Những câu chuyện linh ứng, kì lạ về Hòa Thượng Tuyên Hóa- Master Hsuan Hua

hoakhai

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Tháng 5 2020
Bài viết
53
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Cây Long Não 1,000 Năm Xin Quy Y Cửa Phật,

Thiện Nam Tín Nữ Bốn Phương Xin Xuất Gia!

Tác giả :Trần Tâm Bình
Thực vật cũng muốn quy y hay sao?

Trong khuôn viên chùa Phổ Tế trên núi Phổ Đà thuộc tỉnh Chiết Giang, một cây Long Não sống lâu 1,089 năm đã xin quy y với Hòa Thượng Tuyên Hóa, một vị cao tăng tại Hoa Kỳ, qua trung gian một cư sĩ có thần thông.

Và cây cổ thụ đó đã được quy y vào ngày 23 tháng 10 năm 1994 tại Tu viện Trường Đê ( Long Beach ), miền nam California.

Nhìn ra biển Thái Bình Dương, chùa Trường Đê là đạo tràng Phật giáo thứ hai được Hòa Thượng thiết lập tại miền nam California , sau chùa Kim Luân ở Los Angeles .

Ngày 23 tháng 10 dương lịch 1994, thời tiết tuyệt đẹp.

Lúc 8 giờ sáng, 21 Phật tử chuẩn bị làm lễ Thế phát đã cùng với 300 Phật tử tham gia lạy Phật trước khi lễ xuất gia, và gồm có 4 nam và 17 nữ.

Họ đã từ Phần Lan (Bắc Âu), Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Hương Cảng, Tân Gia Ba, Mã Lai Á và Việt Nam, và thuộc đủ lứa tuổi từ 6 tuổi đến 72 tuổi:

- Bà Ngô, một giáo sư kỳ cựu của một trường nữ trung học nổi tiếng ở Đài Bắc, đã lái xe suốt 4 ngày đêm từ Nữu Ước đến tiểu bang California để xin xuất gia với Hòa Thượng.

- Hai em thiếu nhi, anh trai 10 tuổi và em gái 6 tuổi cũng xuất gia vào ngày ấy. Cô em đã thưa với cha mẹ từ khi mới tập nói: “Sau này con muốn thành một Sư Cô!”

Cậu anh cũng đã có phát nguyện cách đây 3 năm là muốn làm một vị Pháp sư. Cha mẹ của hai anh em nguyên quán Đài Loan, làm nghề kỹ sư điện toán và giáo sư trung học.

Họ thành khẩn ước mong con họ sớm thành Phật đạo để cứu độ chúng sanh.

- Một em bé gái Việt Nam 6 tuổi cũng theo gương bà ngoại và người anh trai 12 tuổi đã xuất gia, và đã có xin xuất gia nửa năm trước đây.

Em đã được toại nguyện hôm 23 tháng 10.

Được hỏi vì sao lại muốn đi tu khi tuổi còn nhỏ như vậy thì cô bé đã trả lời đầy tin tưởng và bằng tiếng Anh rất lưu loát là: “ Vì tôi muốn đi đến các nhà tù và thuyết pháp cho tù nhân!”

Trong dịp lễ Thế phát, Hòa Thượng Tuyên Hóa đã khuyến khích các vị Tăng, Ni mới gia nhập Tăng đoàn Phật giáo rằng:

“Trên con đường tu hành, vị Bổn sư chỉ dìu dắt đến cửa Phật, nhưng mỗi đệ tử phải tự mình tu luyện. Nếu các vị không chuyên cần và khổ công tu tập thì dù cho có lạy Đức Phật Thích Ca làm sư phụ thì cũng vô ích thôi. Tất cả các vị hãy suy nghĩ đi.

Chúng ta xuất gia với mục đích đoạn sanh tử và đạt giác ngộ. Nếu chúng ta cứ tiếp tục lơ là để phí thời giờ thì xuất gia có ích lợi gì đâu.

Hôm nay các vị xuất gia và đã đi bước đầu tiên để tiến tới cõi Phật. Tất cả các vị phải sớm hoàn thành Phật quả.”

Sau lễ Thế phát vào buổi sáng thì có lễ Thọ giới vào buổi chiều: Tam quy, Ngũ giới, Thập giới Sa Di, và Thức Xoa Ma Na Pháp Nghi Thức

Ngay trong buổi lễ, một đệ tử của Hòa Thượng là nữ cư sĩ họ Dương, pháp danh Quả Vân, đã điện thoại từ Đại lục Trung Quốc và kể chuyện có thật như sau:

“Khi thân phụ tôi và tôi đến viếng chùa Phổ Tế trên núi Phổ Đà thì có thấy một cây Long Não rất to đến mười người ôm. Cây cổ thụ đó nói với tôi rằng y muốn quy y với Hòa Thượng Tuyên Hóa.

Tôi rất ngạc nhiên và hỏi:” Đã ở tại chùa bao nhiêu năm rồi mà chưa gặp vị chân tu và chưa quy y sao? Tại sao lại muốn quy y với Sư phụ?”

Cây cổ thụ trả lời là chưa hề gặp một vị chân tu để có thể quy y, và chưa có đủ nhân duyên. Nay thì y ước mong được quy y với Sư Phụ. Tôi nói: “Được! Hãy chờ tôi xin với Sư Phụ và sẽ tin cho biết.”

Sau đó, tôi trở về phòng, rồi đi ngủ vì quá mệt. Khi tôi thức dậy thì cũng quên mất lời hứa, không kể lại cho thân phụ tôi biết mà cũng không xin với Sư Phụ.

Chiều hôm đó, chúng tôi sửa soạn đi viếng các tu viện khác nữa. Khi đi xuống cầu thang, tôi xoay mình để nói chuyện với cha tôi. Đột nhiên, tôi bị trẹo cổ, may mà không bị gãy cổ.

Tôi tự hỏi: “ Mình có làm gì sai không?” Tôi liền quay người lại thì thấy cây Long Não và hiểu ra rằng tôi đã quên lời hứa.

Ngay lúc đó, cây Long Não nói: ”Tại sao có thể cẩu thả như vậy và đã quên lời yêu cầu của tôi?” Tôi trả lời: ”Xin lỗi. Tôi hay quên. Xin đừng giân. Tôi sẽ xin với Sư Phụ ngay.”

Sau đó tôi liền thỉnh thị Sư Phụ. Sư Phụ dạy: ”Có trở thành đệ tử của tôi hay không, điều đó không quan trọng. Nhưng y phải tinh tấn tu hành Giới, Định, Huệ và dập tắt tham, sân, si.”

Tôi chuyển lời của Sư Phụ lại cho cây Long Não và nhắc thêm:

“ Hễ còn giữ Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là Không tranh, Không tham, Không cầu, Không tư tư, Không tư lợi, Không nói dối, thì dầu cho không có duyên diện kiến Sư Phụ thì cũng là đệ tử của Sư Phụ rồi!”

Cây Long Não hứa sẽ tuân hành và còn nguyện noi gương Bồ tát Quán Thế Âm, quyết tâm phổ độ chúng sanh trong tương lai.
Ngay khi đó, tôi thấy cây Long Não biến thành một Sa Di, quỳ xuống và chắp tay, trong khi Bồ tát Quán Thế Âm thị hiện trên không trung và rưới nước trong từ trong bình lên đầu vị Sa Di.

Tôi rất xúc động và kể lại chuyện này với Sư Phụ sau khi về nhà. Sư Phụ rất quan tâm và dạy tôi tìm hiểu thêm về cây Long Não này.

Tôi được biết rằng cây cổ thụ đó tên là Nhân Năng (仁能) và được trồng vào năm 905. Tôi hỏi y về phương pháp tu hành thì y nói thường tụng Tâm Kinh và nghiên cứu giáo lý trong Kinh.

Tuy nhiên vì thiếu sự hướng dẫn của một chân sư nên đã không hoàn toàn quán triệt được đạo lý. "

Do vì nữ cư sĩ họ Dương là một phật tử thuần thành có thần lực cảm thông với các chủng loại khác nên cây Long Não đã xin quy y với Sư Phụ qua trung gian của cô. Từ nay cây cổ thụ đó sẽ được một vị minh nhãn Thiện tri thức dìu dằt.

Cô hỏi cây do đâu mà biết Sư Phụ và muốn quy y với Ngài. Cây giải thích rất giản dị là tất cả mọi loài chúng sanh đều có thể nghe Sư Phụ thuyết pháp.

Khi Ngài thuyết pháp, tất cả chúng sanh trong toàn cõi hư không Pháp giới đều có thể thấy và nghe Ngài.

Tuy nhiên, kẻ nào còn nặng nợ trần gian, còn ham danh lợi, tiền tài thì có thể nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Tất cả chúng sanh nào thanh tịnh tu hành thì đều thấm nhuần giáo pháp của Ngài và tăng trưởng được hạt giống Bồ đề.
Vì thế cây cổ thụ đã từng nghe Sư Phụ thuyết pháp từ lâu lắm rồi.

Trước khi buổi lễ quy y bế mạc, Hòa Thượng đã đặc biệt lưu ý mọi người đến tầm quan trọng của sự tu hành. Ngài dạy:

“Bất cứ ai, nếu thành tâm, nếu không cẩu thả, nếu không làm những việc người đời thường làm mà làm ngược lại, thì đều sẽ tiếp thọ được lợi lạc của Phật giáo.

Do đó, dù cho là xuất gia hay tại gia, các vị phải là những Phật tử chân chánh, phải khác với người thường.

Đừng bắt chước người đời, tham lam, tranh giành, mưu cầu, ích kỷ, tự tư tự lợi, từ sáng đến tối không bao giờ dứt vọng ngữ.

Đó mới là điều quan trọng! Sáu đại Tông chỉ vừa kể là bước đầu để học hỏi về đạo Phật và tương lai sau này đạt thành được Phật quả.

Đừng lãng quên! Đừng lơ là! Chúng ta phải tập chịu đựng thua thiệt và đừng lợi dụng hay lấn át người khác!”

---------
Coi thêm các mẫu chuyện tại : https://www.dharmasite.net/SoLuocTSHTTH.htm
 

hoakhai

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Tháng 5 2020
Bài viết
53
Điểm tương tác
7
Điểm
8
LÊ MẪU CẦU ĐỘ.

Chùa Tây Lạc Viên trở thành một đạo tràng thanh tịnh và tín chúng ngày một thêm đông.

Để thuận theo sự tu tập của Phật tử, chùa thường cử hành pháp hội, thiết lập bài vị vãng sanh và truyền U-minh giới ( truyền giới cho người quá vãng.)

Khi Chùa chuẩn bị hành Lễ truyền U-minh giới, đệ tử quy y ngài là Lê Quả Hợp sớm đã đại diện tổ tiên ghi danh để thọ giới U-minh, nhưng lúc đó lại quên mất ghi tên mẹ ông.

Sau đó ông ta theo mọi người xuống núi trở về nhà.

Trên đường về, bỗng nhiên chân ông đau nhức dữ dội đến nổi muốn nhấc chân bước tới thêm một bước nữa cũng không được.

Nhưng khi ông quay lại để trở lên chùa thì đi được như thường, không đau đớn chi cả, mặc dầu phải leo dốc núi và ông thử vài lần đều y như thế cả. Cuối cùng ông chỉ còn cách là quầy đầu đi trở lên chùa. Vừa thấy Ngài, ông liền thuật lại đầu đuôi câu chuyện,
Ngài cười đáp:

- Có phải con đã quên thay mặt mẹ con để ghi danh thọ U-minh giới không?

Lê Quả Hợp nghe thế, lòng thầm biết ơn Ngài đã biết ra sự sơ sót của ông nên mau mắn ghi tên cho mẹ cầu thọ U-minh giới. Sau đó ông xuống núi trở về nhà được dễ dàng không hề hấn gì.

40. VỊT ĐẾN NGHE KINH.

Mùa Hè năm 1952 tại chùa Tây Lạc Viên, Ngài giảng Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn. Thính chúng tham dự lãnh hội được nhiều điều lợi lạc.

Một hôm khi Ngài giảng đến đoạn cuối của phẩm Phổ Môn, chợt có một con vịt nhỏ từ bờ giậu phía ngoài cửa chùa lẻn qua hàng rào, đủng đa, đủng đỉnh băng qua sân vườn và bước vào nằm trước cửa chánh điện.

Nó im lặng và chăm chú giống y như là một người đang nghe pháp vậy. Có người thấy vịt nằm chấn lối đi nên dùng quạt đuổi nó, vịt đi không lâu rồi trở vào, họ lại xua nó ra.

Vịt ta ỏng ảnh bỏ đi, một lát rồi lại trở vào, cứ vài lần như thế. Cuối cùng vịt ta trở vô ngừng ngay ở cửa chánh điện, kỳ này nhất định không chịu đi.

Khi biết nguyên nhân của tiếng ồn náo phía trước cửa, Ngài bảo đại chúng đừng đuổi vịt nữa rồi truyền Tam Quy cho nó trước sự ngạc nhiên của mọi người.

Khi Ngài thuyết Tam Quy xong, vịt bỗng đứng dậy lạch bạch đi thẳng vào chánh điện nhiễu vòng quanh bồ đoàn về phía phải, rồi cúi đầu nằm xuống ra dáng như đảnh lễ. Đợi mãn khóa giảng vịt ta mới rời khỏi pháp hội.

Như lời Phật thuyết, “Chúng sanh đều có Phật tánh,” câu chuyện này là một chứng minh cụ thể vậy.

41. LÒNG THÀNH THÔNG THÁNH.

Lúc Ngài từ Chùa Nam Hoa đến Hương Cảng không bao lâu thì có một nữ Phật tử thuần thành là La Quả Minh đã dẫn ba đứa con đến quy y Ngài.

Mùa Thu năm 1952, Bà La vì quá phiền muộn nên lâm bệnh nặng. Con gái bà là Hoàng Quả Tùng kể lại câu chuyện như sau:
“Mùa Thu năm Nhâm Dần, mẹ tôi không may gặp phải bao chuyện không như ý, nên mắc trọng bệnh, muôn phần thống khổ.
Bà trở nên gầy yếu xanh xao đến nổi không thể bước xuống giường.

Chúng tôi mời nhiều bác sĩ tới khám nhưng vẫn không chữa trị được. Sau một thời gian, các bác sĩ bảo rằng mạng sống của mẹ tôi chỉ còn kéo dài thêm vài đêm nữa thôi.

Nghe tin này mọi người trong nhà ai nấy đều lo âu, buồn khổ, riêng tôi càng thấy xót xa. Khi ấy tôi chỉ biết lạy cầu chư Phật, Bồ Tát gia hộ.

Một hôm tôi đang lạy xuống, bỗng có luồng ánh sáng chiếu trước mắt, rồi tôi thấy có một vị Pháp sư mặc áo cà sa, ngồi kiết già, nhìn kỹ ra thì chính là Sư Phụ tôi. Vừa kinh ngác vừa mừng rở tôi vội vàng niệm Phật.

Sau đó chẳng bao lâu sau mẹ tôi thoát khỏi cơn hôn mê, nhưng thần sắc bà vẫn chưa hẳn phục hồi. Sau đó tôi tôi chợt nhớ đến Sư phụ nên tìm người cùng tôi đến diện kiến Ngài.

Khi thấy Ngài tôi vụt khóc và thỉnh cầu Ngài cứu cho mẹ tôi. Ngài bảo tôi: Bệnh của mẹ con Ta đã biết trước rồi, con hãy mau trở về nhà chí tâm niệm Phật, Phật và Bồ Tát nhất định sẽ gia hộ cho mẹ con.

Sau khi bái tạ Sư Phụ, tôi trở về nhà và suốt đêm đó tôi đã không ngủ; y lời Ngài dạy mà chuyên tâm niệm Phật, cầu xin chư Phật cứu độ.

Sáng hôm sau, mẹ tôi cảm thấy khỏe ra rất nhiều, tinh thần cũng dần dần khôi phục. Qua sự việc này khiến tôi suy nghiệm được Phật pháp linh cảm thật không thể nghĩ bàn.”

42. MA ĐẾN CẦU GIỚI
Hồng Kông trong vài năm gần kề thường bị chấn động không an, phần vì thiên tai, phần vì nhân họa đã không ngừng phát khởi.

Truy nghiệm điều này cho chúng ta biết đây cũng chính do nghiệp báo của chúng sanh chiêu cảm mà thành.
Vì muốn cứu vãn vận kiếp này, Ngài đã mượn đạo lực của đại chúng nguyện cầu cho chúng sanh thoát khỏi ách nàn.

Thế nên nhân ngày Phật Di Đà Đản Sanh, 17 tháng 11 năm 1952, Ngài cử hành pháp hội niệm Phật bảy ngày, mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 7 giờ chiều. Vì Chùa nằm trên núi nên người ta phải vất vả và tốn nhiều thời giờ mới đến nơi, tuy vậy họ vẫn tới tham dự đông đảo.

Đến chiều tối ngày thứ năm của khóa Phật thất, lúc thời hương thứ sáu vừa tàn, bỗng nhiên có một con quỷ nhập vào bà Trương Quả Vũ rồi bà quỳ xuống cầu khẩn Ngài truyền Tam quy, Ngũ-giới.

Ngài chấp nhận lời thỉnh cầu, lúc truyền giới vừa xong thì bà Trương cũng vừa tỉnh lại. Những người tham gia pháp hội nức nở khen: Quỷ cũng biết cầu giới, chẳng lẽ con người không biết tu hành sao?

43. TÍN GIẢ ĐƯỢC CỨU.

Cư sĩ Lý Quả Viễn là một cảnh sát viên ở Hương Cảng, ông có cô con gái tên Lý Điệp Nghiên. Một ngày nọ, cô bé vì vô ý bị vấp ngã.

Lúc đầu cô không cảm thấy có gì khác thường nhưng qua vài ngày sau, cô phát sốt nặng, và bị đau dữ dội nơi bắp chân. Cha mẹ cô nghi nguyên nhân của bệnh này là do cô trợt té nên cấp bách đem cô đến bác sĩ chuyên sửa trật xương gân để trị liệu.

Sau khi chuẩn bệnh Bác sĩ Lý Tử Phi cho biết bệnh đau chân của cô không phải vì trật chân, mà bị mọc ung nhọt nên hành nhức nhối. Trở về nhà ông Lý lại mời thêm bác sĩ khác đến trị nhưng vẫn không có kết quả.

Sau đó bà Lý được người giới thiệu bèn cõng con đến chùa Tây Lạc Viên cầu diện kiến Ngài.

Ngài nói rõ với bà là Ngài không rành về y dược nên không có cách chữa trị. Bà Lý vẫn không nản lòng tiếp tục đến thêm hai lần nữa xin Ngài cứu giúp, Ngài vẫn một mực từ chối.

Lần thứ ba, Lý Quả Viễn cùng vợ đến Chùa quỳ lạy khẩn cầu Ngài cứu cho con họ. Ngài thấy ông bà thật thành tâm nên cùng họ cầu Phật, Bồ Tát gia hộ. Qua một tuần sau, bệnh của cô bé chợt nhiên lành hẳn và chân của cô bình phục như xưa.

Vì cảm thọ được đức hạnh của Ngài cùng oai lực hộ trì của Phật, Bồ Tát nên cả năm người trong gia đình đều xin Quy y Tam Bảo làm đệ tử Ngài.

Sau đó Ngài đã dạy họ chuyên tâm niệm Phật.
 
44. PHẬT LỰC VÔ BIÊN.

Mặc dầu Ngài đã nghiên cứu nhiều tông phái Phật giáo, cùng tham thiền thoại đầu, nhưng đối với chư đệ tử quy y Ngài, Ngài luôn dạy họ niệm “Sáu chữ Hồng-danh” :Nam mô A Di Đà Phật.

Vì pháp môn niệm Phật A Di Đà đều thích hợp cho mọi người, không kể thông minh hay ngu đần.

Điều quan trọng là hành giả thường phải xưng niệm đến nhất tâm bất loạn thì chắc chắc lúc lâm chung sẽ được vãng sanh Tây phương Cực Lạc.

Đối với người học Phật, đây là con đường tắt, dễ nhất, hữu hiệu nhất, không nghi ngờ gì cả.
Quả Thiện là đệ tử kiền thành quy y Ngài đã lâu.

Ngày nọ bà đến Chùa lễ Phật, sau khi đảnh lễ Ngài, bà khóc kể rằng chồng bà là La Khang Duệ bị bệnh lao phổi đã đến thời kỳ cuối cùng và các bác sĩ đều tuyên bố là không còn phương chước.

Nghe thế Ngài an ủi bà ta chớ quá ưu sầu, và dạy bà trở về khuyên chồng nên chí tâm niệm Phật.

Nếu thọ mạng của ông ta chưa hết, thì sẽ nương Phật lực khiến ông lành bệnh;

Còn nếu kiếp số của ông đã mãn, mà ông chân thành niệm Phật A Di Đà thì ông sẽ được vãng sanh.

Ngài còn giảng cặn kẽ cho bà đạo lý “Thiên lý nan trắc, nhân mạng vô thường” nghĩa là Trời cao thật khó đo lường, cũng như mạng sống con người rất đổi vô thường vậy.

Ông La nghe vợ thuật lại lời dạy của Ngài, ông nhận thấy rất có ý nghĩa, liền bảo bà đến cầu Ngài truyền giới Quy-y.

Sau khi quy y được ba ngày, ông mơ thấy Ngài đến nhà, đầu đội chiếc mão giống như mão của đức Điạ Tạng và đắp cà sa đỏ, cùng với nhiều vị Bồ Tát, pháp tướng trang nghiêm;

và Ngài bảo ông: “Bệnh của con sẽ khỏi, con chớ quá ưu phiền!”

Ngoài chứng bệnh lao phổi, ông La còn bị bệnh bao tử, bụng bị thủng phình trướng ra.

Chỉ riêng chứng bệnh phổi của ông đã làm cho gia đình ông điêu đứng rồi, nên ông dấu người trong nhà chứng bệnh bao tử này.
Khi thức giấc, bao tử ông tiết ra chất mặn không ngừng và mửa ra nhiều máu đọng. Kết quả là các bướu làm sưng đã được tống ra.
Sau biến cố này ông càng tin tưởng Phật pháp và tinh tấn hơn. Trong bất cứ lúc đi, đứng, nằm, ngồi, tay không rời chuỗi tràng, mỗi ngày ông niệm cả muôn ngàn danh hiệu Phật.

Do thành tâm, ông đã được cảm ứng nhiệm mầu; chỉ trong vài tháng sau, ông được bình phục mạnh khỏe và tráng kiện hơn trước. Đến lúc tái chiếu quang tuyến X, kết quả cho thấy bệnh lao phổi của ông đã hoàn toàn biến mất.

45. NGƯỜI ĐIẾC NGHE KINH.

Lúc ở Hương Cảng, Ngài có một đệ tử tại gia tên là Lưu Quả Quyên đã trên sáu mươi tuổi. Bà bị điếc nên không thể trò chuyện với ai hay cùng người bàn lời thị phi. Bà thường lần chuỗi tràng, không ngừng niệm Phật.

Lúc Ngài giảng kinh, thuyết pháp, bà tuy tuổi đã cao, nhưng mỗi tối đều leo núi đến chùa đúng 7 giờ để dự khóa giảng.
Bà không quản trời mưa hay gió, ngày ngày đều leo lên cả ba trăm bậc thang cấp đến chùa nghe kinh.

Người điếc nghe kinh thật hiếm báu vô cùng. Khi buổi giảng kết thúc khoảng 9 giờ hơn, bà lại một mình xuống núi đi trên đường mòn không một ngọn đèn soi lối. Vậy mà bà ta thành tâm, tinh tấn mỗi ngày đều đặn lên Chùa.

Mùa Hè năm 1953, Ngài giảng Kinh A Di Đà. Bà Lưu như thường lệ nhất định mỗi ngày đều sớm đến nghe Kinh.

Mồng 2 tháng 5, trước khi khai Kinh đại chúng đồng niệm: “Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát,” bỗng nhiên bà Lưu cả mừng bật nói:

“A! Các vị niệm Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát, tôi nghe rõ cả.”

Từ đó tai bà nghe được như thường. Đây chính do công đức nghe Kinh mà ra, tuy bà không cầu mà vẫn được cảm ứng.
Sau khi hết bị điếc, bà càng siêng năng niệm Phật, nhưng ma chướng lại đến; vì đôi khi để thử thách những vị tu hành nghiêm túc.

Một khi người tu nỗ lực học Phật, nghiệp báo của những tội lỗi cũ phát hiện nhanh chóng và làm cho sự tu bị trở ngại.
Nên có bài học là, “ Người Phật tử muốn thành Phật thì phải chịu sự khảo nghiệm của quỷ ma.”

Bà Lưu chợt mang bệnh kỳ lạ, mà triệu chứng của bệnh này là bà ta chỉ thích ăn.

Bà bị ám ảnh bởi thức ăn và bà ăn uống suốt ngày từ sáng cho đến tối không ngừng. Cứ khoảng hai giờ đồng hồ là bà phải ăn một bữa, trong một ngày bà ta phải ăn ít nhất là mười lần.

Nếu không ăn, bà cảm thấy càng khó chịu hơn. Các Bác sĩ Đông, Tây đều không tìm ra được nguyên nhân, lại cũng không phải trong bụng bà có sán lãi.

Vậy mà Bà đã ráng nhẫn chịu bệnh này trong hai năm.

Đến mồng 7 tháng 2 năm 1954, khi Ngài từ Đại Tự Sơn trở về Tây Lạc Viên, bà bẽn lẽn thưa:

- Sư Phụ, trong bụng con có người nói chuyện.
- Bụng bà có người nói chuyện? Vậy có phải là thai nhi đó không?
- Bạch Sư Phụ, con đã ngoài sáu mươi tuổi rồi !

- Vậy nó nói những gì?
- Sáng sớm này, con lấy bột nếp để làm bánh ăn và khi con vừa ăn được một miếng thì có tiếng trẻ nít trong bụng con nói: “Tôi không thích ăn thứ này.” Con nghe rất rõ ràng và chính xác.
- Vậy bà trả lời sao?

- Con nói: “Mi không thích món nầy vậy mi đòi ăn món nào? Ăn no là đủ rồi, còn kén chọn này nọ làm gì?” Thế rồi con không nghe nó nói chi cả.

- Nếu những đứa bé trong bụng bà đã biết nói chuyện, vậy thì bà phải mau giúp cho chúng nó ra ngoài. Tối nay khi trở về nhà (khi Hòa Thượng đi vắng, bà Lưu ở lại trông chùa) vào lúc nửa đêm, bà hãy nấu cho một tô mì nóng hổi ngon lành, rồi quỳ trước bàn thờ thắp hương cúng dường và tịnh tâm niệm Phật.

Bà trở về nhà làm y lời Ngài, trong lúc niệm Phật, mơ mơ, màng màng bà thấy có ba đứa bé bụ bẩm khả ái từ trong bụng bà thoáng đi ra, chúng tranh nhau để ăn tô mì hấp dẫn kia.

Đột nhiên có một luồng khí và bà thấy Ngài Hộ Pháp Vi Đà dùng hai tay, xách lỗ tai của ba đứa bé mà lôi đi, và bà lập tức cảm thấy trong bụng nhẹ nhàng, dễ chịu.

Từ đó bệnh đói của bà không cần thuốc mà khỏi.

Trong ba đứa nhỏ kháu khỉnh kia, hai đứa là cắc kè tinh còn đứa thứ ba là nhái tinh; tin hay không là do bạn.
Bà bị bệnh lạ lùng này là do quả báo đời trước, bà đã không tin có bệnh kỳ quái như vậy.

Thế nên đời nay trong một đêm nọ bà mơ thấy có ba đứa bé khoảng hai, ba tuổi mủm mỉm, tròn trịa tai to đầu bự rồi khởi niệm tham ái mà chiêu cảm ba con quỷ nhỏ kia nhập vào.

Do đó, việc đầu tiên của người tu đạo là phải khử trừ lòng tham ái.

46- THỊ HIỆN TRONG MỘNG.

Một hôm Ngài nhận được thơ của Pháp sư Thân Giác từ Toản Thạch Sơn, Cửu Long với nội dung như sau:

“Mùa Xuân năm Dân Quốc thứ 41 (1952) tôi mua được một ngôi nhà nhỏ tại Toản Thạch Sơn.

Sau khi dọn về ở được khoảng hơn một năm thì chủ đất bắt buộc tôi phải phá ngôi nhà để trả lại mảnh đất.
Thật là bất ngờ khi nhận được thơ của ông ta. Bấy giờ tôi chỉ thấy việc này thật là một thiệt hại lớn lao nên càng nghĩ tôi càng bối rối, khổ sở.

Một đêm nọ, vào lúc 11giờ, tôi đang đọc quyển Trung Quán Luận Phẩm, Quán Tứ Đế. Xem đến đoạn ‘Tất cả các pháp do duyên sanh, ta bảo đó là không. Các pháp đó cũng là giả danh, vậy đó là lý trung đạo.

Vì chưa từng có một pháp nào mà không từ nhân duyên sanh ra. Cho nên tất cả các pháp hiện hữu không phải là không.’

Tôi đã suy ngẫm đoạn văn trên nhiều lần và thâm nhập được đạo lý nên cố gắng xua đuổi mọi chấp trước phiền não, rồi ngủ thiếp đi lúc nào cũng không hay.

Sau đó tôi mơ thấy mình bị lạc trong một vùng rừng núi, bỗng nhiên cuồng phong nổi dậy, mưa bão ào ạt đổ xuống;
Lúc đó tiếng gió hú, tiếng mưa đổ cùng những tiếng sét đánh ầm ầm nghe như điếc tai.

Trong lúc kinh hoàng tôi ngưỡng đầu lên thì thấy có một vị Tăng toàn thân phóng ra một hào quang vàng tía bay từ không trung về phía tôi, và lúc đó mưa bão cũng vừa ngừng.

Tôi bèn đảnh lễ Ngài, khi vị Tăng đó bước tới gần tôi nhận ra rõ ràng chính là vị Tôn Chứng Sư, Ngài Độ Luân trong lễ thọ Đại-giới của tôi thuở xưa.

Ngài bảo tôi: ‘Chớ có ưu sầu, Thầy sẽ giúp con giải quyết mọi khó khăn. Mơ đến đây tôi chợt thức giấc.’
Không bao lâu sau tôi tìm được một khu đất khác và chuẩn bị cất một Tịnh thất nhưng lại không đủ tài chánh.

Khi ấy Ngài đang giảng kinh Địa Tạng tại Chí Liên Tịnh Uyển, nghe được việc này Ngài đã nhân đức ban cho tôi một ngàn đô la, nhờ đấy tôi hoàn tất công trình kiến lập tịnh thất tại Toản Thạch Sơn và có chỗ nương thân cho tới ngày nay.”

Tuy việc này Ngài chưa từng kể cho một ai nghe, nhưng sau đó Ngài lại nhận được lá thơ khác kể lại giấc mộng tương tợ như trên.

Có lẽ người này đặt chuyện mong được Ngài trợ giúp tài chánh nên đã bị Ngài dạy cho một bài học nên thân và từ đó không còn lá thơ thứ hai nào như vậy nữa.

47- QUẢ BÁO CUA KẸP.

Mùa hè năm 1953, cư sĩ Đổng Quả Kỳ và Pháp chủ Chí Liên Tịnh Uyển tại Toản Thạch Sơn, Cửu Long là Sư cô Khoan Huệ thỉnh Ngài đến giảng Kinh Địa Tạng. Các cư sĩ đã không quản đi xe, chuyển tàu để đến nghe Ngài thuyết giảng.

Sư cô Khoan Huệ vốn là đệ tử của Lão Hòa Thượng Hư Vân. Lúc chưa xuất gia, Sư cô làm thuê, giúp người nấu cơm, quét dọn; thế nên khó tránh việc sát sanh giết gà giết vịt...

Lần nọ, cô mua một số cua sống về định luộc cho chủ ăn, nhưng vì sơ ý nên bị cua kẹp ngón tay giữa nhứt định không nhả, khiến cô đau thấu tâm can nên cô đành cầm dao chém mạnh xuống một nhát, thân và càng cua đứt đoạn.
Cuối cùng cua là món ăn chính của buổi cơm chiều đó.

Chẳng bao lâu sau, ngón tay bị cua kẹp của cô chợt sanh ra một miếng thịt dư (giống như miếng thịt cua) khiến cô đau nhức suốt ngày đêm.
Mặc dù cô đã dùng biết bao thuốc men nhưng cũng không trị được.
Sau đó Cô theo người lên núi Phù Dung dự Lễ Thủy Sám, qua bảy ngày lễ bái miếng thịt dư chợt biến nhỏ lại, mà ngón tay cũng bớt đau nhiều.

Trong khóa giảng Kinh Địa Tạng kỳ này, Sư cô bạch Ngài đầu đuôi câu chuyện, khẩn cầu Ngài giúp Sư giải mối oan kiết.
Nghe qua Ngài liền Quy y cho cua, sau khi truyền Tam Quy, miếng thịt dư trên ngón tay của Sư Cô Khoan Huệ bổng tiêu mất, ngón tay linh hoạt như thường và tuyệt nhiên không thấy đau nhức chi.

Nhân quả báo ứng, thật không sai chạy mảy may, chỉ có khác là đến sớm hay muộn mà thôi!
Đây là một trong những câu chuyện về nhân quả hiện tiền mà chính Ngài đã chứng kiến tường tận.

Rõ ràng là như vậy chúng ta không thể không tin được. Nên hãy cố gắng thận trọng giữ giới sát sanh, nếu không thì “oan oan tương báo đến bao giờ mới dứt được?”

Nếu chúng ta đọc được tác phẩm “Thủy Kính Hồi Thiên Lục” do Ngài Tuyên Hóa diễn giảng thì sẽ rõ thế nào là “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” tức chuyện lành, dữ đầu đuôi chi rồi cũng có quả báo.

48- UNG NHỌT TỰ LÀNH.

Cư sĩ Cam Quả Ngạn có một cháu gái gọi bằng bà, tên là Hoàng Tuyết Mai, vừa mới chào đời được trăm ngày thì trên đầu bé nổi lên những mụn ghẻ lở và vào mùa hè nóng bức những mụn này bị bể chảy mủ máu ra nên rất tanh hôi, người nào đến gần bé đều cũng phải bịt mũi lại.

Bệnh ghẻ càng ngày càng lan ra trầm trọng, chung quanh những mụt nhọt, tóc đều bị rụng hết nên để lộ ra những mảng sói thật khó coi.

Trong những năm đó, dù gia đình bé đã bỏ công chạy tìm bác sĩ Đông, Tây gì cũng đều không trị được bệnh của bé. Cuối cùng họ đành dùng những cách chữa bệnh theo pháp gia truyền hy vọng sẽ làm lành được các mụt nhọt nhưng rồi cũng chẳng có công hiệu gì.

Khi đứa bé được ba tuổi cha bé qua đời, còn mẹ phải đi làm thuê để nuôi con. Tiền lương mỗi tháng bà đều đổ dồn vào việc chữa trị cho bé.

Nhưng rồi bệnh trạng bé cũng vẫn thế. Mỗi lần nhìn thấy con như vậy thì bà mẹ lại đấm ngực, dậm chân than thân trách phận.

Đến lúc lên mười tuổi, mụn nhọt trên đầu bé vẫn không bớt. Một ngày nọ, nhờ duyên lành bé gặp Ngài và được Ngài truyền Quy y Tam-bảo.

Sau khi quy y, những mụt ghẻ bắt đầu khô mặt rồi tóc cũng dần mọc ra.

Hơn mười năm mang bệnh nay bỗng chốc được lành. Sau này ai nhìn đầu bé mọc tóc đầy đủ cũng đều không thể tưởng tượng ra cái tướng mạo khó coi của bé lúc trước.

49- TÙY CƠ THUYẾT PHÁP.

Mồng 10 tháng 8 năm 1954, cư sĩ Trần Thụy Xương cùng người bạn họ Kỉ đến Tây Lạc Viên bái kiến Ngài.

Ông Kỉ là bác sĩ chuyên trị bệnh trật xương, gân, lại có thể sắp nối lại những chỗ xương bị gẫy. Vì Ngài thường tùy thuận căn duyên của từng chúng sanh mà ban giáo pháp. Thế nên Ngài hỏi ông Kỉ:

-Xương người bị gẫy ông nối lại được vậy mạng người đứt đoạn ông có thể nối cho sống lại không?
- Không thể được.

- Sao lại không được? Xưa kia trong thời Tam Quốc, Quan Công bị tên độc bắn trúng tay, mạng sống rất là mỏng manh, không thể sống qua được đến một ngày nếu Huê Đà đã không giúp Quan Công nạo xương trị liệu, khiến Quan Công sống lại.
Vậy đấy có phải là sanh mạng đã được nối lại hay sao? Nhưng phương pháp nối mạng này cũng không phải là cách cứu cánh hay nhất.
Cho nên bây giờ tôi sẽ dạy ông một phương pháp nối mạng khác rốt ráo và hay hơn nhiều.

Phương pháp nối mạng là cần phải minh tâm kiến tánh, mà kết quả căn bản là sẽ chấm dứt sanh tử thoát khỏi sáu nẻo luân hồi, khôi phục lại bản lai diện mục đồng Phật không khác.

Nhưng muốn minh tâm kiến tánh thì phải tham thiền chứng ngộ. Phương pháp tham thiền thật chứng ví như gà ấp trứng; mèo rình chuột.

Nghĩa là phải miên miên, mật mật tập trung tâm ý, đến khi thoạt nhiên khai ngộ thì liền chứng đắc được pháp Vô Sanh.
Phương pháp tham thiền cùng niệm Phật vốn không đồng.
Tham thiền tức tham thoại đầu, tham cho đến biển cạn non mòn, thì nhất định sẽ “liễu ám hoa minh” tức tâm mê bừng sáng.

Hành giả đã leo lên đến cùng tột của một cây cột cao ngất trời, nhưng còn có thể bước thêm một bước nữa để vào khoảng không vô tận.
Rồi trong khoảnh khắc hành giả bước vào sự sống mới, tự trong lòng bàn tay mình sẽ cầm giữ được sự sanh tử và thoát ra khỏi vòng cai quản của Diêm Vương. Đó là phương pháp kéo dài kiếp sống của tôi.

Trong thế hệ này đã có người đang áp dụng được như thế, đó là Đại lão Hòa Thượng Hư Vân nay đã ngoài một trăm mười tuổi; hiện vẫn còn tại thế, Ngài chính là vị cao Tăng am tường phương thức nối mạng này.

Nghe Ngài giảng, Bác sĩ Kỉ cảm thấy thú vị vô cùng vì đã thấu rõ tận tường chân lý. Từ đó, ông thường lui đến Tây Lạc Viên để thân cận học hỏi với Ngài.

50- ĐỒNG KẾT THIỆN DUYÊN.
Đệ tử Quy y Ngài, Trương Quả Thăng làm chủ một công ty chế tạo dược phẩm nổi tiếng ở Hồng Kông nhưng mắc phải chứng bệnh ung thư.
Ngài quán sát thấy hội đủ nhân duyên nên khuyên ông cúng dường Tăng Ni y vải cùng dược phẩm để kết duyên với Tam-bảo cầu tiêu trừ nghiệp chướng.

Nghe Ngài dạy ông Trương quyết định y lời. Sau đó Ngài bèn thông báo đến các Tòng lâm, Tự viện và Tịnh thất tại Hương Cảng, Cửu Long cho biết số mục Tu sĩ để tiện bề chuẩn bị vải, cùng thuốc men như dầu Vạn kim, Thập linh đơn, v.v...
Nhưng vì nghe lời người dèm pha nên ông Trương đã giảm bớt số lượng cúng dường như ông đã hứa.

Thay vì cúng hai mươi đồng Hồng Kông và một cây vải tốt cho mỗi vị. Nay ông chỉ cúng năm đồng và một cây vải thuộc hạng xấu. (Lúc bấy giờ ở Đại Lục vấn đề tôn giáo bị nghiêm cấm nên có một số đông Tăng Ni di tản qua Hương Cảng, nên họ rất cần giúp đở về mọi phương diện.)

Vì vậy Ngài giúp ông bổ túc vào những phần thiếu ấy.

Mồng 9 tháng 6, các phẩm vật đã được chuyển đến và phân phát tại khu Toàn Loan, gồm các Chùa Đông Phổ Đà, Trúc Lâm Thiền Viện, Lộc Dã Uyển. Hôm sau lại đến Nam Thiên Trúc, Niệm Phật Đường Đông Lâm và Hoằng Pháp Tịnh Xá.

Ngày 11 thì đến Thanh Sơn Hải Triều Viện. Riêng vùng Nguyên Lãng, Tự viện thì ít mà Tịnh thất lại nhiều nên Ngài thông báo cho quý Tăng Ni tập trung lại một địa điểm để dễ bề phân phát và cũng tiết kiệm thời giờ.
Lần cứu trợ này đã khiến nhiều người khâm phục về cách làm việc của Ngài là rất minh bạch.

Hầu như tất cả Tu sĩ ở đây đều nhận được phần cúng dường.

51- TÍN TÂM KHÓ TÌM.

Sau khi Chùa Tây Lạc Viên được thành lập, Bà cư sĩ họ La thường đến Chùa lễ Phật, Bà có một người con trai kết hôn đã lâu mà vẫn chưa có con, nên bà than thở với Ngài:” Sư phụ! Xin Ngài từ bi thương giúp mà khẩn cầu cùng chư Phật, Bồ Tát ban cho con một đứa cháu nội!”
Nghe xong Ngài chỉ mĩm cười.
Một hôm Ngài vừa từ ngoài làng trở về Chùa và đang rửa chân trong một thau nước. Ngay lúc ấy, có tiếng tiếng leng keng của phong linh (chuông gió) ngoài cửa vườn, thì ra là bà La vừa mới đến.

Khi lễ Phật xong, bà chạy đến quỳ lạy dưới chân Ngài, thút thít khóc, van lơn:
- Sư Phụ, Xin Ngài từ bi ban cho con một đứa cháu trai ạ! Gia đình con thật hiếm hoi nên con chỉ cầu có một cháu trai để nối dõi tông đường, nếu không thì con còn mặt mũi nào để nhìn thấy tổ tiên họ La! Nay con thành tâm quỳ trước Sư Phụ, chỉ cần Sư Phụ ban dạy, dù bất cứ chuyện gì con nguyện đều sẽ y theo.

(bà thầm nghĩ chắc Ngài sẽ dạy bà phát tâm đúc tượng Phật, in kinh hay tu sửa chùa chiền... thì bà sẽ rất hoan hỷ làm theo.)
- Tín tâm của Bà lớn như vậy à? Thuở xưa, người đệ tử nhất nhất tuân lời Sư phụ, dù phải hy sinh tánh mạng; vì họ xả bỏ được tất cả nên tín tâm mới kiên cố như thế, việc này thật không dễ làm đâu.
- Sư phụ! Chỉ cần có được một cháu trai, thì việc gì con cũng nghe Sư phụ cả.

- Thế thì tôi sẽ giúp bà mãn nguyện. Vậy bà có dám uống nước rửa chân trong thau này không?
- Hả???
Dẫu có nằm mơ đi chăng nữa bà La cũng không thể ngờ là Ngài lại bảo bà như thế, bà há miệng trừng mắt đứng chết trân.
Ngoài trừ người có trí huệ, không bị dính mắc bởi sáu trần như: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, chớ ai mà lại dám uống nước dơ trong thau như vậy?
Sau một hồi lâu, biết bà không thế nào làm nỗi, nên Ngài tự bưng thau nước lên, vừa uống vừa nói:
- Đây là nước cam lồ đấy!
Thấy vậy bà hốt hoảng, hối hận thưa:

- Sư phụ, để con uống.
- Nếu bà sớm uống nước này thì không chừng bà sẽ có được một cháu trai trọn lòng ước mong rồi nhưng bây giờ thì đã quá muộn!
Thật là chua xót, bà La không cầm được nước mắt khóc tức tửi nói:
- Sư phụ, con có còn cơ hội nào nữa không vậy?

- Sau này ở nhà bà nên ngày ngày, thành tâm thành ý niệm Phật. Vì Phật và Bồ Tát rất linh cảm, nếu có cầu tất sẽ có ứng.
Vài năm sau đó, bà La thật đã được một cháu trai đúng như ý, bà rất đỗi vui mừng.
Chúng ta muốn thành công trong việc gì, điều cốt yếu là cần phải có tín tâm kiên cố và ý chí cương quyết không gì lay chuyển được.

Nhẫn những việc khó nhẫn, làm những việc khó làm, có như vậy thì mới “sự bán công bội” tức chỉ cần dụng một ít công mà đạt quả gấp bội.

52- TÂM BỆNH KỲ LẠ.

Văn Quả Mật là một bé trai duy nhất trong gia đình em, cũng là cháu đích tôn đời thứ Chín dòng họ Văn.

Khác hẳn với những bạn đồng lứa, cấp sách đến trường, tung tăng chạy giỡn, tham gia các trận đánh cầu, đá bóng... mà riêng em phải ở trong nhà dưỡng bệnh suốt khoảng hai năm liền từ lúc lên mười ba tuổi;
Vì theo lời bác sĩ bảo, tim em có thể ngừng đập bất cứ lúc nào nên rất nguy hiểm đến tánh mạng.

Một hôm em chợt phát hiện, người chị lớn hơn em bốn tuổi đã trốn nhà đi quy y theo Phật giáo, và còn mang về quyển sách Tiểu sử Thiền Sư Độ Luân.

Việc này chị em đã bí mật giấu kín vì gia đình em vốn là tín đồ Cơ Đốc giáo. Đọc xong quyển sách trong lòng em cảm thấy rất kính phục vị Sư trong sách nên đã yêu cầu người chị dẫn em đi gặp vị Thầy mà chị đã quy y.

Nhưng chị em cứ khước từ mãi và bảo:
Phải leo cả ba trăm bậc thềm đá mới đến Chùa Tây Lạc Viên, lúc đó bệnh tim của em chắc tái phát, chị làm sao gánh nổi trách nhiệm này.

Từ ngày đó, em âm thầm đối trước ảnh Ngài trong quyển sách mà đảnh lễ.

Ba tháng sau, một hôm em đang lễ bái trong phòng thì thấy vị Sư trong bức ảnh bước ra xoa đầu em;
vì thế em nhất quyết đến Tây Lạc Viên bái kiến vị Sư này.

Cuối cùng, chị em đã cảm động bởi lòng thành của em nên đồng ý dắt em đi.

Lạ thay! Khi lên núi em không cảm thấy đau nhức ở tim chút nào, hơi thở vẫn bình thường, không có một triệu chứng gì về bệnh tim cả.

Từ đó em thường lén nhà đến Chùa lễ Phật.
Đến lần tái khám bác sĩ đã không ngờ được là bệnh tim của em đã không còn trong thời kỳ tình trạng nguy hiểm nữa.

Dù em nghĩ học đã lâu nhưng nhờ bản tính thông minh nên khi trở lại trường thì em vẫn học vượt hẳn bạn bè.
Em tốt nghiệp trung học lúc lên mười chín tuổi.

Ngoài việc gắng sức học hành, em còn biết dụng công tu thiền và có thể nhập định bất cứ nơi đâu kể cả trong phòng vệ sinh.

Có lần tại Phật Giáo Giảng Đường, Ngài ngồi trên pháp tòa nhưng không thuyết một lời nào, mà chỉ có Quả Mật lên diễn giảng, lúc đó thính chúng kê đầu to nhỏ trong tâm tỏ ý không phục nghĩ:

Chúng ta đến nghe Ngài thuyết pháp, chớ không phải đến đây để nghe thằng bé chưa đầy mười tuổi này lên đài nói bá láp (Quả Mật có dáng người nhỏ thấp.)

Sau buổi giảng, Ngài đã dạy:

Chúng ta thường chấp vào hình tướng bên ngoài, như vừa thấy không phải là Pháp Sư thuyết pháp, không luận người đó giảng pháp đúng hay không đúng, liền sanh tâm phân biệt lập tức.

Thật ra những lời Quả Mật đã nói đều cũng là những gì tôi muốn nói, vì em đã y theo tâm tôi mà thuyết đó.

53- TRÙNG HƯNG CỔ TỰ.

Hương cảng là một thuộc địa của Anh quốc, phần lớn dân cư theo đạo Cơ Đốc nên đạo tràng Phật giáo vắng lặng ít người.
Trong thành phố chỉ có Chùa Phổ Đà ở Tuyên Loan và Chùa Bảo Liên ở Ngạng Bình trên núi Đại Tự mà thôi.

Vào năm 1953 do thời cuộc chánh trị ngày một rối loạn ở Đại Lục nên một số lớn Tăng sĩ phải lưu lạc sang Hương Cảng, vì không có nơi nương trú thích hợp nên kết quả là đạo nghiệp tu hành, thiền tập của họ trở thành chểnh mãng, định lực bị chi phối, tán thất rất nhiều.

Khi chứng kiến cảnh trạng này, Ngài nhận thấy không thể trì hoãn việc kiến hưng Phật giáo, gầy dựng Tùng lâm hầu giải quyết nạn thiếu cơ sở cho tu sĩ tu hành.

Mặc dù Ngài nhiệt tâm hết lòng hộ trì Tam Bảo nhưng Ngài đã không đủ tài nguyên để giải quyết vấn đề to lớn này.
Khi ấy ChùaTây Lạc Viên ở trong khu náo nhiệt, diện tích lại nhỏ hẹp, nên không có dư phòng cho Tăng chúng từ các nơi khác đến trú.

Đến mùa Thu năm 1953, cư sĩ Đổng Quả Kì phát đại nguyện cúng dường chư Phật tòa biệt thự hai tầng tọa lạc tại Đại Tự Sơn, Vạn Trượng Bộc.

Tòa biệt thự bằng gạch đá rất hợp cho việc kiến tu đạo tràng.

Cơ duyên đến và trùng hợp thay là bên trái của biệt thự này là Thiền viện Quốc Thanh đã bị bỏ phế từ lâu vì do quân Nhật đốt cháy trong thời kỳ Hương Cảng bị Nhật xâm chiếm, Hòa Thượng Trụ trì đã bị tử nạn trong cơn tai biến này.

Thiền viện nay chỉ còn lại vài bức tường loang lổ, chung quanh chánh điện toàn là cỏ dại mọc um tùm trông thật tiêu điều hoang vắng.

Tuy nhiên nơi đây rất tĩnh lặng vì được bao bọc bởi nhiều đồi núi nên thường vang tiếng quạ kêu, chim hót. Đường dẫn lên núi hiểm trở cheo leo vắng người qua lại, nên được yên ổn rất thuận lợi cho sự tu hành.

Ngài vui mừng khôn xiết vì được khu đất thánh này. Sau khi thương lượng và được ban chấp hành của cựu thiền viện đồng ý việc phối hợp ngôi biệt thự và Thiền viện lại để tiến hành công trình trùng kiến khu Tu viện.

Vì tài lực có hạn, nên Ngài chỉ bắt đầu sửa chữa tòa biệt thự, tạm thời làm ngôi chánh điện, sau này có một số người biết đó chính là viện cánh trái của Thiền viện Từ Hưng.

54- TRỜI NGƯỜI ĐỀU VUI.
 
 
Lễ Khánh Thành Thiền Viện Từ Hưng
Đầu mùa Xuân 1954, công trình sửa chữa nhà khách và phòng ốc của tòa biệt thự được hoàn mãn. Nhân vía Bồ Tát Chuẩn Đề ngày 16 tháng 3, Lễ KhánhThành Thiền Viện Từ Hưng và Lễ An vị Tây Phương Tam Thánh đã được cử hành.

Buổi lễ cũng nhằm để đánh dấu việc hoàn tất bên cánh trái thiền viện Từ Hưng, nên Chùa tổ chức lạy Đại Bi Sám trong ba ngày liên tiếp và dự định tối ngày 15 sẽ cử hành Đại lễ Cứu Khổ Ngạ Quỷ.
 
Bấy giờ đang lúc giao điểm giữa hai mùa Xuân Hạ, nên trời mưa tầm tả và sương mù miền núi lan tỏa khắp vùng khiến cho phong cảnh tựa hồ như đang bị một màn lụa trắng bao phủ.

Lúc đó, người ta không thể thấy được gì quá ba thước.

Vì dự bị tổ chức đại lễ ngoài trời vào ngày 16 tháng 3, nhưng đến ngày 14, 15 thời tiết vẫn xấu như vậy nên ai nấy đều lo ngại cho cuộc đại lễ sẽ bị đình chỉ, nên khi Ngài bảo các vị công quả nhà bếp chuẩn bị thức ăn cho một ngàn người, họ thưa rằng mưa dầm như vậy thì chắc không có ai đến được.

Ngài quở là họ không có đức tin và bảo cứ y lời mà lo liệu thực phẩm. Trong lúc đó mưa vẫn rơi khiến những con đường đất lại càng sình lầy, trơn trợt hơn. Đến xế chiều ngày 15 Ngài nói:

“Tốt hơn là trời nên tạnh mưa ngay để đường lộ có thời giờ khô ráo trước khi cử hành đại lễ, và ngày mai nên có chút mây che mát để không quá nóng bức cho các vị leo núi đến đây.”

Quả nhiên sau đó không lâu thì trời bổng ngưng mưa, chiều xuống mặt đường được khô rang khiến ai nấy cũng đều vui mừng hớn hở.

Hình chụp tại chùa Từ Hưng, trong hình có hào quang hình chùy Kim Cang xuất hiện

Vào sáng ngày 16, đại lễ được cử hành đúng như dự tính, nhờ những đám mây nhẹ làm giảm bớt sức nóng của ánh nắng mặt trời và những làn gió thổi mát rượi nên đã khiến cả ngàn thiện tín tấp nập tụ họp về dự lễ, dùng trai, chánh điện chật ních người, đúng như lời Ngài đã nói.

Dân địa phương tại đảo này cho biết là lễ Khai quangThiền viện lần đó đã phá kỷ lục về nhân số tham dự so với nhiều thế kỷ qua.

Nữ cư sĩ Đàm Quả Thức, sau khi tham gia đại lễ, viết bài tường thuật như sau:

“Khi lễ khánh thành Thiền viện Từ Hưng kết thúc, có khoảng một trăm Phật tử đã ở lại tham dự tiếp khóa thiền ba ngày - 17, 18 và 19. Mọi người đều dậy sớm để hành thiền trong khí trong lành yên tịnh ở miền núi nên đều cảm thấy an lạc vô cùng.
Mặc dù núi rừng tĩnh lặng, hỗ trợ mạnh mẽ cho việc tu tập thiền quán, nhưng trong một sớm một chiều, thiền sinh khó mà rủ sạch hết các vọng niệm.

Nguyên là Ngài đã dặn ban trai soạn chuẩn bị thức ăn cho khoảng một ngàn người nhưng họ đã nấu quá số dự trù vì không kinh nghiệm nên sau buổi lễ thức ăn còn dư rất nhiều; và được dùng làm bữa cho ngày mở đầu của khóa thiền.
Mặc dầu bụng đói nhưng thiền sinh vẫn ngửi ra mùi thiu của các thức ăn thượng hạng để cách đêm cộng thêm khí nóng mùa hè.
Vì Ngài rất cần kiệm không muốn phung phí bất cứ một thứ gì nên ngoài việc dạy các đệ tử khi ăn nên quán tưởng Năm Pháp Quán để tự xét xem mình có xứng đáng thọ hưởng thực phẩm này hay không?

Ngài cũng dạy những người làm việc trong bếp không nên vứt bỏ bất cứ những gì có thể ăn được... và thức ăn dư trong ngày, tuyệt đối phải dùng ngay vào ngày hôm sau vì Chùa không tủ lạnh.
Mọi người đã ngồi vào bàn ăn nhưng họ cứ nhìn vào các đĩa thức ăn rồi nhăn mặt châu mày.
Ngài thấy rõ những vọng tưởng phân biệt đang khởi lên trong tâm họ và nghĩ rằng: Họ thà chịu đói còn hơn là ăn những thức ăn này, thế thì thức ăn chắc sẽ bị đổ đi mất.

Ngài bèn ngồi vào bàn đặt sẳn cho mười người rồi bắt đầu ăn như không chuyện gì xảy ra.

Khi ăn xong đĩa thứ nhất, không chút ngần ngại, quay qua chỗ thứ hai, và cứ như thế Ngài tuần tự ăn hết hết mười đĩa một cách ngon lành.
Đa số thiền sinh cảm thấy hỗ thẹn trước hành động của Ngài nên vội vàng cầm đũa và ăn phần của mình. Nhờ vậy mà thức ăn dư của buổi lễ hôm trước miễn bị bỏ phí.”
Cư sĩ Chứng Huệ đã mô tả công việc trùng tu Thiền viện Từ Hưng như sau: “...
Mùa Xuân năm 1951, sau khi Chùa Tây Lạc Viên được kiến lập trên đỉnh Mã Sơn ở Hương Cảng, Ngài phát nguyện sẽ tạo dựng đại tùng lâm có thể quy tụ một số lớn chư Tăng về cùng nhau tu học.

Vì nguyện lực của Ngài thật rộng lớn không thể nghĩ bàn này nên sau hơn sáu năm lao nhọc ngày nay Thiền viện Từ Hưng, một đạo tràng vĩ đại đã được hoàn thành.
Trong suốt khoảng thời gian trùng sửa Thiền viện, Ngài đã quên ăn mất ngủ, mỗi sáng sớm dù sương mù, mưa dầm, gió bấc... đều đến Thiền viện tương lai lo sắp đặt vật liệu, công nhân, tiếp tế thực phẩm... không việc gì Ngài không để tâm lo.
Mặc dù lúc đó có nhóm cư sĩ luôn tận tâm hộ trì, nhưng thật khó mà thành tựu được một đạo tràng uy nghi to lớn như vậy nếu không có ý chí quyết tâm và nguyện lực của Ngài.

Ngày nay Thiền viện Từ Hưng gồm Đại Hùng Bảo Điện, nhà khách, trai đường, một tịnh thất, và một nhà bằng cây.
Bên trái là Hàng Long Thạch và bên phải là Phục Hổ Tuyền.Thiền viện được kiến trúc thật tuyệt vời với những bức tường màu trắng xen lẫn những hàng cột màu đỏ, bao quanh bởi núi non hùng vĩ.

Có thể nói là Thiền viện mượn sắc khí thiêng liêng của trời đất làm cho cảnh trí thêm phần trang nghiêm vượt hẳn cả phong cảnh thiên nhiên và không thua kém Tứ Đại hoặc Bát Tiểu danh sơn bên Lục Địa và cũng tương tự như Tu viện Nam Hoa của Ngài Lục Tổ.”
Một biến cố đã xảy ra trong thời gian tu viện được tái thiết như chúng ta hẳn biết rằng khi một đạo tràng mới được thành hình thì chắc chắn là Ma vương sẽ phẫn nộ.

Năm 1953, lúc đang tiến hành công trình tu sửa thì có một con rắn độc đầu đỏ mình xanh xuất hiện. Lần đầu các Thầy bắt nó bỏ vào thùng rồi đem đi thả ở một nơi xa đến mấy dặm.

Nhưng trước khi các Sư trở lại công trường thì mọi người đã thấy nó bò qua bò lại trên khu đất của tu viện. Họ lại bắt nó đem đi thả ở chỗ xa hơn, nhưng nó lại xuất hiện và cứ trở về Chùa nhiều lần như vậy.


Rồng vàng trên phiến đá Hàng Long
 
Có lần, họ đem con rắn đi thật xa để thả nhưng khi mở nắp thùng thì không thấy nó đâu cả.
Người thả rắn lấy làm lạ bèn trút thùng xuống và gõ nhẹ vào thùng thì thấy chỉ nửa thân mình rắn rơi ra.
Khi người này trở lại công trường thì rắn kia lại hiện nguyên thân, và bò đến trước Phật điện ngóc đầu thè lưỡi cuốn mình xoắn lại như cái lò xo.
 

Hòa Thượng bên cạnh rồng đá tại Chùa Từ Hưng

Lúc Ngài ở Mãn Châu đã có Mười Con RỒNG đến Quy y ngay dưới pháp tòa của Ngài.

Rắn thuộc giòng rồng vì vậy Ngài đã tự tay chạm khắc trên phiến đá Hàng Long ở bên trái, phía sau viện Từ Hưng thành hình một con rồng vàng nhe nanh, múa vuốt chừng như sắp sửa muốn bay.

Từ khi rồng vàng được khắc thành thì con rắn độc cũng không bao giờ trở lại nữa. Thế nên đạo đức có thể chiến thắng Ma vương và sự thành tâm lúc nào cũng được cảm ứng.

Nếu nay rắn độc đã không còn đến quấy nhiễu đạo tràng thì ma quỷ cũng có thể trở thành hộ pháp.
 

Cầu đá hình cánh cung bên trên Phục Hổ Tuyền

Phục Hổ Tuyền là một giòng suối từ trên núi chảy xiết xuống ngang phía trước Chùa và dẫn dài khoảng mấy dặm.
Vào mỗi mùa mưa, thường có những trận lụt gây nhiều trở ngại cho khách đi đường, nên ngay chỗ giòng suối băng qua con đường của khu vườn kỷ niệm Đạo Tràng Linh Sơn tức khoảng nửa con đường từ Thiền viện Từ Hưng xuống núi, Ngài đã cất một cây cầu đá hình cánh cung, và dưới cầu Ngài cho đào một cái ao để phóng sanh, đồng thời tạo môi trường thích hợp cho các sinh vật dưới nước sanh sôi phát triển.

Từ đó nguồn nước có chỗ thông nên nạn ngập lụt không còn làm khó khách bộ hành nữa.
Những công trình xây dựng như trên có thể chứng nghiệm rằng người khởi xướng trùng tu thiền viện Từ Hưng đã tiên liệu mọi việc thật chu đáo.
Ngài cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi pháp môn được hành trì; đồng thời tạo duyên cho những ai có tâm đạo đều có thể quy tụ về đạo tràng này, tựa hồ như những áng mây kéo đến từ ngàn phương xa, và thành quả họ gặt hái được sẽ viết lên những trang sử sáng chói cho tiền đồ Phật giáo.

55- QUỶ MA TÙY HỶ.
Vào rằm tháng 7 năm 1954 ngày chư Phật hoan hỷ, Ngài tổ chức Đại lễ Vu Lan trong 3 ngày (13, 14, 15) tại Chùa Từ Hưng và đã có nhiều Tu sĩ cùng tín chúng tham gia đông đảo.

Khi Pháp hội Vu Lan sắp hoàn mãn thì có khoảng hơn ba mươi người như Tỳ Kheo Hằng Việt, nữ cư sĩ Quả Căn, Quả Toàn...thỉnh cầu Ngài truyền giới cho người quá vãng (giới U Minh.) nguyện cầu cho tổ tiên, thân bằng, quyến thuộc của họ được thoát khỏi khổ trầm luân trong đường địa ngục, ngã qủy. Ngài đáp ứng lời khẩn cầu của họ và lập bàn thờ tại nhà khách vào lúc 9 giờ rưỡi tối đó.

Sau khi cung thỉnh chư Hiền Thánh, Ngài lên tòa ngồi, đột nhiên từ bốn phía giới tràng lại vang lên những tiếng người nhao nháo, lúc đó khoảng 10 giờ tối; Mọi người biết rõ đó chính là tiếng của những vong linh quá cố tùy hỷ kéo đến thọ giới.
Lúc đó Pháp sư Hằng Việt đang nâng cao bài vị phụ thân quỳ trước giới đàn cũng đã thấy cha mình hiện rõ trước mặt.
Trong khi đó hai cư sĩ: Đàm Quả Chánh và Văn Quả Thù lên lầu về phòng nghỉ sớm định sáng mai sẽ xuống núi để kịp đáp chuyến tàu 7 giờ về Hương Cảng.

Hai người vừa mới đóng cửa phòng định lên giường nghỉ, họ bỗng nghe có nhiều tiếng người lao xao cùng những bước chân chạy tán loạn bên ngoài hành lang.

Thoạt đầu họ nghĩ rằng, chắc có một đoàn người vừa đến chùa và đang đi lên cầu thang để nghỉ qua đêm nên hai cô hé cửa xem thử những ai đã đến, nhưng chỉ thấy hành lang hoàn toàn vắng lặng không một bóng người.

Hết sức phân vân họ đóng cửa lại, thì tiếng ồn ào lại vang lên như trước. Lúc bấy giờ họ chợt nghĩ ra không lẽ đó là tiếng của ma quỷ đang đi, nghĩ đến đây cả hai đều sợ phát run.

Cùng lúc ấy đệ tử Ngài là Pháp sư Hằng Định đang một mình tĩnh tu trong một tịnh thất nhỏ cách chánh điện khoảng hơn một trăm thước.

Bên cạnh của thất này là con đường mòn thẳng xuống núi; vì vậy những người khi lên hoặc xuống núi đều phải đi ngang qua cửa am này.

Khoảng 10 giờ rưỡi tối, Thầy nghe rõ có tiếng chân của một đoàn người đang đi xuống núi ở ngoài cửa am.
Thầy lại nghe họ vừa đi vừa nói chuyện, thỉnh thoảng lại có người phát tiếng cười to.

Thầy thầm nghĩ:
“Ồ! chắc có một nhóm Phật tử đã lên Chùa dự lễ xong nên kéo nhau về nhà vì lúc đó trăng rằm chiếu sáng lối đi.”
Sáng hôm sau, Thầy Hằng Định và hai cô cư sĩ thuật lại những việc đã nghe thấy đêm trước cho đại chúng.
Mọi người đều cảm thấy thật linh kỳ vì hai sự việc này đều có liên quan mật thiết với nhau.

56- MA CHƯỚNG CỦA NGƯỜI TU ĐẠO.
Hồng Kông là nơi sinh hoạt về đêm, đời sống vật chất đầy cám dỗ, trụy lạc. Đã có nhiều vị xuất gia vì không đủ định lực nên khi đến Hồng Kông gặp cảnh đô thị đèn màu, náo nhiệt
liền bị tiêm nhiễm và quên mất lý do tu đạo của mình, đa số dùng việc Tụng Kinh, Bái sám mong hầu đánh đổi đồng tiền để mua cất nhà cửa.

Đúng như lòng mong mỏi của Ngài là tạo nơi thích hợp để khuyến tấn chúng Tăng cùng nhau chuyên tâm tu đạo nên Thiền viện Từ Hưng được lập thành và vào mỗi mùa Đông Ngài lại tổ chức một khóa thiền thất kéo dài mười tuần liên tiếp.

Vì Thiền viện tọa lạc trên hòn đảo Từ Sơn cách Cửu Long Hương Cảng khoảng ba giờ đường tàu, lại thêm con đường dốc mòn dẫn thẳng lên đỉnh núi mới đến nơi nên rất hiếm người qua lại.

Nhưng với những tòng xanh cùng suối thác ở đó dễ khiến người tu ngộ cảnh vạn vật chuyển biến vô thường.
Ngài có một sư điệt gọi Ngài là sư thúc, từ Đông Bắc, Trung Hoa sang Hương Cảng, tuy xuất gia mà giới luật không tinh nghiêm, tâm đạo không vững vàng nên Ngài vẫn thường khuyên răn, nhắc nhở Thầy ấy.

Có lần vị sư điệt này muốn biểu thị cho Ngài xem sự dụng công của mình nên thỉnh phép được đả thất Bát Chu.
Ngài rất vui mừng khi thấy có người phát tâm tu hành nên từ Chùa Từ Hưng khoảng nửa dặm, Ngài đặc biệt cất lên một tịnh thất riêng cho ông sư điệt tu pháp Tam muội Bát Chu trong chín mươi ngày.

Bát Chu là tiếng Phạn, dịch ra là “Phật Lập” tức Phật đứng, vì khi hành pháp môn tam muội này, ngay trong lúc nhập định, hành giả sẽ thấy được chư Phật hiện ra trước mặt.

Tông Thiên Thai còn gọi pháp tam muội Bát Chu là Thường Hành Tam Muội, có nghĩa là liên tục niệm Lục tự Di Đà, sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật” không gián đoạn. Pháp tu này thật hết sức khó khăn, hành giả sẽ không ngồi, không nằm ròng rã suốt chín mươi ngày. Bên trong tịnh thất toàn nhiên không có bất cứ một đồ vật nào.

Những hậu quả mà hành giả thường gặp phải và không sao tránh khỏi như bị sự đau nhức nơi ống chân, hai bàn chân sưng vù lên, thần kinh bị căng thẳng đến cùng cực và sức lực tưởng chừng như kiệt quệ.

Mặc dầu phải trải qua những thử thách như vậy, hành giả vẫn phải tiếp tục bước đi, vì nếu bị vấp té thì coi như hỏng cả khóa tu.
Trong lúc hành trì pháp môn này nếu như hành giả, bỗng nhiên bị xây xẩm mặt mày thì có thể dừng lại và đứng yên một lát, sau đó cử động cánh tay trước, rồi tiếp tục bước trở lại.

Nếu hành trì pháp tam muội Bát Chu này một cách tinh tấn thì sẽ điều hòa được ba nghiệp thân, khẩu, ý, giúp hành giả có thể nhập định “Bát Chu Tam Muội” và sẽ thấy được chư Phật khắp mười phương. Lúc bấy giờ hành giả sẽ thấu rõ được chân tâm và đạt thành tuệ giác.

Một ngày nọ đang ngồi tĩnh tọa tại Từ Hưng Thiền Tự, Ngài chợt nghe tiếng niệm Phật của ông sư điệt vang lên như la hét, âm thanh càng lúc lại càng gấp tựa như sắp đứt hơi.

Ngài hiểu rõ sự việc nên lập tức đến mật thất thì thấy ông sư điệt vừa to tiếng niệm Phật vừa chạy vòng vòng như phát cuồng, lúc Ngài bước vào thì Thầy ấy ngã quỵ xuống, Ngài liền bảo: Phật A Di Đà đã đi rồi! Mà cũng chẳng có Phật nào đâu, đó chẳng qua là con trâu nước to tướng đó thôi!

Nguyên là lúc Ngài vừa bước vào Thất thì Thầy đó không còn thấy Đức Phật A Di Đà nữa, thay vào đó Ngài thấy có một con trâu lớn đi trước ra chiều thúc giục Thầy ấy.
Tại sao trâu nước lại có thể hiện ra thành Phật A Di Đà?

Vì Thiên ma và ngoại ma cũng có phép biến hóa, giả dạng giống y như Phật, Bồ Tát để mê hoặc người tu.
Phật với Ma chỉ khác nhau trong lằn tơ kẽ tóc, thế nên đường tu đạo, chúng ta thường gặp nhiều cảnh giới do ma hóa hiện để chướng ngại sự tiến tu của chúng ta khiến chúng ta khó mà phân biệt được chân hay giả.

Vì vậy người tu đạo nhất định phải đoạn trừ tham sân si, không tham lợi dưỡng, cũng không tham được thấy Phật, Bồ Tát.
Ngày thường phải trì giới để có một nền móng vững chắc và từ sự trì giới sẽ sanh định, có định lực thì tự biết đối phó với mọi cảnh giới, không bị cảnh giới dao động.

Trong cuốn “Khai Thị Lục” Ngài dạy chúng ta cách đối phó cảnh giới như: Bất luận dù gặp cảnh giới nào đi nữa chúng ta cũng không được sanh tâm hoan hỷ hoặc sanh tâm lo sợ nên nhớ lấy! nhớ lấy! Ngài lại bảo:

“Nếu gặp ma cảnh đến khảo nghiệm thì chúng ta cũng nên biết cách khảo nghiệm lại và suy xét kỹ xem đó có phải là cảnh giới thật hay do chúng ma giả dạng.
Vậy chúng ta phải dùng phương pháp nào đây?

Chính là niệm A Di Đà Phật không gián đoạn; niệm cho đến nhất tâm bất loạn không cho khởi lên một vọng niệm nào như vậy ma cảnh dần biến mất và cảnh giới thật sẽ hiển bày càng lúc càng rõ.

Có một số người tu thiền không hiểu phương pháp này cho nên bị tẩu hỏa nhập ma khiến tổn hao đạo nghiệp tu hành bấy lâu nay!”

Nhân vì Thầy ấy vừa mới khởi sự đả thất Bát Chu chỉ được vài ngày mà lại nôn nao tham ước được Phật A Di Đà đến gia bị nên xả mạng để truy cầu. Đây chính là điều tối kỵ của người tu.

Cũng may Thầy được một vị Thiện tri thức ở gần bên thường để tâm quán sát nên đã kịp thời chỉ chỗ sai lầm, bằng không Thầy này sớm muộn gì cũng trở thành quyến thuộc Ma Vương.

Một kiếp trước đây ông sư điệt này từng là một con bò cần mẫn kéo cày cho một Tu viện, nhờ công đức siêng năng làm việc cho Chùa nên tái sanh làm người và lại còn được xuất gia tu đạo.

Tuy nhiên phần lớn còn tập khí và bản tánh của bò từ quá khứ nên mới triệu lại một con trâu nước yêu quái có giòng giống tương quan để tiện bề quấy phá đạo nghiệp của Thầy.

Mặc dầu Thầy không bị ma nhập nhưng khóa Bát Chu thất đã không thành.
 
57- IN KINH TẠO TƯỢNG.
Kinh Phật cốt dùng hoằng dương giáo pháp là công cụ lợi sanh, Kinh điển có giá trị vô vàn ví như ngọn đuốc sáng trong đêm tối; nếu nhân gian không có Kinh Phật sẽ như trong đêm khuya dài dẳng không một ánh đèn.

Vì vậy phiên dịnh ấn hành kinh điển khiến ba giáo tạng lưu hành trên thế gian là công tác đầu tiên trong việc cứu độ chúng sanh.
Trong từng giờ từng khắc Ngài đã không quên bi nguyện hoằng pháp, lưu thông Kinh điển nên Ngài đã ấn hành PHẨM PHỔ MÔN, KINH ĐỊA TẠNG, KINH KIM CANG, KINH LĂNG NGHIÊM...ĐỂ PHÂN PHÁT KHẮP NƠI.

Ngài đã không quản ngại ra công tuyển chọn họa sĩ thiện nghệ để chính thức giao phó trách nhiệm minh họa lại Lịch sử Lão Hòa Thượng Hư Vân. Tác phẩm này đã được trình bày qua hai ngàn bức họa tuyệt tác.

Đạo đức cao vời, hạnh nguyện cao cả, sự lao tác cùng tinh lực phi thường của Hòa Thượng đã được chính tay Ngài viết qua những bài kệ tán thán, bao gồm mười ngàn chữ.
Đây là quyển Thánh nhân truyền ký “Hư Vân Lão Hòa Thượng Họa Truyện Tập” chúng ta không thể không tham khảo.
Hòa Thượng Hư Vân đã được diễn đạt như một Đạo sư gương mẫu muôn đời cho đoàn hậu học mai sau.

Ngoài việc xây cất những đạo tràng mới, Ngài tiếp tục bảo trợ việc đúc tượng Phật, Bồ Tát và các vị Hộ Pháp.

Ngài không ngại về khoản chi phí lớn để mời các điêu khắc gia, thợ giỏi để đúc tượng cùng sơn son thếp vàng làm hiện rõ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẽ đẹp tuyệt vời của đức Như Lai; thuận tạo duyên cho chúng sanh khi chiêm ngưỡng tượng Phật sẽ phát Đại tâm lập Đại nguyện, hoặc đảnh lễ hoặc quán chiếu những nét trang nghiêm vào tâm khảm để vững lòng tu trì tinh tấn.

Khi vừa đến Hồng Kông Ngài đã cho đúc tượng đức Bồ Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn để xưng tán đức hạnh Bồ Tát và sự hành trì pháp Đại Bi. Bức tượng đã được tín chúng rất mực kính quý và trong những năm sau đã có nhiều Pháp sư xin mẫu để đúc thêm.

Ngoài ba tượng Ngài đã cho đúc để thờ tại Chùa Tây Lạc Viên và ba tượng khác tại Thiền viện Từ Hưng, Ngài còn cho đúc và thếp ba vị Phật Thích Ca, Dược Sư và A Di Đà cùng các tôn tượng Hộ Pháp Vi Đà, Già Lam.

Ngài còn đích thân chú tượng Đức Phật A Di Đà tại Thiền viện Chân Như, đạo tràng của Lão Hòa Thượng Hư Vân tại núi Vân Cư.
Ngài cũng đã đúc tượng Đức Lục Tổ Huệ Năng, tượng Đức Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân, và tượng Đức Phật A Di Đà tại Tu viện Chí Liên Tịnh Uyển ở Hương Cảng.

Trên bốn phía chánh điện của Vạn Phật Thành ở Mỹ Quốc là mười ngàn tượng Phật Thích Ca lớn nhỏ đều do chính tay Ngài đã đúc thành hơn mười năm qua; trong nhiều đêm không ngủ để khắc từng tượng một và còn đặt tóc của Ngài vào mỗi tượng nũa. Ngài kể lại:
- Lúc đầu mới tới Mỹ tôi tự hỏi, “Tôi đến phương Tây này để làm gì?

Nên phát đại nguyện là muốn làm một điêu khắc gia để khắc ra những vị Phật sống, Bồ Tát sống, Tổ Sư sống. và tôi còn muốn hóa toàn bộ chúng sanh trên thế giới thành ra những vị Phật sống, Bồ Tát sống và những Tổ Sư sống.”
Ngài thường nói:

“Chỉ cần giữ giới cho thanh tịnh, nghiêm túc tu hành, thuyết giảng giáo lý cho hợp lẽ đạo, bố thí vô ngã và làm lợi cho Phật pháp. nếu quý vị giữ gìn đạo hạnh, thì việc người đời bàn tán về các vị không có quan trọng vì chính các vị nhận thức được đâu là chân, đâu là giả.”

Vì vậy Ngài đã không nề gian khổ phát đại lượng tâm in kinh ấn tống, tô đắp tượng Phật, Bồ Tát khiến ngôi Tam Bảo mãi được hưng long. Đây là mục đích trọng yếu trong cuộc đời Ngài.

58- PHẬT GIÁO GIẢNG ĐƯỜNG.

Nữ cư sĩ Dư Quả Mãn trước kia thường bái viếng Ngài tại Động Quán Âm nhưng từ lúc Ngài rời khỏi động bà bặt tin tức về Ngài. Bà đã cố gắng dò hỏi tông tích của Ngài trong nhiều năm qua nhưng chẳng có kết quả gì.
Năm 1956, Quả Mãn bị gẫy xương bàn tay đến nhờ Bác sĩ đông y chữa trị, khi Bác sĩ ấy kê toa “Long Cốt” tức xương rồng làm thuốc thì Quả Mãn phản đối:

- Thưa Bác sĩ tôi không dùng thứ này được vì tôi đang ăn chay.
Bên cạnh bà là một bệnh nhân khác, đệ tử Ngài tên Diêu Quả Bạch nghe thế liền hỏi: - Thầy của bà là ai?
- Tôi chưa Quy Y nhưng tôi đã từng gặp một vị Pháp Sư đức độ, chân chánh tu hành tại núi Phù Dung, Động Quán Âm nhưng nay tìm mãi mà tôi vẫn không biết Ngài đang ở đâu?
- Vị Pháp Sư đó người ra sao?
- Ngài thường đeo chuỗi hạt trầm hương và trên ngực có một loạt sẹo khắc chữ Vạn!
- A! là Thầy của tôi đấy!

Đối đáp một hồi Quả Mãn đã vui mừng khôn xiết vì tìm ra được tăm tích Ngài. Ngay hôm sau Bà cùng với Quả Bạch đến Chùa Tây Lạc Viên;

thân bà to béo nhưng không quản mệt nhọc bước lên hơn ba trăm nấc thang nhất định bái kiến Ngài, lần này bà không bỏ qua cơ hội xin thọ Quy y và sau đó cả gia đình bà cũng Quy y Tam Bảo.
 

Hòa Thượng tại Phật Giáo Giảng Đường
Bà và một số Phật Tử khác đã đắc lực ủng hộ Ngài trong việc hoằng dương Phật pháp cùng phát tâm mua trọn tầng lầu thứ mười hai của một cao ốc tọa lạc tại Happy Valley cạnh vùng đua ngựa của trung tâm thành phố Hương Cảng để dựng đạo tràng mới, làm nơi thuận tiện cho các Phật tử tu hành.
Vì thế năm 1956 Phật Giáo Giảng Đường được thành lập.
Nơi đây Ngài giảng kinh thuyết pháp và tổ chức những sinh hoạt Phật giáo khác đã được tín chúng cùng khách viếng thăm đến đông đảo cho đến ngày nay.
Nguyên cả một bức tường của Giảng Đường gồm toàn cửa sổ nên ánh nắng chiếu sáng cả Giảng Đường.
Giảng Đường được nằm ở tầng cao nhất nên người ta có thể lên mái phẳng của cao ốc một cách dễ dàng và họ còn trồng rau, kiểng và hoa để cúng Phật.
Chính Ngài thường chuyển pháp luân qua những buổi thuyết giảng, Ngài cũng khuyến khích và huấn luyện cho chư đệ tử luân phiên diễn giảng vào mỗi cuối tuần.
Lúc những Phật tử trẻ thuần thành không đến được thì có lão cư sĩ Hồ Quả Vi đã ngoài sáu mươi tuổi cũng ra tham gia buổi giảng và còn vì đại chúng làm một bài thơ Tịnh Độ:
Diêu chỉ Tây Phương lạc nhật biên
Nhứt điều quy lộ trực như huyền
Khứ thời bất dụng xuyên hài miệt
Bộ bộ liên hoa đóa đóa sanh
Tạm dịch:
Tây Phương xa thẳm tận chân trời
Một nẻo dây đàn thẳng đến nơi
Khi đi chẳng nệ mang giày vớ
Mỗi bước hoa sen nở dưới chân.
Chúng ta chớ nên cười bà, bà chính là mẹ của Lý Quả Viễn (Xin xem bài 43- Người tin được cứu.)
Từ ngày được Quy y, bà đã chưa từng rời chuỗi tràng mà niệm Phật miên mật.
Khoảng đầu năm 1962, bà đi thăm bà con và các bạn thân mà Bà đã lâu chưa gặp lại, xong về nhà Bà an tường ra đi. Ngài từng nói:
- Biết thuyết pháp không bằng biết nghe pháp, biết nghe pháp lại không bằng biết hành trì.
Bà Hồ quả là một gương sáng đáng cho chúng ta noi theo!

 
59- “BẠCH THỦY TUYỀN TRUNG NHẤT ĐẠI THIÊN”.
Sau khi Giảng Đường được thành lập thường có nhiều người đến viếng thăm Ngài kể cả các vị Tu sĩ có tiếng.
Lần nọ có Pháp sư Nguyệt Khê để tóc dài tu hạnh đầu đà và xưa kia đã từng đốt ngón tay cúng dường Phật. Sư đến Phật Giáo Giảng Đường tham bái Ngài, Ngài bảo:
- Pháp sư, tôi có câu đối liễn này, nếu Thầy đáp được tôi sẽ xưng Thầy là Trưởng Lão chân tu, bằng không đáp được thì tôi sẽ gọi là Lão Ma Vương. Thầy nghe kỹ đây,
“Bạch thủy tuyền trung nhất đại thiên.”
Chữ thứ nhứt Bạch và chữ thứ hai Thủy hợp lại thành chữ Tuyền.
Chữ thứ tư nằm chính giữa câu cũng là chữ Trung.
Chữ thứ năm Nhất nhập với chữ thứ sáu Đại ra chữ Thiên.
Muốn đối lại câu trên, Pháp Sư này phải tìm cho ra những chữ vừa đối và vừa có cấu trúc tương tợ. Cả nửa giờ sau lão Pháp sư ấy chỉ biết lấy tay xoa đầu không đối đáp nổi. Ngài liền thuyết thêm một bài kệ giáo huấn Lão như sau:
“Bồng thủ cấu diện Lão Ma vương
Đáo xứ linh nhân thuyết đoạn trường
Phóng hạ, vật phóng hạ?”
Tạm dịch:
Đầu bù mặt bẩn Lão Ma vương,
Đến đâu đều khiến chúng than phiền.
Xả bỏ, sao không cố xả bỏ?
Không đáp được câu đối, Pháp sư Nguyệt Khê bèn chuẩn bị cáo từ, Ngài đưa ông ra tới tận của rồi nắm lấy búi tóc dài của ông kéo xuống buộc ông ta phải quỳ xuống và Ngài trừng nhìn ông nói:
- Này Lão Ma vương xem thử ông có bao nhiên thần thông để thoát khỏi trận này? Ông có tài cáng gì thì cứ trổ ra đi, mau lên, mau lên!
Tại sao Lão Pháp Sư kia phải bị trừng trị đích đáng như vầy? Bởi xưa khi vừa đến Hương Cảng, Ông ta đã tuyên bố rằng ông chính là Thầy của Hòa Thượng Hư Vân và có nhiều thần thông thâm hậu. Rất nhiều đệ tử của Ngài Hư Vân tưởng thật nên hết lòng cung kính, hộ pháp và cúng dường như vị Tổ của họ; và còn có một Đệ tử viết thơ báo tin cho Hòa Thượng là Thầy của Hòa Thượng đã đến Hồng Kông.
Ngài Hư Vân đáp:
- Tôi có nghe nói về Sư tóc dài đó... nên người đệ tử này nói là Thầy của tôi? Lão Hòa Thượng cũng không màng cải chánh: phải hay không phải là Thầy của Hòa Thượng; nhưng lá thơ này cho chúng ta thấy rõ là Phật tử ở Hồng Kông đã bị lừa to. Khi có người hỏi vặn, Pháp Sư Nguyệt Khê liền nổi nóng cho rằng:
- Lúc còn bé, Thầy các ông đã tới lạy và xin tôi cho xuất gia nhưng tôi không thâu... và đuổi đi chỗ khác, rồi thì ổng quỳ trước mặt tôi khóc ròng nước mắt nước mũi ràn rụa nhưng tôi vẫn không nhận.
Lúc bấy giờ Lão Hòa Thượng Hư Vân đã hơn trăm tuổi, là bằng chứng cụ thể cho chúng ta thấy được chuyện vô lý này do Pháp Sư Nguyệt Khê đã bịa ra. Giờ đây chúng ta thử xem ai sẽ là người có thể tiếp Lão đầu đà kia đáp câu đối của Ngài?

60- SANG MIẾN ĐIỆN TRIỀU THÁP.
Năm 1957, nhân viên Lãnh sự quán cùng Pháp quan Miến Điện là Trần Chấn Phú và Dư Trấn Đông đã đến Phật Giáo Giảng Đường thỉnh Ngài sang nước họ tham quan.
Với nhã ý hợp nhất hai tông Đại Tiểu nhằm đoàn kết lực lượng Phật Giáo trên toàn thế giới nên Ngài đáp lời và dắt Quả Mật cùng đi.
Hai Thầy Trò đã tham quan Trường Đại học Phật Giáo Pegu, triêu lễ Tháp Đại Kim và hướng dẫn hơn trăm tín đồ nhiễu tháp niệm Phật. Tại Chùa Thụy Phật, Ngài cùng chư tăng Miến Điện tọa thiền trước tượng Phật nằm nghiêng khổng lồ.
Ngài đã tuyên dương hai phái Đại Tiểu thừa là đều đồng chí hướng -Tham Thiền Học Phật.
Khi Ngài rời Miến Điện về Hương Cảng, chúng cư sĩ quỳ nơi sân bay bùi ngùi tiển chân Ngài, vì chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà họ đã cảm nhận được lòng từ bi cũng như oai đức cao dày của một vị chân tu.
 

hoakhai

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Tháng 5 2020
Bài viết
53
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Úc Châu hoằng pháp.

Thoáng chốc Sư phụ đã lưu lại Hồng Kông được mười năm.
Ngài tuy thân ở Hương Cảng; nhưng tâm thường nghĩ rằng, đừng nói chi Bắc Câu Lô Châu mà ngay cõi Ta Bà này cũng có nhiều nơi mà chúng sanh chưa từng nghe đến Phật Pháp nên Ngài nguyện đem hạt giống Bồ Đề gieo rắc khắp chốn.


Năm 1961 bất chấp mọi gian khổ, Ngài quyết định qua Úc Châu hoằng pháp, nơi mà Phật giáo chưa hề được gieo duyên Ngài đến Sydney và Melbourne.
Thời ấy người tin hiểu Phật Pháp tại Úc Châu rất ư là ít, nên không Chùa am Tự Viện chi.
Một Hội nhỏ sinh hoạt Phật Giáo tại Ú Châu đã thỉnh Ngài đến làm chủ lễ thuyết pháp vào ngày lễ Phật Đản do cư sĩ Lưu Tú Linh, Trường đại học Tuyết Lê phiên dịch.
Ngài lưu trú tại Úc Châu một năm, sống nhờ đi dạy Hoa Văn tại một trường Đại học Úc.

Vì cơ duyên chưa thành thục nên Ngài không thể phát triển Phật Giáo nơi đó, nhưng với oai nghi nghiêm trang cùng đức hạnh của Ngài khiến bao người Hoa, và dân bản xứ hằng cảm phục người xuất gia.

Đây cũng là dịp Ngài gieo duyên tu học Phật Pháp cho họ sau này.

Năm 1962, Ngài từ Úc Châu trở về Hương Cảng và giấy thông hành vốn đã được Lãnh Sự Mỹ chấp thuận nên vào cuối tháng ba, Sư phụ đáp phi cơ đến Hạ Uy Di, nghỉ ngơi một tuần, rồi đến Cựu Kim Sơn (San Francisco) Hoa Kỳ.

64- Nhân duyên đến Mỹ.

Vào tháng 4 năm 1958 có hai sinh viên du học tại Mỹ đã luôn nhớ lời Sư phụ giáo huấn về trách nhiệm căn bản của người Phật tử:
“Tự lợi, lợi người, hoằng pháp lợi sanh” nên khi vừa đến Thành phố Cựu Kim Sơn, California - Mỹ Quốc, họ liền thành lập Phân Hội Phật Giáo Giảng Đường (Tổng Hội chính tại Hương Cảng.) tại một đường nhỏ Waverly thuộc khu phố người Hoa.

Đàm Quả Quyền là đệ tử quy y Ngài qua thư khoảng ba mươi mấy năm trước thuật lại:

“Lúc ấy Phật Giáo Giảng Đường chỉ là một căn phòng nhỏ đơn sơ ở dưới hầm của con đường hẻm.

Ban ngày chẳng ai lui tới mà chỉ có mấy chú chuột cống tự tại chạy qua chạy lại và có điều lạ là chúng không hề xúc phạm đến hoa quả cúng trên bàn Phật một mảy may.

Khi Giảng Đường thành lập được vài tháng thì có khoảng mười mấy người tụ họp về vào mỗi tối thứ bảy, rồi số người dần gia tăng lên được vài chục.

Cuối năm đó Giảng Đường được dời về đường Pacific, địa điểm rộng rãi hơn có thể chứa được hơn trăm người. Mỗi cuối tuần Hội đều mời các học giả Hoa kiều và Tây phương tới thuyết diễn Phật Pháp.

Lúc ấy có nhiều thiện tín vì quá ngưỡng mộ Ngài và muốn Quy y Tam Bảo nên Sư phụ đã phương tiện ban cho họ Pháp danh qua thơ tín trước còn nghi thức Quy y sau này đủ duyên mới cử hành tại Mỹ.

Những hội viên khi nhận được Pháp danh mình, ai nấy đều mừng rỡ tựa hồ tái sanh và quyết tâm làm tròn bổn phận người Phật tử là hành trì câu châm ngôn: ‘Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành.’ tức không làm việc ác luôn làm các việc lành.”

Theo lời cư sĩ Quả Chánh:

“Quả Chánh nói: “Lúc đó, tại San Francisco, những người tự xưng là kẻ tôn sùng giáo lý đạo Phật có thể phân làm bốn hạng:

1) Những giáo sĩ truyền giáo đã kết hôn được Hội Phật Giáo Nhật Bản phái tới đặt cơ sở tại Mỹ Quốc;

2) Những người đầu cơ trục lợi, đề xướng Nho, Thích, Đạo—Tam Giáo đồng tôn;

3) Những nhà luận lý học với mớ kiến thức nông cạn đã làm cho Phật giáo bị hỗn tạp, trở thành phương thức “Trung Tây hợp bích”;

4) Những đạo sư Du-già (yoga) của Ấn Độ giáo đến từ xứ Ấn Độ.

Vào thời đó, muốn tìm một tu sĩ đại đức hoằng dương Chánh Pháp có thể nói là “như cầu thố giác” (như tìm sừng thỏ) vậy. Những kẻ muốn học Phật, do thiếu sự chỉ dẫn của bậc lương sư, không biết đường lối để theo, nên phần lớn đều nảy sanh tà tri tà kiến!”

Chứng kiến thảm trạng này, các hội viên Phật Giáo Giảng Đường Cựu Kim Sơn nhất trí thỉnh cầu Sư phụ sang Mỹ hoằng pháp độ sanh. Ngài từ bi hứa khả nhưng đúng vừa lúc Ngài tới Úc Châu giảng đạo, mãi đến tháng ba năm 1962, chư đệ tử tại Mỹ mới được dịp nghinh đón vị Đạo sư mà họ đã ngưỡng mộ bấy lâu.

Coi thêm các mẫu chuyện tại : https://www.dharmasite.net/SoLuocTSHTTH.htm



Tổ Bồ Đề Đạt Ma, không quản ngại xa xôi đã đem Phật Pháp từ Ẩn Độ truyền đến Trung Hoa, là nơi Phật Pháp được phát dương quảng đại.

Hòa Thượng Tuyên Hóa đã sớm phát nguyện mang Phật Pháp sang các nước ở Âu Châu và Mỹ Châu, hầu có thể tiếp dẫn càng nhiều chúng sanh hữu duyên dong thuyền về bờ Trí Tuệ bên kia hơn nữa.

Khi Hòa Thượng ở Hoa Kỳ, Ngài phát ba đại nguyện:

1. Chú trọng luân lý đạo đức trong nền giáo dục, đề xướng việc giáo dục thiện nguyện (nghĩa vụ giáo dục).

2. Phiên dịch kinh điển Phật Giáo sang các ngôn ngữ, và thành lập Học Viện Dịch Kinh.

3. Tạo thuận lợi trao đổi và đoàn kết giữa các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa; dung hợp Đại Thừa và Tiểu Thừa.

Hòa Thượng cho rằng giáo dục cũng quan trọng như hoằng pháp. Học sinh tại Vạn Phật Thánh Thành phải học thuộc lòng "Quy Luật Học Sinh" (Đệ Tử Quy) và "Tam Tự Kinh". Hòa Thượng có thể được xem như là người đầu tiên đề xướng việc giáo dục thiện nguyện tại Tây Phương. Ngài tích cực tìm những giáo sư thiện nguyện để củng cố những tiêu chuẩn cao thượng về học vấn cũng như đạo đức.

Phiên dịch kinh điển Phật Giáo sang các ngôn ngữ trên thế giới chính là hạnh nguyện mà Hoà Thượng đã lập khi xuất gia. Ngài có thể được xem là vị tăng thứ ba đã phát nguyện đem kinh điển Phật Giáo chuyển dịch thành các ngôn ngữ của mọi quốc gia trên toàn thế giới, sau hai Đại Sư Huyền Trang và Giám Chân.

Hơn 130 bộ sách đã được phiên dịch sang Anh ngữ, và công việc phiên dịch sang các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Việt, tiếng Nam Dương… cũng đang được tiến hành.

Hòa Thượng cũng nỗ lực để dung hợp các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa. Hoà Thượng từng nói rằng:

“Các truyền thống Bắc tông và Nam tông đều nhằm mục đích giúp chúng sanh phát Bồ Đề Tâm, chấm dứt sanh tử, xa lìa khổ não, đạt được an lạc. Do đó, các truyền thống Bắc tông và Nam tông của Phật Giáo nên có sự cảm thông với nhau và đoàn kết hợp nhất, xem cả hai đều là một. Đừng nên anh làm việc của anh và tôi lo chuyện của tôi, vì như thế, sức mạnh của Phật Giáo sẽ bị phân tán.”

“Bất cứ người nào tìm cách gây chia rẽ trong Phật Giáo đều không phải là đệ tử Phật. Đừng nói là Đại Thừa hay Tiểu Thừa, ngay cả một thừa cũng không có! Lòng ích kỷ tự tư tự lợi, hại người lợi mình của chúng ta, và việc chỉ biết tán dương chính mình và chê bai người khác--đây chính là những nguyên nhân đưa đến chiến tranh.“

Hòa Thượng có lần đã tự trách mình về vấn đề phân chia giữa Phật Giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy:

“Tôi cũng là một tội nhân trong Phật Giáo. Vì sao ? Bởi vì tôi chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Tôi chưa thành công trong việc làm gần lại khoảng cách giữa các truyền thống Bắc tông và Nam tông. Nếu các truyền thống Bắc tông và Nam tông bài xích lẫn nhau, mỗi tông đều giương cờ của mình lên và chỉ dụng công trên bề mặt của sự việc, thì làm sao Phật Giáo có thể đoàn kết được ?”

Nhiều cuộc đối thoại giữa các truyền thống Phật Giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy đã diễn ra tại Vạn Phật Thánh Thành, mở ra một trang mới trong lịch sử Phật Giáo Tây Phương.

Hòa Thượng nói rằng Ngài từ một nước Á Châu xa xôi, cách cả hàng nghìn dặm, một thân một mình “đơn thương độc mã” tìm đến nước Hoa Kỳ--vùng đất xa lạ chưa có Phật Pháp—là để mang Chánh Pháp sang phương Tây. Ngày nay, Vạn Phật Thánh Thành đã trở thành một đạo tràng tối trọng yếu ở Tây Phương, và nhiều đạo tràng chi nhánh cũng đã và đang được thành lập.

Hòa Thượng đã hướng dẫn các đệ tử gồm nhiều quốc tịch khác nhau cùng nỗ lực hoằng dương Chánh Pháp, đồng thời đoàn kết các tôn giáo lại với nhau. Hòa Thượng đã bước đi trên con đường dài này với những bước chân vô cùng kiên nhẫn. Sự mong mỏi của Hòa Thượng là tất cả chúng sanh sẽ thành Phật trước Ngài. Ngài muốn giúp tất cả chúng sanh xa lìa khổ não, đạt được an lạc, tìm lại trí tuệ chân thật, đạt được tự tại, giải thoát. Trong một bài khai thị, Hòa Thượng đã nói rằng:

“Tôi chỉ là con kiến nhỏ nhoi cam lòng bò dưới chân tất cả các Phật tử. Tôi là con đường, nguyện cho tất cả chúng sanh giẫm lên mình tôi và đi từ phàm phu thẳng đến Phật quả.

Nếu bất cứ đệ tử nào của tôi bị đọa địa ngục, tôi nguyện sẽ chịu thay cho họ.

Nguyện rằng những kẻ thấy tôi hoặc nghe tiếng nói của tôi, thậm chí chỉ nghe nhắc đến tên tôi, đều sẽ nhanh chóng được thành Phật. Tôi nguyện sẽ ở lại thế giới Ta Bà này và đợi cho đến khi tất cả quý vị đều thành Phật.”

Sự cống hiến suốt cả một đời của Hòa Thượng cho Phật Giáo rộng lớn như hư không, làm sao bài viết nầy có thể mô tả đầy đủ tất cả được ?

Ngài đã để lại vô số Pháp bảo cho chúng ta, vì thế, từ nay chúng ta cần phải tinh tấn tu hành, tuân thủ Sáu Đại Tông Chỉ. Chỉ có như thế chúng ta mới không cô phụ bao khổ tâm lao nhọc của Hòa Thượng, và hy vọng Hòa Thượng sẽ nương theo nguyện lực của Ngài mà sớm trở lại để cứu độ chúng sanh!

theo https://www.dharmasite.net/thiluan.htm#8
 

hoakhai

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Tháng 5 2020
Bài viết
53
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Hình ảnh
Tuyên Hóa hòa thượng- Hsuan Hua master
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên