Những câu hỏi vì sao ?

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
----------

Nên nhớ trong hàng ngủ TĂNG BẢO không hề có những kẻ "ẫn Vương nương Phật", những kẻ "chưa Chứng nói Chứng", những kẻ "hoa ngôn xảo ngữ" để mưu cầu Danh Lợi.

Ngạn ngữ có câu "Chiếc áo không làm nên Thầy Tu", Kinh Pháp Cú có câu :

264. Người vọng ngữ và phá giới, dù cạo tóc cũng chưa phải là Sa môn ; huống còn chất đầy tham dục, làm sao thành Sa môn ?

266. Chỉ mang bát khất thực, đâu phải là Tỷ kheo ? Sống theo giới luật mới thật là Tỷ kheo.

265. Người nào dứt hết các điều ác*, không luận lớn hay nhỏ, nhờ trừ hết các ác mà được gọi Sa môn.

* "Điều ác" ở đây là gì ? Là trăm thứ hư ngụy trong lòng hành giả, là dùng lời dịu ngọt để phỉnh phờ Phật tử, dùng "thế trí biện thông" để dẫn dắt Phật tử đi vào "đường Ma lối Quỷ", tự bản thân mình tôn thờ những giáo lý "phi Phật pháp" lại đi dạy Phật tử những kiến thức xằng bậy của Ngoại Đạo.


Kính anh hungcom !

Vậy theo anh, chúng ta nên có thái độ ra sao đối với hạng người "Phi Tăng Bảo" này ?

Chúng ta có nên đem lời nói của những "bậc cao thâm" ấy ra mà phân tích hay không ?

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính anh hungcom !

Vậy theo anh, chúng ta nên có thái độ ra sao đối với hạng người "Phi Tăng Bảo" này ?

Chị Thanh Trúc ơi ! Câu hỏi này của chị làm cho hungcom bối rối.

1. Quan hệ của ta đối với vị "Phi Tăng Bảo" này như thế nào ? Nếu là "duyên ban đầu" của ta, chúng ta đã có quan hệ Thầy Trò với vị ấy, thì theo h/c chúng ta nên rời xa vị ấy tự tìm đường khác mà tu học tiếp.

Ngày xưa Sa môn Cồ Đàm khi mới đi tìm đạo cũng đã lần lượt thọ giáo với những Đạo sư Ngoại Đạo, nhưng bằng vào sự tích cực tinh tấn, chỉ một thời gian ngắn Ngài đã đạt được những cảnh giới như "sư phụ", không thỏa mãn muốn học thêm thì vị Thầy như cái giếng cạn không còn gì để dạy, đức Bổn Sư đã từ giả "sư phụ" tìm nơi khác; với vị Thầy cuối cùng, Sa Môn Cồ Đàm đã lên được Tứ Không Thiền, nhưng với cảnh giới này vẫn bất lực trước những khổ đau của chúng sinh nên Ngài đã tách bước lên đường, phen này thì đơn thân tìm Chân Lý (không theo ai nữa).

Các bạn cũng thấy rồi đó, nếu ta chân thành tìm đạo thì nên sáng suốt, phải có Chánh Kiến, phải có "Trạch Pháp Nhãn", chớ không nên mù quáng (Mê Tín). Ngày xưa đức Phật đã có dạy :


Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình.

http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin118.htm

2. Nếu chúng ta và vị "Phi Tăng Bảo" này không có quan hệ gì và trình độ của ta cũng đang như "trời 30" (tối thui) thì nên để cho Luật Nhân Quả tùy ứng.

3. Nếu chúng ta có duyên bằng hữu, thì nên tùy theo sức của mình mà khuyên lơn, cảm hóa vị ấy. (cũng nên chuẫn bị sẵn tâm lý "nước đổ đầu vịt").

Chúng ta có nên đem lời nói của những "bậc cao thâm" ấy ra mà phân tích hay không ?
_ Sao lại không ? Ngay cả lời đức Phật mà chúng ta đem ra phân tích để "thâm nhập Kinh tạng" cũng là điều nên làm.

h/c ngạc nhiên về 3 chữ "bậc cao thâm", hình như đây là từ mà bạn Hoài Linh đã dùng để ám chỉ Thầy Nhất Hạnh. Hề ...hề ....! Tôn thờ bất kỳ người nào là quyền của bạn ấy, h/c không có ý kiến.

Kính !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính anh hungcom !

Xin anh cho biết ý kiến :

67_8_1334036079_78_nguoiduatin-gia-su.jpg


Cùng uống bia.

67_8_1334036080_28_nguoiduatin-gia-su1.jpg


Đưa nhau vào khách sạn.

Nếu chúng ta gặp những vị "sư phụ" này đi quyên tiền, chúng ta có nên cúng dường hay không ?

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Anh Ngọc Tuấn ơi !

Nếu anh có tiền thì cho em mượn 100 USD để em đóng tiền học phí tháng này đi. "Cứu trợ" học sinh nghèo như chúng em còn được phước đức nhiều hơn cho mấy tên "cô hồn các đảng" đó ăn !

:026:
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính anh hungcom !

Xin anh cho biết ý kiến :

67_8_1334036079_78_nguoiduatin-gia-su.jpg


Cùng uống bia.

67_8_1334036080_28_nguoiduatin-gia-su1.jpg


Đưa nhau vào khách sạn.

Nếu chúng ta gặp những vị "sư phụ" này đi quyên tiền, chúng ta có nên cúng dường hay không ?

Kính !

Chào anh Ngọc Tuấn !

Chủ đề của chúng ta là "Những câu hỏi vì sao ?"

Sao anh không hỏi :

_ Vì sao có người sinh ra không tay không chân ?

_ Vì sao có người sinh ra lại mắc "hội chứng lạ", không thể ăn uống bằng miệng mà phải dùng phương pháp truyền dịch để duy trì mạng sống ?

Mến !
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính anh hungcom !

Xin anh cho biết ý kiến :

67_8_1334036079_78_nguoiduatin-gia-su.jpg


Cùng uống bia.

67_8_1334036080_28_nguoiduatin-gia-su1.jpg


Đưa nhau vào khách sạn.

Nếu chúng ta gặp những vị "sư phụ" này đi quyên tiền, chúng ta có nên cúng dường hay không ?

Kính !

Chào Ngọc Tuấn !

Cường nghĩ như vầy :

_ Nếu tâm của bạn đã đến trình độ bình đẳng "vô quái ngại', thì việc bạn "ném" tiền cho mấy tên sư giả ấy được gọi là "Bố thí Ba La Mật".

Thực tế những vị đạt đến trình độ đó thường không có tài sản vật chất gì để cho. Cái mà các vị đó có nhiều đó là Phật pháp, mà Phật pháp đã ra tay thì những kẻ giả sư kia "đi Địa Ngục" sớm.

Mến !
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Chào Ngọc Tuấn !

Cường nghĩ như vầy :

_ Nếu tâm của bạn đã đến trình độ bình đẳng "vô quái ngại', thì việc bạn "ném" tiền cho mấy tên sư giả ấy được gọi là "Bố thí Ba La Mật".

Thực tế những vị đạt đến trình độ đó thường không có tài sản vật chất gì để cho. Cái mà các vị đó có nhiều đó là Phật pháp, mà Phật pháp đã ra tay thì những kẻ giả sư kia "đi Địa Ngục" sớm.

Mến !

Kính anh Cường !

Thú thật em rất nghi ngờ câu này, em thấy đa số những kẻ gian ác, giả sư, "phi Tăng Bảo" vẫn sống phây phây, vẫn thành đạt, vẫn sống lâu,.......Còn những vị chân tu thì cứ ốm đau, gặp đủ thứ trở ngại trong cuộc sống.

Em nghi ngờ sự linh thiêng, hiện hữu của Phật giáo.

Kính !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính anh hungcom !

Xin anh cho biết ý kiến :

67_8_1334036079_78_nguoiduatin-gia-su.jpg


Cùng uống bia.

67_8_1334036080_28_nguoiduatin-gia-su1.jpg


Đưa nhau vào khách sạn.

Nếu chúng ta gặp những vị "sư phụ" này đi quyên tiền, chúng ta có nên cúng dường hay không ?

Kính !

Như thế này có thể gọi là : Phật là Phật,anh là anh...theo đúng nghĩa đen của câu đó.Phật và Anh chả có quan hệ gì với nhau cả....hihii
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính anh Cường !

Thú thật em rất nghi ngờ câu này, em thấy đa số những kẻ gian ác, giả sư, "phi Tăng Bảo" vẫn sống phây phây, vẫn thành đạt, vẫn sống lâu,.......

Chào chị Thanh Trúc !

Để nói về luật Nhân Quả chính xác, người xưa đã có câu "Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thọ giả thị; dục tri hậu thế quả, kim sinh tác giả thị" (Nếu muốn biết Nhân duyên kiếp trước người kia đã làm gì, hãy dòm những gì người ấy được thọ hưỡng trong kiếp này; nếu muốn biết quả báo sau này _ của người ấy _ hãy xem những gì người ấy làm trong kiếp này).

Vì sao luật Nhân Quả chính xác không sai một mảy may ?

Vì mọi suy nghĩ hành động của ta đều sản sinh một hiệu ứng nhất định. Ví dụ như người giận dữ thì cái dễ nhận ra là tim đập nhanh (loạn nhịp), mặt đỏ rần, mắt đỏ ngầu, giảm thọ v....v....; ngoài ra còn có những hiệu ứng khó thấy như quang điện (hào quang) của người ấy rực lửa, đỏ bầm, loại ánh sáng này thì chiêu cảm những tai nạn, bệnh nan y, dị tật. Nếu không được hóa giải kịp thời như sám hối, hay làm những công đức Phật sự bù vào thì những chuyện không như ý sẽ "không mời mà đến". Điều này thì chắc chắn như ta đấm vào tường càng mạnh thì phản lực sẽ gây chấn thương cổ tay càng nặng.

Tuy nhiên thường thì những kẻ gian ác còn đang trong thời gian hưỡng phước báo của tiền kiếp, cho nên Ác quả chưa đến đấy thôi. Kiếp người vài chục năm hay trăm năm thực sự không có lâu lắm đâu, nó sẽ qua mau thôi mà, có câu "kiếp người (ngắn ngủi) như bóng câu qua cửa sổ" (chỉ vừa thoáng thấy đã mất rồi !).

Bạn đừng lo luật Nhân Quả không công bằng, không có kẻ nào không chăm sóc cho mảnh đất tâm mà có được mùa màng bội thu cả.

Còn những vị chân tu thì cứ ốm đau, gặp đủ thứ trở ngại trong cuộc sống.
Người chân tu là người lội ngược dòng cuồng lưu để tìm về bến Giác, thì đương nhiên là vất vả cực khổ rồi. Người tu là người tự nguyện trả nhanh, trả hết những Ác nghiệp trong quá khứ để hóa giải Ý Thức, Nghiệp Thức; người tu trả nghiệp càng nhiều thì càng sớm hết oan khiên, càng mau tiến bộ. Chỉ có người quyết tâm, tinh tấn thì mới gặp nhiều trở ngại để thử thách lòng kiên trinh, còn những kẻ tu "xìu xìu ển ển" thì quá khứ ác nghiệp sẽ còn nguyên đó, từ từ hiễn thị khi thời gian thích hợp đến.

Cường còn nhớ 10 điều tâm niệm trong Luận Bảo Vương Tam Muội, xin chép ra đây để chúng ta cùng ôn tập :


[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/MuoiDieuTamNiem_zps6c4c9038.jpg"]
.

























































.[/NEN]
Mến !

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trong bức ảnh đã đăng là hình những nhà Sư, tức là những vị Tỳ Kheo. Một trong những nghĩa của "Tỳ Kheo" là "khuất sỉ", nghĩa là người đi xin. Ngoài đời đi xin vật phẫm nuôi sống thân mạng, trong Đạo xin Giáo Pháp Như Lai cứu thoát sinh tử luân hồi.

Chuyện ngoài đời, bất kỳ ai đến xin ta là người ấy đã bố thí cho ta một cơ hội. Cơ hội hành thiện Bố Thí. Chỉ sợ là ta hết của để bố thí mà thôi, đừng nghĩ là ta bị lợi dụng từ tâm. Và cho dù ta hết của để bố thí cúng dường, thì ta củng nên hoan hỷ hành động bố thí cúng dường mà ta thấy. Không nên chê trách, chề nhún, cho dù người thọ thí là gì, như thế nào.

Trong Giáo Pháp Phật, Bố Thí thì không có thấy ta thí, vật thí, và người thọ thí. Đó là "Tam luân không tịch".

Khía cạnh cúng dường Tam Bảo, thì có ba pháp cúng dường. Vật Phẫm Cúng Dường, Kính Tín Cúng Dường, và Công Hạnh Cúng Dường.

Vật phẫm cúng dường, là hương đăng hoa quả, tài vật. Đây là bậc thấp nhất. Có khi thấy người cúng dường chỉ nải chuối mà miệng vái xin lầm bầm cả tiếng. Củng có khi người cúng tiền tỷ, rồi sanh tâm ngạo mạn, đi khánh thành ngôi chùa là phải đứng trên ngang hàng Sư, lập bảng công đức là phải ghi tên trước.

Kính tín cúng dường, là cung kính Tam Bảo, tin tưởng Tam Bảo. Bằng tất cả tấm lòng thành quy ngưởng Tam Bảo. Nhửng nhà Sư là Tăng Bảo, dù họ là thực hay giả, như thế nào, thì ta củng quy ngưởng bằng cả tấm lòng thành kính. Phật dụng Tâm, không dụng thực là vậy.

Công hạnh cúng dường, đây là pháp cúng dường cao nhất. Là thực hành theo Giáo Pháp Phật Đà, đem hạnh ấy hồi hướng cúng dường Tam Bảo. Như ta dắt bà lảo băng qua đường, củng là công hạnh, lượm mảnh ve chai, đinh nhọn bên đường, củng là công hạnh, tùy hỷ công đức với mọi người, bố thí trì giới nhẩn nhục tinh tấn thiền định trí tuệ, củng là công hạnh, bớt làm chuyện thị phi, bớt nói chuyện thị phi, và bớt nghĩ chuyện thị phi, củng là công hạnh,.... , tất cả công hạnh nầy hồi hướng cúng dường Tam Bảo. Đây thực là Pháp cúng dường cao nhất.

Còn một pháp cúng dường siêu việt nửa. Đó là NGỘ TÁNH CÚNG DƯỜNG.
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Như thế này có thể gọi là : Phật là Phật,anh là anh...theo đúng nghĩa đen của câu đó.Phật và Anh chả có quan hệ gì với nhau cả....hihii

Kính anh minhđịnh !

Em nhớ trước đây anh hungcom có nói rằng "cũng câu nói đó _ một câu nói tầm thường thôi _ nhưng được thốt ra bởi một vị Đại Giác Ngộ, nhằm "nhổ đinh tháo chốt" cho một hay vài đối tượng (chúng sinh mê trước mắt) thì là PHÁP NGỮ. Cũng câu nói đó được kẻ mê, kẻ xấu nhại lại, bắt chước nói theo thì không phải là Pháp Ngữ, (mà là Ma Ngữ) !".

Em biết khi phát biểu câu "nhại lại" này, anh chỉ nói vui, không có ý "bôi bác" đối với lời của Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ, nhưng em cũng xin có ý kiến :

KẺ MÊ KHÔNG NÊN HỌC ĐÒI NÓI THEO THIỀN NGỮ, HẬU QUẢ SẼ TÙY THEO TÂM ĐỊA CỦA HÀNH GIẢ MÀ ĐẾN, NẾU TÂM ĐỊA CÀNG XẤU XA THÌ QUẢ BÁO CÀNG TỆ.

Kính !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính anh minhđịnh !

Em nhớ trước đây anh hungcom có nói rằng "cũng câu nói đó _ một câu nói tầm thường thôi _ nhưng được thốt ra bởi một vị Đại Giác Ngộ, nhằm "nhổ đinh tháo chốt" cho một hay vài đối tượng (chúng sinh mê trước mắt) thì là PHÁP NGỮ. Cũng câu nói đó được kẻ mê, kẻ xấu nhại lại, bắt chước nói theo thì không phải là Pháp Ngữ, (mà là Ma Ngữ) !".

Em biết khi phát biểu câu "nhại lại" này, anh chỉ nói vui, không có ý "bôi bác" đối với lời của Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ, nhưng em cũng xin có ý kiến :

KẺ MÊ KHÔNG NÊN HỌC ĐÒI NÓI THEO THIỀN NGỮ, HẬU QUẢ SẼ TÙY THEO TÂM ĐỊA CỦA HÀNH GIẢ MÀ ĐẾN, NẾU TÂM ĐỊA CÀNG XẤU XA THÌ QUẢ BÁO CÀNG TỆ.

Kính !


Chào bạn Hoàng Mai,

Cám ơn bạn đã nhắc nhở minh định.Thấy câu viết của bạn :

KẺ MÊ KHÔNG NÊN HỌC ĐÒI NÓI THEO THIỀN NGỮ, HẬU QUẢ SẼ TÙY THEO TÂM ĐỊA CỦA HÀNH GIẢ MÀ ĐẾN, NẾU TÂM ĐỊA CÀNG XẤU XA THÌ QUẢ BÁO CÀNG TỆ.

Tôi lại giật mình,không biết mình có phải là kẻ có tâm địa xấu xa không nữa,nhưng khi trích dẫn tôi có viết : "theo đúng nghĩa đen của từ đó".Những hình ảnh của các vị sư đó thì có thể nói : Phật là Phật,anh là anh...mà không hề là Thiền ngữ gì cả.

Thân.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Trong bức ảnh đã đăng là hình những nhà Sư, tức là những vị Tỳ Kheo. Một trong những nghĩa của "Tỳ Kheo" là "khuất sỉ", nghĩa là người đi xin. Ngoài đời đi xin vật phẫm nuôi sống thân mạng, trong Đạo xin Giáo Pháp Như Lai cứu thoát sinh tử luân hồi.

Chuyện ngoài đời, bất kỳ ai đến xin ta là người ấy đã bố thí cho ta một cơ hội. Cơ hội hành thiện Bố Thí. Chỉ sợ là ta hết của để bố thí mà thôi, đừng nghĩ là ta bị lợi dụng từ tâm. Và cho dù ta hết của để bố thí cúng dường, thì ta củng nên hoan hỷ hành động bố thí cúng dường mà ta thấy. Không nên chê trách, chề nhún, cho dù người thọ thí là gì, như thế nào.

Trong Giáo Pháp Phật, Bố Thí thì không có thấy ta thí, vật thí, và người thọ thí. Đó là "Tam luân không tịch".

Khía cạnh cúng dường Tam Bảo, thì có ba pháp cúng dường. Vật Phẫm Cúng Dường, Kính Tín Cúng Dường, và Công Hạnh Cúng Dường.

Vật phẫm cúng dường, là hương đăng hoa quả, tài vật. Đây là bậc thấp nhất. Có khi thấy người cúng dường chỉ nải chuối mà miệng vái xin lầm bầm cả tiếng. Củng có khi người cúng tiền tỷ, rồi sanh tâm ngạo mạn, đi khánh thành ngôi chùa là phải đứng trên ngang hàng Sư, lập bảng công đức là phải ghi tên trước.

Kính tín cúng dường, là cung kính Tam Bảo, tin tưởng Tam Bảo. Bằng tất cả tấm lòng thành quy ngưởng Tam Bảo. Nhửng nhà Sư là Tăng Bảo, dù họ là thực hay giả, như thế nào, thì ta củng quy ngưởng bằng cả tấm lòng thành kính. Phật dụng Tâm, không dụng thực là vậy.

Công hạnh cúng dường, đây là pháp cúng dường cao nhất. Là thực hành theo Giáo Pháp Phật Đà, đem hạnh ấy hồi hướng cúng dường Tam Bảo. Như ta dắt bà lảo băng qua đường, củng là công hạnh, lượm mảnh ve chai, đinh nhọn bên đường, củng là công hạnh, tùy hỷ công đức với mọi người, bố thí trì giới nhẩn nhục tinh tấn thiền định trí tuệ, củng là công hạnh, bớt làm chuyện thị phi, bớt nói chuyện thị phi, và bớt nghĩ chuyện thị phi, củng là công hạnh,.... , tất cả công hạnh nầy hồi hướng cúng dường Tam Bảo. Đây thực là Pháp cúng dường cao nhất.

Còn một pháp cúng dường siêu việt nửa. Đó là NGỘ TÁNH CÚNG DƯỜNG.

Kính bác Nguyên Chiếu!
Không uổng công đọc 18 trang! Xin ngài giải rõ hơn "Tam luân không tịch", thế nào là không thấy ta thí, vật thí, và người thọ thí? Phải chăng là buông bỏ danh của tôi, tài sản của tôi, phước báo của tôi?
Kính bác giải nghĩa cho vodanhladanh được rõ phần này.
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
mong ai chỉ dùm

Gửi bởi lavinhcuong
Người chân tu là người lội ngược dòng cuồng lưu để tìm về bến Giác, thì đương nhiên là vất vả cực khổ rồi. Người tu là người tự nguyện trả nhanh, trả hết những Ác nghiệp trong quá khứ để hóa giải Ý Thức, Nghiệp Thức; người tu trả nghiệp càng nhiều thì càng sớm hết oan khiên, càng mau tiến bộ. Chỉ có người quyết tâm, tinh tấn thì mới gặp nhiều trở ngại để thử thách lòng kiên trinh, còn những kẻ tu "xìu xìu ển ển" thì quá khứ ác nghiệp sẽ còn nguyên đó, từ từ hiễn thị khi thời gian thích hợp đến.

Hoailinh chưa nói đến ngược dòng. chỉ có điều thắc mắc bấy lâu nay xin được bày tỏ nỗi niềm một chút.
Nếu nói đời nay người chân tu, thì phải biết nhiều kiếp trước đã tu nhiều thiện pháp, tích nóm nhiều đời nhiều công đức, thì ngày nay mới hiện hành cái nghiệp tu chân cầu giải thoát. lẽ ra đời nay phải có đủ cơm ăn áo mặc..chứ. đành rằng là không phải mong cầu và ham muốn vì đã là chân tu mà. cái lẽ nhân quả đáng phải có chứ? cớ sao tích thiện nhiều đời, tu chân giải thoát mà cứ phải lận đận, long đong, vừa lo cái ăn cho qua ngày , cái áo đỡ rách, mà vẫn tích đức tu chân mà cũng khó mà có đủ những thứ bình thường thiết yếu.
Nếu nói có nghiệp xấu thì để đến hôm nay là chân tu đã qua bao nhiêu kiếp thực hành Phật Pháp rồi sao nhiệp chẳng dứt. nếu nói chẳng dứt thì sao vẫn giữ được chân tu...
vì không được rõ , cho nên mong những ai thấu tỏ điều này tận tường chỉ hộ. mà tin vào cái nhân quả công bằng mà bao đời đã tiếp nối trong tâm thức con người
xin đa tạ trước

 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Gửi bởi lavinhcuong
Người chân tu là người lội ngược dòng cuồng lưu để tìm về bến Giác, thì đương nhiên là vất vả cực khổ rồi. Người tu là người tự nguyện trả nhanh, trả hết những Ác nghiệp trong quá khứ để hóa giải Ý Thức, Nghiệp Thức; người tu trả nghiệp càng nhiều thì càng sớm hết oan khiên, càng mau tiến bộ. Chỉ có người quyết tâm, tinh tấn thì mới gặp nhiều trở ngại để thử thách lòng kiên trinh, còn những kẻ tu "xìu xìu ển ển" thì quá khứ ác nghiệp sẽ còn nguyên đó, từ từ hiễn thị khi thời gian thích hợp đến.

Hoailinh chưa nói đến ngược dòng. chỉ có điều thắc mắc bấy lâu nay xin được bày tỏ nỗi niềm một chút.
Nếu nói đời nay người chân tu, thì phải biết nhiều kiếp trước đã tu nhiều thiện pháp, tích nóm nhiều đời nhiều công đức, thì ngày nay mới hiện hành cái nghiệp tu chân cầu giải thoát. lẽ ra đời nay phải có đủ cơm ăn áo mặc..chứ. đành rằng là không phải mong cầu và ham muốn vì đã là chân tu mà. cái lẽ nhân quả đáng phải có chứ? cớ sao tích thiện nhiều đời, tu chân giải thoát mà cứ phải lận đận, long đong, vừa lo cái ăn cho qua ngày , cái áo đỡ rách, mà vẫn tích đức tu chân mà cũng khó mà có đủ những thứ bình thường thiết yếu.
Nếu nói có nghiệp xấu thì để đến hôm nay là chân tu đã qua bao nhiêu kiếp thực hành Phật Pháp rồi sao nhiệp chẳng dứt. nếu nói chẳng dứt thì sao vẫn giữ được chân tu...
vì không được rõ , cho nên mong những ai thấu tỏ điều này tận tường chỉ hộ. mà tin vào cái nhân quả công bằng mà bao đời đã tiếp nối trong tâm thức con người
xin đa tạ trước


Chào bạn Hoailinh,

Tuy câu hỏi của bạn là dành cho những người "thấu tỏ" trả lời nhưng minh định, dù chưa thấu tỏ, cũng xin liều vào nói đôi lời bởi vì minh định cũng từng suy nghĩ về điều này.

Minh định trước đây cũng từng suy nghĩ : Tại sao trong cuộc đời này có nhiều người thành đạt,làm cái gì cũng thuận lợi,được cuộc đời ưu ái từ lúc sinh ra cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay? Nhưng cũng có những người thì cứ loay hoay,làm cái gì cũng không được,làm cái gì cũng thất bại,ngay từ lúc sinh ra cũng đã gặp khó khăn đủ đường rồi? Ngay trong giới Tăng Ni cũng vậy.Có những vị tu học hanh thông,học đâu hiểu đó,tu đâu được đó,"đi đến nơi về đến chốn".Có vị thì tu học hoài mà không xong,học hoài mà không thuộc,thậm chí phải bỏ ngang,"nửa đường đứt gánh" ... Tại sao lại như vậy ?Cùng là phước báo xuất gia mà sao kết quả lại khác nhau như vậy? Rồi với các cư sĩ tại gia,các Phật tử thường truyền tai nhau câu "tu là đổ nghiệp" hay là tu thì gia đình,vợ con,người thân,sự nghiệp sẽ gặp trái ngang,hoạn nạn ...

Minh định cũng đã từng nghĩ mãi mà không thông.Đến gần đây minh định mới chợt hiểu ra được rằng : thực ra không có gì gọi là " chướng duyên","nghiệp xấu-nghiệp tốt","đổ nghiệp" ... cả.Tất cả mọi điều kiện,hoàn cảnh do cuộc sống mang lại,dù tốt hay xấu, đều là những "thuận duyên",đều là những "Bồ Tát" giúp chúng ta "vượt lên chính mình".Đối với các vị chân tu thì dù dưới mọi điều kiện,hoàn cảnh nào,các vị ấy đều coi là "tốt" hết,còn những vị nào mà vì những điều kiện,hoàn cảnh "xấu" mà thối lui,bỏ cuộc thì chả phải là chân tu và có lẽ đành hẹn kiếp sau tu tiếp mà thôi...:002: Đấy chính là Tâm bình thế giới bình,tâm như thế giới như,Ta bà là Tịnh độ,tịnh Độ hóa Ta bà đó sao!Biết đâu những "hoàn cảnh xấu" là do phước báo,tích đức nhiều đời nhiều kiếp của các vị chân tu mới có được,mới xảy ra ở kiếp này để giúp các vị ấy giải quyết nốt một lần "ân oán",trả dứt hết một lần những "nợ nần,vay mượn" từ vô lượng kiếp trước ...

Nào ai biết được thế nào là "xấu",thế nào là "tốt" ? Con đường Nhân Quả nào phải để phàm phu chúng ta dễ nhìn thấu tỏ chứ...

Ví không có cảnh Đông tàn
Thì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng

Sưu tầm.

Đức Phật cũng đã nói :

Dẫu tại bãi chiến trường
Thắng được ngàn quân địch
Sao bằng tự thắng mình
Ấy chiến thắng tối thượng.

Thân.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Gửi bởi lavinhcuong
Hoailinh chưa nói đến ngược dòng. chỉ có điều thắc mắc bấy lâu nay xin được bày tỏ nỗi niềm một chút.
Nếu nói đời nay người chân tu, thì phải biết nhiều kiếp trước đã tu nhiều thiện pháp, tích nóm nhiều đời nhiều công đức, thì ngày nay mới hiện hành cái nghiệp tu chân cầu giải thoát. lẽ ra đời nay phải có đủ cơm ăn áo mặc..chứ. đành rằng là không phải mong cầu và ham muốn vì đã là chân tu mà. cái lẽ nhân quả đáng phải có chứ? cớ sao tích thiện nhiều đời, tu chân giải thoát mà cứ phải lận đận, long đong, vừa lo cái ăn cho qua ngày , cái áo đỡ rách, mà vẫn tích đức tu chân mà cũng khó mà có đủ những thứ bình thường thiết yếu.

Nếu nói có nghiệp xấu thì để đến hôm nay là chân tu đã qua bao nhiêu kiếp thực hành Phật Pháp rồi sao nhiệp chẳng dứt. nếu nói chẳng dứt thì sao vẫn giữ được chân tu...
vì không được rõ , cho nên mong những ai thấu tỏ điều này tận tường chỉ hộ. mà tin vào cái nhân quả công bằng mà bao đời đã tiếp nối trong tâm thức con người
xin đa tạ trước

Kính chào bạn hoailinh!
Câu hỏi này cũng là câu hỏi của vodanh, mối quan tâm của vodanh khi đọc kinh sách ngay từ đầu là để tìm hiểu về vấn đề này. Tuy suy nghĩ nhiều nhưng chỉ thấy lờ mờ, việc có người cùng quan tâm vấn đề này thật tốt.
Nhưng vodanh cảm nhận là hoailinh chưa thực sự có câu hỏi.
Bởi cái điều kiện, cái hoàn cảnh bối cảnh để nêu câu hỏi của hoailinh nó rất mù mờ, vậy ngay từ đầu câu hỏi đã mù mờ.
Cái phông nền bạn nêu ra là:
-đã tích thiện nhiều đời.
-tích nhiều công đước.
Cái mong muốn là: Được giải thoát.
Cái khó khăn là: cơm áo gạo tiền.
Cái phương tiện là: Tu chân.

Vậy xin hoailinh làm rõ cái phông nền, cái bối cảnh trước:
-hoai linh nói là đã tích thiện nhiều đời, vậy tích thiện là làm cái gì. Nếu hoailinh nói là đã làm phúc bố thí, vậy thì hoailinh lấy gì để bố thí. Nếu lấy của cải ông bà cha mẹ trao lại để bố thí, thì chẳng qua hoailinh cầm cái của người này đưa cho người kia, sao gọi là bố thí. hoailinh làm gì để có của bố thí vậy?
Nếu hoailinh làm việc phước đức thì hoailinh dựa vào cái gì để thực hiện việc phước điền vậy, chẳng phải là có một cái nghề hay một kĩ năng nào đó sao?
Vậy nên khi nói có thể tích thiện mà "đói" là hơi vô lí sao?
Những phần khác hoailinh cũng phải làm cho rõ ràng, khi đó mới có câu hỏi chính xác.
Giờ nói đến cái mục đích, cái mong muốn:
Khi đã có câu hỏi trong tay, tùy theo mong muốn của mình mà ta quyết định sẽ giải nó như thế nào.
Một cách làm cũ kỹ nhưng rất hay, đó là theo dấu người thành công.
Nếu ta quyết định theo "con đường giải thoát" thì ta theo dấu những vị này, họ chắc chắn phải trải qua những khó khăn mà ta gặp phải, chỉ là họ vượt đã qua rồi nên không gọi là khó khăn, hàng ngày họ cũng đương đầu với nó nhưng họ không thấy đó là khó khăn. Họ làm gì, ta làm y như thế.
Nếu quyết định theo con đường sung túc, ta theo dấu những người giàu có, nếu ta muốn vừa giàu có vừa thánh thiện, ta theo dấu những người vừa giàu có vừa thánh thiện. Xem họ đã làm gì. Họ làm gì ta làm nấy.
Giờ nói đến cái khó khăn cơm áo gạo tiền: Nó là giả tạo, nói cách khác là nó không phải là yếu tố quan trọng, bởi khi các yếu tố khác được giải quyết, nó tự biến mất.

Giờ nói đến cái phương tiện tu chân: cái này là trung tâm, quyết định tất cả các cái khác.
Vậy tu chân là tu cái gì? Thực sự vodanh không biết thế nào là chân. Nhưng vodanh thấy rằng tu chẳng phải là rèn luyện để từ bỏ Tham-Sân-Si sao? Khi cái này đã nhẹ, tu là luyện tập sự tỉnh thức. Khi khá tỉnh táo lại tu tập thiền quán để đầu óc bén nhạy, niềm tin vững vàng, tinh thần ổn định. Khi đầu óc hoạt động tốt, ta có thể cảm nhận những việc vi tế hơn, vậy ta dùng nó để quán sát bản thân mình, thân tâm mình, quan sát trí năng của ta nó làm việc như thế nào, điều gì là chưa ổn, ta phải trì giới mà sửa nó, phát nguyện mà thay đổi tận gốc. Khi làm chủ trí năng và tinh thần mạnh mẽ, ta quán đến cái duyên tan hợp, thành công hay thất bại, ta thấy rõ những người thành công thì họ đã làm gì, vì tâm tính họ ra sao, quan điểm nhân sinh họ như thế nào, cái duyên nào đến với họ. Khi đến đây ta có một quyền quan trọng nhất, đó là quyền quyết định ta là ai, ta sẽ là ai. Nghe to thế nhưng lại chẳng có gì.
Tôi xin kể 2 câu chuyện nhỏ như sau.
Câu chuyện về một nhà sinh vật học đầu ngành. Người này vốn xuất thân từ một nhà có truyền thống học tập, tất cả anh chị em đều là tiến sĩ, nhưng riêng người này là kẻ chơi bời liêu lổng, du côn. Vì phá phách mãi cũng chán, lại chẳng có mục đích gì, người Mỹ này đăng kí tham gia chiến tranh tại Việt Nam với vai trò là phi công. Mà anh ta cũng chẳng quan tâm ai chánh ai tà, ai thắng ai thua, anh tham gia như đi đổi gió vậy. Qui định của phi công ném bom là máy bay không được mang bom khi quay về. Một lần nọ sau khi chẳng có mục tiêu nào để ném, anh ta bay ra biển để trút bom, chợt cái chán ngán vì sống không mịc đích trổi dậy mạnh mẽ, anh ta buông bỏ máy bay, nhảy dù xuống biển, mặc cho số phận. Nhưng khi cá ,mập đến, vây vòng trong vòng ngoài, nhiều, rất nhiều. Anh ta chợt muốn sống, cái mong muốn được "sống" trào lên mạnh mẽ, mạnh vô cùng. Một phép lạ đã xảy ra, cá mập khôn gta61n công anh ta. Anh ta rời quân ngũ trở về quê hương, hành trang mà khao khát sự "sống". Anh ta đi học lại từ quyển sách sinh học phổ thông. Thế nhưng chỉ vài năm đã trở thành tiến sĩ, thành nhà khoa học hàng đầu về sinh học. Điều gì đã xảy ra vậy? Từ không có gì đến thành nhà khoa học hàng đầu chỉ sau vài năm? Chẳng phải một dấu ấn tâm linh đã đóng lên người anh ta?
Và khi tìm hiểu những cá nhân kiệt xuất, ta thấy đâu đó xuất hiện dấu ấn của tâm linh, như steve job chẳng hạn, người đã biến những việc không thể thành có thể, chẳng phải tất cả các bộ não hàng đầu về máy tính khẳng định không thể tạo ra cái máy tỉnh vận hành không tỏa nhiệt, điều này được coi như là chân lí , thế mà cái mát tính bảng đã ra đời, hoàn toàn không tỏa nhiệt.

Câu chuyện thứ 2 là câu chuyện về 3 con chó ở nhà tôi. Có 1 con bắt chuột siêu đẳng, nhiều con chuột yếu bóng vía đang bò trên dây điện mà bị nó dọa phải rớt xuống đất. Vậy nó có gì đặc biệt. Nó chạy nhanh hơn chăng, không. Mũi nói thính hơn chăng, không. Nó sủa to hơn chăng, không....và cuối cùng khi cho nó ăn tôi đã phát hiện ra: dù đang đói nhưng khi thấy chuột thì bỏ cả ăn để bắt cho bằng được. Vậy thì khả năng đặc biệt của nó do sự yêu thích đặc biệt của nó mà ra.
Vậy thì qua 2 câu chuyện trên tôi thấy rằng: ngạ quỉ lấy ăn làm mục đích của mình, làm vui thú của mình, nên ăn bao nhiêu cho đủ, Atula lấy sự tranh đấu làm vui, làm sự phấn khích của mình, nên gây sự biết bao giờ dừng. Chư thiên lấy việc làm thiện làm vui, làm bổn phận của mình, nên làm thiện không thấy là vất vả, các vị cao hơn thì lấy sự thông tỏ làm bản tính, Phật lấy sự thanh tịnh như như làm mãn nguyện.
Vậy ta quán chiếu thân tâm là làm cái gì? Ta phải quán xét ta lấy gì làm vui. Điều này mới chứng thực được ta là ai. Nếu ta thấy ai đau khổ mà vui, thì đó là quỉ tính, quỉ lấy nổi đau bất hạnh của người khác làm niềm vui, nếu là quỉ mà không gặp ác duyên mới là phi lí, vậy phải dùng mọi biện pháp cắt đứt niềm vui bất thiện này.
Cũng như vậy, người giàu có suy nghĩ của người giàu, người nghèo có suy nghỉ của người nghèo, người đủ sống có suy nghỉ của người đủ sống. Khi ta muốn thoát nghèo thì phải đoạn trừ những suy nghỉ của người nghèo, khi ta muốn giàu ta phải có suy nghĩ của người giàu có.
Mọi người dể dàng công nhận rằng nghèo là không có tiền, vậy có lắm ngừoi bán vé số trúng vài tỉ, tức có tiền chứ sao, nhưng lại mau chóng quay về bán vé số. Có người nghèo trúng mười mấy tỉ, tiền nhiều chứ ít đâu, lại hoàn nghèo ngay sau đó. Vậy là tại làm sao? Vì họ có suy nghĩ của người nghèo và không thay đổi nó, nên họ chính là họ, nghèo chính là nghèo.
Có câu chuyện một người Bà La Môn hỏi đức Phật là ai, đức phật trả lời:
-ta không phải là thượng đế vì ta không có cái ham muốn đó.
-ta không phải thần vì ta không có cái ham muốn của thần...
Phật dạy rỏ ràng: ta là ai vì ta có suy nghĩ của người đó. Vậy ta nghèo thì rõ ràng ta có cái suy nghỉ của người nghèo.
Kính chia xẻ tư tưởng. Gọi là tư tưởng vì chưa hành được.
Nếu hoailinh muốn đạt được: muốn thành Phật phải hỏi Phật, muốn thành người giàu phải hỏi người giàu. Còn vodanhladanh chỉ là người đưa duyên chỉ chổ.
Thân chào bạn!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên