Oan gia ! Đúng là oan gia

  • Thread starter imported_gioidinhhue
  • Ngày bắt đầu
I

imported_gioidinhhue

Guest

CƯ SĨ DIỆU ÂM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

.:: Thư trả lời Hộ Niệm ::.

***

Oan Gia

Hỏi:

A Di Đà Phật,
Kính gởi chú,
... Cháu có nghe một câu chuyện như vầy, xin chú cho biết mình phải làm thế nào để tránh những chuyện này.

Có một bà bị bịnh ung thư phổi, rọi hình thấy một đóm đen trong phổi, sau một thời gian đi khám thấy tế bào ung thư đã lan ra khắp thân thể, chỗ nào cũng có tế bào ung thư. Người con khuyên bà đi vô bịnh viện chữa trị bằng trị liệu phóng xạ và trị liệu hóa học…. Bà này nói người niệm Phật không cần, chỉ cần niệm Phật thì đức Phật A Di Đà là đại y vương có thể chữa trị tất cả bịnh của chúng sanh. Người con này cũng rất có hiếu nên mới qùy xuống nói “Nếu má không chịu vô nằm bịnh viện thì con sẽ quỳ hoài không đứng dậy.”

Vì muốn tùy thuận chúng sanh nên bà cũng đồng ý, nhưng bà giao với người con một điều kiện, kêu người con đem bàn thờ Phật vô bịnh viện cho bà. Bà vô bịnh viện, ngồi cả ba ngày ba đêm niệm Phật chí thành khẩn thiết. Niệm xong chưa đi phóng xạ trị liệu gì hết lúc khám thì bác sĩ nói lạ thiệt, những tế bào ung thư trước đây đã mất hết. Còn vết đen ở phổi thì thấy thâu nhỏ lại, nhỏ hơn hồi trước rất nhiều, nhưng cũng còn. Bà hỏi con bây giờ xuất viện được chưa. Người con nói “Nếu má muốn nằm thêm thì bác sĩ cũng đuổi má về chứ đâu ai cho má nằm bịnh viện nữa.”

Mấy năm sau trong gia đình có chuyện xào xáo gì đó, và vì một lý do nào đó nên tế bào ung thư bộc phát trở lại. Kỳ này bà rất yếu, đứa con bà làm ăn rất khá giả, nói với bác sĩ phải cứu sống má với bất kỳ giá nào. Lúc bà có dấu hiệu gần như hấp hối, họ xúm lại gắng máy nhồi cơ tim, gắng máy trợ giúp bịnh nhân thở, làm đủ mọi chuyện y học có thể để cứu cho bà sống. Họ ra sức được một hồi thì các dấu hiệu như mạch tim đập, nhịp thở, huyết áp đều có vẻ bình thường trở lại.

Tối hôm đó khoảng 8 giờ, bà lại hấp hối thêm lần nữa. Lần này oan gia trái chủ của bà là ai? Chính là ông chồng bà, ông chồng nói với bác sĩ, bất luận làm thế nào cũng phải cứu cho bà sống tới 7 giờ sáng ngày hôm sau.

Tại sao ông chồng không muốn cho bà ra đi ngay hôm đó mà phải đợi tới hôm sau. Ông chồng này nói vì bà ăn chay niệm Phật nên muốn cho bà ra đi hôm mồng một mới tốt. Sau khi ông chồng yêu cầu như vậy, các bác sĩ lại gắn máy để cứu cho bà ‘sống lại’ thêm lần nữa. Nhưng gắn máy vô chẳng làm gì được khác hơn là hành hạ thân xác của bà.

Tới lúc bà ra đi thật là tội nghiệp. Những bạn đồng tu của ba yêu cầu người nhà cho họ thăm viếng bà. Lúc bà mất bà bị máu chảy ra từ mắt, mũi, tai, miệng,… Thiệt là đáng tiếc.


Và tại sao bà này niệm Phật cũng khá lắm nhưng lại bị như vậy?
Xin cám ơn chú thiệt nhiều.

Sang


Trả lời:
Câu chuyện kể này thật là quá thương tâm! Mọi người nên đọc qua. Đây là một bài học đích đáng!

Thông thường con người không tin Phật pháp, hoặc là có tin mà hiểu không thấu đáo về pháp Phật, vô tình hay cố ý họ dễ dàng tạo ra những cảnh thương tâm này. Sự thương tâm không phải chỉ ở những điều thấy trước mắt, mà chính là người ra đi bị đọa lạc đau khổ!

Câu chuyện kể trên đã phạm phải mấy vấn đề cấm kỵ khá nặng:

1/ Đụng chạm thân xác:

Một người khi đã tắt hơi, mà bi vằn vọt, đụng chạm, hành hạ đến thân xác là một đại tai họa cho họ. Trong pháp hộ niệm cho người lâm chung, chư Tổ đưa cái lỗi lầm này lên hàng đầu. Nghĩa là cấm tuyệt đối mọi hành động đụng chạm vào thân thể của người vừa mới chết.

Khi tắt hơi xong, phải để yên thân xác, không được đụng chạm vào ít ra cho tới sau 8 giờ. Trong thời gian 8 giờ đồng hồ mà đụng chạm vào xác thân, người chết rất dễ bị đọa vào nhũng cảnh giới tồi tệ nhất trong ba đường ác.

Tại sao vậy? Khoảng thời gian này là thời gian thần thức đang tìm cách xuất ra khỏi xác thân.Tinh thần bất an, thân xác đau buốt.Nếu bị đụng chạm người chết sẽ bị đau đớn không chịu nổi, dễ sanh tâm sân nộ, giận dữ. Ra đi trong cơn giận dữ dễ chui vào địa ngục.

Người thế gian, thường nghĩ rằng, một người đến lúc tắt hơi xong là hết, thân xác đó không còn cảm giác gì nữa.Những người trong nghề giải phẩu, họ đã quen với cảnh mổ xẻ xác người, xác vật, họ thấy tất cả chúng sanh lúc sống thì cử động, suy nghĩ... khi tắt thở rồi thì chỉ là thứ xác thịt vô tri. Thật là một điều sai lầm!

Những người hiểu rõ Phật pháp mới biết điều này. Người thế gian, vì không hiểu Phật pháp, vô tình đã làm nhiều việc tai hại cho người ra đi đến thảm thương! Câu chuyện này, những điều tai hại hầu như đã phạm hết.

Đụng chạm vào thân xác người chết quá sớm chẳng khác gì như một sự tra tấn người chết bằng cực hình!

Trong Phật pháp, Phật dạy, vạn loài chúng sanh đều có linh tri.Linh tri này không bao giờ chết.Nói cho dễ hiểu hơn, ngoài cái xác thịt ra, còn có thần thức đang điều khiển cái xác thịt đó.Thần thức này không bao giờ chết.Nói rõ hơn, cái xác thân thì có sanh già bệnh chết, còn cái linh hồn thì không sanh không tử, chỉ có mê và ngộ mà thôi.Mê thì rối bù, khổ nạn. Ngộ thì an vui, giải thoát.

Xin nhắc lại, khi tắt hơi xong, vì mê muội, tham chấp, thông thường thần thức vẫn cứ cố bám vào cái xác, không ra được.Thần thức chưa ra khỏi thì giống như họ vẫn còn tiếp tục sống, và vẫn còn có cảm giác nhiều giờ sau đó.Thời gian này, nếu bị đụng chạm vào sẽ gây đau đớn đến rợn người.Nếu sơ ý, cứ tiếp tục đụng chạm dễ làm chọ họ nổi tâm sân nộ. Một cơn sân nộ nổi lên, thần thức nương theo lực đó mà xuất ra. Sân giận là nhân chủng của điạ ngục.Một niệm sân giận cuối cùng này sẽ xác định tương lai của họ trong cảnh giới tối tăm nhất - Địa ngục.

Chính vì vậy, xin đừng nên tắm rửa, lau mình, đừng nên thay áo thay quần, đừng thoa son đánh phấn, đừng nên ôm ấp xoa nắn, đừng chích thuốc uốp thân, đừng rút kim sửa thân,v.v.... ít ra trong 8 tiếng đồng hồ. Nếu để yên đến 12 giờ thì tốt hơn, an toàn hơn. Thời gian này rất cần niệm Phật hộ niệm. Nếu mọi người thành tâm hộ niệm, khai thị hướng dẫn, thì có thể giải quyết tất cả.

Điều cấm kỵ khác là khóc than, kể lể, âu sầu... Câu chuyện không kể ra, nhưng chắc chắn phải bị phạm đến. Đây là những điều tối kỵ. Nói chung, rất nhiều điều tối kỵ đã xảy ra, đã phá hỏng con đường vãng sanh của bà cụ.

2/ Cưỡng chế người sắp chết:

Lâm vào điều cấm kỵ thứ hai.Những người trước giờ phút lìa bỏ cõi trần, thường nếu không bị bệnh khổ thì cũng bị xáo trộn rất lớn về mặt tâm lý. Trong tình huống này mà con cháu còn bướng bỉnh, bất hiếu, ngang ngạnh, cưỡng bức, không vâng lời, không chịu làm theo ý muốn của người bệnh... sẽ tạo sự bức xúc rất lớn cho họ.

Trong pháp hộ niệm cho người lâm chung, nhất định chúng ta không được làm bất cứ điều gì trái ý người bệnh. Nếu phạm phải điều cấm kỵ này làm cho người ra đi tức bực, sận giận, buồn khổ... Đây cũng là cái duyên chính dẫn tới những cảnh giới vô cùng xấu.

Không được làm trái ý người sắp chết. Giả như, đang niệm Phật hộ niệm mà người bệnh không muốn niệm Phật nữa, người hộ niệm cũng phải tạm ngưng niệm Phật để vui lòng họ trước, rồi sau đó mới tìm cách hóa giải sau.

Trong câu chuyện này, bà cụ biết đạo, biết niệm Phật, quyết lòng muốn vãng sanh.Thật là đáng kính phục. Nếu người nhà biết chút đạo lý, hỗ trợ theo nguyện vọng của cụ thì quý hóa biết chừng nào, cơ hội này họ sẽ trả được đại hiếu, đại nghĩa, đại từ, cứu giúp cụ thành tựu đạo giải thoát.

Đáng tiếc, vì người thân quá mê muội đã xoay chuyển đại thuận lợi thành đại thiệt hại! Thật tội lỗi cho người thân. Thật tội nghiệp cho cụ!

Có tình cảm, nhưng không rõ lý, nên con người thường làm chuyện sai lầm! Họ thương người thân, mà vô tình lại bỏ người thân để đi thương cái xác chết. Họ đã tưởng lầm người thân là cái xác chết! Nhưng thực ra, cái xác thịt đó chỉ là thứ vật chất mà chính người thân của họ nhận lấy để dùng trong khoảng thời gian qua, đến nay cái thân xác đó nó đã hư, người thân của họ đang tìm cách bỏ cái thân để tìm cái thân khác. Cũng giống như một chiếc xe hư, cha mẹ mình đang tìm cách liệng chiếc xe hư để tìm mua chiếc xe mới. Còn con cái, người thân thì dại khờ, không hiểu ý, cứ lo kéo chiếc xe hư vào nhà, mà lại liệng cha mẹ mình ra đường vậy. Thật đáng tiếc!

Tôi có nghe một câu chuyện tương tự, có thật, đã xảy ra năm 2004 như vầy. Một bà cụ tu theo một đạo Tiên nào đó, bị bệnh không còn cách chữa nữa. Bà tha thiết yêu cầu con cái cho bà xuất viện về nhà để đọc kinh gì đó cho bà ra đi. Nhưng con cái không chịu vâng lời. Bà đòi về nhiều lần, nhưng con cái vẫn bắt bà nằm trong bệnh viện cho bác sĩ điều trị.Bà giận quá đến nỗi hộc máu mà chết.Chết xong mà máu cứ tiếp tục hộc ra đến cả nửa thau như vậy. Thật quá khủng khiếp!

"Từ bi đa họa hại, phương tiện xuất hạ lưu!".Có tình cảm (Từ Bi) mà thiếu trí huệ có thể tạo ra đại họa. tiền bạc (Phương Tiện ) mà không hiểu đạo thì dễ làm nên những chuyện đại nghịch, bất hiếu, hạ lưu, tồi tệ! Câu chuyện diễn tả khá đầy đủ ngạn ngữ này.

Những oán nạn này xảy ra nhiều lắm, quá thảm thương! Hôm nay, đạo hữu đã cho thêm một chứng minh nữa. Quá kinh khủng! Quá tội nghiệp! Quá tai hại! Quá đau lòng!...

Tai họa này đều do chính người thân của bà cụ tạo ra cho bà. Thật là một bài học đáng giá.

Cưỡng bức người sắp chết là điều tối kỵ, là mối đại họa cho người chết. Mong chư vị lưu ý, nhất định chớ phạm đến lỗi này.

Cho nên, người niệm Phật cầu vãng sanh cần phải nghiên cứu tường tận phương pháp hộ niệm.Đừng bao giờ tự nghĩ rằng công phu tu tập đã đủ, mình sẽ đạt đến cảnh giới "Nhất tâm bất loạn", tự tại vãng sanh.

Nghiệp chướng của chúng ta lớn lắm.Oan gia trái chủ cũng khá nặng.Tất cả oán nạn này đang thừa cơ duyên gây chướng ngại.

Vậy thì, tự lực tu hành là điều cần phải chú ý thực hành. Tín-Nguyện-Hạnh niệm Phật phải kiên cố không thối chuyển, là điều chắc chắn không thể lơ là. Bên cạnh, những tha lực, hoàn cảnh, sự hỗ trợ của người thân, của đồng tu cũng phải chú tâm phát triển tốt. Nghĩa là, khuyên giải con cháu đồng thuận, làm tờ di chúc, kêu gọi đồng tu hộ niệm, tập buông xả tối đa... Càng thuận lợi càng an tâm.

Tóm lại, nếu nhiều người biết về phương pháp hộ niệm thì nạn tai này sẽ giảm thiểu.
A-Di-Đà Phật
Diệu Âm
(31/05/2009)

Xin những ai có duyên đọc bài này hãy từ bi khuyên tất cả mọi người để chuyện đáng tiếc được hạn chế tốt đa , được vậy biết ơn chư vị nhiều lắm , nguyện sẽ đáp tạ ơn khi có cơ hội , xin hãy khuyên một cách rộng rãi phổ biến khắp nơi để mọi người tránh nạn hành hạ thân xác người thân sau khi tắt thở ( kể cả người xuất gia còn phạm phải chuyện này thật là quá đau lòng )

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Nói Đến Việc Không Động Đến Thân Xác Của Người Mất Ít Nhất Trong Vòng 8 Tiếng Chỉ Là Phương Tiện Chứ Không Phải Là Một Điều Kiện Quyết Định Ảnh Hưởng Đến Việc Vãng Sanh.

Nếu Giữ Không Kinh Động Đến Thân Xác Người Mất Là Điều Tốt Tuy Nhiên Nếu Không Thể Thì Cũng Không Phải Là Điều Quá Quan Trọng Ảnh Hưởng Đến Việc Vãng Sanh.

Nếu Mà Nói Đến Động Thân Xác Người Mất Làm Ảnh Hưởng Đến Việc Vãng Sanh Thì Có Điều Không Hợp Lý Bởi Vì Không Có Kinh Luận Nào Dạy Như Vậy Cả.

Người Phàm Phu Ngoại Đạo Tu 10 Thiện Không Biết Kiêng Giữ Việc Động Đến Thân Xác Người Mất Mà Còn Được Sanh Thiên Nếu Như Nói Rằng Do Động Đến Thân Xác Người Mất Mà Khiến Họ Bị Đọa Hay Là Không Được Vãng Sanh Thì Là Trái Lý Nhân Quả.

Thời Phật Các Ngoại Đao Tu 4 Thiền Khi Chết Họ Đâu Có Kiêng Giữ Việc Không Động Đến Thân Xác Mà Vẫn Sanh 4 Cõi Trời Thiền.

Phàm Phu, Ngoại Đạo Còn Được Như Vậy Nói Chi Là Người Chí Tâm Trì Danh Hiệu Của Đức Phật A Di Đà.

Nói Rằng Do Động Đến Thân Xác Người Mất Mà Khiến Người Niệm Phật Không Được Vãng Sanh Thì Trong Kinh Luận Của Phật Không Thấy Có Dạy Như Vậy.

Quan Trọng Là Người Mất Bình Thường Có Tin Tam Bảo Niệm Phật Nguyện Vãng Sanh Hay Không.
 
I

imported_gioidinhhue

Guest
Biết là không phải ảnh hưởng hoàn toàn , nhưng phàm phu mấy ai làm chủ trước sự đau đớn , khi người ta trong cơn lâm chung toàn khắp thân thể đau như rùa bị lột mai vì thế mình phải giúp họ hộ niệm , nếu chính bản thân họ có tín hạnh nguyện mà bây giờ được gia đình hỗ trợ thêm thì sẽ chắc chắn 100 phần trăm vãng sanh , còn nếu người thân trong nhà lay động thân xác làm họ đau đớn sẽ làm trở ngại chánh niệm của họ sẽ khiến cho họ khó chịu đau đớn sân hận liền đọa vào cảnh giới bất thiện

Nếu như ai cũng có thể làm chủ hết mọi hoàn cảnh thì nói gì nữa đã là phàm phu sanh trong thời Mạt nghiệp chướng nặng nề lại còn bị người nhà quăng thêm cục đá không té mới lạ

Nếu như người nhất tâm bất loạn thì mới chẳng sợ bị ai hại còn chưa nhất tâm đều phải cẩn thận tối đa tuyệt đối ko được xâm phạm thân xác họ phải bảo vệ tối đa hết mức mình có thể

Nếu Thầy đọc tham khảo Tịnh độ nhiều và những lời dạy của Pháp Sư Ấn Quang và Ngài Tịnh Không thầy sẽ thấy tầm quan trọng của việc ko nên đụng chạm lay chuyển thân xác người mới mất . Con không dám nói bừa đâu , con chỉ muốn cho chúng sinh đừng bị hại một cách đáng tiếc .
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Đúng Là Nếu Có Thể Giữ Không Kinh Động Đến Thân Xác Người Mất Là Việc Rất Tốt Nhưng Mà Nếu Không Thể Giữ Được Thì Cũng Chớ Quá Quan Trọng Khiến Cái Phụ Thành Cái Chánh.

Cái Chánh Là Người Mất Lúc Sống Có Tin Tam Bảo Và Niệm Danh Hiệu Phật Và Nguyện Vãng Sanh.

Trong Kinh Địa Tạng Dạy Rằng Niệm Danh Hiệu Chư Phật Cho Người Mất Nghe Thì Còn Khiến Cho Họ Chẳng Bị Đọa 3 Ác Đạo Huống Chi Là Nếu Lúc Bình Thường Người Đó Tin Tam Bảo Và Niệm Danh Hiệu Phật.

Nếu Quá Quan Trọng Về Việc Kinh Động Thân Xác Thì Cũng Là Cái Chướng Cho Việc Vãng Sanh Bởi Vì Khiến Người Sắp Mất Lo Sợ.

Trong Các Kinh Tịnh Độ Thật Chẳng Hề Có Dạy Về Việc Không Được Kinh Động Thân Xác Người Mất.

Phật Pháp Không Thể Nghĩ Bàn Cho Dù Là Bị Đọa Địa Ngục Nghe Danh Hiệu Phật Còn Được Vãng Sanh Nói Chi Là Bình Thường Chí Tâm Xưng Niệm.
 
I

imported_gioidinhhue

Guest
Chính sự khóc lóc đó là “duyên” làm chướng ngại cho tâm niệm người vãng sinh

NHƯNG CON MUỐN TRÁNH TỐI ĐA VIỆC TRỞ NGẠI CHÁNH NIỆM NGƯỜI MẤT VÌ LÚC ĐÓ NGOÀI VIỆC NIỆM PHẬT RA KHÔNG NÊN LÀM GÌ KHÁC

TRÍCH DẪN

http://www.quangduc.com/tinhdo/73lamchung.html

Hỏi: Nếu nói rằng người niệm Phật đều được vãng sinh Tây phương, thì tại sao tôi thấy có nhiều người tại gia cũng như xuất gia bình thường niệm Phật nguyện vãng sinh Tịnh độ, nhưng đến phút lâm chung thì chết một cách mơ mơ hồ hồ chẳng thấy mấy ai chân thật vãng sinh là vì sao?

Ðáp: Ðó là do người niệm Phật vào giờ phút lâm chung do nhân duyên không đầy đủ. Nếu có đầy đủ nhân duyên thì nhất định sẽ được vãng sinh.

Hỏi: Thế nào là nhân duyên?

Ðáp: Người niệm Phật bình thường tin sâu nguyện thiết, niệm Phật cầu sinh Tây phương, cho đến giờ phút lâm chung vẫn giữ được tâm niệm đó, thì đó là “nhân” tự lực, tuy nhiên đối với người lúc bình thường chưa biết tín nguyện niệm Phật cầu sinh Cực Lạc, nhưng đến giờ phút sắp lâm chung may mắn gặp được thiện hữu tri thức khai thị mới sinh tín nguyện, cầu sinh Tây phương thì đây cũng là “nhân” tự lực. Giáo chủ Cực Lạc, là Ðức Phật A Di Ðà cùng với vạn đức hồng danh, có thể khiến cho chúng sinh vãng sinh Cực Lạc đây là “Duyên” tha lực, và cho đến giờ phút lâm chung gặp được thiện hữu trợ niệm và đây cũng chính là “duyên” tha lực.

Hỏi: Người niệm Phật đến lúc lâm chung, mà nhân duyên không đầy đủ thì không thể vãng sinh có đúng vậy không?

Ðáp: Người niệm Phật bình thường tín nguyện có công phu niệm Phật nhưng chưa thuần thục. Ðến giờ phút lâm chung tuy có tâm tín nguyện cầu sinh Tây phương (có “nhân”) song bị bệnh khổ và các phiền não khác bức bách nên tâm niệm Phật không phát khởi, lại không gặp được thiện hữu khai thị và trợ niệm (không “duyên”) cộng với gia quyến không biết đạo lý, cứ khóc lóc, thở than khiến trong tâm người niệm Phật khởi lên nhiều phiền não, chính sự khóc lóc đó là “duyên” làm chướng ngại cho tâm niệm người vãng sinh. Trường hợp này gọi là có nhân nhưng không gặp thiện duyên nên không thể vãng sinh được.

Lại có người bình thường tín nguyện niệm Phật tha thiết, đến giờ phút lâm chung được sự trợ duyên rất tốt, lại gặp được thiện hữu tri thức khai thị và trợ niệm (có “duyên”), cộng gia quyến không khóc lóc làm xao động. Nhưng vì tự tâm của người niệm Phật lại sinh điên đảo, tham luyến thế gian, cho đến quyến luyến con cháu, của cải, vì thế không phát khởi tâm nguyện cầu sinh Tây phương Cực Lạc (không “nhân”). Bởi vậy theo tâm niệm ái dục mà đi đầu thai vào các đường thiện ác. Ðây gọi là có “duyên” mà không “nhân” nên không thể vãng sinh được.

Lại có người bình thường niệm Phật chỉ cầu cho gia đình bình an hạnh phúc thọ mệnh lâu dài v.v... Nhưng do vào giờ phút lâm chung chỉ sợ chết, như có bệnh mà chưa đến giai đoạn trầm trọng, tuy cũng có niệm Phật nhưng chỉ muốn cầu bệnh mau lành, chứ không cầu sinh Tây phương Cực Lạc (không “nhân”). Khi đến giai đoạn bệnh trầm trọng, bấy giờ các khổ não đau đớn hiện hành không thể niệm Phật, chỉ than trời trách đất, kêu mẹ gọi cha. Lại vì gia quyến không tin Phật pháp, hoặc có tin nhưng không hiểu rõ lý nghĩa Kinh Phật, lại không gặp được thiện hữu khai thị và trợ niệm (không “duyên”) đây là cả nhân lẫn duyên không đầy đủ nên không thể vãng sinh vậy.

Hỏi: Người tu niệm Phật vào giờ phút lâm chung thế nào gọi là đầy đủ nhân duyên có thể vãng sinh Cực Lạc?

Ðáp: Như có hạng người có căn cơ rất lớn, lúc bình thường hết sức tin sâu nguyện thiết niệm Phật, tín nguyện lại tha thiết, công phu niệm Phật lại thuần thục, đến giờ phút lâm chung không cần người trợ niệm, mà tự họ có thể tín nguyện niệm Phật như bình thường, không có một mảy may tưởng khổ vui... làm xao động, mà niệm niệm luôn an trụ vào hồng danh, A DI ÐÀ PHẬT vì vậy trong Kinh A Di Ðà Phật nói: “Nhất tâm bất loạn, tức được vãng sinh” là vậy (“nhân” của tâm niệm tự lực cảm ứng với “duyên” cảnh giới của Phật) đây là ý nghĩa đầy đủ nhân duyên vậy.

Lại có người bình thường tu niệm Phật tin sâu nguyện thiết, nhưng công phu chưa thành thục, vào giờ phút lâm chung, lòng tín nguyện cầu sinh Tây phương lại càng tha thiết, không bị các bệnh khổ hoặc nghiệp chướng phiền não làm dao động. Lại gặp được thiện hữu tri thức khai thị, được sự trợ niệm. Nhờ thế nên tâm của người bệnh niệm niệm an trụ vào nơi hồng danh A Di Ðà Phật mà được vãng sinh. (“nhân” của tự lực cộng “duyên” tha lực)

Lại có hạng người, bình thường không biết tín nguyện niệm Phật cầu sinh Tây phương. Nhưng đến giờ phút lâm chung lại gặp được thiện hữu tri thức khai thị, nói đến sự vui sướng cùng sự trang nghiêm thanh tịnh của thế giới Tây phương, và 48 lời nguyện tiếp dẫn chúng sinh niệm Phật của Phật A Di Ðà khiến cho tâm người bệnh trở nên hoan hỷ, tâm sinh chánh tín niệm Phật, phát nguyện vãng sinh. Cho đến quyến thuộc không khóc lóc hỏi han lại được sự trợ niệm mà người bệnh được vãng sinh.

http://www.quangduc.com/tinhdo/73lamchung.html
 
I

imported_gioidinhhue

Guest
PHÁ TRỪ NGHI CHƯỚNG

Nếu bệnh nhân bệnh tình nặng nề, nên hỏi họ xem còn vướng mắc việc gì hay không. Nếu có thì nên giảng giải, sớm giải quyết cho họ để không còn chướng ngại việc vãng sinh. Nếu bệnh nhân không có việc gì vướng mắc vậy thì nên hỏi họ một lần rồi sau đó không nên hỏi nữa, vì sợ làm phân tâm họ mất đi chánh niệm. Hãy chú ý, Chú ý!

Nếu bệnh nhân có sự nghi ngờ hỏi: “Tôi phát tâm niệm Phật, thời gian chưa được bao lâu, lại sợ nghiệp chướng tội nặng nề, không hiểu có được vãng sinh hay không?”. Nên trả lời với họ rằng: “Việc phát tâm niệm Phật sớm hay muộn không thành vấn đề, điều quan trọng từ khi phát tâm cho đến giờ phút lâm chung tâm không thối chuyển mới là quan trọng. Vậy đến lúc lâm chung của ông, gặp được nhân duyên thiện hữu khai thị, mới có thể phát tâm niệm Phật, điều này cũng tốt lắm. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật có nói: “Người bình thường tạo nghiệp chướng rất nhiều lại nặng nề đến giây phút lâm chung, gặp được thiện hữu khai thị, mới phát tâm niệm Phật, có thể vãng sinh Tây phương”. Trong Kinh này cũng có nói: “Niệm một câu A Di Ðà Phật có thể tiêu trừ 80 ức đại kiếp trọng tội!”. Cho nên việc phát tâm niệm Phật dù chưa lâu dài lại tội chướng nặng nề, tâm không nghi ngại, chỉ cần nhất tâm niệm Phật, quyết chí nguyện cầu sinh Tây phương, đến giờ phút lâm chung, nhất định được thấy Phật A Di Ðà đến tiếp dẫn vãng sinh không nghi ngờ.

Nếu như người bệnh có tâm niệm luyến ái quyến thuộc và tham trước tài sản. Nên đối trước họ mà nói: “Chúng ta làm người sống trong cõi Ta Bà này thật khổ sở vô cùng tận, ai sinh ra rồi cũng già, rồi cũng bệnh, rồi cũng chết, sự khổ ấy không thể kể hết vì nó vô cùng vô tận. Ðược vãng sinh Cực Lạc thì thoát khổ mà còn an vui vĩnh viễn, lại có thể trở lại độ cho gia quyến cũng được vãng sinh, cùng an hưởng hạnh phúc lâu dài. Vì vậy ông (bà) không nên quyến luyến con cháu và tham đắm tài sản mà làm trở ngại cho việc vãng sinh của mình, lại mất đi việc đời đời kiếp kiếp của gia quyến và những người khác.

Nếu bệnh nhân có tâm nghi ngờ hỏi rằng: “Tôi niệm Phật mà sao chẳng thấy Phật?”. Họ lại hỏi: “Khi tôi lâm chung không biết có được Phật A Di Ðà đến tiếp dẫn hay không?”. Vậy người trợ niệm nên vì họ mà giảng: “Hiện nay được thấy Phật hay chưa được thấy Phật là điều không có quan hệ. Nếu hiện tại chưa được thấy Phật thì lúc lâm chung nhất định thấy Phật. Ðiều quan trọng là sáu chữ Nam mô A Di Ðà Phật niệm niệm hiển lộ trong tâm ông, đến lúc lâm chung thì Phật A Di Ðà tự nhiên ở trong tâm ông hiện ra tiếp dẫn. Xin ông (bà) cần lưu tâm niệm Phật, không nên sinh tâm nghi ngờ, nếu còn một mảy may nghi ngờ thì ông (bà) với Phật cách xa còn làm chướng ngại cho việc vãng sinh. Nếu ông (bà) không sinh tâm nghi ngại mà nhất tâm niệm Phật thì nhất định có sự cảm ứng đạo giao, không nghi ngờ việc vãng sinh. Phải biết rằng người tu Tịnh độ đến giây phút lâm chung thấy Phật hiện tiền, thời gian có sớm có muộn. Sớm thì thấy trước một hoặc hai ngày, hoặc vài tiếng đồng hồ hay trong chốc lát, thời gian hoàn toàn không giống nhau. Nếu trễ thì ngay sau khi tắt thở Phật mới hiện ra (chỉ trong một sát na). Lúc Phật hiện ra cũng là lúc người niệm Phật được vãng sinh.

Nếu bệnh nhân ban đêm và ban ngày hoặc trong khi niệm Phật, hoặc nằm mộng thấy những hình thù ghê gớm, hoặc nghe những âm thanh kỳ quái, tâm sinh kinh sợ làm trở ngại cho chánh niệm. Vậy người trợ niệm nên vì họ mà nói: “Những âm thanh, hình tướng kỳ quái này là oan gia nhiều đời do ông (bà) sát hại mà đến. Nay họ biết được ông (bà) niệm Phật cầu sinh Tây phương, nên hiện ra các cảnh giới xấu ác khiến cho tâm ông (bà) lo sợ, làm trở ngại cho việc vãng sinh. Vì thế ông (bà) đừng sợ họ, không chạy theo các hình ảnh và âm thanh, chuyên tâm nhất ý vào câu Nam mô A Di Ðà Phật. Niệm niệm khẩn thiết chí thành, không cho gián đoạn thì các loại oan nhân không có chỗ nương tựa, tự nhiên tiêu trừ”.

Nếu đến phút lâm chung thấy ông bà cha mẹ, tổ tiên hay người thân quyến hiện ra tiếp dẫn, nên biết rằng họ đều là do quỷ thần từ ba đường ác biến hóa mà thành để lừa gạt chúng ta rơi vào ba đường ác. Vì vậy chúng ta cũng nên chuyên tâm vào câu niệm Phật thì họ tự nhiên biến mất. Nếu thấy thiên nhân và thần nhân hiện ra tiếp dẫn đưa ta về quốc độ của họ phải hết sức cẩn thận đừng để một mảy may tâm niệm dao động theo họ mà chỉ khi nào Phật A Di Ðà hoặc Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát hiện ra tiếp dẫn mới được. Nên biết rằng Phật A Di Ðà do từ tâm niệm Phật được thanh tịnh hiện ra tiếp dẫn ông (bà), mà cũng do tâm ông (bà) chuyên tâm niệm Phật được thanh tịnh mới được vãng sinh. Hãy chú ý! Chú ý!.

http://www.quangduc.com/tinhdo/73lamchung.html

KHAI THỊ CHO NGƯỜI LÂM CHUNG

Ông (bà) nên hiểu rằng không luận là người nào, hai việc bệnh khổ và tử vong là điều không thể tránh được. Nếu ông (bà) có bệnh khổ thì không nên để tâm vào bệnh khổ đó mà hãy chuyên tâm nhất ý niệm Nam mô A Di Ðà, niệm niệm rõ ràng, tưởng đến việc vãng sinh thì bệnh khổ tự nhiên giảm nhẹ bình thường.

Người niệm Phật chúng ta, đến giây phút lâm chung bất luận là việc gì đều nên buông xả để tâm được thanh thản nhẹ nhàng, chỉ nương tựa vào một câu Nam mô A Di Ðà, thanh minh rõ ràng, niệm niệm chấp trì danh hiệu thì khoảng 3 ngày, 5 ngày, cho đến 7 ngày được vãng sinh. Từ đầu chí cuối chỉ một tâm niệm cầu sinh Tây phương nếu có thể y theo lời tôi nói, thì tôi bảo đảm ông (bà) nhất định được vãng sinh, không nên giống như người thế tục không có sự hiểu biết đến lúc lâm chung nếu có bệnh khổ chỉ kêu mẹ kêu cha, chỉ cầu thiên thần, quỷ thần giúp đỡ, đây là sự mê lầm vô cùng lớn lao. Chúng ta cần hiểu rằng người niệm Phật lúc lâm chung, không luận có bệnh hay là không. Cốt yếu là nên cầu lòng từ bi của Phật A Di Ðà sớm đến tiếp dẫn. Còn Thiên, Thần, Quỷ chỉ nằm trong lục đạo luân hồi, là còn sinh tử, làm gì có sức mạnh năng lực mà ông (bà) cầu nguyện, cầu thoát khỏi sinh tử luân hồi?

Chỉ có lòng từ bi và 48 lời nguyện của Phật A Di Ðà cùng năng lực và thần thông quảng đại của Ngài mới có thể cứu độ chúng ta thoát ly sinh tử được. Nếu ông (bà) còn ôm lòng cầu nguyện thiên thần, quỷ thần giúp đỡ thì hãy nên xả bỏ đi, nhất tâm niệm Phật cầu sinh Tây phương. Còn quý ông (bà) thọ mạng chưa hết thì niệm Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng của mình, như vậy bệnh cũng đã hóa vui rồi. Bằng ngược lại thọ mạng ông (bà) đã hết thì ông (bà) nhất định vãng sinh. Giá như niệm Phật chỉ cầu lành bệnh mà không cầu sinh Tây phương thì dù thọ mạng ông (bà) đã hết thì Tây phương khó mà sinh, hoặc thọ mạng chưa hết, bệnh nhất thời khó mà lành, song chẳng những không tốt mà sự khổ vì bệnh lại càng gia tăng. Ông (bà) cần hiểu rằng: Chúng ta sống ở cõi Ta bà ô trược này phải chịu nhiều khổ não hay sao? Nếu được vãng sinh thì thọ hưởng được nhiều vui sướng hay sao? Nếu ông (bà) còn có tâm cầu khẩn trời, thần, quỷ gia tâm giúp đỡ, điều này cho thấy ông (bà) còn sợ chết, nếu còn tâm sợ chết thì tâm ông (bà) cùng với tâm nguyện của Phật A Di Ðà cách xa nhau. Vì thế Tây phương khó mà sinh được, phải chịu khổ hải sinh tử mãi mãi, không có ngày xuất ly.

Nếu ông (bà) còn tâm sợ chết thì tự trách mình. Tại sao ta đã phát tâm niệm Phật, quyết chí cầu sinh Tây phương làm sao còn đeo mang tâm niệm sợ chết tự mình làm chướng ngại cho việc vãng sinh của mình? Vì vậy mình muốn vãng sinh thì nên khẩn thiết nhất tâm niệm Phật cầu Phật từ bi sớm đến tiếp dẫn.

Tóm lại bệnh khổ phát hiện lúc lâm chung, là do oan gia ác nghiệp nhiều đời của chúng ta sở cảm, họ hiện ra ngăn cản nên phát hiện thành nhiều loại khổ não khiến tâm chúng ta sinh phiền não, làm chướng ngại cho việc niệm Phật vãng sinh.
Nếu chúng ta hiểu rõ được như vậy thì không bị các loại ma chướng sở chuyển. Ðiều tốt nhất là chúng ta nên chí thành khẩn thiết niệm Phật, niệm niệm không buông lơi, dồn hết tâm lực nương tựa vào danh hiệu Nam mô A Di Ðà Phật thì được vãng sinh Tịnh độ.

http://www.quangduc.com/tinhdo/73lamchung.html
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Trong Kinh Trung Ấm Đức Phật Vào Trong Cảnh Giới Trung Ấm Giáo Hóa Các Chúng Sanh Trong Cảnh Giới Trung Ấm.
Cảnh Giới Trung Ấm Cực Kỳ Vi Tế Chỉ Trừ Chư Phật Và Chư Đại Bồ Tát Thì Không Có Ai Có Thể Hiểu Biết Như Thật.
Người Bình Thường Nếu Tu Tập Tin Tam Bảo Và Niệm Danh Hiệu Phật Thì Lúc Mạng Chung Dù Chưa Liền Được Vãng Sanh Nhưng Trong Cảnh Giới Trung Ấm Cũng Sẽ Được Chư Phật Tiếp Dẫn.
Trong Cảnh Giới Trung Ấm Có Hóa Phật Tiếp Dẫn Chúng Sanh.
Đây Dẫn Kinh Địa Tạng Để Thấy Oai Lực Của Danh Hiệu Phật
Như có người nào sắp mạng chung, hàng thân quyến trong nhà cho đến một người Vì người bịnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của một Đức Phật, thời người chết đó, trừ năm tội lớn vô gián, các nghiệp báo khác đều tiêu sạch cả.
 
I

imported_gioidinhhue

Guest
:smt010 Nếu như ai cũng làm chủ chính mình mọi hoàn cảnh thì nói gì nữa ? Đằng này khi còn sống còn tỉnh đây mà còn chưa làm chủ được chính mình nữa là , có mấy ai làm chủ được mình đâu nên xảy ra biết bao nhiêu tệ nạn và phá giới ... Mọi việc phát sinh ra vì con người ta ko làm chủ được chính mình mà ra , lúc sống còn không thể làm chủ khi thành thân trung ấm liệu còn sáng suốt hay không ? chỉ sợ rằng lúc đó mình mờ mờ mịt mịt trong cảnh giới tối tắm đau khổ cô đơn ... Xử lý công việc nên phòng ngừa hơn là chữa bệnh phải không Thầy ? Nếu người lấm chung đang niệm Phật cầu Phật tiếp dẫn , trong cơn đau đớn của thể xác sự sợ hãi khi oan gia trái chủ hiện xung quang đe dọa , tâm trí hoảng loạn mờ mịt như trong giấc mộng lại còn bị người thân chà qua sát lại dằn dặt thảm thương , sự đau đớn quá sức ấy liệu có khiến cho người kia khởi lên một ý niệm bực tức sân giận ko ? nếu như ngày thường có định lực không khởi sân hận thì may ra có thể qua được còn người bình thường tại gia hằng ngày tiếp xúc buôn bán nuôi con chăm lo nhiều việc tất nhiên có tin Tam Bảo và cũng có niệm Phật nhưng những hạt giống niệm Phật kia so với những hạt giống si mê tham sân si từ sáng đến chiều mỗi ngày thì có xá là gì , cái nào mạnh sẽ theo cái đó mà đi ra ...chủ nợ nào mạnh nhất ? nghiệp lực nào mạnh nhất ? một kẻ phàm phu tại gia ít ai mà niệm Phật nhiều họ toàn niệm kiếm tiền niệm lo chồng lo con niệm ...niệm tham sân si vậy thử hỏi khi chết đi có cần phải có người giúp họ hộ niệm bảo vệ họ tránh khỏi các nạn bị đọa cảnh giới bất thiện ?
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Trừ Người Bình Thường Làm 10 Nghiệp Ác Thì Mới Bị Trong 3 Ác Đạo Còn Như Nói Tam, Sân, Si Thì Dù Là Chư Thiên Trong Các Cõi Trời Vẫn Còn Tham, Sân, Si.

Phật Lực Không Thể Nghĩ Bàn, Phật Pháp Lực Không Thể Nghĩ Bàn.

Niệm Phật Vãng Sanh Là Cảnh Giới Của Chư Phật Mà Chỉ Có Bậc Đại Bồ Tát Mới Có Thể Hiểu Biết Như Thật.

Như Trong Kinh Dược Sư Nói:

Này A Nan! Những chúng hữu tình ấy nếu nghe danh hiệu Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, chí tâm thọ trì, không sanh lòng nghi hoặc mà còn đọa vào ác thú thì không bao giờ có vậy.

Này A Nan! Cảnh giới của Chư Phật, khó tin khó hiểu mà nay Ông có thể lãnh thọ được thì biết rằng đó là nhờ oai lực của Như Lai vậy.

Này A Nan! Tất cả các hàng Thinh Văn, Duyên Giác và các Bậc Bồ Tát chưa lên đến Bậc Sơ Địa đều không thể tin hiểu đúng như sự thật, chỉ trừ những Bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát mới tin hiểu được mà thôi.

Trong Kinh Dược Sư Nói Danh Hiệu Của Đức Phật Dược Sư Nhưng Nói Rộng Ra Thì Tất Cả Danh Hiệu Của Chư Phật Đều Có Oai Lực Như Vậy Cả.

Còn Ai Mà Có Thể Chí Tâm Niệm Danh Hiệu Của Phật Không Sanh Nghi Ngờ Thì Phải Biết Người Đó Ở Đời Trước Từng Gieo Trồng Vô Lượng Căn Lành.
 
I

imported_gioidinhhue

Guest
<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/zgL7dMQBY8Y&hl=en_US&fs=1&"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/zgL7dMQBY8Y&hl=en_US&fs=1&" type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="425" height="344"></embed></object>​
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên