Niết Bàn khắp cả chỗ

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính thưa mod VO-NHAT-BAT-NHI.

Định nghĩa Niết Bàn là:

- Niết là không, Bàn là Tham.- Không tham là niết Bàn.

- Niết là không, Bàn là Sân.- Không Sân là niết Bàn.

- Niết là không, Bàn là Si.- Không Si là niết Bàn.

v.v... và v.v..


Báo Giác Ngộ có bài viết này rất hay:





maxresdefault.jpg


Như vậy:

+ Niết Bàn là cảnh giới không có Tham, sân, si.

+ " Cực Lạc chẳng có tham sân si, vì chẳng có biểu hiện của ba đường ác..".

Kết Luận Cực Lạc là Niết Bàn đó.

Kính thưa Thầy,

Nếu không có tham sân si là Niết Bàn thì Cục Đá cũng đạt được Niết Bàn. Vì cục đá không có biểu hiện của tham sân si. Niết Bàn là TÂM chẳng còn tham sân si.

Niết Bàn của chư Phật là "không tất cả cảnh giới".
Niết Bàn là tâm chứng trí tuệ siêu vượt, chứ không phải là cảnh giới hiện hữu bên ngoài.

Dù cảnh giới bên ngoài có tốt đẹp tới đâu, nếu tâm chưa chứng trí tuệ liễu thoát thì vẫn là phàm phu, khi đặt trong ta bà vẫn đủ thứ tham sân si. Như bậc hạ phẩm hạ sanh, phải qua 12 tiểu kiếp mới chỉ phát tâm Bồ Đề, rồi dần dần về sau chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Giả sử, bậc ấy vừa mới vãng sanh, lại muốn vào chốn sanh tử thì e rằng bị kéo vào địa ngục.

Nhưng rất may mắn, tất cả Tịnh Độ đều thù thắng trang nghiêm giúp dân chúng tại đó chiêu tập mọi thuận lợi chứng quả giải thoát. Trong đó, Cực Lạc Tịnh Thổ là nơi tiếp nhận rộng sâu chẳng bỏ hạng trình độ cao thấp nào!

Cực Lạc là cảnh giới do 48 đại nguyện kiến lập nên, chứ không phải là biểu hiện TÂM của một ai và khi xong hết duyên tiếp dẫn thì Đức Phật A Di Đà thị hiện diệt độ, Cực Lạc đổi thành thế giới "Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu" trang nghiêm thêm bội phần do Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát kế tục làm Phật Thế Tôn.

Xin lỗi báo Giác Ngộ vì kiến giải của báo Giác Ngộ không thuyết phục được VNBN.

KÍNH!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113


Kính thưa mod VO-NHAT-BAT-NHI.

Định nghĩa Niết Bàn là:

- Niết là không, Bàn là Tham.- Không tham là niết Bàn.

- Niết là không, Bàn là Sân.- Không Sân là niết Bàn.

- Niết là không, Bàn là Si.- Không Si là niết Bàn.

v.v... và v.v..


Báo Giác Ngộ có bài viết này rất hay:


http://giacngo.vn/phathoc/2013/03/24/33C408/


maxresdefault.jpg


Như vậy:

+ Niết Bàn là cảnh giới không có Tham, sân, si.

+ " Cực Lạc chẳng có tham sân si, vì chẳng có biểu hiện của ba đường ác..".

Kết Luận Cực Lạc là Niết Bàn đó.

Kính thưa Thầy,

Nếu không có tham sân si là Niết Bàn thì Cục Đá cũng đạt được Niết Bàn. Vì cục đá không có biểu hiện của tham sân si. Niết Bàn là TÂM chẳng còn tham sân si.

Niết Bàn của chư Phật là "không tất cả cảnh giới".
Niết Bàn là tâm chứng trí tuệ siêu vượt, chứ không phải là cảnh giới hiện hữu bên ngoài.

Dù cảnh giới bên ngoài có tốt đẹp tới đâu, nếu tâm chưa chứng trí tuệ liễu thoát thì vẫn là phàm phu, khi đặt trong ta bà vẫn đủ thứ tham sân si. Như bậc hạ phẩm hạ sanh, phải qua 12 tiểu kiếp mới chỉ phát tâm Bồ Đề, rồi dần dần về sau chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Giả sử, bậc ấy vừa mới vãng sanh, lại muốn vào chốn sanh tử thì e rằng bị kéo vào địa ngục.

Nhưng rất may mắn, tất cả Tịnh Độ đều thù thắng trang nghiêm giúp dân chúng tại đó chiêu tập mọi thuận lợi chứng quả giải thoát. Trong đó, Cực Lạc Tịnh Thổ là nơi tiếp nhận rộng sâu chẳng bỏ hạng trình độ cao thấp nào!

Cực Lạc là cảnh giới do 48 đại nguyện kiến lập nên, chứ không phải là biểu hiện TÂM của một ai và khi xong hết duyên tiếp dẫn thì Đức Phật A Di Đà thị hiện diệt độ, Cực Lạc đổi thành thế giới "Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu" trang nghiêm thêm bội phần do Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát kế tục làm Phật Thế Tôn.

Xin lỗi báo Giác Ngộ vì kiến giải của báo Giác Ngộ không thuyết phục được VNBN.

KÍNH!


Mod VO-NHAT-BAT-NHI, vừa bước đến .- Chuyên đề Phật học rồi đó.

Vấn đề: " Vạn pháp tùng Như, Hữu tình vô tình đồng thành Phật đạo" là " liễu nghĩa thượng thừa" rồi đó . Đoạn này VQ chuyển về Phật học chuyên đề để thảo luận chuyên sâu.

Mến.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83


Kính thưa Thầy,

Nếu không có tham sân si là Niết Bàn thì Cục Đá cũng đạt được Niết Bàn. Vì cục đá không có biểu hiện của tham sân si. Niết Bàn là TÂM chẳng còn tham sân si.

Niết Bàn của chư Phật là "không tất cả cảnh giới".
Niết Bàn là tâm chứng trí tuệ siêu vượt, chứ không phải là cảnh giới hiện hữu bên ngoài.

Dù cảnh giới bên ngoài có tốt đẹp tới đâu, nếu tâm chưa chứng trí tuệ liễu thoát thì vẫn là phàm phu, khi đặt trong ta bà vẫn đủ thứ tham sân si. Như bậc hạ phẩm hạ sanh, phải qua 12 tiểu kiếp mới chỉ phát tâm Bồ Đề, rồi dần dần về sau chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Giả sử, bậc ấy vừa mới vãng sanh, lại muốn vào chốn sanh tử thì e rằng bị kéo vào địa ngục.

Nhưng rất may mắn, tất cả Tịnh Độ đều thù thắng trang nghiêm giúp dân chúng tại đó chiêu tập mọi thuận lợi chứng quả giải thoát. Trong đó, Cực Lạc Tịnh Thổ là nơi tiếp nhận rộng sâu chẳng bỏ hạng trình độ cao thấp nào!

Cực Lạc là cảnh giới do 48 đại nguyện kiến lập nên, chứ không phải là biểu hiện TÂM của một ai và khi xong hết duyên tiếp dẫn thì Đức Phật A Di Đà thị hiện diệt độ, Cực Lạc đổi thành thế giới "Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu" trang nghiêm thêm bội phần do Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát kế tục làm Phật Thế Tôn.

Xin lỗi báo Giác Ngộ vì kiến giải của báo Giác Ngộ không thuyết phục được VNBN.

KÍNH!

Mình còn nhớ đã từng chia sẻ trong một bài nào đó cũng của chủ đề VNBN. Một số người chư hiểu pháp môn tịnh độ nên chưa hiểu thật ra tây phương cực lạc ở ngay hiện tại hiện tiền ở cõi ta bà này chứ không tìm kiếm đâu xa khi vãng sanh mới về được Tây Phương Cực Lạc. Chính vì một số người tu tịnh độ chưa hiểu được điều này và một số người không tu theo pháp môn tịnh độ cũng không hiểu được điều này mà gây ra rất nhiều hiểu lầm, chê bai phỉ báng về cõi tây phương cực lạc và pháp môn tịnh độ.
Nên rất tán thán bài viết của VQ cũng như bài viết của báo giác ngộ. Mong VNBN lắng lòng chiêm nghiệm khi hiểu được điều này đạo hữu sẽ tiến bộ một bước rất dài trên đường tu của chính mình. Phải dùng tâm từ bi và trí tuệ thiền định mới thâm nhập được điều này, càng dùng kinh điển trí tuệ thế gian càng xa rời tự tánh vì bị chấp vào ngôn ngữ văn tự trong kinh điển. A di đà Phật!.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Cá vượt Vũ môn.

Ngày xưa có truyền thuyết rằng.- Cá muốn hóa rồng, phải vượt khỏi thác nước Vũ môn. Qua khỏi thì hóa thành rồng, qua không khỏi chỉ thành tôm, tép ...

Bia_1__Ca_Chep_hoa_rong_web.jpg


Cũng như vậy. Người học Phật, muốn vào được "Đệ nhất nghĩa đế" liễu nghĩa thượng thừa, trước hết phải vượt thoát qua khỏi "vọng thức phân biệt".

Phật dạy.-

Y pháp bất y nhơn.

Y trí bất y thức.

Y nghĩa bất y ngữ.

Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh.



Thế nào là Trí ? Thế nào là Thức ?

* Thức là vọng tâm phân biệt, là Ý thức suy lường. Người dùng thức tâm này mà tu, đó là lấy vọng tâm mà hành đạo, để rồi muốn thành đạt quả vị Phật, đến được Cực Lạc Niết Bàn, thì như người nấu cát mà muốn thành cơm, trọn không thể được.

* Trí là kinh điển liễu nghĩa thượng thừa.

Ví dụ như câu nói này, là nhận lầm ý thức làm tâm, để rồi mong cái vọng tâm đó, được đến Cực Lạc- niết Bàn, thì như Bác Trừng Hải nói, đó là Không tưởng.



... Niết Bàn là TÂM chẳng còn tham sân si.

Niết Bàn của chư Phật là "không tất cả cảnh giới".

Niết Bàn là tâm chứng trí tuệ siêu vượt, chứ không phải là cảnh giới hiện hữu bên ngoài.


.

Tất cả những suy nghĩ đó là sản phẩm của ý thức. Đơn cử như:

+ " Niết Bàn là TÂM chẳng còn tham sân si. "

- Tâm còn với chẳng còn tham sân si. đều là vọng tâm (nhị nguyên), đều là vọng tưởng. Kinh nói: Vô vô minh, diệt vô minh tận, thì lúc nào là hết vô minh ( tham sân si) ? Tổ nói: Vô minh thật tánh tức Phật tánh. Vậy chẳng còn tham sân si. là mất Phật tánh chăng ?

+ Nếu dùng cái Tâm vọng tưởng phân biệt này, thì cải hoài vẫn không bao giờ đến được chân lý !

+ Chỗ này, nếu nói như nguoidienhocphat1 có phần đúng đó: " Phải dùng tâm từ bi và trí tuệ thiền định mới thâm nhập được điều này, càng dùng kinh điển trí tuệ thế gian càng xa rời tự tánh vì bị chấp vào ngôn ngữ văn tự trong kinh điển ".

LƯU Ý: Các Bạn muốn thảo luận ở chuyên đề này, phải đáp ứng được tứ y pháp ở trên.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Cục đá cũng là Niết Bàn.



Nếu không có tham sân si là Niết Bàn thì Cục Đá cũng đạt được Niết Bàn. Vì cục đá không có biểu hiện của tham sân si.

Kinh rằng: "Đức Tỳ-Lô-Giá-Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường-Tịch-Quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô minh, vì thế trong trí bồ-đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc."
(HT. Thích Trí Tịnh.- nghi sám hối kinh Pháp Hoa).

+ Chỗ của Phật ở gọi là Thường-Tịch-Quang. Mà Thường-Tịch-Quang chính là Cực Lạc, là Tịnh Độ, là Niết Bàn đó.

Như vậy, trong cục đá cũng có thân của Phật, cũng có Niết Bàn. Tại sao lại như vậy ?

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy: Địa (đá), thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức 7 đại đều là biểu hiện của Chân Như (chơn tâm). Nếu thấy Tâm (thức đại) và cảnh (4 đại kia) là hai, thì là chưa thấy được Chơn Như, chưa thấy được lý Bất nhị.- Đó là lý Chư pháp Nhất Như.

Kinh Pháp hoa dạy: CHƯ PHÁP TỊCH DIỆT TƯỚNG

Nói đủ là Chư pháp tòng bản lai thường tự tịch diệt tướng. Có nghĩa là thể tính nguyên bản của các pháp, lời nói không thể diễn tả hết được, cũng chẳng phải suy tư phân biệt mà có thể biết được. Thể tính của các pháp vốn trong sạch vắng lặng thường trụ bất biến, tất cả tướng sinh tử phiền não sai biệt xưa nay vốn không tồn tại, đều là những sự tướng làm nhân, làm duyên cho nhau mà hiện khởi trong thế giới hiện tượng, cái này sinh thì cái kia diệt, chúng sinh thấy thế vọng chấp là thật; nhưng xét đến ngọn nguồn, thì chúng chẳng có tự (chủ) tính, cũng chẳng chân thực, vốn thanh tịnh vắng lặng, không suy tư nào có thể phân biệt, không lời nói nào có thể tả hết. [X. kinh Pháp hoa Q.1 phẩm Phương tiện, Q.3 phẩm Dược thảo dụ].

* Áp dụng ở đây. Cục đá cũng là TỊCH DIỆT TƯỚNG, là tướng niết Bàn đó. Nhưng tại sao chúng sanh lại thấy là cục đá ?

- Ví như: Có người đang nằm trên giường sạch đẹp, bổng dưng buồn ngủ và thiếp đi, trong giấc ngủ mộng thấy mình đi vào chỗ dơ uế tối tăm, bị người đánh đập chửi bới... Đến lúc giật mình tỉnh dậy, thì các chỗ dơ uế tối tăm đó chỉ là chiếc giường xinh đẹp sạch sẻ, những người đánh đập chửi bới mình, chỉ là chính mình mà thôi...

Như vậy khi tỉnh giấc thì : Cảnh và người đều tỉnh và thoát khỏi ác mộng. cũng vậy chúng sanh còn vô minh sống trong mộng tưởng điên đảo, nên thấy có Cảnh giới là khác, người là khác, không thể biết được Tâm Vật nhất Như, chờ đến khi Minh tâm kiến tánh, thì mới rỏ ra: HỮU TÌNH VÔ TÌNH ĐỀU THÀNH PHẬT ĐẠO.


1-8863-1391680006.jpg


Tuệ Trung Thương sĩ nói:

Tỉnh, tỉnh trước
Trước, tỉnh tỉnh
Tứ lăng đạp địa vật khi khuynh
A thuỳ ư thử tín đắc cập
Cao bộ tỳ lô đỉnh thượng hành
Hát
Dịch :
Thức, thức, tỉnh
Tỉnh, thức, thức
Dẫm đất bốn bề chớ lệch phương
Ai có như lời tin được vậy
Đạp đỉnh tỳ lô bước bước lên
Hét

Đi cũng thiền
Ngồi cũng thiền
Trong lò lửa đỏ một bông sen
Ý khí mất đi thêm ý khí
Được chốn ở yên hãy ở yên.
(273 – TVLT – Tập 2)
Toạ hay hành chỗ nào lại chẳng thiền, chỗ nào lại chẳng có Niết Bàn. Ngay trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” lại chẳng thiền sao ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính thưa tất cả chư vị tham gia chủ đề này,
Kính thưa Thầy VQ,

Nói theo Lý Tánh tuyệt đối thì chẳng có gì để bàn. Cục đá, con người, con vật, giọt sương, tia chóp, hào quang, .... mọi sự vật hiện tượng đều là Niết Bàn. Chẳng có gì để bàn cãi cả! VNBN với điều này chẳng một chút nghi hoặc! Vô Ngôn Bặc Suy Lường!

Cái gì cũng Niết Bàn hết, thế mà chư vị NIẾT BÀN rồi chăng? VNBN từng nghe kể một câu chuyện : có một người nói "có tức là không có" thì liền có một người khác tác vào mặt một cái thật mạnh, người kia nổi nóng liền! Đấy, Niết Bàn đấy chăng?

Có lẽ chư vị chưa rõ lời VNBN viết. Ở trên báo Giác Ngộ luận tham sân si trong mối liên hệ với Niết Bàn. Nhân vì những lời của báo Giác Ngộ nên VNBN phản biện, mà cũng lạ chư vị bảo đừng chấp văn tự nhưng lại cứ lôi văn tự mà VNBN ra phản bác và bênh vực báo Giác Ngộ!?

Họ định nghĩa "không có tham sân si là Niết Bàn". Nghĩa là không có tướng tham sân si thì được an lạc giải thoát. Theo đó, cục đá không có biểu hiện của ba tướng tham sân si nên suy ra ắt hẳn nó đã giải thoát ít ra như một vị A LA HÁN. Các vị A LA HÁN tu trì lâu xa, nay hữu duyên chứng ngộ trí tuệ giải thoát mà chỉ bằng một cục đá nằm yên một chỗ, há chẳng phải vô lí sao?

Lại nữa, các vị lại cho rằng phải dùng thiền định và từ bi mới thâm nhập thì thua hẳn một cục đá, chẳng dùng gì mà được Niết Bàn!

Có lẽ: NIẾT BÀN = NGHỈ BÀN nên chăng!?

VNBN theo lời khuyên của Thầy VQ Y PHÁP BẤT Y NHÂN có gì đụng chạm xin quí thân hữu thứ lỗi!

Cục đá cũng là Niết Bàn.

Niết Bàn chẳng có hiện tướng, nếu Niết Bàn hiện tướng thì là pháp sanh diệt.

Chân tánh của cục đá là Niết Bàn nhưng Niết Bàn không phải cục đá! Chân Tánh của vạn vật đều là Niết Bàn nhưng Niết Bàn không phải là vật cụ thể nào!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Kính thưa tất cả chư vị tham gia chủ đề này,
Kính thưa Thầy VQ,

Nói theo Lý Tánh tuyệt đối thì chẳng có gì để bàn. Cục đá, con người, con vật, giọt sương, tia chóp, hào quang, .... mọi sự vật hiện tượng đều là Niết Bàn. Chẳng có gì để bàn cãi cả! VNBN với điều này chẳng một chút nghi hoặc! Vô Ngôn Bặc Suy Lường!

Cái gì cũng Niết Bàn hết, thế mà chư vị NIẾT BÀN rồi chăng? VNBN từng nghe kể một câu chuyện : có một người nói "có tức là không có" thì liền có một người khác tác vào mặt một cái thật mạnh, người kia nổi nóng liền! Đấy, Niết Bàn đấy chăng?

Có lẽ chư vị chưa rõ lời VNBN viết. Ở trên báo Giác Ngộ luận tham sân si trong mối liên hệ với Niết Bàn. Nhân vì những lời của báo Giác Ngộ nên VNBN phản biện, mà cũng lạ chư vị bảo đừng chấp văn tự nhưng lại cứ lôi văn tự mà VNBN ra phản bác và bênh vực báo Giác Ngộ!?

Họ định nghĩa "không có tham sân si là Niết Bàn". Nghĩa là không có tướng tham sân si thì được an lạc giải thoát. Theo đó, cục đá không có biểu hiện của ba tướng tham sân si nên suy ra ắt hẳn nó đã giải thoát ít ra như một vị A LA HÁN. Các vị A LA HÁN tu trì lâu xa, nay hữu duyên chứng ngộ trí tuệ giải thoát mà chỉ bằng một cục đá nằm yên một chỗ, há chẳng phải vô lí sao?

Lại nữa, các vị lại cho rằng phải dùng thiền định và từ bi mới thâm nhập thì thua hẳn một cục đá, chẳng dùng gì mà được Niết Bàn!

Có lẽ: NIẾT BÀN = NGHỈ BÀN nên chăng!?

VNBN theo lời khuyên của Thầy VQ Y PHÁP BẤT Y NHÂN có gì đụng chạm xin quí thân hữu thứ lỗi!



Niết Bàn chẳng có hiện tướng, nếu Niết Bàn hiện tướng thì là pháp sanh diệt.

Chân tánh của cục đá là Niết Bàn nhưng Niết Bàn không phải cục đá! Chân Tánh của vạn vật đều là Niết Bàn nhưng Niết Bàn không phải là vật cụ thể nào!

Sao tự nhiên lấy dây trói mình chi vậy? Đức Phật nói giải thoát là giải thoát tham sân si phiền não? Bây giờ chẳng lẽ hỏi lại Đức Phật cục đá nó không có tham sân si phiền não, vậy cục đá có giải thoát không đức Phật? A di đà Phật!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Sao tự nhiên lấy dây trói mình chi vậy? Đức Phật nói giải thoát là giải thoát tham sân si phiền não? Bây giờ chẳng lẽ hỏi lại Đức Phật cục đá nó không có tham sân si phiền não, vậy cục đá có giải thoát không đức Phật? A di đà Phật!

Có lẽ đạo hữu vẫn chưa hiểu lời VNBN viết, VNBN không đồng ý quan điểm "cái gì không có biểu hiện của tham sân si thì là Niết Bàn" nên đã viết dài dòng ở trên.

Học Phật cần có cái nhìn đúng đắng chứ không nghe ai nói cái gì cũng gật gù tin theo! Chớ vội tin!

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Niết bàn không hiện tướng

Kính thưa thầy VQ,

"Niết bàn khắp cả chổ" với "không có tham sân si là Niết Bàn" là hai khái niệm không đồng nhất.

-Niết bàn khắp cả chỗ chính là chân tướng của vạn vật, và do đó, niết bàn như thế không phải là vật cụ thể nào hay không hiện tướng. Hiện tướng thì là pháp sanh diệt chẳng phải Niết Bàn.

-không có tham sân si là Niết Bàn, định nghĩa như thế này dẫn đến: Cục đá đạt Niết Bàn, A LA HÁN cũng Niết Bàn nhưng con người, loài vật là chưa Niết Bàn. Đây là định nghĩa sai lầm về Niết Bàn. Vì Niết Bàn có tính chất là giải thoát, định nghĩa như vậy thì dẫn đến hữu tình chúng sanh đồng cảnh giới với các vị A LA HÁN, con người thì chưa, đó là do chấp ba tướng tham sân si mà ra định nghĩa ấy, làm mất đi hoàn toàn ý nghĩa trí tuệ của Niết Bàn.

- Cảnh giới bên ngoài dù thanh tịnh trang nghiêm đến đâu, có gọi là Niết Bàn hay không, cũng chỉ là cảnh giới, là môi trường phụ trợ. Nếu trình độ phản ánh, trình độ tồn tại chưa thấu triệt, còn chấp thủ tướng thì cũng là chưa giải thoát. Cho dù mọi thứ đều Niết Bàn, Niết bàn khắp cả chỗ,... mà trong tâm vẫn còn bám chấp thì vẫn là luân hồi sanh tử.

Rất may mắn, ở Cực Lạc được tu tập miên mật không nhàm mỏi nên cắt đứt các sự bám chấp, tâm được rỗng rang giải thoát!

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính thưa thầy VQ,

"Niết bàn khắp cả chổ" với "không có tham sân si là Niết Bàn" là hai khái niệm không đồng nhất.

- Niết bàn khắp cả chỗ chính là chân tướng của vạn vật, và do đó, niết bàn như thế không phải là vật cụ thể nào hay không hiện tướng. Hiện tướng thì là pháp sanh diệt chẳng phải Niết Bàn.

- không có tham sân si là Niết Bàn, định nghĩa như thế này dẫn đến: Cục đá đạt Niết Bàn, A LA HÁN cũng Niết Bàn nhưng con người, loài vật là chưa Niết Bàn. Đây là định nghĩa sai lầm về Niết Bàn. Vì Niết Bàn có tính chất là giải thoát, định nghĩa như vậy thì dẫn đến hữu tình chúng sanh đồng cảnh giới với các vị A LA HÁN, con người thì chưa, đó là do chấp ba tướng tham sân si mà ra định nghĩa ấy, làm mất đi hoàn toàn ý nghĩa trí tuệ của Niết Bàn.

- Cảnh giới bên ngoài dù thanh tịnh trang nghiêm đến đâu, có gọi là Niết Bàn hay không, cũng chỉ là cảnh giới, là môi trường phụ trợ. Nếu trình độ phản ánh, trình độ tồn tại chưa thấu triệt, còn chấp thủ tướng thì cũng là chưa giải thoát. Cho dù mọi thứ đều Niết Bàn, Niết bàn khắp cả chỗ,... mà trong tâm vẫn còn bám chấp thì vẫn là luân hồi sanh tử.

Rất may mắn, ở Cực Lạc được tu tập miên mật không nhàm mỏi nên cắt đứt các sự bám chấp, tâm được rỗng rang giải thoát!


Kính mod VO-NHAT-BAT-NHI .

Chân lý không có khái niệm (biết thì liền biết, không qua lý luận). Mọi Khái niệm đều là THỨC BIẾN. (chưa vượt lên được đệ nhất nghĩa). Với Chân lý thì "vô trí diệt vô đắc".

Bạn nói câu này có phần đúng:

- Niết bàn khắp cả chỗ chính là chân tướng của vạn vật, và do đó, niết bàn như thế không phải là vật cụ thể nào hay không hiện tướng. Hiện tướng thì là pháp sanh diệt chẳng phải Niết Bàn.

Có lẽ bạn cũng nhận ra được phần nào rồi đó.

Mến.

 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính thưa thầy VQ,

"Niết bàn khắp cả chổ" với "không có tham sân si là Niết Bàn" là hai khái niệm không đồng nhất.

-Niết bàn khắp cả chỗ chính là chân tướng của vạn vật, và do đó, niết bàn như thế không phải là vật cụ thể nào hay không hiện tướng. Hiện tướng thì là pháp sanh diệt chẳng phải Niết Bàn.

-không có tham sân si là Niết Bàn, định nghĩa như thế này dẫn đến: Cục đá đạt Niết Bàn, A LA HÁN cũng Niết Bàn nhưng con người, loài vật là chưa Niết Bàn. Đây là định nghĩa sai lầm về Niết Bàn. Vì Niết Bàn có tính chất là giải thoát, định nghĩa như vậy thì dẫn đến hữu tình chúng sanh đồng cảnh giới với các vị A LA HÁN, con người thì chưa, đó là do chấp ba tướng tham sân si mà ra định nghĩa ấy, làm mất đi hoàn toàn ý nghĩa trí tuệ của Niết Bàn.

- Cảnh giới bên ngoài dù thanh tịnh trang nghiêm đến đâu, có gọi là Niết Bàn hay không, cũng chỉ là cảnh giới, là môi trường phụ trợ. Nếu trình độ phản ánh, trình độ tồn tại chưa thấu triệt, còn chấp thủ tướng thì cũng là chưa giải thoát. Cho dù mọi thứ đều Niết Bàn, Niết bàn khắp cả chỗ,... mà trong tâm vẫn còn bám chấp thì vẫn là luân hồi sanh tử.

Rất may mắn, ở Cực Lạc được tu tập miên mật không nhàm mỏi nên cắt đứt các sự bám chấp, tâm được rỗng rang giải thoát!


Nam Mô A Di Đà Phật
Cầu cho chúng sanh niệm Phật miên mật, đắc nhất tâm bất loạn mà sanh về Cực Lạc quốc.

_ Có lẽ đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị chưa thông đạt giáo pháp dẫn về đạo vị đắc tâm đồng nhất cảnh, rốt ráo là tâm cảnh nhất như; là "cái nhìn" vắng bặt mọi ranh giới phân biệt rạch ròi đâu là đối tượng, chủ thể và nhận thức sanh từ tri kiến lập kiến cấu thành thế gian hữu vi pháp nên vẫn còn "mơ hồ" cái nằm đằng sau NGÔN TỪ mà Thầy Viên Quang "gởi gắm" trong bài viết, nên cứ nghiễm nhiên xem NIẾT BÀN là tâm cảnh của đối tượng bị thấy (thường được mặc định là cảnh khách quan).

_ Niết Bàn là Vô Ngôn, vì vậy trong Thích luận khi nói về Niết Bàn thường hoặc là phủ định hữu vi pháp sanh diệt như Niết Bàn là vô tham, vô sân, vô si...hoặc là trong mối tương quan với Phật Đạo như Niết Bàn là nơi tứ đại vô trú.

_ Thay đổi thế giới quan nơi một chúng sanh hữu tình là điều thậm nan hành mà công đức vô lượng. Những trao đổi về Niết Bàn thiển nghĩ chỉ nên lưu xuất từ bậc Chúng Trung Tôn. Xin Thầy Viên Quang tiếp tục trao đổi cùng đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị. Kính


Đồng Kính, trừng hải
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hi, hai luồng ý kiến, Cực Lạc là Niết Bàn và Cực Lạc - Niết Bàn là chưa hẳn là một, như hai ngọn gió Đông và Tây hihi, đứng yên cảm nhận hai luồng gió này vậy, hãy cảm nhận cả hai luồng gió hihi
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Chân lý không có khái niệm (biết thì liền biết, không qua lý luận). Mọi Khái niệm đều là THỨC BIẾN. (chưa vượt lên được đệ nhất nghĩa). Với Chân lý thì "vô trí diệt vô đắc".
Niết Bàn là Vô Ngôn, vì vậy trong Thích luận khi nói về Niết Bàn thường hoặc là phủ định hữu vi pháp sanh diệt như Niết Bàn là vô tham, vô sân, vô si...hoặc là trong mối tương quan với Phật Đạo như Niết Bàn là nơi tứ đại vô trú.
Kính thưa Thầy,
Kính thưa đạo hữu trừng hải,

Chính xác là như thế. Do vậy mà VNBN thường không bàn về Chân Lý thậm thâm ấy. Một là bàn mãi không thôi, hoặc là bàn hoài chẳng trúng.

Do đó, chư Phật thường giảng nói các pháp thậm thâm, luôn có sự nhắc nhở kèm theo: là tên gọi thôi, chứ nó chẳng có tên tuổi, hành - tướng.

Chư vị nào nói rằng, ta phải dùng thiền định, ta phải dùng từ bi, ta phải dùng công phu .... để vào được thì chẳng đúng với Chân Lý ấy.

Tại sao nhỉ? Pháp đối pháp, ví như thuốc để trị bệnh, bệnh xong thì liền thuốc chẳng dùng nữa. Chúng sanh khổ, có thuốc diệt khổ. Chúng sanh tham có thuốc bố thí-xả ly, chúng sanh sân có thuốc từ bi, chúng sanh Si có thuốc chánh kiến,...Tất cả pháp đều là nhân duyên. Khởi một tâm dấy một niệm đều là pháp.

Chư Phật đối với tất cả pháp, chẳng nắm lấy, chẳng buông xả mà trừ hết thảy bệnh nơi thân tâm, thành tựu đạo pháp diệt khổ, thành tựu trí tuệ, thậm thâm vi diệu. VÔ TRÍ ấy chẳng phải là không có trí hoặc không dùng đến trí, mà là trí tuệ tương ưng với Bản Tánh vạn vật, thấu tỏ hết thảy pháp đều KHÔNG mà hành động: Niết Bàn không, sanh tử không, đắc không, chúng sanh không, chư Phật Không, độ không, diệt độ không,... mà chứng Niết Bàn, diệt sanh tử, đắc tất tất cả tam muội,...

VÔ TRÍ ấy, nay độ không mà diệt độ không. Chỗ dùng của VÔ TRÍ ấy nơi các sự chẳng có điểm dừng, chẳng có thối lui, ... Chư Phật quá khứ nơi VÔ TRÍ ấy chẳng có điểm dừng nghỉ. NGAY CẢ PHẬT CÒN CÓ ĐỊA VỊ PHẬT, nên biết VÔ TRÍ ấy thậm thâm như thế nào!

Cuối cùng: VÔ NGÔN thì không có nghĩa là không nói, đừng bàn đúng - sai thì từ từ thấy, ................................ (lập lại)

KÍNH!
 

Ngọc Hoa

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Bài trước Thầy có giảng rằng :

Niết là không , Bàn là :tham , sân , si. Niết Bàn là : diệt tham ,diệt sân , diệt si , người mà đoạn trừ được 3 thứ này , giữ chánh niệm là người đó đã ở trong Niết Bàn ! Phải không thưa Thầy .

Con hiểu vậy , sai chỗ nào Thầy chỉnh sửa hộ . Cảm ơn Thầy
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bài trước Thầy có giảng rằng :

Niết là không , Bàn là :tham , sân , si. Niết Bàn là : diệt tham ,diệt sân , diệt si , người mà đoạn trừ được 3 thứ này , giữ chánh niệm là người đó đã ở trong Niết Bàn ! Phải không thưa Thầy .

Con hiểu vậy , sai chỗ nào Thầy chỉnh sửa hộ . Cảm ơn Thầy

Kính thưa cộ Ngọc Hoa: Niết Bàn có 2 bậc.- Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Dư Y Niết Bàn.

Hữu Dư là Niết Bàn của các bậc A- la- hán.- Loại niết Bàn này trạng thái tâm đã diệt hết tham, sân, si phần thô. nhưng vẫn còn vi tế vô minh.

Vô Dư là Niết Bàn của chư Phật, đã hoàn toàn không có tham, sân, si cả thô lẫn tế.

* Con đường đi đến Hữu Dư là Niết Bàn của các bậc A- la- hán. Đức Phật dạy. Đó là tu 9 thứ đệ định.

9 Thứ Đệ Định gồm có:

1/. Sơ Thiền.

2/. Nhị Thiền.

3/. Tam Thiền.

4/. Tứ Thiền.

5/. Hư Không Vô Biên Xứ .

6/. Thức Vô Biên Xứ .

7/. Vô Sở Hữu Xứ .

8/. Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ.

9/. Diệt Thọ tưởng Định.

( Trong 9 loại thiền định này, trạng thái "Chánh niệm" sẽ bị xả bỏ khi vào đến Tứ thiền.).

Trí Luận dạy:

Tu 9 Thứ Đệ Định được thân tâm an định, trí huệ tăng trưởng. Người tu hành tự biết mình đã vào được Sơ Thiền, rồi thứ lớp vào được Nhị Thiền, vào Tam Thiền, vào Tứ Thiền v.v... Chẳng cho bất cứ một niệm nào khác xen vào. Do vậy mà được nhất tâm tinh tấn huân tập và tăng trưởng các công đức, dùng tâm nhu nhuyến đoạn các ác pháp. Ở nơi tâm niệm, hành giả thấy rõ từng niệm một, biết rõ các niệm là hữu lậu hay là vô lậu.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63


Kính thưa cộ Ngọc Hoa: Niết Bàn có 2 bậc.- Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Dư Y Niết Bàn.

Hữu Dư là Niết Bàn của các bậc A- la- hán.- Loại niết Bàn này trạng thái tâm đã diệt hết tham, sân, si phần thô. nhưng vẫn còn vi tế vô minh.

Vô Dư là Niết Bàn của chư Phật, đã hoàn toàn không có tham, sân, si cả thô lẫn tế.

* Con đường đi đến Hữu Dư là Niết Bàn của các bậc A- la- hán. Đức Phật dạy. Đó là tu 9 thứ đệ định.

9 Thứ Đệ Định gồm có:

1/. Sơ Thiền.

2/. Nhị Thiền.

3/. Tam Thiền.

4/. Tứ Thiền.

5/. Hư Không Vô Biên Xứ .

6/. Thức Vô Biên Xứ .

7/. Vô Sở Hữu Xứ .

8/. Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ.

9/. Diệt Thọ tưởng Định.

( Trong 9 loại thiền định này, trạng thái "Chánh niệm" sẽ bị xả bỏ khi vào đến Tứ thiền.).

Trí Luận dạy:

Tu 9 Thứ Đệ Định được thân tâm an định, trí huệ tăng trưởng. Người tu hành tự biết mình đã vào được Sơ Thiền, rồi thứ lớp vào được Nhị Thiền, vào Tam Thiền, vào Tứ Thiền v.v... Chẳng cho bất cứ một niệm nào khác xen vào. Do vậy mà được nhất tâm tinh tấn huân tập và tăng trưởng các công đức, dùng tâm nhu nhuyến đoạn các ác pháp. Ở nơi tâm niệm, hành giả thấy rõ từng niệm một, biết rõ các niệm là hữu lậu hay là vô lậu.
tri kiến vô minh tâm niết bàn
niết bàn tịch tịch bổn là không
không không có có tâm là một
ta là vạn vật, vật là ta
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên