Nhất tâm bất loạn trong Kinh A DI ĐÀ

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đây là pháp hội ngắn gọn nhất trong các pháp hội mà Đức Thích Ca thuyết giảng về Cực Lạc Thế Giới và Đức A Di Đà Phật.

Nguyên bản kinh văn: https://www.niemphat.vn/downloads/kinh-tung-sam-van/kinh-tung/kinh-a-di-da-ht-tri-tinh-dich.pdf

Trong đó, có đoạn:
Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó. Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên n


Lời bàn của VNBN: Thiện căn và phước đức là cái hậu thuẩn cho một người an ổn tu tập trong chánh Pháp, cũng giống như một người ngồi thiền mà căn lành và phước đức kém thì khó mà ngồi yên ổn được, dễ rơi vào hôn trầm hoặc thân tâm khó an định.

Cũng như vậy, người thiện căn kém cỏi hoặc phước đức mỏng manh thì làm sao có thể chấp trì danh hiệu Phật 1 ngày (24 giờ) mà tâm luôn chuyên nhất?!

Trong đoạn Kinh trên, hành giả chấp trì danh hiệu Phật, tức là cột tâm niệm của mình vào danh hiệu Phật A Di Đà, làm như vậy 1 ngày, hoặc 2 ngày,..., 7 ngày. Đó là sự liên tục trong chấp trì, từ ngày này qua ngày kia mà không bàn tới ăn uống ngủ nghỉ, không được gián đoạn bất kì một thời điểm nào.

Niệm tới chừng nào? Ít nhất là 1 ngày (24 giờ) mà trong suốt 1 ngày đó phải "nhất tâm bất loạn",
nhất tâm bất loạn trong suốt quá trình chấp trì danh hiệu Phật chứ không phải niệm để được kết quả nhất tâm bất loạn. Còn như niệm được 2 ngày hay hơn thì công đức lại càng tăng thêm nữa, vãng sanh ở phẩm vị cao hơn.

Nhất tâm bất loạn là thế nào? Là lúc niệm Phật không bị các niệm khác xen vào gây tán loạn mà chỉ có câu Phật hiệu tuôn chảy liên tục, giữ trạng thái đó tối thiểu 1 ngày.

Nhiều người cho rằng "nhất tâm bất loạn" là niệm mà vô niệm, tương đương đắc đạo kiến tánh. Đó là quan niệm riêng của họ chứ không phải theo Kinh điển này. Rõ ràng ở đây là do hành giả "chấp trì danh hiệu Phật" mà có, sử dụng danh tự danh hiệu Phật để cột tâm vào đó mà đạt định tâm như người thiền định thôi, chứ không phải nhất tâm bất loạn do tâm buông ý xả.

Như vậy, trong đoạn dịch trên Hòa Thượng Thích Trí Tịnh không dịch "nhất tâm bất loạn" mà dịch là "một lòng không tạp loạn" là rất chính xác, một lòng hướng về Cực Lạc, cột tâm vào Phật hiệu, thâu nhiếp lục căn Phật hiệu nối tiếp không gián đoạn, cứ làm như vậy tối thiểu 1 ngày, lâm chung được Phật thị hiện theo bổn nguyện .

Tuy nhiên, đã được như vậy chưa chắc vãng sanh?! Vì sao vậy, vì lúc hành giả lâm chung hành giả thấy Phật và Thánh chúng hóa hiện đến mà tâm tín nguyện thay đổi thì tự mình bỏ Cực Lạc không thể vãng sanh. Hành giả tuy niệm Phật không tạp loạn được 1 ngày, 2 ngày,... nhưng kể từ đó đến lúc lâm chung cũng là một khoảng thời gian, có thể có sự thay đổi trong nhận thức của hành giả. Vì cái hành giả công phu đạt được đó là định tâm, chứ chưa phải là chứng Thánh giải thoát nên chưa có sự vững chải nơi tâm mình. Nếu lúc Phật và Thánh chúng hiện ra mà tâm người đó chẳng muốn vãng sanh nữa (do một nguyên nhân nào đó nơi nhận thức của bản thân người đó) thì chính họ đã từ bỏ Cực Lạc nên chẳng thể nào vãng sanh.

Bởi vậy các chư vị đi trước luôn nhắc nhở: Tín - Nguyện cho bền chắc, Hạnh cho nhất tâm, 10 vãng sanh 10 không sót ai cả.

Tu như vậy có khó không? Cái này tùy theo thiện căn và phước đức của mỗi người vậy! Các bạn có để ý rằng trong pháp hội này, đối tượng chính là người xuất gia mà không thấy nhắc tới hàng cư sĩ câu hội. Như vậy, muốn niệm Phật được như vậy thì người xuất gia có điều kiện để có thể thực hiện được, hoặc là cư sĩ nhưng có chí quyết như một người xuất gia và sống tương tự như một người xuất gia thì mới có thể thực hiện được.


Nhưng đây không phải là tiêu chuẩn duy nhất. VNBN sẽ giới thiệu một cách niệm Phật khác nữa mà đối tượng chính là cư sĩ tại gia (dĩ nhiên xuất gia lại càng tốt hơn), đó là niệm Phật tam muội, hiện đời an ổn, 10 niệm lâm chung ở một chủ đề khác sẽ lập sau.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
VNBN xin tóm lược lại như sau: Một người muốn vãng sanh sang CỰC LẠC theo lời dạy trong Kinh A Di Đà thì phải thực hiện được hai điều sau đây:

1. Phát nguyện sẽ sanh sang cõi Cực Lạc rồi chấp trì danh hiệu Phật, niệm niệm tiếp nối không bị tán loạn, duy trì liên tục như vậy ít nhất 24 tiếng đồng hồ, duy trì được lâu hơn thì công đức càng nhiều, vãng sanh phẩm vị cao hơn.

2.
Khi thực hiên được điều 1 rồi thì lúc lâm chung, Phật và thánh chúng sẽ hiện ra. Lúc Phật và thánh chúng hiện ra, hành giả phải có lòng tin và nguyện vãng sanh không thay đổi thì mới được vãng sanh.

Để thực hiện được hai điều trên thì Phật có nhắc khéo "không ít căn lành và phước đức", nghĩa là người này phải có đời sống khá là mẫu mực theo lời Phật dạy căn bản nói chung.

Như vậy, đây là cách tu để Phật và Thánh Chúng chủ động đến rước hành giả. Hành giả ấy rất dũng mãnh tinh tấn vậy! Ngoài cách tu trên còn nhiều cách tu khác nữa, VNBN sẽ lần lượt trình bày.
 
Last edited:

@zxcvbnm

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 10 2022
Bài viết
29
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Theo mình biết thì "Nhất tâm bất loạn" theo lập trường pháp bản nguyện là:
+Nhất tâm: là một lòng tin tưởng bản nguyện cứu độ của Phật A Di Đà, xưng danh hiệu Phật chắc chắn vãng sinh.
+Bất loạn: không tu xen tạp, chỉ chuyên một hạnh xưng danh hiệu Phật, không tạp là không loạn. "Chuyên xưng danh" ko phải yêu cầu niệm liên tục 24/24 ko có vọng tưởng, mà "tùy khả năng" niệm nhiều hoặc ít, tùy sở thích và hoàn cảnh mà niệm nhiếp tâm hoặc tạp tâm, hoặc nhắm mắt hoặc mở mắt, hoặc ngồi hoặc đi đứng... Chỉ cần duy trì niệm đều đặn hàng ngày thì gọi là "chuyên xưng". Cũng ko yêu cầu bỏ hết công hạnh khác như bố thí, trì giới... mà tùy tâm, tùy duyên, tùy phận, tùy thời, vì từ bi, vì trách nhiệm mà làm, nhưng "không lấy đó làm công hạnh để vãng sinh".


Mở rộng giải thích thêm một số đoạn trong Kinh A Di Đà theo lập trường bản nguyện:
+"Niệm 1 ngày, 2 ngày.. 7 ngày" là ý tin tưởng chuyên niệm hàng ngày cho đến khi ko niệm đc nữa, hoặc lâm chung ko niệm đc, hoặc đang sống bị bại não ko niệm đc, bị tai nạn ko niệm đc... Nhờ nguyện lực của Phật nên ko ảnh hưởng sự vãng sinh.
+"Khi lâm chung..." là do đã "tin tưởng chuyên xưng danh" đúng theo bổn nguyện của chư Phật, khi lâm chung Phật A Di Đà và thánh chúng "tự hiện thân đến đón, gia trì giúp cho tâm ko điên đảo, ma chướng ko thể làm chướng ngại, tức khắc vãng sinh về báo độ". Ko phải yêu cầu giữ chánh niệm thì Phật mới hiện ra, vì lúc lâm chung thần trí mê mờ hơn cả lúc ngủ mơ, nếu yêu cầu như vậy là ko phù hợp với phàm phu (đối tượng cứu độ chính của Phật).
+"Không thể dùng thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên" là ý cần dùng "thiện căn vô thượng của Phật, phước đức vô thượng của Phật, duyên tăng thượng của bổn nguyện Phật" thì mới đc sinh về cõi Phật (báo độ). Còn công đức tu tập của chúng sinh dù nhiều hay ít, thiện hay ác, thanh tịnh hay bất tịnh... cũng chỉ là "thiểu" nếu so với công đức vô thượng của Phật. Công đức vô thượng tức là bất cứ ai "tin tưởng xưng danh hiệu Phật" chắc chắn đời này vãng sinh. Tin tưởng chuyên xưng danh là đã thuận theo bổn nguyện, được Phật A Di Đà phóng tâm quang nhiếp thọ không rời sẵn sàng tiếp dẫn, Bồ tát thân cận bảo hộ, mười phương chư Phật hộ niệm cho bất thoái thì vãng sinh là hiển nhiên, gọi là Bình sinh nghiệp thành, đang sống đã quyết định vãng sinh chứ ko cần đợi lâm chung.
+"Ai đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện..." Là nói ai đã phát nguyện thì đã vãng sinh (bình sinh nghiệp thành), ai đang phát nguyện thì đang vãng sinh, ai sẽ phát nguyện thì sẽ vãng sinh.


Đây là cách lý giải cho người tại gia mà mình được nghe từ một vị thầy ở VN (chỉ nói đại ý chứ ko nguyên văn), nay xin góp ý thêm cho topic đa chiều, nếu có sai xót mong đc góp ý.
Nam mô A Di Đà Phật
 

@zxcvbnm

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 10 2022
Bài viết
29
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Bổ sung cho phần phát nguyện: Xưng danh cũng chính là phát nguyện, trong Quán Kinh Tứ Thiếp sớ có nói Nam-mô là Phát nguyện hồi hướng, A Di Đà Phật là hạnh.
Khi xưng danh chỉ cần "không nghi" thì Tín-Nguyện-Hạnh và vô lượng công đức đã tự đầy đủ, đều là tha lực của Phật, cho nên con sáo con vẹt, người đại ngu niệm Phật mà đc vãng sinh, vì những chúng sinh này nhận thức rất kém, ko biết thế nào là tin hay nghi, ko biết gì về Phật pháp, gặp đại nhân duyên nên tự biết niệm Phật vãng sinh.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Theo mình biết thì "Nhất tâm bất loạn" theo lập trường pháp bản nguyện là:
+Nhất tâm: là một lòng tin tưởng bản nguyện cứu độ của Phật A Di Đà, xưng danh hiệu Phật chắc chắn vãng sinh.
+Bất loạn: không tu xen tạp, chỉ chuyên một hạnh xưng danh hiệu Phật, không tạp là không loạn. "Chuyên xưng danh" ko phải yêu cầu niệm liên tục 24/24 ko có vọng tưởng, mà "tùy khả năng" niệm nhiều hoặc ít, tùy sở thích và hoàn cảnh mà niệm nhiếp tâm hoặc tạp tâm, hoặc nhắm mắt hoặc mở mắt, hoặc ngồi hoặc đi đứng... Chỉ cần duy trì niệm đều đặn hàng ngày thì gọi là "chuyên xưng". Cũng ko yêu cầu bỏ hết công hạnh khác như bố thí, trì giới... mà tùy tâm, tùy duyên, tùy phận, tùy thời, vì từ bi, vì trách nhiệm mà làm, nhưng "không lấy đó làm công hạnh để vãng sinh".


Mở rộng giải thích thêm một số đoạn trong Kinh A Di Đà theo lập trường bản nguyện:
+"Niệm 1 ngày, 2 ngày.. 7 ngày" là ý tin tưởng chuyên niệm hàng ngày cho đến khi ko niệm đc nữa, hoặc lâm chung ko niệm đc, hoặc đang sống bị bại não ko niệm đc, bị tai nạn ko niệm đc... Nhờ nguyện lực của Phật nên ko ảnh hưởng sự vãng sinh.
+"Khi lâm chung..." là do đã "tin tưởng chuyên xưng danh" đúng theo bổn nguyện của chư Phật, khi lâm chung Phật A Di Đà và thánh chúng "tự hiện thân đến đón, gia trì giúp cho tâm ko điên đảo, ma chướng ko thể làm chướng ngại, tức khắc vãng sinh về báo độ". Ko phải yêu cầu giữ chánh niệm thì Phật mới hiện ra, vì lúc lâm chung thần trí mê mờ hơn cả lúc ngủ mơ, nếu yêu cầu như vậy là ko phù hợp với phàm phu (đối tượng cứu độ chính của Phật).
+"Không thể dùng thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên" là ý cần dùng "thiện căn vô thượng của Phật, phước đức vô thượng của Phật, duyên tăng thượng của bổn nguyện Phật" thì mới đc sinh về cõi Phật (báo độ). Còn công đức tu tập của chúng sinh dù nhiều hay ít, thiện hay ác, thanh tịnh hay bất tịnh... cũng chỉ là "thiểu" nếu so với công đức vô thượng của Phật. Công đức vô thượng tức là bất cứ ai "tin tưởng xưng danh hiệu Phật" chắc chắn đời này vãng sinh. Tin tưởng chuyên xưng danh là đã thuận theo bổn nguyện, được Phật A Di Đà phóng tâm quang nhiếp thọ không rời sẵn sàng tiếp dẫn, Bồ tát thân cận bảo hộ, mười phương chư Phật hộ niệm cho bất thoái thì vãng sinh là hiển nhiên, gọi là Bình sinh nghiệp thành, đang sống đã quyết định vãng sinh chứ ko cần đợi lâm chung.
+"Ai đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện..." Là nói ai đã phát nguyện thì đã vãng sinh (bình sinh nghiệp thành), ai đang phát nguyện thì đang vãng sinh, ai sẽ phát nguyện thì sẽ vãng sinh.


Đây là cách lý giải cho người tại gia mà mình được nghe từ một vị thầy ở VN (chỉ nói đại ý chứ ko nguyên văn), nay xin góp ý thêm cho topic đa chiều, nếu có sai xót mong đc góp ý.
Nam mô A Di Đà Phật
Giải thích này không khế hợp Kinh A Di Đà nha bạn mà phù hợp với niệm Phật tam muội hơn.

Niệm Phật theo Kinh A Di Đà, hành giả ấy phải vượt qua thử thách của sự tu trì, trong lòng chỉ có niệm Phật ít nhất 1 ngày không tạp loạn là OK, xem như chứng "nhập lưu" vào cõi giới Cực Lạc.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
VNBN đã có một sự hiểu lầm về bản dịch ở đoạn: "Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Xá-Lợi-Phất!"

Qua tham khảo nhiều bản dịch cũng như theo lí lẽ thông thường: một người đã nhất tâm bất loạn như vậy thì tâm thế đã vững chãi. Cho nên, đoạn trên phải hiểu là: Khi lâm chung, Phật và thánh chúng hiện ra, người ấy lại càng thêm an ổn không có gì phá hoại được và vãng sanh sang Cực Lạc.

Nghĩa là đã nhất tâm bất loạn trên 1 ngày thì ắt được vãng sanh chắc chắn.
 

@zxcvbnm

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 10 2022
Bài viết
29
Điểm tương tác
4
Điểm
3
VNBN đã có một sự hiểu lầm về bản dịch ở đoạn: "Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Xá-Lợi-Phất!"

Qua tham khảo nhiều bản dịch cũng như theo lí lẽ thông thường: một người đã nhất tâm bất loạn như vậy thì tâm thế đã vững chãi. Cho nên, đoạn trên phải hiểu là: Khi lâm chung, Phật và thánh chúng hiện ra, người ấy lại càng thêm an ổn không có gì phá hoại được và vãng sanh sang Cực Lạc.

Nghĩa là đã nhất tâm bất loạn trên 1 ngày thì ắt được vãng sanh chắc chắn.
Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A-di-đà Phật dữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A-di-đà Phật Cực Lạcq uốc độ.

Sự kiện Phật lai nghinh diễn ra trc khi ng đó tâm bất điên đảo bạn ah, tức là Phật chủ động hiện ra trc
 

@zxcvbnm

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 10 2022
Bài viết
29
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Giải thích này không khế hợp Kinh A Di Đà nha bạn mà phù hợp với niệm Phật tam muội hơn.

Niệm Phật theo Kinh A Di Đà, hành giả ấy phải vượt qua thử thách của sự tu trì, trong lòng chỉ có niệm Phật ít nhất 1 ngày không tạp loạn là OK, xem như chứng "nhập lưu" vào cõi giới Cực Lạc.
"Niệm Phật tam muội" có nhiều cách lý giải khác nhau, có khi là nói phương tiện, hoặc nói quả chứng, hoặc nói pháp hành... Giống như các tông phái khác, pháp môn tịnh độ có nhiều đường hướng khác nhau, mỗi đường hướng có phán giáo và lập trường khác nhau, theo thời gian có sự biến đổi bởi căn cơ mỗi thời mỗi khác
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A-di-đà Phật dữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A-di-đà Phật Cực Lạcq uốc độ.

Sự kiện Phật lai nghinh diễn ra trc khi ng đó tâm bất điên đảo bạn ah, tức là Phật chủ động hiện ra trc
Đúng vậy.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
"Niệm Phật tam muội" có nhiều cách lý giải khác nhau, có khi là nói phương tiện, hoặc nói quả chứng, hoặc nói pháp hành... Giống như các tông phái khác, pháp môn tịnh độ có nhiều đường hướng khác nhau, mỗi đường hướng có phán giáo và lập trường khác nhau, theo thời gian có sự biến đổi bởi căn cơ mỗi thời mỗi khác
Niệm Phật tam muội còn gọi là Niệm Phật Ba La Mật được Phật thuyết giảng trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
Dù thế nào tông chỉ đều là Tín- Nguyện- Hạnh; lấy các Kinh: Vô Lượng Thọ Phật, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh A Di Đà, Kinh niệm Phật Ba La Mật làm y cứ.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha hahahahahah ... đang cười VNBN NỮA đấy [smile]

VNBN đã có một sự hiểu lầm về bản dịch ở đoạn: "Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Xá-Lợi-Phất!"

thật ra, tới giờ VNBN vẫn rất SAI LẦM về TỊNH ĐỘ ... mà hỏng hiểu sao VNBN lại chẳng hiểu bao nhiêu về TỊNH ĐỘ [smile] [xmile] x x x x x x x

--> không có PHẬT ngoài TÂM [smile]

cho nên đạt được TÂM BẤT LY TÂM [xmile] .... tức là được VÃNG SINH [xmile] x x x x

ờ mà đúng hông ? [xmile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha hahahahahah ... đang cười VNBN NỮA đấy [smile]

VNBN đã có một sự hiểu lầm về bản dịch ở đoạn: "Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Xá-Lợi-Phất!"

thật ra, tới giờ VNBN vẫn rất SAI LẦM về TỊNH ĐỘ ... mà hỏng hiểu sao VNBN lại chẳng hiểu bao nhiêu về TỊNH ĐỘ [smile] [xmile] x x x x x x x

--> không có PHẬT ngoài TÂM [smile]

cho nên đạt được TÂM BẤT LY TÂM [xmile] .... tức là được VÃNG SINH [xmile] x x x x

ờ mà đúng hông ? [xmile]
hê hê, ở đây đâu có ai nói Phật ngoài Tâm?
Ở đây đang nói vãng sanh Cực Lạc "Thế Giới", còn ông bạn nói vãng sanh đi đâu đó?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha hahahah ... đang cười VNBN nữa đấy [smile]

đúng là uổng cái tên VNBN [xmile] ... thì nói nghĩa chính của VÃNG SINH chứ nói gì [xmile]


người CHẾT ... hỏng biết MÌNH LÀ AI ? [xmile] --> cho nên HỐT HOẢNG ĐIÊN ĐẢO thôi [xmile]

còn người VÃNG SINH được "NHẤT TÂM" = BẤT LOẠN .. có nghĩa là CÓ BIẾT MÌNH LÀ AI ĐẤY [smile]


vậy thì làm sao ĐIÊN ĐẢO được [smile] ... cho nên ... đúng là VNBN uổng công TỊNH ĐỘ mà chẳng hiểu TỊNH ĐỘ làm được cái gì cho bản thân [xmile]

ờ mà đúng hông ? [xmile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha hahahah ... đang cười VNBN nữa đấy [smile]

đúng là uổng cái tên VNBN [xmile] ... thì nói nghĩa chính của VÃNG SINH chứ nói gì [xmile]


người CHẾT ... hỏng biết MÌNH LÀ AI ? [xmile] --> cho nên HỐT HOẢNG ĐIÊN ĐẢO thôi [xmile]

còn người VÃNG SINH được "NHẤT TÂM" = BẤT LOẠN .. có nghĩa là CÓ BIẾT MÌNH LÀ AI ĐẤY [smile]


vậy thì làm sao ĐIÊN ĐẢO được [smile] ... cho nên ... đúng là VNBN uổng công TỊNH ĐỘ mà chẳng hiểu TỊNH ĐỘ làm được cái gì cho bản thân [xmile]

ờ mà đúng hông ? [xmile]
Đừng nói tùm lum mà phỉ báng pháp Phật.
Vãng sanh Tây Phương Cực Lạc là sanh sang thế giới Tây Phương Cực Lạc là chết ở đây rồi sanh sang thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đó chính là nghĩa của từ vãng sanh trong pháp môn Tịnh Độ Cực Lạc.

Còn bàn theo nghĩa khác là pháp môn khác, không nên lẩn lộn.
 

@zxcvbnm

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 10 2022
Bài viết
29
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Niệm Phật tam muội còn gọi là Niệm Phật Ba La Mật được Phật thuyết giảng trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
Dù thế nào tông chỉ đều là Tín- Nguyện- Hạnh; lấy các Kinh: Vô Lượng Thọ Phật, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh A Di Đà, Kinh niệm Phật Ba La Mật làm y cứ.
Trong Quán Kinh thì thành tựu pháp quán cũng là niệm Phật tam muội đấy.

Phân chia nhóm Kinh tịnh độ thì:
Nhóm Chánh y là 3 kinh Quán Kinh, Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ (như tông mình theo là bản của PS Khang Tăng Khải). Là nhóm kinh lập Tông, huyệt mạch tông chỉ cần y theo 3 Kinh này.
Kinh Niệm Phật Balamat, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm... thuộc nhóm Bàng y, phụ trợ cho tông. Kinh niệm Phật Balamat mình thấy có nhiều đường hướng tu tập khác nhau, ko biết bạn tu tịnh độ theo Tổ nào nhỉ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Trong Quán Kinh thì thành tựu pháp quán cũng là niệm Phật tam muội đấy.

Phân chia nhóm Kinh tịnh độ thì:
Nhóm Chánh y là 3 kinh Quán Kinh, Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ (như tông mình theo là bản của PS Khang Tăng Khải). Là nhóm kinh lập Tông, huyệt mạch tông chỉ cần y theo 3 Kinh này.
Kinh Niệm Phật Balamat, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm... thuộc nhóm Bàng y, phụ trợ cho tông. Kinh niệm Phật Balamat mình thấy có nhiều đường hướng tu tập khác nhau, ko biết bạn tu tịnh độ theo Tổ nào nhỉ?
Mình tu theo Kinh Niệm Phật Ba La Mật, không theo Tổ nào nhưng mình ngưỡng mộ pháp chỉ của Ngài Thiện Đạo (Trung Hoa) và Pháp Nhiên Thượng Nhân (Nhật Bản).
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Niệm Phật theo Kinh niệm Phật Ba La Mật là tin tưởng 48 đại nguyện rồi xưng tán danh hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật" niệm niệm tương tục: tâm niệm tâm nghe rõ ràng.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha hahahahhaha ... đang cười VNBN nữa đấy [smile]

mỗi lần VNBN QUÝNH LÊN .. nói năng lộn xộn .. thì coi biết liền --> VNBN dễ thương ghê [smile]

cái này là VNBN BÍ QUÁ .. chỉ thiên chỉ địa TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC ở chỗ nào nào ... đó nhỉ ? [xmile] x x x x x


mạc đạo .... TÂY PHƯƠNG --> viễn [xmile]

tây phương ... tại MỤC TIỀN [smile]

thủy lưu qui đại hải [smile] x x x x x [.... DI ĐÀ .. thường TIẾP ĐỘ ] ...

nguyệt lạc --> bất ly thiên



*** chẳng phải mỗi sáng VNBN đến TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC ... cúng dường ... [xmile] ... sau đó TRỞ VỀ KINH HÀNH à [xmile] ?? .... ĐI ĐÂU .. ĐI ĐÂU ? [smile]

--> bình thường KHÔNG CHẾT... thì VNBN vẫn đi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC được mà [smile]

cho nên khi CHẾT [smile] --> quốc độ này TAN RÃ [smile]


--> thì TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC có tan rã không ? [xmile]

- dây là chỗ VNBN chẳng hiểu sâu về TỊNH ĐỘ đó [xmile] ... cố lên nghen [xmile] ... mất công nói tui ăn hiếp VNBN [xmile]




ờ mà đúng hông ? xmile
 
Last edited:

@zxcvbnm

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 10 2022
Bài viết
29
Điểm tương tác
4
Điểm
3
ha ha ha [smile]

A ha hahahahhaha ... đang cười VNBN nữa đấy [smile]

mỗi lần VNBN QUÝNH LÊN .. nói năng lộn xộn .. thì coi biết liền --> VNBN dễ thương ghê [smile]

cái này là VNBN BÍ QUÁ .. chỉ thiên chỉ địa TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC ở chỗ nào nào ... đó nhỉ ? [xmile] x x x x x


mạc đạo .... TÂY PHƯƠNG --> viễn [xmile]

tây phương ... tại MỤC TIỀN [smile]

thủy lưu qui đại hải [smile] x x x x x [.... DI ĐÀ .. thường TIẾP ĐỘ ] ...

nguyệt lạc --> bất ly thiên



*** chẳng phải mỗi sáng VNBN đến TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC ... cúng dường ... [xmile] ... sau đó TRỞ VỀ KINH HÀNH à [xmile] ?? .... ĐI ĐÂU .. ĐI ĐÂU ? [smile]

ờ mà đúng hông ? xmile
Tịnh Độ chỉ có chỉ phương lập tướng, ko phải vô tướng vô niệm.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A hahahahahah ... SAI NHÉ [smile]

--> cái này gọi là có người THỰC HÀNH TỊNH ĐỘ .. mà chẳng hiểu TỊNH ĐỘ làm gì cho mình .. chỉ NƯƠNG NHỜ TỊNH ĐỘ [xmile] ... hông có TRÍ TUỆ sâu xa .. tại sao TỊNH ĐỘ --> NGON LÀNH [xmile]



TỊNH ĐỘ .. có trình độ THƯỢNG PHẨM TỊNH ĐỘ [xmile] ... vẫn GIÁC ĐỘ NGAY KIẾP NÀY đó [smile] ...

có không ? [xmile]

THIỆT [smile]

ờ mà đúng hông ? [xmile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên