Những cái hố trên đường tu tiến của người tu tại gia (Phật tử tại gia)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
I.TỤC ĐẾ & CHÂN ĐẾ:

Hiện nay có rất nhiều người ngồi nhà tu tập tự cho rằng họ đã chứng đắc một cảnh giới cao cấp nào đó và họ say mê trong cảnh giới đó mà đa số không hiểu rằng họ đang có cái gì trong tay, giả hay thật, khái niệm hay bản chất do họ có thể đã đọc quá nhiều sách truyện về tâm linh, thần thoại hoặc xem phim kiếm hiệp xen lẫn những cảnh đấu phép thần thông biến hoá và trí nhớ của họ lưu giữ lại những câu chuyện đầy hình ảnh như thế khiến cho họ tưởng tượng rằng họ đã có những khả năng như thế.

Trong thuật ngữ hàn lâm Phật giáo có hai từ là Tục đế và Chân đế - tạm hiểu Tục đế là khái niệm, sự khái niệm hoá, hình tượng hoá và Chân đế là sự thật tuyệt đối, bản chất bên trong của sự vật hiện tượng, còn gọi là thực tánh pháp, pháp tánh. Thông thường, đa phần chúng ta không sống với bản chất thực tại của thế giới hiện tượng mà luôn sống trong những khái niệm và thực tại quy ước. Nói khác hơn, theo cách nhìn của những vị thánh đã thức tỉnh thì chúng ta sống trong tình trạng mê ngủ, vì thế khi chúng ta thấy một đối tượng nào đó sẽ khái niệm hoá đó là "người nam hay người nữ", chúng ta phân biệt và đặt tên cho cái mà chúng ta tiếp xúc qua giác quan của mình, khái niệm về "người nam hay người nữ" là cách phản ánh đúng theo góc độ nhìn nhận sự vật theo sự thật quy ước chứ không phải pháp tánh của sự vật đó, trong khi bản chất thật của sự vật đó chỉ là những quá trình hoạt động của Ngũ uẩn (thân-tâm). Chúng ta dễ dàng bỏ qua thực tánh pháp của sự vật đó là ngũ uẩn chứ không có ngũ uẩn nam, ngũ uẩn nữ. Xin lấy một ví dụ khác cho dễ hiểu, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường va chạm với hai phạm trù này, ví dụ: vị ngọt của trái cây khác vị ngọt của kẹo, chúng ta nói "vị ngọt" tức là tục đế và ngọt như thế nào là chân đế.

Trong quá trình tu tập, vấn đề chân đế và tục đế được biểu hiện qua cách thức nhìn nhận trạng thái chứng đắc của hành giả, những trạng thái chứng đắc có vẻ như trùng hợp nhau như lần đầu tiên hành giả bước vào trạng thái ấy, bởi vì theo quy luật vô thường của tất cả những cái gì có nguyên nhân phát sinh (nhân phát sinh ở đây là sự thực hành pháp môn nào đó) thì cho dù hành giả có làm đi làm lại hàng trăm lần ở cùng một trình độ chứng đắc thì cũng không thể có được trạng thái một trăm lần giống y chang nhau được, nếu hành giả nào thấy rằng cảnh giới chứng đắc của mình luôn luôn là như vậy tức là hành giả đã tự khái niệm hoá trạng thái ấy và giam hãm tâm thức mình trong khái niệm tục đế ấy, tình trạng thái tự giam nhốt đó là pháp đứng lại hay là pháp chết. Có không ít hành giả mắc vào sai lầm này do không được học về ý nghĩa Tục đế và Chân đế.

Có những người TK biết, họ hay kể lại là họ thường xuất hồn bay đi bay về cõi nào đó với đường xá, cua quẹo như vầy như vầy, ngày nào cũng như ngày nào, riết rồi quen thuộc đường đi nước bước ở chốn đó. Ở cõi vật chất thô thiển như cõi nhân loại thì còn có đường xá, cua quẹo nhưng ở các cõi xây dựng bằng tâm thức và ước nguyện thì đường xá, cua quẹo chỉ hiện ra với những tâm thức còn lệ thuộc vào chuyện đi lại như người nhân loại, sao không nghĩ là chúng sanh cõi tâm thức có di chuyển giống như nhân loại hay là bằng biến hoá, mà biến hoá thì cần chi đường xá giao thông? bởi tâm ý nghĩ gì thì cảnh giới biến hiện y như vậy, đâu cần giao thông đường xá mà vẫn tới lui nhanh chóng - đó là một vài điều cần để ý khi hành giả chạm tới một cảnh giới nào đó bằng tâm thức.

Thực hành một pháp môn nào, người tu cũng nên cẩn thận sự ảo hoá của tâm thức về những hiện tượng xuất hiện khi tâm thức tiến tới một trạng thái yên tĩnh nào đó. Người đắc thiền sẽ thấy cảnh giới của thiền hiện ra rực rỡ như vầy, người đắc pháp chú thuật thì cảnh giới của chú thuật đó sẽ biến ra lung linh như vậy, hành giả niệm danh hiệu Phật cũng có cảnh giới tương thích. Sở dĩ nói rằng phải cẩn thận với những trò ảo hoá của tâm thức bởi vì trong ngũ uẩn chúng ta có Tưởng uẩn đóng vai trò như cái máy ghi âm ghi hình sao chụp lại những gì xuất hiện trong tâm thức lần trước đó, Tưởng uẩn sẽ ghi nhớ lại và phát ra trong tâm thức hành giả lần khác - theo ý này mà chư Tổ sư Thiền tông từng dạy bảo hành giả đời sau "gặp Phật giết Phật, gặp Ma giết Ma". Cảnh giới chúng ta thấy lần thứ hai không bao giờ giống y lần đầu dù bản chất trình độ tu tập cùng một mức độ nhất định.

Xin nêu ví dụ trong thiền định chỉ tịnh, tầng Sơ thiền Sắc giới có 5 chi thiền là Tầm Tứ Hỷ Lạc Định, nhưng lần đầu Hỷ mạnh hơn lần sau do lần trước tâm thức chưa bao giờ đạt tới trạng thái vui thích (Hỷ) nên hành giả chưa kiểm soát được sức mạnh chú tâm trên đề mục, nhưng lần sau đã có kinh nghiệm chú tâm thì Hỷ này sẽ giảm một chút so với lần đầu. Nếu chi thiền Hỷ lần thứ ba sinh lên mạnh mẽ hơn hai lần đầu thì có nghĩa là tâm thức đã buông bỏ hai chi thiền Tầm Tứ để tiến lên tầng Nhị thiền, trong tầng thứ hai này có đặc điểm là chi thiền Hỷ sung mãn nhất - Nhị thiền được gọi là Định sinh Hỷ lạc.

Trong thiền minh sát có 16 tầng Tuệ giác, khi mà hành giả tu tập tuệ quán đạt tới mức làm cho tuệ giác thứ 11 là Hành Xả Trí phát sinh khiến cho hành giả thấy rõ bản chất chân đế của vấn đề đang quán chiếu thì liền có trạng thái thọ Xả tự động xuất hiện làm cân bằng tâm quán, không vui không buồn, an nhiên tự tại và thọ Xả này thường xuyên xuất hiện trong tâm thức khi hành giả đạt tới trình độ này. Trong trường hợp của TK thì trạng thái thọ Xả này phát sinh cho TK suốt ngày đêm chỉ khi nào ngủ thì mới không ý thức được, nhưng khi thức dậy thì trạng thái này tiếp tục xuất hiện, kéo dài liên tục mấy tháng. Lúc đó TK cho rằng rất lạ lùng và nhàm chán vì sao mà chỉ có một kiểu không vui không buồn mãi như vậy, dù có chú tâm quan sát cũng không khá hơn được, về sau khi va vấp những vấn đề phiền não khác khốc liệt hơn đã phá vỡ trạng thái cân bằng này, buộc lòng mình phải xông pha với nó và khi đã thấu hiểu bản chất sự việc thì lập tức trạng thái thọ Xả này lại xuất hiện nhưng lần này sâu sắc, đậm đà hơn lần trước bởi vì tâm thức mình đã trưởng thành hơn.

Thực tế cho thấy, người hành giả thực hành đúng thì thọ Xả ngày càng sâu sắc hơn do Tuệ Xả ngày càng vi tế hơn để hành giả hiểu rõ hơn thế nào là bản chất Vô thường, Khổ, Vô ngã của những vấn đề bên trong tâm thức. Ở đây, nếu cảnh giới mà hành giả chứng nghiệm chỉ có thuần tuý thọ Xả mà không có gì khác (thọ Xả cũng có nhiều biến đổi nông sâu khác nhau do Tuệ quán của hành giả mạnh yếu mà biết được), tức không phát triển gì thêm tức là không có tính chất Vô thường ở cảnh giới này - nghĩa là hành giả tu sai, hoặc pháp bị đứng lại. Bởi vì trạng thái của Tuệ thứ 11 này chưa phải là đắc quả Thánh, thế thì tại sao không còn thấy tướng và tánh Vô thường? Niết Bàn không có tướng và tánh Vô thường, mà nếu đắc trạng thái thể nhập Niết Bàn thì phải vượt xa hơn trạng thái thứ 11 này. Đây chính là trục tham chiếu kiến thức tục đế và chân đế theo ba phương diện Pháp học, Pháp hành và Pháp thành cũng như dựa vào ba loại Tuệ là Văn, Tư, Tu để hành giả có sự trạch pháp thận trọng, kỹ lưỡng, nếu không thì rất dễ rơi vào tâm ngã mạn sai quấy tự cho là ta đã đắc đạo quả Thánh - tức là phạm vào tội khoe pháp bậc thượng nhân, sẽ dẫn tới đoạ xuống khổ cảnh, rất là nguy hiểm.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
II. Tâm Xả vô ngại

Người hành giả đầy đủ nhân duyên và phước báu thì trên bước đường tu tập sẽ thành tựu một trạng thái Xả rất thù diệu khi đó sẽ buông xả mọi thứ nặng nề thuộc thế tục, lẫn siêu hình mà trước giờ hành giả chưa bao giờ kinh nghiệm được. TK gặp nhiều vị khi tới trạng thái Xả này thường có nhiều quan điểm liên quan tới sự tự phong họ đã chứng Thánh, đã là Bồ tát.... vì trong tâm thức có sự sáng suốt, buông xả, không vui không buồn, an nhiên tự tại. Bởi vì họ không biết rằng có 10 loại Xả được liệt kê trong tạng Luận (Vi Diệu Pháp):

1. Xả thuộc sáu căn là những phản ứng vô tư của vị A-la-hán, không bị tham và sân chi phối, đối với các trần cảnh khả ái hay không khả ái, tức đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp – cảm nghiệm qua sáu căn.

2. Xả kể như một phạm trú là trạng thái thiền hướng đến các chúng sanh được đánh dấu bằng sự vượt qua mọi ưa – ghét, hay thái độ vô tư cao thượng nhìn mọi chúng sanh một cách bình đẳng không thiên chấp hay phân biệt.

3. Xả kể như một giác chi là trạng thái tâm quân bình được phát triển qua việc thực hành giải thoát đạo. Nó là giác chi cuối cùng trong Thất giác chi, trước đó là niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, tịnh và định giác chi.

4. Xả thuộc tinh tấn là việc áp dụng quân bình tinh tấn lực, tránh thái quá và bất cập.

5. Xả về các hành biểu thị trí tuệ nhìn các pháp với thái độ thản nhiên, vô tư, không chấp thủ. Đối với thiền minh sát đó là tâm thản nhiên được phát triển dần nhằm mục đích đạt đến các đạo – quả. Đối với thiền chỉ hay thiền định nó thể hiện ở sự xả ly tám chi phần cần phải vượt qua bằng tám thiền chứng (bốn sắc giới và bốn vô sắc giới).

6. Xả kể như một loại thọ là thọ trung tính hay bất khổ bất lạc thọ.

7. Xả thuộc tuệ (minh sát) là thái độ thản nhiên đối với việc suy đạt thêm các đặc tánh của hữu vi sau khi tam tướng này đã được tuệ tri.

8. Xả trung tánh là một tâm sở chịu trách nhiệm duy trì sự quân bình giữa các danh pháp đồng sanh trong các tâm tịnh hảo. Chú giải định nghĩa xả này như “tính hiệu quả ngang bằng của các pháp đồng sanh”. Theo Vi Diệu Pháp, xả trung tánh có mặt trong các tâm tịnh hảo, tạo cho tâm thiện được quân bình và hòa hợp. Tâm tịnh hảo là tâm thiện có trong các tầng thiền.

9. Xả thuộc thiền định là một loại xả có mặt trong bậc thiền.

10. Xả thuộc thanh tịnh là xả của Tứ thiền, tịnh hóa mọi chướng ngại.


Hành giả có học sâu hiểu rộng khi tới trạng thái này sẽ tự hỏi, trạng thái Xả này của mình là loại nào trong 10 loại trên, liệu mình có thực sự là một vị Thánh chưa? với sự so sánh đối chiếu các pháp Tục đế và Chân đế của 10 loại Xả này, vị ấy sẽ thoát khỏi tà kiến chứng Thánh nếu chưa chứng Thánh và sẽ kiên cố tâm hiểu biết hơn về trạng thái chứng đắc của mình, không thể chứng nghiệm lại một trạng thái có 2 lần thể hiện y chang nhau, người hành giả nên thận trọng trước những gì lập đi lập lại với cái mà mình đã kinh nghiệm trước nhất, đó chính là Sở tri chướng của hành giả khi đạt tới một trình độ nhận thức nào đó.

Ngày trước khi TK chứng đắc được trạng thái Xả do Tuệ Xả mang lại TK đã quá ngạc nhiên xúc động khi mọi hiểu biết từ trước nay về thế giới xung quanh đều bị vỡ vụn, nhãn quan trong sạch xuất hiện cho mình để nhận biết những giá trị thực sâu sắc mà trước giờ TK chưa từng đặt chân tới, TK hiểu ngay thế nào tướng và tánh Vô thường (hình dáng và bản chất), thế nào là buông xả thì an lạc, thế nào là các pháp hữu vi có sanh có diệt, thế nào là tự tại an nhiên trước đau khổ nghịch duyên, tất cả những khái niệm bị phá vỡ, thậm chí thời điểm đó sự kinh nghiệm về Sơ thiền cũng hiện ra hỗ trợ cho Tuệ giác Hành Xả Trí đó ra làm sao, TK cũng thực chứng được ý nghĩa Định sanh Tuệ, Tuệ sanh Định một cách rõ ràng minh bạch trong tâm thức của mình, mọi thứ như bừng tỉnh sau một giấc ngủ quá dài.... những trải nghiệm vô cùng thú vị mà chỉ riêng mình mới có, từ say sưa hạnh phúc đạt thiền tới ngã mạn sai quấy đã đắc Thánh, khiến cho TK cho rằng mình đã thành Thánh, đã đắc đạo quả.

Quả thật, trạng thái này vô cùng thù diệu an tịnh hơn những trạng thái có được do vay mượn một phương tiện dẫn tâm nào khác, nhưng với thời gian và trải nghiệm mới giúp cho TK hiểu sâu hơn giá trị thật của bản chất trạng thái chứng đắc này, nhất là khi công bằng trung thực đối chiếu với 10 loại Xả này cùng với những hoàn cảnh tồi tệ sau đó mà TK phải trực diện, đã giúp TK biết được mình chưa chứng đắc Thánh quả mà chỉ là đang tiến những bước dài trên con đường hướng tới quả Thánh mà thôi. Sau này, TK tâm niệm câu Phật ngôn: "Pháp nào sinh lên ở đâu thì diệt ngay nơi ấy", để dẹp bỏ những ảo giác về thành tựu khi tiếp xúc với những trạng thái thâm sâu tinh tế trong pháp hành của mình.
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
III. Nợ tình

Phàm nhân thì yêu thương tình ái tình dục là chuyện bình thường, nhưng với những ai đang đi trên con đường hướng về cõi thượng thiên thì chuyện bình thường này lại trở thành vấn đề đáng để ý tới. Ái dục là danh từ chung chỉ cho những khát vọng bản thân muốn có được tình cảm tình yêu với một cá nhân khác và đắm chìm trong thú vui đó, có những bạn của TK mới đầu bước đi thì nói rất hay rất giỏi y như lời chư Bồ tát nói vậy, nhưng sau vài năm gặp lại thấy những người đó tay xách nách mang ái tình dào dạt, thử hỏi tại vì đâu?

Có người nói rằng vì tôi có nhiều món nợ nhân duyên với người này người kia nên tôi phải trả nợ, không yêu thì không khổ nên có khổ mới có yêu, tôi không thèm trốn nợ như mấy ông tu tiên chỉ biết lo giữ gìn thanh tịnh cho bản thân mà chẳng thể đương đầu với cuộc sống. Nợ có quyền trả hay không là do ý chí của mình, có những cách trả nợ khác nhau không nhất thiết là phải nhảy vào bùn rồi tự bảo với thiên hạ là tôi cao thượng! Có những mối lương duyên tiền định, cũng có những mối thù truyền kiếp nên cũng có trăm ngàn cách trả nợ khác nhau, chứ không phải cứ xông pha trận mạc với chủ nợ là xong đâu, không khéo từ nợ mẹ lại đẻ ra nợ con rồi thành nợ cả dòng họ thì biết chừng nào mới trả xong nợ? Vì nếu nợ tình dễ trả thì đã không có chuyện luân hồi trả nợ cho nhau, kẻ vay người trả lẩn quẩn xuôi ngược biết khi nào mới ra khỏi cõi Dục này? Người tu hành nếu biết cách trả nợ khéo léo mà đạt được hiệu quả thì tức là người đó có đạo lực cao.

Người càng tu cao càng phải trải nghiệm những trạng thái khó khăn của cuộc đời, đó là lúc lấy đạo vào đời chứ làm ngược lại lấy đời vào đạo là bị đời kéo lôi, có những vị tu hành chốn thâm sơn đắc những thần thông biến hoá bỗng gặp một nhân duyên tươi đẹp thì trở nên người ngu ngơ, quên mất giá trị phạm hạnh mình có được. Tại sao vị thánh A Nan bị cô nàng ngoại đạo Ma-đăng-già dùng tà thuật dụ dỗ cưỡng hiếp nhưng Ngài vẫn hết lòng cầu Đức Phật gia hộ nên cảm ứng được Đức Phật sai Bồ tát Văn Thù đem chú Lăng Nghiêm (theo truyền thuyết PGBT) tới thu phục và dẫn cả hai về với Đức Phật, qua sự khéo léo của Đức Phật mà Ma-đăng-già xuất gia tu thành Thánh mà ngài A Nan cũng bảo toàn được phạm hạnh. Duyên là đó mà nghiệp cũng là đó, nếu khéo tu thì khéo chứng, như trường hợp mà Ngài A Nan cư xử theo lối chấp nhận trả nợ tình theo kiểu xông pha trận mạc như kẻ thiếu trí thì phẩm hạnh của Ngài ắt tiêu tan theo duyên nghiệp và chúng sinh hậu học thời sau không còn cơ hội chiêm ngưỡng một vị Đa văn tôn túc như Ngài A Nan.

Người tu hành ngoài học cao hiểu rộng để hình dung ra con đường sẽ đi đến còn phải bổ túc trí tuệ liên hệ tới nhìn ra thế nào là Khổ não, Vô thường, Vô ngã trong mọi phương diện của cuộc sống giữa mình và người. Từ bi nhưng thiếu trí tuệ thì nhu nhược yếu đuối, từ bi đó là từ bi ảo. Trí tuệ mà thiếu từ bi thì thành ra duy lý cứng nhắc cố chấp, trí tuệ đó là loại trí tuệ hoang vu cằn cỗi. Cả hai trạng thái này đều không thuộc về người tu Phật mà thuộc về thành kiến phiến diện thế gian.

Đừng nhân danh Từ bi mà cho rằng tôi phải trả nợ tình với người này người kia là đúng đắn, là từ bi với chính tôi và người đó, đừng nhân danh một giá trị tu tập nào để làm thoả mãn cơn khát thể hiện bản ngã của mình để rồi đắm chìm vào vòng xoáy phức tạp trùng trùng nhân-duyên-quả như hiệu ứng Domino khiến cho ngày càng dài đêm càng đen, chư Bồ tát trải qua vô số a tăng kỳ kiếp để trải nghiệm thế gian pháp để viên mãn ba la mật do có trí có bi có dũng chứ không như lắm người tu hành cứ kéo dài sự luân hồi của mình chỉ vì sự ngớ ngẩn hạn hẹp của mình... Nếu ái tình không là món nợ thì người đời không gọi là nợ tình, người tu không gọi là tham ái và trong các tầng bậc tu chứng cao của đạo Phật thì tham ái bị tiêu diệt đầu tiên!

Nếu người tu hành nào muốn trải nghiệm sự đau khổ của những mối nợ tình trong khi trong tay đã có những phương án hoá giải khác từ Phật Pháp thì cứ nhảy xuống bùn và để bùn che lấp mình, khi đó cứ sống trong tư tưởng mình là người hùng cao thượng, xin thưa cái suy tưởng đó được gọi là Hoang tưởng! một cách gọi thần thoại hoá là "Ma khảo người tu" !

 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hiiihih ... bài viết chí phải

Phải là cỡ các vị Bồ Tát thì mới "thõng tay vào chợ" được chứ như chúng ta thì cứ làm theo Ngài Thần Tú cho lành ...

hic ... nhiều người cứ nhầm tưởng rằng ai cũng có thể làm Lục Tổ Huệ Năng mà ra sức bĩu môi với bài kệ của Ngài Thần Tú ... quá ngạo mạn rồi

hhhihihii...

Đường xa mới biết ngựa nào hay là vậy ... kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ là bình thường
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Dạ, cảm ơn bạn Ngộ Không đã xem và ủng hộ bài viết. Quả tình thì như người ta nói chơi: Yếu thì đừng ra gió! Em cũng yếu xìu à, nên em không dám mạnh miệng đâu ạ. Em sợ cái ngục A tỳ lắm ạ!

-------------------
Hiiihih ... bài viết chí phải. Phải là cỡ các vị Bồ Tát thì mới "thõng tay vào chợ" được chứ như chúng ta thì cứ làm theo Ngài Thần Tú cho lành ...hic ... nhiều người cứ nhầm tưởng rằng ai cũng có thể làm Lục Tổ Huệ Năng mà ra sức bĩu môi với bài kệ của Ngài Thần Tú ... quá ngạo mạn rồi...hhhihihii...

Đường xa mới biết ngựa nào hay là vậy ... kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ là bình thường.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Người hành giả đầy đủ nhân duyên và phước báu thì trên bước đường tu tập sẽ thành tựu một trạng thái Xả rất thù diệu khi đó sẽ buông xả mọi thứ nặng nề thuộc thế tục, lẫn siêu hình mà trước giờ hành giả chưa bao giờ kinh nghiệm được. TK gặp nhiều vị khi tới trạng thái Xả này thường có nhiều quan điểm liên quan tới sự tự phong họ đã chứng Thánh, đã là Bồ tát.... vì trong tâm thức có sự sáng suốt, buông xả, không vui không buồn, an nhiên tự tại. Bởi vì họ không biết rằng có 10 loại Xả được liệt kê trong tạng Luận (Vi Diệu Pháp):

1. Xả thuộc sáu căn là những phản ứng vô tư của vị A-la-hán, không bị tham và sân chi phối, đối với các trần cảnh khả ái hay không khả ái, tức đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp – cảm nghiệm qua sáu căn.

2. Xả kể như một phạm trú là trạng thái thiền hướng đến các chúng sanh được đánh dấu bằng sự vượt qua mọi ưa – ghét, hay thái độ vô tư cao thượng nhìn mọi chúng sanh một cách bình đẳng không thiên chấp hay phân biệt.

3. Xả kể như một giác chi là trạng thái tâm quân bình được phát triển qua việc thực hành giải thoát đạo. Nó là giác chi cuối cùng trong Thất giác chi, trước đó là niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, tịnh và định giác chi.

4. Xả thuộc tinh tấn là việc áp dụng quân bình tinh tấn lực, tránh thái quá và bất cập.

5. Xả về các hành biểu thị trí tuệ nhìn các pháp với thái độ thản nhiên, vô tư, không chấp thủ. Đối với thiền minh sát đó là tâm thản nhiên được phát triển dần nhằm mục đích đạt đến các đạo – quả. Đối với thiền chỉ hay thiền định nó thể hiện ở sự xả ly tám chi phần cần phải vượt qua bằng tám thiền chứng (bốn sắc giới và bốn vô sắc giới).

6. Xả kể như một loại thọ là thọ trung tính hay bất khổ bất lạc thọ.

7. Xả thuộc tuệ (minh sát) là thái độ thản nhiên đối với việc suy đạt thêm các đặc tánh của hữu vi sau khi tam tướng này đã được tuệ tri.

8. Xả trung tánh là một tâm sở chịu trách nhiệm duy trì sự quân bình giữa các danh pháp đồng sanh trong các tâm tịnh hảo. Chú giải định nghĩa xả này như “tính hiệu quả ngang bằng của các pháp đồng sanh”. Theo Vi Diệu Pháp, xả trung tánh có mặt trong các tâm tịnh hảo, tạo cho tâm thiện được quân bình và hòa hợp. Tâm tịnh hảo là tâm thiện có trong các tầng thiền.

9. Xả thuộc thiền định là một loại xả có mặt trong bậc thiền.

10. Xả thuộc thanh tịnh là xả của Tứ thiền, tịnh hóa mọi chướng ngại.


Hành giả có học sâu hiểu rộng khi tới trạng thái này sẽ tự hỏi, trạng thái Xả này của mình là loại nào trong 10 loại trên, liệu mình có thực sự là một vị Thánh chưa? với sự so sánh đối chiếu các pháp Tục đế và Chân đế của 10 loại Xả này, vị ấy sẽ thoát khỏi tà kiến chứng Thánh nếu chưa chứng Thánh và sẽ kiên cố tâm hiểu biết hơn về trạng thái chứng đắc của mình, không thể chứng nghiệm lại một trạng thái có 2 lần thể hiện y chang nhau, người hành giả nên thận trọng trước những gì lập đi lập lại với cái mà mình đã kinh nghiệm trước nhất, đó chính là Sở tri chướng của hành giả khi đạt tới một trình độ nhận thức nào đó.

Ngày trước khi TK chứng đắc được trạng thái Xả do Tuệ Xả mang lại TK đã quá ngạc nhiên xúc động khi mọi hiểu biết từ trước nay về thế giới xung quanh đều bị vỡ vụn, nhãn quan trong sạch xuất hiện cho mình để nhận biết những giá trị thực sâu sắc mà trước giờ TK chưa từng đặt chân tới, TK hiểu ngay thế nào tướng và tánh Vô thường (hình dáng và bản chất), thế nào là buông xả thì an lạc, thế nào là các pháp hữu vi có sanh có diệt, thế nào là tự tại an nhiên trước đau khổ nghịch duyên, tất cả những khái niệm bị phá vỡ, thậm chí thời điểm đó sự kinh nghiệm về Sơ thiền cũng hiện ra hỗ trợ cho Tuệ giác Hành Xả Trí đó ra làm sao, TK cũng thực chứng được ý nghĩa Định sanh Tuệ, Tuệ sanh Định một cách rõ ràng minh bạch trong tâm thức của mình, mọi thứ như bừng tỉnh sau một giấc ngủ quá dài.... những trải nghiệm vô cùng thú vị mà chỉ riêng mình mới có, từ say sưa hạnh phúc đạt thiền tới ngã mạn sai quấy đã đắc Thánh, khiến cho TK cho rằng mình đã thành Thánh, đã đắc đạo quả.

Quả thật, trạng thái này vô cùng thù diệu an tịnh hơn những trạng thái có được do vay mượn một phương tiện dẫn tâm nào khác, nhưng với thời gian và trải nghiệm mới giúp cho TK hiểu sâu hơn giá trị thật của bản chất trạng thái chứng đắc này, nhất là khi công bằng trung thực đối chiếu với 10 loại Xả này cùng với những hoàn cảnh tồi tệ sau đó mà TK phải trực diện, đã giúp TK biết được mình chưa chứng đắc Thánh quả mà chỉ là đang tiến những bước dài trên con đường hướng tới quả Thánh mà thôi. Sau này, TK tâm niệm câu Phật ngôn: "Pháp nào sinh lên ở đâu thì diệt ngay nơi ấy", để dẹp bỏ những ảo giác về thành tựu khi tiếp xúc với những trạng thái thâm sâu tinh tế trong pháp hành của mình.

Hay đấy ...

Người xưa thường nói càng lên cao thì càng phải chịu nhiều gió,hay Đạo cao 1 thước Ma cao 1 trượng là vậy ...

Vấn đề không phải yếu hay mạnh mà vấn đề là mình có cái nền tảng,gốc rễ vững chắc đến đâu ... Móng càng sâu thì nhà càng cao là vậy.

Vậy cho ngộ không hỏi :

Theo bạn thì cái gốc rễ,cái nền móng,cái căn bản của Đạo Phật là gì ? Bản chất của việc ra đời Phật Pháp là gì ? Cái gì sẽ giúp chúng ta quay lại đúng đường mỗi khi lạc lối ? Hay nói đúng hơn là tại sao Đức Phật lại phải đi thuyết pháp 49 năm ròng rã như vậy để làm gì ? Chả lẽ Ngài đơn thuần là muốn cứu độ chúng sanh thôi sao ?
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Dạ, em không phải ông Phật nên em không biết những câu nào đúng để trả lời ạ, cũng như người học trò giỏi có thể làm giỏi những bài thực hành nhưng để biết cách tạo ra ý tưởng nền tảng của những bài học đó thì phải là ông thầy.

Thiền sinh giỏi không có nghĩa là đủ khả năng làm Thiền Sư ạ.

Thân ái.


------------------------------
(...) Vậy cho ngộ không hỏi :
Theo bạn thì cái gốc rễ,cái nền móng,cái căn bản của Đạo Phật là gì ? Bản chất của việc ra đời Phật Pháp là gì ? Cái gì sẽ giúp chúng ta quay lại đúng đường mỗi khi lạc lối ? Hay nói đúng hơn là tại sao Đức Phật lại phải đi thuyết pháp 49 năm ròng rã như vậy để làm gì ? Chả lẽ Ngài đơn thuần là muốn cứu độ chúng sanh thôi sao ?
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
door.png
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên