Niệm Phật tam-muội bảo vương luận

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Giới thiệu Niệm Phật tam-muội bảo vương luận.

Kính thưa: Quí Trưởng bối . Thưa Quí Đạo hữu trên diễn đàn.

....... Pháp môn Niệm Phật phù hợp với căn cơ và trình độ của chúng sanh ở thời mạt pháp. Đây là lời chư tổ Tịnh Độ Tông thường khuyên bảo.

....... Nhận thấy trong kho tàng pháp bảo của Nhà Phật, có rất nhiều kinh luận dạy về pháp môn này.

....... Nay tranglinh xin mạo muội làm gan mà giới thiệu bộ Luận

Niệm Phật tam-muội bảo vương luận Do Đại sư Phi Tích trứ tác.

....... Rất mong mỏi được Quí Trưởng bối , Quí Đạo hữu trên diễn đàn vì lòng từ bi, mà cùng thương tưởng thảo luận và mở mang những chỗ quí báo, mầu nhiệm của bộ luận này.

Rất mong chờ sự chỉ giáo.

 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Xin hỏi

Thưa bạn tranglinh.

Xin bạn vui lòng cho hỏi:

Thế nào là "mạt pháp" ?

Xin cảm ơn.
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Tư duy

Thế nào là "mạt pháp" ?

Cảm ơn Bạn Minh Tâm đã xem và hỏi.

Thưa các Bạn.

Xét về mặt Chân Đế Các pháp vốn vô sanh, thì đâu có lúc mạt (diệt).

Nhưng xét về mặt Tục Đế. Thì tất cả pháp đều phải trải qua 4 tướng: Thành, trụ, hoại, không.

Phật Pháp cũng vậy, theo lời huyền ký trong các kinh, thì :

_ Thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển pháp luân , cho đến sau 500 năm đó là thời kỳ Chánh pháp, lúc này chúng sanh căn tánh vững chắc, tinh tấn tu hành, thành đạo rất đông.

- Sau 500 năm đến 1000 năm nữa tức là 1500 năm sau khi Phật Niết Bàn.- Đó là thời kỳ Tượng Pháp, nghĩa là thời chúng sanh tu hành gần giống như thời chánh pháp, nhưng thế lực, tinh tấn đã giảm thiểu đi rồi.

- Sau 2500 năm Phật Diệt gọi là thời kỳ Mạt Pháp, lúc này tâm tánh chúng sanh phần nhiều giải đãi việc tu hành, say mê ngũ dục, ít người chịu tu, nên ít có người chứng quả.

Đó là nói tương đối cho dễ hiểu mà thôi, còn mạt hay không mạt lại cũng do căn tánh và nhân duyên của từng người.

Chúc bạn vui vẻ, hạnh phúc.
 
Last edited by a moderator:

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Phi Tích Thiền sư, .- Niệm Phật Bảo Vương Tam Muội Luận
* Niệm Phật Tam Muội
* vô niệm với vô sanh
* Niệm mà vô niệm, vãng sanh mà thật là vô sanh

Phần chánh văn


Ðại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh

Quyển 47 – Chư Tôn Bộ 4

No 1967 – Trang 134


LUẬN BẢO VƯƠNG TAM MUỘI

Tuyển luận: Sa Môn Phi Tích

Dịch giải: Sa Môn Hồng Nhơn



Tiểu Sử Tác Giả



PHI –TÍCH

....... Phi Tích Thiền sư, khi mới xuất gia chuyên học luật nghi. Về sau, ngài cùng với Sở Kim Pháp sư nghiên cứu và tu tập giáo quán Thiên Thai.

....... Năm Thiên Bửu, ngài đến Kinh Sư, ngụ ở Chung Nam Sơn, soạn bộ “Niệm Phật Bửu Vương Luận” ba quyển, lưu truyền trong đời. Trong bộ đó về đoạn dạy chuyên chú niệm hiện tại Phật đại lược như thế này:

....... Kinh Bi Hoa nói: “Mật Tô Vương tử từ lúc phát bồ đề tâm, trong khi đi, cứ mỗi bước chuyên tâm nhứt ý niệm Phật, nhờ vậy nên Vương Tử hiện nay đã thành Phật, tại Diệu Hỷ thế giới, chính là đức A Súc Bệ Phật”.

....... Tôi cho rằng khi đi nơi đường rộng, lúc bước trong vườn trong rừng đều phải hành đạo như Mật Tô Vương Tử. Nhẫn đến, dầu là lúc cầm hốt lên ngai, hoặc khi khua ngọc vào triều, ngựa xe rần rộ, cờ trống uy nghiêm, cũng đâu đặng chẳng dụng công tu niệm nơi thời gian ấy thay!

....... Phàm đã là người, chưa có ai không có hơi thở ra vào. Người khác phần đông dùng các thứ châu, ngọc, hột cây v..v.. làm chuỗi niệm, còn tôi thời dùng hơi thở làm chuỗi niệm. Niệm danh hiệu của Phật mà theo hơi thở rất có sự nương cậy vững vàng.

....... Đâu sợ rằng một hơi thở chẳng trở vào, liền thuộc đời sau đó ư! Đi đứng nằm ngồi, tôi luôn dùng xâu chuỗi ấy, dầu cho đến lúc quá mỏi mê, tôi cũng ngậm Phật mà ngủ, vừa chợt tỉnh là nối liền lại.

....... Rồi ở trong giấc ngủ đặng thấy Phật A Di Đà, như cọ cây ra khói, đó là khởi điểm của lửa. Chiêm bao thấy Phật mãi không hở liền thành tựu chánh định, tạn mặt gặp Phật được Phật thọ ký, nhất định vãng sanh muôn không sót một:

Hỏi: Như thế thời chỉ tưởng thầm mà không cần niệm ra tiếng ư?

Đáp: Có 5 nghĩa rất cần đến to tiếng niệm Phật.


1.-Nhổ cây cả gốc rễ phải nhờ tiếng thúc giục, trọn đời tinh tấn dứt sạch trăm mối lo sầu​

2.-Tiếng Phật tới đâu thời nơi ấy muôn điều tai họa đều tan cả, công đức của tòng lâm sơn môn được phồn thịnh đều nhờ nơi tiếng

3.-Thánh cảnh hiện tiền, hoa trời tuôn rưới cũng do nơi tiếng

4.-Như kéo cây đá quá nặng, rập tiếng hè nhau liền đi nhẹ phơi phới

5.-Như dàn quân xông trận nhờ tiếng trống còi, binh sĩ tới lui do nơi phát lịnh.


Cứ theo các nghĩa trên đây, tưởng cùng niệm ra tiếng đồng dùng, chỉ quán song vận, rất hiệp ý của Phật, nào có ngại gì! Hoa Nghiêm nói:

“Thà thọ vô lượng khổ mà đặng nghe tiếng Phật, chớ chẳng chịu hưởng những điều vui mà không được nghe danh hiệu Phật”.

....... Vậy thời tiếng Phật, vang xa thêm lớn căn lành cho muôn loài. Dường như tiếng sấm mùa xuân làm động sanh lực của cây cỏ, đâu nên xem thường.”…


....... Về đoạn dạy “lý sự song tu, tức sanh vô sanh”, ngài nói: “Nhiều người nói niệm Phật là hữu niệm, còn tôi cho rằng niệm Phật là vô niệm. Niệm chính là “không”, đâu được cho là “hữu”. Chẳng phải niệm diệt mới thành “không”, đâu được cho là “vô”. Thể tánh của niệm “tự không”, đâu được cho là “sanh diệt”.

....... Lại “tâm vô sở niệm” đó là “ưng vô sở trụ”, mà “tu niệm Phật” đó là “nhi sanh kỳ tâm”. Lại “tâm vô sở niệm” đó là “tùng vô trụ bổn”, mà tu niệm Phật: đó là “lập nhứt thiết pháp”.

....... Lại “tâm vô sở niệm” đó là “niệm tức thị không”, “mà tu niệm Phật” đó là “không tức thị niệm”(I) . Đây chính là nghĩa “song tịch song chiếu”. Chiếu mà thường tịch, đó là “vô sở niệm tâm”, tịch mà thường chiếu, đó là “mà tu niệm Phật, chánh định tịch chiếu của đức Như Lai, là vị cứu cánh của niệm Phật tam muội vậy.

....... Cho nên niệm Phật tam muội có thể sanh Thủ Lăng Nghiêm Sư Tử Hống định.

....... Bài kệ phá tướng trong kinh “Bồ Tát Niệm Phật Tam Muội” nói: - Niệm thân vàng ròng của Phật, an trụ tâm không tham luyến. Gẫm pháp gì gọi là Phật ?

....... Nhiếp tâm thường quan sát luôn. Sắc vàng không phải Như Lai, bốn uẩn sau cũng như vậy. Rời sắc thời không Như Lai, người quán sắc phải nên hiểu chính đó là chỗ tịch tịnh, tối thắng nhất của Như Lai. Có thể khéo diệt tất cả những tà kiến của ngoại đạo. Như Long Vương giáng mưa lớn, tất cả loài đều được nhờ.

....... Trong kinh này chỉ rõ lục độ vạn hạnh, chưa có một pháp gì chẳng phải là “niệm Phật tam muội”.

....... Trong Đại phẩm Bát Nhã, đức Phật nói các pháp không tịch để dẫn dạy hạng độn căn vì hạng này hay sanh chấp trước. Còn với bực lợi căn đức Phật giảng tướng hảo của chư Phật, vì biết là sen chẳng nhiễm trần.

....... Trong kinh “Tọa Thiền Tam Muội” nói: “Bồ Tát tọa thiền chẳng niệm tưởng tất cả pháp khác, chỉ niệm một đức Phật: như núi Tu Di vàng ở giữa biển rộng trong mát. Nhẫn đến công đức pháp thân của Phật cũng niệm tưởng như vậy.”


*( Niệm mà vô niệm, vãng sanh mà thật là vô sanh. .)

....... Do các đoạn kinh văn và những lý trên, mà biết rằng chẳng đặng cho không niệm là vô niệm, quán Phật thật tướng quán thân cũng vậy, gặp cảnh nào cũng là chơn tánh, không tâm nào chẳng phải là Phật. Quyết định không rời niệm mà gìn vô niệm, lìa sanh mà lập vô sanh.

....... Nếu rời niệm cùng sanh mà lập vô niệm với vô sanh, chính là bởi chẳng rõ lý “phiền não tức Bồ đề, chúng sanh tức Phật” vậy. Rời lìa là chẳng được, thời chính niệm mà là vô niệm, chính vãng sanh mà thật là vô sanh. Nghĩa đó rất rõ ràng, như đêm thu trong lặng, vầng trăng tròn sáng ra khỏi lùm mây!

....... Năm Vĩnh Thới nhà Đường, Thiền sư từng được triều đình thỉnh giữ chức “Chứng Nghĩa Chánh Viện” trong các hội dịch kinh. Như: Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Kinh, Mật Nghiêm Kinh v..v..

( Trích ở các bộ Tống Cao Tăng Truyện )

Bảo Vương Tam Muội Luận
 
Last edited by a moderator:

Đức Trí

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 6 2015
Bài viết
87
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Xin mod cho hỏi

Đại chánh tân tu Đại Tạng kinh là gì ?

mà ở đây lại đưa ra trước tiên vậy bạn ?
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Tư duy

Đại chánh tân tu Đại Tạng kinh là gì ?

mà ở đây lại đưa ra trước tiên vậy bạn ?

* Đại Tạng Kinh.

Kính thưa Bạn Đức Trí.

Các kinh điển của Phật giáo, khi được Đại hội kiết Tập , hay được một đoàn thể Tăng già khảo duyệt qua sự chính thức chứng minh của các vị trưởng Lão, thì gọi là đã được chứng nhận ĐÚNG CHÁNH PHÁP. Khi ấy những danh mục Kinh, Luật, Luận đã được xét duyệt bằng một Đại Hội Tăng gìa ấy.- được gọi là Đại Tạng kinh. Ví dụ như bộ Đại Tạng Kinh Việt nam hiện nay đã được Viện Nghiêng Cứu Phật học VN, công bố hiện hành v.v...

Còn Đại chính tân tu đại tạng kinh (kanji: 大正新脩大蔵経, romaji: Taishō Shinshū Daizōkyō),

Theo trang wikipedia.org thì:

Đại chính tân tu đại tạng kinh[/B] (kanji: 大正新脩大蔵経, romaji: Taishō Shinshū Daizōkyō), thường gọi tắt "Chánh Tạng" hoặc "Đại Chánh Tạng", là bộ Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán do Hội Xuất bản các Kinh điển Quan trọng Taisho (大正一切経刊行会) ấn hành từ năm 1924 đến năm 1934.

Hiệu chỉnh bởi các học giả danh tiếng của Nhật như Takakusu Junjiro, Watanabe Umiakira, và Ono Genmyo. Toàn tạng gồm 100 tập, gồm 12.000 trang chứa đựng 3360 bản kinh, luật, luận sớ giải. 55 tập đầu quan trọng nhất vì bao gồm toàn bộ các kinh, luật, luận trọng yếu. Những quyển kinh còn lại đa phần là trước tác của các tông sư nhân bản, đồ tượng và nghi kinh. Bản này hiện thời được coi là bản kinh tiêu chuẩn và uy tín nhất vì mỗi bản kinh, luận đều được tham khảo, hiệu đính tỷ mỉ đồng thời trong phần ghi chú còn có thêm các thuật ngữ bằng tiếng Pali và Sankrit. Bản này được sử dụng khắp nơi trên thế giới kể các phân khoa Phật Học trong các trường Đại học Âu Mỹ.

Như vậy sở dĩ nêu lên trên hết là để xác quyết niềm tin. Đây là Chánh Pháp Phật, đã được Đại hội Tăng già ấn chứng.

Kính.
 
Last edited by a moderator:

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Thiên Thai Tông, có những pháp tu gì là đại biểu của Tông môn.

kính xin Bạn tranglinh cho biết ạ.
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Thiên Thai Tông.(Trí Giả Đại Sư)

Phần Tư duy


Thiên Thai Tông, có những pháp tu gì là đại biểu của Tông môn.

kính xin Bạn tranglinh cho biết ạ.

Thiên Thai Tông. Là một Tông phái lớn của Phật giáo, phát tích từ Trung Hoa, do trí giả Đại Sư thành lập. Phái này lấy kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm căn bản, nên còn gọi là Pháp hoa Tông.

Trí Giả Đại Sư tôn ngài Long Thọ Bồ tát làm Tổ thứ nhất, nên nghiệm ra có căn bản từ Lý Tánh không của kinh Ma Ha Bát Nhã.

Thiên Thai Tông đưa ra pháp tu "Nhất Tâm Tam quán" làm ba quan điểm chính . Đây là dựa vào giáo lí của Tổ Long Thọ.

– Đó là:

* Tất cả mọi hiện tượng dựa lên nhau mà có và thật chất của chúng là tính Không (sa. śūnyatā).

* Mọi hiện tượng là biểu hiện của một thể tuyệt đối, đó là Chân như (sa. tathatā). Tông phái này gọi ba chân lí đó là không (空), giả (假) và trung (中):

1/. Pháp quán thứ nhất : Quán chiếu mọi pháp ( dharma) không có một thật thể đó là lý "Tánh không".- Đó là quán không.

2/. Pháp quán thứ hai : Quán chiếu rằng, tuy thế, các pháp vẫn có một dạng tồn tại tạm thời với thời gian và giác quan con người có thể quán chiếu được, như xem ảnh trong gương.- Đó là Quán giả.

3/. Pháp quán thứ : ba tổng hợp hai pháp quán 1 + 2, cho rằng thể của sự vật lại không nằm ngoài tướng, không thể bỏ hiện tượng để tìm bản chất, thể và tướng là một.- Đó là Quán Trung .

Quan điểm này nhấn mạnh tính toàn thể và xuyên suốt của sự vật.

* Biết rõ 1 tâm niệm vốn bất khả đắc, bất khả thuyết, rồi trong 1 tâm niệm ấy tu cả Không quán, Giả quán và Trung quán gọi là Nhất tâm tam quán.

Mến.
 
Last edited by a moderator:

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Niệm Phật ?

Phần chánh văn



Phần huyền nghĩa

Đề luận là cương yếu của toàn bộ luận như cổ áo đối với cái áo, chớp lưới đối với toàn cái lưới, muốn lấy áo cần nắm cổ áo, toàn bộ chiếc áo đều lên, nắm chóp lưới, cả chiếc đều tóm lại. Vì thế, Tổ Thiên Thai khi giải thích các bộ kinh luận thường lập năm lớp huyền nghĩa để người đọc có cửa ngõ khi muốn vào tác phẩm.

1.- Giải thích đề luận:

Niệm Phật : Niệm là nhớ rõ không quên, Phật là bậc giác ngộ, người không giác gọi là mê, không mê gọi là giác. Bậc giác ngộ là ý chỉ bậc hoàn toàn không có mê. Giác có nhiều bậc : Nếu nói từ xưa đến nay vốn không mê thì gọi là Bản giác, nếu nói đã mê rồi nay mới giác ngộ thì gọi là Thỉ giác. Nếu nói một lần giác ngộ là vĩnh viễn suốt thời vị lai, không còn mê lại gọi là Cứu cánh giác. Bản giác chỉ cho pháp thân, Thỉ giác chỉ cho bát nhã, Cứu cánh giác chỉ cho giải thoát. Nói chữ Phật là bí tạng của ba đức kể trên.

Phàm người niệm Phật cần phải biết cái nào là năng niệm, cái nào là sở niệm và cũng phải biết cái không phải năng và không phải sở. Năng niệm thuộc về Tâm, Sở niệm thuộc về Phật, lại cũng phải biết ngoài cái năng niệm không có cái sở niệm, tức ngoài tâm không có Phật; ngoài cái sở niệm không có năng niệm, tức ngoài Phật không tâm (gương và ảnh). Ngoài tâm không Phật, toàn Phật là tâm, ngoài Phật không tâm, toàn tâm là Phật. Nên nói : Phật là Giác, Giác là Tâm. Sở dĩ nói ngoài tâm không Phật vì tâm không mê, nói ngoài Phật không tâm, vì Phật là Giác. Niệm Phật cũng có ba thứ : Niệm Bản giác là niệm vị lai Phật có bảy môn ở quyển thượng của luận này. Niệm Thỉ giác là chung cho chư Phật ba đời, bảy môn thuộc quyển hạ. Niệm Cứu kính giác là niệm hiện tại Phật, sáu môn thuộc quyển trung.
 
Last edited by a moderator:

Đức Trí

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 6 2015
Bài viết
87
Điểm tương tác
16
Điểm
8
* 4 pháp niệm Phật

Tôi thường nghe, có 4 pháp niệm Phật là:

1. Trì danh niệm Phật

2. Quán tượng niệm Phật

3. Quán tưởng niệm Phật

4. Thật tướng niệm Phật.

Phải chăng. luận này là nói về "Thật Tướng niệm Phật" ?

Xin bạn tranglinh và quí Thiện hữu chỉ dạy ạ.
 
Last edited by a moderator:

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Thế nào là "mạt pháp" ?


- Sau 2500 năm Phật Diệt gọi là thời kỳ Mạt Pháp, lúc này tâm tánh chúng sanh phần nhiều giải đãi việc tu hành, say mê ngũ dục, ít người chịu tu, nên ít có người chứng quả.

Đó là nói tương đối cho dễ hiểu mà thôi, còn mạt hay không mạt lại cũng do căn tánh và nhân duyên của từng người.

Chào Trang Linh! Latuan muốn vấn đạo không biết Trang Linh có sẵn lòng?
Cổ đức răn "Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan" điều này có ứng với những lý giải bên trên của quý hữu?
Sau 2500 Phật Thích Ca nhập diệt chánh pháp rơi vào thời mạt pháp, người tu thời nhiều người chứng ngộ thời ít. Vậy hóa ra chánh pháp khi sáng khi tối, khi mờ khi tỏ chăng? Nếu lý giải như thế chẳng phải sẽ rơi vào chấp Đoạn sao?
Latuan lý giải như thế này Trang Linh nghe xem có lọt tai.
Vì rơi vào tà kiến của ngụy thư len lõi trong chánh kinh Tam Tạng giáo điển người học Phật mê lầm tin nhận về sau kinh điển không còn, giấy nếu còn thì cũng không có chữ viết chỉ còn lại pháp môn niệm Phật A di đà được lưu bố trong cộng đồng người học Phật. Do rơi vào tà kiến đó mà từ 84.000 pháp môn Phật thuyết chỉ còn lại một pháp môn niệm Phật vì thế chánh pháp rơi vào thời kỳ Mạt Pháp.
Thêm nữa, do bởi người học Phật chỉ lấy việc niệm Phật làm sở đắc, sở cậy vọng tưởng có chân Phật tiếp đón, dẫn nhập Tây Phương mà tự đóng bít cửa ngộ, dập tắt Phật tánh, chánh pháp có nơi tự thân vì thế mà chánh pháp rơi vào Mạt pháp.
Latuan hỏi Trang Linh câu hỏi hơi riêng tư một chút, hoàn toàn không mang tính vấn nạn, chỉ lấy sự chân thành mà sách tấn lẫn nhau.
Trang Linh nói mạt pháp hay chánh pháp còn tùy thuộc nhân duyên, căn tánh từng người. Latuan muốn Trang Linh bộc bạch chánh pháp với Trang Linh đã đang sẽ là chánh pháp hay mạt pháp?
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Chân lý không hoại diệt.

Phần Tư duy


(1) Vì rơi vào tà kiến của ngụy thư len lõi trong chánh kinh Tam Tạng giáo điển người học Phật mê lầm tin nhận về sau kinh điển không còn, giấy nếu còn thì cũng không có chữ viết chỉ còn (2) lại pháp môn niệm Phật A di đà được lưu bố trong cộng đồng người học Phật. Do rơi vào tà kiến đó mà từ 84.000 pháp môn Phật thuyết chỉ còn lại một pháp môn niệm Phật vì thế chánh pháp rơi vào thời kỳ Mạt Pháp.
Thêm nữa, (3) do bởi người học Phật chỉ lấy việc niệm Phật làm sở đắc, sở cậy vọng tưởng có chân Phật tiếp đón, dẫn nhập Tây Phương mà tự đóng bít cửa ngộ, dập tắt Phật tánh, chánh pháp có nơi tự thân vì thế mà chánh pháp rơi vào Mạt pháp.
Latuan hỏi Trang Linh câu hỏi hơi riêng tư một chút, hoàn toàn không mang tính vấn nạn, chỉ lấy sự chân thành mà sách tấn lẫn nhau.
Trang Linh nói mạt pháp hay chánh pháp còn tùy thuộc nhân duyên, căn tánh từng người. Latuan muốn Trang Linh bộc bạch (4) chánh pháp với Trang Linh đã đang sẽ là chánh pháp hay mạt pháp?


Kính cảm ơn Bạn latuan đã tham gia thảo luận.

tranglinh kính xin trao đổi cùng bạn một số ý, mà theo thiển kiến của tranglinh như sau:

1/. Ý thứ nhất của bạn: Vì rơi vào tà kiến của ngụy thư len lõi trong chánh kinh Tam Tạng giáo điển người học Phật mê lầm tin nhận, về sau kinh điển không còn, giấy nếu còn thì cũng không có chữ viết...

* 1/. Theo tranglinh nhận thấy.- Chân lý của Phật không phụ thuộc ngôn ngữ, văn tự. Ví dụ như truyền thuyết "Niêm hoa vi tiếu" , đức Phật có nói lời nào đâu. Vì vậy, dù có "ngụy thư" len lỏi trong chánh kinh Tam Tạng giáo điển, thì cũng không thể làm lu mờ Chân lý được.

+ Chân lý là mặt trăng, kinh là ngón tay. Ngụy thư chỉ lập lờ ngón tay, không thể lờ trăng được.

Phật dạy. Gặp thời nghe được lời dạy của Phật mà giác ngộ, thì gọi là Duyên giác. Không có Phật ra đời, mà quán sát nước chảy, hoa rơi được ngộ đạo gọi là Độc giác. Đó là nói về Nhị thừa, còn với Bồ tát thừa, thì chư vị Bồ Tát "Thế thế thường hành Bồ tát Đạo", nghĩa là chư Phật Bồ tát luôn ở gần chúng sanh để nhắc nhở, truyền tâm đó bạn. Vậy thì Chân lý ở khắp vũ trụ đó bạn. Dù Phật ra đời chân lý vẫn thế, Phật không ra đời chân lý vẫn thế: Sanh, trụ, dị, diệt. Thành, trụ, hoại, không. Đối với người trí, chân lý không bao giờ thay đổi.

Điều này, xin hỏi bạn đã có bao giờ chiêm nghiệm chưa ?

Vì thế, lý do tà thuyết xen tạp, mà rơi vào mạt pháp là chưa đủ thuyết phục.
 
Last edited by a moderator:

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83


Kính cảm ơn Bạn latuan đã tham gia thảo luận.

tranglinh kính xin trao đổi cùng bạn một số ý, mà theo thiển kiến của tranglinh như sau:

1/. Ý thứ nhất của bạn: Vì rơi vào tà kiến của ngụy thư len lõi trong chánh kinh Tam Tạng giáo điển người học Phật mê lầm tin nhận, về sau kinh điển không còn, giấy nếu còn thì cũng không có chữ viết...

* 1/. Theo tranglinh nhận thấy.- Chân lý của Phật không phụ thuộc ngôn ngữ, văn tự. Ví dụ như truyền thuyết "Niêm hoa vi tiếu" , đức Phật có nói lời nào đâu. Vì vậy, dù có "ngụy thư" len lỏi trong chánh kinh Tam Tạng giáo điển, thì cũng không thể làm lu mờ Chân lý được.

+ Chân lý là mặt trăng, kinh là ngón tay. Ngụy thư chỉ lập lờ ngón tay, không thể lờ trăng được.

Phật dạy. Gặp thời nghe được lời dạy của Phật mà giác ngộ, thì gọi là Duyên giác. Không có Phật ra đời, mà quán sát nước chảy, hoa rơi được ngộ đạo gọi là Độc giác. Đó là nói về Nhị thừa, còn với Bồ tát thừa, thì chư vị Bồ Tát "Thế thế thường hành Bồ tát Đạo", nghĩa là chư Phật Bồ tát luôn ở gần chúng sanh để nhắc nhở, truyền tâm đó bạn. Vậy thì Chân lý ở khắp vũ trụ đó bạn. Dù Phật ra đời chân lý vẫn thế, Phật không ra đời chân lý vẫn thế: Sanh, trụ, dị, diệt. Thành, trụ, hoại, không. Đối với người trí, chân lý không bao giờ thay đổi.

Điều này, xin hỏi bạn đã có bao giờ chiêm nghiệm chưa ?

Vì thế, lý do tà thuyết xen tạp, mà rơi vào mạt pháp là chưa đủ thuyết phục.

Chào Trang Linh! Có vẻ bạn chưa trả lời hết những ý mà latuan tham vấn. Với Trang Linh chánh pháp là chánh pháp hay là mạt pháp?
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Trang Linh ơi! Khi lấy tư liệu làm luận chứng thì chí ít phải hiểu rõ lý của mình đưa ra như việc lấy "Niêm hoa vi tiếu" để minh chứng chánh pháp không cần nói vẫn biết. Vậy Trang Linh đã rõ Niêm hoa vi tiếu chưa? Nếu chánh pháp không cần nói một lời, chỉ niêm hoa vi tiếu là đủ thì Phật đâu cần thuyết nhiều kinh sách lắm vậy?
Thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt là lý của vô thường cớ sao Trang Linh lấy lý vô thường luận thực tướng chân thường - pháp Phật?
Latuan nói kinh A di đà không có bản gốc ở Ấn Độ mà đó chỉ là hàng nhái kinh Phật mang mác Trung Quốc liệu Trang Linh có bàng hoàng không?
Vì sao phải bàng hoàng?
Vì không có bản gốc từ đất Phật nên bộ kinh đó không là chánh kinh mà chỉ là ngụy kinh do Tông Thiên Thai trá ngụy.
Nếu việc giả kinh được công bố chẳng phải là người học Phật chuyên niệm Phật bấy lâu nay học Phật trong mê lầm do vậy mà chánh pháp đã trở thành mạt pháp chăng?
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Tư duy

Vâng ! tranglinh xin lần lượt trả lời 4 ý mà bạn đã nếu lên.

2/. Ý thứ 2, bạn nêu: lại pháp môn niệm Phật A di đà được lưu bố trong cộng đồng người học Phật. Do rơi vào tà kiến đó mà từ 84.000 pháp môn Phật thuyết chỉ còn lại một pháp môn niệm Phật vì thế chánh pháp rơi vào thời kỳ Mạt Pháp.

* 2/. Với ý thứ 2 này tranglinh suy nghiệm rằng: Các bậc Thánh Tổ đức, khi đã được lạc thuyết vô ngại biện, thì từ một từ ngữ, có thể diễn thuyết 3 ngày, 3 tháng, 3 năm, hoặc cả đời vẫn chưa hết ý nghĩa. Có khi cả 3 tạng kinh điển, mà gom lại chỉ trong 1 chữ là đủ. Như bài kệ của Thiền Sư Phước Hậu.

Nguyên văn bài Thi kệ Ngài dạy :

"Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,
Học hành không thiếu cũng không dư,
Năm nay nghĩ lại chừng quên hết,
Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ."


Đó thưa bạn. Một chữ NHƯ, là đủ "Như Lai giả, thị chư pháp NHƯ nghĩa" (Kinh Kim Cang).

Huống chi Pháp môn niệm Phật, có đến 6 chữ, thì vô ngại biện , đủ sức đưa người lên bờ Giác đó bạn.

Còn câu hỏi này của bạn:

Trang Linh ơi! Khi lấy tư liệu làm luận chứng thì chí ít phải hiểu rõ lý của mình đưa ra như việc lấy "Niêm hoa vi tiếu" để minh chứng chánh pháp không cần nói vẫn biết. Vậy Trang Linh đã rõ Niêm hoa vi tiếu chưa? Nếu chánh pháp không cần nói một lời, chỉ niêm hoa vi tiếu là đủ thì Phật đâu cần thuyết nhiều kinh sách lắm vậy?
Thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt là lý của vô thường cớ sao Trang Linh lấy lý vô thường luận thực tướng chân thường - pháp Phật?
Latuan nói kinh A di đà không có bản gốc ở Ấn Độ mà đó chỉ là hàng nhái kinh Phật mang mác Trung Quốc liệu Trang Linh có bàng hoàng không?
Vì sao phải bàng hoàng?
Vì không có bản gốc từ đất Phật nên bộ kinh đó không là chánh kinh mà chỉ là ngụy kinh do Tông Thiên Thai trá ngụy.
Nếu việc giả kinh được công bố chẳng phải là người học Phật chuyên niệm Phật bấy lâu nay học Phật trong mê lầm do vậy mà chánh pháp đã trở thành mạt pháp.
Đó là thuộc về phạm vi khác, để tránh lạc đề, tranglinh xin được trao đổi ở chuyện mục khác. Bạn đồng ý chứ ?
 
Last edited by a moderator:

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Tông Thiên Thai làm thân Phật chảy máu.

Thiên Thai Tông. Là một Tông phái lớn của Phật giáo, phát tích từ Trung Hoa, do trí giả Đại Sư thành lập. Phái này lấy kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm căn bản, nên còn gọi là Pháp hoa Tông.

Trí Giả Đại Sư tôn ngài Long Thọ Bồ tát làm Tổ thứ nhất, nên nghiệm ra có căn bản từ Lý Tánh không của kinh Ma Ha Bát Nhã.

Thiên Thai Tông đưa ra pháp tu "Nhất Tâm Tam quán" làm ba quan điểm chính . Đây là dựa vào giáo lí của Tổ Long Thọ.

– Đó là:

* Tất cả mọi hiện tượng dựa lên nhau mà có và thật chất của chúng là tính Không (sa. śūnyatā).

* Mọi hiện tượng là biểu hiện của một thể tuyệt đối, đó là Chân như (sa. tathatā). Tông phái này gọi ba chân lí đó là không (空), giả (假) và trung (中):

1/. Pháp quán thứ nhất : Quán chiếu mọi pháp ( dharma) không có một thật thể đó là lý "Tánh không".- Đó là quán không.

2/. Pháp quán thứ hai : Quán chiếu rằng, tuy thế, các pháp vẫn có một dạng tồn tại tạm thời với thời gian và giác quan con người có thể quán chiếu được, như xem ảnh trong gương.- Đó là Quán giả.

3/. Pháp quán thứ : ba tổng hợp hai pháp quán 1 + 2, cho rằng thể của sự vật lại không nằm ngoài tướng, không thể bỏ hiện tượng để tìm bản chất, thể và tướng là một.- Đó là Quán Trung .

Quan điểm này nhấn mạnh tính toàn thể và xuyên suốt của sự vật.

* Biết rõ 1 tâm niệm vốn bất khả đắc, bất khả thuyết, rồi trong 1 tâm niệm ấy tu cả Không quán, Giả quán và Trung quán gọi là Nhất tâm tam quán.

Mến.
Thưa cùng Trang Linh và đại chúng.
Trí Giả đại sư tự dựng lập ngài Long Thọ làm Tổ thứ nhất để mình là đạo có gốc nghiễm nhiên thành Tổ khai Tông thu nhận môn đồ và tách mình ra khỏi đạo Phật. Đây là hành động chia Tông rẽ Giáo làm chảy máu Phật, cách thức làm đó có khác gì việc Đề bà đạt ba mấy lượt hãm hại Phật nhằm tranh giành vị trí lãnh đạo Tăng đoàn.
Hành động của Trí Giả Đại Sư có phải là việc làm chảy máu Phật? Điều này Trang Linh có từng nghĩ và từng quán chiếu đến không?
Đây là chánh hay tà, là đường lớn hay lối rẽ Trang Linh hãy vì chính mình mà mở mắt huệ.
Mến!
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Thưa cùng Trang Linh và đại chúng.
Trí Giả đại sư tự dựng lập ngài Long Thọ làm Tổ thứ nhất để mình là đạo có gốc nghiễm nhiên thành Tổ khai Tông thu nhận môn đồ và tách mình ra khỏi đạo Phật. Đây là hành động chia Tông rẽ Giáo làm chảy máu Phật, cách thức làm đó có khác gì việc Đề bà đạt ba mấy lượt hãm hại Phật nhằm tranh giành vị trí lãnh đạo Tăng đoàn.
Hành động của Trí Giả Đại Sư có phải là việc làm chảy máu Phật? Điều này Trang Linh có từng nghĩ và từng quán chiếu đến không?
Đây là chánh hay tà, là đường lớn hay lối rẽ Trang Linh hãy vì chính mình mà mở mắt huệ.
Mến!

Kính thưa Bạn latuan.

Việc xét tội của chư Tổ, không phải là việc làm của tranglinh.

tranglinh chỉ làm một việc nho nhỏ là tìm hiểu Niệm Phật Tam Muội mà thôi.

mong bạn thứ lỗi cho ạ.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Vâng ! tranglinh xin lần lượt trả lời 4 ý mà bạn đã nếu lên.

2/. Ý thứ 2, bạn nêu: lại pháp môn niệm Phật A di đà được lưu bố trong cộng đồng người học Phật. Do rơi vào tà kiến đó mà từ 84.000 pháp môn Phật thuyết chỉ còn lại một pháp môn niệm Phật vì thế chánh pháp rơi vào thời kỳ Mạt Pháp.

* 2/. Với ý thứ 2 này tranglinh suy nghiệm rằng: Các bậc Thánh Tổ đức, khi đã được lạc thuyết vô ngại biện, thì từ một từ ngữ, có thể diễn thuyết 3 ngày, 3 tháng, 3 năm, hoặc cả đời vẫn chưa hết ý nghĩa. Có khi cả 3 tạng kinh điển, mà gom lại chỉ trong 1 chữ là đủ. Như bài kệ của Thiền Sư Phước Hậu.

Nguyên văn bài Thi kệ Ngài dạy :

"Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,
Học hành không thiếu cũng không dư,
Năm nay nghĩ lại chừng quên hết,
Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ."


Đó thưa bạn. Một chữ NHƯ, là đủ "Như Lai giả, thị chư pháp NHƯ nghĩa" (Kinh Kim Cang).

Huống chi Pháp môn niệm Phật, có đến 6 chữ, thì vô ngại biện , đủ sức đưa người lên bờ Giác đó bạn.

Còn câu hỏi này của bạn:

latuan: Trang Linh ơi! Khi lấy tư liệu làm luận chứng thì chí ít phải hiểu rõ lý của mình đưa ra như việc lấy "Niêm hoa vi tiếu" để minh chứng chánh pháp không cần nói vẫn biết. Vậy Trang Linh đã rõ Niêm hoa vi tiếu chưa? Nếu chánh pháp không cần nói một lời, chỉ niêm hoa vi tiếu là đủ thì Phật đâu cần thuyết nhiều kinh sách lắm vậy?
Thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt là lý của vô thường cớ sao Trang Linh lấy lý vô thường luận thực tướng chân thường - pháp Phật?
Latuan nói kinh A di đà không có bản gốc ở Ấn Độ mà đó chỉ là hàng nhái kinh Phật mang mác Trung Quốc liệu Trang Linh có bàng hoàng không?
Vì sao phải bàng hoàng?
Vì không có bản gốc từ đất Phật nên bộ kinh đó không là chánh kinh mà chỉ là ngụy kinh do Tông Thiên Thai trá ngụy.
Nếu việc giả kinh được công bố chẳng phải là người học Phật chuyên niệm Phật bấy lâu nay học Phật trong mê lầm do vậy mà chánh pháp đã trở thành mạt pháp.

Đó là thuộc về phạm vi khác, để tránh lạc đề, tranglinh xin được trao đổi ở chuyện mục khác. Bạn đồng ý chứ ?

À! Thì ra Trang Linh đang hồi đáp, latuan im lặng nghe!
Mến!
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Tư duy

3/. Ý thứ 3 , bạn nêu: Do bởi người học Phật chỉ lấy việc niệm Phật làm sở đắc, sở cậy vọng tưởng có chân Phật tiếp đón, dẫn nhập Tây Phương mà tự đóng bít cửa ngộ, dập tắt Phật tánh, chánh pháp có nơi tự thân vì thế mà chánh pháp rơi vào Mạt pháp.

* 3/. Với ý thứ 3 này, tranglinh thấy bạn đã có nhiều thành kiến và hiểu lầm về Pháp môn niệm Phật rồi.

- Vì Niệm là nghĩ nhớ, Phật là Tâm, là giác, là tỉnh thức. Người luôn nhớ nghĩ đến sự tỉnh thức, luôn nhớ nghĩ về Tâm, thì đã muội lược đi vọng tưởng, đã không còn chạy theo "tưởng tri", mà hằng sống trong "Thắng tri" và "liễu tri", thì làm sao mà nói là đóng bít cửa ngộ, dập tắt Phật tánh, chánh pháp có nơi tự thân được ? Nên nghĩ là Người niệm Phật, là người đã bào mòn vô minh tham ái, đã nâng "Ngộ tánh" lên tầm cao mới, đó bạn.

4/. Ý thứ 4, bạn nêu: chánh pháp với Trang Linh đã đang sẽ là chánh pháp hay mạt pháp?

* 4/. Bạn ơi ! Chúng ta hãy tự hồi quang phản chiếu lấy mình, Chánh pháp hay mạt pháp hãy tự xem mình đã xả bỏ mọi "Sở tri chướng" chưa ? Đã đến "Vô ngã" chưa ? Đã nhập "Chân Như" chưa ? Thì sẽ tự biết được.

[MOVLLEFT]CHÁNH PHÁP HAY MẠT PHÁP TẠI CHÍNH LÒNG MÌNH . CHỨ KHÔNG PHẢI DO PHÁP MÔN NIỆM PHẬT[/MOVLLEFT].
 
Last edited by a moderator:

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
3/. Ý thứ 3 , bạn nêu: Do bởi người học Phật chỉ lấy việc niệm Phật làm sở đắc, sở cậy vọng tưởng có chân Phật tiếp đón, dẫn nhập Tây Phương mà tự đóng bít cửa ngộ, dập tắt Phật tánh, chánh pháp có nơi tự thân vì thế mà chánh pháp rơi vào Mạt pháp.

* 3/. Với ý thứ 3 này, tranglinh thấy bạn đã có nhiều thành kiến và hiểu lầm về Pháp môn niệm Phật rồi.

- Vì Niệm là nghĩ nhớ, Phật là Tâm, là giác, là tỉnh thức. Người luôn nhớ nghĩ đến sự tỉnh thức, luôn nhớ nghĩ về Tâm, thì đã muội lược đi vọng tưởng, đã không còn chạy theo "tưởng tri", mà hằng sống trong "Thắng tri" và "liễu tri", thì làm sao mà nói là đóng bít cửa ngộ, dập tắt Phật tánh, chánh pháp có nơi tự thân được ? Nên nghĩ là Người niệm Phật, là người đã bào mòn vô minh tham ái, đã nâng "Ngộ tánh" lên tầm cao mới, đó bạn.

4/. Ý thứ 4, bạn nêu: chánh pháp với Trang Linh đã đang sẽ là chánh pháp hay mạt pháp?

* 4/. Bạn ơi ! Chúng ta hãy tự hồi quang phản chiếu lấy mình, Chánh pháp hay mạt pháp hãy tự xem mình đã xả bỏ mọi "Sở tri chướng" chưa ? Đã đến "Vô ngã" chưa ? Đã nhập "Chân Như" chưa ? Thì sẽ tự biết được.

[MOVLLEFT]CHÁNH PHÁP HAY MẠT PHÁP TẠI CHÍNH LÒNG MÌNH . CHỨ KHÔNG PHẢI DO PHÁP MÔN NIỆM PHẬT[/MOVLLEFT].
Ui chao! Tranglinh ơi! Lời của Tranglinh đã có chỗ hở sườn với chánh kinh mà Tranglinh góp phần xiểng dương - Đây là thời mạt pháp.
Tranglinh nói pháp môn niệm Phật nâng ngộ tánh lên tầm cao mới. Người học Phật ngày nay theo pháp môn niệm Phật cũng rất đông. Nếu luận theo cách của Tranglinh thì người chứng ngộ sẽ phải rất nhiều rồi, đâu giống thời mạt pháp.
Tranglinh lại bảo người theo pháp môn niệm Phật dứt vọng tưởng thì lời nói này có gượng ép, cưỡng cầu không? Vì gần như người học Phật theo pháp môn niệm Phật đều vọng cầu vãng sanh cực lạc quốc. Có lẽ Tranglinh cũng không là ngoại lệ.
Hỏi Tranglinh chánh pháp với Tranglinh đang là chánh pháp hay mạt pháp mà Tranglinh cũng không thể nói rõ lại vẽ vời thế nhân.
Latuan không đến để vấn nạn, Tranglinh hỏi đáp thế này latuan đã rõ nên không phiền Tranglinh nữa. Chớ khách sáo bảo không phiền latuan lại tham vấn, khi ấy e rằng sẽ khiến Tranglinh khó nghĩ nhiều.
Đừng nói latuan có thành kiến với pháp môn niệm Phật, lời này của Tranglinh nhận định không đúng về latuan. Vì latuan đã từng xác quyết Thái tử Tất đạt do niệm Phật tam muội mà thành Phật kia mà.
Đã biết đến chánh pháp thì đừng tự cô phụ chính mình, đừng tham cứu kinh sách bất liễu nghĩa, nhận lầm ngụy kinh là chánh pháp mà mê mờ trí huệ tự thân, tánh giác - Phật tánh. Đó là lời latuan gửi đến Tranglinh.
Mến!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên