Niệm Phật vãng sanh có trái nhân quả không?

tranquyhao

Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
23 Thg 7 2019
Bài viết
28
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Theo mình bạn nên tìm hiểu cuộc đời ngài Đức Sơn Tuyên Giám để tránh đi vào vết xe đổ của ngài ấy!

Học thông 3 tạng kinh, thuyết pháp như mưa phùn, chuyên giảng kinh Kim cương, viết chú giải thành 1 gánh nhưng lại đi vào ma đạo, quẩy gánh xuống phương nam tiêu diệt bọn yêu tinh nói "trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật" để báo đáp ân Phật, cuối cùng thì thế nào?

Bạn nên lấy ngài ấy làm gương mà xem lại cái sự học của mình đã được như ngài ấy trước khi quẩy gánh về Nam chưa?

Trong những thứ nên đọc tôi khuyên bạn đọc quyển "Tâm Bất Sinh" của ngài BanKei ( Bàn Khuê Vĩnh Trác ) trước khi nghiên cứu các thứ tào lao gì khác mà bạn cho là hay ho.
Vâng! M xin tiếp thu ý kiến và cố gắng đọc! Hi
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Hân hạnh được trao đổi cùng bạn. Hy vọng bạn mở lòng trao đổi. Tôi thấy bạn có không ít kiến giải sai lầm nghiêm trọng!

1. Ý 1 bạn nói cũng có khác gì tôi đâu! Nhưng có vấn đề như sau: Theo ý bạn, 999 người kia chỉ là giả chết sao, hoặc do người ta thêm thắt vào?! Cái lý sám hối, quay đầu giải thoát thì phải có thực tế minh chứng. Ngài Vô Não đã từng giết 999 người là sự việc đã xảy ra và Ngài quay đầu là bờ, giải thoát cũng là thực tế xảy ra. Không có chuyện biểu diễn hay gì ở đây cả bạn ơi.

Gieo nhân tất sẽ có quả báo, kể cả các vị A LA HÁN, mặc dù đã chứng tự tại giải thoát nhưng hễ thân còn trong tam giới thì quả báo của nghiệp xưa vẫn xuất hiện.

Như Ngài Mục Kiền Liên, đã chứng A LA HÁN nhưng vẫn bị quả báo đá đè chết. Nhiều vị trong Thiền Tông, đã tự tại nhưng vẫn tình nguyện thọ lãnh quả báo của các kiếp trước.

Như vậy, việc giải thoát nội tâm và lãnh chịu quả báo bên ngoài là hai việc không loại trừ nhau. Chỉ có Đức Phật mới đích thực là hết quả báo!


Cái Lý phải có cái Sự, nếu không chỉ là Lý Suông!

2. Bạn lại đem đến một cách hiểu sai lệch mới về Tịnh Độ rồi đây.

a) Theo như bạn nói "*Còn nhân tham sân si, tức sinh ra duyên lục đạo luân hồi đó là điều chắn chắn."
Suy ra: một người niệm Phật còn tham dù ít thì cũng phải vào luân hồi chứ không thể vãng sanh. Như thế, bắt buộc phải đoạn trừ tận gốc tham sân si mới mong vãng sanh. Mà đoạn trừ tận gốc tham muốn thì phải đoạn trừ tất cả sự mong cầu, kể cả nguyện cầu vãng sanh cũng phải đoạn trừ! Như vậy thì trái với 9 phẩm vãng sanh và người vô dục rồi thì tự tại ba cõi, vãng sanh làm chi!?

Bạn nên biết, tham có nhiều loại. Tham muốn giải thoát khổ, thành Phật, tham muốn vãng sanh cũng là tham. Những loại tham muốn này, Phật rước và chấm dứt luân hồi lục đạo, tôi đã viết rồi. Còn như tham muốn hưởng thụ ngũ dục thì họ duyên ta bà, thật sự không muốn đến Cực Lạc.

Một người tuy không cầu mong trong ngũ dục nhưng không có nghĩa là đã tự tại đâu nhé. Đủ điều kiện thì ham muốn vẫn xảy ra. Giống như một người nghiện ma túy, tuy biết nó tai hại vô cùng, vướng vào có nước hủy hoại cuộc đời nhưng cái quán tính của thân vẫn còn đưa đẩy, nhất thời vẫn có thể bị vướng phải, chưa đoạn tuyệt được!

Hơn nữa, có tịnh độ thánh phàm đồng cư ngụ vẫn có phàm phu còn tham sân si nhưng không phải lục đạo luân hồi của ta bà này, như cõi Diệu Hỷ của Đức Phật Bất Động. Đó là một thế giới trang nghiêm, do sức nguyện của Đức Phật Bất Động khi hành Bồ Tát Đạo phát nguyện. Người có lòng tham luyến ái dục thì không thể sanh về thế giới này. Như vậy, tham sân si có nhiều loại, sâu dày cạn mỏng, chẳng đồng.



b) "Thân do nghiệp mà có, cảnh do nghiệp chiêu cảm, bạn hủy báng toàn bộ lời phật dạy."

Nghiệp chắc ở ngoài nội tâm bạn chăng? Nội tâm trong sạch, bất động thì làm sao có thân, làm sao có cảnh! Chắc hẳn bạn từng nghe: Vạn pháp quy tâm! Dù quá khứ có bao việc ác nhưng nội tâm biết hối lỗi, xóa hết mê lầm thì vẫn tự tại, nghiệp xưa từ từ trả sau.

Nhưng ở đây tôi nói "thế giới" chứ không nói cảnh riêng biệt, " thế giới" rộng lớn hơn nhiều. Mà cái cụ thể là thế giới uế và thế giới tịnh, chứ không phải tôi nói cảnh riêng biệt anh bạn nhé! Như nội tâm tham muốn ngũ dục thì vào ta bà. Còn nội tâm tin, nguyện sang Cực Lạc, không duyên ta bà thì đến Cực Lạc với sự tiếp dẫn của Phật.


c) Các thí dụ tôi đưa ra để phản bác các tư tưởng sai lầm chứ không phải là khuyến tu!

----------
Theo như bạn nói "*Còn nhân tham sân si, tức sinh ra duyên lục đạo luân hồi đó là điều chắn chắn."
Suy ra: một người niệm Phật còn tham dù ít thì cũng phải vào luân hồi chứ không thể vãng sanh. Như thế, bắt buộc phải đoạn trừ tận gốc tham sân si mới mong vãng sanh. Mà đoạn trừ tận gốc tham muốn thì phải đoạn trừ tất cả sự mong cầu, kể cả nguyện cầu vãng sanh cũng phải đoạn trừ! Như vậy thì trái với 9 phẩm vãng sanh và người vô dục rồi thì tự tại ba cõi, vãng sanh làm chi!?
* CÓ ĐỌC KỸ NHỮNG CÂU SAU CỦA TÔI CHƯA?
-Xin bạn trích dẫn nguyên đoạn, đừng chỉ trích vài ba chữ, khiến hiểu lầm nhé!
-NẾU CHƯA XIN VUI LÒNG ĐỌC KỸ LẠI NHÉ!
-------
Trả lời đoạn đó như sau:
*Còn nhân tham sân si, tức sinh ra duyên lục đạo luân hồi đó là điều chắn chắn.
-Đức Phật nói: Từ si mê mà nghiệp mà sinh ra thân thể máu huyết này, cảnh giới này.
-Nghiệp của chúng sinh như cục đá lớn, nguyện lực của A Mi Đà Phật như chiếc thuyền báu, hạm đội vĩ đại.
-Khiến hết thảy nghiệp chúng sinh, đem tới thuyền từ vượt thoát khổ.
-Cũng giống như, lấy vải phủ đám cỏ không cho sinh sôi nảy nở.
-Đám cỏ tượng trưng cho nghiệp, vải phủ tượng trưng cho niệm Phật đè vọng niệm.
*Trong Mật thừa có thể dùng tham sân si, chuyển thành giới định tuệ để viên mãn quả vị Phật.

----------
Tham sân si. Khác hân nguyện khác nhau.
-Tham phải định nghĩa như thế nào? Đâu thể bàn người vãng sinh Cực Lạc thế giới là người tham, nếu ví như vậy khác nào Quán Âm Thế Chí cũng tham hay sao? Xin hãy dùng từ cho chính xác.
------------

ĐOẠN NÀY KHÔNG NÊN NÓI THÊM CÀNG NÓI CÀNG XA VẤN ĐỀ:
Một người tuy không cầu mong trong ngũ dục nhưng không có nghĩa là đã tự tại đâu nhé. Đủ điều kiện thì ham muốn vẫn xảy ra. Giống như một người nghiện ma túy, tuy biết nó tai hại vô cùng, vướng vào có nước hủy hoại cuộc đời nhưng cái quán tính của thân vẫn còn đưa đẩy, nhất thời vẫn có thể bị vướng phải, chưa đoạn tuyệt được!
...........
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nội tâm trong sạch, bất động thì làm sao có thân, làm sao có cảnh! Chắc hẳn bạn từng nghe: Vạn pháp quy tâm!
----------
Có bạn nào nghe chuyện người mù chưa?....:D
-Những kẻ mù thường chỉ nhận tâm, mà chẳng biết thân thể, hay cảnh giới bên ngoài.
Thế giới và cảnh là khác hay là một?
--------
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nguyên văn: Một người có tái sanh hay không, tái sanh vào thế giới nào là do nội tâm của người đó quết định, không cần biết là người đó đã gieo bao nhiêu tội lỗi!
-Xin lỗi câu nói này người này tinh thần có chút vấn đề.
-Người này hết thảy do tâm, chẳng do nghiệp. Đức Phật đã nói: Nghiệp từ tâm khởi, tâm lại từ si mê khởi.
-Nếu lìa nghiệp tâm này ở đâu? Nếu lìa tâm, thì nghiệp này từ đâu tới. Haha...
Đúng là phỉ báng hết thảy giáo lý của Phật.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
*Quan điểm một bên là nghiệp làm chướng ngại, trở ngại thánh đạo quả. (hai bên hoàn toàn chưa đọc kỹ bài viết của nhau)
-Còn một bên nói rằng cho rằng: Do tâm chẳng do nghiệp (Một người có tái sanh hay không, tái sanh vào thế giới nào là do nội tâm của người đó quết định, không cần biết là người đó đã gieo bao nhiêu tội lỗi!)...... Haha..
-Bên bạn lại đề xướng tâm này quả khác chẳng dính dáng tới nghiệp, ví như nhân nhân này quả kia. Tâm trồng bưởi quả lại ra xoài mận. Nhân tượng trưng tâm, quả tượng trưng cho cảnh.
-Ở đó cứ do tâm đi đạo hữu, tôi cũng chưa biết tâm này là cái tâm gì, cứ đem cái nhân tâm nặng nề tham, sân, si trôi nổi rồi để về Tịnh Độ, e muôn kẻ chưa được một, rồi lúc lâm chung coi cái tâm gì rước bạn tới địa phủ, trình diện Diêm La Vương.
Hết.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
----------
Theo như bạn nói "*Còn nhân tham sân si, tức sinh ra duyên lục đạo luân hồi đó là điều chắn chắn."
Suy ra: một người niệm Phật còn tham dù ít thì cũng phải vào luân hồi chứ không thể vãng sanh. Như thế, bắt buộc phải đoạn trừ tận gốc tham sân si mới mong vãng sanh. Mà đoạn trừ tận gốc tham muốn thì phải đoạn trừ tất cả sự mong cầu, kể cả nguyện cầu vãng sanh cũng phải đoạn trừ! Như vậy thì trái với 9 phẩm vãng sanh và người vô dục rồi thì tự tại ba cõi, vãng sanh làm chi!?
* CÓ ĐỌC KỸ NHỮNG CÂU SAU CỦA TÔI CHƯA?
-Xin bạn trích dẫn nguyên đoạn, đừng chỉ trích vài ba chữ, khiến hiểu lầm nhé!
-NẾU CHƯA XIN VUI LÒNG ĐỌC KỸ LẠI NHÉ!
-------
Trả lời đoạn đó như sau:
*Còn nhân tham sân si, tức sinh ra duyên lục đạo luân hồi đó là điều chắn chắn.
-Đức Phật nói: Từ si mê mà nghiệp mà sinh ra thân thể máu huyết này, cảnh giới này.
-Nghiệp của chúng sinh như cục đá lớn, nguyện lực của A Mi Đà Phật như chiếc thuyền báu, hạm đội vĩ đại.
-Khiến hết thảy nghiệp chúng sinh, đem tới thuyền từ vượt thoát khổ.
-Cũng giống như, lấy vải phủ đám cỏ không cho sinh sôi nảy nở.
-Đám cỏ tượng trưng cho nghiệp, vải phủ tượng trưng cho niệm Phật đè vọng niệm.
*Trong Mật thừa có thể dùng tham sân si, chuyển thành giới định tuệ để viên mãn quả vị Phật.

----------
Tham sân si. Khác hân nguyện khác nhau.
-Tham phải định nghĩa như thế nào? Đâu thể bàn người vãng sinh Cực Lạc thế giới là người tham, nếu ví như vậy khác nào Quán Âm Thế Chí cũng tham hay sao? Xin hãy dùng từ cho chính xác.
------------

ĐOẠN NÀY KHÔNG NÊN NÓI THÊM CÀNG NÓI CÀNG XA VẤN ĐỀ:
Một người tuy không cầu mong trong ngũ dục nhưng không có nghĩa là đã tự tại đâu nhé. Đủ điều kiện thì ham muốn vẫn xảy ra. Giống như một người nghiện ma túy, tuy biết nó tai hại vô cùng, vướng vào có nước hủy hoại cuộc đời nhưng cái quán tính của thân vẫn còn đưa đẩy, nhất thời vẫn có thể bị vướng phải, chưa đoạn tuyệt được!
...........
Không phải ở vấn đề định nghĩa của tham. Vấn đề là bạn đã ngầm đặt điều kiện để vãng sanh: phải dứt hết tham sân si mới mong vãng sanh, còn không là phải vào lục đạo. Thí dụ như một người niệm Phật, lúc niệm Phật tâm thanh tịnh, niệm niệm tiếp nối chẳng tạp loạn nhưng nếu bỏ công phu trở lại cuộc sống đời thường vẫn có thể dấy khởi tham sân si, đôi khi cũng còn yêu ghét,... mà bản thân họ nhất thời chưa kiểm soát hết được. Người như vậy thì theo chủ kiến của bạn không thể vãng sanh nhưng người này nếu đã tin vững chắc và nguyện xả bỏ ta bà đau khổ đến Cực Lạc thì vãng sanh là phần chắc! Người như vậy chẳng tham ngũ dục, chẳng ưa thích dục lạc từ 6 căn tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý nhưng do nhất thời chưa thuần phục được chúng. Người này, nếu không vãng sanh thì còn phải luân hồi. Như vậy, người này vẫn còn bị trói buộc của việc tham sân si nhưng hoàn toàn có thể vãng sanh chứ không như bạn nói.

Nội tâm trong sạch, bất động thì làm sao có thân, làm sao có cảnh! Chắc hẳn bạn từng nghe: Vạn pháp quy tâm!
----------
Có bạn nào nghe chuyện người mù chưa?....:D
-Những kẻ mù thường chỉ nhận tâm, mà chẳng biết thân thể, hay cảnh giới bên ngoài.
Thế giới và cảnh là khác hay là một?
--------
Người mù là do mắt mù, còn ở đây tôi nói nội tâm, là nói TÂM. Tâm duyên pháp mà nhận thân và cảnh.
Tâm duyên ta bà thì vào ta bà, tâm duyên Cực Lạc thì vào Cực Lạc,..... Ở ta bà thì có thân của các loài ở ta bà, thân ấy do nghiệp xưa tạo. Thân ở Cực Lạc là thân nam với 32 tướng tốt của bậc đại nhân, thân này do sức nguyện của Đức Phật tạo nên, chẳng do bản thân người đó có mà chỉ do nương tựa bản nguyện của Phật mới được.


Nguyên văn: Một người có tái sanh hay không, tái sanh vào thế giới nào là do nội tâm của người đó quết định, không cần biết là người đó đã gieo bao nhiêu tội lỗi!
-Xin lỗi câu nói này người này tinh thần có chút vấn đề.
-Người này hết thảy do tâm, chẳng do nghiệp. Đức Phật đã nói: Nghiệp từ tâm khởi, tâm lại từ si mê khởi.
-Nếu lìa nghiệp tâm này ở đâu? Nếu lìa tâm, thì nghiệp này từ đâu tới. Haha...
Đúng là phỉ báng hết thảy giáo lý của Phật.

"Chẳng do nghiệp" là bạn nói, chứ tôi không nói. Vì nếu tâm bao gồm cả các niệm của nghiệp hiện hành. Tự bạn tách nghiệp và tâm ra làm hai rồi suy diễn đó thôi. Nội tâm là tập hợp các nghiệp hiện hành, còn tội lỗi là các nghiệp đã tạo trong quá khứ. Nội tâm sáng suốt thì dứt hết các tập khí, lậu hoặc,... nên chẳng sanh thân tạo tác. Nội tâm chưa sáng suốt, không có nghĩa là ác ở trong đó, ở đây nghĩa là còn dấy khởi các niệm. Do các tâm niệm hiện hành nên nó câu ứng vào các cảnh rồi sanh thân và cảnh tương ứng.
Đơn giản vậy!


*Quan điểm một bên là nghiệp làm chướng ngại, trở ngại thánh đạo quả. (hai bên hoàn toàn chưa đọc kỹ bài viết của nhau)
-Còn một bên nói rằng cho rằng: Do tâm chẳng do nghiệp (Một người có tái sanh hay không, tái sanh vào thế giới nào là do nội tâm của người đó quết định, không cần biết là người đó đã gieo bao nhiêu tội lỗi!)...... Haha..
-Bên bạn lại đề xướng tâm này quả khác chẳng dính dáng tới nghiệp, ví như nhân nhân này quả kia. Tâm trồng bưởi quả lại ra xoài mận. Nhân tượng trưng tâm, quả tượng trưng cho cảnh.
-Ở đó cứ do tâm đi đạo hữu, tôi cũng chưa biết tâm này là cái tâm gì, cứ đem cái nhân tâm nặng nề tham, sân, si trôi nổi rồi để về Tịnh Độ, e muôn kẻ chưa được một, rồi lúc lâm chung coi cái tâm gì rước bạn tới địa phủ, trình diện Diêm La Vương.
Hết.

Như tôi đã nói, bạn tách nghiệp ra khỏi tâm nên suy luận thành ra thế.
Tôi đang bác bỏ các điều kiện: phải dứt hết tham sân si mới được vãng sanh của bạn. Đó không phải là quan điểm của Tịnh Độ Tông, đó là Thiền Tông với Cực Lạc nội tâm.

Như tôi đã nói, người tu niệm Phật cũng không thể theo đuổi tham sân si mà vãng sanh được, vì theo đuổi tham sân si thì chẳng bao giờ niệm Phật được cả. Mà niệm Phật không được thì làm sao mà vãng sanh, vì đã duyên vào ta bà rồi.

Tôi mở riêng một chủ đề bàn tham sân si với việc vãng sanh, mời bạn vào đóng góp hoặc đấu tranh.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Tôi chưa hề nói là Hết nghiệp mới vãng sinh Cực Lạc Tịnh Độ, hãy đọc kỹ lại những gì tôi đã viết có câu nào, chữ nào là hết nghiệp mới được Phật rước.
Nếu hết nghiệp cần gì vãng sinh, hết nghiệp cần gì phải tu hành, hết nghiệp chắc Phật A Mi Đà lẻ loi đơn độc thôi.
Tôi cho rằng: Bạn hơi chậm tiêu rồi đó! Haha.....
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Thí dụ như một người niệm Phật, lúc niệm Phật tâm thanh tịnh, niệm niệm tiếp nối chẳng tạp loạn nhưng nếu bỏ công phu trở lại cuộc sống đời thường vẫn có thể dấy khởi tham sân si, đôi khi cũng còn yêu ghét,... mà bản thân họ nhất thời chưa kiểm soát hết được. Người như vậy thì theo chủ kiến của bạn không thể vãng sanh nhưng người này nếu đã tin vững chắc và nguyện xả bỏ ta bà đau khổ đến Cực Lạc thì vãng sanh là phần chắc!
*Ý bạn là người niệm Phật trên chánh điện thì thanh tịnh, ra ngoài vẫn dùng tâm tham, sân, si hằng ngày vẫn hiện hành có thể vãng sinh hay sao?

Người như vậy thì theo chủ kiến của bạn không thể vãng sanh nhưng người này nếu đã tin vững chắc và nguyện xả bỏ ta bà đau khổ đến Cực Lạc thì vãng sanh là phần chắc!

*Tôi không nói nhóm người này có thể vãng sinh, hay không vãng sinh. Hãy đọc kỹ lại chớ não nhanh hơn khẩu.
-Tôi chỉ nói: Nhân tham sân si là cái nhân của luân hồi.
-Không hề nói người tham, sân si, không thể vãng sinh.
-Vì những câu tiếp theo là có dưới..... Y theo nguyện lực, y theo dùng câu Phật hiệu tối đa có thể thành phiến phủ phục cỏ phiền não thì nắm chắc phần vãng sinh.
(nguyên văn:
*Còn nhân tham sân si, tức sinh ra duyên lục đạo luân hồi đó là điều chắn chắn.
-Đức Phật nói: Từ si mê mà nghiệp mà sinh ra thân thể máu huyết này, cảnh giới này.
-Nghiệp của chúng sinh như cục đá lớn, nguyện lực của A Mi Đà Phật như chiếc thuyền báu, hạm đội vĩ đại.
-Khiến hết thảy nghiệp chúng sinh, đem tới thuyền từ vượt thoát khổ.
-Cũng giống như, lấy vải phủ đám cỏ không cho sinh sôi nảy nở.
-Đám cỏ tượng trưng cho nghiệp, vải phủ tượng trưng cho niệm Phật đè vọng niệm.
*Trong Mật thừa có thể dùng tham sân si, chuyển thành giới định tuệ để viên mãn quả vị Phật.
)
-Tôi không hề chủ trương hằng ngày vẫn dùng tâm tham, sân, si mà nắm phần vãng sinh.
-Vì có tham, sân, si mới có thể thành lập giới, định, tuệ. Nếu không có tham, sân, si rốt cuộc cần tu cái gì?
-Vì nó (tham, sân, si) là tất cả nguyên nhân buộc bạn lại trong luân hồi, là tất cả gai nhọn chướng ngại đường vãng sinh của bạn cần đi, bạn nên nhớ như vậy.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Từ Cổ chí kim, chẳng có mấy người giết gần ngàn người mà có thể hồi đầu hướng thiện, người mà họ còn dám giết thì chuyện gì họ chẳng dám làm.

Cả cái Địa Cầu Diêm Phù Đề này, có mấy người giết người có đủ thắng duyên gặp Phật, Bồ Tát tu hành đắc đạo, siêu việt lục đạo luân hồi đắc quả A La Hán, vô học trong tiểu thừa giáo.

Phàm là kẻ này Phật gọi là Nhất Xiển Đề tội tuy có Phật tánh nhưng do nghiệp chướng ngăn ngại, chẳng thể nào thành tựu, ví như ngọc Ma Ni rơi rớt trong hầm xí, ví như quặng vàng chưa được luyện thì cũng như vật tầm thường. Chẳng thể thành tựu, nhưng sám hối ăn năn thật tình, thì chút hy vọng vẫn đới nghiệp vãng sinh.

Đức Phật nói những kẻ phạm ngũ nghịch ngay cả đời này, tuy dốc lòng tinh tấn cũng chẳng chứng nổi A La Hán. Ví dụ cụ thể đức Phật nói: Nếu đời này A Xà Vương Tử không phạm phải tội giết cha, thì với nổ lực tinh tấn đời này, đạo hành đây ông chắc chắn chứng quả A La Hán. Nhưng do ông phạm phải tội cực trọng nên không thể chứng đắc làm bậc ứng cúng A La Hán, và mới chỉ Nhập Lưu quả.

Nghiệp lực, chủ nợ oan gia có thể chướng ngại đạo quả, có thể ngăn vãng sinh. Nếu có thể dùng nghiệp cực trọng vãng sinh, có thể có nhưng muôn người hiếm một.

Nên nhớ trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện nói: Nghiệp lực lớn lao, có thể hơn núi Tu Di, hơn cả biển cả, có thể chướng ngại đạo quả. (nghiệp lực thậm đại, năng địch tu di, năng thâm cự hải, năng chướng thánh đạo)

Nếu niệm Phật tối thiểu thành phiến, thành khối vẫn chưa đạt được, vẫn chưa phục được tập khí phiền não, thì e rằng phần vãng sinh của anh bạn khó nắm chắc. (bởi vậy toàn bài viết đầu tiên của tôi chủ yếu nghiệp lực làm chướng ngại thánh đạo, thánh quả, vãng sinh, chứ không nói là chắn chắn hoàn toàn 100% vì có một số căn cơ đặc biệt)
Như trong Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ kinh của Đại sư Huyền Trang dịch:
Người ấy đã đạt nhất tâm hệ niệm, liền được Phật rước.
Vì vậy tiêu chuẩn người niệm Phật là được ~ hệ niệm~.

Hệ niệm tức là phủ phục cỏ phiền não, trong tâm lúc nào cũng có A Mi Đà Phật.
Bất luận là đi đứng, nằm ngồi nói năng động tĩnh, đối nhân xử thế tiếp vật vẫn là A Mi Đà Phật.
Người ta mắng mình cũng A Mi Đà Phật, người ta chửi mình cũng A Mi Đà Phật, nấu cơm cũng A Mi Đà Phật, quét nhà cũng A Mi Đà Phật, bất luận là thời thời khắc khắc không quên A Mi Đà Phật, không quên Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Người này mới thật sự nắm chắc chắn phần vãng sinh Tịnh Độ.
Nếu niệm Phật cái tâm anh dùng vẫn là hằng ngày tạo tác, tương ứng với nhân luân hồi, vẫn mắng người, vẫn tham sân si, thì cái quả vãng sinh của anh như ngọn đèn treo nơi gió, như chút hy vọng ~cân ngàn vạn ký (nghiệp lực)~ treo trên sợi tóc.

Nếu duyên tham,sân, si nhiều hơn duyên giới định huệ, hoặc duyên niệm Phật. Thì chắn chắn phần vãng sinh không thể nào nắm chắc phần.

Vượt qua biển lớn luân hồi, vẫn dùng cái tâm cầu may, tâm là chủ chẳng hề liên quan tới nghiệp nặng nhẹ.
-Thì e rằng trung ấm cái nghiệp ác đạo, chủ tớ kéo đi trước, rồi cái chủ nghiệp buộc cái cái tâm bắt trói phải y lệnh nghe theo.

Tâm mê hoặc vẫn chấp mê bất ngộ cho rằng, nghiệp chẳng ăn nhằm tái sinh cõi nào, cảnh nào, tâm tà kiến cho nghiệp chuyện đùa giỡn, khéo hợp ý Ma vương, trái ngược thánh ý, xin hãy tự xét. (Trích: (Một người có tái sanh hay không, tái sanh vào thế giới nào là do nội tâm của người đó quết định, không cần biết là người đó đã gieo bao nhiêu tội lỗi!)..

Tội lỗi là gì: chẳng phải là bất thiện nghiệp hay sao?
-Nếu tội lỗi chẳng ăn nhằm gì tái sinh cõi nào, thì giống như trồng bí ra xoài, trồng dưa ra mận. hahaha..
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Thí dụ như một người niệm Phật, lúc niệm Phật tâm thanh tịnh, niệm niệm tiếp nối chẳng tạp loạn nhưng nếu bỏ công phu trở lại cuộc sống đời thường vẫn có thể dấy khởi tham sân si, đôi khi cũng còn yêu ghét,... mà bản thân họ nhất thời chưa kiểm soát hết được. Người như vậy thì theo chủ kiến của bạn không thể vãng sanh nhưng người này nếu đã tin vững chắc và nguyện xả bỏ ta bà đau khổ đến Cực Lạc thì vãng sanh là phần chắc!
*Ý bạn là người niệm Phật trên chánh điện thì thanh tịnh, ra ngoài vẫn dùng tâm tham, sân, si hằng ngày vẫn hiện hành có thể vãng sinh hay sao?

Người như vậy thì theo chủ kiến của bạn không thể vãng sanh nhưng người này nếu đã tin vững chắc và nguyện xả bỏ ta bà đau khổ đến Cực Lạc thì vãng sanh là phần chắc!

*Tôi không nói nhóm người này có thể vãng sinh, hay không vãng sinh. Hãy đọc kỹ lại chớ não nhanh hơn khẩu.
-Tôi chỉ nói: Nhân tham sân si là cái nhân của luân hồi.
-Không hề nói người tham, sân si, không thể vãng sinh.
-Vì những câu tiếp theo là có dưới..... Y theo nguyện lực, y theo dùng câu Phật hiệu tối đa có thể thành phiến phủ phục cỏ phiền não thì nắm chắc phần vãng sinh.
(nguyên văn:
*Còn nhân tham sân si, tức sinh ra duyên lục đạo luân hồi đó là điều chắn chắn.
-Đức Phật nói: Từ si mê mà nghiệp mà sinh ra thân thể máu huyết này, cảnh giới này.
-Nghiệp của chúng sinh như cục đá lớn, nguyện lực của A Mi Đà Phật như chiếc thuyền báu, hạm đội vĩ đại.
-Khiến hết thảy nghiệp chúng sinh, đem tới thuyền từ vượt thoát khổ.
-Cũng giống như, lấy vải phủ đám cỏ không cho sinh sôi nảy nở.
-Đám cỏ tượng trưng cho nghiệp, vải phủ tượng trưng cho niệm Phật đè vọng niệm.
*Trong Mật thừa có thể dùng tham sân si, chuyển thành giới định tuệ để viên mãn quả vị Phật.
)
-Tôi không hề chủ trương hằng ngày vẫn dùng tâm tham, sân, si mà nắm phần vãng sinh.
-Vì có tham, sân, si mới có thể thành lập giới, định, tuệ. Nếu không có tham, sân, si rốt cuộc cần tu cái gì?
-Vì nó (tham, sân, si) là tất cả nguyên nhân buộc bạn lại trong luân hồi, là tất cả gai nhọn chướng ngại đường vãng sinh của bạn cần đi, bạn nên nhớ như vậy.
Ra ngoài mà "dùng" tham sân si đối đãi thì làm sao có Chánh Kiến niệm Phật. Tôi không nói từ "dùng" mà ở đây là "dấy khởi" khi có điều kiện mà lúc họ mất chánh niệm tỉnh giác. Họ có chánh tri kiến nhưng chưa thật sự chứng ngộ giải thoát.

Rõ ràng bạn nói "còn nhân tham sân si" sanh ra "duyên lục đạo luân hồi là điều chắc chắn". Tức là theo chủ kiến của bạn: một người còn dấy khởi sự tức giận thì nhân của sân là còn, vì còn mới khởi sân hận. Mà nhân của sân còn thì phải đưa đến lục đạo luân hồi. Như vậy: hễ còn tham sân si thì bắt buộc phải sanh tử luân hồi chứ không có con đường nào khác. Không có con đường khác thì dĩ nhiên là không vãng sanh rồi.

Vô minh là nhân của tham sân si, mà theo như bạn nói đó: còn vô minh thì phải luân hồi thôi, chứ không có con đường nào khác! Do đó, không thể vãng sanh!

Chữ nghĩa rành rành thế, bạn ơi, kakakakaka
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Người trí chẳng ưu bàn kẻ cuồng vọng, tất cả hãy để bạn đọc diễn đàn tiếp tục bình luận, chẳng rỗi hơi mà nói những kẻ chấp mê như bạn.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Người trí chẳng ưu bàn kẻ cuồng vọng, tất cả hãy để bạn đọc diễn đàn tiếp tục bình luận, chẳng rỗi hơi mà nói những kẻ chấp mê như bạn.
:p
Kim Cang Thời Loạn mà thấy loạn quá nên bỏ chạy rồi, kakakaka
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên