Phải biết cách nắm lấy ‘Tiền Tây phương’

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Phải biết cách nắm lấy ‘Tiền Tây phương’.



Không thoát tục mới cảm thấy người khác đang kích thích (mắng, chê) mình

Chú tâm vào ‘đạo’ thì sẽ cảm thấy người ta đang dạy bảo mình.

Có người đi mét lão hòa thượng, vừa khóc vừa nói người nào đó chỉ trích, đâm thọc mình. Lão hòa thượng nghe xong liền dạy: ‘Còn phàm tục quá, không thoát tục. Người phàm tục mới cảm thấy người khác nói đâm thọc mình. Nếu là người tu hành, luôn chú tâm vào việc tu đạo, mục tiêu là muốn tu sửa tâm niệm hành vi của mình. Nếu người ta nói mình không tốt tức là đang giúp đỡ mình sửa sai, tu hành, tức là tặng tiền Tây phương cho mình xài. Kết quả người ta tặng tiền Tây phương cho con xài, con không chịu lấy, ngồi ở đó khóc và còn nói người ta đang kích thích, đâm thọc con!’



Một thứ gì cũng không lấy được. Ngu, mà còn nóng tánh



muốn giành một chút thể diện, cam chịu giữ chặt khuyết điểm

Mười năm, hai mươi năm, tánh tình vẫn tệ hại như cũ.

Có người khi được người ta khuyên nên làm gì liền nạt lại: ‘Ông tự mình còn như vậy, tự mình còn làm không được thì làm sao nói tôi!’. Vì muốn hơn một chút, họ tình nguyện giữ khuyết điểm của mình, kết cuộc mười năm, hai mươi năm trôi qua tánh tình vẫn như vậy. Loại người này không sợ mình vãng sanh không được, chẳng sợ mình không tiến bộ, chỉ sợ người khác không biết tánh nóng nảy của mình, phản ứng lanh lẹ, chỉ sợ người khác không biết mình có ‘ngã chấp’ nặng nề, lúc nào cũng rán biểu diễn. Lão hòa thượng hình dung họ bằng danh từ: ‘Năng lực kém mà tánh tình nóng như lửa’. (Có đầy đủ tham, sân, si, mạn).

Ðối với một việc nào đó nếu chúng ta làm không được tốt, năng lực kém, ngu một chút thì cũng không quan trọng lắm. Nhưng nếu rất nóng tánh, không chịu nghe lời khuyên, có ai khuyên liền phát giận lên, ‘năng lực kém mà nóng tánh’ như vậy thì không còn ưu điểm gì có thể đạt được!



Rốt cuộc mình tu hành là vì ai mà tu?

(Người khác không tốt, tôi liền có cớ không sửa đổi sao?)

Người khác giúp mình tu hành, cải tiến, không sanh tâm biết ơn, ngược lại còn giận và muốn ‘ăn thua đủ với’ người ta. Ý nói người khác làm không tốt thì bạn có cớ để khỏi phải sửa đổi, đích thật bạn tu hành là vì họ hay vì chính mình?

Nếu có người không tu hành thì bạn có lý do bắt chước không chịu tu; ngược lại có người tu trì rất tốt tại sao bạn không bắt chước theo? Ðức Phật A Di Ðà tu trì tốt như vậy bạn không bắt chước học theo ngài, sửa đổi bản thân, chỉ biết viện cớ ‘người khác không tốt’ để bào chữa cho việc mình không chịu sửa đổi, vậy thì không có ích lợi gì cả?



Sư phụ kêu bạn mang giày ngược, bạn phải làm sao?



Thi để biết thực lực

Lão hòa thượng đã ra đề thi này cho rất nhiều đệ tử, ngài không tuyên bố trước rằng đây là bài thi, đề thi vấn đáp và đợi bạn trả lời câu hỏi. Ngài rất nghiêm nghị thậm chí tạo áp lực, ra lịnh cho đệ tử mang giày ngược! Lấy cảnh giới này để khảo nghiệm xem bạn sẽ phản ứng như thế nào, đây đúng là khảo nghiệm thực lực.



Thế nào là mang giày ngược

Cái gọi là ‘mang giày ngược’ không hẳn chỉ việc mang giày ngược mà còn ám chỉ tất cả những việc điên đảo làm không được, tượng trưng cho việc không như lý, không như pháp. Có thể ngài kêu bạn làm một việc không nên làm; hoặc bạn muốn làm một việc đáng làm nhưng ngài lại không cho phép bạn làm như vậy, đây cũng như kêu bạn mang giày ngược.



Dùng nghịch cảnh để khảo nghiệm giới, định, huệ.

Nếu bây giờ đang làm bài thi viết, câu hỏi là: ‘Tam Học trong Phật pháp là gì?’. Mọi người ai cũng sẽ viết: ‘Giới, Ðịnh, Huệ’ xong rồi nói thầm: [Tưởng gì chớ] hỏi câu này, tôi [đã] biết rồi! Thật ra nếu dùng cảnh giới để khảo nghiệm chúng ta: lúc gặp nghịch cảnh có trì giới không? Có định không? Có huệ không? Có lẽ chúng ta thi không đậu, thậm chí sẽ được 0 điểm.



Chưa mọc mầm, không thể tìm gốc, thân cây, … hoa quả

Ân sư cũng thường dùng đề thi này hoặc dùng đề thi tương tợ để khảo nghiệm chúng tôi, thầy cũng không báo cho biết trước đây là cuộc thi. Vả lại sau đó, nếu chúng tôi tự mình không xin chỉ dạy, xem thành tích của mình ra sao, có sai gì không, thầy cũng không chủ động đến cho mình biết thành tích, chỉ ra chỗ sai, dạy để sửa đổi. Tại sao vậy? Vì đệ tử không có tâm muốn biết khuyết điểm của mình để sửa sai thì có thể nói là chưa phát tâm học Phật, tu hành (sửa đổi tâm niệm và hành vi sai trái) cũng giống như chưa muốn đi học (chuẩn bị cúp cua, đi lang thang, lưu lạc trong vòng sanh tử!). Vì đệ tử không muốn học, không muốn sửa đổi, nếu sư phụ dạy dỗ, nhắc đi nhắc lại hoài để uốn nắn, đệ tử sẽ nghĩ là sư phụ gây rắc rối, phàn nàn [sư phụ] mắng đệ tử, thậm chí sanh phản cảm, nghĩ sư phụ không có hàm dưỡng và tạo khẩu nghiệp. Dạy loại đệ tử này còn làm cho họ đọa lạc thêm. Căn tánh của hạng đệ tử này chưa chín muồi, chưa thành thục thì không có cách gì để dạy được. Chỉ có thể nhẫn nại chờ đợi, vì cả mầm cũng chưa mọc ra mà muốn hái thân, cành, hoa, trái thì vẫn còn quá sớm. Có lẽ phải đợi đến ngàn đời, muôn kiếp về sau hạng đệ tử này mới chịu phát tâm học hỏi, sư phụ phải đi Tây phương trước chờ cơ hội mà thôi.

http://www.hoakhaikienphat.com/sach...gkham/dethituhanhcualaohoathuongquangkham.htm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên