Phản cảm

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Phản cảm người tu dùng ... đồ hiệu
Đời sống của con người ngày càng sung sướng, vì thế một số Phật tử ý thức hơn đến việc cúng dường cho nhà chùa tạo phước. Từ đó xuất hiện hình ảnh một số Chư Tăng/Ni dùng đồ sang, hàng hiệu, các vật dụng làm từ xác các con vật… khiến nhiều người dân bình thường cảm thấy khó chấp nhận.

“Cúng dường, không dùng Phật tử sẽ buồn”

Lâu nay Chư Tăng/Ni luôn được xem là những người có cuộc sống rất thanh đạm. Tuy nhiên những năm gần đây, hình ảnh một số tu sĩ sử dụng các vật dụng, phương tiện đi lại quá sang trọng, hiện đại… khiến không ít người dân cảm thấy khó chịu.

Chị Khả Anh (quận Thủ Đức, TPHCM) tâm sự: “Mình thấy người tu giờ sống sướng quá, đi xe tay gas xịn phóng ào ào trên các tuyến đường. Đi ăn cũng chọn những quán chay lớn, gọi các món ăn không rẻ… Trong khi mình đi làm cực khổ, chạy cái xe số cọc cạch, muốn ăn hay mua gì cũng phải tiết kiệm chi ly để đủ sống”.

Không chỉ có chị Khả Anh, anh Trọng, một Phật tử ở Hà Nội cũng chia sẻ: “Không biết người xuất gia lấy đâu ra tiền mà các thầy ngoài này đi toàn xe hơi, có lần mình chở một thầy đi công việc và được biết thầy đang học bằng lái xe ô tô để về mua xe. Nghe đâu có Phật tử cúng dường số tiền trị giá bằng nửa chiếc xe rồi. Lúc đó ngẫm lại không biết với mức lương công chức như mình khi nào mới mua nỗi…”

Không chỉ có những việc dùng đồ sang trọng, nhiều người dân còn thắc mắc khi thấy một số Tăng/Ni dùng đồ da thú như dép da, túi da, bao tay điện thoại bằng da…

Lý giải về việc này, hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Trưởng bản Thành hội Phật giáo TPHCM cho biết: “Người xuất gia ngày nay không thể như thời của đức Phật còn tại thế. Chư Tăng/Ni không thể dùng dép rơm hay đi chân đất để đi lại, mà phải có đôi dép mang vào chân để khi đi ra ngoài có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân...

<TABLE class="image center" cellSpacing=0 cellPadding=3 width=500 align=center><TBODY><TR><TD>
images949241_Nguoi_tu_21720122.jpg
</TD></TR><TR><TD class=image_desc align=middle>Phật tử cúng dường các tịnh tài, tịnh vật, người xuất gia thọ nhận (sử dụng - PV) để gieo duyên Phật pháp với họ (ảnh minh họa)</TD></TR></TBODY></TABLE>

Ngoài ra người tu hành không thể đi bộ mấy chục km để làm công tác Phật sự khi có nhu cần thực hiện gấp, lúc đó phải nhờ vào chiếc xe làm phương tiện mà di chuyển để hành đạo.

Không chỉ thế có những Phật tử vì quý mến thầy của mình mà mua những vật dụng sang trọng, hiện đại đem tới cúng dường. “Những vị thầy này dù không muốn sử dụng nhưng cũng phải dùng để gieo duyên với người Phật tử đó. Không dùng họ sẽ buồn, vì thế mới có những hình ảnh mà một số vị ngoài đời chưa hiểu cảm thấy khó chịu”, Hòa thượng Thích Thiện Tách cho hay.

Đồ “sang, mặn” phải hạn chế dùng

Chính những yếu tố trên nên với các vật dụng như dép, đồng hồ, điện thoại, xe máy, ô tô… Chư Tăng/Ni sử dụng chỉ nhằm mục đích để hỗ trợ cuộc sống tu học và hoằng pháp.

Theo Hòa thượng Thích Thiện Tánh: “Tuy nói như vậy nhưng để tránh những người tu còn trẻ, công năng tu tập còn thấp bị vướng vào các vật dụng quá sang trọng do Phật tử cúng dường và tự mua sắm, Chư Tôn Đức vẫn luôn luôn nhắc nhở các Tăng/Ni trẻ, không được dùng đồ thái quá, lòe loẹt, chỉ nên dùng với mục đích chống đỡ các bệnh tật cho bản thân.

Chỉ nên xem những vật dụng đó là phương tiện, không nên đòi hỏi quá tốt, cần ý thức về vấn đề mình là một người xuất gia, xung quanh vẫn có những người nghèo khổ, vì thế dùng cái gì cũng không nên quá lắm, đừng chạy đua như người thế gian, không được đặt nặng vấn đề sống để hưởng thụ”.

<TABLE class="image center" cellSpacing=0 cellPadding=3 width=500 align=center><TBODY><TR><TD>
images949242_Nguoi_tu_21720121.jpg
</TD></TR><TR><TD class=image_desc align=middle>Đối với người tu các vật dụng chỉ nên là phương tiện hỗ trợ cho việc tu học và hoằng pháp (ảnh minh họa)</TD></TR></TBODY></TABLE>

Cùng quan điểm với Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Sư Minh Đạt, Tịnh xá Trung Tâm quận Bình Thạnh chia sẻ thêm: “Đối với người xuất gia những gì cần chỉ gói gọn trong vấn đề ăn, mặc, ở, bệnh, còn những vấn đề khác chỉ nên xem là sự hỗ trợ.

Chính vì thế người tu hành cần sống trong môi trường thanh đạm, những vật dụng như điện thoại, xe cộ… chỉ nên xem là phương tiện, không được thái quá, đừng có chạy theo một này mốt kia như người thế gian.

Với những vị Tăng/Ni làm ra được đồng tiền từ việc giảng dạy, làm kinh tế… có thể sử dụng vào mục đích cá nhân nhưng cũng không được sử dụng phung phí.

“Riêng việc một số Tăng/Ni sử dụng các phương tiện, vật dụng có liên quan đến các xác thân của những con vật như đồ da… thì nên nhớ lại trong giới luật cũng đã có ngăn cấm không cho dùng các đồ lông thú, xương, sườn, ngà… da của các con vật.

Chính vì thế người tu cần chú ý để tránh những vật dụng như thế. Nếu người nào sử dùng thì có nghĩa chưa ý thức rõ vấn đề này hay vì giới nhỏ ít để ý nên đã phạm vào giới mà không biết, tuy tội này không phải nặng nhưng đã phạm thì cần sám hối và dứt trừ”, Sư Minh Đạt cười nói.

Theo: Kienthuc.net.vn

<!-- HALH add gallery image Start --><!-- HALH add gallery image End --><!-- <vte:include file="templates/xhtml/box/article_social_bookmarks.tpl" />--><!-- <vte:load module="box_banners" search_zone_id="19" />--><!-- Từ khóa : Phật tử
--> Phản h ồi:

<!--
avatar.gif
-->quang dieu huong 23/07/2012 13:23:09

mophat ! toi thay tang ni sua dung do tot thi cang tot chu sao .Tai sao minh phap trien va lai bat tat ca tang ni song trong su thieu thon va khong biet su dung may tot hay sao ?????????? dieu nay minh thay khong co ly ti nao .tat nhien o ngoai doi phap trienthi trong phap giao cung phap trienchu co phai khong ???????? Chi biet tang ni sua dung cho dung la duocc roi dung bam chac vao mot viec gi do thi khong dung thoi ??????? con ai cung duong thi co phuoc .Con ngoai doi nghi the nao la chuyen cua the gian thoi !!!!!!!!! Minh cu song dung voi viec minh lam a !
Trả lời 0



<!--
avatar.gif
-->Phù Tường An 23/07/2012 16:23:56

Đức Phật khi xưa chỉ dạy duy nhất một con đường. Đó là "Trung đạo". Ngay cả nhà sư cũng quên "đường đi lối về" thì Phật giáo sẽ sớm hoại diệt thôi. Chỉ tiếc là hoại diệt trong tay các nhà sư!
Trả lời 1

avatar.gif
lê văn minh hiến 24/07/2012 23:07:44
Tôi thấy các vị Tăng Ni, ngày nay cũng bớt khổ hạnh nhiều rồi biết rằng đi tu là phải dứt bỏ những ham muốn, nhưng cũng đừng đặt nặng lên đôi vai của họ, bắt họ sống gò bó quá... Trước đây nhìn các Thầy đi bộ và xe đạp ngoài đường, trong khi những linh mục thì xe hơi đưa rước thấy xót xa làm sao?!
Ngày nay xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy có thể xảy ra, cũng mong quý Thầy đừng đặt nặng vật chất nhưng cũng đừng khổ quá, xem đó như là phương tiện cần thiết và sống đúng tinh thần ' thiểu dục tri túc"
Trả lời 0






<!--
avatar.gif
-->Thiện Thuận 23/07/2012 16:51:55

Mô Phật, con cũng gặp nhiều trường hợp như vậy và ngày trước con cũng rất phản cảm nhưng sau khi Thầy dạy một câu như sau: "Kệ người ta con, con chỉ cần biết Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo chỉ cần là một trong ba thì còn phải nhất tâm thành kính. Ấy mới trọn là Phật Tử."
Nên con mạo muội viết lời bình luận lên đây chỉ mong chia sẽ với các bạn đọc giả và quý Phật Tử để phần nào tránh để Bồ Đề Tâm bị xâm nhiễm.

Nam mô A Di Đà Phật.
Trả lời -2



<!--
avatar.gif
-->cungtulangthanghp 23/07/2012 17:55:24

moi nguoi chi biet ben ngoai kkhong biet ben trong thiet la kho ma
Trả lời -2



<!--
avatar.gif
-->trúc pháp đăng 23/07/2012 19:59:00

Đầu tiên tôi xin nói thẳng là tôi không đồng ý với quan điểm của thầy Thích Thiện Tánh khi thầy cho rằng Phật tử cúng dường thì phải xài ( cho cá nhân), để gieo duyên (?), không dùng thì Phật tử buồn!
Không phải tùy hứng mà đức Phật chế ra giới cho người tu hành và yêu cầu phải gìn giữ, vì thế không thể lấy bất cứ lý do nào để ngụy biện cho những hành vi lệch lạc của mình được. Thời đức Phật, nếu ngài muốn "se sua", ăn sung mặc sướng, lên voi, xuống ngựa thì thiếu gì những Phật tử vua chúa cúng dường cho ngài, vậy tại sao đức Phật không " xé rào" để gieo duyên, để không làm cho Phật tử buồn? Xin quý vị nên nhớ " không ai cho ai không cái gì", cái gì cũng có mục đích, cái giá của nó. Một vị phó trụ trì một ngôi chùa nổi tiếng trong thành phố HCM đã phải trả giá cho những vật dụng "cúng dường" sang trong, đắc tiền rồi đấy! Vả lại, nếu sợ Phật tử cúng dường mà không xài tới làm cho họ buồn thì tại sao ta không biến những cái đó trở thành cái chung, ta xây chùa, đúc tượng, in kinh sách, làm từ thiện...chẳng những gieo duyên mà còn mang lại phước đức lớn lao cho người Phật tử đó nữa kia. Tôi tin rằng, Phật tử nào cúng dường với tấm lòng thật sự vì muốn Tam bảo trường tồn, không phải vì cá nhân mình, không vụ lợi, thì chắc chắn họ sẽ rất hoan hỷ, sung sướng khi thấy cái mà mình cúng dường được sử dụng đúng pháp, đem lại lợi lạc cho đạo và cho mọi người chứ không phải để làm hư hỏng người mà mình kính trọng.
Tấm gương xấu của các vị tăng sĩ sẽ là tai họa cho tôn giáo của chúng ta.
Trả lời 9

avatar.gif
người áo lam 23/07/2012 21:53:13
Bản thân NAL thì thấy là chuyện này quả có thực trong cuộc sống. Nói căng rà thì đúng hoàn toàn như Trúc Pháp Đăng... nhưng mà theo NAL thì trong cuộc sống Phât tử cũng có người này người kia. Không phải vì Phật tử cúng dường nhiều mà mình phải nịnh bợ nhưng nếu biết dùng ái ngữ, lợi hành đồng sự... thì cũng có thể độ được người...

Có điều làm việc này cũng tùy vào đạo hạnh và công lực... :) bởi thế mới có vị càng tu nhờ tiền bá tánh mà làm được việc lợi ích lớn lao, có vị vì mất tâm mà càng tu càng thục lùi...

NAl chỉ góp ý ở góc hìn cả 2 chiều để thấy rõ ràng hơn thôi ạ.
Trả lời 1






<!--
avatar.gif
-->Sen Hồng 23/07/2012 22:14:21

Tôi còn nhớ lời dạy của một vị cao tăng đạo hạnh:" khi nào những vị tu sĩ Phật giáo ăn sung mặc sướng như người ngoài đời thì lúc đó đạo Phật bị thoái trào, suy vi.." Lịch sử hoạt động của Phật giáo Trung Quốc và Việt Nam đã minh chứng điều đó. Chúng ta cứ hay la làng, lên án người ta " cải đạo" mình, nhưng không nghĩ là những việc làm sai chánh pháp, đi ngược lại lời dạy của đức Thế Tôn mới chính là ta đang hủy hoại đạo của ta chứ không cần ai " cải kiết" gì cả. Tôi hoàn toàn chia sẻ ý kiến của bạn Trúc Pháp Đăng.
A Di Đà Phật.
javascript:reportComment(41859);


<!--
avatar.gif
-->rong chơi bờ giác 24/07/2012 11:05:15

" Không dùng thì sợ Phật tử buồn!" Câu nói từ một vị lãnh đạo PG, nghe..buồn làm sao! Các vị đi tu là để " độ đời" hay là để cho " đời độ"? Phật tử sơ cơ chưa biết ý nghĩa cúng dường thì ta phải dạy cho họ biết để họ cúng dường đúng pháp chứ đâu phải ta chạy theo " vuốt đuôi" họ? Gieo duyên thì cũng có " duyên thuận" và "duyên nghịch" ( vì duyên nằm trong mắc xích nhân-quả ), quý vị định gieo duyên nào vậy? Đừng để mọi người cảm nhận đang có một giai cấp tăng lữ và một cái nghề tu sĩ, nhé!
Đức Phật đã dạy : lấy giới làm thầy. Tôi thì lại thấy một số vị xem giới như là "Osin", thích thì xài, không thích thì " quyền..biến", mục đích chỉ để nhằm phục vụ cho cái ngã của họ mà thôi. Để che giấu cái sai của mình, các vị " tung hứng ngôn từ" nghe ghê quá!
Tôi ủng hộ quan điểm của trúc-pháp-đăng và Sen Hồng. Đạo Phật thịnh suy là trách nhiệm của các vị tu sĩ!
A Di Đà Phật.
http://www.phattuvietnam.net/doisong/19832-phản-cảm-người-tu-sử-dụng...-đồ-hiệu.html
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên