau đắc đạo vô số kể.


Khi xác định Tông chỉ giành chánh thống ở Hoạt Đài, bằng chứng hiệu lực nhất là việc truyền y pháp, trong Hiển Tông Ký có nói: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, hai mươi tám vị Tổ ở Ấn Độ cùng nhau truyền tâm vô trụ, đồng thuyết tri kiến của Như lai, cho tới tổ Đạt Ma đến Trung Quốc là Sơ Tổ, truyền Y để làm tin cho Pháp, Pháp là chỗ nương tựa của Y, Thiền tông lấy Y, Pháp tương truyền, ngoài ra chẳng có pháp khác. Trong truyền Tâm ấn để ấn chứng Bản tâm, ngoài truyền Cà Sa để đại biểu Tông chỉ”.

Trong Nam tông xác định Thị Phi Luận có nói: “Nay Thần Hội thiết lập vô giá đại hội và trang nghiêm đạo tràng, chẳng vì công đức, chỉ muốn xác định Tông chỉ cho người học đạo khắp thiên hạ, vì tất cả người học đạo phân rõ thị phi”.

Than mạt pháp, thời ác thế,
Chúng sanh phước kém khó dạy dỗ,
Cách xa bậc Thánh tà kiến sâu,
Ma mạnh pháp yếu nhiều oán ghét.
Vừa nghe đốn giáo của Như lai,
Liền muốn diệt cho tan rã hết.


Pháp viên đốn chẳng nhơn tình,
Nghi chẳng giải quyết cần phải giành,
Chẳng phải Sơn Tăng chấp nhơn ngã,
Tu hành sợ đọa hầm đoạn thường.


Theo việc tranh luận của ngài Thần Hội là muốn phá cửa Tiệm tu của Thanh Tịnh Thiền mà kiến lập cửa Đốn ngộ của Tổ Sư Thiền vậy.

Mặc người phỉ, mặc người báng,
Lấy lửa đốt trời tự lao nhọc,
Ta nghe đồng như uống cam lồ,
Tiêu tan bỗng vào bất tư nghì.
Quán ác ngôn là công đức,
Phỉ báng ta là thiện tri thức,
Chẳng vì phỉ báng nói yêu ghét,
Sao tỏ vô sanh từ nhẫn lực ?


Khi ngài Thần Hội định Tông chỉ, bị người Bắc tông vu khống mà bị vua đày, nên mới có lời nói trên. Trong Nam Tông Định Thị Phi Luận nói: “Nay ta hoằng dương Đại thừa, kiến lập Chánh pháp, khiến tất cả chúng sanh đều hay biết, đâu tiếc thân mạng!”

Mặt trời lạnh, mặt trăng nóng,
Bọn ma chẳng thể hoại chánh thống.
Xe voi trên đường đang tiến tới,
Bọ ngựa đâu thể chận lại được!
Voi lớn chẳng dạo đường con thỏ,
Đại ngộ chẳng kẹt nơi việc nhỏ.
Chớ nhìn ống hẹp báng hư không,
Nay ta vì ông giải quyết xong.


Ngoài ra như:

“Gọi người gỗ máy lên để hỏi,
Dụng công cầu Phật lúc nào thành”.



“Yêu quái trăm năm uổng mở miệng”…

v.v...đều là lời chỉ trích môn tiệm tu Thanh Tịnh Thiền.

Xét kỹ toàn bộ Chứng Đạo Ca đều là ngài Thần Hội vì xác định Tông chỉ mà nói ra, so với ý chỉ trong Vĩnh Gia Tập hiển nhiên chẳng đồng. Ngài Vĩnh Gia trước học Thiên Thai, lời nói trong tập còn nhiều giọng nói giống tông Thiên Thai, nên biết Chứng Đạo Ca là tác phẩm của ngài Thần Hội, có thể vì người đời sau muốn tránh sự ác cảm của Bắc tông, nên gán tên cho ngài Vĩnh Gia mà thôi. Thiền tông ở ngày nay gai góc khắp đường, lý Đốn Tiệm hỗn độn chẳng thể phân biệt, có ai kế tiếp theo ngài Thần Hội, phấn chấn khởi lên tái định Tông chỉ của Tào Khê chăng?



 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bài kệ của Tổ Đạt Ma có câu: "Nhất hoa khai ngũ diệp".

Theo thiển ý của Ba Tuần, ngũ diệp ở đây là: Tổ Huệ Khả, Tổ Tăng Xán, Tổ Đạo Tín, Tổ Hoằng Nhẫn, Tổ Huệ Năng.

Vâng. Bạn Ba Tuần có ý kiến hay (nhưng ở đây VQ muốn giới thiệu 5 tông phái này.). Giờ chúng ta tiếp:

* Khuyến học (Tổ Quy Sơn quở trách).

Tổ Quy Sơn quở trách người học đạo, lười tu, biếng học, mà muốn ngộ đạo đàm huyền:

Chánh Văn:

“Phật tiên chế luật khởi sáng phát mông. Quỹ tắc oai nghi tịnh như băng tuyết. Chỉ trì tác phạm thúc liễm sơ tâm, vi tế điều chương cách chư ổi tệ. Tỳ ni pháp tịch tằng vị thao bồi, liễu nghĩa thượng thừa khởi năng chân biệt. Khả tích nhất sanh không quá, hậu hối nan truy. Giáo lý vị thường thố hoài, huyền đạo vô nhân khế ngộ”.

Dịch:

Phật trước tiên chế luật để mở mang hạng sơ cơ. Phép tắc oai nghi sạch như băng tuyết. “ Chỉ trì tác phạm” để kềm thúc kẻ sơ tâm, điều luật chi li để cải sửa những điều dở tệ. Trường giới luật chưa từng học hỏi thì liễu nghĩa thượng thừa làm sao lãnh hội? Đáng tiếc, một đời luống qua, sau rồi ăn năn đâu kịp. Giáo lý chưa từng để lòng, đạo huyền nhân đâu khế ngộ?

Chánh Văn:

“Cập chí niên cao lạp trưởng, không phúc cao tâm, bất khẳng thân phụ lương bằng duy tri cứ ngạo, vị am pháp luật, tập liễm toàn vô, hoặc đại ngữ cao thanh xuất ngôn vô độ. Bất kính thượng trung hạ tọa, Bà la môn hội tụ vô thù. Oản bát tác thanh thực tất tiên khởi. Khứ tựu quai giác, tăng thể toàn vô, khởi tọa chung chư động tha tâm niệm. Bất tồn ta ta quỹ tắc, tiểu tiểu uy nghi, tương hà thúc liễm hậu côn, tân học vô nhân phỏng hiệu”.

Dịch:

Đến lúc tuổi đời đã cao, tuổi hạ cũng lớn mà bụng rỗng tâm cao, chẳng chịu nương gần bạn lành chỉ biết một bề kiêu ngạo. Chưa thông kinh luật, sự thúc liễm trọn không, hoặc lớn tiếng to lời nói năng vô độ. Chẳng kính thượng trung hạ tọa, khi tụ họp giống Bà la môn không khác. Khua bát ồn ào, ăn rồi dậy trước. Đi đứng ngang càn, Tăng thể trọn không, ngồi đứng lăng xăng khiến người động niệm. Chẳng gìn mảy phép tắc, chút oai nghi. Lấy gì thúc liễm hậu sanh, tân học nương đâu bắt chước?

* Một số không ít người học Phật. - Mà có tánh lười biếng. Không chịu giữ giới, tu thiền.- Mà lại muốn hiểu liễu nghĩa thượng thừa ! Giáo lý, kinh điển sợ phải học hỏi, hể ai nói đến kinh điển thì tìm lời dèm siểm, để tỏ ra mình là bậc "siêu cách".- Vậy mà lại mong khế ngộ được Đạo huyền !

Thật là Mê trong Mê ! Vọng chồng vọng vậy !


* Phải tầm cầu học hỏi, mới thấu được nguồn tâm.

Chánh Văn:

“Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bạng ư kê cổ, hình nghi đĩnh đặc, ý khí cao nhàn”.

Dịch:

Nói ra phải hợp với kinh điển, luận bàn phải noi theo gương mẫu người xưa, hình dung đĩnh đạc, ý chí cao nhàn.

Chánh Văn:

“Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khởi ngộ chân nguyên”.

Dịch:

Nếu muốn tham thiền học đạo, là môn vượt ngoài phương tiện, thì trong phải hợp với mé huyền và nghiên cứu tường tận cái tinh yếu của đạo. Chọn lựa được chỗ thâm sâu rồi mới có thể khai ngộ được nguồn chơn (tức bản tánh).

Chánh Văn:

“Bác vấn tiên tri, thân cận thiện hữu. Thử tông nan đắc kỳ diệu, thiết tu tử tế dụng tâm, khả trung đốn ngộ chánh nhân, tiện thị xuất trần giai tiệm”.

Dịch:

Rộng hỏi tiên tri, thân gần thiện hữu. Tông này khó đạt được chỗ nhiệm mầu, cần phải dụng tâm chính chắn. Nếu trong ấy đạt được chánh nhân, đó chính là thềm bực giải thoát.

Sám Thảo lư, dạy:

Đạo không cầu do đâu mà được?

Coi giấy xưa chấp trước hữu, vô

Lằn mằn dưới gốc cây khô

Mà trông có trái gẫm âu nực cười!

Trong mắt người có ngươi mới tỏ,

Sách không thầy mới ngỏ làm sao?

Xưa nay giáo pháp truyền trao

Không thầy há dễ mặt nào nên thân.

Bởi vậy. Học Đạo phải tầm thầy, gần bạn mới có cơ chứng Đạo, ngộ huyền.


CedvLHJ.jpg
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
Dạ! Chào Vienquang6 và Ba Tuần.

Trí dốt này đã vào đây từ tối qua. Tôi thì lần đầu tiên nghe câu : một bông năm lá nảy..., và hôm nay cũng có thêm một bông cũng trổ năm lá nảy nữa, bông nào cũng là hoa mà! Vậy thì càng tốt chứ có sao đâu!
Dạ! có phải vậy không Ba Tuần!

Tối qua tôi nghe chưa hết năm lá nảy của Viênquang6 kể, nay để Ngài ấy nói tiếp để tôi được tiếp tục nghe tròn câu chuyện vậy...mong Ba Tuần thông cảm cho tôi nha.

Dạ! tôi đang đợi nghe...
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
5h15' sáng 17/6/2017.

*

Sám Thảo lư, dạy:

Đạo không cầu do đâu mà được?

Coi giấy xưa chấp trước hữu, vô

Lằn mằn dưới gốc cây khô

Mà trông có trái gẫm âu nực cười!

Trong mắt người có ngươi mới tỏ,

Sách không thầy mới ngỏ làm sao?

Xưa nay giáo pháp truyền trao

Không thầy há dễ mặt nào nên thân.

CedvLHJ.jpg

Dạ! bài sám này thật là hay! ...Coi giấy xưa chấp trước hữu vô...

Đọc đến đây tôi nhớ đến bản dịch một đoạn thơ Chứng Đạo Ca...

Giác là hết, chẳng cần tu với chứng !<o:p></o:p>
Pháp hữu vi nhiều lắm kể sao cùng<o:p></o:p>
...
Cần ôm gốc, quan tâm chi cành ngọn<o:p></o:p>
Gốc vững rồi, cành ngọn sẽ sum suê
...
<o:p>* Danh văn cú...vốn là danh ngôn giả đặt<o:p></o:p></o:p>
Linh giác ta nào có dính dáng gì
...
<o:p>Chánh pháp yếu, ma quân mạnh, gây nhiều oan hại</o:p>
<o:p>Pháp Viên Đốn, thuyết phải là trực thuyết<o:p></o:p></o:p>
Ai hoài nghi, mời tranh luận phân minh
Không tự tôn"thày núi" để lòe đời<o:p></o:p>
Chấp Nhân Ngã dễ rơi vào hố sâu THƯỜNG ĐOẠN!<o:p></o:p>
...
Trong quá khứ, tôi mang danh nghe nhiều học rộng<o:p></o:p>
Từng dịch kinh, giải luận bấy lâu nay<o:p></o:p>
Phân biệt danh ngôn, nghĩa thú chửa tinh tường<o:p></o:p>
Như Lai quở: Chỉ là người đếm bạc <o:p></o:p>
<o:p></o:p>* Vào kho bạc đếm không công vô ích<o:p></o:p>
Cát biển mênh mông, tính số để mà chi !<o:p></o:p>
Hiểu biết suông, lắm học vị có ra gì !<o:p></o:p>
Lăng nhăng mãi, chỉ là khách phong trần nổi trôi theo dòng năm tháng<o:p></o:p>
<o:p> ...</o:p>
<o:p> </o:p>Tà chủng tánh thường hiểu sai chánh giáo<o:p></o:p>
Pháp ĐỐN VIÊN; Như Lai dạy khó tiếp thu<o:p></o:p>
Kém đạo tâm, tinh tấn tốt, ấy Nhị thừa<o:p></o:p>
Hàng ngoại đạo, thông minh, không trí tuệ <o:p></o:p>
....

Dạ! bài Sám Thảo Lư rất hay...và bài thơ Chứng Đạo Ca cũng thật là hay hay...
Dạ! TRÍ ngoại đạo này thật không có trí tuệ! mà lại cho mình rằng thông minh! TRÍ thật đáng hỗ thẹn hỗ thẹn...cho TRÍ!

Dạ! Kính chào!







 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tổ Qui Sơn dạy tâm pháp Tông phong.

Chánh Văn: (Đ1)

“Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khởi ngộ chân nguyên”.

Dịch:

Nếu muốn tham thiền học đạo, là môn vượt ngoài phương tiện, thì trong phải hợp với mé huyền và nghiên cứu tường tận cái tinh yếu của đạo. Chọn lựa được chỗ thâm sâu rồi mới có thể khai ngộ được nguồn chơn (tức bản tánh).


* (Đ1): Đây là Tổ dạy: Nếu muốn tham thiền hành đạo, thì đây là pháp môn siêu việt không cần phương tiện tiệm tiến (tu hành từng bước). Muốn như vậy thì trong lòng phải

khế hợp huyền cơ,

tức là phải hợp với cơ thiền, nghĩa là phải tu pháp hợp với căn cơ của mình,


Ví như người tâm hay tán loạn thì tu pháp quán sổ tức, người ham dâm dục thì tu quán bất tịnh v.v...

Nghiên cơ tinh yếu.

Nghĩa là

Nghiên cứu cái tinh túy yếu chỉ của tông môn.

Ví như Kiến Tánh, minh Tâm là yếu chỉ của Thiền trực chỉ, Tông Quy Ngưỡng này.

Quyết trạch thâm áo, khởi ngộ chân nguyên,

nghĩa là:

Chọn lựa được chỗ thâm sâu rồi mới có thể khai ngộ được nguồn chơn (NHƯ).

Đoạn này "ý chỉ" là tu Thiền phải nắm được "Thiền cơ - Huyền chỉ".
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tam Giới, chư Hữu.

Thế nào là.- Phá Tam giới, nhị thập ngủ hữu ?

Chánh Văn: (Đ2)

“Thử tắc phá tam giới, nhị thập ngũ hữu”.

Dịch:

Đây là phá 3 cõi 25 loài.

Như vậy Đ2. Tổ dạy:

* Tam Giới là: Cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc.

+ Cõi Dục là đời sống vật chất.

+ Cõi Sắc. Là đời sống tình cảm.

+ Cõi Vô Sắc. là đời sống tư tưởng.

* 25 Hữu là:

*Nhị thập ngũ hữu (25 cõi): 25 cõi này còn trong tam giới.
Tứ vức, tứ ác thú,
Lục dục, tin phạm thiên,
Tứ thiền, tứ vô sắc,
Vô tưởng, cập bất quờn.

- Tứ vức cõi có: Đông thắng thần châu, Tây ngưu hóa châu, Nam thiện bộ châu, Bắc câu lâu châu.
- Tứ ác thú cõi có: Địa ngục, Ngạ quĩ, Súc sanh, A tu la.
- Lục dục cõi có: Tứ thiên vương thiên, Đa lợi thiên, Da ma thiên, Đâu xuất đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên.
- Trời Phạm thiên cõi.
- Tứ thiền cõi có: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.
- Tứ vô sắc cõi có: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
- Vô tưởng cõi (trời vô tưởng): là tu thiền định thấy mình không còn gì nữa, không còn tư tưởng, tất cả rõng không (diệt tận định).
- Cập bất quờn cõi: 5 lối tu thiền định để không còn vô minh (nếu tu đúng thì từ đây được quả nhập lưu).

* 3 cõi , 25 loài là do vọng nghiệp của chúng sanh do chấp NGÃ và chấp PHÁP mà vọng hiện.

* Tổ dạy phá 3 cõi 25 loài. Tức là phá vọng chấp về Ngã và Pháp khi quán kiến 3 cõi 25 loài. để thoát khỏi vọng chấp đó.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
+ Chư pháp giả danh.

Chánh văn: .- “Nội ngoại chư pháp tận tri bất thật, tùng tâm biến khởi, tất thị giả danh”.

Dịch:

"Trong, ngoài các pháp đều biết không thật.Từ tâm biến khởi, nên là giả danh”.?


Ý nghĩa đoạn này.Tổ dạy:

* Nội pháp: Là các pháp bên trong ta (con người). Đó là: 6 căn và 6 Thức.- Mắt, tai, mũi lưỡi, thân, ý.

* Ngoại pháp: Là các pháp bên ngoài ta (Vũ trụ). Đó là: 6 Trần, Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.

* Gồm chung gọi là 12 xứ. Đó là nói con người và vũ trụ đều là pháp duyên hợp, không có thật. Cái Ngã của chúng chỉ là "giả" (như cây chuối, chỉ do các bẹ kết với nhau mà thành có thân. Vậy là thân giả). Ở đây Tổ dạy chúng từ tâm mà khởi (vọng tưởng mà thấy có). Nên là giả danh.

* Tổ dạy như vậy, để chúng ta biết rõ cái giả, mà không chấp thủ, và nên quay về cái thật (là NHƯ), để được Tam Muội.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Vô Chấp (Đừng đem tâm nương gá nơi vật).

Chánh Văn: (Đ4)

“Bất dụng tương tâm thấu bạc, đản tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân”.

Dịch:

Chẳng cần đem tâm nương gá, chỉ lòng không gá vật thì vật đâu chướng ngại được người.

Chánh Văn: (Đ5)

“Như tư hành chỉ, thật bất uổng phi pháp phục. Diệc nãi thù báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Sanh sanh nhược năng bất thoái, Phật giai quyết định khả kỳ. Vãng lai tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc”.

Dịch:

Nếu làm được như thế, mới thật không uổng mặc áo pháp, cũng là đền đáp bốn
ân cứu giúp ba cõi. Đời đời nếu không thối chuyển thì quả Phật quyết chắc được nên. Làm người khách qua lại trong ba cõi, ra vào làm phép tắc cho người.


(Đ4) Tổ dạy: Tâm cũng như vật đều là "nhất Như", nghĩa là vốn tánh thanh tịnh bản nhiên. Nhưng tại sao chúng sanh 6 căn, duyên xúc 6 trần, lại bị nhiễm ô.- Đó là vì vọng tâm vấy khởi, Nghĩa là lầm chấp niệm khởi, lấy đó làm tự ngã nên mới thành trói buộc, đây là trên đầu lại chấp lấy đầu. Để giúp hành giả, tránh đi cái tệ hại này.- Tổ dạy: Chỉ cần đừng đem tâm nương gá, đừng đem tâm chấp đắm nơi vật, thì vật đâu chướng ngại được người.

(Đ5) Tổ dạy: Nếu làm được như trên (không chấp) ,thì dù có vào trong 3 cõi Dục, Sắc, Vô Sắc, thì cũng không bị trói buộc vào 3 cõi, ví người người khách, đến rồi đi tự tại, có thể làm lợi ích cho người vậy.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Nhứt tâm bất sanh ; Vạn pháp câu tức.

Chánh Văn:

“Phục vọng hưng quyết liệt chi chí, khai đặc đạt chi hoài. Cử thố
khán tha thượng lưu, mạc thiện tùy ư dung bỉ. Kim sanh tiện tu
quyết đoán, tưởng liệu bất do biệt nhân. Tức ý vong duyên, bất dữ
chư trần tác đối. Tâm không cảnh tịch chỉ vị cửu trệ bất thông”.


Dịch:

Trông mong (các ông) phát chí dũng mãnh, mở lòng rộng xa. Việc làm phải noi
gương hàng Thượng đức chớ học kẻ tầm thường. Đời này tự mình quyết đoán,
chẳng do người khác liệu giùm. Dứt ý quên duyên, đừng với các trần làm bạn. Tâm
không cảnh lặng, chỉ vì hằng lâu ngăn trệ chẳng thông.


Đoạn này Tổ khuyên người học đạo, phải nên tinh tấn siêng năng, "Tự mình thắp đuốt lên mà đi", chớ không có ai tu giúp cho mình được cả.

Tu bằng cách dứt ý, quên duyên, nghĩa là không để lầm theo vọng thức, quên đi các duyên thế gian trói buộc.

Mặc dầu, thật ra, khi đã chứng đạo rồi thì tâm yên cảnh lặng, nghĩa là khi thấu được nguồn tâm, thì vọng tâm cũng là Như, mà 6 trần cũng là Như, mà chúng ta không thể khế nhập Chân Như từ vọng tâm và trần cảnh đó, là vì chúng ta bị vô minh ngăn trệ, thâm căn cố đế từ lâu nên bị ngăn ngại không thông suốt được.

cuối cùng Tổ khuyên chúng ta:

Chánh Văn:

“Nghiên cùng pháp lý
Dĩ ngộ vi tắc
Tâm cảnh câu quyên
Mạc ký mạc ức”.

“Lục căn di nhiên
Hành trú tịch mặc
Nhứt tâm bất sanh
Vạn pháp câu tức”.


Dịch:

Xét tột pháp lý
Chứng ngộ mới thôi
Tâm cảnh đều quên
Chẳng ghi chẳng nhớ.

Sáu căn an nhiên
Đứng đi lặng lẽ
Một tâm chẳng sanh
Muôn pháp đều dứt.


Tâm cảnh đều quên. Đây là cảnh giới đệ tứ thiền , xả niệm thanh tịnh địa.

Một tâm chẳng sanh , Muôn pháp đều dứt. Đây là cảnh giới Tam muội Diệt tận định, diệt thọ tưởng định.

Các cảnh giới này, do tâm pháp này mà đến được.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Thiền sư HƯƠNG NGHIÊM TRÍ NHÀN (724-814) (Người đắc pháp nơi Tông quy ngưỡng, theo ghi chép còn lại : .)

Sư quê ở Thanh Châu, chán tục xuất gia, đi tham vấn các nơi. Khi ở chỗ Tổ Bá Trượng, Sư tánh thức minh mẫn, tham thiền chẳng ngộ. Đến Tổ Bá Trượng tịch, Sư theo tham học với Qui Sơn Linh Hựu.

Một hôm Qui Sơn bảo:

- Ta nghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem?

Sư bị một câu hỏi này mờ mịt không đáp được. Trở về liêu, Sư soạn hết sách vở đã học qua, tìm một câu đáp trọn không thể có. Sư than:
"Bánh vẽ chẳng no bụng đói." Đến cầu xin Qui Sơn nói phá. Qui Sơn bảo:

- Nếu ta nói cho ngươi, về sau ngươi sẽ chửi ta; ta nói là việc của ta đâu can hệ gì đến ngươi?

Sư bèn đem những sách vở đã thu thập được đồng thời đốt hết. Sư nói:

"Đời này chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm Tăng thường làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần." Sư khóc từ giã Qui Sơn ra đi.

* Thẳng đến Nam Dương chỗ di tích Quốc sư Huệ Trung. Sư trụ tại đây. Một hôm nhân cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng "BỐP", ...

Sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười. ...

Sư trở về tắm gội thắp hương nhắm hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng:

"Hòa thượng từ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày nay."

Sư làm bài tụng:

Nhất kích vong sở tri
Cách bất giả tu trì.
Động dung dương cổ lộ
Bất đọa thiểu (tiểu) nhiên ki (cơ).
Xứ xứ vô tung tích
Thanh sắc ngoại oai nghi.
Chư nhân đạt đạo giả
Hàm ngôn thượng thượng ki (cơ).

nghĩa:

(Một tiếng quên sở tri
Chẳng cần phải tu trì.
Đổi sắc bày đường xưa
Chẳng rơi cơ lặng yên.
Nơi nơi không dấu vết
Oai nghi ngoài sắc thanh.
Những người bậc đạt đạo
Đều gọi thượng thượng cơ.)



banlaidienmuc.jpg


+ Ngộ ra Chân Như, ra chỗ uyên nguyên tỉnh lặng, vốn có của mỗi người.- Đó là chỗ "Nhân và Duyên chưa hội tụ" .

Đây là Ngộ Tánh vậy.



Với câu chuyện Thiền sư HƯƠNG NGHIÊM ở trên. Tổ Qui Sơn đã truyền đạt điều gì ? TS Hương Nghiêm ngộ ra điều gì ?

Qui Sơn bảo:

- Ta nghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem ?

+ Đây là Tổ nhấn mạnh. Chỗ "thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử". Bởi vì "Hiểu" và "Tưởng" là thuộc về Tưởng tri.

+ câu: "nói một câu khi cha mẹ chưa sanh" , nó làm cắt đứt mọi suy nghĩ, phân biệt.- Vì không còn chỗ bám víu ; đây là hóa giải tưởng tri, để đưa về liễu tri. Do không ngộ ra được chỗ "Liễu tri", nên Hương Nghiêm đành tắc tịch.

* Đến Một hôm nhân cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng, Sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười. Sư trở về tắm gội thắp hương nhắm hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng: "Hòa thượng từ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày nay."

+ Vậy thì Sư "ngộ" ra được cái gì ?

+ hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng ,- Đó là lúc (6) CĂN và (6) TRẦN giao tiếp, thì sanh ra (6) THỨC. (18 giới). thì khi ấy mới có ngôn ngữ, suy nghĩ được. Nếu CĂN không tiếp TRẦN, thì không có THỨC .- Đây là lúc cha mẹ chưa sanh ra, nhân duyên chưa phát khởi.- Đây là Vô vi, là uyên nguyên tỉnh lặng, là CHÂN NHƯ, thì đâu có ngôn ngữ, văn tự mà có thể nói được.

co-nguy-co-thien-thach-va-cham-trai-dat-nam-2015-khong.jpg


Bởi vậy TS Hương Nghiêm, nói bài kệ:

Một tiếng quên sở tri
Chẳng cần phải tu trì.
Đổi sắc bày đường xưa
Chẳng rơi cơ lặng yên.
Nơi nơi không dấu vết
Oai nghi ngoài sắc thanh.
Những người bậc đạt đạo
Đều gọi thượng thượng cơ.


Như vậy Ngộ là Ngộ ra Chân Như, ra chỗ uyên nguyên tỉnh lặng, vốn có của mỗi người. Đây là Ngộ Tánh vậy.

Đây là Tâm Ấn - Chỗ truyền thừa của Tổ Quy Ngưỡng.
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
Hay ơi là hay! TRÍ cảm ơn ông bạn của tôi! cảm ơn ông bạn đã nhọc công mang nó ra đây.

Mấy câu chuyện này (hay cái đề mục : TIỂU NGỘ -ĐẠI NGỘ -TRIỆT NGỘ của ông bạn BA TUẦN tặng cho tôi gì đó ) ngày xưa mình vô duyên nên có tìm cách mấy cũng không ra! Nay được mà ngắm mà đọc thỏa thích...

Vậy ông bạn cho tôi từ từ thưởng thức nha!
Khi thưởng thức rồi, tôi mới biết mùi vị thế nào, lạt ngọt mặn chát, ghét hay ưa, quen quen hay là lạ...
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Thiền phái Vân Môn.

Vân Môn Tông là tông phái nằm trong năm dòng thiền của Trung Quốc do ngài Vân Môn Văn Yến sáng lập từ năm 930 mở rộng thiền phong vào (đời Hậu Đường) học trò của ngài Văn Yển rất dông trên dưới hơn 1000 vị và 25 vị nối pháp.

Tông này hưng thịnh vào thời ngũ đại, nhất là đời nhà Tống, đến đời Nam Tống tông phái ngày một suy. truyền thừa khoản hơn 200 năm.

Tông phong: " hàm cái tuyệt lưu ", chảy nhanh, dừng nhanh và pháp kháng thiền dùng những ngôn từ vi diệu sâu sắc thiền cơ sắt bén đoạn trừ vô minh. kết hợp với pháp dẫn dặt người học bằng " Vân Môn Bát Yếu ":

Huyền Diệu, Tùng Cơ, Chân Yếu, Đoạt, Hoặc, Quá, Tang, Xuất.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Vân_Môn_tông

Tổ Vân môn có soạn bài văn tên là: Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục truyền lại trên đời, và nhiều pháp thoại, khai thị thiền cơ cho hội chúng.

Ở Việt Nam, có Thiền Phái Thảo Đường đời Lý, tương truyền là nối tiếp truyền thừa của pháp Vân Môn.

Tổ Vân Môn vẽ hình cái bánh ở trên vách, để dạy học trò. Vì thế có truyền thuyết "Bánh Vân Môn", trà Triệu Châu.

Y7S8NW0.jpg



* Vô Sư trí, hay tự nhiên trí.

* Đối với người thế gian: Trí huệ có được là do học hỏi, suy nghiệm v.v... nói chung trí huệ có được là do "Ý thức" cô động mà thành.- Nhà Phật gọi đó là THẾ TRÍ BIỆN THÔNG. (Thiền không dùng được trí này).

* Đối với Thiền phái Vân Môn: Do dừng lặng mọi ý niệm (Chỉ), do khán thoại đầu, do gạn lọc mọi vọng thức, nên tâm được "Vô niệm", vô niệm tương tục, thì được nhất tâm, do xả niệm "nhất tâm", thì lúc đó gọi là "Tâm địa nhược không, Huệ nhật tự chiếu". Cái Huệ tự chiếu đó là Vô Sư trí, hay tự nhiên trí. Chính Vô sư trí này mới là Trí huệ Bát Nhã mà hành giả cần khai mở, để thành Phật.

Để khai mở cái Vô Sư trí này, Tổ Vân Môn dùng các phương pháp, để khai thị:

1. Hàm cái càn khôn (zh. 函蓋乾坤): Bao trùm đất trời, muôn vàn sự vật đều là diệu thể chân như, thích hợp với câu hỏi như nắp đậy nồi;

2. Tiệt đoạn chúng lưu (zh. 截斷眾流): Có năng lực cắt đứt các dòng lưu chuyển của vô minh, suy nghĩ cảm giác phân biệt như một cây gươm bén;

3. Tuỳ ba trục lãng (zh. 隨波逐浪): Thích hợp với khả năng tiếp thu của người hỏi như "một làn sóng theo một làn sóng".


Tổ Vân Môn là một trong những Thiền sư đầu tiên sử dụng những lời vấn đáp của các vị tiền nhân để giảng dạy, và từ đây xuất phát ra phương pháp khán thoại đầu của Thiền tông sau này.

+ Như trong Vân Môn Lục:

Có người hỏi:

-Học nhân hỏi thực, thỉnh sư đáp thực.
-Ông làm sao phân? Chính lúc đương hỏi phải làm sao?
-Là nó.
-Từ xưa, cổ đức làm sao nhận biết?
-Khán thoại đầu.

273. Một ông tăng hỏi sư:
-Thế nào là chỗ tu hành của người xuất gia chân chính?
-Là chỗ không người hiểu được.
-Làm sao mọi người không hiểu được?
-Vậy ông hãy cố tìm hiểu cái không hiểu được.

74. Có ông tăng hỏi sư:
-Khi con quét sạch bụi trần, hết phiền não thấy Phật, rồi sao?
-Lúc đó ông thấy Phật cũng là bụi, là phiền não, cũng phải quét đi.



Đó là những phương pháp, làm cho người học đạo, sửng hồn, cắt phăng ý thức, mà quay về thực tại "Vô niệm", quay về cái " Vô Sư trí, hay tự nhiên trí" hằng hữu của chính mình.

or4OaAQ.jpg
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Thiền phái Tào Động.

Tào Động phái, là một trong ngũ gia tông phái, Thiền phái chính thức được truyền thừa Chánh Pháp Nhãn Tạng. Thiền phái này do 2 Thầy trò Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và đệ tử là Tào Sơn Bản Tịch (曹山本寂). khai phái.

Phái Tào Động, ngày nay chỉ thấy thịnh hành ở Nhật Bản. Các vị ấy lấy Thiền Mặc Chiếu, là một pháp Thiền quán (Sa ma bat đề) làm trọng tâm.

W7rdau7.jpg


Thiền Sư Thánh Nghiêm (Sheng Yen) là một bậc thành tựu lớn trong pháp thiền này. Ngài có khái niệm về Thiền Mặc Chiếu, như sau:

Mặc chiếu là một phương pháp đơn giản, quá đơn giản, thực vậy, rằng sự đơn giản này trở thành sự khó khăn của nó. Trong cùng tận, nó là phương pháp của không-phương-pháp, trong đó học nhân buông bỏ hết mọi tìm kiếm, mọi ràng buộc gắn bó, mọi mong đợi, và chỉ việc sống Thiền một cách trực tiếp. Để thực hành mặc chiếu, hãy buông bỏ tất cả mọi việc bận rộn, mọi niệm phân biệt, và hãy tỉnh thức một cách trong trẻo lặng lẽ, chấp nhận tất cả mọi chuyện một cách đầy đủ, [cứ để] y hệt như chúng là chúng. Đừng mong đợi theo bất cứ gì, cũng đừng trụ tâm vào bất cứ gì. Hãy đơn giản để cho tâm tỉnh thức một cách tự nhiên của bạn đón nhận mọi thứ, y hệt như chúng là chúng. Đó là sự tĩnh lặng và chiếu sáng tự nhiên của Thiền. Khi có sự phân biệt và dính mắc, thì sự tĩnh lặng và chiếu sáng kỳ diệu đó bị ngăn che. Tâm vốn là bất động và vắng lặng, một cách tự nhiên, và cùng lúc đó thì tâm lại có khả năng biết một cách tròn đầy. Không cần ra sức để đánh bóng nó, hay làm nó chiếu sáng, bởi vì nó vẫn là như thế đó. Về nguyên tắc, mặc chiếu rất là đơn giản. Nhưng, bởi vì chúng ta quá phức tạp, nó trở thành một pháp môn khó khăn để tu tập. Các trở ngại lớn nhất khởi lên từ chỗ làm quá nhiều. Bởi vì tất cả chúng ta có khuynh hướng làm quá nhiều – ngay cả trong thiền định – chúng ta có thể cần phải trải qua các tu tập tư lương sơ khởi, và rồi sẽ gỡ bỏ hết [mọi pháp tu] trước khi chúng ta đơn sơ đủ để dùng tới mặc chiếu một cách hiệu qủa.

Pháp thiền Mặc Chiếu này, phát xuất từ tư tưởng của các kinh:

* Niết Bàn: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh".

* Kinh Hoa Nghiêm: " Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng của Như Lại".

(Do vậy, có người cho rằng phái thiền này thuộc Giáo Môn, chứ không phải Thiền Môn.)

+ Ý nghĩa của Mặc Chiếu.

* MẶC là mặc nhiên, là vô tác, là TỊCH (vắng lặng các tư tưởng ngôn ngữ, tư duy).

* CHIẾU: Là quán chiếu, là quang minh, là diệu dụng (của bản thể tâm), sau khi "Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu".

Như vậy, hành giả an trú trong thể của các pháp để thấy rõ ý nghĩa Tức chiếu tức mặc, tức mặc tức chiếu của Chân như bản tánh. Xa lìa tất cả ngôn ngữ phương tiện để thâm nhập ý nghĩa như thật của Bản Lai Diện Mục hiện tiền.


35555917385_e0247eb894_o.jpg
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
* Thiền phái Tào Động.

Tào Động phái, là một trong ngũ gia tông phái, Thiền phái chính thức được truyền thừa Chánh Pháp Nhãn Tạng. Thiền phái này do 2 Thầy trò Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và đệ tử là Tào Sơn Bản Tịch (曹山本寂). khai phái.

Phái Tào Động, ngày nay chỉ thấy thịnh hành ở Nhật Bản. Các vị ấy lấy Thiền Mặc Chiếu, là một pháp Thiền quán (Sa ma bat đề) làm trọng tâm.

W7rdau7.jpg


Thiền Sư Thánh Nghiêm (Sheng Yen) là một bậc thành tựu lớn trong pháp thiền này. Ngài có khái niệm về Thiền Mặc Chiếu, như sau:



Pháp thiền Mặc Chiếu này, phát xuất từ tư tưởng của các kinh:

* Niết Bàn: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh".

* Kinh Hoa Nghiêm: " Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng của Như Lại".

(Do vậy, có người cho rằng phái thiền này thuộc Giáo Môn, chứ không phải Thiền Môn.)

+ Ý nghĩa của Mặc Chiếu.

* MẶC là mặc nhiên, là vô tác, là TỊCH (vắng lặng các tư tưởng ngôn ngữ, tư duy).

* CHIẾU: Là quán chiếu, là quang minh, là diệu dụng (của bản thể tâm), sau khi "Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu".

Như vậy, hành giả an trú trong thể của các pháp để thấy rõ ý nghĩa Tức chiếu tức mặc, tức mặc tức chiếu của Chân như bản tánh. Xa lìa tất cả ngôn ngữ phương tiện để thâm nhập ý nghĩa như thật của Bản Lai Diện Mục hiện tiền.

Kính Thầy vienquang6,

Thiền mặc chiếu chẳng phải Thiền Tông và tất nhiên nó chẳng phải là Pháp thiền của Tông Tào Động vì nó còn kẹt nơi năng giác - sở giác, dù nhập được Không cũng chẳng có cách gì không được cái Không này, do thiếu niệm tham cứu. Trí Huệ Bát Nhã bị "nước chết" vô ký làm cho lầm lạc, nhận vô thỉ vô minh là Phật tánh vậy.

Cội nguồn truyền thừa đã viết:
Ngài Lương Giới thọ tâm yếu nơi Vân Nham thiền sư, sau trụ trì Động Sơn Phổ Lợi viện ở Dự Chương, đề xướng Ngũ Vị để tiếp dẫn hậu học. Ngũ Vị là: Chánh trung thiên, Thiên trung chánh, Chánh trung lai, Thiên trung chí, Kiêm trung đáo. Ngoài ra còn có bài Bửu Cảnh Tam Muội Ca. Động Sơn gia phong miên mật, trong số đệ tử thượng thủ, ngài Tào Sơn Bổn Tịch đắc tâm truyền, trụ trì Tào Sơn Sùng Thọ viện ở Võ Châu, xướng dương yếu khuyết Ngũ Vị, người học đến tấp nập, người đời xưng là Tào Động tông...

Hỏi: Thế nào là Chánh trung thiên?

Đáp: Mặt trăng chiếu sáng đầu đêm rồi, gà gáy phải báo trước canh năm.

Hỏi: Thế nào là Thiên trung chánh?

Đáp: Mầm nhỏ thành cây to, giọt nước làm sông ngòi.

Hỏi: Thế nào là Chánh trung lai?

Đáp: Bông sen nở đầy trên đất khô.

Hỏi: Thế nào là Thiên trung chí?

Đáp: Ý khí chẳng đắc từ thiên địa, anh hùng đâu nương thời thế thành.

Hỏi: Thế nào là Kiêm trung đáo?

Đáp: Ngọc nữ dệt vải thuyền ọt ẹt, người đá đánh trống tiếng đùng đùng.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính cảm ơn ĐH Ba Tuần đã bổ sung (trên).

* Thiền phái Pháp Nhãn.

Người khai sáng ra Tông này là Thiền sư Văn Ích, sau được Chúa Nam Đường ban cho thụy hiệu là “Đại Pháp Nhãn Thiền Sư”, nên hậu thế gọi Tông này là Pháp Nhãn Tông.

Thiền sư Văn Ích (885- 958) quê ở Dư Hàng, xuất gia năm 7 tuổi, sau đến chùa Dục Vương ở Ninh Châu theo Thiền sư Hy Giác học luật và tham cứu Phật điển, lại đi nhiều nơi tham học, nổi tiếng khắp nơi. Sau thiir tổ của Nam Đường là Lý Thăng Kiến Quốc, thỉnh sư đến Kim Lăng, trụ tại thiền viện Báo Ân, ban hiệu Tinh Tuệ thiền Sư.


Pháp nhãn Tông, nay chỉ còn lưu truyền ở Triều Tiên.

34714926394_5ef1f88d0d_o.jpg


Ở Truyền Đăng lục, có ghi, đoạn pháp thoại về Pháp Nhãn Tông, như sau:

683. 法 眼 六 相 — Pháp Nhãn đáp sáu tướng

Thiền sư Ðạo Tiềm ở chùa Vĩnh Minh buổi đầu yết kiến Thiền sư Tịnh Huệ (hiệu của Thiền sư Thanh Lương Văn Ích, còn có thụy hiệu là Ðại Pháp Nhãn Thiền sư). Một phen gặp Sư, ngài liền hứa khả cho nhập thất. Một hôm, Tịnh Huệ hỏi Sư:

– Ngoài việc tham thỉnh ra, con còn xem kinh gì?

– Con xem Kinh Hoa Nghiêm.

– Trong sáu tướng: Tổng, Biệt, Ðồng, Dị, Thành, Hoại thì kinh ấy thuộc về môn (cửa) gì?

– Theo lí mà xét văn trong phẩm Thập địa thì tất cả pháp thế và xuất thế đều đủ sáu tướng.

Tịnh Huệ hỏi:

– Hư không có đủ sáu tướng hay không?

Sư hiểu lờ mờ không đáp.

Tịnh Huệ hỏi:

– Sao con không nói Thầy tôi cũng hỏi rằng “Hư không có sáu tướng hay không?”

Tịnh Huệ tự đáp thay:

– Hư không.

Khi ấy, Sư liền khai ngộ, hớn hở lễ tạ ngài.

Tịnh Huệ hỏi:

– Con làm sao hội?

Sư đáp: Hư không.

Tịnh Huệ chấp nhận Sư.

(Theo: Truyền Đăng lục.)

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Thiền phái Lâm Tế.

....... Phái Thiền Lâm Tế, là một trong ngũ gia tông phái, được truyền thừa từ Lục Tổ Huệ Năng, phát tích tại Trung hoa. Phái này do Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền sáng lập.

Tông phong và Thiền ý của Tông này được ghi chép trong Lâm Tế Ngũ Lục.



Về giáo lí của tông này thì dạy "Tứ liệu giảng" để làm phương tiện truyền pháp.

有時奪人不奪境
有時奪境不奪人
有時人境俱奪
有時人境俱不奪

Hữu thời đoạt nhân bất đoạt cảnh
Hữu thời đoạt cảnh bất đoạt nhân
Hữu thời nhân cảnh câu đoạt
Hữu thời nhân cảnh câu bất đoạt

Có khi đoạt nhân không đoạt cảnh
Có khi đoạt cảnh không đoạt nhân
Có khi nhân cảnh đều đoạt
Có khi nhân cảnh đều không đoạt.

Tổ Lâm Tế thường dùng phương tiện dạy Đạo là cây gậy và tiếng HÉT, để đưa Thiền Cơ ra khỏi vọng thức suy lường.


GB9XVK4.jpg


+ Đánh và Hét.

....... Phái Thiền Lâm Tế, dùng sự cắt dứt tư tưởng, thoát khỏi ngữ ngôn, văn tự, suy nghĩ, so đo của vọng thức.- Bằng cách đánh và hét. để làm phương tiện tiếp cận "Chân Như", như trong Lâm Tế Ngữ Lục sau:

* Lúc đang kiết hạ, Sư lại lên núi Hoàng Bá gặp lúc Bá xem kinh, Sư bèn nói: "Ta tưởng ông là người, lại vốn là lão Hòa Thượng đếm đậu đen" (Giấy trắng chữ đen). Sư ở lại mấy ngày rồi cáo từ.
Bá nói: "Ngươi phá hạ đến nay sao chẳng hết hạ rồi mới về ?".
Sư nói: "Con tạm đến lễ bái Hòa Thượng".
Hoàng Bá bèn đánh đuổi đi. Sư đi mấy dặm, nghi việc này rồi trở lại ở cho đến hết hạ mới cáo từ.
Bá hỏi: "đi đâu ?"
Sư đáp: "Chẳng phải Hà Nam thì về Hà Bắc".
Bá bèn đánh một cái, Sư nắm gậy lại, cho Hoàng Bá một bạt tai. Bá cười to, gọi: "Thị giả, đem thiền bản kỷ án của Tiên sư Bá Trượng ra đây".
Sư gọi: "Thị giả ! đem lửa lại".
Hoàng Bá bảo: "Không phải vậy, ngươi cứ đem đi, sau này ngươi sẽ dẹp sạch ngôn ngữ của mọi người trong thiên hạ" (không có ai mở miệng được hết).


* Sư cùng Phổ Hóa đi dự trai tăng, Sư hỏi Phổ Hóa:
"Sợi lông nuốt cả biển lớn.
Hạt cải dung chứa tu di.
Ấy là thần thông diệu dụng hay là pháp giống như thế?"

Phổ Hóa đạp đổ bàn ăn cơm, Sư nói: "Thô lỗ quá vậy!"
Phổ Hóa nói: "Ðây là chỗ gì mà nói thô nói tế".

*****
Hôm sau cũng cùng đi dự trai tăng, sư lại hỏi: "Sự cúng dường hôm nay đâu bằng hôm qua?"
Phổ Hóa cũng đạp đổ bàn ăn nữa, Sư nói: "Ðược thì được, sao thô lỗ quá vậy !"
Phổ Hóa hét rằng: "Thằng mù, Phật pháp nói gì thô với tế".
Sư le lưỡi.

Thiền Phái Lâm Tế rất thịnh hành và còn sáng tỏa đến ngày nay, và hiện đang thạnh hành ở Nhật bổn, Hàn Quốc, Đòai loan, và đến tận các nước Tây Phương,...

Khi truyền đến Việt nam Tông Lâm Tế, chỉ có một gốc do TỔ NGUYÊN THIỀU - THỌ TÔN thuộc dòng THIỀN LÂM TẾ truyền vô sau đó mới tách ra 5 dòng :

1. Lâm Tế Thiên Đồng của Tổ Vân Phong Thời Uý.

2. Lâm Tế Gia Phổ của Tổ Đạo Mân Mộc Trần.

3. Lâm Tế Trí Huệ do Tổ Trí Bản tách ra.

4. Lâm Tế Chúc Thánh do Tổ Minh Hải Pháp Bảo.

5. Lâm Tế Thiên Thai do Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán.

Các chi phái Lâm Tế về sau, thường kế vãng khai lai bằng các bài kệ truyền pháp phái.


YWt1BR0.jpg


+ Cây gậy Lâm Tế và Pháp phái kệ văn.

Tiếng "Hét" và "cây gậy" của Tổ Lâm Tế. ví như cây cầu Trực Tâm thẳng tắp bắt qua dòng sông Vô minh ái dục, để đến bờ "Chân Như Thật Tế"

sPpbnfq.jpg


Nhưng đối tượng "trực tâm" này thì rất hiếm hoi, ví như người nghệ sĩ siêu xuất, đi trên dây cầu trực tuyến, mà nhân lực tiềm năng, có thể đạt đến Bảo sở thì còn nằm trong lá ủ. Do vậy . Các vị Tổ kế thừa Tông Lâm Tế mở bày phương tiện, dùng " bài kệ truyền tâm" để tìm người kế vãng khai lai.

Các bài kệ Truyên Tâm Ấn này, có thể ví như những chiếc võng, treo bên cây cầu "Trực tâm", mà người chỉ cần chút ít năng lực cũng có thể tìm về bảo sở.

KRqjNu2.jpg


Các chi phái của Thiền Lâm Tế, thường dùng các bài kệ này để truyền tâm pháp.

Ví dụ:

Bài kệ:

Thiệt Tế Đại Đạo

Tánh Hải Thanh Trừng

Tâm Nguyên Quảng Nhuận

Đức Bổn Từ Phong...

Mỗi chữ sẽ là một đời. Thầy thuộc chữ "Thiệt", thì truyền cho đệ tử chữ "Tế". Đệ tử chữ Tế, truyền cho đệ tử mình chữ "Đại" v.v... cứ thế mà truyền cho hết bài kệ.

Cách truyền như vầy, là do Tổ muốn truyền lại sở đắc của mình cho người hậu thế có duyên, sẽ nhận ra Tâm Ấn. Tức là nhận ra và chứng ngộ giống như Thầy Tổ của mình.



1. Lâm Tế Thiên Đồng của Tổ Vân Phong Thời Uý.

Tổ Thiên Đồng dùng bày kệ truyền pháp:

Tổ Đạo Giới Định Tông
Phương Quảng Chứng Viên Thông
Hành Siêu Minh Thiệt Tế
Liễu Đạt Ngộ Chơn Không
Như Nhựt Quang Thường Chiếu
Phổ Châu Lợi Ích Đồng
Tín Hương Sanh Phước Huệ
Tương Kế Chấn Từ Phong.


祖 道 戒 定 宗
方 廣 證 圓 通
行 超 明 實 際
了 達 悟 真 空


Tạm dịch:

Giới định là tông chỉ,
Rộng khắp chứng thần thông;
Hạnh vượt sang bờ Thật,
Tỏ ngộ đến chơn không.


Đồng thời Ngài cũng biệt xuất kệ và ra khai sơn chùa Thiên Khai. Kệ của Ngài là:

Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên
Minh Như Hồng nhựt lệ trung thiên
Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ
Chiếu thế chơn đăng vạn cổ huyền;


Ở bày kệ truyền pháp trên, chúng ta nên lưu ý 2 câu:

Hành Siêu Minh Thiệt Tế

Liễu Đạt Ngộ Chơn Không


( Và chúng ta sẽ bàn luận kỷ, sau khi trình bày xong 4 chi phái Lâm Tế kế tiếp.)


2. Lâm Tế Gia Phổ của Tổ Đạo Mân Mộc Trần.

Truyền thừa bằng bày kệ:

Trí Huệ Thanh Tịnh
Đạo Đức Viên Minh
Chơn Như Tánh Hải
Tịch Chiếu Phổ Thông
Tâm Nguyên Quảng Thục
Bổn Giác Xương Long
Năng Nhơn Thánh Quả
Thường Diễn Khoan Hoằng
Duy Truyền Pháp Ấn
Chánh Ngộ Hội Dung
Kiên Trì Giới Định
Vĩnh Kế Tổ Tông.


Tạm dịch:

Trí tuệ sạch trong, đạo đức sáng tròn,
Biển tánh Chơn như, lặng chiếu khắp cùng.
Nguồn tâm rộng tiếp, gốc Giác hanh thông.
Siêng trồng quả thánh, thường bày Không môn.
Chỉ truyền pháp Ấn, Chứng ngộ hội dung .
Gắng gìn Giới Định, nối mãi Tổ tông.



Dòng Kệ này đã truyền xuống tới đời thứ 43 thuộc hàng chữ Xương và chữ Long.

Ở bày kệ này, chúng ta nên lưu ý các câu:

Chơn Như Tánh Hải
Tịch Chiếu Phổ Thông
Tâm Nguyên Quảng Thục
Bổn Giác Xương Long



3. Lâm Tế Trí Huệ do Tổ Trí Bản tách ra.

Bài Kệ đời 31

Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên
Minh Như Hồng Nhựt Lệ Trung Thiên
Tâm Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ
Chiếu Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Huyền.


gốc đạo vốn thành Phật,Tổ tiên.
sáng như mặt trời đỏ rực giữa hư vô.
nguồn linh tưới rộng,gió từ lan xa.
ngọn đèn chân thật chiếu sáng thế gian muôn đời vẫn treo cao.


Dòng Kệ này nay đã truyền xuống tới đời thứ 43 thuộc hàng chữ Lệ chữ Trung.




4. Lâm Tế Chúc Thánh do Tổ Minh Hải Pháp Bảo.

Bài Kệ đời 34

pvKNX0p.jpg


Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng
Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường
Đắc Chánh Luật Vi Tông
Tổ Đạo Giải Hành Thông
Giác Hoa Bồ Đề Thọ
Sung Mãn Thiên Nhơn Trung.


DỊCH NGĨA

Pháp minh thiệt sáng tỏ
In đồng với chân như
Chúc Thánh Thượng muôn tuổi
Cầu vận nước lâu dài.
Chứng Thánh luật làm gốc
Đạo Tổ hiểu làm thông
Cây Bồ đề hoa giác
Đầy đủ cả trời người.


TT Thích Hạnh Niệm dịch.

Dòng Kệ này hiện nay truyền xuống tới chữ Chúc thuộc đời thứ 42.

Ngoài bày kệ trên Ngài Minh Hải còn có xuất thêm một bài kệ nữa lưu truyền lại Bình Định.



PHIÊN ÂM

Minh thật pháp toàn chương
Ấn chơn như thị đồng
Vạn hữu duy nhất thể
Quán liễu tâm cảnh không.
Giới hương thành Thánh quả
Giác hải dõng liên hoa
Tín tấn sanh phước huệ
Hành trí giải viên thông.
Ảnh nguyệt thanh trung thủy
Vân phi nhật khứ lai
Đạt ngộ vi diệu tánh
Hằng khai Tổ đạo trường.


DỊCH NGHĨA

Pháp Minh thiệt sáng tỏ
In đồng với chân như
Muôn vật cùng một thể
Quán suốt tâm cảnh không.
Hương giới thành Thánh quả
Biển giác phát hoa sen
Tín tấn sinh phước huệ
Hiểu làm đều viên thông.
Bóng trăng soi đáy nước
Mây bay mặt trời đi
Ngộ được pháp vi diệu
Đạo Tổ được lâu dài.


TT Thích Hạnh Niệm dịch.

Ở bày kệ này chúng ta nên lưu ý 2 câu:

Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng



5. Lâm Tế Thiên Thai do Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán.

VrhvLUy.jpg


Bài Kệ đời 35

Thiệt Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Đức Bổn Từ Phong
Giới Định Phước Huệ
Thể Dụng Viên Thông
Vĩnh Siêu Trí Quả
Mật Khế Thành Công
Truyền Trì Diệu Lý
Diễn Xướng Chánh Tông
Hành Giải Tương Ưng
Đạt Ngộ Chơn Không


dịch nghĩa:

Đường lớn thực tại
Biển thể tính trong
Nguồn tâm thấm khắp
Gốc đức vun trồng
Giới định phước huệ
Thể dụng viên thông
Quả trí siêu việt
Hiểu thấu nên công
Truyền giữ lý mầu
Tuyên dương chính tông
Hành giải song song
Đạt ngộ chân không.


Ở bày kệ này, chúng ta nên lưu ý các câu:

Thiệt Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
....
Đạt ngộ Chân không.


Tông Lâm Tế Thiên Thai, khi truyền vào Miền Nam, đến Núi Bà Đen Tây Ninh, thì còn gọi tên là Tế Thượng Chánh Tông.

 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113


+ hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng ,- Đó là lúc (6) CĂN và (6) TRẦN giao tiếp, thì sanh ra (6) THỨC. (18 giới). thì khi ấy mới có ngôn ngữ, suy nghĩ được. Nếu CĂN không tiếp TRẦN, thì không có THỨC .- Đây là lúc cha mẹ chưa sanh ra, nhân duyên chưa phát khởi.- Đây là Vô vi, là uyên nguyên tỉnh lặng, là CHÂN NHƯ, thì đâu có ngôn ngữ, văn tự mà có


Kính thưa Thầy.
Lúc nhân duyên chưa hội tụ thì đó là chân như. Vậy vì sao nhân duyên qua mặt chân như mà hội tụ thành chúng sanh?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên