Ôn lại Kinh Lăng Nghiêm

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Kính Quý ĐH ở diễn đàn.

Nhân thảo luận với các bạn về Vấn đề Tâm trong chủ đề Phật giáo là gì?

VQ tự nhận thấy mình còn yếu kém về v / đ TÂM mà đức Phật dạy.

Nay VQ kính xin tự ôn lại Kinh Thủ Lăng Nghiêm - mà Đức Phật đã dạy qua bài giảng Trực chỉ của HT. Thích Từ Thông.

Kính mời Quý ĐH nào có nhã hứng thì cùng ôn tập và thảo luận cùng VQ để hưởng vị ngọt Chánh Pháp.

Kính Thỉnh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
Pháp Sư Thích Từ Thông


Mục Lục Tập 1


Lời nói đầu
Chương 01
Đề kinh
Nhơn duyên và thời điểm Phật nói kinh Thủ Lăng Nghiêm
Chương 02
Tâm là căn bản của Bồ Đề Niết Bàn và cũng là căn bản của luân chuyển sanh tử
Ông A Nan cho rằng tâm ở trong thân
Ông A Nan cho rằng tâm ở ngoài thân
Ông A Nan cho rằng tâm núp sau con mắt
Ông A Nan cho rằng nhắm mắt thấy tối là tâm ở trong thân
Ông A Nan cho rằng sự suy nghĩ hợp với chỗ nào thì tâm liền có ở chỗ đó
Ông A Nan cho rằng tâm ở chặng giữa
Ông A Nan cho rằng tâm là cái không dính dáng vào đâu cả
Luân hồi sanh tử không phải là hiện tượng họa gởi tai bay. Bồ Đề Niết Bàn không phải là cảnh giới siêu nhiên do đấng siêu nhân nào ban tặng.
Lại gạn hỏi cái tâm
Tâm thì phải có thể tánh, không thể tánh không phải là tâm
Cái tánh thấy của mắt chỉ là hiện lượng
Gạn hỏi nghĩa khác trần nhằm chỉ rõ hiện tượng vọng tưởng diệt sanh. Ví dụ chủ và hư không để khai thị bản thể chơn tâm thường trú
Chương 03
Trong thân thể vô thường sanh diệt còn có cái thường bất sanh bất diệt
Rằng ngược xuôi chỉ là sự áp đặt chủ quan, một ý thức chấp mắc
Lựa bỏ tâm vương víu cảnh duyên để chỉ tánh thấy không chỗ trả về
Vật là đối tượng phân biệt của tâm. Tâm biểu hiện qua tánh thấy là chủ thể phân biệt vật
Tánh thấy không lớn nhỏ đứt nối chỉ do tiền trần ngăn ngại mà thôi
Tánh thấy và vật bị thấy vốn là tâm tánh bồ đề nhiệm mầu sáng suốt
Không có cái nào là tánh thấy
Tất cả cái nào cũng là tánh thấy
Bồ Tát Văn Thù cầu Phật thương xót… Phật dạy: Tánh thấy không thể đặt vấn đề: "là" hay "không là".
Tánh thấy rời tất cả tướng, nhưng nó không ngoài tất cả Pháp. Giáo lý nhơn duyên vẫn chưa là đệ nhất nghĩa. Thuyết tự nhiên là một nhận thức sai lầm chơn lý vũ trụ.
Do nhận thức sai lầm khiến cho con người bỏ mất bản tâm thanh tịnh, bản giác thường trú của mình.
Tánh thấy ngoài hai nghĩa: Hòa hợp và không hòa hợp
Bốn khoa bảy đại vốn là hiện tượng biểu hiện từ Như Lai tàng
Năm ấm là hiện tượng biểu hiện từ Như Lai tàng:
Sắc ấm
Thọ ấm
Tưởng ấm
Hành ấm
Thức ấm
Sáu nhập là hiện tượng biểu hiện từ Như Lai tàng:
Nhãn nhập
Nhĩ nhập
Tỷ nhập
Thiệt nhập
Thân nhập
Ý nhập
Mười hai xứ là hiện tượng biểu hiện từ Như Lai tàng.
Sắc và kiến
Thanh và thính
Hương và khứu
Vị và thường
Xúc và thân
Pháp và ý
Chương 03 Tiếp Theo
Mười tám giới là hiện tượng biểu hiện từ Như Lai tàng.
Nhãn thức giới
Nhĩ thức giới
Tỷ thức giới
Thiệt thức giới
Thân thức giới
Ý thức giới
Bảy đại là hiện tượng biểu hiện từ Như Lai tàng.
Địa đại hoàn nguyên
Thủy đại hoàn nguyên
Hỏa đại hoàn nguyên
Phong đại hoàn nguyên
Không đại hoàn nguyên
Kiến đại hoàn nguyên
Thức đại hoàn nguyên
Ông A Nan và đại chúng tán dương Phật, phát nguyện và trình Phật những điều tâm đắc của mình.

Mục Lục Tập 2

Chương 04

Phật thuyết minh tánh của các đại vốn không ngăn ngại gì nhau; nhằm khai thị chân lý: Sắc, không, không sắc
- Phật chỉ nguồn gốc vọng tưởng của hiện tượng tâm lý
- Khai thị nguồn gốc duyên khởi của hiện tượng vật chất
- Phật dạy rõ về ba tướng tương tục: Thế giới chúng sanh và nghiệp lực
Thế giới tương tục
Chúng sanh tương tục
Nghiệp quả tương tục
Tóm kết: Giác không sanh mê, thất đại dung được nhau mà không có gì trở ngại
Giác không sanh mê
Lại nói rõ vấn đề các đại có thể dung nhau
Khiển trách chúng sanh bội giác hiệp trần và khai thị phương pháp bội trần hiệp giác
Bội giác hiệp trần
Bội trần hiệp giác
Phật khai thị Như Lai tàng rời tất cả tướng là tất cả pháp
Như Lai tàng rời tất cả tướng
Như Lai tàng là tất cả pháp
Dùng Phật nhãn nhìn hiện tượng vạn pháp không có vấn đề là hay không là trong Như Lai tàng bản thể chơn như mầu nhiệm.
Mê vọng không có nguyên nhân hết mê là Bồ Đề (giác)
Lại rơi vào nhận thức đối đãi của thuyết nhân duyên và tự nhiên.
Phật chỉ hai nghĩa quyết định.
- Ông A Nan trần thuật chỗ thâm ngộ và thỉnh vấn tu giải thoát.
Nghĩa quyết định thứ nhất
Sự tác dụng của sắc tâm vô thỉ
Khai thị về năm thứ ô trược
Dựa vào nhân tu mà suy biết quả sở chứng
Nghĩa quyết định thứ hai
Trắc nghiệm sự điên đảo ở căn hay ở trần để tìm mối manh mở gút
Căn cảnh là nguồn gốc của sự buộc ràng. Tháo gỡ buộc ràng hãy tìm một căn thù thắng nhất
Sắc, không tác dụng lẫn nhau, phản ánh ra căn trần thành năng sở
Vọng năng sanh sở làm hạn chế tánh giác minh.
Lục căn toàn khuyết tri kiến vẫn không thêm bớt
Phật bảo đánh chuông để nghiệm xét tánh nghe của nhĩ căn là thường trú
Ông A Nan nghi ngờ kiến văn giác tri không có tự thể
Khai thị tánh nghe của nhĩ căn là thường trú
Chương 05
Hiểu biết chồng thêm hiểu biết là gốc rễ của vô minh. Hiểu biết vạn pháp đúng như thật là nhân tố của Niết bàn hiện tại.
Ông A Nan lại hỏi vấn đề mở gút
Khai thị chân lý vốn không hai và Phật Phật đạo đồng
Căn trần cùng một gốc. Cột mở không hai nguồn
Phật tóm lược ý thú của những đoạn kinh trên qua bài văn trùng tụng
Một cái khăn mà sáu lần cột thì thành sáu gút. Mở hết sáu gút một cũng không còn.
Nguyên do của một sáu dị đồng
Cột gút có thứ lớp thì mở phải có trước sau
Quả vị có thấp cao, giải thoát giống nhau không khác mấy. Căn trần thức giới thất đại đều là dữ kiện chứng viên thông.
Phật hỏi đại chúng về nhân duyên ngộ đạo, và dữ kiện chứng đắc viên thông.
1. Do thanh trần được viên thông
2. Do sắc trần được viên thông
3. Do hương trần được viên thông
4. Do vị trần được viên thông
5. Do xúc trần được viên thông
6. Do pháp trần được viên thông
7. Do nhãn căn được viên thông
8. Do tỷ căn được viên thông
9. Do thiệt căn được viên thông
10. Do thân căn được viên thông
11. Do ý căn được viên thông
12. Do nhãn thức được viên thông
13. Do nhĩ thức được viên thông
14. Do tỷ thức được viên thông
15. Do thiệt thức được viên thông
16. Do thân thức được viên thông
17. Do ý thức được viên thông
18. Do hỏa đại được viên thông
19. Do địa đại được viên thông
20. Do thủy đại được viên thông
21. Do phong đại được viên thông
22. Do không đại được viên thông
23. Do thức đại được viên thông
24. Do kiến đại được viên thông
Chương 06
Do nhĩ căn được viên thông
Bồ Tát Quán Thế Âm trần thuật pháp tu chứng của mình
Do từ tâm Bồ Tát Quán Thế Âm hiện 32 ứng thân
Do bi tâm Bồ Tát Quán Thế Âm thành tựu 14 đức vô úy
Quán Thế Âm có 4 đức nhiệm mầu không thể nghĩ bàn
Phật bảo Văn thù so sánh chọn căn ưu việt nhất
- So sánh sự ưu khuyết của sáu trần, năm căn, sáu thức và bảy đại
Nhược điểm của sáu trần
Nhược điểm của năm căn
Nhược điểm của sáu thức
Nhược điểm của bảy đại
Sự ưu việt của nhĩ căn
- Sự chuyển biến tốt sau khi nghe và nhận thức tánh ưu việt của nhĩ căn
Phật khai thị về ba môn vô lậu học và bốn điều cơ bản xuất trần
Ba môn vô lậu học
Bốn điều cơ bản xuất trần
Đoạn tâm dâm dục
Trừ tâm sát sanh
Dứt tâm thâu đạo
Bỏ tâm vọng ngữ

Mục Lục Tập 3

Chương 07

1. Phật khai thị về hiệu năng của Mật giáo
2. Phật tuyên nói Thủ Lăng Nghiêm tâm chú
3. Sự lợi ích của Thủ Lăng Nghiêm chú với mọi giai tầng xã hội
4. Hỏi về cấp bậc và địa vị trên đường tu chứng
5. Đức Phật chỉ rõ hai nguyên nhân điên đảo vọng chấp về thế giới và chúng sanh trước khi giải đáp vấn đề địa vị trên đường tu chứng.
Chương 08
1.Phật dạy ba món tiệm thứ
2. Các địa vị trong tiến trình tu chứng
3.Kinh Thủ Lăng Nghiêm có nhiều tên gọi
4. Những mối nghi ngờ sâu sắc có tính phổ biến được Phật dạy bày.
5. Do những tập nhân bất thiện tự chiêu cảm các ác quả khổ đau.
6. Sáu thứ khổ báo là kết quả của bất thiện nghiệp phát xuất từ lục căn và lục thức của con người.
7. Nói về các dư báo sau khi ra khỏi địa ngục
8. Mười thứ Tiên do tu Dị nhân kết thành Dị quả
9. Trời Dục giới
Chương 09
1. Trời Sắc giới
2. Trời Vô Sắc giới
3. Bốn loài A Tu La
4. Tu hành chỉ là một phương tiện để diệt vong qui nhơn
5. Trên bước đường tu phải cảnh giác các hiện tượng khuấy nhiễu của ma.
6. Những hiện tướng thuộc phạm vi Sắc ấm
7. Những hiện tướng thuộc phạm vi Thọ ấm
8. Những hiện tướng thuộc phạm vi Tưởng ấm
Chương 10
1. Những nhận thức sai lầm thuộc phạm vi Hành ấm
2. Những nhận thức sai lầm thuộc phạm vi Thức ấm
3. Phần lưu thông
Phụ Lục
QUẢ VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN của Như Lai chỉ là kết quả của quá trình đấu tranh với dục vọng và chiến thắng hoàn toàn bọn giặc cướp phiền não vô minh.
1. Muốn hiểu Niết Bàn trước hết cần điều chỉnh những quan niệm ngộ nhận về Niết bàn.
2. Hiểu đúng nghĩa Niết bàn mới tìm thấy và biết được Niết bàn.
3. Niết bàn không phải là một cảnh giới dành để cho một hạng người.

Nguồn: Tu Viện Quảng Đức

(Trên đây là mục lục tổng quát chúng ta sẽ thảo luận)
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH CƯƠNG
Pháp sư Thích Từ Thông

IAP THỨ NHẤT

TỒNG KHỞI


De kinh
Nhơn duyên và Phật điểm nói kinh Thủ Lăng Nghiêm

ĐỀ KINH

Thủ Lăng Nghiêm, Trung Hoa dịch: Nhất Thiết Sự Cánh Kiên Cố. Đó là một tên định định đại. Action giả lập được điều chỉnh Đại Thiền định sẽ có sức mạnh sáng suốt Cánh, một lực cản đối với hiện tượng vạn năng, với Nhất Thiết bị trên đời.

Đề kinh nói đầy đủ 19 chương: Đại Phật Đảnh, Như Lai Mật Nhơn, Từ Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm.

Thủ Lăng Nghiêm là tên gọi tắt qua cái trọng tâm 19 chữ của đề kinh.

Kinh này bao gồm cả Nhơn, Pháp và Dụ. Đại Phật Đảnh là ví dụ. Như Lai Mật Nhân là nhơn, Thủ Lăng Nghiêm là Pháp vậy.Định Thủ Lăng Nghiêm rất chuyên sâu, dùng tâm thường tình mà nhận thức, thì khó mà nhận thức được. Ví dụ như nhìn thấy nhãn không có toàn bộ.

Tất cả Như Lai trong phương đều có Bồ Đề Bàn làm thành đại giới Thủ Lăng Nghiêm. Định Thủ Lăng Nghiêm là nhân viên bảo vệ của tất cả Như Lai, nên gọi là mật nhân Như Lai. Nói một cách khác: Thành tựu đồng nghĩa với Phật tri kiến nhập, Như Lai Viên Giác Diệu Tâm.

Từ chứng chỉ Thủ Lăng Nghiêm là chứng chỉ liễu nghĩa khác với kinh điển dạy từ chứng chỉ liễu nghĩa của Nhị thừa. Tu certificate at is tu certificate to Bảo mật, không giống như sự tạm nghỉ của anh ở Hóa thành.

Thành công Thủ Lăng Nghiêm cũng tức là thành hạnh nguyện của chư Bồ tát. Nói ngược: Bồ Tát thể hiện lục độ hạnh phúc là khi Bồ Tát có định Thủ Lăng Nghiêm.

Đối tượng của Kinh Thủ Lăng Nghiêm là: Chơn Tâm Thường Trú, Thể Tánh Tịnh Minh.

Công dụng của Thủ Lăng Nghiêm là hàng phức tạp trần lao để trở về Chơn Tâm Thường Trú, Thể Tánh Tịnh Minh đó.

Mục tiêu của Thủ Lăng Nghiêm là giải thoát giác ngộ được đưa ra cho người từ phàm phu đến địa vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Hiểu rõ nghĩa của 19 chữ đề kinh là đã được toàn tôn chỉ rồi chốt của bộ kinh rồi.

++++++++++++++++++++

Kính gửi các bạn: Đối tượng cánh của Kinh Thủ Lăng Nghiêm là: Chơn Tâm Thường Trú, Thể Tánh Tịnh Minh.
Cũng với this target. VQ khởi động tâm ôn trong chủ đề này cũng là: Nhận lại Chơn Tâm Thường Trú, Thể Tánh Tịnh Minh. (của chính mình)
không hiểu vì sao tự ý hệ thống làm biến mất Lạc kinh văn? (Báo VQ)

Cũng với this target server. VQ phát tâm ôn trong chủ đề này cũng là: Nhận lại Chơn Tâm Thường Trú, Thể Tánh Tịnh Minh. (của chính mình)
 
Last edited:

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
NHƠN DUYÊN VÀ ĐIỂM ĐIỂM NÓI KINH THỦY LĂNG NGHIÊM
(không rõ vì sao : Khi đăng kinh văn thì bị đổi văn tự làm lệch ý kinh. Do vậy VQ xin chỉ đăng link kinh vào diễn đàn)
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Đối với nền giáo lý Phật, TÂM là vấn đề then chốt.

Kinh tâm địa quán nói:

"Trong tam giới, tâm là chủ
Người hay quán tâm sẽ có giải thoát
Người không quán tâm chắc chắn trầm luân
Tâm chúng sanh cũng như đại địa
Ngũ cốc ngũ quả từ đại địa sanh
Tứ Thánh lục phàm đều do tâm sanh
Cho nên gọi tâm là "tâm địa"."

Kinh Hoa Nghiêm nói:

"Nếu ai muốn rõ biết
Ba đời mười phương Phật
Nên quán tánh pháp giới
Tất cả do tâm tạo
Tâm như chàng họa sĩ
Vẽ hết thảy ngũ ấm
Tất cả pháp thế gian
Không pháp nào không tạo
Tâm và Phật cũng thế
Phật, chúng sanh cũng vậy
Tâm, Phật và chúng sanh
Tên thì ba mà thể thì một."

Thực vậy, tâm là một vấn đề không đơn giản. Không như cái hiểu thông thường của nhiều người quan niệm. Nếu không phải đệ tử Phật dùi mài trong giáo lý, thiền quán để tư duy thì người ta khó có thể hiểu được thế nào là:

Chân tâm
Vọng tâm
v.v...

Cho nên muốn hiểu được tâm, cần có quá trình học Phật và dụng công tu tập tư duy. Tâm là căn bản của Bồ Đề, Niết Bàn nếu khéo vận dụng sống theo con đường chánh pháp; trái lại tâm là nguồn gốc của luân hồi sanh tử; nếu "đánh mất" hoặc không phát hiện được cái chơn tâm thường trú sẵn có của mình.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Thực vậy, tâm là một vấn đề không đơn giản. Không như cái hiểu thông thường của nhiều người quan niệm. Nếu không phải đệ tử Phật dùi mài trong giáo lý, thiền quán để tư duy thì người ta khó có thể hiểu được thế nào là:

Chân tâm
Vọng tâm
v.v.
Mô Phật.
Nếu con không gặp giáo lý Phật Thích Ca Mâu Ni, thì giờ này con đâu biết có chân tâm, vọng tâm.

Đời đời nhớ ơn Tam Bảo và luôn luôn quy ngưỡng...

Cung kính.
 
  • Love
Reactions: VQ6

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,414
Điểm tương tác
165
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam

*** ( ! ) -LÌA VỌNG -> HIỆN CHÂN
( DIỆT HUYỄN = LỐI MÒN TƯƠNG TỤC ->KINH LĂNG GIÀ )

Lối Mòn Tương Tục ... Thói Quen ,
Dẫn Đường Đưa Lối Lấm Lem Tâm Hồn .
Nếu Mà Tỉnh Giác Luôn Luôn,
Quán Xét : Tự Chuyển...Hết Buồn Dài Lâu,
Lối Mòn Tương Tục Từ Đâu ,
Từ Mắt ,Từ Mũi,Từ Đầu ,Từ Chân.
Nếu Đừng Xua Đuổi Biệt Phân ,
Bám Sát Lấy Nó Cân Phân Rõ Ràng ,
Thế Thôi ! ...Từ Đấy Không Màng ,
Chân Tâm Tự Hiện!...Vọng Màng Chi Đâu ! .

NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG GIÁC,
NAM MÔ CHƯ ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
NAM MÔ CHƯ HIỀN THÁNH TĂNG .
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,414
Điểm tương tác
165
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
( ! ) THẾ NÀO LÀ CHÂN NHƯ I.?
@= NHƯ : Các Phạp Như Đang Tạm Là ..
Ví Dụ : Mặt Trời Đang Lên...Chim Đang Vừa Hót Vừa Mổ Quả Chín Ăn ....Gió Thổi Làm Cành Lá Lay Động,Lá Vàng Từ Từ Lìa Cành,Gió Thổi Man Mát Lang da Ta ...V .. V
@ =CHÂN :Mặt Trời Không Nghĩ Rằng ... Mình Đang và Phải Lên !...Chim Mổ Quả Mà Quả Không Kêu Chim Làm Đau Mình ...Chiếc Lá Vàng Lìa Cành Chẳng Oán Trach Chi Cơn Gió ...Vậy : CHÂN là Mọi Sự Vật , Sự Việc Hiên Ra Chân Thật Như Nó Đang Là ...Thế Đấy ! Mà Không Có Nhận Thức Tham Gia Và Bình Luận Kèm Theo
Và Cái THẤY- BIẾT ( NHẬN THỨC CỦA TA) Thấy Biết RÕ RÀNG CHÂN THẬT Như Vậy
#=THẾ NÀO LÀ VỌNG TƯỞNG: Từ CÁI THẤY BIẾT Thêm Các Nhận Xét Và Bình Luận Theo TẬP KHÍ TẬP QUÁN HUÂN TẬP TRONG TÀNG THỨC :
_ Mặt Trời Hôm Nay Mới Mọc Mà Đỏ Rực Chắc Nóng Đây !
-Com Chim Ản Làm Hỏng Mấy Quả Chín Của Ta.....
....Và Từ Vọng Tưởng Này ... Tiếp Theo Tiếp Diễn---> ĐƯA ĐẾN RẤT NHIỀU ĐÁP SỐ , ĐÁP ÁN Mà Có THÀNH QUẢ KHÁC NHAU .
( ! ) = Vậy Tĩnh Lặng Quán Xét Mọi Sự Vật , Sự Việc( VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN ) Như Đang Là Một Cách Nghiêm Mật Ta Có Thể Rõ Nguyên Nhân Của Một Vẫn Đề Nếu Do Vọng Tưởng Dẫn Dắt Sẽ Dẫn Đến Đâu Và Từ Bỏ Những Vọng Tưởng ( Nhận Thức Không Tương Thích) Chỉ Còn Thầm Nhớ Những THẤY BIẾT ĐẦU TIÊN ,,,KHI CHƯA VÀ KHÔNG CÓ Ý THỨC THAM GIA
..... ĐÓ LÀ PHƯƠNG PHÁP LOẠI TRỪ HUYỄN HÓA ĐỂ CÒN NHỮNG THẤY BIẾT CHÂN THẬT TRONG A LẠI DA THỨC Và NẰM YÊN --> KHI ĐỦ DUYÊN THÌ XUẤT HIỆN ( CHÂN VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN )
 
  • Like
Reactions: VQ6

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28

Trực chỉ:

TÂM LÀ CĂN BẢN CỦA BỔ ĐỀ NIẾT BÀN VÀ CŨNG LÀ CĂN BẢN CỦA LUÂN CHUYỂN SANH TỬ (tt)

Đạo Phật, cũng như nền giáo lý Phật, xem trọng, rất trọng giá trị của tâm trong nghĩa tâm tánh của con người. Muốn sử dụng tốt cái tâm đó cần phải dụng công tu tập giới, định, tuệ để thân chứng. Nói đến sự tu tập phải đúng chánh pháp, không khéo ý những mong vẻ cọp, nhưng kết quả lại là con chó vện khẳng khiu ! Bởi vì người ta rất dễ lầm tâm…

Sự thấy nghe hiểu biết, sự ưa muốn, sự ghét thương… Những tác dụng tâm lý đó, nó không rời tâm, nhưng nó không phải chơn tâm, nó là vọng tưởng, là cái bóng dáng còn sót lại của tiền trần, của "ngũ câu ý thức" (là pháp trần vậy).

+++++++++++++++++++

Phần thảo luận:

Tu theo Đạo Phật, nhất là trong Thiền Tông rất xem trọng Tâm và Tánh, nên đề cao "Minh Tâm Kiến Tánh". Mà phải là Chân Tâm- Tự Tánh.

Nhưng không khéo hành giả dễ lầm vào Vọng Tâm, tức là Ngũ câu ý thức, nên đi sai lệch mục tiêu.

Thế nào là "ngũ câu ý thức.- là pháp trần" ?

+ "Câu" có nghĩa cùng chung. Ở đây ý chỉ 5 giác quan của con người là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân mà có tác dụng của Ý thức. Theo duy thức học. Đó là Pháp Trần (trần là bụi "pháp" làm nhơ tâm).
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Trực chỉ:

Chơn Tâm Thường trú.

Người khéo biết tu tập sẽ có được chân tâm thường trú hiện ở cõi đời nầy. Phật chỉ là một người, nhưng có khác với nhiều người ở chỗ: Phật sống bằng chơn tâm thường trú ấy. Thế cho nên biết rằng: Chân tâm thường trú không phải là cái gì xa rời thực tế. Nó là cái dữ kiện căn bản đem lại sự giải thoát giác ngộ cho con người khi người có biết sử dụng đến, phát hiện ra Chơn Tâm Thường Trú Của Mình.

++++++++++++++

Phần thảo luận:

Người tu theo Phật cần phải phát hiện "Chơn Tâm Thường Trú" Của Mình.

"Chơn Tâm Thường Trú" là Tâm gì ? Đó là cái tâm không đến không đi, không sanh không diệt, như như bất động. Cái như như bất động mới gọi là Chơn Tâm Thường trú. Còn những cái tâm trạng duyên sanh, nó chỉ là khách, là trần, chúng đến rồi đi không thể ở mãi cùng chúng ta,- Nên chỉ là vọng tâm.

Ví dụ:

+ Tâm Tham. Nó đến rồi sẽ có lúc hết tham. Tham chỉ là khách, là trần là vọng tâm, nên có sanh, có diệt có lúc hết. Còn cái Tâm Vô Tham, thì khi hết tham nó vẫn mãi trường tồn không thể nào biến đổi.- Đó mới là "Chơn Tâm Thường Trú" của chúng ta.

Như vậy suy ra:

*Không tất cả Tâm (Vô Tâm) mới là Chơn Tâm. Nếu có tất cả Tâm (Hữu Tâm) đều là Vọng Tâm. Nghĩa là không có tất cả tâm, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v.. Nghĩa là Vô Tâm, đó là Chơn Tâm.

* Có tất cả Tâm (Hữu Tâm) đó là vọng Tâm. Nghĩa là các tâm, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v.. Nghĩa là Hữu Tâm, đó là Vọng Tâm.

* Các tâm, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v.. chỉ là khách, là trần là vọng tâm, nên có sanh, có diệt có lúc hết.

* Vô Tâm là Chơn Tâm không đến không đi, không sanh, không diệt, như như bất động.

Đó là Ý nghĩa CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,414
Điểm tương tác
165
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Trực chỉ:

Chơn Tâm Thường trú.

Người khéo biết tu tập sẽ có được chân tâm thường trú hiện ở cõi đời nầy. Phật chỉ là một người, nhưng có khác với nhiều người ở chỗ: Phật sống bằng chơn tâm thường trú ấy. Thế cho nên biết rằng: Chân tâm thường trú không phải là cái gì xa rời thực tế. Nó là cái dữ kiện căn bản đem lại sự giải thoát giác ngộ cho con người khi người có biết sử dụng đến, phát hiện ra Chơn Tâm Thường Trú Của Mình.

++++++++++++++

Phần thảo luận:

Người tu theo Phật cần phải phát hiện "Chơn Tâm Thường Trú" Của Mình.

"Chơn Tâm Thường Trú" là Tâm gì ? Đó là cái tâm không đến không đi, không sanh không diệt, như như bất động. Cái như như bất động mới gọi là Chơn Tâm Thường trú. Còn những cái tâm trạng duyên sanh, nó chỉ là khách, là trần, chúng đến rồi đi không thể ở mãi cùng chúng ta,- Nên chỉ là vọng tâm.

Ví dụ:

+ Tâm Tham. Nó đến rồi sẽ có lúc hết tham. Tham chỉ là khách, là trần là vọng tâm, nên có sanh, có diệt có lúc hết. Còn cái Tâm Vô Tham, thì khi hết tham nó vẫn mãi trường tồn không thể nào biến đổi.- Đó mới là "Chơn Tâm Thường Trú" của chúng ta.

Như vậy suy ra:

*Không tất cả Tâm (Vô Tâm) mới là Chơn Tâm. Nếu có tất cả Tâm (Hữu Tâm) đều là Vọng Tâm. Nghĩa là không có tất cả tâm, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v.. Nghĩa là Vô Tâm, đó là Chơn Tâm.

* Có tất cả Tâm (Hữu Tâm) đó là vọng Tâm. Nghĩa là các tâm, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v.. Nghĩa là Hữu Tâm, đó là Vọng Tâm.

* Các tâm, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v.. chỉ là khách, là trần là vọng tâm, nên có sanh, có diệt có lúc hết.

* Vô Tâm là Chơn Tâm không đến không đi, không sanh, không diệt, như như bất động.

Đó là Ý nghĩa CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ.
*** CHÂN TÂM THƯỜNG TRỤ :
@ Trước Tiên Thống Nhất NGHĨA CỦA TỪ VÔ Trong Giải Thoát Tri Kiến Môn :
#- VÔ : Có Thể Là CÓ
#-VÔ : Cũng Có Thể Là KHÔNG
#- VÔ : Là Từ Chỉ Một Sự Vật,Sự Việc .Mà Sự Vật ,Sự Việc Đó Là Một TẬP HỢP(NHÂN+DUYÊN-> QUẢ ) Nên Không KHẲNG ĐỊNH ĐÓ LÀ CÓ Hay Là KHÔNG .
-Kinh Điển Đã Hướng Dẫn : THAM, SÂN ,SI ,MẠN, NGHI, KIẾN Chính là Chánh Tánh ( CHÂN TÂM )
TẤT TẬT Những CHỦNG TỬ NGHIỆP THỨC NÀY và KHÁC Vẫn Thường Chú Trong TÀNG THỨC ( A LẠI DA THỨC )
Của Tất Cả Các Chúng Hữu Tình KHÔNG THÊM- KHÔNG BỚT = Dạng VÔ TÍNH( Chưa Khẳng Định )
Đây ( Theo Nhận Thức Của Mình )-> Chính Là : CHÂN TÂM THƯỜNG TRỤ
@- Nếu Như Gặp DUYÊN Và Xuất Hiện SựThấy, Biết ( Dạng VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN và Các NHẬN ĐỊNH, BÌNH LUẬN của Ý THỨC Chưa KỊP THAM GIA)Thì Đó Chính Là Sự : THẤY BIẾT CHÂN THẬT (CHÂN TÂM )
@-VỌNG TÂM : Còn Như Có Sự Tham Gia NHẬN ĐỊNH , KHẲNG ĐỊNH ...Hay BÌNH LUẬN Của Ý THỨC= ĐÓ CHÍNH LÀ VỌNG TƯỞNG,VỌNG NIỆM Do LỐI MÒN TƯƠNG TỤC CHẤP TRƯỚC , XUY DIỄN MÊ LẦM của Ý THỨC TẠO NÊN
$- Còn Nếu Cho Là CHÂN TÂM KHÔNG CÓ GÌ ? ( Rỗng Không) Thì: CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG GIÁC-> LẤY GÌ GIẢI THOÁT ??? ! Và GIẢI THOÁT CÁI GÌ ! ???


.Thầy VQ6 - Bác VOHOC Đâu Rồi !
 
  • Like
Reactions: VQ6

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,414
Điểm tương tác
165
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
*** CHÂN TÂM THƯỜNG TRỤ :
@ Trước Tiên Thống Nhất NGHĨA CỦA TỪ VÔ Trong Giải Thoát Tri Kiến Môn :
#- VÔ : Có Thể Là CÓ
#-VÔ : Cũng Có Thể Là KHÔNG
#- VÔ : Là Từ Chỉ Một Sự Vật,Sự Việc .Mà Sự Vật ,Sự Việc Đó Là Một TẬP HỢP(NHÂN+DUYÊN-> QUẢ ) Nên Không KHẲNG ĐỊNH ĐÓ LÀ CÓ Hay Là KHÔNG .
-Kinh Điển Đã Hướng Dẫn : THAM, SÂN ,SI ,MẠN, NGHI, KIẾN Chính là Chánh Tánh ( CHÂN TÂM )
TẤT TẬT Những CHỦNG TỬ NGHIỆP THỨC NÀY và KHÁC Vẫn Thường Chú Trong TÀNG THỨC ( A LẠI DA THỨC )
Của Tất Cả Các Chúng Hữu Tình KHÔNG THÊM- KHÔNG BỚT = Dạng VÔ TÍNH( Chưa Khẳng Định )
Đây ( Theo Nhận Thức Của Mình )-> Chính Là : CHÂN TÂM THƯỜNG TRỤ
@- Nếu Như Gặp DUYÊN Và Xuất Hiện SựThấy, Biết ( Dạng VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN và Các NHẬN ĐỊNH, BÌNH LUẬN của Ý THỨC Chưa KỊP THAM GIA)Thì Đó Chính Là Sự : THẤY BIẾT CHÂN THẬT (CHÂN TÂM )
@-VỌNG TÂM : Còn Như Có Sự Tham Gia NHẬN ĐỊNH , KHẲNG ĐỊNH ...Hay BÌNH LUẬN Của Ý THỨC= ĐÓ CHÍNH LÀ VỌNG TƯỞNG,VỌNG NIỆM Do LỐI MÒN TƯƠNG TỤC CHẤP TRƯỚC , XUY DIỄN MÊ LẦM của Ý THỨC TẠO NÊN
$- Còn Nếu Cho Là CHÂN TÂM KHÔNG CÓ GÌ ? ( Rỗng Không) Thì: CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG GIÁC-> LẤY GÌ GIẢI THOÁT ??? ! Và GIẢI THOÁT CÁI GÌ ! ???


.Thầy VQ6 - Bác VOHOC Đâu Rồi !
-BỔ KHUYẾT : Nếu Diệt Hết Thức =KHÔNG TẤT CẢ TÂM...Là LỖI : ĐOẠN DIỆT Trong KINH LĂNG GIÀ Đề Cập.
 
  • Like
Reactions: VQ6

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Thế nào là "Vô Tâm" ?

Truyền thuyết kể rằng: Có loài ngổng chúa rất khéo trong ẩm thực. Có người lấy sửa trộn với nước mời ngổng chúa sơi. Ngổng ta biết cách lựa sửa ra sửa mà bò nước lả đi. Học về Vô Tâm cũng thế.- Phải biết cách "Đọc giữa 2 hàng chữ".

Kinh Kim cang Bát nhã dạy:" Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", nghĩa là trụ vào chỗ vô trụ mà trụ tâm. Tức là không trụ sắc, thinh, hương, vị, xúc mà sanh tâm.
(hết trích)

Có bài kệ nói về vô tâm như vậy:

Giải thoát đại giả thoát,
Chỉ là tâm tự tại.
Ngoài không nhiễm sắc thinh,
Trong không sinh vọng niệm.
Không trụ tất cả chỗ.
Tâm cảnh không vương mắc,
Niệm niệm vào vô sanh.
Chỗ nào tâm vướng mắc ?
Ấy Vô vị chân nhân.
Tự tại vô sở đắc,
Giải thoát không nghỉ bàn...
(???)
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Ngôn vọng hiển chư Chơn.
"Vong- Chơn- Đòng nhị vọng".
(K Lăng nghiêm)

Phàm sở hữu tướng gia thị hư vọng,
"Nhược kiến chư tướng phi tướng".- tức kiến Như Lai.
(Kinh Bát nhã)
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
ÔNG A-NAN CHO RẰNG TÂM Ở TRONG THÂN(^)
Chánh văn:

Ông A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn ! Không riêng gì tôi mà tất cả mọi người trên thế gian đều cho cái tâm hiểu biết ở trong thân, còn con mắt thì ở trên mặt.

Phật bảo: A-Nan ! Ông nói rằng tâm hiểu biết ở trong thân là không có lý. A-Nan ! Nay tôi hỏi ông: Phỏng có chúng sanh nào ngồi trong giảng đường nầy mà không thấy không biết Như Lai và đại chúng mà lại thấy biết mọi vật bên ngoài giảng đường không ?

- Bạch Thế Tôn ! Không thể có sự việc như thế được. Nếu ngồi trong giảng đường, trước hết phải thấy biết trong giảng đường, rồi sau nhìn ra cửa mới thấy biết cảnh vật bên ngoài.

- Thật vậy, A-Nan ! Ở trong giảng đường, trước hết phải thấy bên trong, nhìn ra cửa mới thấy biết hoa lá vườn rừng, sự vật bên ngoài. Nhưng theo lời ông nói: Cái tâm hiểu biết ở trong thân thì lẽ ra khi người bị bệnh thổ huyết, cái tâm phải biết gốc bệnh xuất huyết do tỳ, phế hay viêm loét dạ dày. Nầy, A-Nan ! Mọi người trên thế gian không một ai biết được gốc bệnh của mình như vậy.

A-Nan ! Người ngồi trong giảng đường mà không thấy biết Như Lai và đại chúng, lại thấy biết mọi việc bên ngoài đã là vô lý thì cái tâm hiểu biết ở trong thân mà không hiểu biết thương tật của tâm cang tỳ phế thận, lại biết rõ hết trần cảnh bên ngoài, hai sự kiện này đều vô lý như nhau !

Thế cho nên ông nói Tâm Ở Trong Thân là không đúng lý.
+++++++++++++++++

Phần thảo luận:

Ngài A Nan cho rằng Tâm ở trong thân. Bị Phật bác bỏ.

Vì có có tướng Trong ngoài thì là còn Hữu Tâm. Hữu tâm thì bị sanh diệt chi phối- nên chưa phải là Chơn Tâm thường trú (chơn Tâm)..
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,414
Điểm tương tác
165
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Ngôn vọng hiển chư Chơn.
"Vong- Chơn- Đòng nhị vọng".
(K Lăng nghiêm)

Phàm sở hữu tướng gia thị hư vọng,
"Nhược kiến chư tướng phi tướng".- tức kiến Như Lai.
(Kinh Bát nhã)
.KINH LĂNG GIÀ :
- ..."Đại Huệ! Các thức có ba thứ tướng,gọi là chuyển tướng, nghiệp tướng và chơn tướng. Nói tóm lại có ba thứ thức ấy là : Chơn thức, hiện thức và phân biệt sự thức. Đại Huệ ! Ví như gương sáng hiện những sắc tướng, chỗ hiện của hiện thức cũng như thế .
-Đại Huệ ! Nếu mỗi mỗi sự hư vọng chẳng thật che khuất chơn thức đều tiêu diệt thì tất cả căn thức đều diệt,ấy gọi là tướng diệt ."...
.KINH KIM CƯƠNG :
-" Phật bảo Ông Tu-bồ đề rằng: Hết thẩy cái gì mà có hình tướng, đều là giả rối hết. Nếu thấy rõ được hết mọi tướng đó không phải là tướng chân thật, tức là thấy tỏ được chân tướng Như Lai....
..Ông Tu-bồ đề ơi! cái pháp Như lai Đã Được đó,không phải thực mà cũng không phải hư.".....
 
  • Like
Reactions: VQ6

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Muốn biết TÂM thì phải thấy TÁNH.

Muốn thấy TÁNH thì phải VÔ SỰ.

Muốn VÔ SỰ thì phải không VƯỚNG MẮC.

Muốn không VƯỚNG MẮC thì phải để TÂM TÁNH vận hành.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
vienquang6 đã viết:
Phần thảo luận:

Người tu theo Phật cần phải phát hiện "Chơn Tâm Thường Trú" Của Mình.

"Chơn Tâm Thường Trú" là Tâm gì ? Đó là cái tâm không đến không đi, không sanh không diệt, như như bất động. Cái như như bất động mới gọi là Chơn Tâm Thường trú. Còn những cái tâm trạng duyên sanh, nó chỉ là khách, là trần, chúng đến rồi đi không thể ở mãi cùng chúng ta,- Nên chỉ là vọng tâm.

Ví dụ:

+ Tâm Tham. Nó đến rồi sẽ có lúc hết tham. Tham chỉ là khách, là trần là vọng tâm, nên có sanh, có diệt có lúc hết. Còn cái Tâm Vô Tham, thì khi hết tham nó vẫn mãi trường tồn không thể nào biến đổi.- Đó mới là "Chơn Tâm Thường Trú" của chúng ta.

Như vậy suy ra:

*Không tất cả Tâm (Vô Tâm) mới là Chơn Tâm. Nếu có tất cả Tâm (Hữu Tâm) đều là Vọng Tâm. Nghĩa là không có tất cả tâm, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v.. Nghĩa là Vô Tâm, đó là Chơn Tâm.

* Có tất cả Tâm (Hữu Tâm) đó là vọng Tâm. Nghĩa là các tâm, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v.. Nghĩa là Hữu Tâm, đó là Vọng Tâm.

* Các tâm, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v.. chỉ là khách, là trần là vọng tâm, nên có sanh, có diệt có lúc hết.

* Vô Tâm là Chơn Tâm không đến không đi, không sanh, không diệt, như như bất động.

Đó là Ý nghĩa CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ.

Chơn tâm thường trú đó đích thực là mình, chứ không phải là của mình. Còn cái "tôi" duyên sanh ấy thì chẳng phải là mình mà là một sự biểu thị nhân duyên của mình với pháp giới.

Những thứ tâm trạng duyên sanh (vọng tâm) không phải khách cũng không phải là chủ. Vì đơn giản là do nhân duyên tạm thời sanh ra, nhân là cái bên trong , duyên là cái bên ngoài. Trong và ngoài ứng hợp sanh, rồi biến hoại, vô ngã nên không có chủ - khách trong đó. Thấy có chủ-khách đều là dính mắc tướng pháp, dính nơi thức vậy.

Chơn Tâm thì là chơn tâm, không cần phải "không tất cả (hữu) tâm" . Nói "không tất cả tâm" thì là đối đãi, nghĩa là ban đầu có "hữu tâm", thông qua cái hữu tâm, suy ra cái chơn tâm, là vẫn còn dính nơi tướng pháp tâm. Hơn nữa, nói "không tất cả tâm" thì chẳng khác gì gỗ đá rồi, nên nếu nói vô tâm = không tất cả tâm thì vô tâm = đất đá.

CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ ẤY LÀ CÁI BẢN NHIÊN XƯA NAY QUY ĐỊNH LÀ CÁ NHÂN ĐÓ, NÓ CÓ TRƯỚC TRỜI ĐẤT, CÓ TRƯỚC KHI VỌNG TÂM SANH KHỞI, CÓ TRƯỚC MỌI SỰ NHẬN BIẾT, SUY LƯỜNG. Do vậy, không thể nói là có nhận biết mới có chơn tâm, không thể nói là dẹp bỏ hữu tâm mới có chân tâm, đều là chấp trước cả.


Thí dụ, Chơn tâm = Chất VÀNG. Vàng trong quặng lẩn tạp chất dơ và vàng ròng đều là một chất vàng ấy. Nhưng không thể dựa vào tính chất " dơ" hay "ròng" mà cho là chất vàng đó được. Nghĩa là nếu nói dơ là vàng thì mãi không thể ròng được; còn nếu nói "ròng" là vàng thì chẳng lẽ lúc dơ không có chất vàng sao. Dơ hay ròng đều là sự hiển thị của chất vàng, chất vàng ấy vốn chẳng do đâu mà ra cả, không do nơi dơ, cũng không do nơi ròng. Chính chất vàng lập nên cả dơ và ròng!

++++++++++++++++

VQ: ĐH khéo hiểu lý Vô Tâm...

Tuyệt lắm....
sen1.jpg
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: VQ6
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên