Những ảo tưởng về Phật?

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
1. Phật là gì?

Phật là cá nhân biết rõ gốc tích tất tần tật chính mình và vũ trụ. Biết rõ mình là ai và lịch sử đã qua cũng như tương lai phía trước, biết rõ vụ trụ này do đâu mà có và sự vận hành của nó như thế nào. Nói cách khác Phật là người biết rõ sự thật tối hậu về chính mình và vũ trụ, tất cả nhân duyên vạn sự không thể che mắt được Ngài vì không có gì mà Ngài không biết.

Nếu có chỗ không biết thì là muốn biết lại phải suy tầm tìm kiếm, tất nhiên là kẻ không rành vũ trụ, không rõ nhân duyên vạn pháp, do đó, không là người nắm rõ sự thật gốc tích, đã không nắm rõ sự thật gốc tích thì không gọi là người biết rõ chính mình và vũ trụ hay không thể gọi là Phật được.

2. Năng lực của một vị Phật

Vì đã nắm sự thật tối hậu bên trong của mình và vũ trụ nên giải thoát khỏi mọi sự việc của thế gian tự sống với chính mình không còn lệ thuộc mọi pháp bên ngoài. Đồng thời Ngài có năng lực thuyết giảng, thị hiện cho chúng sanh thấy bất kì điều gì trong vũ trụ này triển khai từ sự thật mà Ngài đã biết.

2. Sự ngộ nhận về Phật.

Rất nhiều, đó là các tri kiến sai lầm về Phật. Họ cho rằng Phật được cho bởi một thuộc tính gì đó, trong khi đó: một vật đã có thuộc tính được miêu tả thì đều là đối tượng cho sự quan sát thẩm tri, không phải là chính mình, ngoại lai và biến hoại. Chẳng hạn như:
- Ngộ nhận 1: Phật là một đấng tạo tác vũ trụ, đấng ban phước giáng họa. Một vị Phật như vậy thì khỏi cần tu tập vì có trong tay quyền năng vô tận ban phước thì ban hết cho chúng sanh, khỏi cần tu tập hóa độ chúng sanh.
- Ngộ nhận 2: Phật là chỉ là người thường đã giải thoát luân hồi, không có bất kì thần thông nào thị hiện biến hóa. Họ thấy mình dường như không bị thế gian ràng buộc, bèn cho rằng đã giải thoát hoàn toàn ngang bằng với Phật, họ không biết rằng các vị A LA HÁN đã thoát luân hồi mà vẫn không thể so sánh được với Phật. Một vị Phật như vậy không rõ biết hết tất cả kiếp sống của chính mình (không rõ về chính mình), không thị hiện được các nhân dyên trong vũ trụ thì ngay đó năng lực đã có giới hạn, không thể gọi là giác ngộ hoàn toàn.

- Ngộ nhận 3: ...............................................................
 
Last edited:

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 7 2019
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
1. Phật là gì?

Phật là cá nhân biết rõ gốc tích tất tần tật chính mình và vũ trụ. Biết rõ mình là ai và lịch sử đã qua cũng như tương lai phía trước, biết rõ vụ trụ này do đâu mà có và sự vận hành của nó như thế nào. Nói cách khác Phật là người biết rõ sự thật tối hậu về chính mình và vũ trụ, tất cả nhân duyên vạn sự không thể che mắt được Ngài vì không có gì mà Ngài không biết.

Nếu có chỗ không biết thì là muốn biết lại phải suy tầm tìm kiếm, tất nhiên là kẻ không rành vũ trụ, không rõ nhân duyên vạn pháp, do đó, không là người nắm rõ sự thật gốc tích, đã không nắm rõ sự thật gốc tích thì không gọi là người biết rõ chính mình và vũ trụ hay không thể gọi là Phật được.

2. Năng lực của một vị Phật

Vì đã nắm sự thật tối hậu bên trong của mình và vũ trụ nên giải thoát khỏi mọi sự việc của thế gian tự sống với chính mình không còn lệ thuộc mọi pháp bên ngoài. Đồng thời Ngài có năng lực thuyết giảng, thị hiện cho chúng sanh thấy bất kì điều gì trong vũ trụ này triển khai từ sự thật mà Ngài đã biết.

2. Sự ngộ nhận về Phật.

Rất nhiều, đó là các tri kiến sai lầm về Phật. Họ cho rằng Phật được cho bởi một thuộc tính gì đó, trong khi đó: một vật đã có thuộc tính được miêu tả thì đều là đối tượng cho sự quan sát thẩm tri, không phải là chính mình, ngoại lai và biến hoại. Chẳng hạn như:
- Ngộ nhận 1: Phật là một đấng tạo tác vũ trụ, đấng ban phước giáng họa. Một vị Phật như vậy thì khỏi cần tu tập vì có trong tay quyền năng vô tận ban phước thì ban hết cho chúng sanh, khỏi cần tu tập hóa độ chúng sanh.
- Ngộ nhận 2: Phật là chỉ là người thường đã giải thoát luân hồi, không có bất kì thần thông nào thị hiện biến hóa. Họ thấy mình dường như không bị thế gian ràng buộc, bèn cho rằng đã giải thoát hoàn toàn ngang bằng với Phật, họ không biết rằng các vị A LA HÁN đã thoát luân hồi mà vẫn không thể so sánh được với Phật. Một vị Phật như vậy không rõ biết hết tất cả kiếp sống của chính mình (không rõ về chính mình), không thị hiện được các nhân dyên trong vũ trụ thì ngay đó năng lực đã có giới hạn, không thể gọi là giác ngộ hoàn toàn.

- Ngộ nhận 3: ...............................................................
Vâng cảm ơn bạn! nhưng mình tin rằng cái hiểu cái biết của bạn là do tìm hiểu mà biết , ghi nhớ mà biết và suy nghĩ mà biết chứ không phải là cái biết chân thật của chân tâm phật tánh không cần suy nghĩ mà biết phải không ?
Vậy thì bạn phải trải qua một lần chấn động thay đổi lớn mới nói lời chân thật được. cám ơn bạn nhiều
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Vâng cảm ơn bạn! nhưng mình tin rằng cái hiểu cái biết của bạn là do tìm hiểu mà biết , ghi nhớ mà biết và suy nghĩ mà biết chứ không phải là cái biết chân thật của chân tâm phật tánh không cần suy nghĩ mà biết phải không ?
Vậy thì bạn phải trải qua một lần chấn động thay đổi lớn mới nói lời chân thật được. cám ơn bạn nhiều
hehehe, đương nhiên tôi đây chưa phải Phật. Tuy nhiên, tôi đây hoàn toàn đủ khả năng nhận biết một người chưa phải Phật hoặc chưa có chánh tri kiến.
 

xversion1

Registered
Phật tử
Tham gia
1 Thg 4 2021
Bài viết
21
Điểm tương tác
7
Điểm
3
Địa chỉ
Phố thiên thai, đường bồng lai
Hôm qua có bạn @Thapcuumuoi hỏi em hiểu thế nào là một vị Phật. Do bản thân em hiểu chưa chắc đã đúng vì em cũng chỉ là phàm phu nên ko dám trả lời. Tuy nhiên em có thể trích kinh sách ra đây cho các bác đọc để tự đúc kết lấy cái hiểu của mình.

Trước hết phải nói rằng nếu không là một vị Phật thì không thể hiểu được hoàn toàn về một vị Phật. Chưa cần phải là Phật, chỉ là một vị đã đạt giải thoát thì chúng ta phàm phu đã không hiểu được rồi:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) đối với vị đã đi đến sự chấm dứt, thì không có sự ước lượng (phỏng đoán). Với điều nào người ta có thể nói về vị ấy, thì điều ấy không còn có đối với vị ấy. Khi tất cả các pháp đã được bứng lên, các nền tảng cho việc nói đến cũng được bứng lên.”
--Tiểu Bộ Kinh, Kinh Tập, V. PĀRĀYANAVAGGO - PHẨM ĐI ĐẾN BỜ KIA, 6. KINH UPASĪVA--
Lại còn có những điều bất khả tư nghị trong đó cũng có điều liên quan đến Phật:
Có bốn điều không thể tính đếm được và không biết được điểm tận cùng của các điều ấy: Tập hợp các chúng sanh, bầu không gian, các cõi thế giới vô biên, trí tuệ vô lượng của chư Phật; những điều này là không thể biết rõ.
--Tiểu Bộ Kinh, Phật Sử, Chương Con Đường Kinh Hành Bằng Châu Báu--
Tuy vậy trong kinh sách vẫn có những định nghĩa về thế nào là một vị Phật, dù không mô tả chi tiết một cách toàn diện.

Nói về danh tự Phật thường là chỉ Phật Chánh Đẳng Giác (sammāsambuddha). Tuy nhiên có một nhân vật giác ngộ khác cũng đạt được danh hiệu Phật đó là Phật Độc Giác (paccekasambuddha). Trong Vi Diệu Pháp Bộ Nhân Chế Định có định nghĩa về Phật Độc Giác thế này:​
Thế nào là hạng người độc giác (paccekasambuddha)?
Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng nghe, nhưng hạng này không đắc được nhất-thiết-trí và khả năng tuệ lực. Ðây gọi là hạng người độc giác.
--Bộ Nhơn Chế Định, PHẦN XIỂN MINH, XIỂN MINH PHẦN MỘT CHI (EKANIDDESO), [39]--
Cũng trong đó, một vị Phật Chánh Đẳng Giác được định nghĩa:​
Thế nào là hạng người Chánh đẳng giác (sammāsambuddha)?
Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng nghe, trong ấy đắc được nhất-thiết-trí (sabbaññuta) và khả năng tuệ lực (balavasībhāva). Ðây là hạng người Chánh đẳng giác.
--Bộ Nhơn Chế Định, PHẦN XIỂN MINH, XIỂN MINH PHẦN MỘT CHI (EKANIDDESO), [38]--
Trong Tiểu Bộ Kinh cũng có một định nghĩa về đức Phật:
Vị đã hiểu rõ toàn bộ các kiếp sống, về sự luân hồi ở cả hai trường hợp chết và tái sanh, vị có ô nhiễm đã được xa lìa, không còn vết nhơ, hoàn toàn trong sạch, vị đã đạt đến sự diệt trừ tái sanh, người ta gọi vị ấy là ‘đức Phật.’
-- Tiểu Bộ Kinh, Kinh Tập, III. MAHĀVAGGO - ĐẠI PHẨM, 6. KINH SABHIYA --
Ngoài ra, có một câu hỏi là sự hiểu biết của Phật đến đâu? Trong kinh Giác Ngộ Về Thế Giới, Phật có khẳng định:​
“Này các tỳ khưu, thế giới đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu.

Này các tỳ khưu, điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt đến, đã được tầm cầu, đã được đeo đuổi bởi tâm ý của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, bởi vì điều ấy đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’
--Tiểu Bộ Kinh, Phật Thuyết Như Vậy, Nhóm Bốn Pháp, 4. 1. 13. KINH GIÁC NGỘ VỀ THẾ GIỚI--
Nhưng cái biết của Phật không phải là cái biết tồn tại mọi lúc mọi nơi, như Phật đã xác nhận điều này trong kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh:
-- Này Vaccha, những ai nói như sau: 'Sa-môn Gotama là bậc nhứt thiết trí, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến hoàn toàn: "Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, liên tục"'. Thì đấy là họ nói về Ta không đúng với điều đã được nói, họ đã vu khống Ta với điều không thực, hư ngụy.
--Trung Bộ Kinh, 71. Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh--
Khi được vua Pesanadi hỏi, Phật cũng lại khẳng định lại:
-- Thưa Ðại vương, Ta tự xem là đã nói những lời như sau: "Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào có thể trong một lúc, biết hoàn toàn và thấy hoàn toàn, không thể có sự tình như vậy".
--Trung Bộ Kinh, 90. Kinh Kannakatthala--
Trong Milinda Vấn Đạo có giải thích rõ hơn:
“Thưa ngài Nāgasena, có phải đức Phật là đấng Toàn Tri?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Đức Thế Tôn là đấng Toàn Tri. Tuy nhiên đối với đức Thế Tôn, sự biết và thấy không hiện diện một cách thường xuyên, liên tục. Trí Toàn Tri của đức Thế Tôn gắn liền vào sự hướng tâm. Sau khi hướng tâm thì Ngài biết theo như ý muốn.”
--Milinda Vấn Đạo, CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI, I. PHẨM NĂNG LỰC CỦA THẦN THÔNG, 2. CÂU HỎI VỀ BẢN THỂ TOÀN TRI CỦA ĐỨC THẾ TÔN--
Chỉ trích một vài đoạn định nghĩa ngắn đã khá dài. Ngoài ra nếu nói về các đặc điểm khác của một vị Phật như tiền thân, sinh ra, tướng tốt, sức mạnh thần thông cụ thể...thì rất dài nên em không trình bày được. Hy vọng giúp bạn @Thapcuumuoi và các bác một chút chữ nghĩa.
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 7 2019
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Mời VO-NHAT-BAT-NHI cùng KHUCLUNGLINH, Bantoioi tối nay tham gia phòng gặp mặt để chất vấn vị giác ngộ giải thoát hoàn toàn. hy vong sẽ có nhiều câu hỏi đến với vị ấy.
hãy cài đặt Goole Meet trước mới vào được.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hôm qua có bạn @Thapcuumuoi hỏi em hiểu thế nào là một vị Phật. Do bản thân em hiểu chưa chắc đã đúng vì em cũng chỉ là phàm phu nên ko dám trả lời. Tuy nhiên em có thể trích kinh sách ra đây cho các bác đọc để tự đúc kết lấy cái hiểu của mình.

Trước hết phải nói rằng nếu không là một vị Phật thì không thể hiểu được hoàn toàn về một vị Phật. Chưa cần phải là Phật, chỉ là một vị đã đạt giải thoát thì chúng ta phàm phu đã không hiểu được rồi:

Lại còn có những điều bất khả tư nghị trong đó cũng có điều liên quan đến Phật:

Tuy vậy trong kinh sách vẫn có những định nghĩa về thế nào là một vị Phật, dù không mô tả chi tiết một cách toàn diện.

Nói về danh tự Phật thường là chỉ Phật Chánh Đẳng Giác (sammāsambuddha). Tuy nhiên có một nhân vật giác ngộ khác cũng đạt được danh hiệu Phật đó là Phật Độc Giác (paccekasambuddha). Trong Vi Diệu Pháp Bộ Nhân Chế Định có định nghĩa về Phật Độc Giác thế này:

Cũng trong đó, một vị Phật Chánh Đẳng Giác được định nghĩa:​

Trong Tiểu Bộ Kinh cũng có một định nghĩa về đức Phật:

Ngoài ra, có một câu hỏi là sự hiểu biết của Phật đến đâu? Trong kinh Giác Ngộ Về Thế Giới, Phật có khẳng định:​

Nhưng cái biết của Phật không phải là cái biết tồn tại mọi lúc mọi nơi, như Phật đã xác nhận điều này trong kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh:

Khi được vua Pesanadi hỏi, Phật cũng lại khẳng định lại:

Trong Milinda Vấn Đạo có giải thích rõ hơn:

Chỉ trích một vài đoạn định nghĩa ngắn đã khá dài. Ngoài ra nếu nói về các đặc điểm khác của một vị Phật như tiền thân, sinh ra, tướng tốt, sức mạnh thần thông cụ thể...thì rất dài nên em không trình bày được. Hy vọng giúp bạn @Thapcuumuoi và các bác một chút chữ nghĩa.
Cám ơn đạo hữu xversion1 rất nhiều vì đã nhọc công sưu tầm Kinh Điển.
Kinh điển khẳng định:
- Một vị Phật sẽ chứng Phật quả vào thời kỳ mới không có danh tự Phật, Pháp Tăng. Vi ấy tự mình chứng đắc Phật Pháp: "Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng nghe, trong ấy đắc được nhất-thiết-trí (sabbaññuta) và khả năng tuệ lực (balavasībhāva). Ðây là hạng người Chánh đẳng giác."

- Năng lực Phật là vừa biết rõ mọi chi tiết về mình, vừa rõ biết mọi chi tiết về vũ trụ. Song song đó là năng lực hiển bày cho người khác thấy biết các vấn đề về chính mình và vũ trụ.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Mời VO-NHAT-BAT-NHI cùng KHUCLUNGLINH, Bantoioi tối nay tham gia phòng gặp mặt để chất vấn vị giác ngộ giải thoát hoàn toàn. hy vong sẽ có nhiều câu hỏi đến với vị ấy.
hãy cài đặt Goole Meet trước mới vào được.
Hehehe, thứ lỗi, người đó chưa giác ngộ hoàn toàn. VNBN cũng không muốn khẩu chiến và lộ thông tin nên xin phép không tham gia. Nhưng sẽ xem video phát lại và khi cần thiết nhất sẽ tham gia.
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 7 2019
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Hehehe, thứ lỗi, người đó chưa giác ngộ hoàn toàn. VNBN cũng không muốn khẩu chiến và lộ thông tin nên xin phép không tham gia. Nhưng sẽ xem video phát lại và khi cần thiết nhất sẽ tham gia.
sao lại không dám đối diện khi khẳng định mình là đúng vậy. hãy đối diện xem thử , cũng là kiểm chứng người và mình một thể ..
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
sao lại không dám đối diện khi khẳng định mình là đúng vậy. hãy đối diện xem thử , cũng là kiểm chứng người và mình một thể ..
Chán lắm bạn ơi, hô hào cho dữ, dùng từ ẩu tả, "giải thoát hoàn toàn" mà thật ra là một trạng thái định tâm nhầm khỏi sự ràng buộc của ngũ dục, đó là giải thoát luân hồi, chứ không phải là giải thoát của bậc toàn giác.
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Mời VO-NHAT-BAT-NHI cùng KHUCLUNGLINH, Bantoioi tối nay tham gia phòng gặp mặt để chất vấn vị giác ngộ giải thoát hoàn toàn. hy vong sẽ có nhiều câu hỏi đến với vị ấy.
hãy cài đặt Goole Meet trước mới vào được.

Cảm ơn bạn, Bantoioi thấy ai cũng là Phật cả mà. Đàm luận, là để giúp ai đó chưa tin tự tâm mình là Phật để họ nhận lại thôi.

Bantoioi đang bị dòng lưu trú hành hạ dữ lắm, nên biết khổ, Mô Phật.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43

Thế nào là vô tu vô chứng?​

Hỏi:
Thế nào là vô tu vô chứng?
Đáp:
Ngộ triệt để thì mới biết là vô tu vô chứng. Nói tu là dứt tập khí thế gian đến chứng quả thì bớt tập khí xuất thế gian, tất cả tập khí hết thì mới ngộ cuối cùng, mới biết nó vốn sẵn vậy: “Không phải tu mới thành, không phải tu mới đắc”, cho nên mới nói là vô tu vô chứng.
Vô tu là không phải tu mới thành Phật, người ta tưởng là kiến tánh thành Phật, đến chừng ngộ mới biết là không có Phật để thành. Phật nói trong kinh Viên Giác: “Tất cả chúng sanh đều đã thành Phật”. Không những người thường không tin, mà Khuê Phong Tông Mật cũng không tin và cho là người dịch lộn chữ “đủ” thành chữ “đã”, nên ông dịch là: “Tất cả chúng sanh đầy đủ tánh Phật”.
Phật trong kinh Viên Giác dùng quặng vàng để giải thích thêm: Vàng thật trong quặng thì đã thành sẵn, vì lộn với đất cát tạp chất nên không thấy vàng thật. Nhưng luyện bỏ đất cát tạp chất thì vàng thật mới hiện ra. Nếu trong quặn không có vàng thật thì luyện cách mấy cũng không có vàng thật hiện ra.
Luyện gọi là tu, nhưng sự thật là không do tu, tại nó đã thành sẵn, không phải tu mới thành. Cho nên mới nói là vô tu vô chứng. Phật không phải tu mới có, tức là đã có sẵn từ hồi nào đến giờ nên gọi là vô sanh. Người chứng quả gọi là ngộ pháp vô sanh. Bây giờ mình nói tu là chấp có sanh mới có chữ “tu”.
Nếu pháp vô thỉ vô sanh lấy cái gì để tu? Nếu dùng lời nói thì không phải rồi. Bản tâm không lấy cái gì để thí dụ được. Như tôi đang nói và các vị đang nghe mà không có vô sở hữu này thì nói chuyện với nhau không được, nhìn với nhau cũng không được. Nó thực dụng nhưng người ta không chịu, lại kiến lập cái khác như nói “hư không quảng đại”. Không có hư không, vậy lấy cái gì để quảng đại? Quảng đại thì kiến lập hư không, nên mới nói là hư không quảng đại.
Người ta cho tâm năng kiến để kiến tự tánh, tự tánh không phải sở kiến, tự tánh bất nhị không có năng sở. Như nói từ vô thỉ đến nay, vô thỉ làm sao đến nay được?
Chư Phật chư Tổ dùng lời nói là bất đắc dĩ, vì theo thế lưu bố tưởng, mà không có trước tưởng. Như chúng sanh gọi trâu ngựa, nhà cửa, thế giới,… đều là thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng. Bậc Thánh cũng nói như vậy, mà không có tâm chấp trước. Bậc Thánh và phàm phu chỉ khác vậy thôi !!!
*****

Lời trên là trích dẫn và đã được kiểm chứng.
 

nguyenngoc9592

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 3 2022
Bài viết
24
Điểm tương tác
1
Điểm
1
Địa chỉ
Tân Bình, TPHCM
Vì đã nắm sự thật tối hậu bên trong của mình và vũ trụ nên giải thoát khỏi mọi sự việc của thế gian tự sống với chính mình không còn lệ thuộc mọi pháp bên ngoài. Đồng thời Ngài có năng lực thuyết giảng, thị hiện cho chúng sanh thấy bất kì điều gì trong vũ trụ này triển khai từ sự thật mà Ngài đã biết.
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên