Pháp còn phải xả, hà huống Phi Pháp ! (KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ.
(Tâm Ấn !)


Như Lai thường dạy: Pháp còn phải xả, hà huống phi pháp.

Lăng Già Vương: Bạch Thế Tôn, Pháp là gì ? Phi pháp là gì ? Làm sao xả hai thứ pháp ấy ?

Phật dạy:

Pháp là gì ? Ấy là những gì mà nhị thừa ngoại đạo do hư vọng phân biệt - cho là có, là thật - làm nhân cho nhau. Những pháp như vậy cần phải xa lìa, chớ nắm giữ tướng để sinh phân biệt, thấy các pháp do tự tâm biến mà cho là thật.

Phi pháp là gì ? Ấy là như sừng thỏ, con của thạch nữ...đều không tánh không tướng, không thể phân biệt. Phi pháp này tuy không tánh không tướng, mà thế gian vẫn có danh từ, không phải như vật có thể cầm nắm.

Các pháp có tướng phân biệt như bình và không tướng như lông rùa, đều phải xả bỏ, ấy gọi là xả pháp cùng xả phi pháp.

Lăng Già Vương, Pháp của chư Phật nói đều xa lìa phân biệt, đã ra khỏi hết thảy hí luận, không như sắc tướng có thể phân biệt, chỉ có trí mới chứng nhập được mà thôi !

Chính vì muốn chúng sanh an vui mà chư Như Lai mới diễn nói pháp, dùng trí vô tướng mà nói, gọi là Như Lai.

Bởi đức Như Lai lấy trí làm thể, lấy trí làm thân, nên Như Lai không phân biệt cũng không thể bị phân biệt. Không thể lấy tướng ngã, nhân, chúng sanh...mà phân biệt Như Lai.

Vì sao ? Bởi vì ý thức do cảnh mà khởi - rồi bám lấy sắc, hình, tướng. Cho nên, Như Lai xa lìa năng phân biệt cũng như sở phân biêt.

Này Lăng Già Vương, chúng sanh ở thế gian cũng như cảnh biến hóa, phàm phu ngoại đạo không thấu đạt nghĩa này. Lăng Già Vương, thấy được như thế gọi là Chánh kiến, thấy khác gọi là phân biệt kiến, vì phân biệt nên bám giữ nhị nghĩa.

Này Lăng Già Vương, ví như có người tự thấy bóng mình trong gương nước, dưới ánh trăng, nghe tiếng mình âm hưởng trong hang vúi, bèn sanh phân biệt mà khởi sự bám víu.

Đây cũng vậy, Pháp và Phi Pháp chỉ là phân biệt, vì phân biệt nên không thể xa lìa; chỉ tăng trưởng hư vọng, không được an tĩnh.

An tĩnh ấy là nghĩa nhất duyên, nhất duyên ấy là Tam Muội tối thắng, từ đó có thể phát sanh Thánh trí tự chứng, lấy Như Lai Tạng làm cảnh giới.

 
Last edited by a moderator:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Đại Huệ ! Nếu Bồ Tát đại hữu tình muốn biết rõ cảnh giới phân biệt năng thủ sở thủ đều do tự tâm hiện, thì hãy:

1. Xa lìa sự huyên náo, hôn trầm, ngủ gật; đầu đêm giữa đêm và cuối đêm siêng năng gia công tu tập.

2. Xa lìa tụ hội, không nghe tà luận ngoại đạo và các pháp nhị thừa, phân biệt các tướng do tự tâm bày đặt.

Này Đại Huệ ! Khi bậc Bồ Tát đã an trú trong tâm trí tuệ, hãy siêng tu học ba tướng của Thánh trí cao cả. Ba tướng ấy là gì ?

- Tướng "vô ảnh tượng"
- Tướng "nhất thiết chư Phật nguyện trì"
- Tướng "chỗ hướng đến của các bậc tự chứng Thánh trí".

Những vị tu hành khi đạt được các tướng ấy rồi, liền xả bỏ tướng "lừa què" của trí tuệ, vào địa thứ 8 của Bồ Tát, đối với ba tướng ấy tu hành không gián đoạn.

Đại Huệ !

1. Tướng "vô ảnh tượng" là sao ? Là kết quả đạt được do tu tập các pháp nhị thừa ngoại đạo.

2. Tướng "Hết thảy chư Phật nguyện trì" là sao ? Là do bổn nguyện gia trì của chư Phật sanh.

3. Tướng "Chỗ hướng đến của bậc tự chứng Thánh trí" là sao ? Là do không giữ hết thảy pháp tướng mà thành tựu các thân Tam muội như huyễn, đạt đến Phật địa.

Đại Huệ ! Đấy là ba tướng của Thánh trí cao thượng. Nếu được tướng ấy tức là đạt đến cảnh giới của Thánh trí tự chứng. Ông và các Bồ Tát nên siêng tu học.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Bồ Tát Đại Huệ bạch Phật:

Bạch Thế Tôn ! Như Lai nói cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa của Thánh trí tự chứng là "thường còn, không thể nghĩ bàn", há không giống với ngoại đạo bảo Đấng Tạo Hóa của họ cũng thường còn, không thể nghĩ bàn đấy hay sao ?

Đại Huệ ! Đấy không phải là tướng thường bất tư nghì mà Đấng Tạo Hóa ngoại đạo có.

Vì sao ? Bởi vì tướng thường bất tư nghì của ngoại đạo là do tự tướng, không do nhân thành. Đã do tự tướng, thì lấy gì chứng minh cái thường bất tư nghì ?

Đại Huệ ! Cái thường bất tư nghì của ngoại đạo nói nếu do tự tướng thì tất nó hữu thường, song vì lấy Đấng Tạo Hóa làm nhân nên không thành thường bất tư nghì.

Đại Huệ ! Đệ nhất nghĩa thường bất tư nghì của Ta: xa lìa có, không.

1. Nó có đặc tính riêng của nó vì là cảnh giới do Thánh trí tự chứng.

2. Nó do Đệ nhất nghĩa làm nhân nên có nhân.

3. Nó lìa có, không nên không phải là tác giả.

4. Vì nó như hư không tịch diệt , lập danh Niết Bàn, nên thường bất tư nghì của Ta nói không giống với chỗ tranh luận của ngoại đạo.

5. Cái thường bất tư nghì của Ta là chân lý do Thánh trí chư Như Lai tự chứng, nên Bồ Tát hãy siêng tu học.

Lại nữa Đại Huê, nghĩa thường bất tư nghì của ngoại đạo là do thấy các pháp sinh ra, có rồi hoàn không, bởi đó là vô thường, do đây mà nói thường.

Ta cũng thấy các pháp sinh ra, có rồi lại không, bởi đó là vô thường, nhưng không vì thế mà nói nghĩa thường.

Đại Huệ ! Nếu ngoại đạo lấy tướng, làm nguyên nhân mà thành thường bất tư nghì, thì tướng nguyên nhân ấy vốn không có, cũng như sừng thỏ; cái thường bất tư nghì chỉ là phân biệt, chỉ có trên danh từ. Vì sao ? Vì cái nhân ấy cũng như sừng thỏ, không có đặc tính của tự nhân vậy.

Đại Huệ ! Thường bất tư nghì của Ta lấy tự chứng làm nhân, không lấy pháp bên ngoài có rồi hoàn không, vô thường, làm nhân.

Ngoại đạo, trái lại, chưa từng biết tướng của tự nhân Thường bất tư nghì, mà luôn ở bên ngoài cảnh giới của Thánh trí tự chứng.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Lại nữa Đại Huệ ! Các hàng Thanh Văn vì sợ sinh tử, vọng tưởng, khổ đau mà cầu Niết Bàn; không biết tất cả tướng sai biệt giữa Niết Bàn và sanh tử đều do hư vọng phân biệt mà có, chứ thật sự vốn không.

Thanh Văn vọng chấp rằng trong tương lai: các căn, cảnh đều diệt, cho đó là Niết Bàn, mà không biết cảnh giới của Thánh trí tự chứng, là chuyển Tạng thức bị hạn cuộc thành Đại Niết Bàn.

Những người ngu kia nói có Ba Thừa, không nói ngoài tâm không cảnh. Những người ấy không biết cảnh giới tự tâm mà chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đều nói; lại chấp trước cảnh ngoài tâm, nên thường trôi lăn không cùng trong sinh tử.

Lại nữa Đại Huệ ! Chư Như Lai vì sao nói hết thảy pháp quá khứ hiện tại vị lai không sanh ?

Vì cảnh do tự tâm thấy:

1. Như lông rùa, sừng thỏ...
2. Đều không có tự tánh.
3. Lìa có, không

Nên nói vô sanh.

Cảnh giới vô sanh này là cảnh của bậc Tự chứng Thánh Trí, không phải của hàng ngu phu phân biệt nhị nguyên.

Đại Huệ ! Thân, tài sản, khí thế gian...tất cả đều là bóng dáng của tạng thức, năng thủ sở thủ đồng hiện khởi. Hàng ngu phu theo hai kiến chấp về sanh, trú, diệt mà vọng khởi phân biệt hữu, vô.

Đại Huệ ! Ông nên siêng tu học để tự thấy rõ nghĩa này.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Bồ Tát Đại Huệ thỉnh Phật:

Xin Thế Tôn vì con nói tướng không, vô sinh, vô nhị, vô tự tánh của vạn pháp. Con và các Bồ Tát ngộ được tướng ấy, sẽ lìa phân biệt hữu vô, mau thành Vô thượng Bồ Đề.

Phật dạy:

Hãy nghe kỹ, ta sẽ nói cho ông.

Đại Huệ ! "Không" ấy là tánh vọng chấp.

Đại Huệ ! Vì chấp trước, vọng kế nơi tự tánh nên nói Không, Vô sanh, Vô nhị, Vô tự tánh.

Đại Huệ ! Lược nói Tánh Không có bảy:

1. Tướng Không
2. Tự tánh Không.
3. Vô hành Không.
4. Hành Không.
5. Nhất thiết pháp bất khả thuyết Không.
6. Đệ nhất nghĩa Thánh trí đại Không.
7. Bỉ bỉ không.

1. Sao gọi là Tướng không ? là tự tướng cộng tướng của tất cả pháp đều không, chỉ xoay vần tích tụ đối đãi lẫn nhau mà hiện ra, nếu phân tích đến cùng thì không có gì. Không tự sanh, không tha sanh, không vừa tự vừa tha, rốt ráo bất sanh. Tự tướng cộng tướng không sanh cũng không trú, nên gọi hết thảy pháp tự tướng vốn không.

2. Sao gọi là Tự tánh Không ? Ấy là hết thảy pháp tự tánh vốn không sanh, nên gọi là tự tánh không.

3. Sao gọi là Vô hành Không ? là các uẩn bản lai vắng lặng, không hành không tạo tác, nên gọi là vô hành không.

4. Sao gọi là hành không ? Là các uẩn do nghiệp và nhân hòa hợp mà sinh, lìa ngã, ngã sở, nên gọi là hành không.

5. Sao gọi là nhất nhất thiết pháp bất khả thuyết không ? Là tự tánh của hết thảy các vọng chấp không thể nói hết, nên gọi là bất khả thuyết không.

6. Sao gọi là Đệ nhất nghĩa Thánh trí đại Không ? Là khi được tự chứng Thánh trí thì lìa được tất cả tập khí lầm lạc, kiến chấp. Ấy gọi là đệ nhất nghĩa thánh trí đại không.

7. Sao gọi là bỉ bỉ không ? Tự tướng cộng tưởng của các pháp đều nương nhau mà có, nhưng thực chất là không, nên gọi là bỉ bỉ không.

Lại nữa Đại Huệ ! Vô sanh là trí thể không sanh, chứ không phải bất sanh, trừ khi ở trong định.

Vì vô sanh nên theo ý nghĩa sâu xa chính là vô tự tánh.

Đại Huệ, hết thảy pháp không tự tánh, vì không sát na nào ở yên, vừa trông thấy nó đã đổi khác, nên gọi là vô tự tánh.

Sao không hai tướng ? Đại Huệ, như sáng tối, ngắn dài, đen trắng, đều đối đãi nhau mà lập, một mình thì không thành.

Đại Huệ ! Không phải ngoài sinh tử có Niết Bàn, không phải ngoài Niết Bàn có sinh tử, sinh tử và Niết Bàn không phải là hai tướng đối nghịch.

Như sanh tử và Niết Bàn, hết thảy pháp đều như vậy, ấy gọi là không hai tướng.

Này Đại Huệ, các tướng không, vô sanh, không hai, vô tự tánh ông nên siêng tu học.

Khi ấy Thế Tôn lại nói bài tụng:

Ta thường nói pháp "Không"
Xa lìa hẳn đoạn, thường.
Sinh tử như huyễn mộng,
Mà nghiệp cũng không tan.
Hư không và Niết Bàn,
Hai diệt cũng như thế.
Phàm phu vọng phân biệt,
Thánh giả lìa hữu, vô.​
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Thế Tôn bảo Đại Huệ Bồ Tát:

Đại Huệ ! Tướng Không, Vô sanh, Không hai, Vô tự tánh có thể tìm thấy trong Kinh của chư Phật nói, nhưng chân lý không nằm trong lời.

Thí như: những con thú bị quáng nắng, tưởng thấy nước, mà thật không có nước. Những gì các Kinh nói cũng thế, chỉ thuận theo phân biệt của ngu phu, khiến chúng sanh hoan hỷ, đều không phải là các pháp hiển bày chỗ chứng chân thật của Thánh trí.

Đại Huệ ! Hãy theo nghĩa, không nên bám vào lời.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Phật dạy:

Đại Huệ ! Bồ Tát đại hữu tình đủ 4 điều kiện thì thành bậc Đại tu hành:

1. Quán sát cảnh tự tâm hiện.

2. Xa lìa kiến chấp: sinh, trú, diệt.

3. Biết rõ các pháp do tâm sinh, vốn không có tự tánh.

4. Chuyên cầu tự chứng Thánh trí.

Nếu các Bồ Tát thành tựu bốn pháp ấy thì gọi là bậc Đại tu hành.

Đại Huệ !

1. Sao là quán sát cảnh tự tâm hiện ? Là quán 3 cõi không ngoài tâm, lìa ngã, ngã sở, không có hành động tạo tác, không đến đi, chỉ do tập khí chấp trước từ vô thỉ huân thành. Bồ Tát quán sát cảnh tự tâm hiện như thế.

2. Sao gọi là lìa cái thấy sinh trú diệt ? Ấy là quán sát hết thảy pháp như huyễn mộng sinh, không tự sinh, không cộng sinh, không tự tha cùng sinh, chỉ do tự tâm hiện. Thấy ngoài vật không thực có, thấy các thức không sinh, các duyên không tích tụ, thấy do phân biệt mà có ra ba cõi. Quán sát như thế, hoặc ở trong hoặc ở ngoài, các pháp đều bất khả đắc, biết rõ không thể tánh chân thật, nên xa lìa kiến chấp về sinh, chứng tánh như huyễn. Khi ấy Bồ Tát liền được vô sanh pháp nhẫn, an trú địa thứ 8, hiểu rõ tâm, ý, ý thức, 5 pháp, 3 tự tánh, 2 vô ngã, chuyển thức sở y, được thân ý sinh.

Đại Huệ ! Sao gọi là thân ý sinh ? Thân ý sinh nghĩa là như ý đi rất mau, không bị chướng ngại, gọi là thân ý sanh.

Này Đại Huệ, thí như tâm ý nhớ đến các sự vật đã thấy được trước kia, ở cách ngoài vô lượng trăm ngàn do tuần, niệm niệm nối tiếp không dứt liền đi đến chỗ ấy, không bị thân và sông núi đá tường ngăn ngại.

Thân ý sanh cũng thế, được năng lực "như huyễn tam muội", thần thông tự tại, các tướng trang nghiêm, nhớ đến lời nguyện thành tựu chúng sanh nên liền đi nhanh như ý mà sinh vào tất cả Thánh chúng. Ấy gọi là Bồ Tát được xa lìa sinh, trú, diệt.

3. Sao gọi là quán sát các pháp bên ngoài không tánh ?
Ấy là quán hết thảy pháp như ảo tượng, như chiêm bao, như mao luân. Do hí luận, chấp trước, tập khí hư vọng từ vô thỉ làm nhân.

4. Quán sát tất cả pháp đều thế, rồi nguyện cầu Thánh trí tự chứng.

Đại Huệ ! Ấy gọi là Bồ Tát đủ 4 pháp thành bậc Đại tu hành.

Ông nên theo đó siêng tu học.

Hết thảy pháp không sinh,
Lại cũng không có diệt,
Trong các thứ duyên kia,
Phân biệt tướng sinh diệt.

Không ngăn các duyên hội,
Diệt cùng sanh như thế.
Mà phải dứt vọng tình,
Của phàm ngu chấp trước.

Hữu, vô của duyên sanh,
Đều rốt ráo không sanh.
Tập khí mê chuyển tâm,
Do đó ba cõi hiện.

Bản lai không vật sinh,
Lại cũng không có diệt.
Quán các pháp hữu vi,
Đều như hoa đốm sinh.

Lìa năng thủ sở thủ,
Và kiến chấp sai lầm.
Không năng sinh sở sinh,
Lại cũng không nhân duyên.
Chỉ thuận theo thế tục,
Mà nói có sinh diệt.​
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật:

Bạch Thế Tôn ! Ngoại đạo nói do tác giả mà từ không sinh có, Thế Tôn cũng nói do nhân duyên mà hết thảy pháp vốn không nay sinh, sinh rồi hoàn diệt.

Như chỗ Phật nói, vô minh duyên hành cho đến lão tử; thuyết này là thuyết không nhân, không phải thuyết hữu nhân.

Theo như Thế Tôn dạy: "Vì cái này có nên cái kia có", nếu đây là đồng thời tạo thành, không phải kế tục đối đãi nhau, thì nghĩa ấy không đúng.

Cho nên thuyết của ngoại đạo hay hơn, không phải thuyết của Như Lai hay hơn. Vì sao ? Ngoại đạo nói nhân, không do duyên sinh, mà có sinh kết quả. Thế Tôn nói quả đối đãi với nhân, nhân lại đối đãi với nhân khác, xoay vần như thế thành cái lỗi "vô cùng". Lại "cái này có nên cái kia có" tức là không nhân.

Phật dạy:

Đại Huệ ! Ta thấu rõ các pháp chỉ do tâm hiện, không năng thủ sở thủ, nên nói "vì cái này có nên cái kia có", đây không phải là lỗi không nhân.

Đại Huệ ! Nếu không rõ các pháp đều do tâm hiện, cho là có năng thủ sở thủ, chấp trước cảnh ngoài hoặc có hoặc không, thì đấy là lỗi của kẻ chấp, không phải thuyết Duyên sinh của Ta.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn đã có ngôn thuyết, tất phải có các pháp, nếu không có các pháp thì ngôn thuyết do đâu mà khởi ?

Đại Huệ ! Tuy không có pháp, cũng có ngôn thuyết được. Ông không thấy lông rùa sừng thỏ, con thạch nữ...thế gian vẫn nói.

Đại Huệ ! Những pháp kia phi có phi không, mà cũng có ngôn thuyết vậy.

Đại Huệ ! Như chỗ ông nói, vì có ngôn thuyết nên có các pháp, luận ấy không thành.

Đại Huệ ! Không phải hết thảy các cõi Phật đều có ngôn thuyết, ngôn thuyết chỉ là giả lập.

Đại Huệ ! Có cõi Phật trừng mắt mà khai thị pháp, hoặc ra dấu, hoặc nhướng mày, hoặc động con ngươi, hoặc mỉm cười, hoặc ngáp, hoặc tằng hắng, hoặc nhớ nghĩ, hoặc rùng mình...dùng những cách ấy mà khai thị pháp.

Đại Huệ ! Không phải do ngôn ngữ, mà các pháp trong thế giới này như: ruồi, kiến,sâu bọ...vẫn thành tựu được công việc của chúng.

Thế Tôn lại nói bài tụng:

Như sừng thỏ, hư không;
Cùng con của Thạch nữ.
Không có mà có lời,
Pháp vọng chấp cũng vậy.
Trong nhân duyên hòa hợp,
Ngu phu vọng chấp sinh.
Không khéo rõ như thật;
Nên trôi lăn ba cõi.​
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Bạch Thế Tôn ! Thế Tôn dạy âm thanh là thường còn, do đâu mà nói như vậy ?

Đại Huệ ! Do nơi vọng pháp mà nói, vì các vọng chấp ấy Thánh nhân cũng có, nhưng Thánh nhân không điên đảo.

Đại Huệ, thí như bóng nắng, vòng lửa, tóc rũ, thành càn thát bà, mộng huyễn, bóng trong gương...Những người vô trí sinh giải thích điên đảo, người có trí thì không, nhưng không phải chúng không hiện.

Đại Huệ ! Khi vọng pháp hiện lên, có muôn ngàn sai biệt, nhưng không phải vô thường. Vì sao ? Vì lìa hữu vô vậy.

Sao là lìa hữu vô ? Vì hết thảy ngu phu có đủ thứ sai biệt, như nước sống Hằng, vừa được thấy vừa không được thấy: Ngã quỷ không thấy nên không thể nói là có, những loài khác thấy, nên không thể nói là không.

Bậc Thánh đối các pháp hư vọng như thế xa lìa kiến chấp điên đảo.

Đại Huệ ! Vọng pháp là thường còn, vì tướng nó không có sai biệt. Không phải các vọng pháp có tướng sai biệt mà vì phân biệt nên có sai khác.

Bởi thế nên nói thể của vọng pháp là thường.

Đại Huệ ! Làm sao gọi là được chân thật của vọng pháp ? Ấy là bậc Thánh đối vọng pháp không khởi giác điên đảo, không điên đảo.

Nếu có một ít lý tưởng nơi vọng pháp tất không phải là Thánh trí, đấy là hí luận của ngu phu.

Đại Huệ ! Nếu phân biệt vọng pháp là điên đảo, không điên đảo ấy là thành tựu hai thứ chủng tánh:

1. Thánh chủng tánh.
2. Phạm thiên chủng tánh.

Đại Huệ ! Thánh chủng tánh có ba: Thanh Văn, Duyên Giác, Phật.

Đại Huệ ! Sao gọi là ngu phu phân biệt vọng pháp sinh ra chủng tánh Thanh Văn ? Ấy là chấp tự tướng cộng tướng.

Đại Huệ ! Sao lại nói ngu phu phân biệt vọng pháp mà thành chủng tánh Duyên giác ? Ấy là khi chấp trước tự tướng, cộng tướng, rồi xa lìa huyên náo.

Đại Huệ ! Sao là người trí phân biệt vọng pháp mà được thành tựu chủng tánh Phật thừa ? Ấy là liễu đạt các pháp đều do tự tâm phân biệt, ngoài tâm không có pháp.

Đại Huệ ! Có những người ngu phân biệt các thứ sự vật của vọng pháp, rồi cả quyết thế này với không thế nọ, ấy là thành tựu chủng tánh sinh tử.

Đại Huệ ! Các sự vật thuộc vọng pháp kia không phải thị vật, cũng không phải phi vật.

Đại Huệ ! Những bậc trí, nhờ đã làm một cuộc "cách mạng" trong tâm, ý, ý thức, tập khí, 3 tự tánh, 3 pháp nên nói các vọng pháp ấy tức là chân như.

Cho nên nói chân như là tâm giải thoát.

Ta nay khai thị rõ ràng nghĩa ấy: Lìa phân biệt là lìa hết thảy các phân biệt.

Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, cái vọng pháp nói đó là có hay không ?

Vọng pháp ấy cũng như cái huyễn vốn không có chấp trước, nếu nó có tướng chấp trước thì nó không thể chuyển được và như vậy tức là lý Duyên khởi không khác gì thuyết "tác giả sinh" của ngoại đạo.

Đại Huệ lại nói:

Nếu các vọng pháp đồng với huyễn, tất nó sẽ làm nhân cho những vọng pháp khác.

Phật dạy:

Đại Huệ ! Không phải các huyễn sự làm nhân cho vọng hoặc, vì các huyễn không sinh ra cái lỗi lầm, vì các huyễn sự không có tính phân biệt.

Đại Huệ ! Phàm huyễn sự là do bùa chú của người mà sinh, không phải do tập khí lỗi lầm của phân biệt mà sinh. Cho nên huyễn sự không sinh lỗi lầm.

Đại Huệ ! Những pháp mê lầm chỉ là chấp trước của tâm kẻ ngu, không phải pháp của bậc Thánh.

Bấy giờ Thế Tôn nói bài tụng:

Thánh không thấy vọng pháp,
Trong đó cũng không thật.
Vì vọng tức là chân,
Trong ấy cũng chân thật.
Nếu xa lìa vọng pháp,
Mà có tướng sinh ra,
Đấy lại tức là vọng,
Như lòa, chưa thanh tịnh.​
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Phật dạy:

Đại Huệ ! Không phải do chấp các huyễn tướng mà nói hết thảy pháp như huyễn.

Đại Huệ ! Vì hết thảy pháp không thật, mau diệt như làn chớp nên nói là như huyễn.

Đại Huệ ! Thí như làn chớp vừa thấy đã mất, phàm phu ở thế gian đều thấy. Cũng thế, tất cả pháp đều do tự tâm phân biệt tự tướng cộng tướng mà ra, vì không biết quán sát thật ra không có gì, mà lại vọng chấp các sắc tướng.

Bạch Thế Tôn, như Phật nói trước kia, hết thảy pháp đều không sinh. Nay lại nói như huyễn, có phải là trước sau nói có mâu thuẫn nhau chăng ?

Đại Huệ ! Không mâu thuẫn, vì sao ? Ta biết rõ chỗ sinh chính là vô sinh, chỉ vì tự tâm thấy ra như thế.

Tất cả pháp ngoài hoặc có hoặc không, đều thấy là vô sinh, vì chúng vốn không sinh.

Đại Huệ ! Vì muốn xa lìa thuyết do nhân sinh của ngoại đạo, nên ta nói các pháp không sinh.

Đại Huệ ! Ngoại đạo thi nhau chấn hưng tà kiến, nói do có - không sinh ra các pháp, không cho là do chính sự chấp trước phân biệt của mình.

Đại Huệ ! Ta nói các pháp không có, vô sinh, nên gọi là vô sinh.

Đại Huệ ! Khi nói các pháp có là vì muốn khiến các đệ tử biết do nghiệp có sinh tử, để ngăn ngừa đoạn kiến.

Đại Huệ ! Như Lai nói các tướng như huyễn là để khiến lìa chấp cho rằng các tướng có tự tánh, vì phàm phu sa đọa vào ác kiến tham dục, không rõ các pháp đều do tự tâm hiện.

Vì muốn chúng lìa chấp trước vào các tướng do nhân duyên khởi, nên nói các pháp như huyễn như mộng.

Các người ngu chấp trước ác kiến, lừa dối mình người, không thể thấy rõ chỗ như thật trú của hết thảy pháp.

Đại Huệ ! Thấy chỗ như thật trú của hết thảy pháp, nghĩa là hiểu rõ : Do Tâm hiện.

Bấy giờ Thế Tôn nói bài tụng:

Không tác nên không sinh,
Có pháp có sinh tử.
Hiểu rõ thảy đều huyễn,
Đối tướng, không phân biệt.​



 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Này Đại Huệ !

1. Vì sao hết thảy pháp không sinh ? Vì lìa năng tác sở tác, không có tác giả.

2. Vì sao hết thảy pháp không tự tánh ? Vì bậc Thánh quán tự tướng và cộng tướng đều không thể có.

3. Vì sao hết thảy pháp không đến, đi ? Vì các tự tướng cộng tướng không từ đâu đến, cũng không đi đến đâu.

4. Vì sao hết thảy pháp lại không diệt ?
Vì hết thảy pháp không tánh, tướng, bất khả đắc.

5. Vì sao nói hết thảy pháp vô thường ? Vì các tướng khởi lên đều có đặc tính vô thường.

6. Vì sao nói hết thảy pháp thường ? Vì các tướng khởi tức không khởi, không có gì cả.

Cái tính vô thường vốn thường nên ta nói hết thảy pháp thường.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Bạch Thế Tôn ! Thế Tôn dạy: Khoảng thời gian từ đêm thành đạo cho đến khi nhập Niết bàn ta không hề nói một chữ, không đã nói cũng không sẽ nói, vì không nói ấy mới là Phật nói.

Bạch Thế Tôn ! Do mật ý gì mà dạy lời ấy ?

Đại Huệ ! Do hai pháp bí mật mà nói lời ấy. Hai pháp ấy là gì ?

1. Tự chứng pháp.

2. Bản trú pháp.

Sao gọi là tự chứng pháp ? Ấy là pháp chư Phật chứng, Ta cũng chứng hệt như vậy không thêm bớt, cảnh giới tự chứng trí vốn lìa tướng ngôn thuyết, tướng phân biệt, tướng danh tự.

Sao gọi là bản trú pháp ? Ấy là bản tánh pháp giống như vàng trong mỏ, dù Phật có ra đời hay không ra đời, pháp vẫn ở ngôi vị của pháp, pháp giới pháp tánh đều thường trụ.

Đại Huệ ! Thí như có người đi trong khoảng đồng rộng, thấy có con đường cũ bằng phẳng dẫn vào một ngôi cổ thành, liền theo đường ấy vào nghỉ ngơi vui thú.

Đại Huệ ! Ý ông nghĩ sao ? người kia có làm ra còn đường ấy và các thứ trong thành chăng ?

Bạch Thế Tôn, Không !

Đại Huệ ! Chân như và pháp tánh thường trụ mà ta cùng các Phật chứng được cũng như vậy, cho nên nói từ khi thành Phật cho đến khi Niết Bàn, ta không nói một lời nào, không đã nói cũng không sẽ nói.

Khi ấy Thế Tôn lại nói bài tụng:

Từ đêm thành Chánh giác,
Đến đêm vào Niết Bàn.
Giữa hai thời gian ấy,
Ta đều không nói gì.
Pháp bản trụ tự chứng,
Nên nói mật ngữ nãy.
Ta cùng chư Như Lai,
Không có chút sai biêt.​
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Phật dạy:

Đại Huệ ! Phân biệt không sinh không diệt. Vì sao ?

1. Vì không khởi tướng phân biệt: có, không.

2. Vì thấy các pháp bên ngoài đều không có.

3. Vì hiểu rõ tự tâm hiện.

Chỉ vì ngu phu phân biệt các pháp của tự tâm, bám vào các tướng, mà nói do hư vọng phân biệt chấp trước mà sinh các pháp tự tâm hiện và các cảnh giới; khiến họ biết những gì thấy đó đều là tự tâm, đoạn trừ các kiến chấp đắm trước ngã, ngã sở, lìa các ác nhân duyên năng tác sở tác, giác ngộ duy tâm, vào cảnh giới Phật.

Nếu biết rõ "như thật" liền được giải thoát.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Này Đại Huệ ! Các loại chấp trước sâu xa thật là vô lượng, đều do phàm phu tự phân biệt rồi bám lấy.

Những phân biệt ấy như tằm làm kén, lấy tơ vọng tưởng tự quấn mình, quấn người, chấp chặt hữu vô, ham muốn chẳng chịt kiên cố.

Này Đại Huệ ! Nhưng thật ở đây không có tướng ăn sâu hay không ăn sâu; vì Bồ Tát đại hữu tình thấy các pháp đều ở trong tịch tịnh, không phân biệt.

Nếu rõ biết các pháp chỉ do tâm thấy, ngoại pháp hoặc không hoặc có, đều đồng một tướng; rồi khéo quán sát các chấp sâu xa phân biệt, hoặc có hoặc không, thấy đều vắng lặng. Nên nói không có tướng chấp sâu dày, với không sâu dày.

Đại Huệ ! Ở đây không có sự trói buộc, cũng không có sự giải thoát, chỉ những người không rõ chân thật mới thấy có trói buộc, có giải thoát.

Vì sao ? Vì hết thảy các pháp dù có dù không, thể tánh của nó muốn tìm cũng không thấy được.

Lại nữa Đại Huệ ! Kẻ phàm phu ngu muội có ba thứ trói buộc thâm sâu ấy là : tham, sân, si. Do đó mà yêu thích đời sau, cùng ham muốn vui mừng.

Sự ràng buộc thâm sâu này khiến chúng sanh tiếp tục sinh trong 5 đường, nếu dây rằng buộc này đứt thì không thấy đâu là tướng ràng buộc hay không rằng buộc.

Lại nữa, Đại Huệ ! Nếu có sự chấp trước vào ba duyên hòa hiệp, các thức bị ràng buộc sâu xa, lần lượt khởi lên. Và vì có chấp trước nên có trói buộc sâu xa.

Nếu thấy ba giải thoát, lìa ba thức hòa hiệp, thì hết thảy các trói buộc tất không sanh.

Bấy giờ Thế Tôn lại nói bài tụng:

Phân biệt cái không thật,
Ấy là tướng buộc ràng.
Nếu biết được như thật,
Các trói buộc đều dứt.
Phàm ngu không rõ được,
Theo lời mà thủ nghĩa.
Như tằm ở trong kén,
Vọng tưởng tự rằng buộc.​
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Này Đại Huệ ! Chư Như Lai trong ba đời có hai thứ pháp: Pháp ngôn thuyết và pháp như thật.

1. Ngôn thuyết pháp là tùy theo tâm của chúng sinh mà nói những giáo lý phương tiện khác nhau.

2. Pháp như thật là người tu hành lìa phân biệt các pháp do tâm hiện, không sa vào hý luận: một, khác, cùng, không cùng. Siêu việt hết thảy tâm, ý, ý thức. Ở nơi cảnh giới của Thánh trí tự chứng, lìa các kiến chấp về nhân duyên, tương ưng. Hết thảy ngoại đạo, Thanh Văn, Duyên Giác, những người sa vào nhị biên đều không thể biết được ấy gọi là pháp như thật.

Hai thứ pháp ấy, ông cùng các Bồ Tát đại hữu tình nên khéo tu học.

Bấy giờ Thế Tôn lại nói bài tụng:

Ta nói hai thứ pháp,
"Ngôn giáo" và "Như thật".
Giáo pháp cho phàm phu,
Thật pháp, bậc tu hành.​
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Phật dạy:

Đại Huệ ! Ta nói các pháp không đến không đi.

Này Đại Huệ ! Đến ấy là nhóm tụ, sinh trưởng. Đi ấy là diệt. Không đến không đi ấy tức là không sinh không diệt.

Vì sao ? Vì ta không chấp vào hữu vô của ngoại pháp, vì biết chỉ do tự tâm; không thấy hai thủ, không sinh phân biệt cảnh giới của các tướng, nhập vào Pháp môn: Không, Vô tướng, Vô nguyện; mà được giải thoát.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Này Đại Huệ ! Như Lai có nói "Các pháp là vô ngã", vì trong các pháp không có tính ngã nên nói vô ngã, chứ không phải là không có tự tính các pháp.

Này Đại Huệ ! Thí như trâu không có tính ngựa, ngựa không có tính trâu, chứ không phải là không có tự tính.

Hết thảy các pháp cũng vậy: không có tự tướng, không có mà có, không phải chỗ phàm phu có thể biết.

Vì sao không biết ? Vì phân biệt vậy.

Này Đại Huệ ! Như Lai và uẩn, xứ, giới... không khác - không không khác.

- Nếu không khác tức vô thường, vì các uẩn, xứ, giới... là được tạo.
- Nếu khác thì như hai sừng trâu có chỗ khác và cũng có chỗ không khác vậy. Vì hai sừng trông giống nhau nên không khác, cái ngắn cái dài nên có khác.

Đại Huệ ! Gọi Như Lai, ấy là y chỗ giải thoát mà nói.

Như Lai và giải thoát, không khác cũng không không khác.

- Nếu khác thì Như Lai tương ưng với sắc tướng, mà tương ưng sắc tướng tức là vô thường.
- Nếu không khác, thì lẽ ra không thấy các sai biệt trong người tu hành, nhưng thật thì có sai biệt, nên không phải là không khác.

Không khác, không không khác tức là không phải thường cũng không phải vô thường; không phải tác, không sở tác, không phải hữu vi cũng không phải vô vi, không phải tướng, không phải sở tướng, không phải uẩn không phải khác uẩn, không phải thuyết không phải sở thuyết, không phải một không phải khác, không phải cùng nhau không phải không cùng nhau.

Vì nghĩa ấy nên siêu việt hết thảy suy lường.

Vì siêu việt hết thảy suy lường nên chỉ có trên danh tự.

Vì chỉ có trên danh tự nên không có sinh.

Vì không có sinh nên không có diệt.

Vì không có diệt nên như hư không.

Này Đại Huệ ! Hư không, không phải tác cũng không phải sở tác; xa lìa phan duyên.

Vì xa lìa phan duyên nên vượt ra ngoài hết thảy những hí luận.

Vượt ngoài hết thảy pháp hí luận ấy là Như Lai.

Như Lai chính là thể Chánh đẳng giác.

Chánh đẳng giác ấy là viễn ly tất cả căn, cảnh giới.

Bấy giờ Thế Tôn lại nói bài tụng:

Vượt ngoài căn suy lường,
Không phải: quả hay nhân,
Tướng hay là sở tướng.
Tất cả đều xa lìa.
Uẩn, duyên, cùng chánh giác;
Một, khác, không ai thấy.
Đã không có ai thấy,
Sao còn sinh phân biệt.

Không phải tác, sở tác;
Không nhân, không không nhân.
Không uẩn, không lìa uẩn;
Cũng không lìa các vật.
Không phải có pháp thể,
Như phân biệt kia thấy.
Lại không phải là không;
Các pháp tánh như vậy.

Đối có thành ra không;
Đối với không nên có.
Không đã không thể giữ,
Có cũng không nên nói.

Không rõ ngã vô ngã,
Chỉ chấp nơi danh từ.
Kẻ kia chìm nhị biên,
Hoại mình, hoại thế gian.

Nếu hay thấy pháp này,
Liền lìa hết các lỗi.
Đó gọi là chánh quán,
Không hủy báng đạo sư.​
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Này Đại Huệ ! Ta nói Như Lai không phải là vô pháp, lại không phải là nhiếp thủ (thâu nhận) các pháp bất sinh bất diệt; cũng không đối đãi nhân duyên, cũng không phải là vô nghĩa.

Ta nói vô sinh tức là một tên khác cho "phân thân do ý sinh" của Như Lai.

Hết thảy ngoại đạo, Thanh Văn Duyên Giác, Bồ Tát Thất địa không rõ nghĩa ấy.

Đại Huệ ! Thí như Đế thích, đất, hư không, cho đến chân tay; tùy theo mỗi vật , mỗi thứ đều có nhiều tên.

Không phải vì có nhiều tên mà thành ra có nhiều thể, hay thành vô thể.

Đại Huệ ! Ta cũng như thế, ở nơi thế giới Ta Bà này, có ba A tăng kỳ trăm ngàn danh hiệu, những kẻ phàm ngu tuy nghe tuy nói mà không biết đấy là tên khác của Như Lai.

Trong thế giới này cùng các thế giới khác, có những kẻ biết ta như trăng trong nước không vào không ra, nhưng hạng phàm ngu tâm bị chìm đắm nơi nhị biên, không thể hiểu thấu, không khéo giải danh tự cú nghĩa, chấp ngôn giáo, mê muội đối với lẽ chân thật, cho rằng vô sinh vô diệt tức là không thể tính, mà không biết đấy là một danh hiệu khác của Phật.

Vì tin nơi ngôn giáo, mê muội chân thật, ở hết thảy pháp đều y theo lời mà nắm ý nghĩa, nên kẻ phàm ngu kia nói: "Nghĩa chính là lời; nghĩa và lời không khác".

Vì sao ? Vì nghĩa không có thể tánh. Kẻ ấy không hiểu rõ tự tánh của ngôn âm; cho rằng ngôn tức là nghĩa, không thể tinh riêng biệt cho nghĩa.

Đại Huệ ! Kẻ kia ngu si không biết rằng ngôn thuyết thì có sinh diệt, còn nghĩa thì không sinh diệt.

Đại Huệ ! Hết thảy ngôn thuyết đều sa vào văn tự, còn nghĩa thì lìa có và không.

Đại Huệ ! Như Lai không nói pháp sa vào văn tự, vì hữu và vô của văn tự đều bất khả đắc.

Đại Huệ ! Nếu có người nói những pháp sa vào văn tự, ấy là pháp hư dối.

Vì sao ? Vì tự tính của các pháp lìa văn tự.

Cho nên, này Đại Huệ ! Trong Kinh ta nói:" Ta cùng chư Phật và Bồ Tát không nói một chữ, không đáp một tiếng nào. Vì sao ? Vì hết thảy pháp lìa văn tự.

Nhưng không phải là Ta không thuận theo nghĩa mà phân biệt nói.

Đại Huệ ! Nếu không nói thì giáo pháp phải dứt đoạn, giáo pháp đoạn dứt thì không có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chư Phật.

Nếu tất cả đều không thì ai nói pháp và nói cho ai ?

Bởi thế Đại Huệ ! Bồ tát đại hữu tình không nên chấp trước nơi văn tự, mà phải tùy nghi thuyết pháp.

Ta cùng chư Phật đều tùy những thứ phiền não, ưa muốn và hiểu biết không đồng của chúng sinh mà khai diễn; khiến chúng sanh biết các pháp đều do tâm hiện, không có cảnh ngoài, xả bỏ hai phân biệt, chuyển hóa tâm ý thức.

Chứ không phải vì chúng sanh mà nói pháp do Thánh trí tự chứng.

Đại Huệ ! Bồ Tát đại hữu tình nên theo nghĩa, chớ theo văn tự, theo văn tự thì đọa vào ác kiến; chấp trước chủ trương của mình, mà khởi ngôn thuyết, không thể hiểu rõ các pháp tướng văn từ chương cú, đã tự hại còn hại người, không thể khiến tâm người khai ngộ.

Nếu khéo biết rõ hết thảy pháp tướng, văn từ cú nghĩa đều thông, thì có thể khiến tự mình thọ cái vui vô tướng, mà còn giúp người an trú Đại thừa.

Nếu khiến được người an trú Đại thừa thì liền được hết thảy chư Phật, Thanh Văn Duyên Giác, cùng chư Bồ Tát thâu nhận.

Nếu được chư Phật, Bồ Tát...thâu nhận thì có thể thâu nhận hết thảy chúng sanh, có thể thâu nhận hết thẩy chánh pháp.

Nếu nhiếp thọ được hết thảy chánh pháp thì không làm dứt đoạn hạt giống Phật.

Nếu không đoạn giống Phật thì được chỗ thù thắng tốt đẹp.

Đại Huệ ! Bồ tát đại hữu tình sinh chỗ tốt đẹp thù thắng, muốn chúng sinh an trú Đại thừa, dùng mười lực tự tại hiện các tướng, tùy căn cơ của họ mà nói Pháp chân thật.

Pháp chân thật ấy là không hai, không phân biệt, không đến không đi, hết thảy hí luận đều bặt dứt.

Cho nên, này Đại Huệ ! Thiện nam, thiện nữ không nên y lời mà chấp nghĩa.

Vì sao ? Vì pháp chân thật lìa văn tự.

Đại Huệ ! Thí dụ có người dùng ngón tay chỉ sự vật, đứa bé con chỉ nhìn ngón tay ngôn thuyết mà sinh chấp trước, thậm chí đến chết cũng không xả bỏ được ngón tay văn tự, để năm Đệ nhất nghĩa.

Đại Huệ ! Thí như con nít mới sinh đáng phải ăn đồ chín, có người không biết rành cách nấu chín, mà cho nó ăn đồ sống, tất phát cuồng loạn.

Bất sinh bất diệt cũng thế, không khéo tu phương tiện tất là không tốt.

Vì thế nên khéo tu phương tiện, chớ theo ngôn thuyết như nhìn đầu ngón tay.

Đại Huệ ! Nghĩa chân thật vốn vi diệu tịch tịnh, ấy là nhân của Niết Bàn.

Ngôn thuyết thì cùng với vọng tưởng mà khiến người trôi lăn trong sinh tử.

Đại Huệ ! Thật nghĩa là do nghe nhiều mà được, nghe nhiều là rành nghĩa không phải rành lời.

Người rành nghĩa không theo ác kiến ngoại đạo, tự mình không theo, cũng khiến người không theo. Ấy gọi là nghe nhiều nơi nghĩa.

Kẻ muốn cầu nghĩa nên gần gũi hạng người này và xa lìa những kẻ chấp trước văn tự.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Này Đại Huệ ! Trong Như Lai Tạng có nhân thiện lẫn bất thiện, có thể tạo ra đời sống ở tất cả các cõi.

Ngoại đạo không biết chấp là có tác giả.

Những gì do tập khí hư ngụy từ vô thỉ tích tụ lại gọi là tạng thức, sinh ra thất thức, là chỗ ở của vô minh.

Tạng thức bản tánh thanh tịnh lìa lỗi vô thường, lìa lý luận về ngã. Còn bảy thức thì niệm niệm sinh diệt; lấy vọng tưởng làm nhân, cảnh tượng làm duyên hòa hiệp mà sinh; không hiểu sắc, thanh, hương, vị, xúc...do tự tâm hiện, chấp trước danh tướng, sinh khởi lạc thọ khổ thọ.

Danh tướng ràng buộc do tham mà sinh ra, lại sinh khởi tham: hoặc làm nhân, hoặc làm duyên.

Khi các thủ căn diệt, không còn tương tục sinh những phân biệt khổ lạc thì hành giả hoặc được diệt định hoặc được tứ thiền, hoặc khéo thâm nhập các chân lý giải thoát, bèn vọng sinh tưởng mình đã giải thoát, mà kỳ thật chưa xả chưa chuyển được cái gọi là tạng thức ở trong Như Lai tạng.

Nếu không có tạng thức thì 7 thức kia đều diệt. Vì sao ? Vì tạng thức là nhân và duyên sinh ra các thức kia. Cảnh giới này, hàng tu hành theo ngoại đạo nhị thừa không thể biết được, vì họ chỉ biết tánh "nhân vô ngã", chỉ giữ được tự tướng cộng tướng của uấn, giới, xứ.

Đại Huệ ! Bồ tát đại hữu tình muốn được thắng pháp, phải nên thanh tịnh Như Lai Tạng gọi là tạng thức.

Đại Huệ ! Nếu không có Như Lai tạng tên là tạng thức đó thì tất không có sinh diệt.

Cho nên, người tu hành tuy thấy pháp lạc của sự an trú trong cảnh nội giới mà vẫn không xả bỏ, dõng mãnh tinh tấn.

Đại Huệ ! Tạng thức Như Lai Tạng ấy bản tánh thanh tịnh, chỉ vì bị khách trần nhiềm ô mà thành bất tịnh. Hết thảy nhị thừa ngoại đạo ức đoán mà khởi kiến chấp không thể biện chứng được.

Như Lai thấy rõ ràng phân minh ở nơi đó, như thấy trái am ma lật ở trong lòng tay.

Đại Huệ ! Tạng thức Như Lai tạng này là cảnh giới Phật, cũng là chỗ đi của những tịnh trí Bồ Tát như ông, những người hiểu biết theo nghĩa lý.

Đây không phải là chỗ hiểu của hết thảy ngoại đạo nhị thừa chấp trước văn tự.

Cho nên, ông cùng các Bồ Tát hữu tình ở nơi tạng của Như Lai tạng nên siêng năng quán sát, chớ có mới nghe qua bèn tưởng là đủ rồi.

Bấy giờ Thế Tôn lại nói bài tụng:


Như Lai tạng sâu xa,
Gắn liền với bảy thức.
Hai thứ chấp trước sinh,
Hiểu rõ liền xa lìa.

Do vô thỉ huân tập,
Như bóng hiện trong tâm.
Nếu quán sát như thật,
Thì tướng cảnh không có.

Kẻ ngu nhìn ngón chỉ,
Thấy ngón không thấy trăng.
Kẻ chấp trước văn tự,
Không thấy lý của ta.

Tâm người như đạo diễn,
Mạt na kẻ làm hề.
Sáu thức kia bầu bạn,
Tạo tấn tuồng thế gian.​
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Đại Huệ ! Hết thảy pháp đều do tự tâm phân biệt thấy, vì không hiểu rõ nên tâm phân biệt khởi, khi hiểu rõ thì tâm phân biệt diệt.

Bây giờ Thế Tôn lại nói bài tụng:

Quán sát các Đạo sư,
Ví như cát sông Hằng.
Không hoại, cũng không đi;
Người ấy tất thấy Phật.
Ví như cát sông Hằng,
Lìa tất cả các lỗi.
Mà thường tùy theo dòng,
Phật thể cũng như vậy.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên