Nhận thức và tu hành pháp môn niệm phật theo kinh phật và lời tổ

nhuphong

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 8 2014
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Cư sĩ Như Trụ biên soạn
NHẬN THỨC VÀ TU HÀNH PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
THEO KINH PHẬT VÀ LỜI TỔ


1.png


NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
PHẬT LỊCH 2558-2014
Lời nhận xét của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về bài: Nhận thức về đường lối tu hành Phật dạy trong kinh Pháp Cú.

2.jpg


LỜI NÓI ĐẦU
Nếu trong 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà mà không có nguyện thứ 18, gọi là Di Đà Bản Nguyện thì chúng sinh phàm phu tội chương sẽ chẳng có phần ở Tây Phương Cực Lạc. Vì thế Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân, sơ tổ Tịnh Tông Nhật Bản là hóa thân của Bồ tát Đại Thế Chí mới chỉ rõ: “Di Đà Bản Nguyện là thệ nguyện của Đức Phật A Di Đà, dùng danh hiệu của mình để cứu độ chúng sinh tội chướng” (trích Niệm Phật Tông Yếu). Nên Di Đà Bản Nguyện là đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà, mở ra Pháp môn Niệm Phật là pháp tha lực.
Kinh Đại Tập có đoạn: “Thời kỳ Mạt Pháp, muôn ức người tu hành không có lấy một người giải thoát, phải nương vào Pháp môn Niệm Phật mà ra khỏi luân hồi”. Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân đã làm rõ đọan kinh này bằng lời dạy sau: “Thánh đạo môn (gồm Luật Tông, Giáo Tông, Thiền Tông và Mật Tông) tuy thâm diệu nhưng thời điểm và căn cơ chẳng tương ứng. Tịnh Độ môn hình như là nông cạn nhưng thời điểm và căn cơ đều tương ứng. Thời Mạt Pháp một vạn năm các kinh điển khác đều tiêu diệt, chỉ còn Pháp môn Niệm Phật để cứu độ chúng sinh” (trích Niệm Phật Tông Yếu).
Hiện nay đã vào thời kỳ Mạt Pháp được hơn một nghìn năm, vậy phàm phu tội chướng chúng ta muốn thoát khỏi biển khổ luân hồi và tu tiếp thành Phật ngay trong kiếp sống làm người này thì phải y theo Kinh Phật lời Tổ về Pháp môn Niệm Phật để nhận thức cho đúng ý nghĩa của Pháp môn mà thực hành niệm Phật mới có thể vãng sinh Tây Phương Cực Lạc được. Đó là lời nói đầu của quyển sách nhỏ này, nhằm mục đích chia sẻ với bạn đồng tu về Pháp môn Niệm Phật vậy.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

3.png


MỤC LỤC
Lời giới thiệu Trang 3
Lời nói đầu Trang 4
Tâm sự về câu “Sống gửi, thác về”
(Sinh ký- Tử quy).
Trang 6 – 12
Nhận thức về đường lối tu hành Phật
dạy trong Kinh Pháp Cú. Trang 13 - 29
Niệm phật như thế nào mới được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Trang 30 - 55
Nghi thức chuyên tu Pháp môn niệm Phật.
Trang 56 - 65
Bản thuyết minh sơ đồ (sơ đồ chỉ rõ
cảnh giới của Phật …). Trang 66 - 71
TÂM SỰ VỀ CÂU
“SỐNG GỬI, THÁC VỀ”
(Sinh ký- Tử quy)

Người xưa nói: “Sống và chết là hai việc lớn nhất của đời người” (Sinh tử sự đại). Thói thường, con người chỉ chú ý đến việc sống, chỉ chuẩn bị cho việc sống, hết lòng hết sức phục vụ cho cái thân sống già, chết bệnh. Nếu chợt nói đến cái chết, thì cho là gở mồm gở miệng; thảng hoặc có nói đến cái chết thì chỉ mong sao đau một giây chết một giờ, đừng phải ốm đau tốn kém, nằm liệt giường liệt chiếu, khổ mình khổ con cháu. Cầu cho lúc ra đi được thanh thản, mát mẻ…,với tâm lý như thế thì biết sao đến câu “Sống gửi, thác về”.
“Sống gửi” thì nhiều người biết, bởi mỗi người đều có một mệnh sống nhất định, dài ngắn khác nhau, đến lúc mệnh hết thì phải chết. Nhà Y có câu “Chữa được bệnh, không chữa được mệnh”. Mỗi người chỉ sống gửi ở thế gian này một thời gian mà thôi! Còn đi đâu? (ra đi). Về đâu? (Sống gửi thác về) là điều cần phải biết.
Thời nay người ta thường cho rằng, chết là hết. Đạo Thiên Chúa cho rằng khi chết sẽ được Đức Chúa cứu rỗi về Thiên Đàng làm con chiên của Chúa hoặc phải đọa mãi nơi địa ngục u tối. Còn đạo Phật, trừ các vị tu đã đắc đạo, hoặc được Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ của Phật thì chết là luân hồi vào lục đạo hay sáu cõi giới, gồm
Ba cõi lành: Trời, A tu la, Người
Ba cõi ác: Súc sinh, Ngã quỷ, Địa ngục.
Phật nói:
“Chúng sinh khi chết, được sinh về cõi lành, ít như đất dính vào móng tay Phật, còn bị đọa vào cõi ác nhiều như đất ở đại địa”

Thế nên ai nói chết là ra đi chắc hẳn sẽ đi “sống gửi” (luân hồi) vào ba cõi ác là chính. Bởi vì khi sống, mấy ai đã sống vì người (vị tha), thường chỉ sống vì mình (vị kỷ) lợi mình thì làm sao mà tránh làm việc ác được. trong Kinh Phật dạy:
Nếu khi sống tạo quá nhiều nghiệp ác thì khi chết (ra đi) sẽ bị đọa lạc vào cõi ác, hoặc lâm chung (hấp hối) mà khởi niệm (ý nghĩ) quyến luyến tình cảm, thì cũng khó được siêu thoát (sinh về cõi lành), ắt phải đọa lạc mãi vào cõi âm (u minh) trầm luân khổ ải, còn nói chết là hết thì nên nghĩ lại. Vì sao? Tâm linh con người chính là nguồn năng lượng sinh học, Phật pháp gọi là Thần thức. Bát Nhã Tâm Kinh có đoạn
“…Tính không của vạn Pháp, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt cho nên trong chân không không có sắc, thọ, tưởng…”. Tính chân không, chính là tính Phật, là nguồn năng lượng bản thể giác tính do mê nên bị giảm thành năng lượng sinh học, là thần thức đó. Nhờ nó mà con người vừa lọt lòng mẹ đã biết thấy, biết nghe, biết ngửi, biết nóng lạnh…những tính này tồn tại thường trực, không thay đổi trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Còn hài nhi lớn lên, thể xác thay đổi theo thời gian là do tế bào sinh diệt không ngừng, nhờ vào nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày. Lớn lên, tính tình thay đổi, kiến thức sâu rộng, ít nhiều đều nhờ vào sự học hành, trau dồi qua kinh nghiệm sống mà có, lúc nhớ lúc quên, thay đổi không ngừng…Như vậy thì sau cái chết (ra đi), cái gì trong quá trình sống mà sinh diệt thay đổi và có được là do vay mượn thì bị hủy diệt (hết). Còn thần thức là nguồn năng lượng không sinh diệt, cộng với ý chí muốn sống mãnh liệt của con người, nên nó chỉ chuyển từ hình thức sống này (thân này) sang hình thức sống khác (thân khác) mà thôi. Khi sống nếu sống vì người (tạo thiện nghiệp) thần thức sẽ mở rộng (nhẹ) khi chết sẽ đi lên, tức sinh vào các cõi lành. Nếu sống vì mình, tạo ác nghiệp quá nhiều thì thần thức sẽ co lại (nặng) khi chết sẽ đi xuống, tức sinh vào các cõi ác. Thật đúng với lời dạy của Phật:
“Khi chết muôn thứ mang chẳng được, chỉ có nghiệp theo mình”. Thế nên nói chết là hết, là điều không đúng.
Còn nói “Thác về” thì về đâu? Cứ nhìn vào các đám tang, hầu hết các tang chủ (trừ người theo đạo Thiên Chúa), đều nhờ nhà Sư và các vãi, đến nhà tụng Kinh Di Đà, niệm Phật để cầu siêu cho vong được siêu sinh Tịnh Độ (vãng sinh Tịnh Độ). Người đến viếng cũng cầu siêu cho vong như vậy. Trong 35 hoặc 49 ngày (thất thất lai tuần) cũng nhờ các vãi đến làm các khóa lễ cầu siêu như vậy. Sau 35 ngày hoặc 49 ngày, đưa vong lên chùa, cũng cầu siêu như vậy. Không phải ngày nay, mà tập tục này đã có từ ngàn năm nay. Rõ ràng, ý nghĩa của “thác về” là sinh về Tịnh Độ vậy. Lại nữa, chúng sinh vốn đầy đủ đức năng và trí tuệ như Phật, không hai không khác, nhưng vì khởi niệm (ý nghĩ) mê muội, nên bị tham sân thúc đẩy, gây bao tội lỗi (nghiệp) xấu ác, vì thế mà phải trôi lăn mãi trong sáu nẻo luân hồi, chịu bao nhiêu thống khổ, từ vô lượng kiếp đến nay.
Cầu sinh về Tịnh Độ, là để chấm dứt cảnh “sống gửi” mà sống cùng với Phật “… Ngài cùng nhân dân sống lâu vô cùng không thể kể xiết ..”(Kinh A Di Đà) thì mình là chủ nhân rồi, nên Tịnh Độ là nhà mình vậy. Vì thế nên gọi là “thác về”.
Sinh về Tịnh Độ là sống trong vùng phủ sóng hào quang của Đức Phật A Di Đà, nên được Phật lực bảo hiểm và gia trì mà có các khả năng như: có thân kim sắc như Phật, có sáu thứ thần thông tự tại, lại được sống trong cảnh giới trang nghiêm mỹ lệ, như có : ao thất bảo, có lầu các bằng vàng bạc, pha lê, lưu ly, xà cừ, xích châu, mã não… Lại có Phật A Di Đà hiện đang thuyết pháp, có các chúng Bồ Tát và các chúng Thanh Văn vô lượng vô biên, cho đến cả tiếng chim kêu, gió thổi cũng đều thuyết Pháp nhắc nhở tu hành. Chúng sinh trong cõi đó sống lâu vô cùng, không cần lo việc ăn mặc, không có đàn ông, đàn bà, hàng ngày chỉ biết cúng giàng Tam Bảo, tinh tấn tu hành không bị thoái chuyển, mà tiến dần từ phẩm thấp lên phẩm cao (Tịnh Độ có chín phẩm hoa sen, gồm 3 phẩm hạ, 3 phẩm trung, 3 phẩm thượng). Tự mình tu hành, đạt đến địa vị của Bồ Tát Bất thoái (Bát Địa Bồ Tát) sẽ có khả năng phân thân đi các cõi, hoặc trở lại Ta Bà để độ chúng sinh được vãng sinh Tịnh Độ. Cứ tu tiếp như thế, từ Bồ Tát Bất Thoái trở lên, cho tới đạt quả vị Phật, là trở về với chính mình là Phật, các vị Phật cũng đều từ chúng sinh mà tu thành. Thế nên gọi là “thác về”.
Tập tục cầu siêu nêu ở trên là dẫn chứng để ta hiểu ý nghĩa câu “Sống gửi, thác về” của người xưa mà thôi. Còn có được vãng sinh Tịnh Độ hay không thì lúc sống phải tu hành theo lời chỉ dạy của Đức Phật Thích Ca (Phật Tổ) qua các Kinh luận của pháp môn niệm Phật. Tập tục cầu siêu chỉ là pháp phương tiện của Lạt Ma Giáo (tôn giáo do các vị Lạt Ma Tây Tạng làm giáo chủ) mà giáo lý là sách “Tử thư Tây Tạng”. Có tác dụng làm an tâm quyến thuộc của người quá cố và tạo cơ hội cho họ thể hiện lòng hiếu thảo đối với người quá cố mà thôi. Còn vãng sinh thì muôn vạn ức người không thể có một.
Tóm lại “thác về”, là về nhà mình (Tịnh Độ), về với chính mình (là Phật). Nghĩa là được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử và tu tiếp thành Phật nhờ lực gia trì của đức Phật A Di Đà.
Nhìn lại cuộc đời đã qua, hầu hết chúng ta đều lo cho việc “sống gửi”, còn chuyện “thác về” thì chẳng chuẩn bị được gì? Nay biết được ý nghĩa của việc “thác về” rồi, thì phải lo chuẩn bị ngay kẻo muộn.
Muốn chuẩn bị cho việc thác về, trước tiên phải hiểu xuất xứ, ý nghĩa và nội dung của pháp môn niệm Phật:
Đức Phật Thích Ca nói kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh Vô Lượng Thọ mở ra Pháp môn Tịnh Độ. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật Thích Ca cho chúng sinh biết về Phật A Di Đà và 48 đại nguyện của Phật A Di Đà lập nên cõi Tây Phương Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ của Ngài. Đặc biệt nhất là nguyện 18, gọi là Di Đà Bản Nguyện, là đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh về Tịnh Độ mở ra Pháp môn Niệm Phật là pháp tha lực vậy.
Y vào Di Đà Bản Nguyện, Phật Thích Ca nói kinh A Di Đà để chỉ rõ lợi ích của bản nguyện. Đồng thời, Phật khuyến khích, chỉ dẫn chúng sinh tu hành đúng với Di Đà Bản Nguyện, chính là tu Pháp môn Niệm Phật là pháp tha lực để được sinh về Tây Phương Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Thế nên Kinh A Di Đà là kinh Phật Thích Ca chỉ đường giải thoát và thành Phật cho chúng sinh vậy. Nội dung Di Đà Bản Nguyện: “Nếu chúng sinh nào muốn về nước ta, một lòng tin ưa, xưng danh hiệu ta cho đến 10 niệm như không được sinh ta thành Phật”.
Di Đà Bản Nguyện được thâu tóm thành 3 điều kiện: tin, nguyện,xưng danh hiệu phật ( niệm Phật) chính là tôn chỉ của Pháp môn Niệm Phật.
Vậy người nào muốn “thác về” thì phải tu Pháp môn Niệm Phật. Nghĩa là phải tin cho sâu. Tin sâu là không nghi ngờ gì về chuyện vãng sinh cả. Lại phải nguyện cho tha thiết, nghĩa là chỉ một lòng cầu vãng sinh mà chuyên niệm Phật, thì nhất định người ấy: “… Khi nào lâm chung, Phật cùng Thánh Chúng hiện ra trước mặt, tâm không điên đảo, người ấy liền sinh sang thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà …” (Trích Kinh A Di Đà).
Viết đến đây, tôi liên tưởng đến câu nói của người xưa: “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”. Tôi hiểu khi mệnh đã hết thì “khôn” hay “dại” cũng thế thôi. Nhưng có thể thắng được mệnh nếu “biết” đến Pháp môn Niệm Phật và chân thật tu hành thì “sống ” mà còn sống mãi. Bởi vì Phật đón ta lúc sát na lâm chung là thời điểm ta chưa chết hẳn, lại đưa về Tịnh Độ để được cùng Phật “…Ngài cùng nhân dân sống lâu vô cùng đến bao nhiêu kiếp, không thể kể xiết” (Kinh A Di Đà). Tôi thấy phù hợp với ý nghĩa câu nói của người xưa kể trên.
Tôi nguyện cầu cho tất cả mọi người đều “biết” đến Pháp môn Niệm Phật. Chân thật tu hành để đến sát na lâm chung là một loáng thời gian trước khi chết, thì “sống” mà “không chết”. Đó cũng là ý nghĩa của “Sống gửi, thác về” và cũng đồng với bản hoài độ sinh của đức Phật Thích Ca vậy.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC
THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ,
A DI ĐÀ PHẬT!


4.png


NHẬN THỨC VỀ ĐƯỜNG LỐI
TU HÀNH PHẬT DẠY TRONG
KINH PHÁP CÚ
PHẦN MỞ ĐẦU

Cách đây gần 2600 năm, đức Phật Thích Ca giáng sinh xuống Ấn Độ, thị hiện tu hành thành Phật. Phạm Thiên thỉnh Phật đi giáo hóa chúng sinh: cõi Trời, cõi Người. Phật đồng ý, từ đó mới có đạo Phật gọi là đạo Phật Nhập thế.
Đạo Phật trụ thế được bao nhiêu lâu?
Đạo Phật trụ thế (ở thế gian) một vạn một nghìn năm trăm năm, chia làm 3 thời kỳ: Chính pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp.
Kinh Tịnh Độ Quyết Nghi nói: “Sau khi Phật diệt độ năm trăm năm trong thời kỳ Chính Pháp, Trì Giới được thành tựu. 1000 năm thời Tượng Pháp Thiền Định được thành tựu. 10.000 năm thời Mạt Pháp, Niệm Phật được thành tựu”.
Mục đích của đạo Phật nhập thế là gì?
Mục đích của Đạo Phật Nhập thế là để mở đường diệt khổ cho chúng sinh. Giúp chúng sinh giải thoát khỏi sự trói buộc, giam hãm trong biển khổ luân hồi từ vô thủy kiếp đến nay.
Đức Phật nói:
“Ta chỉ dạy một điều khổ và diệt khổ”
Mục đích này của Phật được phân tích trong phần nội dung. Thể hiện trong đường lối tu hành, mà Phật dạy trong Kinh Pháp Cú.
PHẦN NỘI DUNG
A. ĐƯỜNG LỐI TU HÀNH
Quá trình giáo hóa chúng sinh, Phật nói tám vạn bốn nghìn pháp môn, chính là “Pháp bảo”. Trong tám vạn bốn nghìn pháp môn, duy nhất chỉ có pháp môn Niệm Phật là pháp Tha lực, các pháp môn còn lại đều là tự lực.
Tám vạn bốn nghìn pháp môn được thực hiện theo đường lối tu hành mà Phật dạy trong kinh Pháp Cú:
“Không làm những việc ác
Nên làm những việc lành
Thanh tịnh tâm ý mình
Là lời chư Phật dạy”

Đường lối tu hành này trải qua giai đoạn: hướng thiện tu phúc và hướng thượng tu giải thoát.
I . Giai đoạn hướng thiện tu phúc:
“Không làm những việc ác
Nên làm những việc lành”

- Ở giai đoạn này, chính là “Quy y Tam Bảo” giữ gìn “Ngũ giới”. Tự lực tu hành theo lời dạy trong Kinh Phật, đến khi chết được sinh lại làm người rồi theo nhân tu, tu nhiều đời nhiều kiếp, tích lũy dần thiện căn phước đức nhân duyên, đến một kiếp làm người nào đó có nhiều thiện căn phúc đức nhân duyên mới tu lên giai đoạn “Thanh tịnh tâm ý mình” được.
- Ở giai đoạn này chỉ là bước đầu học Phật, nó chỉ tương đồng với các đạo khác, nên mới ở mức ngoại đạo, chưa vào sâu Chính Pháp của Phật. Đến như các vị tu Thanh Văn thời Phật còn tại thế, đã chứng quả vị A La Hán, nếu còn chấp không mà ham vui Thiền định không hồi tâm tu tiếp, Phật bảo là vẫn còn mê. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật xếp Thanh văn đạo là ngoại đạo 96, thời Phật tại thế ở Ấn Độ có 95 ngoại đạo.
- Ở giai đoạn này, tự lực tu hành, không diệt được khổ. Vì khổ là do ba độc tham, sân, si thúc đẩy mình gây nhân ác, nên phải chịu quả khổ. Ba độc tham, sân, si nó cùng sinh ra với mình, lại theo mình từ vô thủy kiếp đến nay, tự bỏ đi không thể được, cũng khó như ngồi trên ghế, không thể dùng hai tay mình nâng ghế ấy lên được. Trong mười bốn lời răn của Phật, câu đầu tiên:
“Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”.
Tóm lại, ở giai đoạn hướng thiện tu phúc “làm lành, lánh ác”. Giữ gìn ngũ giới và tự lực tu hành theo lời dạy trong kinh Phật chỉ được Phúc báo mang đi luân hồi mà thôi, còn muốn “Thanh tịnh tâm ý mình” thì phải hướng thượng, tu giải thoát.
II . Giai đoạn hướng thượng, tu giải thoát
“Thanh tịnh tâm ý mình”

 Muốn “Thanh tịnh tâm ý mình” thì phải sinh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Muốn sinh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà thì phải tu Pháp môn Niệm Phật, là pháp tha lực. Vậy pháp tha lực do đâu mà có? Do Phật A Di Đà phát đại nguyện 13 và 14 mới có pháp tha lực.
- Nội dung đại nguyện 13 và 14:
“Khi con thành Phật, quang minh vô lượng chiếu khắp mười phương, vượt hơn quang minh của thảy Chư Phật, vượt hơn ánh sáng mặt trời, mặt trăng ngàn vạn ức lần. Nếu có chúng sinh thấy được quang minh chiếu chạm thân mình đều được an lạc, tâm từ hành thiện, được sinh nước con. Nếu không như nguyện, không thành chính giác”. (Trích kinh Vô Lượng Thọ do cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập)
Phật là do con người tu thành, phải đầy đủ vô lượng quang, vô lượng thọ, vô biên công đức mới chứng quả vị Phật. Tuy nhiên, nguyện tu hành của các Chư Phật có mức độ khác nhau nên nguyện lực cũng khác nhau. Đức Phật A Di Đà vì muốn độ tận chúng sinh nên đã phát Đại Nguyện 13 và 14 để có nguyện lực lớn, chính là pháp tha lực. Do có pháp tha lực, Phật A Di Đà mới phát đại nguyện 18, là Di Đà Bản Nguyện, mở ra Pháp môn Niệm Phật để tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ của Ngài. Bởi thế Pháp môn Niệm Phật là pháp tha lực. Cho nên mới giúp chúng sinh hướng thượng tu giải thoát để “Thanh tịnh tâm ý mình” được.
 Pháp môn Niệm Phật giúp người tu diệt được tám khổ.
Khổ Đế, trong bài Pháp Tứ Diệu Đế, Phật nói chúng sinh có tám khổ bao gồm:
 Sáu khổ đầu: Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, yêu nhau mà phải xa nhau khổ, ghét nhau mà phải sống gần nhau khổ.
 Khổ thứ bẩy: Cầu bất đắc khổ
 Khổ thứ tám: Ngũ ấm si thịnh khổ
- Diệt khổ thứ tám:
Khi ta nhiếp tâm, một lòng cầu sinh Tịnh Độ mà niệm Phật, tâm của ta được hào quang trí tuệ của Phật chiếu chạm, tâm của ta bớt mê một chút.
Hào quang chiếu chạm càng nhiều sẽ giảm bớt tâm mê (si), ngũ ấm bớt thịnh dần. Có câu “Nhà tối ngàn năm, mặt trời chợt hiện, ánh sáng có thừa”. Nhưng phải tới sát na lâm chung, Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tịnh Độ thì cái khổ thứ 8 mới diệt được hết, vì ở Tịnh Độ chúng sinh sống trong định, ngũ ấm không còn nữa.
- Diệt khổ thứ 7:
Người niệm Phật cầu vãng sinh, khi nguyện đã thiết thì tâm chỉ có một mong cầu là cầu sinh Tịnh Độ, ngoài ra không còn một thứ mong cầu nào khác, nên khổ thứ 7 không còn nữa.
- Diệt sáu khổ đầu:
Người niệm Phật cầu vãng sinh phải có tâm độ mình và độ người, nhưng phải nhờ vào tha lực của Phật A Di Đà chứ tự mình không làm được. Cái khổ thứ 8 giảm dần, nên tham, sân giảm dần. Tham, sân là ác căn, ác căn giảm thì thiện căn tăng “căn lành mỗi ngày thêm lớn” tức là đã độ được mình. Còn độ người thì bằng cách nào? Ta chịu sáu khổ từ vô thủy kiếp đến nay, do ta đã gieo biết bao nhân ác, làm cho chúng sinh bị não hại, nên theo ta để đòi nợ, ta sinh ra cũng là để trả những món nợ đó (thân nghiệp báo). Khi ta nhiếp tâm, một lòng cầu sinh Tịnh Độ mà niệm Phật, thì Quán kinh cho biết:
“Mỗi câu niệm Phật tiêu trừ tám mươi ức kiếp trọng tội sinh tử, lại được tám mươi ức kiếp công đức vi diệu”.
Vì sao lại được như vậy? Vì khi ta niệm Phật, ta đã nhận được công đức của hồng danh, tức là hào quang năng lượng trí tuệ của Phật A Di Đà chiếu chạm, ta lại đem hồi hướng công đức ấy cho chúng sinh khắp pháp giới đồng sinh về Tịnh Độ. Chúng sinh nào có duyên nợ với ta, nhận được công đức ấy. Nếu họ đang phải đọa vào ba đường ác: súc sinh, ngã quỷ, địa ngục họ sẽ tỉnh dần ra (bớt khổ dần) và rồi họ sẽ được sinh lên cõi lành. Nếu họ đang ở cõi âm (ngoại ma) họ sẽ bớt khổ dần nên không theo ta để đòi nợ ta nữa, và rồi họ sớm gặp duyên cha mẹ để được sinh lại làm người. Nếu họ là người đang sống gần ta họ sẽ bớt dần sân giận và không làm chướng ngại ta nữa. Ta sẽ bớt khổ đi một chút. Thế nên độ người chính là độ mình vậy.
Tác dụng của việc niệm Phật hồi hướng công đức thể hiện khá đầy đủ trong bài Sám Di Đà. Xin trích một đoạn:
“Niệm Phật cứu được Tổ tông
Khỏi nơi biển khổ thoát vòng sông mê
Niệm Phật thân tộc đề huề
Một nhà sum họp chẳng hề ghét nhau
Niệm Phật khỏi khổ khỏi đau
Bao nhiêu tật bệnh mau mau hết liền…”

Vì niệm Phật hồi hướng công đức có tác dụng to lớn như thế, mà niệm Phật suốt cả đời, có trả hết được nợ, tức là diệt hết được sáu khổ trong hiện đời hay không?
Trong kinh Phật dạy:
“Tội ác của một người gây nên từ vô thủy kiếp đến nay, nếu có hình tướng thì hư không chứa cũng không hết”.
Phải đợi đến sát na lâm chung, Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tịnh Độ thì lập tức hết khổ “..Cõi ấy không có những khổ, chỉ hưởng toàn vui..” (Kinh A Di Đà) nhưng nghiệp ác vẫn còn, nên gọi là đới nghiệp vãng sinh.
 Trong thời kỳ Mạt Pháp, Pháp môn Niệm Phật hợp thời, hợp mọi căn cơ của chúng sinh.
Câu 1 trong Niệm Phật Tông Yếu, Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy:
“Thánh Đạo Môn tuy thâm diệu nhưng thời điểm căn cơ chẳng tương ứng. Tịnh Độ Môn hình như nông cạn nhưng thời điểm và căn cơ đều tương đồng. Thời Mạt pháp một vạn năm, các kinh điển khác đều bị tiêu diệt, chỉ còn pháp môn Di Đà để cứu độ chúng sinh.”
Tổ Ấn Quang (Tổ thứ 13 Tịnh Tông Trung Quốc) có đôi câu đối;
“Chín cõi chúng sinh rời Pháp môn Niệm Phật, trên khó nổi viên thành quả giác.
Mười phương chư Phật, bỏ Pháp môn Niệm Phật, dưới không thể độ khắp quần mê”.

 Chỉ tu Pháp môn Niệm Phật mới được mười phương Chư Phật hộ niệm.
Kinh A Di Đà có đoạn: “…Này Xá Lợi Phất! Ý ông thế nào? Sao gọi Kinh này là Kinh: Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm? Xá Lợi Phất này! Thiện nam thiện nữ nghe Kinh thọ trì và nghe danh hiệu chư Phật sáu phương, sẽ được chư Phật hộ niệm, bất thoái Vô ThượngBồ Đề. Vì thế Xá Lợi Phất, các ông đều nên tin chịu lời Ta và lời chư Phật đã nói”.
 Pháp môn Niệm Phật cũng là Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Bát Nhã Ba La Mật Đa là trí tuệ của chân tâm. Niệm Phật tha lực, nhận được hào quang trí tuệ của Phật A Di Đà chiếu chạm cũng là trí tuệ của chân tâm. Vậy hai pháp đồng là một. Lại nữa khi Phật nói Bát Nhã Tâm Kinh, đối tượng chính được nghe là ông Xá Lợi Phất.
Khi Phật nói kinh A Di Đà, đối tượng chính được nghe cũng là ông Xá lợi Phất. Ông Xá Lợi Phất chính là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí, vì thế khi Phật nói kinh về pháp môn Niệm Phật, đối tượng chính được nghe là ông Xá Lợi Phất, để rồi “… nay ở cõi này tiếp người niệm Phật về nơi Tịnh Độ…” (kinh Lăng Nghiêm) là lẽ đương nhiên.
Sở dĩ Phật nói Bát Nhã Tâm Kinh để cho chúng sinh thấy rõ chân tâm là như thế nào, qua đó Phật chỉ cho chúng sinh biết “Trong chân không ” tức là trong chân tâm không có “…nhãn nhĩ tỷ thân thiệt ý…” (không có cảnh giới của phàm phu). “không có vô minh..” (không có cảnh giới của Duyên giác) “không có khổ, Tập, Diệt, Đạo.”(không có cảnh giới của Thanh Văn) “không có trí tuệ..”(không có cảnh giới của Bồ tát). Vì thế tu hành không có chuyện “chứng đắc” gì đâu! Không được gì đâu “vô sở đắc”. Vì “Tính không của vạn Pháp, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt…”. Vậy muốn trở về với trí tuệ chân tâm ấy thì phải nương vào trí tuệ Phật mà tu hành “Ba đời chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên được đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng, Chánh Giác”. Y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng chính là y vào pháp môn Niệm Phật vậy.
 Pháp môn Niệm Phật là Pháp Nhất Thừa.
Kinh Pháp Hoa có đoạn:
“Trong cõi Phật mười phương
Chỉ có Pháp Nhất thừa
Không hai, cũng không ba
Trừ Phật phương tiện nói”.

Pháp Nhất Thừa là Pháp tu thẳng thành Phật, chính là Pháp môn Niệm Phật. Vì tha lực niệm Phật là nhân, vãng sinh là quả. Trong kinh Niệm Phật Ba La Mật, đức Phật Thích Ca xác quyết
“Vãng sinh là thành Phật”. Thế nên Pháp môn Niệm Phật là Pháp Nhất Thừa vậy.
“Không hai cũng không ba”. Là không có Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Bồ Tát thừa. Phật nói ra để làm phương tiện cho chúng sinh căn cơ bậc thượng tự lực tu hành ở thời kỳ Chính Pháp và Tượng Pháp đó thôi. Nên gọi là pháp phương tiện vậy.
Muốn hiểu ý này phải biết đến câu trả lời của Tổ Thiện Đạo trong “Niệm Phật Cảnh”.
Hỏi: Nói về các pháp môn thì vô lượng. Pháp nào là tự lực, pháp nào là tha lực?
Đáp: Như Lai nói tám vạn bốn nghìn pháp môn, nhưng chỉ có một môn niệm Phật là tha lực. Các môn tu hành khác đều là tự lực.
Hỏi: Tu hành tự lực (pháp phương tiện) y theo lời dạy trong Kinh Phật bao giờ thành tựu? Tu hành nương theo Tha lực đến bao giờ thành tựu?
Đáp: Tu hành tự lực theo Kinh Phật, từ khi mới phát tâm, trải qua một đại a tăng kỳ kiếp mới đến Sơ địa Bồ tát (ngang với quả vị A La Hán), lại trải qua một đại a tăng kỳ kiếp nữa, mới đến Bát Địa Bồ tát. Đây là tự lực.
Tu hành theo Tha lực là Pháp môn Niệm Phật, mau thì một ngày, chậm thì bẩy ngày, niệm Phật A Di Đà vãng sinh Tịnh Độ, ngang hàng với Bồ Tát Bát Địa. Tại sao? Vì nương sức mạnh Bản Nguyện của Đức Phật A Di Đà. Trong kinh A Di Đà nói:
“…Chúng sinh được sinh về Cực Lạc đều là bậc Bất thối chuyển..”, tức là Bồ Tát Bát địa vậy.
Qua lời đáp của Tổ Thiện Đạo, nảy sinh hai ý: Sự so sánh về thời gian tu hành, một lần nữa lại thấy cái “lợi không thể nghĩ bàn” của Pháp môn Niệm Phật. Mặt khác, lại đặt câu hỏi: Tu hành tự lực theo pháp phương tiện lâu đến không tưởng tượng được như thế (còn thêm một “đại a tăng kỳ kiếp” (một đại a tăng kỳ kiếp là khoảng thời gian lâu đến mức không thể xác định được) nữa mới chứng quả vị Phật), thì trong cõi Phật mười phương, có bao nhiêu chúng sinh tu được thành Phật? May thay đã tìm được câu trả lời. Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội, Phật chỉ rõ:
“…Tất cả Chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại, trong mười phương ba đời, đều học Pháp môn Niệm Phật, mau chứng được đạo Giác Ngộ Vô Thượng”
Kinh A Di Đà cho biết, giáo đoàn của Phật có 1250 vị Đại A La Hán. Việc chứng quả vị A La Hán, lại nhiều và dễ như vậy sao? Như năm anh em ông Kiều Trần Như chỉ nghe Phật nói xong Pháp Tứ Diệu Đế đều chứng ngay quả vị A La Hán, Ni Đề người gánh phân thuê, Ưu Ba Ly thợ cúp tóc, dâm nữ Ma Đăng Già, v.v… được Phật cho nhập giáo đoàn, một thời gian ngắn cũng chứng quả vị A La Hán. Chắc chắn không phải chúng sinh phàm phu tu hành cho đến khi gặp Phật mà chứng được quả vị A La Hán đâu. Các vị đệ tử này đều là những vị Đại Bồ Tát, như ông Xá Lợi Phất là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí, v.v... giáng sinh xuống thế gian cùng với Phật, để hỗ trợ Phật giáo hóa chúng sinh đó thôi.
Phật phương tiện nói ra Pháp Thanh Văn, lại cả nghìn đệ tử thị hiện chứng A La Hán, cũng vì chúng sinh chấp tướng, mê tín hay tin những sự thần bí lạ kỳ. Có vậy mới khiến cho các vị Quốc vương thỉnh Phật đến giáo hóa cho thần dân của nước họ.
Về sau, để bảo tồn và chấn hưng Phật pháp ở Trung Quốc, qua các triều đại cũng có nhiều vị Phật hoặc Bồ Tát thị hiện như vậy. Chỉ kể trong 13 vị Tổ của Tịnh Tông, trừ Tổ Thiện Đạo (Nhị Tổ), là hóa thân của đức Phật A Di Đà. Tổ Ấn Quang (Tổ thứ 13) là hóa thân của đức Đại Thế Chí Bồ Tát là hai Tổ tu theo pháp môn Niệm Phật mà chứng được Niệm Phật Tam Muội. Còn lại 11 vị Tổ đều tu Thiền đã khai ngộ. Tổ Vĩnh Minh (Tổ thứ 6) là hóa thân của Phật A Di Đà tu thiền đắc đạo làm Tổ rồi chuyển sang tu Tịnh và hoằng truyền pháp môn Niệm Phật. Các Tổ khác cũng thị hiện như vậy, nhưng chưa để lộ thiên cơ đó thôi.
B. KẾT QUẢ TU HÀNH
Kết quả tu hành là được vãng sinh về Tịnh Độ và tu tiếp thành Phật.
 Người được vãng sinh không còn phải chịu tám khổ nữa “…chúng sinh cõi ấy, không có những khổ, chỉ hưởng toàn vui, bởi thế cho nên gọi là Cực Lạc…” (kinh A Di Đà).
Ta đang chịu tám khổ, từ vô thủy kiếp đến nay, mà chỉ sau sát na lâm chung Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tịnh Độ, tức cõi Tây Phương Cực Lạc. Ta không còn phải chịu tám khổ nữa. Thế thì cái “lợi ”ấy làm sao mà nghĩ cho hết, bàn cho hết được.
 Cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà có chín phẩm hoa sen (Cửu phẩm liên hoa ). Gồm:
• Ba phẩm hạ: Hạ hạ phẩm, Trung hạ phẩm, Thượng hạ phẩm.
• Ba phẩm trung: Hạ trung phẩm, Trung trung phẩm, Thượng trung phẩm.
• Ba phẩm thượng: Hạ thượng phẩm, Trung thượng phẩm, Thượng thượng phẩm.
Theo Tổ Tri Húc (Tổ thứ 9 Tịnh Tông Trung Quốc): “Được sinh cùng chăng , toàn do tín nguyện có hay không .Phẩm Sen cao hay thấp, đều do trì danh sâu hay cạn.”
• Tin sâu, nguyện thiết nhưng niệm Phật còn nhiều tán loạn, được vãng sinh thì về Hạ hạ phẩm. `
• Tin sâu nguyện thiết, niệm Phật ít tán loạn thì được sinh về Trung hạ phẩm.
• Tin sâu nguyện thiết, niệm Phật không còn tán loạn thì được sinh về Thượng hạ phẩm.
• Chứng Niệm Phật Tam Muội Sự thì về ba Phẩm Trung.
• Chứng Niệm Phật Tam Muội Lý thì về ba Phẩm Thượng.
 “..Chúng sinh được vãng sinh về Cực Lạc, đều là bậc Bất Thối Chuyển” (Kinh A Di Đà). Sống trong định bằng trí tuệ Thành sở tác trí, muốn thứ gì thứ đó hiện ra, rồi tự biến mất và Diệu quan sát trí đó là Lục thần thông. Vì sống ở Tịnh Độ được sự gia trì của Đức Phật A Di Đà, nên tâm của họ dung thông với tâm của Phật A Di Đà, vì thế Lục thần thông của họ rất vi diệu (Kinh A Di Đà đã nói lên sự vi diệu này).
 Vì được vãng sinh mà nghiệp ác vẫn còn, nên gọi là đới nghiệp vãng sinh. Các chủng tử nghiệp này, còn trong tàng thức. Quá trình tu tiếp ở Tịnh Độ là quá trình chuyển hóa các chủng tử nghiệp của Kiến hoặc, Tư hoặc, Trần sa hoặc và Vô minh hoặc. Chủng tử nghiệp chuyển hóa tới đâu, sẽ được lên phẩm cao tương ứng. Nếu chuyển hóa hết Trần sa hoặc, Mạt na thức sẽ chuyển thành Bình đẳng tính trí, diệt hoàn toàn ngã chấp (vô ngã),chúng sinh đó đã chứng được Lý vô sinh,tức gặp Phật lần thứ 2. Kinh Lăng Nghiêm cho biết:
“...Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật, niệm Phật, đời này, đời sau quyết định thấy Phật, cách Phật chẳng xa..”. Cách Phật chẳng xa là đã được sinh về Tịnh Độ. Đời này quyết định thấy Phật, chính là sát na lâm chung, thấy được Ứng thân Phật. Đời sau quyết định thấy Phật, là lúc chứng lý vô sinh ở Tịnh Độ, thấy được Báo thân Phật.
Chứng được lý Vô Sinh rồi, thì có khả năng phân thân trở về Ta Bà, hoặc cõi nào khác để hóa độ chúng sinh. Chứng lý Vô Sinh là đã lên Phẩm Thượng, tu tiếp chuyển hóa dần Vô minh hoặc, chuyển hóa Vô minh đến đâu, sẽ chứng dần Pháp thân Phật đến đấy, đoạn Vô minh hoặc là chứng Quả vị Phật.
Thật đúng với lời xác quyết của đức Phật Thích Ca trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật:
“.. Bởi vậy mà Ta, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng: Vãng sinh đồng ý nghĩa với thành Phật, vì Vãng sinh tức là thành Phật”.

PHẦN KẾT LUẬN

Từ những nhận thức của phần mở đầu và phần nội dung, xin rút ra kết luận sau:
1. Đường lối tu hành Phật dạy trong Kinh Pháp Cú thật rõ ràng, minh bạch, khiến người theo Phật, hiểu đúng đức Phật và đạo Phật nhập thế. Là kim chỉ nam giúp chúng sinh không bị lạc đường trong quá trình tu hành tìm đường giải thoát. Mặt khác, lại thấy được sự giống và khác giữa đạo Phật và các đạo khác (ngoại đạo). Càng thêm tin tưởng, tự hào là đã có phúc duyên theo Phật từ nhiều kiếp làm người đến nay. Và kiếp này quyết định tu hành Pháp môn niệm Phật để được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.
2. Đạo Phật ở thế gian là đạo giải thoát, giải thoát khỏi sự trói buộc, giam hãm chúng sinh trong biển khổ luân hồi từ vô thủy kiếp đến nay. Phật nói:
“Như nước biển kia duy nhất chỉ có một vị mặn, đạo của Ta duy nhất chỉ có một vị giải thoát”
.
Trong Niệm Phật Tông Yếu, có câu:
“..Chúng ta bị kẻ thù tham sân, phiền não, cột trói mà giam hãm trong lồng chậu của Tam giới. Hãy nghĩ tới mẹ hiền Di Đà, dùng thanh Bảo kiếm danh hiệu, chặt đứt dây trói sinh tử, lên con thuyền Bổn Nguyện, sang đến bờ bên kia. Nước mắt hoan hỷ rơi ướt áo, lòng mong mỏi khôn nguôi”.
3. Trong thời kỳ Mạt pháp, chỉ có Pháp môn Niệm Phật là pháp tha lực mới giúp chúng sinh tu hành để giải thoát khỏi luân hồi sinh tử và tu tiếp thành Phật.
Nên Pháp môn Niệm Phật là Chính Pháp của Phật vậy.
Trong Kinh Đại Tập Phật chỉ dạy
“… Thời kỳ Mạt pháp, muôn ức người tu hành, không có lấy một người giải thoát, chỉ nương vào Pháp môn Niệm Phật mà ra khỏi luân hồi”
4. Phật nói:
“... theo Ta mà không hiểu Ta, là nhạo báng Ta vậy! ...”.

Tổ Sư Ấn Quang đã làm rõ ý này của Phật, trong bức thư gửi cư sỹ Uông Võ Mộc:
Pháp môn Niệm Phật là “…Pháp môn rộng lớn, độ khắp chúng sinh của Như Lai, sẽ bị các hạ vùi sâu đóng kín, không được mở thông, lỗi ấy đồng với tội khinh báng Phật, Pháp, Tăng”.. Thế nên tu hành mà không theo đúng đường lối Phật dạy trong Kinh Pháp Cú là không hiểu Phật vậy!.
Tôi viết bài này sau thời gian lập thất chuyên tu Pháp môn Niệm Phật và tâm linh thôi thúc.
Tôi y vào Kinh Phật và lời Tổ để viết bài, coi như văn sao. Cảm nhận rất rõ sự gia hộ của Phật khi nghĩ cũng như khi viết, những mong được đóng góp một phần rất nhỏ bé vào việc hoằng dương Pháp môn Niệm Phật.
Khi viết bài, ý còn nông cạn, lời văn lại thô thiển, không khỏi những chỗ sai lầm. Thỉnh mong chư vị độc giả chỉ bảo cho.
Nếu được chút công đức nào, xin đem hồi hướng cho bốn ân ba cõi, nguyện cùng khắp pháp giới chúng sinh đồng sinh về Cực Lạc.
Ai về Tây Phương, tôi rủ cùng về
Cực Lạc ở xa, là nhà ta đó
Ai về Tây Phương, phải niệm Di Đà
Lâm chung Phật hiện, đến đón chúng ta.
Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.
NIỆM PHẬT NHƯ THẾ NÀO
MỚI ĐƯỢC PHẬT A DI ĐÀ TIẾP
DẪN VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC

5.png


LỜI NÓI ĐẦU
Cõi Tây Phương Cực Lạc hay cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà là cõi bất thoái chuyển. Vậy bất thoái chuyển là gì? Là không bị thụt lùi. Cõi uế độ còn bị ba độc tham sân si làm chướng ngại đường tu nên thường bị thụt lùi mà không tiến lên được. Cõi Tịnh Độ không còn ba độc tham sân si làm chướng ngại nên mới tu thẳng thành Phật được. Vì thế gọi là cõi bất thoái chuyển vậy. Chỉ có Bát Địa Bồ Tát là Bất thoái Bồ Tát trở lên mới thấy được cõi Tịnh Độ. Thời kỳ Phật Thích Ca còn tại thế gian, các đại đệ tử của Phật không thấy được cõi Tịnh Độ. Vì sao? Vì quả vị A La Hán chỉ tương đương với Sơ Địa Bồ Tát (Nhất Địa Bồ Tát) mà thôi. Vì không thấy nên không biết và không hiểu. Bởi thế trong kinh A Di Đà, Phật Thích Ca nói pháp môn niệm phật là pháp môn thế gian khó tin, và Kinh A Di Đà là kinh duy nhất Phật tự nói ra mà không có người thưa thỉnh là như vậy.
Trong các Tổ hoằng hương Pháp môn niệm Phật ở Trung Quốc dựa vào tiểu sử thì chỉ có Tổ Thiện Đạo, tổ thứ hai Tịnh Tông là hóa thân của Phật A Di Đà “Chuyên tâm niệm Phật, dốc sức chuyên cần bèn được niệm Phật tam muội. Ở trong định tận mắt thấy cảnh trang nghiêm của Tịnh Độ” (Trích tiểu sử ghi trong Niệm Phật Cảnh).
Ở Nhật Bản có tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân là sơ Tổ Tịnh Tông, hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí cũng chứng Niệm Phật Tam Muội. Trong lời khai thị cho đệ tử trước khi vãng sinh : “Thầy mấy chục năm nay công phu niệm Phật được bái kiến Cực Lạc trang nghiêm và chân thân của Phật, Bồ Tát là chuyện bình thường, nhưng nhiều năm giữ kín mà không nói ra, nay đến lúc tối hậu nên bày tỏ đôi chút…” (Trích Niệm Phật Tông Yếu).
Có chứng được Niệm Phật Tam Muội mới thấy được cõi Tây Phương Cực Lạc. Có thấy cõi Tây Phương Cực Lạc mới biết và hiểu đúng ý nghĩa chân thật của Di Đà Bản Nguyện hay nguyện 18 của Đức Phật A Di Đà. Mới hiểu đúng ý nghĩa, khế lý, ý nghĩa cao siêu, ý nghĩa chân lý tuyệt đối và khoa học của kinh A Di Đà thì việc hoằng dương Pháp Môn Niệm Phật mới giúp người tu hiểu đúng ý nghĩa pháp môn mà thực hành niệm Phật, mới có thể thực sự vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ở thời mạt pháp như hiện nay được.
Càng vào sâu thời kỳ mạt pháp, tâm chúng sinh càng đầy tán loạn. Vì thế người tu Pháp môn niệm Phật phải tuân theo lời khuyên dạy của Tổ Thiện Đạo, Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân, là lời nói đầu của bài biên soạn này, nhằm mục đích chia sẻ với bạn đồng tu về Pháp môn niệm Phật vậy.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
I. Người tu pháp môn niệm phật phải nương vào Di Đà bản nguyện mà niệm Phật.
1. Di Đà bản nguyện:

Di Đà bản nguyện hay nguyện 18 là đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương Cực lạc của đức Phật Di Đà mở ra pháp môn niệm Phật là pháp tha lực.
Nội dung của Di Đà bản nguyện:
“Nếu chúng sinh nào muốn về nước ta, một lòng tin ưa xưng danh hiệu ta cho đến mười niệm, như không được sinh Ta không thành Phật”.
Di Đà bản nguyện thâu tóm thành ba điều kiện: tin sâu, nguyện thiết, xưng danh hiệu Phật. “Muốn về nước ta” là cầu vãng sinh. Đối với chuyện vãng sinh mà không nghi ngờ thì gọi là tin sâu. Một lòng cầu vãng sinh gọi là nguyện thiết.
Trong Kinh A Di Đà, Phật Thích Ca nói pháp môn Niệm Phật là pháp thế gian khó tin, nên Phật chỉ nói ba điều kiện là: tin, nguyện và chuyên niệm.
Trong ba điều kiện thì tin đứng hàng đầu. Bởi vì có tin thì mới có nguyện. Có nguyện mới chuyên niệm. Nếu tin mà không nguyện thì gọi là tin suông. Nếu nguyện mà không chuyên niệm gọi là nguyện hão. Trong niệm Phật Tông yếu, tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân sơ tổ Tịnh Tông Nhật Bản, hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí dạy: “ Tuy được nghe danh hiệu Phật mà không tin cũng như không được nghe. Tuy có tín tâm mà không niệm Phật cũng như không có tín tâm. Bởi thế nên thường niệm Phật”.
2. Chính niệm:

Chính niệm là niệm chân thật khởi từ tâm người tu pháp môn niệm Phật. Chỉ có một lòng cầu vãng sinh mới là chân thật. Vì cầu vãng sinh là cầu giải thoát và cầu thành Phật. Còn lại kể cả cầu Phật cũng đều là cầu nhân ngã. Nên một lòng cầu vãng sinh gọi là chính niệm. Lại nữa, một lòng cầu vãng sinh là nguyện thiết mà nguyện muốn thiết phải có tin sâu. Vì thế tin sâu, nguyện thiết hay tin nguyện cũng là chính niệm vậy.
Một lòng cầu vãng sinh hay tín nguyện hay chính niệm thuộc về tâm là mục đích của người tu pháp môn niệm phật, còn niệm Phật chỉ là phương tiện giúp người niệm Phật thực hiện mục đích là cầu vãng sinh mà thôi. Niệm Phật hay xưng danh hiệu Phật là hành động của miệng thuộc về khẩu nghiệp, nên niệm Phật gọi là chính nghiệp. Nhiều bạn đồng tu thường hay cho rằng niệm Phật là chính niệm thì không phải vậy. Trong Niệm Phật Tông Yếu, Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy: “Không để ý đến thiện ác trong tâm mình chỉ một lòng cầu vãng sinh mà niệm Phật. Đó là tha lực niệm Phật. Nếu cho rằng mình nghiệp chướng nặng nề khó được vãng sinh là một sai lầm lớn”.
Theo lời dạy của Tổ thì phải giữ được chính niệm khi niệm Phật mới nhận được tha lực của Phật, còn không giữ được chính niệm hoặc không có chính niệm thì niệm Phật đó là tự lực niệm Phật.
Nguyện mười bốn trong bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà chỉ rõ dấu hiệu khi niệm Phật nhận được tha lực và tác dụng của tha lực đối với người niệm Phật. “Nếu có chúng sinh thấy được quang minh chiếu chạm thân mình, đều được an lạc, tâm từ, hành thiện, sinh về nước ta. Nếu không như nguyện không thành Chính Giác”.
An là thân ít bệnh tật, không bị tai nạn. Tâm ít gặp những điều ngang trái hoặc có gặp cũng không sinh phiền não. Thích yên tĩnh, ở yên v..v.. nên luôn được vui vẻ. Thấy chúng sinh khổ, khởi lòng thương xót là tâm từ. Thiện căn có tăng mới làm điều thiện. Thiện căn tăng, ác căn sẽ giảm, ác căn là tham sân si giảm làm tâm người niệm Phật giảm bớt tán loạn.Vì thế, kinh Quán Vô Lượng Thọ có đoạn:“Một tiếng Niệm Phật tiêu trừ tám mươi ức kiếp trọng tội sinh tử, lại được tám mươi ức kiếp công đức vi diệu”. Đoạn kinh này đã làm rõ tác dụng của nguyện mười bốn vậy.
Xưng danh hiệu Phật hay niệm Phật chỉ là tín hiệu địa chỉ để tha lực hay quang minh của Phật định hướng về người niệm Phật đó. Còn có chiếu chạm hay không là tùy thuộc vào tâm người niệm Phật có chính niệm hay không. Nếu tâm người niệm Phật không có chính niệm, niệm Phật là để cầu nọ cầu kia hoặc có chính niệm mà bị tà niệm che mất thì quang minh của Phật cũng không chiếu chạm được. Vì thế không phải câu niệm Phật nào cũng là tha lực niệm Phật.
Phàm phu tội chướng thời kỳ mạt pháp hiện nay, nghiệp chướng quá sâu dày, thiện căn quá thiếu kém, căn cơ quá hạ liệt, thường bị nội ma là tham sân si quấy phá làm cho tâm đầy tán loạn nên khó giữ được chính niệm khi ngồi yên tĩnh niệm Phật và cản trở khiến người tu không luôn luôn niệm Phật được. Lại còn bị ngoại ma ra sức phá hoại lòng tin vào Di Đà bản nguyện như gửi thông tin qua người khác hoặc nhập vào người khác đến nói hoặc đưa tài liệu khiến người niệm Phật bị lạc đường. Nhưng không phải vì thế mà phàm phu tội chướng khó được vãng sinh.
Trong niệm Phật Tông Yếu Tổ Phát Nhiên Thương Nhân dạy: “Đã sinh làm người trong cõi tán địa này thì tâm đều tán loạn cả. Nếu phải bỏ cái tâm tán loạn mới được vãng sinh thì thật là vô lý. Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh là chỗ đáng quý của Di Đà bổn nguyện vậy”. Tổ còn dạy: “Tu Thánh đạo môn (Các tông phái khác như Luật Tông, Thiền Tông, Giáo Tông và Mật Tông) thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử. Tu Tịnh độ môn thì trở lại ngu si để vãng sinh. Bởi thế khi hướng về Thánh đạo môn thì trau dồi trí tuệ, giữ giới cấm, rèn luyện tâm tính làm tông chỉ. Còn bước vào Tịnh độ môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tính, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô tri, cần nương vào Di Đà bản nguyện mà niệm Phật mà cầu vãng sinh.”
Thế nên người tu pháp môn niệm Phật phải nương vào Di Đà bản nguyện mà niệm Phật mới đúng là pháp môn niệm Phật vậy.
II. Người tu pháp môn niệm Phật phải chuyên tu niệm Phật.
1. Thế nào là chuyên tu niệm Phật?

Tổ Thiện Đạo, tổ thứ hai Tịnh Tông Trung Quốc, là hóa thân của Phật A Di Đà trả lời câu hỏi này như sau: “Đức Đại Thánh (Phật Thích Ca) xót thương khuyên người chuyên xưng danh hiệu Phật (Kinh A Di Đà), vì xưng danh hiệu rất dễ. Nếu có thể niệm niệm nối nhau, lấy một đời làm kỳ hạn, thì mười người tu mười người vãng sinh, trăm người tu trăm người vãng sinh. Vì sao thế? Vì không có duyên tạp nên được chính niệm. Vì cùng với bản nguyện hợp nhau. Vì không trái với kinh giáo. Vì thuận theo lời Phật. Nếu bỏ chuyên niệm mà tạp tu, trong một trăm người may ra được một hai người. Trong một nghìn người hy vọng ba, bốn người vãng sinh mà thôi”. (Trích Hương Quê Cực Lạc)
2. Tạp tu là gì?
Theo lời dạy của tổ Thiên Đạo, nếu chuyên niệm Phật gọi là chuyên tu vì niệm Phật là tu đạo. Còn vừa niệm Phật lại tu thêm với nhiều pháp phương tiện như: tụng kinh, trì chú, sám hối, phóng sinh, nghe giảng kinh v.v… gọi là tạp tu.
Tạp tu khó được vãng sinh vì sao? Vì tạp tu thực hành nhiều pháp phương tiện khiến cho người tu bị phân tâm, tạo nhiều duyên tạp nên đến khi niệm Phật khó được chính niệm. Bản nguyện chỉ có một phương tiện là niệm Phật. Tạp tu thực hành nhiều pháp phương tiện nên không cùng bản nguyện hợp nhau.
Trong Niệm Phật Tông Yếu, tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy: “Niệm Phật là bổn nguyện của đức Phật A Di Đà nên được mười phương hằng sa chư Phật chứng thành. Các hạnh khác chẳng phải là bổn nguyện, nên chư Phật chẳng chứng thành. Bởi thế nên thường niệm Phật để mười phương chư Phật hộ niệm”. Chư Phật mười phương hộ niệm trước khi lâm chung là để người niệm Phật giữ được chính niệm, đến khi lâm chung Phật cùng Thánh chúng hiện ra trước mặt khiến cho tâm người niệm Phật không điên đảo. Bởi không nhờ tha lực của Phật vào hai lúc này thì người niệm Phật chẳng thể vãng sinh. Vì thế mới gọi Pháp môn Niệm Phật là pháp tha lực. Nên tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân mới có lời dạy trong Niệm Phật Tông Yếu như sau: “Niệm Phật là việc mình làm, vãng sinh là việc Phật làm. Vãng sinh là do Phật lực ban cho mà còn cứ tính toán trong tâm mình thì đó là tự lực chỉ nên xưng danh để Phật lại nghinh.”
Niệm Phật bao gồm tự lực niệm Phật và tha lực niệm Phật. Tự lực niệm Phật ví như lấy đá đè cỏ.Cỏ dụ cho phiền não tham sân hay tâm tán loạn. Nên tự lực niệm Phật chỉ được phúc báo mang đi luân hồi mà thôi. Còn tha lực niệm Phật ví như nhổ cỏ diệt cỏ khiến cho nghiệp chướng tiêu trừ căn lành thêm lớn, sẽ làm giảm bớt tâm đầy tán loạn xuống tâm còn nhiều tán loạn mới có thể vãng sinh được.Vì thế người tu pháp môn niệm Phật phải gắng sức niệm Phật sao cho có nhiều câu niệm Phật là tha lực niệm Phật vậy.
Tạp tu còn khó vãng sinh là do chưa tin vào Di Đà bản nguyện,vì còn nghi ngờ vào việc Phật làm thì làm sao mà có chính niệm được.Vả lại tu các pháp phương tiện (tự lực tu hành) công đức rất ít. Như trong kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Người hạ phẩm thượng sinh làm mọi điều ác, do tạo việc ác nên lúc lâm chung lửa dữ nơi địa ngục nhất thời hiện đến. Khi ấy gặp Thiện Trí thức vì họ giảng nói về mười hai bộ kinh (toàn bộ kinh Phật). Người ấy nghe rồi, diệt trừ những tội lỗi trong nghìn kiếp. Nghe kinh công đức ít nên địa ngục vẫn chưa tiêu diệt. Được người trí dạy niệm Phật A di đà một câu thì tiêu diệt tội nặng sinh tử trong tám mươi ức kiếp.” Kinh Niết Bàn nói: “Một tiếng niệm Phật phân làm mười sáu phần công đức. Nếu có một người bố thí cho chúng sinh khắp cả một thế giới trải qua ba tháng nhưng chỉ đem một phần trong mười sáu phần công đức của một tiếng niệm Phật cũng hơn công đức của người bố thí kia”. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “ Quang minh soi chiếu khắp mười phương thế giới, thâu nhiếp không rời chúng sinh niệm Phật” quang minh của Phật không soi chiếu người tu các hạnh khác.
Kinh A Di Đà có đoạn “ Này Xá Lợi Phất! Không có thể nào lấy ít thiện căn phúc đức nhân duyên mà được sinh sang bên nước kia đâu...” nên tạp tu là trái với kinh giáo và không thuận theo lời Phật. Vì thế người tu pháp môn niệm phật phải chuyên tu niệm Phật mới đúng với kinh Phật và lời Tổ về Pháp môn Niệm Phật vậy.
III. Người tu pháp môn niệm Phật phải tuân theo lời khuyên dạy của tổ Thiện Đạo, tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân và pháp tu của ngài Từ Vân Sám Chủ, của tổ Ấn Quang mà thực hành niệm Phật.
1. Lời khuyên dạy của tổ Thiện Đạo:

Trong niệm Phật Cảnh Tổ Thiện Đạo có mười lời khuyên người niệm Phật. Lời khuyên một và hai như sau:
Lời một:
Luôn luôn niệm Phật phải chân thật
Y theo lời Phật chớ hồ nghi
Điều phục tâm viên đừng phóng dật
Lời hai:
Chỉ nhớ niệm Phật không việc khác
Lắng tâm quyết định nguyện về Tây
Lâm chung tự thấy Như Lai đến

Lời một Tổ khuyên người niệm Phật phải y vào Di Đà Bản Nguyện mà luôn luôn niệm Phật và khi niệm Phật thì phải điều phục tâm viên. Điều phục là hàng phục và điều khiển. Tâm viên là tâm nhớ nghĩ lung tung hết chuyện này sang chuyện khác chẳng bao giờ dừng như con vượn chuyền cành (viên là vượn). Còn phóng dật là nhớ nghĩ buông luông thiếu đứng đắn. Tâm viên chính là tâm tán loạn vậy.
Lời hai Tổ khuyên “Chỉ nhớ niệm Phật không việc khác”. Việc khác là do tâm viên sinh khởi nên chỉ nhớ niệm Phật mới ngăn chặn việc khác đó làm cho tâm bớt tán loạn. Thí dụ: người ngồi bán hàng, khách đến thì bán, không có khách thì ngồi niệm Phật. Niệm thầm hoặc niệm mấp máy môi sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật hay bốn chữ A Di Đà Phật cũng được. (Khi niệm Phật tập trung tâm ý vào một điểm ở giữa trán và lắng nghe tiếng niệm Phật của mình thì rất hiệu quả). Hay người đang làm việc bằng trí óc, lúc nghỉ thì niệm Phật thay vì nhớ nghĩ đến việc khác. Còn làm việc bằng chân tay, nếu việc đơn giản như cấy lúa, cắm cây mạ xuống ruộng niệm A Di Đà Phật v.v.. thực hành niệm Phật như Tổ dạy đâu có khó, lại ngăn chặn làm cho tâm bớt dần tán loạn mới giúp giữ được chính niệm khi niệm Phật để rồi: “Lâm chung tự thấy Như Lai đến” tiếp dẫn mình về Tây phương Cực lạc vậy.
2. Pháp niệm Phật của Ngài Từ Vân Sám Chủ:
Gọi là niệm Phật mười hơi. Pháp này dành cho người còn đang bận việc làm ăn kiếm sống hay học sinh, sinh viên còn phải đang học hành.
Khóa lễ mười hơi thực hành như sau:
Buổi sáng sớm thức dậy đánh răng rửa mặt sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng rồi chọn một chỗ đứng quang đãng sạch sẽ ở trong nhà, ngoài hè hay ngoài sân rồi đứng thẳng quay mặt về phía Tây (phía mặt trời lặn). Chắp tay vái ba vái rồi đọc câu: Đệ tử con một lòng cầu sinh Tịnh độ mà niệm Phật. Đọc xong vẫn chắp tay hít hơi vào thật sâu, khi thở ra niệm A Di Đà Phật. Niệm thầm hay niệm mấp máy môi, niệm nhanh cho đến thật hết hơi. Lại tiếp tục hít vào thở ra niệm Phật, như thế cho đến hơi thứ mười. Phải tập trung hết tâm lực vào khi niệm Phật. Niệm Phật xong đọc câu hồi hướng:
Nguyện đem công đức niệm Phật
Hồi hướng bốn ân ba cõi
Nguyện cùng khắp pháp giới chúng sinh
Đồng sinh Tịnh độ tròn Phật đạo

Đọc xong vái ba vái là xong thời khóa.
Niệm Phật mười hơi vọng niệm không có khe hở để sinh khởi nên nhiếp tâm rất tốt. Nếu ngắn hơi, niệm chậm cũng được gần mười câu là gần một trăm câu Phật hiệu. Nếu dài hơi niệm nhanh sẽ được gần hai mươi câu hay hơn, là trên dưới hai trăm câu Phật hiệu. Trong số nhiều câu ấy thế nào cũng có câu là tha lực niệm Phật. Nhưng nhược điểm của pháp này là bị lao hơi chóng mệt không niệm được nhiều. Chỉ mười hơi là vừa, nên gọi là niệm Phật mười hơi vậy.
Buổi tối trước khi đi ngủ lại thực hiện một khóa niệm Phật mười hơi nữa. Còn trong ngày thì y theo lời khuyên của Tổ Thiện Đạo là “chỉ nhớ niệm Phật không việc khác” mà thực hành và không duyên theo một pháp tu nào khác hay một phương tiện hành đạo nào khác thì người đó là chuyên tu niệm Phật. Đến khi tuổi cao được nhàn rỗi hay được nghỉ hưu mà áp dụng pháp niệm Phật của Tổ Ấn Quang thì vãng sinh Tịnh độ đâu có khó vậy.
3. Pháp niệm Phật của Tổ Ấn Quang: nhiếp tâm thập niệm ký số
Tổ Thiện Đạo hoằng dương Pháp môn niệm Phật vào thời nhà Đường bên Trung Quốc cách đây hơn một nghìn ba trăm năm.Trước thời kỳ mạt pháp hơn ba trăm năm.Thời đó Phật giáo Trung Quốc hưng thịnh lẫy lừng nhất nên căn cơ chúng sinh còn sáng lẹ, điều phục tâm tán loạn hay nhiếp tâm còn dễ. Nhưng thời nay là thời kỳ mạt pháp. Tổ Ấn Quang nhận định căn cơ chúng sinh thuộc loại độn căn. Nếu chỉ nhiếp tâm thôi thì khó dẹp được tâm tán loạn. Phải áp dụng thêm cách thập niệm ký số. Thập niệm ký số là: khi niệm Phật phải nghe rõ, ghi nhớ rành rẽ từ một cho đến mười câu, hết mười câu liền trở lại một. Cứ thế xoay vòng mãi. Thập niệm ký số áp dụng cho mọi trường hợp niệm Phật đi đứng nằm ngồi. Nhưng khi ngồi yên tĩnh lúc vắng vẻ, ít tiếng động hoặc ở đạo tràng lúc thầm niệm mà áp dụng Pháp nhiếp tâm thập niệm ký số này thì dễ nhiếp tâm, nên dễ nhận được quang minh của Phật chiếu chạm. Vậy nhiếp tâm niệm Phật là như thế nào? Là thu các căn mắt, tai, ý không cho nó tiếp xúc với cảnh trần. Như mắt nhắm lại thì không thấy gì, còn đi đứng nằm ngồi thì mắt nhìn nọ nhìn kia, khó thu nhiếp căn mắt. Tai chỉ nghe tiếng niệm Phật của mình không nghe tiếng này tiếng khác. Ngồi tĩnh tâm nơi ít tiếng động dễ nhiếp căn tai hơn. Tâm ý chỉ tập trung vào một điểm ở giữa trán rồi đếm câu niệm Phật của mình do tai mình nghe thấy là thu nhiếp ý căn không cho nó tiếp xúc với pháp trần để nhớ nghĩ lung tung. Thu nhiếp ba căn rồi lại niệm Phật nhịp nhàng theo hơi thở và áp dụng thêm pháp niiệm Phật muời hơi, là hít vào sâu rồi thở ra niệm nhanh nhiều câu Phật hiệu thì nhất định lâu mau tùy người sẽ nhận được quang minh của Phật chiếu chạm.Chú ý: khi nhiếp tâm thập niệm ký số, nếu thấy đầu nặng hay nhức đầu thì chuyển tập trung tâm ý xuống hai lòng bàn chân, nặng đầu, nhức đầu sẽ hết.
Khi ngồi yên tĩnh niệm Phật thực hành như sau: Ngồi bán già hay ngồi khoanh chân cũng được, lưng phải thẳng. Nếu lưng trùng lại ngồi thẳng trở lại. Bàn tay phải đặt trên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau đặt trên ống chân trước bụng hay ngón tay cái chạm vào ngón tay chỏ đặt lên đầu gối cũng được. Mắt nhắm lại tập trung tâm ý vào một điểm ở giữa trán. Niệm kim cương (mấp máy môi) bốn tiếng A Di Đà Phật.
Trước khi niệm Phật, hít vào thở ra độ năm đến mười hơi cho hơi thở được điều hòa. Mười hơi đầu hoặc nhiều hơn tùy sức. Mỗi hơi niệm năm câu như: hít vào sâu, thở ra niệm nghe đếm từ câu một đến câu thứ năm. Hơi thứ hai, hít vào sâu thở ra niệm nghe đến từ câu thứ sáu đến câu thứ mười, rồi lại quay vòng thở niệm nghe đếm như thế. Hít vào sâu thở ra niệm nhanh nghe đếm được nhiều câu như thế rất dễ nhiếp tâm nhưng chóng mệt. Nếu thấy hơi mệt chuyển niệm chậm hơn, ba hơi được mười câu như: hơi thứ nhất hít vào niệm một câu thở ra niệm hai câu, hơi thứ hai cũng thế, hơi thứ ba hít vào niệm một câu thở ra niệm ba câu rồi lại quay vòng như thế. Nếu niệm ba hơi được mười câu thấy mệt thì niệm một hơi được một câu như hít vào A Di thở ra Đà Phật. Nếu niệm chậm thấy khó nhiếp tâm lại chuyển sang niệm nhanh. Cứ quay vòng niệm nhanh chậm như thế cho hết thời khóa. Chú ý: khi nhiếp tâm niệm Phật thập niệm ký số phải nhớ tập trung hết tâm ý vào một điểm ở giữa trán và y theo lời căn dặn của Tổ Ấn Quang: “Có một bí quyết khẩn thiết bảo nhau khi niệm Phật phải chí thành cung kính. Nhiệm màu rất nhiệm màu”.
Thời gian cho mỗi khóa niệm Phật khi mới tu là 15 đến 30 phút rồi tăng dần 60 phút hay hơn nữa tùy duyên.
Nhiếp tâm thập niệm ký số áp dụng trong các khóa tu ở đạo tràng hay ở nhà. Ngoài ra, bất kỳ thời gian nào, ở đâu nếu người niệm Phật muốn thực hành, chỉ cần chọn chỗ ngồi sạch sẽ, quang đãng, quần áo chỉnh tề, trước khi niệm Phật chắp tay đọc: Đệ tử con một lòng cầu sinh Tịnh độ mà niệm Phật, rồi niệm Phật. Niệm xong chắp tay đọc bài hồi hướng: “Nguyện đem công đức niệm Phật, hồi hướng bốn ân ba cõi, nguyện cùng khắp pháp giới chúng sinh đồng sinh Tịnh độ tròn Phật đạo”.
Nếu có hoàn cảnh nhập thất (đóng cửa niệm Phật) thời gian từ 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày hay dài hơn thì rất tốt. Vì khi nhập thất không bị cảnh ngoài chi phối nên niệm Phật được liên tục, kéo dài dễ nhiếp tâm, dễ nhận được quang minh chiếu chạm.
Tổ Ấn Quang nói một câu rất cảm động: “ Ấn Quang tôi vì tâm khó điều phục, nhiều phen dùng thử mới biết là hay. Nguyện cùng những người độn căn đời sau y theo tu tập. Để được đồng sinh về Cực Lạc”. (Tổ Ấn Quang là tổ thứ mười ba Tịnh Tông Trung Quốc).
Pháp nhiếp tâm thập niệm ký số thích hợp với người có nhiều thời gian tu hành. Nếu ngồi yên tĩnh mà thực hiện pháp này thì chỉ một thời gian không lâu sẽ nhận được quang minh của Phật chiếu chạm. Tất nhiên số câu niệm Phật nhận được quang minh chiếu chạm lúc đầu còn ít. Có thời khóa niệm Phật nhận được, có thời khóa niệm Phật không nhận được. Nhận được nhiều, được ít v.v.. còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, hoàn cảnh, đặc biệt phụ thuộc vào người niệm Phật có thường niệm Phật khi đi đứng, nằm ngồi hay không. Vì có thường niệm Phật mới xả bỏ bớt duyên trần làm cho tâm bớt tán loạn để hỗ trợ cho ngồi tĩnh tâm niệm Phật.
Làm sao biết được quang minh của Phật chiếu chạm? Khi ta ngồi yên tĩnh niệm Phật đúng pháp của Tổ. Tâm ý ta tập trung vào một điểm ở giữa trán. Nếu có quang minh chiếu chạm thì người nhạy cảm sẽ thấy ở điểm đó nặng nặng, tê tê hoặc như có một lực nào tác dụng lên nó. Nhưng chỉ có cảm giác chiếu chạm mà thôi. Còn nếu thấy ánh sáng hoặc cảnh giới v.v.. thì phải xả ngay, không duyên theo vì quang minh của Phật thanh tịnh, chân thật không có hiện tướng gì hết. Kinh Kim Cương Phật dạy: “Phàm cái gì đã hiện tướng đều là hư dối”. Nhưng rõ hơn là thấy tâm mình đã chuyển, như nguyện mười bốn đã chỉ rõ: “…đều được an lạc, tâm từ hành thiện...” (đã phân tích ở phần trên).
 Người niệm Phật nếu tâm mình đã chuyển thì lúc nào cũng thấy vui. Tự nhiên không ham thích hưởng thụ thú vui của thế gian. Cái vui của thế gian chỉ là giả tạm, vui xong lại khổ. Bởi vì còn bị bốn khổ sinh lão bệnh tử đeo bám chẳng lúc nào rời. Vua Trần Thái Tông đã làm bài kệ nói lên tâm trạng này:
Xin chớ so đo khổ với vui
Có chi là khổ có chi vui
Vui trong tham dục vui liền khổ
Khổ chốn tu hành khổ hóa vui
Nếu biết có vui là có khổ
Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui
Mong sao được sống không vui khổ
Để thoát ra ngoài cảnh khổ vui

Cái vui khổ của thế gian là do đối đãi nhau mà có. Vì nếu không có cái gì gọi là khổ thì làm gì có cái gì gọi là vui. Vui khổ chỉ nương nhau mà tồn tại đó thôi, nên gọi là đối đãi giả tạm. Cùng trong một cơn mưa, người đi đường không có áo mưa khổ, người trồng cây nắng hạn thấy vui, người đang ngồi trong nhà chẳng khổ cũng chẳng vui. Phàm phu tội chướng chúng ta tuy có chuyển tâm do niệm Phật nhận được tha lực nhưng chưa thể đạt tới trạng thái tâm tự tại không vui không khổ ở thế gian được, nên phải gắng sức niệm Phật để được Phật đón về Cực lạc mới thoát khỏi cái vui khổ ở thế gian mà hưởng cái vui không đối đãi như trong kinh A Di Đà Phật dạy: “Này Xá Lợi Phất! Cõi ấy vì sao gọi là Cực Lạc? Chúng sinh cõi ấy không có những khổ, chỉ hưởng toàn vui. Bởi thế cho nên gọi là Cực Lạc”.
 Người niệm Phật nếu tâm mình đã chuyển, tự nhiên thấy thức ăn ngon không còn hấp dẫn mình nữa, thậm chí còn sợ, nên ăn chay trường, là do niệm Phật nhận được tha lực của Phật, tâm bớt tham lại có tâm từ thương xót chúng sinh mới ăn chay trường được, và đã ăn chay trường do tâm đã chuyển thì dù ở hoàn cảnh như thế nào cũng không trở lại ăn mặn được nữa. Nếu người tu pháp môn niệm PHẬT mà vẫn còn ăn mặn, vẫn ham thích thú vui của thế gian là do tâm mình chưa chuyển. Vua Trần Thái Tông lại có bài kệ tiếp để nhắc nhở:
Lưỡi vương vị ngọt tai vương tiếng
Mắt theo hình sắc mũi theo hương
Lênh đênh làm khách phong trần mãi
Ngày hết quê xa vạn dặm đường.

 Người niệm Phật nhận đuợc quang minh chiếu chạm là đã được Phật A Di Đà hỗ trợ nhân thiện. Tâm thiện tăng sẽ trở thành người thiện, vì thế kinh A Di Đà Phật Thích Ca gọi người chuyên niệm Phật là thiện nam, thiện nữ. Đã có thêm nhân thiện lại được Chư Phật mười phương hộ niệm hỗ trợ duyên thiện nên thành quả phúc hiện tiền là hay gặp nhiều may mắn. Vì thế trong kinh Phật nói người niệm Phật nhận được bảo châu như ý là như vậy. Nếu một đất nước (quốc độ) người người chuyên tu niệm Phật, nhà nhà chuyên tu niệm Phật thì quốc độ đó chuyển từ uế độ thành thiện độ và nhờ tha lực của Phật, từ thiện độ dân nước đó sẽ được chuyển sinh về Tịnh độ của đức Phật A Di Đà. Thế mới là đại nguyện tiếp dẫn độ tận chúng sinh của Như Lai vậy.
 Người niệm Phật nếu tâm mình đã chuyển, khi bệnh nặng gần đến cái chết mà biết lời dạy của tổ Thiện Đạo trả lời Tri Quy Tử trong Niệm Phật Cảnh: “Phàm tất cả người mạng chung muốn được vãng sinh cần phải không được sợ chết. Thường nghĩ thân này nhiều đau khổ, bất tịnh, nghiệp ác trùng trùng xen tạp. Nếu bỏ được thân hình nhơ nhớp này, siêu sinh Tịnh độ thì thọ hưởng vô lượng niềm vui, giải thoát con đường đau khổ sinh tử. Như vậy mới vừa ý. Ví tợ cởi bỏ chiếc áo nhơ xấu, được thay vào y phục quý đẹp. Chỉ nên buông bỏ thân tâm đừng sinh lòng lưu luyến. Hễ có bệnh thì nhớ về vô thường, một lòng chờ cái chết đến”.
Lời Tổ dậy rất hay vì sợ chết tức là tham sống. Con người lúc sắp chết, niệm tham sống khởi lên rất mãnh liệt, mãnh liệt nhất. Nếu không sợ chết mà chờ nó đến thì những niệm tham khác như tham luyến tình cảm, tham tiếc của cải gọi là những niệm sai lầm, không vượt qua nó được. Nếu người tu pháp môn niệm Phật tâm đã chuyển, đến khi bệnh nặng sắp đến cái chết lại theo lời khuyên dạy của Tổ Thiện Đạo mà “một lòng chờ cái chết đến” thì nhất định người đó sẽ giữ được chính niệm, liền được chư Phật mười phương hộ niệm. Chư Phật mười phương hộ niệm, ngoại ma không phá được nên người tu pháp môn niệm PHẬT mới giữ được chính niệm cho đến khi “Phật cùng Thánh Chúng hiện ra trước mặt” để tiếp dẫn. Thế thì việc vãng sinh đã nắm chắc trong tay, vãng sinh đâu có khó.
Tổ Tri Húc dạy: Niệm Phật còn nhiều tán loạn nếu được vãng sinh thì về hạ hạ phẩm, nếu ít tán loạn thì về trung hạ phẩm. Nếu không còn tán loạn thì về thượng hạ phẩm. Nếu chứng tam muội sự thì về ba phẩm trung. Chứng tam muội lý thì về ba phẩm thượng.
Phàm phu tội chướng thời mạt pháp chúng ta niệm Phật cầu vãng sinh được về hạ hạ phẩm (đới nghiệp vãng sinh) là phù hợp với căn cơ của mình vậy.
IV. Người tu pháp môn niệm Phật phải giữ được chính niệm (tin, nguyện) cho đến trước khi lâm chung. Đến khi lâm chung Phật A Di Đà cùng Thánh Chúng tiếp dẫn về Tây phương Cực Lạc.
Theo kinh Phật, lúc lâm chung thân ngũ uẩn gồm sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Sắc uẩn là thân thịt xương máu mủ, bốn uẩn còn lại là thần kinh hệ, đang bị phân ly và liệt hoại làm cho thân thể bị đau đớn. Còn tâm thì hiện ra ấm cảnh làm cho điên đảo. Ấm cảnh là gì? Ấm cảnh là cảnh giới của lục đạo luân hồi do nghiệp nhân thiện ác mà con người gây ra khi còn sống và một số nghiệp nhân quá khứ tạo nên. Đến sát na lâm chung là một loáng thời gian trước khi chết, ấm cảnh hay cảnh giới nào mạnh sẽ lôi kéo thần thức và thân ngũ ấm người chết đó vào cảnh giới tương ứng của lục đạo luân hồi.
Từ đặc điểm trên của khi lâm chung, liên hệ với Kinh A Di Đà “Chỉ có những người một lòng chuyên niệm danh hiệu của Phật A Di Đà… Người ấy khi nào lâm chung Phật cùng Thánh chúng hiện ra trước mặt, tâm không điên đảo, người ấy liền sinh sang nước Cực Lạc của Phật A Di Đà”. Như vậy thì chỉ có những người tu pháp môn niệm Phật giữ được chính niệm (tin, nguyện) cho đến trước khi lâm chung.Vì chính niệm (tin, nguyện) đồng với Đại nguyện tiếp dẫn của Phật thì khi lâm chung Phật cùng Thánh chúng mới hiện ra trước mặt để tiếp dẫn. Phật hiện nên ấm cảnh không hiện ra được, vì thế tâm người niệm Phật mới không điên đảo vẫn giữ được chính niệm (tin nguyện).Trong niệm Phật Tông Yếu Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân cũng dạy như vậy:
“Người niệm Phật có lòng cầu vãng sinh và không nghi ngờ Di Đà bản nguyện, khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được vậy là nhờ chư Phật lai nghinh. Phật lai nghinh để người tu niệm Phật cầu vãng sinh lúc lâm chung được chính niệm, không phải lúc lâm chung cần phải chính niệm thì Phật mới lai nghinh. Người không biết nghĩa này cho rằng lúc lâm chung cần phải chính niệm niệm Phật Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật nguyện và không hiểu kinh văn nữa”.
Nhưng chính niệm lúc lâm chung mới chỉ là tâm chân thật của phàm phu tội chướng, Phật chưa tiếp dẫn về Tịnh độ được. Phải đợi đến khi tâm chân thật của phàm phu trở thành tâm thanh tịnh, Phật mới phóng quang tiếp dẫn về Tịnh độ của Phật. Lời khuyên người niệm Phật của Tổ Thiện Đạo trong Niệm Phật Cảnh làm rõ ý này.
Niệm Phật trước trừ tâm tham ái
Lâm chung tâm định thấy Di Đà
Tợ trăng sáng tỏ soi đầm biếc

Có trừ được tâm tham ái mới giữ được chính niệm trước khi lâm chung. Còn khi lâm chung tâm định mới thấy Di Đà. Tâm có định mới sinh trí tuệ. Trí tuệ tâm Phật chính là tâm thanh tịnh. Nhờ có con mắt trí tuệ của tâm thanh tịnh mới thấy Di Đà, bởi thân của Phật là thân năng lượng, giống như hình hiện trên ti vi. Mắt của người không thấy được.
Nhưng tâm định vào thời điểm nào của khi lâm chung? Tâm định vào sát na lâm chung, sát na lâm chung là một loáng thời gian trước khi chết, trong một loáng thời gian này, thân ngũ uẩn vừa liệt hoại xong (hơi dứt mạng hết) đột ngột không ngăn che trí tuệ tâm Phật, ví như đèn hết dầu phụt sáng trước khi tắt. Vậy sát na lâm chung tâm người niệm Phật mới được thanh tịnh và Phật A Di Đà tiếp dẫn họ vào thời điểm này. Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân cũng xác định như vậy: “Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, người ngoài không biết được, chỉ có Phật và người niệm Phật biết được mà thôi” (Trích Niệm Phật Tông Yếu).
Thật đúng với lời dạy của Phật Thích Ca trong kinh A Di Đà: “…ai đã nguyện thì đã sinh rồi. Ai nay đang nguyện thì nay được sinh. Còn ai mới nguyện thì mai sẽ sinh. Bởi thế cho nên, này Xá Lợi Phất! Thiện nam, thiện nữ, hễ có ai tin thì nên phát nguyện sinh về Cực Lạc”. Dựa vào ý này của Phật Thích Ca, Tổ Tri Húc, tổ thứ chín Tịnh Tông Trung Quốc có lời dạy như sau: “Được sinh cùng chăng toàn do tín nguyện có hay không. Về phẩm thấp cao đều do niệm Phật sâu hay cạn”. Tổ Ấn Quang đã khẳng định lời dạy này của Tổ Tri Húc. “Đây là luận án thép. Nghìn Phật ra đời cũng không thay đổi”. (trích thư gửi Cao Thiệu Lân trong quyển Lá Thơ Tịnh Độ).
Còn những người tu pháp môn niệm phật không giữ được chính niệm (tin nguyện) cho đến trước khi lâm chung. Khi lâm chung ấm cảnh hiện, làm cho tâm điên đảo. Đến sát na lâm chung, ấm cảnh hay cảnh giới nào mạnh liền lôi kéo thần thức và ngũ ấm thân những người đó vào cảnh giới tương ưng của lục đạo luân hồi. Vì thế tổ Thiện Đạo có lời khuyên dạy như sau:
“Việc luân hồi sinh tử rất lớn lao, phải tự mình gắng sức mới được. Nếu một niệm sai lầm để luống qua thì nhiều kiếp chịu khổ. Có ai thay thế cho mình! Nên suy nghĩ kỹ, nên suy nghĩ kỹ”.
V. Sơ đồ Nhân Duyên Quả của Pháp môn Niệm Phật


6.png


VI. Kết luận:
Người tu pháp môn niệm phật nếu nương vào Di Đà bản nguyện chuyên tu niệm Phật, lại tuân theo lời khuyên dạy của Tổ Thiện Đạo, tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân và các pháp tu của ngài Tư Vân Sám Chủ của tổ Ấn Quang mà thực hành niệm Phật, thì nhất định người ấy sẽ được chư Phật mười phương hộ niệm để giữ được chính niệm (tin nguyện ) đến trước khi lâm chung và đến khi lâm chung được Phật A Di Đà cùng Thánh Chúng tiếp dẫn về Tây phương Cực Lạc.
Thật đúng là: “Một đường Tây phương rộng thênh thang, thẳng tắp về nhà không cần hỏi” (lời của Tổ Thiện Đạo).
Viết đến đây tôi lại càng thấy thấm thía và xót xa trước câu nói ghi trong lời tựa của Niệm Phật Cảnh “Niệm Phật rất dễ thực hành. Tịnh độ rất dễ vãng sinh, mà chúng sinh không thể thực hành, không thể vãng sinh, thì chư Phật chẳng biết làm thế nào!”
Tôi hy vọng nhiều bạn đồng tu cũng có tình cảm này để cùng nhau thực hành niệm Phật, để cùng nhau vãng sinh Tịnh độ, để cùng được đền ơn trong muôn một Đức Bổn Sư Thích Ca chỉ đường, Đức Từ Phụ A Di Đà tiếp dẫn và chư Phật mười phương hộ niệm.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ
A DI ĐÀ PHẬT!
NGHI THỨC CHUYÊN TU
NIỆM PHẬT
I. KHẤN NGUYỆN

Chủ sám niệm: Nam Mô A Di Đà Phật
Đại chúng hòa: Đệ tử chúng con 1 lòng cầu sinh Tịnh Độ mà Niệm Phật, nguyện được Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn, Chư Phật mười phương, Chư Đại Bồ Tát, Chư Thánh Chúng, Thiên Long, Hộ Pháp đồng hộ niệm (1 vái).
II. LỄ NGUYỆN
Chủ sám Chí tâm đỉnh lễ
Đại chúng hòa: (12 lễ)
1/ A Di Đà Phật: Nguyện cho chúng con nhận được quang minh chiếu chạm than mình.(quỳ lạy 1 lễ)
2/ A Di Đà Phật: Nguyện cho chúng con nghiệp chướng được tiêu trừ. (quỳ lạy 1 lễ)
3/ A Di Đà Phật: Nguyện cho chúng con căn lành thêm lớn. (quỳ lạy 1 lễ)
4/ A Di Đà Phật: Nguyện cho chúng con luôn tăng trưởng lòng tin sâu nguyện thiết. (quỳ lạy 1 lễ)
5/ A Di Đà Phật: Nguyện cho hoa sen chúng con đang sinh nơi Tịnh Độ. (quỳ lạy 1 lễ)
6/ A Di Đà Phật: Nguyện cho chúng con trước phút lâm chung thân không bệnh khổ. (quỳ lạy 1 lễ)
7/ A Di Đà Phật: Nguyện cho chúng con trước phút lâm chung tâm không tham luyến, khi lâm chung ý không điên đảo. (quỳ lạy 1 lễ)
8/ A Di Đà Phật : Nguyện cho chúng consát na lâm chung được thấy Phật. (quỳ lạy 1 lễ)
9/ A Di Đà Phật : Nguyện cho chúng con được Phật và Thánh chúng tiếp dẫn về Tịnh Độ.
(quỳ lạy 1 lễ)
10/ A Di Đà Phật : Nguyện cho chúng con tu tiếp ở Tịnh Độ chứng được Bồ Tát Bất Thoái.
(quỳ lạy 1 lễ)
11/ A Di Đà Phật : Nguyện cho chúng con trở lại Ta Bà hóa độ chúng sinh. (quỳ lạy 1 lễ)
12/ A Di Đà Phật: Nguyện cho chúng con hoàn thành hạnh nguyện của Bồ Tát, đồng thành Phật đạo.
(quỳ lạy 1 lễ).

III. SÁM NGUYỆN
(Tụng bài Sám Di Đà theo chuông mõ)
Một lòng giữ niệm Di Đà
Hồng danh sáu chữ thật là rất cao.
Năng trừ tám vạn trần lao
Người đời nên sớm hồi đầu mới hay.
Khuyên ai xin chớ mê say
Tịnh tâm niệm Phật việc gì cũng an.
Niệm Phật tội nghiệp tiêu tan
Muôn tai ngàn họa khỏi mang vào mình.
Niệm Phật mở trí cao minh
Bao nhiêu hôn chướng chẳng sinh vào lòng.
Niệm phật cứu được tổ tông
Khỏi nơi biển khổ thoát vòng sông mê.
Niệm Phật thân tộc đề huề
Một nhà sum họp chẳng hề ghét nhau.
Niệm phật khỏi khổ khỏi đau
Bao nhiêu tật bệnh mau mau hết liền.
Niệm Phật có phúc có duyên
Xung mãn tài, lợi , bình yên cửa nhà.
Niệm Phật trừ được tà ma
Yêu tinh quỷ quái lánh xa ngàn trùng.
Niệm Phật năng khử độc trùng
Các loài ác thú hết hung hóa hiền.
Niệm Phật hết khùng hết điên
Có gương trí tuệ có đường quang minh.
Niệm Phật khỏi sự bất bình
Sự người chẳng nhớ sự tình chẳng ưa.
Niệm Phật cứu số long đong
No cơm ấm áo thung dung mãn đời.
Niệm Phật cảm động khắp nơi
Ai ai cũng mến người người đều thương.
Niệm Phật sinh dạ hiền lương
Từ bi thì có , bạo cường thì không.
Niệm Phật trời cũng thương lòng
Thường thường ủng hộ cả trong đêm ngày.
Niệm Phật thần cung kính vì
Thường hay trợ niệm trong khi đứng ngồi.
Niệm Phật lòng chẳng bồi hồi
Như cây không gió, nhánh chồi chẳng rung.
Niệm Phật khỏi sự hãi hùng
Gian tà đạo tặc chẳng chung tới nhà.
Niệm Phật giấc ngủ an hòa
Chiêm bao không có, niệm tà đều không.
Niệm Phật oan trái trả xong
Nợ nần kiếp trước hết mong hết đòi.
Niệm Phật trăm việc xong xuôi
Dầu sinh dầu tử cũng vui tấm lòng.
Niệm Phật hết sự đèo bòng
Chẳng ham tài lợi bỏ vòng công danh.
Niệm Phật uế nhiễm chẳng sinh
Cái gương tâm tính như vành trăng thu.
Niệm Phật lòng có sở cầu
Muốn tu thì được dễ đâu sai lầm
Niệm Phật niệm được nhất tâm
Bao nhiêu nghiệp cảm tiêu trầm biển khơi.
Niệm Phật sẽ sống trọn đời
Khỏi vòng nước lửa, khỏi nơi hung tàn.
Niệm Phật thân thể bình an
Khỏi vương ách nạn chết oan trên đời.
Niệm Phật niệm ở khắp nơi
Phá tan địa ngục rã rời ma quân.
Niệm Phật, Phật phóng hào quang
Chư Phật biến hóa ngồi ngang trên đầu.
Niệm Phật, Phật chẳng bỏ đâu
Niệm đâu Phật đó phải cầu chi xa.
Niệm Phật, Phật sẽ rước ta
Tây Phương đã sẵn một tòa hoa sen.
Niệm Phật phải niệm cho chuyên
Thì hoa sen ấy liền liền tốt tươi.
Niệm Phật, niệm niệm không dời
Tinh thần đã sớm dạo chơi Liên Trì.
Niệm Phật lơ láo ích chi
Sen kia khô héo khó mà tốt tươi.
Niệm Phật cần phải kính thành
Giữ cho thanh tịnh trong mình lục căn.
Niệm Phật như nước với trăng
Nước trong trăng tỏ, nước nhăn trăng mờ.
Niệm Phật có lắm huyền cơ
Miễn đừng đem dạ nghi ngờ là xong .
Niệm Phật giữ một tấm lòng
Di Đà oai đức mênh mông biển trời .
Đức Phật biến hóa khắp nơi
Thương đời cứu vớt những người trầm luân.
Chí tâm niệm Phật tinh cần
Lâm chung ngày cuối trọn phần vãng sinh.

IV. NIỆM PHẬT RA TIẾNG
Theo máy niệm Phật của Chùa Hoằng Pháp phát hành.
Tụng bài kệ theo chuông mõ
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở Tây Phương thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sinh
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới
Đại Từ, Đại Bi, tiếp dẫn đạo sư
A Di Đà Phật (3 lần).

Niệm Phật theo máy:
Máy niệm Nam Mô, đạo tràng lắng nghe và hít vào. Máy niệm tiếp A Di Đà Phật, đạo tràng thở ra và đồng thanh niệm theo máy. Máy nghỉ đạo tràng vẫn hít vào và thở ra niệm A Di Đà Phật.
* Lưu ý: Khi niệm không nghe tiếng niệm Phật của máy, chỉ nhiếp tâm nghe tiếng niệm Phật của mình. (30 phút)

V. KINH HÀNH THEO MÁY
(Bài niệm Phật phổ nhạc 2) 15 – 20 phút
Nam Mô A (bước chân trái, đặt gót chân vào đúng chữ A)
Di Đà Phật (bước chân phải, đặt gót chân vào đúng chữ Phật)
VI. LỄ PHẬT THEO MÁY
(Bài niệm Phật phổ nhạc 2) 15-20 phút
*Lần 1:
Nam Mô A (chắp tay trước ngực, hít vào)
Di Đà Phật (đưa tay lên trán ngang mũi, thở ra)
*Lần 2:
Nam Mô A (quỳ xuống, hai tay nâng vạt áo trước, hít vào)
Di Đà Phật (tay cầm vạt áo trải xuống chiếu, úp mặt lên vạt áo, thở ra)
*Lần 3:
Nam Mô A (vẫn úp mặt, ngửa hai bàn tay lên, hít vào)
Di Đà Phật (vẫn úp mặt, úp tay xuống, thở ra)
*Lần 4:
Nam Mô A (ngẩng mặt, quỳ đứng lên, hít vào)
Di Đà Phật (đứng thẳng lên, buông xuôi hai tay, thở ra)
VII. NIỆM PHẬT THẦM
(Niệm bốn tiếng A Di Đà Phật)

Tụng bài kệ theo chuông mõ
Bể cả ái dục Muốn cầu giải thoát
Sóng gió ngàn trùng Khổ não luân hồi
Đại dương khổ não Cần phải cấp tốc
Sâu thẳm vạn dặm Niệm Phật Di Đà
Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới
đại từ , đại bi tiếp dẫn đạo sư
A Di Đà Phật (3 lần)
Niệm Phật thầm (niệm Kim Cương):
(niệm từ 20 - 30 phút )
(Theo Pháp nhiếp tâm thập niệm ký số của Tổ Ấn Quang - Phần III bài “Niệm Phật như thế nào mới được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc”).
VIII. PHÁT NGUYỆN VÀ HỒI HƯỚNG

Nguyện sinh Tây Phương cõi Tịnh Độ
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ
Hoa nở thấy Phật chứng vô sinh
Bồ Tát Bất Thoái là bạn lữ.
Nguyện đem công đức niệm Phật
Hồi hướng bốn ân ba cõi
Nguyện khắp pháp giới chúng sinh
Đồng sinh Tịnh Độ tròn Phật đạo.


GHI CHÚ
1. Nghi thức chuyên tu niệm Phật sử dụng cho đạo tràng và cho cá nhân. Nếu là cá nhân thì không cần chuông, mõ cũng được.
2. Thực hành khoá lễ theo 3 trình độ.
Trình độ 1: Mới lập đạo tràng hay cá nhân mới niệm Phật thì hành trì đầy đủ nghi thức.
Trình độ 2: Hành trì tương đối thành thục.
Bỏ phần III (không tụng bài sám Di Đà)
Phần IV: Không niệm Phật ra tiếng mà thầm niệm .
Trình độ 3: Hành trì đã thành thục
Hành trì theo ba phần:
- Khấn nguyện
- Niệm Phật thầm
- Phát nguyện và hồi hướng
(Thời gian tuỳ duyên).
BẢN THUYẾT MINH SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ CHỈ RÕ CẢNH GIỚI CỦA PHẬT, CỦA CHÚNG SINH (THÁNH PHÀM) VÀ QUÁ TRÌNH TU HÀNH THEO PHÁP TỰ LỰC, THA LỰC ĐỂ VƯỢT QUA CỬA ẢI LUÂN HỒI SINH TỬ
I. DÒNG: Gồm có 6 dòng
Dòng 1:
 Phật có ba thân gồm: ứng thân, báo thân, pháp thân.
Pháp thân là thân chung của chư Phật khắp mười phương pháp giới. Báo thân là thân riêng của mỗi vị Phật. Báo thân phân thân đi độ sinh thì gọi là Ứng thân.
Cả ba thân đều là một thể năng lượng hào quang nhưng có mức độ khác nhau.
- Ứng thân: ở mức năng lượng thấp nhất.
- Báo thân ở mức năng lượng cao hơn
- Pháp thân ở mức năng lượng cao nhất.
 Tùy theo cơ cảm khác nhau mà chúng sinh thấy được thân nào của Phật mà thôi:
- Nếu tu chứng mà đắc quả vị A La Hán, niệm Phật tha lực mà chứng Niệm Phật Tam Muội Sự, hoặc đới nghiệp vãng sinh thì thấy được Ứng thân Phật.
- Nếu tu chứng mà đắc Bát Địa Bồ Tát hoặc ở Tịnh độ mà chứng được Bồ Tát Bất Thoái thì thấy được Báo thân Phật.
- Nếu tu chứng mà đắc Cửu Địa Bồ Tát trở lên hoặc niệm Phật tha lực mà chứng Niệm Phật Tam Muội Lý, và tu tiếp thì dần dần thấy hết được Pháp thân Phật.
 Như vậy thân Phật chỉ là một thể năng lượng luôn luôn hiện tiền, bao chùm khắp pháp giới. Ví như chiếc đỉnh phải có đủ ba chân, chữ Y phải có đủ 3 gạch, không thể tách rời nhau được.
Dòng 2:
 Chân tâm Phật: Bát Nhã Tâm Kinh gọi là tính chân không, là năng lượng bản thể giác tính. Khoa học gọi là năng lượng thông tin, gồm có bốn trí:
- Thành sở tác trí
- Diệu quan sát trí
- Bình đẳng tính trí
- Đại viên kính trí

 Mức năng lượng thấp nhất (Ứng thân Phật) có trí tuệ Thành sở tác trí và Diệu quan sát trí (Lục thần thông).
 Mức năng lượng cao hơn (Báo thân Phật), có thêm Bình đẳng tính trí.
 Mức năng lượng cao nhất (Pháp thân Phật), có thêm Đại viên kính trí (đủ bốn trí).
Còn thêm Ba minh là :
- Thiên nhãn minh
- Túc mạng minh
- Lậu tận minh
Và năm nhãn là:
- Nhục nhãn
- Thiên nhãn
- Tuệ nhãn
- Pháp nhãn
- Phật nhãn
Dòng 3
Tâm phàm phu gồm:
 Thức tâm phan duyên: do sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần (Sắc, thanh hương, vị, xúc, pháp) tạo ra sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức). Chúng sinh mê lầm nhận là tự tính. Sáu thức này sinh diệt.
 Thức tinh nguyên minh
Hay căn bản Bồ Đề chính là nguồn sinh sống của mình mà không tự biết. Duy thức luận gọi là thức thứ 8, hay thức A lại da, chính là thần thức vậy.
Dòng 4
 Chúng sinh mê lầm là do năm uẩn ngăn che trí tuệ mà sinh ra năm ấm: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm. Là năm lớp mê lầm thuộc về vọng tâm.
Dòng 5
 Do tâm mê lầm mà sinh ra phiền não gọi là Lậu hoặc gồm: Kiến hoặc, Tư hoặc, Trần sa hoặc và Vô minh hoặc.
Dòng 6

 Thần thức theo nghiệp dẫn đi đầu thai vào lục đạo luân hồi, thuộc cảnh giới phàm (Tam giới)
 Thần thức chuyển sinh sang cảnh giới Thánh:

- Niết bàn A La Hán
- Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà
II. CỘT
1. Bốn cột thuộc năm dòng trên:
Cột 1: Chỉ tâm Phật (giác). Tâm chúng sinh (mê).
Cột 2: Chỉ rõ mối quan hệ lưu chuyển giữa tâm Phật (giác). Tâm chúng sinh (mê) thuộc cảnh giới phàm.
Cột 3 và 4: Chỉ rõ mối quan hệ, lưu chuyển giữa tâm Phật (chân tâm) với Thức tâm nguyên minh (thần thức) thuộc cảnh giới Thánh
2. Hai cột thuộc dòng thứ 6:
Cột 1: Cảnh giới Phàm (Tam giới)
Cột 2: Cảnh giới Thánh (Tịnh Độ)
III. CỬA ẢI VƯỢT LUÂN HỒI SINH TỬ:

Tượng trưng bởi giao điểm của hai dòng kẻ:
1. Dòng kẻ dọc: chia đôi sơ đồ (kể từ dòng kẻ ngang thứ 3 trở xuống), tượng trưng cho đường biên giới của cảnh giới phàm phu và Thánh xuất thế gian.
2. Dòng kẻ ngang: là dòng kẻ thứ 4 kể từ trên xuống. Tượng trưng cho con đường tu hành tự lực hay tha lực.
a/ Tu tự lực theo các pháp phương tiện mà phá xong sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, nhập diệt tận định thì chứng quả A La Hán, cửa ải luân hồi liền mở. Nếu mạng sống vẫn còn thì cảnh giới của A La Hán gọi là Niết Bàn hữu dư. Nếu mạng sống chấm dứt, cảnh giới này gọi là vô dư Niết Bàn (mô tả ở dòng 6, cột 2 trong sơ đồ).
b/ Tu tha lực là Pháp môn Niệm Phật.
 Nếu người tu là phàm phu tội chướng mà giữ được chính niệm (tin nguyện) cho đến trước khi lâm chung. Đến khi lâm chung, Phật A Di Đà cùng Thánh Chúng hiện ra trước mặt nên người đó giữ được chính niệm, tức là tâm chân thật. Đến sát na lâm chung, tâm chân thật chuyển thành tâm thanh tịnh, cửa ải luân hồi sinh tử mở, liền được Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn về hạ hạ phẩm của Tây Phương Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà(mô tả ở dòng 6, cột 2 trong sơ đồ).
Nếu người tu không giữ được chính niệm hay người không tu cho đến trước khi lâm chung, ấm cảnh hiện làm cho tâm điên đảo. Đến sát na lâm chung, là một loáng thời gian trước khi chết, cửa ải luân hồi sinh tử mở nhưng thần thức người tu hay không tu đó bị nghiệp lực cột chặt, lôi kéo đầu thai trở lại vào lục đạo luân hồi (3 cõi) (mô tả ở dòng 6, cột 1 của sơ đồ).
Nếu người tu chứng Niệm Phật Tam Muội cửa ải luân hồi sinh tử mở tung, người tu muốn trở về Cực Lạc lúc nào là tùy theo ý muốn. Nếu chứng Niệm Phật Tam Muội Sự thì sinh về 3 phẩm Trung, nếu chứng Niệm Phật Tam Muội Lý thì sinh về 3 phẩm Thượng của Tây Phương Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà (mô tả ở dòng 6, cột 2 của sơ đồ).
Cư sĩ Như Trụ kính biên soạn và lập sơ đồ.
Thế danh: Dương Nguyễn Thạch
Địa chỉ: 110 dãy B khu tập thể 3 tầng –
Phố Lê Hồng Phong – Quận Hà Đông – TP Hà Nội.
ĐT: (04)33511553

7.png


NHẬN THỨC VÀ TU HÀNH
PHÁP MÔN NIỆM PHẬT THEO KINH PHẬT

VÀ LỜI TỔ
Cư sĩ Như Trụ
Nhµ xuÊt b¶n T«n gi¸o
53 TRÀNG THI – HÀ NỘI
§T: 37822845 - Fax: (04) 37822841
ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n
Giám đốc - Tổng biên tập
NguyÔn c«ng o¸nh
Biên tập : Nguyễn Thị Hà
Sửa bản in : Cư sĩ Như Trụ
Trình bày : Minh Thu

In 1000 b¶n, khæ 14.5 x 20.5cm. T¹i C«ng ty TNHH In - TM & DV NguyÔn L©m
Sè xuÊt b¶n: 2096-2014/CXB/14-311/TG. Mã số ISBN: 978-604-61-1698-1
QuyÕt ®Þnh xuÊt b¶n sè 752/Q§-TG ngµy 17 th¸ng 10 n¨m 2014.
In xong vµ nép lư¬u chiÓu Quý IV - 2014.
 

phichlijk

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2015
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Cám ơn bạn đã chia sẻ bài viết này, bài viết rất có ích với mình và rất hay. Bạn có thể chỉ cho mình cách viết được bài viết hay như vậy được không? Thank bạn!



______________________________________________
Đây là chữ ký của tôi :D
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Nam mô Bổn sự Thích Ca Mâu Ni Phật

Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan...
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên