O

Người tu Tịnh Độ phải Quy y với Phật A Di Đà và phải có Pháp Danh Diệu Âm?

oaitran

Registered
Phật tử
Tham gia
12/10/17
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Con là một Phật tử đã quy y Tam bảo cách đây vài năm.

Con được biết khi chúng ta phát tâm quy y Tam bảo chỉ cần quy y một lần là đủ, không cần phải quy y lần thứ 2.

Nhưng đợt Tết vừa rồi, con đến một ngôi chùa và gặp thầy trụ trì ở đó, vị thầy đó nói rằng, người tu Tịnh Độ quy y như vậy là chưa đủ, cần phải quy y đức Phật A Di Đà và có pháp danh là Diệu Âm, nếu không như vậy, sẽ không thành tựu được sự vãng sinh.

Con có hỏi vì sao phải như vậy, thì thầy ấy bảo về nhà đọc kinh “Đại Thừa Vô Lương Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác” sẽ hiểu rõ hơn. Con về nhà và có tìm đọc quyển kinh này, quả nhiên có việc quy y như vậy.

Con rất băn khoăn. Liệu có cần phải quy y lần thứ 2 với đức Phật A Di Đà như vậy để có pháp danh Diệu Âm hay không ạ? Nếu không quy y có phải con không được vãng sinh hay không ạ? Kính mong quý thầy từ bi chỉ rõ cho hành giả tu Tịnh Độ chúng con được hiểu hơn.
xem trả lời tại đây: www.youtube.com
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Muốn học giỏi có cần phải ăn mặc đúng điệu và có tên họ đẹp không? :D

-------

Giỡn chút cho vui, chứ theo Tịnh Độ mà không tin Phật A Di Đà thì ngài không rước về cõi Tây phương cực lạc đâu nhé :D
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14/6/09
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Con là một Phật tử đã quy y Tam bảo cách đây vài năm.

Con được biết khi chúng ta phát tâm quy y Tam bảo chỉ cần quy y một lần là đủ, không cần phải quy y lần thứ 2.

Nhưng đợt Tết vừa rồi, con đến một ngôi chùa và gặp thầy trụ trì ở đó, vị thầy đó nói rằng, người tu Tịnh Độ quy y như vậy là chưa đủ, cần phải quy y đức Phật A Di Đà và có pháp danh là Diệu Âm, nếu không như vậy, sẽ không thành tựu được sự vãng sinh.

Con có hỏi vì sao phải như vậy, thì thầy ấy bảo về nhà đọc kinh “Đại Thừa Vô Lương Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác” sẽ hiểu rõ hơn. Con về nhà và có tìm đọc quyển kinh này, quả nhiên có việc quy y như vậy.

Con rất băn khoăn. Liệu có cần phải quy y lần thứ 2 với đức Phật A Di Đà như vậy để có pháp danh Diệu Âm hay không ạ? Nếu không quy y có phải con không được vãng sinh hay không ạ? Kính mong quý thầy từ bi chỉ rõ cho hành giả tu Tịnh Độ chúng con được hiểu hơn.
xem trả lời tại đây: www.youtube.com
Bạn hãy vào đây để xem Lịch Sử Những Gương Vãng Sanh Hiện Điềm Lành Trong Việc Tu Pháp Môn Tịnh Độ: http://www.diendanphatphap.com/dien...Hiện-Điềm-Lành-Trong-Việc-Tu-Pháp-Môn-Tịnh-Độ

Những vị đã thành tựu Vãng Sanh đều có Pháp Danh khác nhau đâu phải vị nào cũng tên là Diệu Âm đâu.

Khi bạn Quy Y Phật. Tất là đã Quy Y Với Mười Phương Ba Đời Chư Phật (trong đó có Phật A Di Đà). Khi bạn Quy Y Pháp là Quy Y Với Tất Cả Giáo Pháp Của Chư Phật. Khi bạn Quy Y Tăng là đã Quy Y Với Tất Cả Chư Bồ Tát, Hiền Thánh... rồi.

Trong Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh nói:

Thân tất cả chư Phật,
Là thân một Đức Phật,
Một tâm một trí huệ,
Lực vô úy cũng thế.


Lại nói:

Ví như trăng tròn sáng,
In bóng khắp sông hồ,
Ảnh tượng tuy vô cùng,
Mặt trăng chỉ là một,
Như đấng Vô Ngại Trí,
Thành bậc Đẳng Chánh Giác,
Ứng hiện tất cả cõi,
Thân Phật không có hai.

Tóm lại, nương nơi thí dụ trên sẽ hiểu được lý một tức tất cả, tất cả là một. Khi hiểu được lý nầy, thì niệm một Đức Phật, chính là niệm tất cả chư Phật vậy.

Để vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Thì cần phải đầy đủ ba món tư lương Tín, Nguyện, Hạnh mới được. Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy như sau:
BA MÓN TƯ LƯƠNG TÍN, NGUYỆN, HẠNH

Tín, Nguyện, Hạnh, chính là ba món tư lương của người tu pháp môn Tịnh độ. Sao gọi là tư lương? Giống như bạn đi du lịch đến một vùng nào đó, trước tiên phải chuẩn bị một ít thức ăn, đó gọi là “Lương”. Lại đem theo một ít tiền thì gọi là “Tư”. “Tư lương” chính là thức ăn và những thứ tiền bạc nhu yếu trong sinh hoạt của bạn. Bạn đến thế giới Cực lạc, cũng cần ba món tư lương, đó là: tín, nguyện, hạnh. Điều quan trọng trước tiên là phải Tín. Nếu bạn không có tín tâm, thế là bạn không có duyên với Phật A Di Đà ở thế giới Cực lạc rồi. Nếu bạn có tín tâm là có duyên với Ngài. Cho nên niềm tin là điều hết sức quan trọng của bất cứ hành giả tu tập bất cứ pháp môn nào của Phật pháp. Bạn tin, là tin chính mình, tin cả người khác, vừa tín nhân, tín quả, tín sự tín lý.

Tin, sao gọi là tin chính mình? Bạn phải tin chính bạn nhất định về được thế giới Tây phương Cực lạc, bạn đầy đủ tư cách đến được thế giới Tây phương Cực lạc. Bạn không nên xem thường mình và nói rằng: “Chao ôi! Tôi gây tạo rất nhiều tội nghiệp, tôi không có cách gì để về được thế giới Tây phương Cực lạc”. Thế là bạn không có tin chính bạn rồi.

Bạn tạo rất nhiều tội nghiệp, phải không? Nhưng hôm nay bạn gặp cơ hội tốt. Cơ hội tốt như thế nào? Có thể đới nghiệp vãng sanh (mang nghiệp cũ vãng sanh). Bạn tạo những nghiệp gì, đều mang theo về thế giới Tây phương Cực lạc. Nhưng bạn nên biết, đới nghiệp là mang nghiệp cũ, chứ không phải mang nghiệp mới. Do khi trước chưa học Phật nên không biết tội phước. Nay biết Phật pháp biết niệm Phật nên mang cái nghiệp khi xưa đó về cõi Phật. Nghiệp mới, chính là tội nghiệp tương lai, mang nghiệp cũ, chứ không phải mang nghiệp mới, mang tội nghiệp quá khứ, chứ không phải mang tội nghiệp tương lai. Lúc trước bạn đã gây tạo những hành vi tội lỗi bất thiện, không luận là nặng hay nhẹ, nhưng bây giờ bạn tự mình ăn năn cải đổi, bỏ ác hướng thiện, thế là tội nghiệp của bạn lúc trước đã gây tạo, có thể mang theo về thế giới Tây phương Cực lạc, không mang nghiệp tương lai.

Tín tha, nghĩa là bạn tin đích thật có thế giới Tây phương Cực lạc, từ thế giới của chúng ta trải qua mười vạn ức cõi Phật xa như thế. Đây là khi chưa thành Phật, Ngài có tên là Tỳ kheo Pháp Tạng. Ngài từng phát nguyện, tương lai tạo thành một thế giới Cực lạc, mong muốn mười phương tất cả chúng sanh đều sanh về cõi nước của Ngài. Không cần gì nhiều, chỉ cần chúng sanh xưng niệm danh hiệu của Ngài, thì được về thế giới Tây phương Cực lạc, ngoài những việc khác ra, đều phí công. Pháp tu này vừa dễ, vừa đơn giản, lại phương tiện, viên dung, không phí tiền, không phí sức, có thể nói đây là pháp môn thù thắng. Chỉ cần niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thì được sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, đây chính là tín tha.

Lại phải tin nhân, tin quả. Sao gọi là tin nhân quả? Bạn phải tin chính bạn trong quá khứ đã có căn lành, nay mới gặp pháp môn này. Nếu bạn không có căn lành, thì không gặp được pháp môn niệm Phật, cũng như không gặp được tất cả pháp môn của Phật. Bạn có căn lành, trong quá khứ đã gieo trồng nhân lành, nên nay gặp được pháp môn Tịnh độ mới có thể đầy đủ tín, nguyện. Nếu bạn chẳng tiếp tục vun bồi phát triển căn lành này, thì tương lai bạn chẳng có cơ hội để thành tựu quả vị Phật. Cho nên điều cần yếu bạn phải tin nhân, tin quả, bạn phải tin chính bạn ở trong đời quá khứ đã có gieo trồng nhân bồ đề, tương lai nhất định sẽ kết quả bồ đề. Giống như làm ruộng, khi gieo giống xuống cần phải chăm bón nó mới phát triển được.

Tin sự, tin lý. Sao gọi là tin sự? Sao gọi là tin lý? Bạn phải biết đức Phật A Di Đà có nhân duyên với chúng ta rất lớn, Ngài nhất định trợ giúp chúng ta thành Phật, đây là sự. Tin lý, tại sao chúng ta và Phật A Di Đà có nhân duyên rất lớn? Nếu không có nhân duyên chúng ta không gặp được pháp môn Tịnh độ. Phật A Di Đà cũng chính là tất cả chúng sanh, chúng sanh cũng chính là Phật A Di Đà. A Di Đà Phật là niệm Phật mà thành A Di Đà Phật, chúng ta cùng với tất cả chúng sanh tinh tấn niệm Phật, cũng có thể thành Phật A Di Đà, đây là lý.

Rõ lý, tỏ sự như thế rồi, chúng ta nương vào đó mà tu hành như Kinh Hoa Nghiêm nói: “Sự vô ngại pháp giới, lý vô ngại pháp giới, lý sự vô ngại pháp giới, sự sự vô ngại pháp giới”. Đứng về phương diện tự tánh mà nói, chúng ta và đức Phật A Di Đà là một, cho nên chúng ta đều đủ tư cách để thành Phật A Di Đà. A Di Đà Phật là Phật ở trong tâm chúng sanh, chúng sanh nào cũng là tâm của Phật A Di Đà, sự quan hệ này cũng có sự có lý. Đạo lý này, bạn cần phải tin và phải thực hành, không làm biếng giải đãi. Cũng như niệm Phật, ngày hôm nay phải hơn ngày hôm qua, không phải ngày hôm nay lại kém hơn ngày hôm qua.

“Tín” đã giảng xong, tiếp theo giảng “Nguyện”. Sao gọi là nguyện? Nguyện chính là ý nguyện, ý nguyện của bạn, ý niệm bạn hướng mạnh thì tâm tưởng của bạn cũng như thế, phát ra một nguyện. Một nguyện này, chính là tứ hoằng thệ nguyện:

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Chư Phật trong quá khứ và các bậc Bồ tát, đều dựa vào tứ hoằng hệ nguyện này mà chứng quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Hiện tại chư Phật và chư Bồ tát vị lai cũng đều dựa vào tứ hoằng thệ nguyện này tu hành chứng quả. Nhưng khi phát nguyện, trước hết bạn phải có tín tâm này, trước phải tin “có thế giới Cực lạc”. Thứ hai là tin “có Phật A Di Đà”. Thứ ba là tin “ta và Phật A Di Đà nhất định có nhân duyên rất lớn, ta nhất định sẽ sanh về thế giới Cực lạc”. Vì có đầy đủ ba đức tin đó, sau mới phát nguyện sanh về thế giới Cực lạc. Cho nên mới nói “nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung”. Ý nguyện của ta sanh về thế giới Cực lạc, không phải người nhà quyết định cho ta đi, cũng không phải người khác đến nắm tay dắt ta đi.

Tuy nói Phật A Di Đà đến tiếp rước ta, nhưng cái chính yếu là ý nguyện chính mình có muốn thân cận với Phật A Di Đà hay không? Ý nguyện có muốn sanh về thế giới Tây phương Cực lạc gặp Phật nghe pháp tu hành hay không? Muốn thành tựu được “Nguyện” này, tiếp theo cần phải có “Hành”. Sao gọi là hành? “Nam Mô A Di Đà Phật”, “Nam Mô A Di Đà Phật” … đó! Giống như cứu lửa cháy đầu phải đi mau cho rồi, có người muốn hại đầu của ta, thì mình vội vã tìm cách bảo vệ cái đầu của mình, vậy chẳng dám giải đãi.

Niệm Phật tức là thực hành tín, nguyện, hạnh. Đây chính là lộ phí, là tư lương để đi đường. Tư lương chính là lộ phí, là tiền để chi dụng. Đến thế giới Cực lạc giống như đi du lịch, đi du lịch bạn cần phải có tem phiếu, có tiền … Còn ba món tư lương “Tín, Nguyện, Hạnh” này chính là ngân phiếu mình đi du lịch.
Vì Sao Có Những Người Tu Niệm Phật Nhưng Không Vãng Sanh? Hãy Đọc Hai Bài Dưới Đây:
Có những kẻ cả đời niệm Phật nhưng chẳng thể vãng sanh, nguyên nhân nói đại lược gồm 4 điều:

1. Một là vì niệm Phật chẳng tinh thành, niệm thứ nhất vừa mới tinh thuần, niệm thứ hai bèn xen tạp. Lịch đại tổ sư đại đức đều là bậc thông Tông, thông Giáo, sau khi hiểu rõ Tịnh Độ bèn buông bỏ hết những thứ khác, chuyên tu Tịnh Độ.

Trong những trước tác của đại sư Liên Trì, tinh hoa là bộ Di Đà Sớ Sao; trước tác tối trọng yếu của đại sư Ngẫu Ích là Di Đà Yếu Giải, Ấn Quang đại sư vào tuổi già chỉ dùng một bộ kinh A Di Đà, một câu Phật hiệu, ngoài ra chẳng còn có gì khác nữa.

2. Hai là vì sanh nghi, chẳng dốc lòng tin.

Tuy tu Tịnh Độ, cũng chịu niệm Phật, nhưng chẳng thể hoàn toàn tin mình có thể vãng sanh. Chỉ cần có một điểm nghi tình, lúc lâm chung dù có phước báo, thân không bệnh khổ, trí não sáng suốt, nhưng chỉ có thể sanh về biên địa. Kẻ phước báo kém hơn, thần trí chẳng sáng suốt, nghi chướng nổi lên, liền chẳng được vãng sanh. Nếu muốn phá trừ những nghi chướng ấy, hãy nên thâm nhập, nghiên cứu kinh giáo và tìm đọc những chuyện vãng sanh thật sự.

3. Thứ ba là do chẳng có nguyện vãng sanh.

Chẳng nguyện vãng sanh là mâu thuẫn với niệm Phật, dùng việc niệm Phật để tu phước, tương lai làm một con quỷ giàu có, có kẻ còn mong sanh lên trời, hy vọng tương lai hưởng phước trời, cầu phước báo trong cõi trời, cõi người.

4. Điều thứ tư là vì chẳng thể đoạn tham ái.

Tham cầu các thứ hưởng thọ trong tam giới lục đạo, phàm phu tham ngũ dục lục trần thế gian, người cõi trời tham phước báo thanh tịnh cõi trời, người Sắc Giới, Vô Sắc Giới tham hưởng thọ Thiền Định. Có tham ắt thành chướng ngại, chẳng thể vãng sanh.

Người tu Tịnh Độ chân chánh, ma chẳng dám đến nhiễu loạn. Thứ nhất là do niệm lực, tức là như kinh này nói: “Nhớ Phật, niệm Phật”. Thứ hai là bổn nguyện có Phật tánh lực, điều được niệm là tự tánh Phật, thanh tịnh bình đẳng đại từ bi là Phật. Thứ ba là được bổn nguyện của chư Phật gia trì. Với sức bổn nguyện oai thần gia trì của mười phương ba đời hết thảy Như Lai, ma dù có sức cũng chẳng thể đến nhiễu loạn.

Hòa Thượng Tịnh Không
Dựa trên lý mà nói pháp môn Tịnh Độ là nhờ Phật lực của Phật A Di Đà cứu giúp, thì bảo đảm vãng sanh một trăm phần trăm, nhưng vì sao thấy người niệm Phật hiện nay rất nhiều, nhưng người chân thật có thể vãng sanh thì lại rất là ít vậy?

Đây là một vấn đề rất quan trọng , mỗi một người niệm Phật phải nghiêm túc đối với việc này, nhất định không được xem thường!

Ngày nay chúng ta niệm Phật không cách gì vãng sanh, then chốt là ở “ không có Tín Nguyện, hoài nghi bất an, sợ chết, vốn không cầu vãng sanh”. Người niệm Phật ngày nay niệm Phật, chỉ là cầu bảo hộ, cầu tiền của, cầu công danh, cầu bình an, cầu thuận lợi, cầu tiêu tai, cầu khỏi nạn, cầu trị bệnh, cầu sống lâu, cầu tất cả lợi ích của thế gian, nhưng tuyệt đối lại không cầu vãng sanh Tây Phương!

Pháp môn niệm Phật tệ hại đến nước này như ngày nay, thì mỗi một đồng tu niệm Phật chúng ta phải nên thống thiết mà phản tỉnh, hổ thẹn mà sám hối. Chúng ta phụ rẫy sự chờ đợi nhớ mong của Phật A Di Đà đã nhiều kiếp! Cũng đã phụ lòng Thích Ca Mâu Ni Phật khẩn thiết dặn dò hết lời khuyên bảo! Càng phụ lòng bi tâm kỳ vọng, khuyến tấn tán dương, chứng minh khen ngợi của mười phương tất cả chư Phật! Nghĩ đến chổ này, mỗi một người niệm Phật phải nên thống thiết mà rơi lệ, không chỗ dung thân!

Mỗi một vị dạy bảo người niệm Phật, cũng phải nên phản tỉnh: tại vì sao đem đại pháp Di Đà nương vào Phật lực, nhất định an tâm, tín nguyện niệm Phật, quyết định vãng sanh thành Phật, thì dạy thành dựa vào tự lực, hoài nghi bất an, không được nhất tâm, không cách gì vãng sanh ?

Mỗi một người học tập pháp môn niệm Phật cũng phải nên phản tỉnh: tại vì sao Tịnh Độ diệu pháp đầy đủ Tín Nguyện, nương vào Phật lực, quyết định vãng sanh, không sợ chết, thích được chết, muốn được đi sớm một chút, thì học thành hư tâm giả nguyện, hoài nghi tự ti, không dám gánh vác tiếp nhận, sợ chết, lo lắng phải chết, trong lòng không hề muốn được đi sớm một chút?

Ngay trong một ngàn người niệm Phật thì có hơn chín trăm chín mươi chín người giả niệm Phật , đây chính là chân tướng vì sao niệm Phật không thể vãng sanh. Thường ngày chúng ta niệm Phật, tâm miệng không đồng nhau, giả tín hư nguyện, trong tâm luôn quyến luyến vướng bận, tuyệt đối chẳng phải vì việc lớn sanh tử, mà chỉ là tất cả lợi ích thế gian; khi vừa đến cửa ải sanh tử, thì nhìn không thấu, buông bỏ không được, lo lắng đầu này, dính mắc đầu kia, nhưng tuyệt nhiên không cầu chết, tuyệt đối không hề cầu chết sớm một chút, để sớm ngày vãng sanh.

Cho nên, tuyệt đại đa số người niệm Phật đem của báo giá trị liên thành, chỉ để đổi thành một cục đường. Do đó niệm Phật chỉ thành phước báo trời người, tạo thành oan nghiệp cho đời thứ ba, mãi mãi ở trong luân hồi, chịu khổ không cùng.

Thiện Đạo Đại Sư Ngữ Lục
 

Ủng hộ hàng Việt

Registered
Phật tử
Tham gia
6/3/17
Bài viết
13
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Về vấn đề quy y, tôi thấy nhiều ngươi cứ xem và làm như một chuyện dễ dãi. Xin trích đăng một ý kiến khá chính xác về vấn đề quy y nhiều lần.

" Không những vị Thầy ở Lâm Đồng nào đó nói phải quy y với Đức Phật A Di Đà thôi mà hầu hết các Thầy/Cô tu sĩ ở Hải Ngoại nói "quy y lại nhiều lần tốt và không sao".

Nhất là quy y với các vị thầy Tây Tạng để có cái pháp danh tiếng Tây Tạng, sau này chết được bất thối và Tam Thánh rước về cõi Cực Lạc, nhưng hầu hết lại không hiểu "quy y" là gì nên Phât Tử ùn ùn ghi danh quy y lại và mỗi thầy Tây Tạng về hay các vị Thầy ở VN đi hoằng hóa ở nước ngoài thì xin quy y lại để có cái pháp danh khác. Mặc khác, được cho biết, "quy y nhiều lần thì các Thầy lấy đi cái nghiệp của mình."

Nói không nên thì được các tu sĩ (nhất là tỳ kheo ni) nói, "không sao được quy y lại" thế là Phật Tử đua nhau ghi danh quy y lại và rồi theo các quý Thầy Tây Tạng và thuần phục để được quán đảnh v.v... cho chúng ta có niềm an vui, hết bịnh, hết khổ, tài lộc dồi dào, v.v... những khổ thay, chạy cho lắm thì khổ vẫn khổ, bịnh vẫn bịnh, oan gia vẫn oan gia... và rồi tài lộc chẳng thấy đâu..... và khi chết đi thì lại mời các tu sĩ VN làm tang lễ. Không những vậy, đua chen mua mặc áo quần phải giống cho các giáo đạo của từng các Thầy Tibetan nữa....

A Di Đà Phật! Thật là pó tay/chân với tu sĩ ngày nay và cũng sợ luôn cách học pháp của Phật Tử luôn.

Còn nói phải có pháp danh "Diệu Âm" mới được vãng sanh vậy thì các người ngoại đạo, như Thiên Chúa Giáo,v.v... sẽ bị đọa địa ngục hết ..

Còn nói niệm Phật phải niệm lớn thì mới được Phật chứng thọ và tâm mới thoát mọi chuớng duyên..."

Nguồn: www.youtube.com
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14/6/09
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Còn nói niệm Phật phải niệm lớn thì mới được Phật chứng thọ và tâm mới thoát mọi chuớng duyên..."
Tổ Sư Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Là Ngài Ấn Quang Đại Sư (Ấn Quang Đại Sư Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát) dạy như sau:

Hạnh là ta phải chí thành khẩn thiết niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật, mỗi thời mỗi khắc đừng để tạm quên, tùy theo hoàn cảnh gấp hoãn lập một khóa trình, sớm tối lễ bái trì tụng trước bàn Phật. Ngoài thời khóa tụng, những khi đi đứng nằm ngồi và làm những công việc không dụng tâm, đều nên niệm Phật. Lúc ngủ nghỉ phải niệm thầm, không nên ra tiếng và chỉ niệm bốn chữ A Di Đà Phật để dễ nhiếp tâm. Lại, những khi y phục không chỉnh tề, hoặc giặt rửa, tắm gội, đại tiểu tiện, cho đến lúc đi ngang qua chỗ không sạch sẽ, cũng đều phải niệm thầm. Chí tâm niệm thầm, công đức cũng đồng như niệm ra tiếng. Trong những lúc ấy nếu niệm ra tiếng thì chẳng hợp nghi thức và có lỗi không cung kính. Không luận niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng, niệm Kim Cang hoặc niệm thầm, đều phải trong tâm ghi nhớ rành rẽ rõ ràng, miệng niệm rành rẽ rõ ràng và hai tai nghe rành rẽ rõ ràng. Niệm như thế thì tâm không còn dong ruổi theo cảnh ngoài, vọng tưởng lần dứt, câu niệm Phật lần thuần, công đức rất lớn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên