"Người xuất gia phải chuyên trì giới luật"

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
"Người xuất gia phải chuyên trì giới luật"

GNO - Giới là nguồn cội của đạo Phật, giới còn thì đạo Phật vẫn còn, giới mất thì đạo Phật mất. Chính vì điều này nên đối với một người xuất gia khi phát tâm thọ giới cần phải chuyên tâm hành giới luật.
Nhân sự kiện BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại giới đàn Minh Vật Nhất Tri từ 17 đến 20-4-Quý Tỵ, HT.Thích Quang Đạo, Phó BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh, Giáo thọ A-xà-lê đàn Tỳ-kheo Đại giới đàn chia sẻ về một số điều liên quan đến giới luật...
1ht%20Quang%20Dao.JPG
HT.Thích Quang Đạo (áo tràng nâu, giữa) đang trả lời phỏng vấn sáng ngày 26-5-2013 tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai.
Bạch Hòa thượng, điều kiện nào để một vị có tâm nguyện xuất gia được tham dự thọ giới tại các Đại giới đàn?
Những vị có tâm muốn nhận giới để tu tập muốn đăng đàn thọ giới tại các Đại giới đàn phải hội tụ đầy đủ các yêu cầu theo quy định Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, như về tuổi tác, lục căn phải đầy đủ và khả năng tiếp nhận được giới pháp mới được tham dự.
Chẳng hạn một vị muốn thọ giới Sa-di phải thuộc và hiểu 2 thời công phụ và 2 quyển luật tiểu cùng với giáo lý căn bản. Còn với giới Tỳ-kheo thì ngoài 2 thời công phu và giáo lý căn bản còn phải thuộc và hiểu 4 quyển luật tiểu.
Bên cạnh đó vị giới tử này muốn đắc giới cần hội tụ đủ 3 yếu tố đó là giới đàn cực kỳ trang nghiêm, giới sư cực kỳ thanh tịnh và vị này cần phải nhất tâm chí thành cầu giới.
Việc đăng đàn thọ giới cho giới tử, các chùa có tự làm được hay không, bạch Hòa thượng?
Hiện nay theo quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các chùa không được tự mở, nếu tự mở truyền giới chỉ theo dạng thọ giới phương trượng. Việc thọ giới này không được Giáo hội công nhận
Đối với việc mở Tuyển Phật trường trong đạo Phật có giống các kỳ thi ở ngoài xã hội hay không?
Việc mở Tuyển Phật trường hay còn gọi là các Đại giới đàn là một hoạt động mang tính chất siêu việt hơn. Ở đây là nơi tổ chức tuyển những người có thiện căn để tu tập thành Phật.
Cần hiểu rõ rằng việc tham dự Đại giới đàn ngoài vấn đề kiểm tra học vấn ra, các giới tử thọ giới cũng phải chú ý đến việc tu niệm giới đức là căn bản. Học giỏi nhưng nếu không có sự tu hành thì không thể được.
Thưa Hòa thượng, nhiều người cho rằng cứ vào tu đến ngày thì được thầy tổ cho đi đăng đàn thọ giới làm thầy/sư cô, Hòa thượng nghĩ thế nào về điều này?
<table style="WIDTH: 172.5pt; mso-cellspacing: 3.7pt; mso-table-lspace: 2.25pt; mso-table-rspace: 2.25pt; mso-table-anchor-vertical: paragraph; mso-table-anchor-horizontal: margin; mso-table-left: left; mso-table-top: -3.7pt; mso-padding-alt: 3.75pt 3.75pt 3.75pt 3.75pt" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="5" width="230"> <tbody> <tr style="mso-yfti-irow: 0; mso-yfti-firstrow: yes; mso-yfti-lastrow: yes"> <td style="BORDER-BOTTOM: #ebe9ed; BORDER-LEFT: #ebe9ed; PADDING-BOTTOM: 3.75pt; PADDING-LEFT: 3.75pt; PADDING-RIGHT: 3.75pt; BACKGROUND: #cfe6f9; BORDER-TOP: #ebe9ed; BORDER-RIGHT: #ebe9ed; PADDING-TOP: 3.75pt"> Đối với việc đi tu, nhà Phật không phân biệt giàu nghèo sang, hèn, miễn có tâm tu là được. Bất kể ai có tâm xuất gia đều được nhà Phật chấp nhận. Nhưng những người này phải có đức tin và chí thành cầu đạo mới tu hành thành đạo.
Việc giàu nghèo của một người trước khi xuất gia rồi đi tu chỉ trong giai đoạn mà thôi. Với lại đi tu không cầu tiền tài, danh vọng thì sao lại có việc phân biệt giàu hay nghèo.
</td></tr></tbody></table> Tôi cho rằng nếu họ vào tu giữ giới và thực hành đúng giáo lý của Đức Phật thì vẫn có thể xem đúng nghĩa là một vị Tỳ-kheo.
Chỉ riêng những ai cho rằng cứ vào rồi nhận giới mà không tu, sẽ không thể sống đúng với chánh pháp, thì theo quy luật đào thải chắc chắn vị này nhanh chóng bị đào thải ra khỏi Giáo hội Tăng già.
Hòa thượng có ý kiến gì khi có một số vị sau khi đi thọ giới về lại không chuyên tâm tu hành, chỉ muốn người khác xem mình là bề trên?
Các vị cần phải biết rằng nếu người xuất gia thiếu sự nhẫn nhục hay là hạnh từ bi, tu đạo theo đúng chân lý của đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy thì sẽ khó có thể đắc thành đạo quả.
Chúng ta cần biết sự khiêm nhường và tính nhẫn nhục đó là đức hạnh của một vị xuất gia. Đã đi tu, xả bỏ tất cả thì sao lại còn có tâm niệm như thế được?
Nhiều vị sau khi thọ giới Sa-di không muốn thọ lãnh giới pháp Tỳ-kheo, họ cho rằng như vậy là đủ. Không biết như vậy có đúng hay không thưa Hòa thượng?
Những người này suy nghĩ như vậy là chưa thấu đáo. Nếu không thọ giới Tỳ-kheo thì sao vào được hành Tăng bảo trong đạo Phật.
Phật giáo có 3 ngôi quý báu đó là Phật, Pháp, Tăng, nếu như người xuất gia mà không nằm trong hàng Tăng bảo thì chưa thể gọi là chuyên tâm tu hành, hoằng pháp chúng sanh được!
Hòa thượng có mong muốn gì với các giới tử sắp thọ giới hay không?
Tôi mong rằng các giới tử cố gắng trong quá trình thọ giới nên chú tâm để đắc giới. Ngoài ra cũng cầu mong cho họ chí thành lãnh thọ để tinh tấn tu hành
Xin cảm ơn Hòa thượng!
Quần Anh - Minh Thiện thực hiện
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên