Nhặt rác làm phước

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Nhặt rác làm phước

thumbnail.php

Câu chuyện nhặt rác làm từ thiện của bà Nguyễn Thị Đối ở thôn Tây Trì Nhơn, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) đã khiến nhiều người xúc động và thán phục.

Hằng ngày, người phụ nữ ngoài 60 tuổi này tích góp số tiền kiếm được từ rác để làm từ thiện như: Mua cơm ủng hộ Hội Người mù huyện Phú Vang, tặng quà, áo ấm hay sách vở cho trẻ mồ côi tại các trung tâm bảo trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế. Bà Đối vui vẻ tâm sự: “Tui nhặt bao nilon người ta vứt lung tung ở cảng Thuận An. Có ngày nhặt được chừng 7 ký, có ngày nhặt 5 ký, chịu vất vả chút nhưng giúp được các cháu, lòng thấy vui…”.
Trong một lần lên chùa, bà Đối gặp một cụ già lom khom với cây gậy và túi đựng rác bên vai. Cụ già đó nhặt rác đem bán để lấy tiền đi chùa nhang khói… “Thế là tui nghĩ, người ta làm được răng mình không làm được. Thấy bãi biển ở cảng Thuận An có nhiều rác nilon nên mỗi sáng đi lấy cá, tui mang theo bao tải để đựng rác. Làm miết thành quen…”, bà Đối nói.

images669082_27a%281%29.jpg
Bà Nguyễn Thị Đối bên đống rác nilon vừa xử lý xong

Rác nilon nhặt về, bà Đối huy động con cháu trong nhà giặt, phơi khô và đóng bao… Biết tiếng bà Đối bán rác nilon làm phước nên đại lý ve chai thu mua hàng của bà cũng nhỉnh hơn, với giá 14.000 đồng/1kg. Bình quân mỗi ngày bà Đối bán được 100.000 đồng tiền rác… Nhờ lòng hảo tâm của bà, nhiều trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Tây Trì Nhơn và xã Phú Thượng được thêm niềm vui. Mỗi năm, cứ đến kỳ học mới, bà đều trích quỹ mua sách vở, bút mực và áo quần cho các cháu học sinh.
Công việc “nhặt rác làm phước” của bà Đối lắm lúc cũng vất vả, cực nhọc, nhất là vào mùa mưa. “Mùa nắng còn mượn sân hàng xóm phơi được, chứ về mùa mưa thì vất vả lắm. Vợ chồng tui phải rào chắn sân vườn không thì trôi ra con sông Phổ Lợi hết”, bà Đối chia sẻ. Không những giúp được người “thiên hạ”, bà Đối còn dạy cho con cháu trong nhà bài học về tấm lòng yêu thương, chia sẻ và ý thức bảo vệ môi trường. Em Trần Văn Bình, học sinh lớp 7, cháu nội của bà Đối nói với tôi: “Vâng lời bà dặn, trên đường đi học cháu thường nhặt bao nilon đem về cho bà…”.

L.A.K (www.qdnd.vn)

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Con kính chào mọi người!
Đây mới gọi là một phần những thị hiện của Bồ Tát ở đời thường để giáo hóa chúng sinh! Qua hình ảnh trên hôm này CSSQ lại thích nói vui vui một tí!

Ai đọc các câu chuyện về Bác Như Sanh trong
"Cặn bả ký ức" có thấy Bác nói về Bồ Tát, Phật, và giáo lý Phật Pháp rất đời thường và hiện hữu không?

Lý không trong bát nhã! .....vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc. ...bất cấu, bất tịnh

Hãy dùng hình ảnh Bồ Tát trên mà suy tư, hiểu cái lý không rốt ráo của Bồ Tát nói trong bát nhã, hiểu cách giáo hóa và thực hành Phật Pháp của Bồ Tát!

Hình ảnh bà Đối trên CSSQ là một phần thị hiện hình ảnh Bồ Tát, có ai cự lự phản đối không! Không nhé vì ai cũng nói tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh!

Nhưng hình ảnh đời thường, câu nói.... tất cả những gì khiến cho một ai đó, hay một chúng sinh nào đó nhận ra được đạo lý, hay giác ngộ đều gọi là hình ảnh thị hiện bồ tát! Hình ảnh Bồ tát xuất hiện như thế mọi người có thấy kinh sách chữ nghĩa, giáo hóa không? có thấy mang từ ngữ kinh điển nói ra không? (
đây là vô khổ, tập, diệt, đạo)
Mọi người có thấy trí tuệ hay sở đắc nào ở đây không? (
đây là vô trí, diệc vô đắc)
Mọi người có thấy nhơ uế, hay thanh tịnh ở đây không?.(.bất cấu, bất tịnh)
.............
Nghĩa là khi Bồ Tát giáo hóa chúng sinh không có chấp mang kinh sách cổ kim ra giáo hóa: như cứ rao đọc sắc tức thị không, không tức thị sắc.........., không chấp thân phận mình thể hiện sang hèn, uy đức, thanh tịnh hay ở những hình ảnh chúng sinh ta coi là nhơ uế như cõi địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, người, a tu la....Mà các vị Bồ Tát giáo hóa bằng ngôn ngữ chúng sinh ưa thích, giáo hóa bằng ngôn ngữ chúng sinh có thể hiểu được, giáo hóa bằng hành động... mà chúng sinh có thể giác ngộ ( nói hơi cao ) thấp xuống là chúng sinh có thể tăng trưởng đạo Tâm của mình, Bồ Tát đều thể hiện giáo hóa! Chỉ là có người nhận ra Bồ Tát ( nhận ra đạo lý ), có người lại không nhận ra Bồ Tát (đạo lý )

Đến đây chắc có người cự lự! không thể người thường là Bồ Tát và Bồ Tát ở có ở chính mình, vì đôi lức việc làm, hành động của mình cũng có thể khiến người khắc nhận ra đạo lý!... Nếu Ai thắc mắc trên rất hay, và chính xác!

Thứ nhất khi một vị chứng đạo đều không chấp nhận hình ảnh Phật và Bồ tát có hình có tướng củ thể! Các bậc giác ngộ không hình không tướng thì giáo hóa chúng sinh như thế nào?. Giáo hóa chủ yếu là trực tiệp Tâm gia hộ trực tiếp vào Tâm! Đây chính là cái gọi là Phật Tánh có trong chúng sinh và vạn vật!
Nên người nào nói phật tánh của tôi là sai! người nào chỉ tìm phật tánh bên trong cũng sai luôn! không tìm Phật tánh bên trong cũng không thấy luôn!
Lại hỏi nếu gia hộ trực tiếp tác động vào tâm sao tôi, không thành Phật được, không giác ngộ được?

Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả! Muôn gia hộ, trợ giúp chúng sinh đến giác ngộ phải có quy luật rõ ràng là nhân quả! Các vị Bồ Tát chỉ dùng nhân quả, sử dụng nhân quả để trợ giúp giáo hóa chúng sinh!

( VD: muốn cho chúng sinh này thành Phật! người này nhất định phải có nhân tôn kính Phật tuyệt đối! Có tôn kính Phật mới dần dần thành tựu được các đức tính. và trí tuệ của thánh được. Muốn tôn kính phật tuyệt đối người này phải gieo thiện tâm, và xa dần các điều xấu! và không còn ghét chúng sinh... ! Muốn không còn ghét chúng sinh người này phải gieo lòng từ bi đối với chúng sinh! muôn lòng từ bi với chúng sinh vô lượng ....
Đây là vài ý sơ sài về một phần tỉ, tỉ...của dây chuyền nhân quả mà các vị bồ tát sẽ làm, sẽ tác động.... để cho tất cả chúng sinh đều giải thoát giác ngộ! Nên chuyện tu của một chúng sinh không thể một sớm một chiều được! Ai muốn chi tiết thì tìm Bồ Tát mà hỏi nhé!

Ngược lại với Bồ Tát! các nghiệp xấu đã gieo của chúng sinh sẽ bán theo và Ma vương cũng thích thu nhòm ngó tới! Bản chất ma vuơng cứ nhìn lại chính chúng ta sẽ thấy! Khi có một ai hay, đang làm việc gì tốt nhưng ngược lại ta, ta có buông lời công kích, nói thêm vào không, hay trêu đùa cho người ta xấu hổ, thẹn không làm nữa! Thể hiện rất rõ ở cái tật thích buôn chuyện, và nói các lỗi người khắc........! Sự kheo khoang, ưa thích danh vọng, quyên lực, lợi ích không muốn người khác hay thì đó chính là...;

Đây chính là con đường bồ tát giáo hóa và gỡ dần các sợi dây rằng buộc, trói buộc chúng sinh, ngược lại tự nghiệp xấu của chúng sinh và tâm ma của chung sinh cũng đang phản kháng buộc thêm, và tìm cách giăng lưới thêm! Các vị hình dung thế thấy các vị Bồ Tát có vĩ đại và cực khổ vì chúng sinh không! Có còn vị nào muốn yên thân để giác ngộ không! Nếu giác ngộ xong sẽ có vô vàn việc để làm không ngừng nghỉ! Đây là lý do mà vị thánh A La Hàm bị Phật mắng là còn hơi biếng ( cái biếng vi, vi tế ở điểm này! ) Đến vị Thánh A La Hán thì không còn biếng nhắc trên nhé! Nên ai nói vị thánh A La Hán không còn hóa độ chúng sinh nữa thì coi chừng quả báo đó! Các vị A La Hán cũng chính là các Đại Bồ Tát!

Chỗ này nói thêm đôi chút: Chân như ( bất sinh, bất diệt ) có nhiều vị nói luật nhân quả không có tác dụng! Con ở đây không nói bàn đúng sai. Nhưng làm ơn xin các vị bớt khẳng định về mấy cái siêu tuyệt mà tâm chưa chứng tới, chưa thấy tới đi. Làm ơn các vị hãy đưa mình và mọi người về đúng vị trí, thực tại là chúng ta bị nhân quả tri phối và sẽ dùng nhân quả ( hay gọi gieo nhân, phát tâm bồ tát, trì giới, thập thiện, làm phước, tu tập....) để mà tất cả sẽ có ngày giải thoát!

Thứ Hai: trong kinh Pháp hoa nói: Muốn Thành Phật phải được mười phương chư Phật hộ niệm. ( được sự gia hộ của mười phương Phật )
Vậy Chư Phật bất công chăng! hộ niệm chúng sinh này không hộ niệm chúng kia chăng? Không Chư Phật tâm từ bi bình đẳng với chúng sinh, không sai khác. Nhưng muốn được chư Phật gia hộ thì chúng sinh ban đầu phải khởi tâm cảm ứng với Phật! khởi lòng từ, bi đã. cái này bản thân chúng sinh phải tự mình tác ý, phải chủ động tác ý, không ai làm thay được cái này! cùng với khởi tâm tư bi, phải có phát nguyện bồ đề! Điều này các Quý Thầy, nói hết cơm, hết cháo, đời này, qua đời khác mà chúng ta nghe xong có ai thực hiện được hằng ngày không? Đối với các bậc chân tu, tâm từ của các Thầy lớn đến mức thể hiện ra các vẻ đẹp tế hạnh! phủ trùm lan tỏa ra cõi giới vô hình mà các vị ở cõi giới vô hình dễ nhận ra hơn con mắt phàm phu! Ở đây ai nhớ lại trước lúc mình ở cõi giới vô hình nhìn thấy bậc chân tu nào thì chỉ mọi người biết với nhé!

Qua đây chúng ta thấy thêm một điều, đừng tưởng những điều tốt, những việc phước lành mà ta làm được, hay sự hiểu thấy được cái hay của đạo lý là của ta! Ta chỉ có cái nhỏ xíu, xíu tác ý ban đầu ( việc này phải chủ động làm ) còn lại công đức về sau đều do Phật sắp xếp, gia hộ, vun đắp cho ta có thành tựu! Mà ngay cái cả tác ý nhỏ xíu muốn có được cũng nhờ Phật và Bồ Tát đưa đẩy mà thành luôn! Nên từ nay về sau, làm ơn mình có làm được cái gì thì đừng có nhận và tim là của mình. Mà Người có trí tuệ có lòng biết ơn thì hãy cúng dường hết công đức đó, trí tuệ đó, danh vọng đó... cho Phật, để diệt luôn tâm kiêu mạn tự hào! Đây chính là hạnh của các vị A La Hán khi thuyết pháp, độ sinh thời đức Phật đều cúng dường hết cho Thầy mình, độ được ai cũng đưa về là đệ tử của Thầy mình... Đây không chỉ là hạnh khiêm cung mà thể hiện đạo đức của lòng tri ân sâu sắc!

Sự gia hộ của Chư Phật không thay đổi, còn mãi mãi, không phân biệt với chúng sinh, vạn vật chính là Phật Tánh có trong chúng ta ,
Đây chính là thị hiện Bồ Tát ở các cõi giới đó, thị hiện Bồ Tát trong mỗi chúng sinh cảm ứng với chúng sinh khác ( có nghĩa là chỉ chúng sinh khác cảm ứng được Bồ Tát ở chúng sinh kia chứ đừng dại nhận mình là Bồ Tát! nhận ra chỉ nhận ra lòng biết ơn sâu sắc trước ơn đức của Phật Pháp thôi! ). mà người hữu duyên nhận ra còn người chưa duyên thì chưa thấy!
Bác Như Sanh nhìn thấy cô gái trẻ nhường chỗ ngồi gần người bị (hủi, hay bị bệnh gì, hay thân hình làm sao mà người đời không giám gần gũi , mình không nhớ rõ!) Bác trả nói đây là Bồ Tát hiện hữu!
Khi những người đi nhờ xuồng bác thấy xuồng hư hỏng mà áy láy bảo: Do bác cho chúng con đi nhơ, chở hàng hóa khiến xuồng bác nhanh hỏng!
Bác trả lời: Xuồng trước sau gì cũng bị hỏng! mà Bác trở Phật đấy chứ có trở ai khác đâu! ( câu trả lời chính xác của Bác Như Sanh thế nào nhỉ)
Và bây giờ CSSQ Hình ảnh Bác Như Sanh cũng là hình ảnh thể hiện của Bồ Tát độ thoát chúng sinh!

Nên làm ơn sau khi học , nghiên cứa đã đời rồi thì hãy tu ngay trong thực tại, tầm thường, nhỏ nhặt nhất!

Vậy nếu có ai nhận là của mình làm thì sao?
Xin thưa chỉ cần nhận là của mình làm thì có hai điều!
1.Phật và Bồ Tát khó giá hộ được thêm và không thể gia hộ đó là chính là nhân có quả như thế!
2. Nhận là mình làm thì xin thưa các cõi giới tùy theo phước báo mà sẽ gọi ta về đó, trói buộc ta trong đó, nếu không cẩn thận thì khi tiêu hết phước rồi ta bị thoái đọa trở lại, uổng bao công đức đã gieo!
Còn một điều thứ 3 nữa! Nhận là của ta, tâm kiêu mạn nổi nên hậu quả là nhiễn ô kéo đến! Đến đây nặng nhẹ sẽ không muốn nhắc đến!
Nhưng chú ý đừng ai làm điều xấu xong không nhận mình làm nhé! Vì nguyên tắc nợ phải trả, tiền dư mới có thể tiêu dùng theo ý muốn!
Vậy Người làm các việc tốt, tròn bổn phận, tích cực giúp đời và giúp người nhưng không đắm nhiễn đời, không chấp công, .... không thấy có mình làm thì sao ?
Người này, tương lai sẽ có được công đức lớn đến mức mà không có cõi giới nào xứng đáng níu kéo người này ở lại! Như thế , mọi người có thích không?
Nếu thích thì làm ơn từ này, làm tròn bổn phận, tích cực giúp đời, giúp người mà không thấy có mình làm! Người nào thành tựu được điều đó tương lại độ vô lượng chúng sinh giải thoát. Nhưng đến đây vẫn còn cái một cái mắc vi, vi tế nữa! Nhưng các vị yên tâm Phật sẽ giúp giải quyết hết!
Không thấy có chúng sinh được độ


Thân ái! Đây là một phần cách nhìn lý không của từ kinh Đại Thừa trên nên tảng Kinh Nguyên thủy mà Phật thuyết!

Kính chúc tất cả đều thành tựu vô thượng bồ đề!

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên