Nhật ký Thiền

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Xin phép admin cho mình được mở một topic ghi lại những diễn tiến trong lúc thiền tập thường ngày ạ ! :)

Theo các đề mục quán sát mỗi ngày, từ hai ngày trước đến nay, mình có đặt đề mục rằng muốn tìm hiểu xem tại sao có cảm thọ chúng ta thích, và có cảm thọ chúng ta không thích ? (cảm thọ chỉ tượng trưng cho một trong các pháp)

Trong lúc thiền, thì theo thập nhị nhân duyên, có Thủ Hữu là do ái tạo duyên, Ái có là do Thọ duyên, Thọ có là do Xúc duyên v.v.... trở ngược về là do Vô minh.

Lúc này mình nghĩ, thế nào là Vô Minh ? Cụ thể rằng Vô Minh trong các tiến trình thân, thọ, tâp, pháp là ra sao ?

Phải chăng Vô Minh là sự nhận lầm các tiến trình sinh diệt của vạn pháp, không nhìn ra chúng chỉ là duyên sinh, chỉ đến và đi, vô thường, vô ngã... mà mê lầm chúng là một đối tượng - tức cái ngã - và có giá trị cố hữu nào đó ?

Chẳng hạn như nếu một cơn ngứa nổi lên trên thân, thì vô minh tức cái tâm nhìn nhận nó với một giá trị riêng biệt, và sinh ra chán ghét.

Vậy thì hỏi ngược, thế nào là ngược lại với Vô Minh - tức là Minh ? Phải chăng là nhìn nhận mọi hiện tượng như chúng là, tức là chỉ thấy mọi thứ là các tiến trình, chỉ đến và đi, sinh và diệt liên lỉ không ngừng ?

Tức là chỉ thấy cơn ngứa kia thực ra chỉ là tiến trình của thân không hơn, không kém.

Nhưng, cái gì đang đứng ra quan sát thế kia ? Nó là gì vậy ? Tại sao lại có sự tồn tại ngăn cách giữa cái đang quan sát và cái được quan sát vậy ?

Phải chăng nó là ý thức ? Là Tâm ? Nhưng dù mang tên là gì đi nữa, thì nó vẫn là một sự ngăn cách giữa các đối tượng. Và một khi có sự phân chia, tức sẽ có sự đối chọi rồi.

Như vậy, việc quan sát các hiện tượng liệu có đủ chăng ? Bởi cho dù có nhìn ra rằng mọi pháp đang hiển hiện kia đều vô thường, nhưng vẫn có một thứ đang đứng đó nhìn ngắm. Rốt cuộc nó là thế nào ? Hay, cái gì đang hỏi đây ?

Và dù nó là gì, nếu nó tồn tại, nó ắt sinh diệt, ắt vô thường, và nó cũng duyên sinh với đối tượng mà nó đang quan sát.

Như thế, đằng sau cái thứ đang quan sát đó là gì ? Hay có còn gì khác phía sau cái thứ đang quan sát đó nữa không ?

Lúc này, mình lại quay về câu hỏi, liệu thế nào mới là ngược với Vô Minh ?

Trong Tâm Kinh nói, Quán Tự Tại Bồ Tát, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Vậy, ngoài ngũ uẩn ra, không còn gì khác để quán sát. Như thế có thể cho rằng, cái thứ đang quan sát kia cũng nằm trong ngũ uẩn. Và mình mạn phép đoán rằng nó là một thành phần của Thức.

Vậy, cái quan trọng ở đây, tức là quán sát thấy mọi thứ là duyên sinh, sinh diệt, vô thường, vô ngã. Và cả cái đang quán sát cũng đồng tính chất không hơn.

Nhưng liệu như thế có đủ chăng ? Liệu trong đời sống hằng ngày, thì cụ thể thế nào ?

Trước thời gian đó, mình có quán sát việc khi ý thức nắm bắt một đối tượng thì sẽ ra sao, và nếu nó không nắm bắt một đối tượng nào hoặc một trạng thái tương tự nào đó thì sẽ ra sao ?

Thì mình thấy rằng khi ý thức nắm bắt một đối tượng nào đó, thì khi đó mọi thứ khác đều lu mờ nhường chỗ cho cái đối tựong đó. Điều này có vẻ tuơng ứng với diễn tiến của Vô Minh sinh Hành, Hành sinh Thức... Hành tức là xu hướng hành động hướng tâm tới đối tượng, Thức là một môi trường trong tâm được hình thành vây quanh đối tựong đó, làm tiền đề cho các diễn tiến sau đó phát sinh.

Lúc đó, mình nghĩ thì liệu việc nắm bắt như thế là Vô Minh sao ? Nhưng nếu không nắm bắt như vậy thì sinh sống làm sao ?

Sau đó, mình nghĩ có hai hướng:
Một là sự khác biệt ở chỗ nắm bắt trong vô minh, và nắm bắt trong giác ngộ. Nắm bắt trong vô minh thì diễn tiến của 12 quá trình nhân duyên có thể diễn ra đầy đủ. Nhưng với sự giác ngộ, nó sẽ diễn ra khi cần thiết, và tới giai đoạn Xúc và Thọ, thì sau đó, do nhìn nhận đúng sự vật hiện tượng vốn chỉ là Không, nên không sinh ra Ái, Thủ, Hữu...

Hai là liệu có thể không nắm bắt luôn mà vẫn sinh hoạt bình thường được ? Bởi đã có nhân thì phải có quả, có sự nắm bắt ắt có thể sinh ra cá tiến trình sau. Như thế, lời Phật nói, Vô minh diệt, các tiến trình sau đó ắt diệt. Phật dạy là Diệt chứ không phải là Giác các tiến trình. Nghĩa là hướng này có vẻ hợp lý hơn.

Như thế quay lại vấn đề của hôm nay, liệu quán sát thôi có đủ ? Và nếu không quán sát, thì sẽ là gì ? Hay nếu không nắm bắt thì ra sao ? Và không nắm bắt tức là thế nào ?

Trước tiên, mình chợt nhớ tới câu "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm", như thế không nắm bắt bất cứ gì vẫn khả thi, và không những thế mà còn rất hiệu quả - tức sinh kỳ tâm.

Nghĩa là chúng ta không cần quán sát mọi thứ là vô thường, khổ, vô ngã. Bởi nếu quán sát và thấy được như thế, thì như đã nói là vẫn còn cái sự quán sát và cái bị quán sát. Và dù chúng là Không đi nữa, vẫn âm ỉ có sự ngăn cách, một cái ngã thầm lặng.

Như thế, khi sự quan sát và cái được quan sát đều đồng tính chất là Không, thì trâu cũng mất mà người cũng phải mất. Bởi còn thấy có trâu, có người, tức là còn ngăn cách.

Như vậy có phải là bỏ cả trâu lẫn người ? Không, không thể là "bỏ" được. Và nói "mất" ở đây cũng không phải mang nghĩa diệt đi được.

Quay lại với câu Ưng vô sở trụ... thì có vẻ chỉ là không trụ vào mọi thứ thôi, và cứ để mọi thứ trôi theo cách của nó. Có nghĩa rằng, thọ thì cứ thọ, tưởng thì cứ tưởng, hành thì cứ hành, thức thì cứ thức... cứ để mọi thứ vận động mà không cần can thiệp một cách chủ ý là được, và quan trọng, không cần can thiệp một cách chủ ý là được.

Cụ thể và thực tế hơn là gì ?

Tức là thấy cơn ngứa, nếu ngay lập tức đưa tay lên gãi, thì đó là nghiệp quá khứ vận hành, cũng là tiến trình duyên sinh, là phản ứng có điều kiện của thân, không cần phải chủ đích can thiệp. Tức ổn.
Nhưng nếu thấy cơn ngứa, ngay đó thấy sự duyên sinh, thấy không... tức cũng là nghiệp quá khứ, cần gãi thì gãi, không gãi cũng chẳng sao, cứ tùy nghi mà động.

Cụ thể hơn nữa thì sao ? Có phải rằng chỉ cần hiện diện đơn thuần với các tiến trình thân tâm pháp... mà không can thiệp hay nắm bắt là được chăng ?

Tới đây xin tạm ngừng, mình sẽ lại quán sát tiếp trong các hoạt động thường này, và sẽ cập nhật sau nếu có tiến triển mới. :)
 
Last edited:

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Xin phép admin cho mình được mở một topic ghi lại những diễn tiến trong lúc thiền tập thường ngày ạ ! :)

Theo các đề mục quán sát mỗi ngày, từ hai ngày trước đến nay, mình có đặt đề mục rằng muốn tìm hiểu xem tại sao có cảm thọ chúng ta thích, và có cảm thọ chúng ta không thích ? (cảm thọ chỉ tượng trưng cho một trong các pháp)

Trong lúc thiền, thì theo thập nhị nhân duyên, có Thủ Hữu là do ái tạo duyên, Ái có là do Thọ duyên, Thọ có là do Xúc duyên v.v.... trở ngược về là do Vô minh.

Lúc này mình nghĩ, thế nào là Vô Minh ? Cụ thể rằng Vô Minh trong các tiến trình thân, thọ, tâp, pháp là ra sao ?

Phải chăng Vô Minh là sự nhận lầm các tiến trình sinh diệt của vạn pháp, không nhìn ra chúng chỉ là duyên sinh, chỉ đến và đi, vô thường, vô ngã... mà mê lầm chúng là một đối tượng - tức cái ngã - và có giá trị cố hữu nào đó ?

Chẳng hạn như nếu một cơn ngứa nổi lên trên thân, thì vô minh tức cái tâm nhìn nhận nó với một giá trị riêng biệt, và sinh ra chán ghét.

Vậy thì hỏi ngược, thế nào là ngược lại với Vô Minh - tức là Minh ? Phải chăng là nhìn nhận mọi hiện tượng như chúng là, tức là chỉ thấy mọi thứ là các tiến trình, chỉ đến và đi, sinh và diệt liên lỉ không ngừng ?

Tức là chỉ thấy cơn ngứa kia thực ra chỉ là tiến trình của thân không hơn, không kém.

Nhưng, cái gì đang đứng ra quan sát thế kia ? Nó là gì vậy ? Tại sao lại có sự tồn tại ngăn cách giữa cái đang quan sát và cái được quan sát vậy ?

Phải chăng nó là ý thức ? Là Tâm ? Nhưng dù mang tên là gì đi nữa, thì nó vẫn là một sự ngăn cách giữa các đối tượng. Và một khi có sự phân chia, tức sẽ có sự đối chọi rồi.

Như vậy, việc quan sát các hiện tượng liệu có đủ chăng ? Bởi cho dù có nhìn ra rằng mọi pháp đang hiển hiện kia đều vô thường, nhưng vẫn có một thứ đang đứng đó nhìn ngắm. Rốt cuộc nó là thế nào ? Hay, cái gì đang hỏi đây ?

Và dù nó là gì, nếu nó tồn tại, nó ắt sinh diệt, ắt vô thường, và nó cũng duyên sinh với đối tượng mà nó đang quan sát.

Như thế, đằng sau cái thứ đang quan sát đó là gì ? Hay có còn gì khác phía sau cái thứ đang quan sát đó nữa không ?

Lúc này, mình lại quay về câu hỏi, liệu thế nào mới là ngược với Vô Minh ?

Trong Tâm Kinh nói, Quán Tự Tại Bồ Tát, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Vậy, ngoài ngũ uẩn ra, không còn gì khác để quán sát. Như thế có thể cho rằng, cái thứ đang quan sát kia cũng nằm trong ngũ uẩn. Và mình mạn phép đoán rằng nó là một thành phần của Thức.

Vậy, cái quan trọng ở đây, tức là quán sát thấy mọi thứ là duyên sinh, sinh diệt, vô thường, vô ngã. Và cả cái đang quán sát cũng đồng tính chất không hơn.

Nhưng liệu như thế có đủ chăng ? Liệu trong đời sống hằng ngày, thì cụ thể thế nào ?

Trước thời gian đó, mình có quán sát việc khi ý thức nắm bắt một đối tượng thì sẽ ra sao, và nếu nó không nắm bắt một đối tượng nào hoặc một trạng thái tương tự nào đó thì sẽ ra sao ?

Thì mình thấy rằng khi ý thức nắm bắt một đối tượng nào đó, thì khi đó mọi thứ khác đều lu mờ nhường chỗ cho cái đối tựong đó. Điều này có vẻ tuơng ứng với diễn tiến của Vô Minh sinh Hành, Hành sinh Thức... Hành tức là xu hướng hành động hướng tâm tới đối tượng, Thức là một môi trường trong tâm được hình thành vây quanh đối tựong đó, làm tiền đề cho các diễn tiến sau đó phát sinh.

Lúc đó, mình nghĩ thì liệu việc nắm bắt như thế là Vô Minh sao ? Nhưng nếu không nắm bắt như vậy thì sinh sống làm sao ?

Sau đó, mình nghĩ có hai hướng:
Một là sự khác biệt ở chỗ nắm bắt trong vô minh, và nắm bắt trong giác ngộ. Nắm bắt trong vô minh thì diễn tiến của 12 quá trình nhân duyên có thể diễn ra đầy đủ. Nhưng với sự giác ngộ, nó sẽ diễn ra khi cần thiết, và tới giai đoạn Xúc và Thọ, thì sau đó, do nhìn nhận đúng sự vật hiện tượng vốn chỉ là Không, nên không sinh ra Ái, Thủ, Hữu...

Hai là liệu có thể không nắm bắt luôn mà vẫn sinh hoạt bình thường được ? Bởi đã có nhân thì phải có quả, có sự nắm bắt ắt có thể sinh ra cá tiến trình sau. Như thế, lời Phật nói, Vô minh diệt, các tiến trình sau đó ắt diệt. Phật dạy là Diệt chứ không phải là Giác các tiến trình. Nghĩa là hướng này có vẻ hợp lý hơn.

Như thế quay lại vấn đề của hôm nay, liệu quán sát thôi có đủ ? Và nếu không quán sát, thì sẽ là gì ? Hay nếu không nắm bắt thì ra sao ? Và không nắm bắt tức là thế nào ?

Trước tiên, mình chợt nhớ tới câu "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm", như thế không nắm bắt bất cứ gì vẫn khả thi, và không những thế mà còn rất hiệu quả - tức sinh kỳ tâm.

Nghĩa là chúng ta không cần quán sát mọi thứ là vô thường, khổ, vô ngã. Bởi nếu quán sát và thấy được như thế, thì như đã nói là vẫn còn cái sự quán sát và cái bị quán sát. Và dù chúng là Không đi nữa, vẫn âm ỉ có sự ngăn cách, một cái ngã thầm lặng.

Như thế, khi sự quan sát và cái được quan sát đều đồng tính chất là Không, thì trâu cũng mất mà người cũng phải mất. Bởi còn thấy có trâu, có người, tức là còn ngăn cách.

Như vậy có phải là bỏ cả trâu lẫn người ? Không, không thể là "bỏ" được. Và nói "mất" ở đây cũng không phải mang nghĩa diệt đi được.

Quay lại với câu Ưng vô sở trụ... thì có vẻ chỉ là không trụ vào mọi thứ thôi, và cứ để mọi thứ trôi theo cách của nó. Có nghĩa rằng, thọ thì cứ thọ, tưởng thì cứ tưởng, hành thì cứ hành, thức thì cứ thức... cứ để mọi thứ vận động mà không cần can thiệp một cách chủ ý là được, và quan trọng, không cần can thiệp một cách chủ ý là được.

Cụ thể và thực tế hơn là gì ?

Tức là thấy cơn ngứa, nếu ngay lập tức đưa tay lên gãi, thì đó là nghiệp quá khứ vận hành, cũng là tiến trình duyên sinh, là phản ứng có điều kiện của thân, không cần phải chủ đích can thiệp. Tức ổn.
Nhưng nếu thấy cơn ngứa, ngay đó thấy sự duyên sinh, thấy không... tức cũng là nghiệp quá khứ, cần gãi thì gãi, không gãi cũng chẳng sao, cứ tùy nghi mà động.

Cụ thể hơn nữa thì sao ? Có phải rằng chỉ cần hiện diện đơn thuần với các tiến trình thân tâm pháp... mà không can thiệp hay nắm bắt là được chăng ?

Tới đây xin tạm ngừng, mình sẽ lại quán sát tiếp trong các hoạt động thường này, và sẽ cập nhật sau nếu có tiến triển mới. :)
Xin được trò chuyện cùng bạn một lúc.
Bạn đang nói về pháp thiền Tứ Niệm Xứ hay là *** theo Thiền Nguyên Thủy, nhưng theo tôi dù là pháp thiền nào của Phật Đạo, trước hết phải tuyệt đối tin rằng bản tâm của chúng ta đã hoàn hảo đến mức là không cần thêm một tí gì nữa , và nó đang luôn luôn vận hành chưa từng nghỉ một sát na.
Nhưng trên thực tế cái tâm chân thật đó đã bị một phần vô mịnh che lấp , chính là những lầm chấp từ cái không thật do duyên mà có cho là tâm của mình, nên cho dù nó thiền kiểu gì , quan sát thế nào mà vẫn đang phải dùng cái tâm nhận lầm đó mà quan sát thì không thể nào nhận rõ được tính chân thật của các pháp , ví như cảm thọ ngứa ngáy , khó chịu trên thân thì không thể dừng cái ngứa và quên cái ngứa đi được, vì chính cái tâm quan sát đó nó chưa phải là chân, chính nó cũng đang sanh diệt. cho nên trong Thiền Tông chỉ có tham Thiền ( tham khán thoại đầu ) đến lúc mà thân cũng quên , tâm cũng quên, lúc đó mọi đau ngứa trên thân mới hoàn toàn vô ích. khi đó chỉ có cái hiện hành của tâm chân thật đang hoạt động. điều này không phải nói là làm được ngay , nhưng cứ thực hành từ cạn vào sâu , từ thô đến tế, đên lúc hoàn toàn tự động không cần mình tác ý nó sẽ đến giai đoạn mà thân ngứa hay đau , đến tên mình mình cũng không nhớ .
Còn cái chuyện nếu như thế thì sinh sống như thế nào ?
điều này tôi lúc đầu cũng thấy sợ, nhưng khi tìm hiểu và tin tưởng hoàn toàn như trong Tâm Bất Sinh thì chỉ cần an trú trong tâm Phật bất sinh, mọi chuyện còn lại hãy cứ để cho Tâm Phật làm không cần phải lo gì nữa. hãy tin 100% vào điều này mới thực sự dám dẫn thân. nếu không tin và không theo cách này thì chỉ có thể tỉnh thức sống an lành, hưởng phúc thầy tu chân chính chứ không thể giác ngộ hoàn toàn được nhưng lại rất mệt vì lúc nào cũng phải quán sát tân tâm và các pháp, phải tốn sức nhiều mà muốn làm việc thì phải dừng lại việc quan sát. còn Tham Khán thoại đầu thì bất kể ở đâu , làm gì , lúc nào đều có thể thực hiện được. nếu tiến trình tham thiền đến một trình độ nào đó sẽ có thể tạm gọi là không dính mắc nơi trần cảnh nữa nhưng lại rõ biết tất cả mọi điều....
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Xin được trò chuyện cùng bạn một lúc.
Bạn đang nói về pháp thiền Tứ Niệm Xứ hay là *** theo Thiền Nguyên Thủy, nhưng theo tôi dù là pháp thiền nào của Phật Đạo, trước hết phải tuyệt đối tin rằng bản tâm của chúng ta đã hoàn hảo đến mức là không cần thêm một tí gì nữa , và nó đang luôn luôn vận hành chưa từng nghỉ một sát na.
Nhưng trên thực tế cái tâm chân thật đó đã bị một phần vô mịnh che lấp , chính là những lầm chấp từ cái không thật do duyên mà có cho là tâm của mình, nên cho dù nó thiền kiểu gì , quan sát thế nào mà vẫn đang phải dùng cái tâm nhận lầm đó mà quan sát thì không thể nào nhận rõ được tính chân thật của các pháp , ví như cảm thọ ngứa ngáy , khó chịu trên thân thì không thể dừng cái ngứa và quên cái ngứa đi được, vì chính cái tâm quan sát đó nó chưa phải là chân, chính nó cũng đang sanh diệt. cho nên trong Thiền Tông chỉ có tham Thiền ( tham khán thoại đầu ) đến lúc mà thân cũng quên , tâm cũng quên, lúc đó mọi đau ngứa trên thân mới hoàn toàn vô ích. khi đó chỉ có cái hiện hành của tâm chân thật đang hoạt động. điều này không phải nói là làm được ngay , nhưng cứ thực hành từ cạn vào sâu , từ thô đến tế, đên lúc hoàn toàn tự động không cần mình tác ý nó sẽ đến giai đoạn mà thân ngứa hay đau , đến tên mình mình cũng không nhớ .
Còn cái chuyện nếu như thế thì sinh sống như thế nào ?
điều này tôi lúc đầu cũng thấy sợ, nhưng khi tìm hiểu và tin tưởng hoàn toàn như trong Tâm Bất Sinh thì chỉ cần an trú trong tâm Phật bất sinh, mọi chuyện còn lại hãy cứ để cho Tâm Phật làm không cần phải lo gì nữa. hãy tin 100% vào điều này mới thực sự dám dẫn thân. nếu không tin và không theo cách này thì chỉ có thể tỉnh thức sống an lành, hưởng phúc thầy tu chân chính chứ không thể giác ngộ hoàn toàn được nhưng lại rất mệt vì lúc nào cũng phải quán sát tân tâm và các pháp, phải tốn sức nhiều mà muốn làm việc thì phải dừng lại việc quan sát. còn Tham Khán thoại đầu thì bất kể ở đâu , làm gì , lúc nào đều có thể thực hiện được. nếu tiến trình tham thiền đến một trình độ nào đó sẽ có thể tạm gọi là không dính mắc nơi trần cảnh nữa nhưng lại rõ biết tất cả mọi điều....
Với mình thì mình khá xem nhẹ lòng tin, bởi với mình, tin chỉ là một mặt khác của nghi thôi.

VD như có người bảo với bạn rằng, họ có 10k trong túi. Vì ng đó là ng bạn tôn trọng nên bạn tin.
Nhưng sau đó, có một người khác mà bạn tôn trọng hơn nữa, họ bảo rằng ng kia thực ra chẳng có tiền đâu, mà còn đang nợ tiền cơ. Lúc này, liệu bạn có tin người kia thực có 10k trong túi không ? Nhưng rồi sau đó, người ban đầu gặp bạn, và mở túi ra cho bạn tận mắt thấy rằng họ thực sự có 10k như họ đã nói.

Lúc này, cái trong lòng bạn có còn là tin nữa không ? Không, là chính bạn thực sự tận mục sở thị mà thấy ngay trước mắt rồi. Và dù ai nói gì đi nữa bạn cũng không còn bị ảnh hưởng.

Cho nên, mình ko quan trọng tin hay không tin, mình cần thấy. Và khi thấy ra rồi, không có chuyện tin hay không nữa :)

Chính vì thế, kinh sách nói gì đi nữa, mình nghĩ chúng ta chỉ nên tham khảo. Cái quan trọng là chúng ta cần nói cái mà chúng ta thấy, chứ ko phải nói cái chúng ta tin. Mình ko nói rằng những cái bạn nói là sai hay đúng. Chỉ là mình sẽ quan tâm hơn nếu những cái đó là cái xuất phát từ cái thấy, từ kinh nghiệm trực tiếp của bạn, chứ ko phải từ lòng tin :)

Và chúng ra cần tu, cần phải thấy, và rồi sau đó nói cái chúng ta thấy. Chúng ta nói thông qua kinh sách quá nhiều rồi, nhưng Phật ko nói qua kinh sách, Phật nói dựa trên cái thấy của Ngài, và chúng ta cũng cần phải tự thắp đuốc của mình mà soi như vậy :)

Cho nên, mình mong bạn hoặc bất cứ ai nếu có thể, hãy chia sẻ cái thấy của các bạn. Để xem cái thấy của chúng ta, cái tu của chúng ta, sau cùng có giống như Phật, như Tổ đã nói không ? :D
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Với mình thì mình khá xem nhẹ lòng tin, bởi với mình, tin chỉ là một mặt khác của nghi thôi.

VD như có người bảo với bạn rằng, họ có 10k trong túi. Vì ng đó là ng bạn tôn trọng nên bạn tin.
Nhưng sau đó, có một người khác mà bạn tôn trọng hơn nữa, họ bảo rằng ng kia thực ra chẳng có tiền đâu, mà còn đang nợ tiền cơ. Lúc này, liệu bạn có tin người kia thực có 10k trong túi không ? Nhưng rồi sau đó, người ban đầu gặp bạn, và mở túi ra cho bạn tận mắt thấy rằng họ thực sự có 10k như họ đã nói.

Lúc này, cái trong lòng bạn có còn là tin nữa không ? Không, là chính bạn thực sự tận mục sở thị mà thấy ngay trước mắt rồi. Và dù ai nói gì đi nữa bạn cũng không còn bị ảnh hưởng.

Cho nên, mình ko quan trọng tin hay không tin, mình cần thấy. Và khi thấy ra rồi, không có chuyện tin hay không nữa :)

Chính vì thế, kinh sách nói gì đi nữa, mình nghĩ chúng ta chỉ nên tham khảo. Cái quan trọng là chúng ta cần nói cái mà chúng ta thấy, chứ ko phải nói cái chúng ta tin. Mình ko nói rằng những cái bạn nói là sai hay đúng. Chỉ là mình sẽ quan tâm hơn nếu những cái đó là cái xuất phát từ cái thấy, từ kinh nghiệm trực tiếp của bạn, chứ ko phải từ lòng tin :)

Và chúng ra cần tu, cần phải thấy, và rồi sau đó nói cái chúng ta thấy. Chúng ta nói thông qua kinh sách quá nhiều rồi, nhưng Phật ko nói qua kinh sách, Phật nói dựa trên cái thấy của Ngài, và chúng ta cũng cần phải tự thắp đuốc của mình mà soi như vậy :)

Cho nên, mình mong bạn hoặc bất cứ ai nếu có thể, hãy chia sẻ cái thấy của các bạn. Để xem cái thấy của chúng ta, cái tu của chúng ta, sau cùng có giống như Phật, như Tổ đã nói không ? :D
cái thấy thì mới đẻ ra đã là thấy rồi có ai bày cho đâu mà nó vẫn thấy, vậy sao không lấy cái thấy đó mà nhận là đạo đi lại còn thấy cái gì nữa. nay thấy rõ ràng như là bông hoa sáng nở chiều tàn là cái thấy mà bạn muốn nói là cái thấy kinh nghiệm đúng không? nhưng mà thực thì cái thấy này vẫn là sanh diệt đồng thời cùng với sự sanh diệt của bông hoa chứ nó đâu có y nguyên như hồi sáng nữa đâu. vì đã là cái thấy chân thật thì nở hay tàn chẳng có liên quan gì đến nó cả, nó chỉ là có thấy không mà thôi. cho nên tôi nói thấy như như bạn nói chỉ là tỉnh thức và mệt mỏi , giống như là suốt ngày phải lo kẻ trộm vào nhà nên ... híc... mệt lắm.
Đúng Phật nói trên cái thấy của Ngài là cái thấy của TÂM PHẬT- TÂM BẤT SINH. chứ đâu phải là cái tâm mấy anh chưa ngộ đạo mà nói tôi thấy các pháp chân thật được, vì các anh vẫn có chỗ thấy, còn PHẬT thì thấy mà không có chỗ thấy.
Cái thấy nơi cuộc sống hàng ngày mà không bị dính mắc là cái thấy của Tổ Phật rồi, ví như đi qua quán nhậu thấy biết rõ ràng nhưng không dính , tâm không khởi thích thú, mùi thơm thịt nướng không làm mình thèm , hơi bia thơm thật nhưng lòng khát không trỗi dẫy ... đó là thấy mà không có chỗ thấy. thấy com em biết là đẹp mà tính dục chẳng xông ra.... đấy là thấy chân thật , chứ cần gì phải quán sát là thịt đang cháy , rồi từ đỏ thành nâu rồi .... ôi mệt lắm bạn ơi.
Còn lòng tin là không vào mơ hồ, tin có cơ sở . trên thế gian này chẳng có ai không tin một phần vào sách vở và một phần thực tiễn cả. đến Phật còn xuất thân là hàng Bà La Môn, có học , theo thầy 6 năm rồi mới rút ra kinh nghiệm cho riêng mình. đâu có phải nhảy một phát là vào 49 ngày thành đạo được đâu. cho nên tôi mới nói là lúc đầu rất sợ, sau đọc sách và chiêm nghiệm thấy có chân thật ,mới dám xông vào. giờ hỏi thật bạn cái lý thuyết quán Thân thọ Tâm Pháp là nhờ tin vào sách hay không tin, mà tự mình làm ra? mà bảo là không tin ai cả chỉ tin cái thấy chính của bản thân mình?
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Nhưng, cái gì đang đứng ra quan sát thế kia ? Nó là gì vậy ? Tại sao lại có sự tồn tại ngăn cách giữa cái đang quan sát và cái được quan sát vậy ?

Phải chăng nó là ý thức ? Là Tâm ? Nhưng dù mang tên là gì đi nữa, thì nó vẫn là một sự ngăn cách giữa các đối tượng. Và một khi có sự phân chia, tức sẽ có sự đối chọi rồi.

Như vậy, việc quan sát các hiện tượng liệu có đủ chăng ? Bởi cho dù có nhìn ra rằng mọi pháp đang hiển hiện kia đều vô thường, nhưng vẫn có một thứ đang đứng đó nhìn ngắm. Rốt cuộc nó là thế nào ? Hay, cái gì đang hỏi đây ?

Và dù nó là gì, nếu nó tồn tại, nó ắt sinh diệt, ắt vô thường, và nó cũng duyên sinh với đối tượng mà nó đang quan sát.

Như thế, đằng sau cái thứ đang quan sát đó là gì ? Hay có còn gì khác phía sau cái thứ đang quan sát đó nữa không ?

Chào bạn Danvici!

1.
Phải chăng nó là ý thức ? Là Tâm ? Nhưng dù mang tên là gì đi nữa, thì nó vẫn là một sự ngăn cách giữa các đối tượng. Và một khi có sự phân chia, tức sẽ có sự đối chọi rồi.
Nó ngăn cách là do bạn tự chẻ đôi chẻ ba nó ra. cái việc quán 1 đối tượng cụ thể như lời bạn thực chất chỉ là việc chặt chân con heo ra rồi giải phẩu tử thi, cuối cùng thì sẽ đi đến kết luận đây là vật chết chứ chả có tý nào sống hì hì...

2.
Và dù nó là gì, nếu nó tồn tại, nó ắt sinh diệt, ắt vô thường, và nó cũng duyên sinh với đối tượng mà nó đang quan sát.
Nếu nó mà sinh diệt theo đối tượng thì còn ai thuyết, ai biết nữa?

3.
Như thế, đằng sau cái thứ đang quan sát đó là gì ? Hay có còn gì khác phía sau cái thứ đang quan sát đó nữa không ?
Hãy tập trung vào vấn đề này. nó quan trọng trong việc khám phá của bạn.

Cái việc tin vào lời người khác mà mình không rõ đầu cua tai nheo thì tức là mê tín. cái việc tự tin thì làm gì chẵng được hì hì...

Ngộ tức là thấy được cái ngu của mình. tu tức là sửa các hành động sai lầm của mình, đó là ý kiến của tôi vậy thôi hì hì...
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
cái thấy thì mới đẻ ra đã là thấy rồi có ai bày cho đâu mà nó vẫn thấy, vậy sao không lấy cái thấy đó mà nhận là đạo đi lại còn thấy cái gì nữa. nay thấy rõ ràng như là bông hoa sáng nở chiều tàn là cái thấy mà bạn muốn nói là cái thấy kinh nghiệm đúng không? nhưng mà thực thì cái thấy này vẫn là sanh diệt đồng thời cùng với sự sanh diệt của bông hoa chứ nó đâu có y nguyên như hồi sáng nữa đâu. vì đã là cái thấy chân thật thì nở hay tàn chẳng có liên quan gì đến nó cả, nó chỉ là có thấy không mà thôi. cho nên tôi nói thấy như như bạn nói chỉ là tỉnh thức và mệt mỏi , giống như là suốt ngày phải lo kẻ trộm vào nhà nên ... híc... mệt lắm.
Đúng Phật nói trên cái thấy của Ngài là cái thấy của TÂM PHẬT- TÂM BẤT SINH. chứ đâu phải là cái tâm mấy anh chưa ngộ đạo mà nói tôi thấy các pháp chân thật được, vì các anh vẫn có chỗ thấy, còn PHẬT thì thấy mà không có chỗ thấy.
Cái thấy nơi cuộc sống hàng ngày mà không bị dính mắc là cái thấy của Tổ Phật rồi, ví như đi qua quán nhậu thấy biết rõ ràng nhưng không dính , tâm không khởi thích thú, mùi thơm thịt nướng không làm mình thèm , hơi bia thơm thật nhưng lòng khát không trỗi dẫy ... đó là thấy mà không có chỗ thấy. thấy com em biết là đẹp mà tính dục chẳng xông ra.... đấy là thấy chân thật , chứ cần gì phải quán sát là thịt đang cháy , rồi từ đỏ thành nâu rồi .... ôi mệt lắm bạn ơi.
Còn lòng tin là không vào mơ hồ, tin có cơ sở . trên thế gian này chẳng có ai không tin một phần vào sách vở và một phần thực tiễn cả. đến Phật còn xuất thân là hàng Bà La Môn, có học , theo thầy 6 năm rồi mới rút ra kinh nghiệm cho riêng mình. đâu có phải nhảy một phát là vào 49 ngày thành đạo được đâu. cho nên tôi mới nói là lúc đầu rất sợ, sau đọc sách và chiêm nghiệm thấy có chân thật ,mới dám xông vào. giờ hỏi thật bạn cái lý thuyết quán Thân thọ Tâm Pháp là nhờ tin vào sách hay không tin, mà tự mình làm ra? mà bảo là không tin ai cả chỉ tin cái thấy chính của bản thân mình?
Chung quy mình vẫn thấy rằng mọi người nói theo sách vở, kinh luận là chính. Vì vậy mình ko muốn đi sâu vào việc bàn luận từ trong kinh sách ra, người ta làm điều đó mấy nghìn năm nay rồi và ko đi đến đâu cả, chỉ có chữ là nhiều thêm.

Còn về lòng tin, ý mình là chúng ta tu bởi chúng ta tin Phật, nhưng ko thể dùng nó để đạt đạo. Phật thành Đạo nhờ ko tin, chứ ko phải do tin mà thành Đạo, phải không ? Nên lòng tin duyên cho chúng ta tu, nhưng ko xài đc để thành đạo. :)

Như bạn có nói, thấy đồ ăn ngon nhưng ko thèm, thấy ng đẹp nhưng ko mê đắm.v.v... vậy tại sao lại thế ? Và tại sao ng bình thường chúng ta lại không như thế ? Tâm thức của Phật ra sao và tâm thức chúng ta ra sao mà lại sinh ra sự khác nhau như vậy ?
Phải chăng tâm thức của Phật có cấu tạo khác người khác ? Cái này chắc là không rồi phải ko ? Vậy thì tại sao tâm thức của Phật cũng cùng cấu tạo như con người bt nhưng lại hoạt động khác người bình thường ?
Chúng ta thử cùng khám phá xem ?
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Chào bạn Danvici!

1.
Nó ngăn cách là do bạn tự chẻ đôi chẻ ba nó ra. cái việc quán 1 đối tượng cụ thể như lời bạn thực chất chỉ là việc chặt chân con heo ra rồi giải phẩu tử thi, cuối cùng thì sẽ đi đến kết luận đây là vật chết chứ chả có tý nào sống hì hì...

2.
Nếu nó mà sinh diệt theo đối tượng thì còn ai thuyết, ai biết nữa?

3.
Hãy tập trung vào vấn đề này. nó quan trọng trong việc khám phá của bạn.

Cái việc tin vào lời người khác mà mình không rõ đầu cua tai nheo thì tức là mê tín. cái việc tự tin thì làm gì chẵng được hì hì...

Ngộ tức là thấy được cái ngu của mình. tu tức là sửa các hành động sai lầm của mình, đó là ý kiến của tôi vậy thôi hì hì...

Xin lỗi, bạn nói mình không hiểu gì cả :(
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Chung quy mình vẫn thấy rằng mọi người nói theo sách vở, kinh luận là chính. Vì vậy mình ko muốn đi sâu vào việc bàn luận từ trong kinh sách ra, người ta làm điều đó mấy nghìn năm nay rồi và ko đi đến đâu cả, chỉ có chữ là nhiều thêm.
.....
Như bạn có nói, thấy đồ ăn ngon nhưng ko thèm, thấy ng đẹp nhưng ko mê đắm.v.v... vậy tại sao lại thế ? Và tại sao ng bình thường chúng ta lại không như thế ?
....
Chúng ta thử cùng khám phá xem ?

tại vì trong thấy không chỉ có cái thấy , khám phá chi cho thêm nhiều chữ
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Chung quy mình vẫn thấy rằng mọi người nói theo sách vở, kinh luận là chính. Vì vậy mình ko muốn đi sâu vào việc bàn luận từ trong kinh sách ra, người ta làm điều đó mấy nghìn năm nay rồi và ko đi đến đâu cả, chỉ có chữ là nhiều thêm.

Còn về lòng tin, ý mình là chúng ta tu bởi chúng ta tin Phật, nhưng ko thể dùng nó để đạt đạo. Phật thành Đạo nhờ ko tin, chứ ko phải do tin mà thành Đạo, phải không ? Nên lòng tin duyên cho chúng ta tu, nhưng ko xài đc để thành đạo. :)

Như bạn có nói, thấy đồ ăn ngon nhưng ko thèm, thấy ng đẹp nhưng ko mê đắm.v.v... vậy tại sao lại thế ? Và tại sao ng bình thường chúng ta lại không như thế ? Tâm thức của Phật ra sao và tâm thức chúng ta ra sao mà lại sinh ra sự khác nhau như vậy ?
Phải chăng tâm thức của Phật có cấu tạo khác người khác ? Cái này chắc là không rồi phải ko ? Vậy thì tại sao tâm thức của Phật cũng cùng cấu tạo như con người bt nhưng lại hoạt động khác người bình thường ?
Chúng ta thử cùng khám phá xem ?
Cái anh bạn này hay thật! đã nói rồi, bạn nếu đã không tin cả Phật thì hôm nay bạn cũng chẳng ở đây để nói về thiền của Phật giáo. và đạo Phật cũng chẳng thể tồn tại đến ngày hôm nay. nhưng chính vì lòng tin ở chúng sanh có nhiều cấp độ , nên Đức Phật mới dạy nhiều pháp thiền khác nhau. bởi tất cả chúng ta cả một số lượng người đông trên thế giwois tin chắc 100% ông Thích Ca đã thành Phật , và lời ông ấy nói là chân thật rất đáng tin cậy. vậy là chúng ta chỉ cần thực hiện lời ông ấy một cách thật chính xác với môn nào mà đúng với năng lực của mình. chứ còn nghi ngờ như ông ấy thì làm sao mà thành đạo được. bởi trước đó ông không biết hỏi ai nữa nên ông phải nghi mọi người mọi thứ, giờ ta đã có lời hướng dẫn , chỉ cần nghi cái nghi ông ấy dạy chứ không phải nghi lời ông ấy nói.
còn bạn hỏi tôi nói về cái thấy thì tôi nói là bông hoa ban sáng và ban chiều nó vẫn vậy chẳng có dính dáng gì đến nở hay tàn nó chẳng dính dáng gì đến cái thấy của tôi cả , nó đơn giản chỉ là bông hoa, còn bạn lại nghĩ quán sát nó để nhận ra sáng khác , chiều khác thì tôi nói là cái cái thấy và bông hoa đó đều sanh diệt , không chân thật.
bạn nên nhớ trong Nguyên Thủy , nhiều bậc thầy nói là Nguyên Thủy nhưng thực chất là tham thiền theo lối nghi của Thiền Tông.
còn bạn hỏi vì sao mà Phật và chúng sanh đồng là con người mà lại có cái thấy sai biệt . thì cũng chính là cái thấy chân thật không hư dối , không bị che lấp bởi vô minh lầm chấp vào thân , tâm và các pháp hư dối , sống với cái tâm bản nguyên thì nó vậy thôi , mà bạn ngộ đạo thì cũng vậy mà. chỉ có điều sức dụng thì có khác. như kiểu bình lọc nước 2 màng với 5 màng là có sự khác biệt với độ tinh khiết vậy.
còn có lòng tin rồi mà không thực hành thì quả là không thể thành đạo là cái chắc. ví như tin ăn cơm là có nhiều vitamin để nuôi cơ thể nhưng không ăn thì vẫn chết đói lẽ thường tình.
Còn thực hành theo trong cái thấy chỉ là thấy mà không tham thiền thì chỉ một cảnh , một lúc là cái thấy nó lại nhảy như cóc ngay , nên nói tự thân mà có cái thấy này chỉ có Di Lặc trời sinh , Thích Ca tự nhiên mà thôi
 

Vô Năng

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 2 2017
Bài viết
139
Điểm tương tác
42
Điểm
43
Với mình thì mình khá xem nhẹ lòng tin, bởi với mình, tin chỉ là một mặt khác của nghi thôi.

VD như có người bảo với bạn rằng, họ có 10k trong túi. Vì ng đó là ng bạn tôn trọng nên bạn tin.
Nhưng sau đó, có một người khác mà bạn tôn trọng hơn nữa, họ bảo rằng ng kia thực ra chẳng có tiền đâu, mà còn đang nợ tiền cơ. Lúc này, liệu bạn có tin người kia thực có 10k trong túi không ? Nhưng rồi sau đó, người ban đầu gặp bạn, và mở túi ra cho bạn tận mắt thấy rằng họ thực sự có 10k như họ đã nói.

Lúc này, cái trong lòng bạn có còn là tin nữa không ? Không, là chính bạn thực sự tận mục sở thị mà thấy ngay trước mắt rồi. Và dù ai nói gì đi nữa bạn cũng không còn bị ảnh hưởng.

Cho nên, mình ko quan trọng tin hay không tin, mình cần thấy. Và khi thấy ra rồi, không có chuyện tin hay không nữa :)

Chính vì thế, kinh sách nói gì đi nữa, mình nghĩ chúng ta chỉ nên tham khảo. Cái quan trọng là chúng ta cần nói cái mà chúng ta thấy, chứ ko phải nói cái chúng ta tin. Mình ko nói rằng những cái bạn nói là sai hay đúng. Chỉ là mình sẽ quan tâm hơn nếu những cái đó là cái xuất phát từ cái thấy, từ kinh nghiệm trực tiếp của bạn, chứ ko phải từ lòng tin :)

Và chúng ra cần tu, cần phải thấy, và rồi sau đó nói cái chúng ta thấy. Chúng ta nói thông qua kinh sách quá nhiều rồi, nhưng Phật ko nói qua kinh sách, Phật nói dựa trên cái thấy của Ngài, và chúng ta cũng cần phải tự thắp đuốc của mình mà soi như vậy :)

Cho nên, mình mong bạn hoặc bất cứ ai nếu có thể, hãy chia sẻ cái thấy của các bạn. Để xem cái thấy của chúng ta, cái tu của chúng ta, sau cùng có giống như Phật, như Tổ đã nói không ? :D

Hà hà. Thấy rồi mới chịu?

Ý đạo hữu muốn nói tới CHỨNG- NGỘ- LIỄU- GIÁC ?

Phật dạy. CHỨNG- NGỘ- LIỄU- GIÁC là Bệnh chứ không phải Đạo. Người thuyết CHỨNG- NGỘ- LIỄU- GIÁC là "thuyết Bệnh" chứ không phải thuyết Pháp. Do vậy chúng ta cần phải học để "Ngộ" trước khi "chứng".

Trực chỉ: CHỈ, QUÁN và THIỀN là ba pháp hành căn bản trong nền giáo lý Phật. Nó được ứng dụng xuyên suốt không gian và thời gian đối với người đệ tử Phật phát chí tu hành, và cũng từ căn bản đó vận dụng triển khai thành "vô lượng pháp môn tu" ! Ví như xi măng, cát, đá, sắt và nước là chất liệu cơ bản của ngành kiến trúc vậy.

Sự chấp mắc sai lầm chân lý đối với đường tu, nó trở thành vật cản, chặn đứng sự tiến lên đỉnh cao Bồ đề Niết bàn Phật. CHỨNG, NGỘ, LIỄU, GIÁC là sự chấp mắc sai lầm về "bản ngã". Không tỏ ngộ chân lý "ngã không", con người rất khó dứt ý tưởng "ngã chấp câu sanh".

Dứt câu sanh ngã chấp khó, ví như người tự cắt đầu mình !


Không thấy được tiền thì còn nghi.
Cũng như nếu chưa "thấy" Viên Giác thì biết gì về Viên Giác mà thảo luận? Chẳng nên lấy sách thầy A, lời ông B, cô đồng C copy vào, đúng chứ?

Hì hì. Phát biểu coi chừng chạm tự ái nhiều người.
 
Last edited:

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Hà hà. Thấy rồi mới chịu?

Ý đạo hữu muốn nói tới CHỨNG- NGỘ- LIỄU- GIÁC ?





Ví dụ như nếu chưa "chứng" Viên Giác thì không nên thảo luận Viên Giác? Ý này chăng?
Chứng- ngộ- liễu- giác, theo bạn nói có lẽ là tuần tự ?

Nhưng với mình cũng không phải ý đó !

Nếu gọi là có chứng, ngộ, liễu, giác, thì những cái đó là diễn ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự hay trước sau.

Cũng như, "thấy" ở đây, là bao gồm cùng lúc cả 4 việc đó, nếu nói theo cách đó. Cũng như Tứ niệm xứ, thì quán thân, thọ, tâm, pháp là phải quán cùng lúc cả 4 cái đó, nói là 4, nhưng thực ra cái thấy khi đó chỉ là một khối, hoặc không hai.

Hay nói quán thấy vô thường, khổ, vô ngã, tính không, cũng không phải là thấy từng cái, mà là tháy cùng lúc tất cả các đặc tính đó, cái thấy một khối duy nhất đó mới là cái thấy chân thực.

Cũng như với mình, chỉ và quán là phải cùng lúc, gọi là thiền. Thiền là phải chỉ và quán cùng lúc, chỉ có chỉ mà thiếu quán thì chỉ thụ động, quán mà thiếu chỉ thì sinh dao động, nên phải có cả hai, nên mới nói định tuệ song tu là vậy.

Sau cùng, đây sẽ là lần cuối mình bàn luận theo hướng giải thích từ ngữ, ý tứ, bàn luận theo kinh sách. Với mình, nói hay bàn luận những điều trong kinh sách chỉ như nắm lấy ngón tay mà xum xoe, không ích lợi. Giá trị của tu tập ko nằm trong sách vở, mà là nằm ở lúc thân tâm tiếp xúc với các đối tượng của giác quan, nằm ở thấy nghe nói biết, ngay tại ngũ uẩn mà tu, đó mới là cái cốt tủy.

Vì thế, vị nào có đi ngang, đọc bài mình có khởi tâm yêu ghét ra sao, điều đó không quan trọng lắm với mình. Nếu ai thấy có khúc mắc nào của mình có chưa chính xác, cũng cứ tùy ý dạy bảo, mình đều sẽ lắng nghe, nhưng chỉ xin phản hồi khi thấy thực sự cần thiết. ^_^

Chân thành cám ơn ! ^_^
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hay nói quán thấy vô thường, khổ, vô ngã, tính không, cũng không phải là thấy từng cái, mà là tháy cùng lúc tất cả các đặc tính đó, cái thấy một khối duy nhất đó mới là cái thấy chân thực

Hi hi...

Mình thấy chỗ này thú vị này. Nếu giống như bạn nói một khối duy nhất đó thì kẻ biết như vậy ở đâu mà ra? Có gì đó nó bị thừa phải không nhỉ ^.^??? :D
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Hi hi...

Mình thấy chỗ này thú vị này. Nếu giống như bạn nói một khối duy nhất đó thì kẻ biết như vậy ở đâu mà ra? Có gì đó nó bị thừa phải không nhỉ ^.^??? :D
Làm gì có kẻ nào đâu bạn ? :)
 

tranquyhao

Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
23 Thg 7 2019
Bài viết
28
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Xin được trò chuyện cùng bạn một lúc.
Bạn đang nói về pháp thiền Tứ Niệm Xứ hay là *** theo Thiền Nguyên Thủy, nhưng theo tôi dù là pháp thiền nào của Phật Đạo, trước hết phải tuyệt đối tin rằng bản tâm của chúng ta đã hoàn hảo đến mức là không cần thêm một tí gì nữa , và nó đang luôn luôn vận hành chưa từng nghỉ một sát na.
Nhưng trên thực tế cái tâm chân thật đó đã bị một phần vô mịnh che lấp , chính là những lầm chấp từ cái không thật do duyên mà có cho là tâm của mình, nên cho dù nó thiền kiểu gì , quan sát thế nào mà vẫn đang phải dùng cái tâm nhận lầm đó mà quan sát thì không thể nào nhận rõ được tính chân thật của các pháp , ví như cảm thọ ngứa ngáy , khó chịu trên thân thì không thể dừng cái ngứa và quên cái ngứa đi được, vì chính cái tâm quan sát đó nó chưa phải là chân, chính nó cũng đang sanh diệt. cho nên trong Thiền Tông chỉ có tham Thiền ( tham khán thoại đầu ) đến lúc mà thân cũng quên , tâm cũng quên, lúc đó mọi đau ngứa trên thân mới hoàn toàn vô ích. khi đó chỉ có cái hiện hành của tâm chân thật đang hoạt động. điều này không phải nói là làm được ngay , nhưng cứ thực hành từ cạn vào sâu , từ thô đến tế, đên lúc hoàn toàn tự động không cần mình tác ý nó sẽ đến giai đoạn mà thân ngứa hay đau , đến tên mình mình cũng không nhớ .
Còn cái chuyện nếu như thế thì sinh sống như thế nào ?
điều này tôi lúc đầu cũng thấy sợ, nhưng khi tìm hiểu và tin tưởng hoàn toàn như trong Tâm Bất Sinh thì chỉ cần an trú trong tâm Phật bất sinh, mọi chuyện còn lại hãy cứ để cho Tâm Phật làm không cần phải lo gì nữa. hãy tin 100% vào điều này mới thực sự dám dẫn thân. nếu không tin và không theo cách này thì chỉ có thể tỉnh thức sống an lành, hưởng phúc thầy tu chân chính chứ không thể giác ngộ hoàn toàn được nhưng lại rất mệt vì lúc nào cũng phải quán sát tân tâm và các pháp, phải tốn sức nhiều mà muốn làm việc thì phải dừng lại việc quan sát. còn Tham Khán thoại đầu thì bất kể ở đâu , làm gì , lúc nào đều có thể thực hiện được. nếu tiến trình tham thiền đến một trình độ nào đó sẽ có thể tạm gọi là không dính mắc nơi trần cảnh nữa nhưng lại rõ biết tất cả mọi điều....
Chào bác! E mới tu thiền dc 2 tháng. Xin các bác dạy cho. Có lúc e thiền thấy người khoan khoái, có lúc e bị đau chân k chịu nổi. Mục đích e tu thiền để từ bỏ ngũ dục. Thì e nên tu thiền thế nào ạ! Nên tham khảo sách nào! Và phải tinh tấn ra sao hả bác!
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Chào bác! E mới tu thiền dc 2 tháng. Xin các bác dạy cho. Có lúc e thiền thấy người khoan khoái, có lúc e bị đau chân k chịu nổi. Mục đích e tu thiền để từ bỏ ngũ dục. Thì e nên tu thiền thế nào ạ! Nên tham khảo sách nào! Và phải tinh tấn ra sao hả bác!
Bạn tu thiền là tu thế nào ? Ngồi thiền ? Trong lúc đó bạn làm gì ? Ngồi bao lâu ? Thấy điều gì ? Những gì xảy ra đáng chú ý ?

Nhưng trước tiên thì từ bỏ ngũ dục ko phải là cách rồi. :)
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Làm gì có kẻ nào đâu bạn ? :)

Nhưng, cái gì đang đứng ra quan sát thế kia ? Nó là gì vậy ? Tại sao lại có sự tồn tại ngăn cách giữa cái đang quan sát và cái được quan sát vậy ?

Phải chăng nó là ý thức ? Là Tâm ? Nhưng dù mang tên là gì đi nữa, thì nó vẫn là một sự ngăn cách giữa các đối tượng.

Hi hi...

Có phải bạn đang nói đùa không?
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Khổ ghê, một bên là mình đang phân tích với cái nhìn thông thường của ng bình thường, còn thấy có sự quan sát, và có cái được quan sát.
Một bên là nói đến cái nhìn bất nhị của người đạt đạo. Bạn lại lôi hai cái ko liên quan nhau ra so làm gì ?

Không hiểu bạn cứ phải vạch lỗi không đâu làm chi vậy ? Có ai thi thố gì ở đây đâu ? Mình thôi nhé ! :)
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Như hôm trước có dừng ở câu hỏi “Có phải rằng chỉ cần hiện diện đơn thuần với các tiến trình thân tâm pháp... mà không can thiệp hay nắm bắt là được chăng ?”

Và qua quá trình thiền tập, nhận thấy rằng điều này có lẽ hợp lý. Bởi không thể có chuyện nằm ngoài kiến văn giác tri, nằm ngoài ngũ uẩn được. Hay nói cách khác, ngoài thân thọ tâm pháp, vốn không còn gì khác.
Vì thế, phải ngay trong thân thọ tâm pháp mà tu.

Tức tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau.

Vậy, hiện diện là hiện diện thế nào ? Không nắm bắt là thế nào ?

Tại sao lại là hiện diện chứ không phải quán sát ?

Bởi quán sát, như đã nói, dễ dẫn đến cái sự hiểu sai, tức là có sự quán sát, và có cái được quán sát. Còn hiện diện, tức là chỉ sự đồng nhất của sự quán sát và cái được quán sát. Tức khi thấy hoa, thì ở đó chỉ có cái tiến trình vận động của cái thấy và cái được thấy. Tức là cái tiến trình đơn thuần, chứ không nên có một tiến trình khác, chẳng hạn như tiến trình quán xét cái tiến trình thấy đó, hay tiến trình định hình giá trị cho cái tiến trình thấy đó. Đây có thể coi là nói về câu “trong cái thấy chỉ có cái thấy”.

Nhưng căn bản, trước tiên thì cái tiến trình đơn thuần đó luôn luôn tồn tại. Chỉ khác biệt là người bình thường lại thêm vào đó một tiến trình áp đặt giá trị lên trên tiến trình đó ? Tức trong tiến trình thấy một bông hoa, ở đó là tiến trình đơn thuần do duyên sinh và vốn luôn đơn giản như vậy. Nhưng chúng ta lại thêm lên một tiến trình yêu ghét, phân định,… và tại sao ?

Trước tiên, có lẽ là do nghiệp duyên, các kinh nghiệm cũ trong quá khứ vận hành để chúng ta tự áp đặt giá trị nào đó lên thực tại, nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sinh sống.

Kế đến, cái tiến trình áp đặt giá trị này vốn đã được huân tập, giáo dục từ bao đời nay, cũng như hình thành sẵn trong cơ chế sinh học nhằm duy trì sự sống.

Vậy tiến trình này có tốt ?

Nó có lợi ích cho việc sinh tồn, nhưng nó cũng tạo ra nhiều hệ lụy mà gọi chung là khổ. Mà hệ lụy của nó chính là việc không kiểm soát được tiến trình áp đặt giá trị, coi coi nó có cần thiết hay không, có hữu ích hay không, mà cứ chạy theo nên sinh ra cái gọi là tham, sân, si.

Nhưng cũng chính vì nó có tác dụng của nó, và nó cũng là một chức năng khác của tâm thức, vì thế không nên diệt bỏ nó cũng như không thể diệt bỏ nó.

Như thế, tức là nếu tiến trình áp đặt giá trị là phù hợp, tạo lợi ích, và cần thiết, thì vẫn hoàn toàn tốt lành. Chỉ khi nào buông lung để nó hoạt động vô tội vạ, mới sinh ra tham sân si và khổ não.

Vậy phải làm thế nào để tiến trình đó hoạt động một cách lợi ích mà không biến tướng thành tham sân si ?

Quay lại với sự hiện diện, tức là trong mọi hành vi suy nghĩ, đều phải hiện diện trong từng cử chỉ hành động. Hiện diện tức trải nghiệm mọi hành vi suy nghĩ một cách sáng suốt. Tức là để ngay trong các giác quan, các tiến trình của giác quan, mà cảm nhận được chúng chỉ là những sự vận động, là các tiến trình thân tâm.

Nhưng phải để ý các điều sau:
  • Chú ý khi các nghiệp thức khởi lên tạo tác.
  • Hiện diện ngay trong từng hành vi dù là nhỏ nhặt nhất.
  • Hiện diện mà không phải cố ý nỗ lực, bởi ngay trong từng cử chỉ đều vốn sẵn sự dụng công một cách tự nhiên. Nên ngay trong từng sự trải nghiệm đều sẵn có thể cảm nhận thấy.
  • Chú ý tới cảm thọ, bởi cảm thọ khá dễ cảm nhận, nhưng cũng là tác nhân lớn để sinh tâm.
  • Nếu được nên hiện diện đến tổng thể thân thọ tâm pháp, nhưng không nên gượng ép, cứ tùy duyên mà tu.
  • Chú ý tới tâm thức, nó dễ dàng sinh khởi từ các giác quan, ngoài ra cũng sinh khởi từ nghiệp trong quá khứ.
  • Tâm thức là cái thầm lặng, khó nhận thấy và dễ buông lung theo. Cần cảnh giác, quay về, hiện diện.
  • Nếu được nên sống chậm lại, để dễ dàng hiện diện trong mọi hành vi hơn.
Trong lúc hiện diện với các cảm thọ, tâm thức,… nếu thấy sự nắm bắt nổi lên, cũng cứ tùy nghi mà ứng xử, không nên tự gò bó mình, bởi gò bó theo một khuôn mẫu cũng không khác gì việc chạy theo một tâm tham sân si khác.

Điều quan trọng là cần hiện diện ngay trong sự nắm bắt, ngay trong sự tham, sân si, để thấy ra đó cũng là những tiến trình không hơn.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Khổ ghê, một bên là mình đang phân tích với cái nhìn thông thường của ng bình thường, còn thấy có sự quan sát, và có cái được quan sát.
Một bên là nói đến cái nhìn bất nhị của người đạt đạo. Bạn lại lôi hai cái ko liên quan nhau ra so làm gì ?

Không hiểu bạn cứ phải vạch lỗi không đâu làm chi vậy ? Có ai thi thố gì ở đây đâu ? Mình thôi nhé ! :)

Hi hi...
À thì bạn phải giải thích thì mình mới hiểu chứ? Vì toàn lời của bạn nói mình thấy nó khác nhau nên mình hỏi lại chứ mình biết lúc nào bạn nhìn kiểu bình thường lúc nào bạn nhìn kiểu đạt đạo đâu.

Còn mình thì xưa nay chỉ nhìn một kiểu thôi hi hi...
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Như hôm trước có dừng ở câu hỏi “Có phải rằng chỉ cần hiện diện đơn thuần với các tiến trình thân tâm pháp... mà không can thiệp hay nắm bắt là được chăng ?”

Và qua quá trình thiền tập, nhận thấy rằng điều này có lẽ hợp lý. Bởi không thể có chuyện nằm ngoài kiến văn giác tri, nằm ngoài ngũ uẩn được. Hay nói cách khác, ngoài thân thọ tâm pháp, vốn không còn gì khác.
Vì thế, phải ngay trong thân thọ tâm pháp mà tu.

Tức tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau.

Vậy, hiện diện là hiện diện thế nào ? Không nắm bắt là thế nào ?

Tại sao lại là hiện diện chứ không phải quán sát ?

Bởi quán sát, như đã nói, dễ dẫn đến cái sự hiểu sai, tức là có sự quán sát, và có cái được quán sát. Còn hiện diện, tức là chỉ sự đồng nhất của sự quán sát và cái được quán sát. Tức khi thấy hoa, thì ở đó chỉ có cái tiến trình vận động của cái thấy và cái được thấy. Tức là cái tiến trình đơn thuần, chứ không nên có một tiến trình khác, chẳng hạn như tiến trình quán xét cái tiến trình thấy đó, hay tiến trình định hình giá trị cho cái tiến trình thấy đó. Đây có thể coi là nói về câu “trong cái thấy chỉ có cái thấy”.

Nhưng căn bản, trước tiên thì cái tiến trình đơn thuần đó luôn luôn tồn tại. Chỉ khác biệt là người bình thường lại thêm vào đó một tiến trình áp đặt giá trị lên trên tiến trình đó ? Tức trong tiến trình thấy một bông hoa, ở đó là tiến trình đơn thuần do duyên sinh và vốn luôn đơn giản như vậy. Nhưng chúng ta lại thêm lên một tiến trình yêu ghét, phân định,… và tại sao ?

Trước tiên, có lẽ là do nghiệp duyên, các kinh nghiệm cũ trong quá khứ vận hành để chúng ta tự áp đặt giá trị nào đó lên thực tại, nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sinh sống.

Kế đến, cái tiến trình áp đặt giá trị này vốn đã được huân tập, giáo dục từ bao đời nay, cũng như hình thành sẵn trong cơ chế sinh học nhằm duy trì sự sống.

Vậy tiến trình này có tốt ?

Nó có lợi ích cho việc sinh tồn, nhưng nó cũng tạo ra nhiều hệ lụy mà gọi chung là khổ. Mà hệ lụy của nó chính là việc không kiểm soát được tiến trình áp đặt giá trị, coi coi nó có cần thiết hay không, có hữu ích hay không, mà cứ chạy theo nên sinh ra cái gọi là tham, sân, si.

Nhưng cũng chính vì nó có tác dụng của nó, và nó cũng là một chức năng khác của tâm thức, vì thế không nên diệt bỏ nó cũng như không thể diệt bỏ nó.

Như thế, tức là nếu tiến trình áp đặt giá trị là phù hợp, tạo lợi ích, và cần thiết, thì vẫn hoàn toàn tốt lành. Chỉ khi nào buông lung để nó hoạt động vô tội vạ, mới sinh ra tham sân si và khổ não.

Vậy phải làm thế nào để tiến trình đó hoạt động một cách lợi ích mà không biến tướng thành tham sân si ?

Quay lại với sự hiện diện, tức là trong mọi hành vi suy nghĩ, đều phải hiện diện trong từng cử chỉ hành động. Hiện diện tức trải nghiệm mọi hành vi suy nghĩ một cách sáng suốt. Tức là để ngay trong các giác quan, các tiến trình của giác quan, mà cảm nhận được chúng chỉ là những sự vận động, là các tiến trình thân tâm.

Nhưng phải để ý các điều sau:
  • Chú ý khi các nghiệp thức khởi lên tạo tác.
  • Hiện diện ngay trong từng hành vi dù là nhỏ nhặt nhất.
  • Hiện diện mà không phải cố ý nỗ lực, bởi ngay trong từng cử chỉ đều vốn sẵn sự dụng công một cách tự nhiên. Nên ngay trong từng sự trải nghiệm đều sẵn có thể cảm nhận thấy.
  • Chú ý tới cảm thọ, bởi cảm thọ khá dễ cảm nhận, nhưng cũng là tác nhân lớn để sinh tâm.
  • Nếu được nên hiện diện đến tổng thể thân thọ tâm pháp, nhưng không nên gượng ép, cứ tùy duyên mà tu.
  • Chú ý tới tâm thức, nó dễ dàng sinh khởi từ các giác quan, ngoài ra cũng sinh khởi từ nghiệp trong quá khứ.
  • Tâm thức là cái thầm lặng, khó nhận thấy và dễ buông lung theo. Cần cảnh giác, quay về, hiện diện.
  • Nếu được nên sống chậm lại, để dễ dàng hiện diện trong mọi hành vi hơn.
Trong lúc hiện diện với các cảm thọ, tâm thức,… nếu thấy sự nắm bắt nổi lên, cũng cứ tùy nghi mà ứng xử, không nên tự gò bó mình, bởi gò bó theo một khuôn mẫu cũng không khác gì việc chạy theo một tâm tham sân si khác.

Điều quan trọng là cần hiện diện ngay trong sự nắm bắt, ngay trong sự tham, sân si, để thấy ra đó cũng là những tiến trình không hơn.

Bạn rất xuất sắc khi tự mình khám phá con đường thoát giải khổ đau. Đức Phật dạy rằng kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình, tự mình truy sát những mê lầm, và các thói xấu của mình là cốt tủy của việc tu hành.

Thỉnh thầy @vienquang6 ra mặt tiếp đón vị thiện tri thức mới tới với diễn đàn chúng ta ạ!
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên