Pháp Môn Tịnh Độ

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
có một bài viết về niệm Phật , auduong nghĩ là có lợi ích nhiều với người theo pháp niệm Phật A Di Đà. xin được đem ra đây với thiện tâm của người học Phật để nhờ các thiện tri thức tham khảo và góp ý:
Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
Pháp môn Tịnh Độ thật ra là một Pháp Môn tu rất hay. Tuy nhiên, vì thiếu người giảng giải cho nên Pháp Môn này đã bị “Đồng Hóa” hay là “Dân Gian Hóa” rất nhiều. Đôi khi nó còn pha lẫn cả Tà Kiến của ngoại đạo ở trong này
Trong Đạo Phật, cái chết để bỏ thân xác của mình để biến đổi qua một giai đoạn khác gọi là “Phần Đoạn Sanh Tử”. Cái chết thứ 2, nói theo thông thường là Đổi Đời, hay Làm Lại Cuộc Đời Mới, ví dụ như lúc trước là người xấu, bây giờ làm người tốt, một ý niệm xấu khởi lên là ta đang ở thế giới của Địa Ngục, của Ngạ Quỷ, của Xúc Sanh. Nhưng dẹp bỏ ý niệm xấu là ta đã sanh sang một thế giới khác của trời, người, hay Thanh văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Trong Đạo Phật gọi sự biến chuyển sanh diệt này là “Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử”. Cái vãng sanh ở Tịnh Độ là ý nói đến “Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử” này. Chỉ cần nhất tâm chuyên niệm, khởi một niệm lành thì ngay tức thì ta đã vãng sanh cực lạc và mang theo cả thân xác và nghiệp báo mà cũng chẳng cần đi đâu hết. Tịnh Độ Tông gọi cái này là “Đới Nghiệp Vãng Sanh”. Thử hỏi một người lúc còn sống niệm Phật với tâm Tham Sân Si (là Nhân của Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Xúc Sanh) thì làm sao mà có quả Tây Phương Cực Lạc? Thế nên Niệm Phật là phải vãng sanh liền ngay lập tức, phải thực chứng là vãng sanh ngây lúc còn sống. Niệm Phật là phải thấy an lạc, khinh an, gia đình hạnh phúc, mọi vật cỏ cây hoa lá đâu đâu cũng đẹp, đấy là đã vãng sanh vào cảnh giới Tây Phương như Phật Thích Ca đã giới thiệu trong kinh Vô Lượng Thọ rồi đấy. Từ chỗ thực chứng này ta có thể khẳn định rằn, cái Nhân Tây Phương Cực Lạc đã thành thục ngay lúc ta còn sống, thì đến lúc lâm chung, do căng lành đã gieo trồng thì tự nhiên nghiệp lực sẽ chiêu cảm đến cõi Cực Lạc mà không cần người nào hộ niệm. Luật Nhân Quả rõ ràng là như thế.
Để chứng minh vãng sanh Tây Phương là vãng sanh ở nội tâm và Tây Phương cũng chỉ là phương tiện của Như Lai nhằm giúp chúng sanh cột cái tâm để dễ dàng tu tập, vậy tôi xin chứng minh về điều này như sau:
Chứng minh 1:
Cùng một ngôi nhà, nếu mà đời sống hạnh phúc thì ta sẽ cảm thấy căng nhà đẹp và hạnh phúc. Nhưng cũng căn nhà này, lúc trong nhà có chuyện lộn xộn thì ta cảm thấy sống trong nhà khó chịu bực bội, là ngục tù, là địa ngục, là khổ đau. Như vậy, ở cùng một chỗ, nhưng thiên đàng hay địa ngục có phải là do “Tâm” của ta hay không? Nếu một người Tâm luôn khổ đau, thì đi đâu, sống ở đâu trong tam thiên đại thiên thế giới này cũng là đau khổ. Cho dù ở cõi Cực Lạc vẫn là đau khổ và cõi Cực Lạc sẽ biến ngay thành cõi Ta Bà. Các vua quan, tổng thống sống trong nệm ấm chăng êm, người hầu kẻ hạ, ai cũng cho là sung sướng, nhưng tâm hồn đau khổ thì vẫn cứ đau khổ thôi
Chứng minh 2:
Theo quan niệm thông thường thì mặt trời mọc ở hướng Tây. Khoa học bay giờ đã chứng minh là trái đất xoay quanh mặt trời, và ngay cả khi xoay quanh mặt trời, trái đất cũng xoay vòng không đứng yên ở một vị trí nhất định. Quý vị cứ lấy 2 vật tròn ra làm thí nghiệm, như là 2 trái banh. Trái thứ nhất đứng giữa làm mặt trời, trái thứ hai thì xoay quanh trái thứ nhất. Vậy có vị nào chỉ xem “Hướng Tây” là hướng nào? Dựa vào đâu để xác định là Hướng Tây? Mà Hướng Tây quý vị đưa ra có phải là chân lý hay không? Hay chỉ là “Phương Tiện” của Như Lai? Để mở gút ở điểm này Đức Phật đã khéo léo vận dụng ngôn từ “Đông Tây Nam Bắc, Tứ Chi, Thượng Hạ” để chỉ rõ 10 phương mà khoa học bây giờ cũng đã chứng minh là quả địa cầu lơ lững. Nếu không dựa vào hiện tượng vật chất để làm mốc điểm, thì không thể chỉ được phương hướng. Nhưng dựa trên một điểm nào để định hướng thì đấy chỉ là tương đối chứ không phải là tuyệt đối (Chân Lý là Tuyệt Đối).
“Giả sử” là có Hướng Tây, như vậy, nhìn từ Hướng Tây thì cõi chúng ta đang ở sẽ là Hướng Đông, vậy chẳng phải là ta đang ở cõi “Tịnh Độ Đông Phương của đức Dược Sư Lưu Ly” hay sao? Nếu đã ở cõi Tịnh Độ của Phật Dược Sư rồi tại sao lại còn Tham Sân Si Phiền Não? Đang ở cõi Tịnh Độ mà quý vị còn muốn chạy đi đâu nữa? Có phải là “đứng núi này trông núi nọ” hay không?
Chứng minh 3:
Nếu có vị nào nghiên cứu sâu về kinh điển Đại Thừa cũng điêu biết rằng, Pháp Giới là “Nhất Chơn”, tất cả chỉ là một. Dựa trên “Hình Tướng” thì có sự phân biệt chia cách. Nhưng dựa trên “Thể Tánh” thì tất cả đều là một. Thế nên kinh Hoa Nghiêm mới nói “Tâm, Phật và Chúng Sanh tuy 3 nhưng là một”. Nếu tất cả Pháp Giới là một vậy thì chỉ cân “Chuyển Đổi Cái Tâm” tức thì sẽ vãng sanh Cực Lạc. Nói đến đây nhiều người vẫn chưa tin. Bằng chứng là sau khi thành Phật dưới cội Bồ Đề, Đức Phật của chúng ta có được Bồ Đề Niết Bàn ngay trên mặt đất này mà đâu cần trốn chạy chỗ nào đâu? Các Hàng Thánh Chúng của Phật cũng có Bồ Đề Niết Bàn nhưng cũng đi đứng nằm ngồi như chúng ta đấy thôi? Vậy chẳng phải Vãng Sanh là Vãng Sanh ở Nội Tâm hay sao?
Chứng minh 4:
Trong kinh Duy Ma Cật ở lần hiện Tịnh Độ thứ nhất, ông Xá Lợi Phất (đại diện cho chúng ta) nghĩ rằn, chẳng lẽ Đức Thế Tôn (chỉ cho Phật Thích Ca) tu cái Nhân “Bất Tịnh” hay sao mà nay ngài lại làm Giáo Chủ ở cõi Ta Bà (Ta Bà dịch là Kham Nhẫn hay là chịu đựng mọi thứ khổ đau. Nếu chiếu theo luật Nhân Quả thì xem như là đúng rồi) Biết được ý nghĩ này, Đức Thế Tôn muốn cho đại chúng nhìn nơi mà chúng sanh gọi là cõi Ta Bà bằng cái nhìn của “Phật Nhãn”. Ngài liền ấn chân xuống đất thì lập tức Cõi Ta Bà liền biến thành Cõi Tịnh Độ.
Đoạn kinh này đã xác định rõ ràng ngay chính nơi đây là cõi Tịnh Độ của Phật Thích Ca. Chỉ cần Tâm Thanh Tịnh, nhìn bằng “Tuệ Nhãn”, nhìn bằng “Phật Nhãn” thì đây là Cực Lạc, là Tịnh Độ. Bằng không, nhìn “Nhục Nhãn” của phàm phu, nhìn bằng cái Tâm đau khổ thì đâu đâu cũng là Ta Bà, là chịu đựng, là đau khổ.
Mình đang sống ở cõi Tịnh Độ của Phật Thích Ca mà vẫn đau khổ, vậy nếu mình chạy sang cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà thì vẫn cứ đau khổ thôi. Ngay cả thi hào Nguyễn Du cũng nói là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”?
Chứng minh 5:
Cũng trong kinh Duy Ma Cật. Bồ Tát Duy Ma Cật dạy rằng:
“Tùy Kỳ Tâm Tịnh Tắc Phật Độ Tịnh
Dục Tịnh Phật Độ, Tiên Tịnh Kỳ Tâm”
Nghĩa là muốn có được cõi nước Thanh Tịnh của Phật, trước hết Tâm mình phải Thanh Tịnh. Là Vãng Sanh ở nội Tâm đấy.
Chứng minh 6:
Dựa vào câu “Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật” nghĩa là Phật A Di Đà ở khắp cùng trong tất cả Pháp Giới, vậy thì trên mặt đất này Phật A Di Đà cũng hiện hữu. Nếu chúng ta đang sống với Phật A Di Đà, vậy chẳng phải đây là Cực Lạc hay sao? Trong kinh Vô Lượng Thọ Đức Phật cũng giới thiệu về Phật A Di Đà như vậy: “Đức Phật Như Lai kia đến không chỗ đến, đi không chỗ đi, không sanh không diệt, không có quá khứ hiện tại vị lai, chỉ có một nguyện độ sanh. Hiện ở phương Tây cách diêm phù đề này mười vạn ức cõi Phật, thế giới đó gọi là Cực Lạc, Pháp Tạng thành Phật hiệu là A Di Đà”. Nếu Phật A Di Đà “đến không chỗ đến, đi không chỗ đi” nghĩa là không đến cũng không đi. Sở dĩ mình thấy khách đến nhà chơi, có đến có đi là vì người đó không ở với mình. Còn nếu người khách đó không bao giờ rời xa mình thì mình không bao giờ thấy có đến có đi. Đây để nói lên “Tự Tánh Di Đà” của chính mình, là Phật Tánh, là Pháp Thân Như Lai, luôn hiện hữu trong ta. Cho nên một niệm Giác là sẽ thấy Phật, là sẽ sống trong thế giới an lành của Phật. Vậy chẳng phải là Vãng Sanh hay sao?
Nói tóm lại, Pháp Môn Tịnh Độ niệm Phật để được vãng sanh rất tốt và rất có hiệu quả nhanh chóng. Nhưng vì không có người giảng giả cho nên đã số đại chúng đã hiểu sai lạc về pháp môn này. Lấy ví dụ một người đang tranh chấp gianh nhau bãi đậu xe. Vì lúc đang nóng giận (Nhân A Tu La), người này cầm cây đánh chết người kia. Kết quả là bị tù tội, đánh đập, giam cầm, rồi sống trong ăn năn hối hận (Quả Địa Ngục). Ngược lại lúc này người đó nhớ đến câu niệm Phật, lúc đó niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” cho dù là niệm Phật mà nghiếng răng, rồi không tranh cãi nữa, vậy là đã chuyển đổi ngay cái Nhân A Tu La và đóng bít cánh cửa Địa Ngục (không bị tù tội), để rồi có được sự tư do, an vui tự tại. Như vậy có phải là nhờ câu niệm Phật nên được vãng sanh ngay tức thì hay không? Công năng của niệm Phật rất lớn. Đấy cũng là do chính tự thân của mình tu tập. Nếu hiểu theo kiểu nhờ niệm Phật A Di Đà nên Phật mới đến rước, nghĩa là nếu không niệm Phật, không kêu tên ngài, thì ngài sẽ làm lơ không đến cứu, chẳng lẽ đức Phật lại còn ưa thích nịnh nọt, phải đợi người ta khóc lóc van xin mới cứu hay sao? Tâm đại từ đại bi đại hỹ đại xã của Phật chạy đâu mất tiêu rồi? Hiểu như vậy thì làm sao gọi Đạo Phật là “BÌNH ĐẲNG” cho được? Làm sao gọi là Tâm Đại Từ Đại Bi thương xót tất cả mọi chúng sanh?
Kết luận:
Niệm Phật Vãng Sanh là Vãng Sanh là Vãng Sanh ở Nội Tâm. Thế nên phải vãng sanh ngay bây giờ lúc chúng ta còn sống, còn thực chứng được. Đấy mới thật sự là Niệm Phật Vãng Sanh. Nếu niệm Phật bây giờ mà không vãng sanh nổi nghĩa là tham sân si còn đầy dẫy (Nhân), thì lúc chết sẽ không bao giờ vãng sanh nổi (Quả). Đấy, cái nhân tham sân si là của địa ngục ngạ quỷ xúc sanh thì làm sao ra quả Cực Lạc? Cho nên, điều cần thiết là ngay bây giờ chúng ta phải gieo trồng Nhân lành, xã bỏ Tham Sân Si để chứng thực được Bồ Đề Niết Bàn (là hạnh phúc, là kinh an, là an lạc đấy) để sau khi xã bỏ thân này ta có thể đi theo Nghiệp Lực (Nghiệp Thiện) mà thọ báo một kiếp sống tốt hơn. Hãy nhớ rằn, chúng ta đang sống trong cõi Tịnh Độ của Phật Thích Ca, là đã vãng sanh rồi đấy. Đừng nên thả mồi bắt bóng chạy theo một hư ảo mà quên đi Bồ Đề Niết Bàn mà mình đã sẵn có.
“Thân người khó được, đạo pháp khó gặp, thời khắc dễ qua”
Nếu đã được thân người, gặp được Chánh Pháp thì phải nên trân quý, vận dụng Trí Tuệ, nắm lấy thời cơ để tu hành. Đừng đợi phải mất đi thân người rồi mới biết là vãng sanh hay không? Niệm Phật chờ chết mới được vãng sanh xem như là đi buôn lỗ vốn, đợi chờ những cái mà mình không thực chứng, lãng phí đi những ngày tháng tu hành và hạnh phúc hoặc là sự an lạc trong đời hiện tại.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.19/5/2016.MHDT.
http://glcpcc.blogspot.com/2016/05/uc-phat-thuyet-phap-49-nam-gom-lai-cung.html
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Hề hề,

1. Trong Đạo Phật, cái chết để bỏ thân xác của mình để biến đổi qua một giai đoạn khác gọi là “Phần Đoạn Sanh Tử”. Cái chết thứ 2, nói theo thông thường là Đổi Đời, hay Làm Lại Cuộc Đời Mới, ví dụ như lúc trước là người xấu, bây giờ làm người tốt, một ý niệm xấu khởi lên là ta đang ở thế giới của Địa Ngục, của Ngạ Quỷ, của Xúc Sanh. Nhưng dẹp bỏ ý niệm xấu là ta đã sanh sang một thế giới khác của trời, người, hay Thanh văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Trong Đạo Phật gọi sự biến chuyển sanh diệt này là “Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử”.

2. Cái vãng sanh ở Tịnh Độ là ý nói đến “Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử” này.

3. Chỉ cần nhất tâm chuyên niệm, khởi một niệm lành thì ngay tức thì ta đã vãng sanh cực lạc và mang theo cả thân xác và nghiệp báo mà cũng chẳng cần đi đâu hết. Tịnh Độ Tông gọi cái này là “Đới Nghiệp Vãng Sanh”.

4. Thử hỏi một người lúc còn sống niệm Phật với tâm Tham Sân Si (là Nhân của Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Xúc Sanh) thì làm sao mà có quả Tây Phương Cực Lạc ?

Tâm chỉ có một, niệm niệm sinh diệt quá nhanh thành ra tưởng có nhiều. Khi niệm Phật khởi thì niệm Si (Tham, Sân) diệt, ngược lại thì niệm Phật diệt.

Niệm Phật là nhân vãng sanh tịnh độ; niệm tham, sân, si là nhân lục đạo luân hồi.

Dù cho niệm Phật tới nhất tâm bất loạn; niệm tham, sân, si không thể khởi được nữa cũng chưa chắc được vãng sanh; nếu như hành giả không tin Phật, không muốn vãng sanh.

Ngược lại nếu cho rằng mình tin Phật và mong muốn vãng sanh thì không thể không niệm Phật.


5. Thế nên Niệm Phật là phải vãng sanh liền ngay lập tức, phải thực chứng là vãng sanh ngây lúc còn sống. Niệm Phật là phải thấy an lạc, khinh an, gia đình hạnh phúc, mọi vật cỏ cây hoa lá đâu đâu cũng đẹp, đấy là đã vãng sanh vào cảnh giới Tây Phương như Phật Thích Ca đã giới thiệu trong kinh Vô Lượng Thọ rồi đấy.

Hễ phát tâm cầu vãng sanh Tịnh Độ của Phật A Di Đà mà niệm danh hiệu Ngài thì hoa thai nơi ao thất bảo cõi Cưc Lạc đã xuất hiện rồi vậy !

Muốn "vãng sanh ngay lúc còn sống" - ý nói có được sự an lạc, thanh tinh ngay lúc sống - thì cũng được luôn nếu trong tâm thường niệm Phật, ngoài thân thường làm lành !


6. Từ chỗ thực chứng này ta có thể khẳn định rằn, cái Nhân Tây Phương Cực Lạc đã thành thục ngay lúc ta còn sống, thì đến lúc lâm chung, do căng lành đã gieo trồng thì tự nhiên nghiệp lực sẽ chiêu cảm đến cõi Cực Lạc mà không cần người nào hộ niệm. Luật Nhân Quả rõ ràng là như thế.

Chẳng rõ tác giả thực chứng cái gì ! Chứ lời trên e rằng mới chỉ là kiến giải chủ quan mà thôi. Nếu quả thật niệm Phật đạt được sự thanh tịnh, an lạc ngay trong hiện đời rồi - tức nhất tâm bất loạn rồi, thì dù cho Phật Tổ hiện thân ra nói không có cõi Cực Lạc cũng e rằng chẳng nghe theo Phật Tổ mà xao lãng sự niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương đâu !

7. Để chứng minh vãng sanh Tây Phương là vãng sanh ở nội tâm và Tây Phương cũng chỉ là phương tiện của Như Lai nhằm giúp chúng sanh cột cái tâm để dễ dàng tu tập, vậy tôi xin chứng minh về điều này như sau:

Cõi Ta Bà chẳng lẽ ở ngoài tâm, mà phải cần tới Tây Phương mới có thể hướng nội hay sao ?

Người niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương có đầy đủ Tín Nguyện thì tuyệt nhiên sẽ có sự an lạc ngay trong hiện đời nhờ nhất tâm niệm Phật và siêng tu các hạnh lành.

Lâm chung Phật hiện tướng, người này hoan hỷ mà nhờ Phật lực tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà.


8. Chứng minh 1:
Cùng một ngôi nhà, nếu mà đời sống hạnh phúc thì ta sẽ cảm thấy căng nhà đẹp và hạnh phúc. Nhưng cũng căn nhà này, lúc trong nhà có chuyện lộn xộn thì ta cảm thấy sống trong nhà khó chịu bực bội, là ngục tù, là địa ngục, là khổ đau. Như vậy, ở cùng một chỗ, nhưng thiên đàng hay địa ngục có phải là do “Tâm” của ta hay không? Nếu một người Tâm luôn khổ đau, thì đi đâu, sống ở đâu trong tam thiên đại thiên thế giới này cũng là đau khổ. Cho dù ở cõi Cực Lạc vẫn là đau khổ và cõi Cực Lạc sẽ biến ngay thành cõi Ta Bà. Các vua quan, tổng thống sống trong nệm ấm chăng êm, người hầu kẻ hạ, ai cũng cho là sung sướng, nhưng tâm hồn đau khổ thì vẫn cứ đau khổ thôi.

Tâm đau khổ thì dù trong hoàn cảnh nào cũng cảm thấy đau khổ !

Nhưng đối với phàm phu chúng sanh, tâm đau khổ này từ đâu mà sinh ?

- Nếu duyên cảnh mà sinh thì về Cực Lạc, mọi cảnh như ý thì duyên nào sinh tâm đau khổ ?
- Nếu tự sanh chẳng duyên cảnh thì chúng sanh phàm phu vĩnh viễn chẳng thành Phật được bởi tự sanh thì tu tập làm sao dứt sạch ?

Tóm lại, do còn chấp thật vọng tưởng và cảnh tượng là mình, của mình nên bị trói buộc; chứ thực ra thân đói thì sinh cảm giác khó chịu đó là điều bình thường; đâu có chướng ngại gì hư không ?


9. Chứng minh 2:
Theo quan niệm thông thường thì mặt trời mọc ở hướng Tây. Khoa học bay giờ đã chứng minh là trái đất xoay quanh mặt trời, và ngay cả khi xoay quanh mặt trời, trái đất cũng xoay vòng không đứng yên ở một vị trí nhất định. Quý vị cứ lấy 2 vật tròn ra làm thí nghiệm, như là 2 trái banh. Trái thứ nhất đứng giữa làm mặt trời, trái thứ hai thì xoay quanh trái thứ nhất. Vậy có vị nào chỉ xem “Hướng Tây” là hướng nào? Dựa vào đâu để xác định là Hướng Tây? Mà Hướng Tây quý vị đưa ra có phải là chân lý hay không? Hay chỉ là “Phương Tiện” của Như Lai? Để mở gút ở điểm này Đức Phật đã khéo léo vận dụng ngôn từ “Đông Tây Nam Bắc, Tứ Chi, Thượng Hạ” để chỉ rõ 10 phương mà khoa học bây giờ cũng đã chứng minh là quả địa cầu lơ lững. Nếu không dựa vào hiện tượng vật chất để làm mốc điểm, thì không thể chỉ được phương hướng. Nhưng dựa trên một điểm nào để định hướng thì đấy chỉ là tương đối chứ không phải là tuyệt đối (Chân Lý là Tuyệt Đối).

Theo quan niệm thông thường, cái vật dùng để ngồi gọi là cái ghế; cũng như hướng mặt trời lặn gọi là hướng Tây. Đây là do hệ quy chiếu quan niệm mà đại đa số mọi người sống tại Trái Đất công nhận.

Nay tác giả đặt mình ở ngoài vũ trụ để xác định phương hướng rồi phủ định Tây Phương Cực Lạc, có khác gì tôi quay về thời điểm big bang mà phủ định Trái Đất hiện hữu ?

Đâu có thể do đổi tên gọi - do thay đổi quan niệm về sự vật - mà các sự vật khác nhau thay thế cho nhau được ?!! Tôi có gọi cái ghế là cái nhà thì cái ghế cũng không thể che mưa che nắng giống như cái nhà đã làm được vậy !

“Giả sử” là có Hướng Tây, như vậy, nhìn từ Hướng Tây thì cõi chúng ta đang ở sẽ là Hướng Đông, vậy chẳng phải là ta đang ở cõi “Tịnh Độ Đông Phương của đức Dược Sư Lưu Ly” hay sao? Nếu đã ở cõi Tịnh Độ của Phật Dược Sư rồi tại sao lại còn Tham Sân Si Phiền Não? Đang ở cõi Tịnh Độ mà quý vị còn muốn chạy đi đâu nữa? Có phải là “đứng núi này trông núi nọ” hay không?

Ví dụ:

Tôi đứng trên đường nhìn vào trong nhà thì tôi nói tôi đứng ngoài nhà. Nếu tôi đứng dưới mái nhà mà nhìn ra đường thì tôi nói tôi đứng trong nhà.

Ngoài hay trong là do vị trí mà tôi đứng và vật đối chiếu so sánh, nhưng đường và nhà vẫn là có thật đối với tôi phải không ?

Vậy thì làm sao từ việc phủ định phương hướng Đông, Tây do thay đổi vị trí quan sát và vật đối chiếu so sánh mà thành ra phủ định luôn được sự vật trong không gian được ?

Cho nên việc thay đổi quan niệm trong tư duy thì đâu thể biến đường thành nhà, tịnh độ A Di Đà thành Ta Bà Trái Đất ? Tham, sân, si còn nguyên như trước khi tư duy "linh tinh" là hợp lý rồi vậy!



10. Chứng minh 3:
Nếu có vị nào nghiên cứu sâu về kinh điển Đại Thừa cũng điêu biết rằng, Pháp Giới là “Nhất Chơn”, tất cả chỉ là một. Dựa trên “Hình Tướng” thì có sự phân biệt chia cách. Nhưng dựa trên “Thể Tánh” thì tất cả đều là một. Thế nên kinh Hoa Nghiêm mới nói “Tâm, Phật và Chúng Sanh tuy 3 nhưng là một”. Nếu tất cả Pháp Giới là một vậy thì chỉ cân “Chuyển Đổi Cái Tâm” tức thì sẽ vãng sanh Cực Lạc.

Nói đến đây nhiều người vẫn chưa tin. Bằng chứng là sau khi thành Phật dưới cội Bồ Đề, Đức Phật của chúng ta có được Bồ Đề Niết Bàn ngay trên mặt đất này mà đâu cần trốn chạy chỗ nào đâu? Các Hàng Thánh Chúng của Phật cũng có Bồ Đề Niết Bàn nhưng cũng đi đứng nằm ngồi như chúng ta đấy thôi? Vậy chẳng phải Vãng Sanh là Vãng Sanh ở Nội Tâm hay sao?

Nếu có thể thành Phật ngay tại Ta Bà Trái Đất mà thuyết Kinh Hoa Nghiêm thì quả thực việc niệm Phật cầu vãng sanh là không cần thiết !

Nhưng mà đã làm thử và làm được chưa ?

Nếu chưa làm được thì nói không cần cầu vãng sanh thì cũng chỉ là "ếch ngồi đáy giếng", nói việc chẳng dính dáng tới mình, tới lúc lâm chung theo tà nghiệp vọng ngôn mà luân hồi trong lục đạo tiếp thôi !

Lại nói tới Hoa Nghiêm Hải Hội, Nhất Chân Pháp Giới của chư Phật, bậc Đại Bồ Tát và chư Bồ Tát, Thiên giới...lại càng tự huyễn hoặc mình hơn nữa, bởi trong Hoa Nghiêm nói tới vô số cõi nước, trong đó bao gồm cả cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà.

Nay lấy cái cảnh giới Hoa Nghiêm để chứng minh cái pháp niệm Phật rốt cuộc là quy tâm, chẳng quy cảnh thì có lẽ nghiên cứu qua loa, đọc được dăm từ mà không biết, chư Đại Bồ Tát và Thánh chúng tùy ý sinh thân, dạo khắp các cõi Phật để cúng dường, nghe pháp hay sao ?

Nếu không có cõi để tới thì lấy đâu để đi ?



....

Nói tóm lại thì niệm Phật vãng sanh ở nội tâm, mà cũng có thể vãng sanh ở ngoại cảnh.

Nếu thật có thể tự tin vãng sanh nội tâm chẳng cần cầu vãng sanh ngoại cảnh thì xin mời cứ việc thật hành cho tới khi thành tựu !

Nhưng nếu chỉ nương vào điều ấy mà phủ định sự vãng sanh ở ngoại cảnh thì người này trong ngoài đều vướng, nhất định làm chưa tới chỗ vãng sanh nội tâm chân chánh đâu !

E rằng tới lúc đói bụng, vẫn vội chạy đi tìm cơm để mà có sức tiếp tục "chỉ lỗi" những người tu niệm Phật cầu vãng sanh cõi Cực Lạc là mê muội, tà kiến; mà chẳng phản tỉnh lại chính mình vừa mới làm việc gì ? gieo nhân gì vậy ?!




 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hihih ... còn lý giải,còn giải thích thì còn mệt...nhưng như người ta thường nói : Hạnh phúc nằm ở quá trình chứ không phải ở sự kết thúc.Đạo Phật giống như giải toán vậy.Đáp số không quan trọng mà quan trọng ở cách giải bài toán như thế nào.Xác định đúng,phương pháp đúng thì sẽ có đáp số đúng.Cho nên có Cực Lạc hay không thực ra không quan trọng bằng chúng ta thực hành có đúng hay không mà thôi ...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Hihih ... còn lý giải,còn giải thích thì còn mệt...nhưng như người ta thường nói : Hạnh phúc nằm ở quá trình chứ không phải ở sự kết thúc.Đạo Phật giống như giải toán vậy.Đáp số không quan trọng mà quan trọng ở cách giải bài toán như thế nào.Xác định đúng,phương pháp đúng thì sẽ có đáp số đúng.Cho nên có Cực Lạc hay không thực ra không quan trọng bằng chúng ta thực hành có đúng hay không mà thôi ...

Hề hề,

Sao lại có hay không có đều không quan trọng ?

Nếu không có Cực Lạc thì việc tu hành hoàn toàn không định hướng, bác bỏ toàn bộ Tinh Độ Tông niệm Phật trì danh, cầu sinh Cực Lạc.

Tức là niệm Phật thì chỉ cần niệm Phật, không cần cầu vãng sanh (vì có đâu mà cầu) như vậy dĩ nhiên là không thể vãng sanh rồi !

Tại sao ?

Vì cõi Cực Lạc là báo độ của Phật A Di Đà, phàm phu chúng sanh nếu không nhờ tha lực tiếp dẫn quyết định chẳng thể tự lực vãng sanh về. Nếu không tin có cõi Cực Lạc, không tin bổn nguyện Phật mà chỉ chú trọng niệm Phật và làm lành thì e rằng số người tu tới đắc quả, tự lực sinh về Tây Phương trong mấy ngàn năm cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi !

Bởi thế, một khi đã chấp thật có Ta Bà Trái Đất, một khi đói vẫn không thể chịu, khổ vẫn không ngừng khóc thì không thể và không nên phủ định Cực Lạc, bởi như thế chỉ là huyễn hoặc tự dối mình mà thôi !

Mặt khác, một khi đã tin và nói tôi tin thì cần phải siêng năng đều đặn niệm Phật, làm lành; chuyên chú niệm Phật, làm lành. Tuy nhiên, phải không quên nhắc mình niệm Phật để làm gì ? làm lành để làm gì ?

Vì có rất nhiều người niệm Phật chỉ để khỏi nghĩ chuyện khác, niệm Phật để mong cầu bình an phước lạc, niệm Phật thoát khỏi bệnh tật khổ đau nhất thời...mà không phải niệm Phật, làm lành để cầu vãng sanh !

Việc có hay không có cõi Cực Lạc quyết định phương hướng, phương pháp hành trì và kết quả hành trì luôn !

Đây là việc phải xác quyết rõ ràng, minh bạch trong tâm.

Đó là:

CÓ CÕI CỰC LẠC TÂY PHƯƠNG TỊNH ĐỘ CỦA PHẬT A DI ĐÀ.

TÍN NGUYỆN ĐẦY ĐỦ, 10 NIỆM GIÂY PHÚT LÂM CHUNG NHẤT ĐỊNH PHẬT LAI NGHINH TIẾP DẪN !

 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18


Hề hề,

Sao lại có hay không có đều không quan trọng ?

Nếu không có Cực Lạc thì việc tu hành hoàn toàn không định hướng, bác bỏ toàn bộ Tinh Độ Tông niệm Phật trì danh, cầu sinh Cực Lạc.

Tức là niệm Phật thì chỉ cần niệm Phật, không cần cầu vãng sanh (vì có đâu mà cầu) như vậy dĩ nhiên là không thể vãng sanh rồi !

Tại sao ?

Vì cõi Cực Lạc là báo độ của Phật A Di Đà, phàm phu chúng sanh nếu không nhờ tha lực tiếp dẫn quyết định chẳng thể tự lực vãng sanh về. Nếu không tin có cõi Cực Lạc, không tin bổn nguyện Phật mà chỉ chú trọng niệm Phật và làm lành thì e rằng số người tu tới đắc quả, tự lực sinh về Tây Phương trong mấy ngàn năm cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi !

Bởi thế, một khi đã chấp thật có Ta Bà Trái Đất, một khi đói vẫn không thể chịu, khổ vẫn không ngừng khóc thì không thể và không nên phủ định Cực Lạc, bởi như thế chỉ là huyễn hoặc tự dối mình mà thôi !

Mặt khác, một khi đã tin và nói tôi tin thì cần phải siêng năng đều đặn niệm Phật, làm lành; chuyên chú niệm Phật, làm lành. Tuy nhiên, phải không quên nhắc mình niệm Phật để làm gì ? làm lành để làm gì ?

Vì có rất nhiều người niệm Phật chỉ để khỏi nghĩ chuyện khác, niệm Phật để mong cầu bình an phước lạc, niệm Phật thoát khỏi bệnh tật khổ đau nhất thời...mà không phải niệm Phật, làm lành để cầu vãng sanh !

Việc có hay không có cõi Cực Lạc quyết định phương hướng, phương pháp hành trì và kết quả hành trì luôn !

Đây là việc phải xác quyết rõ ràng, minh bạch trong tâm.

Đó là:

CÓ CÕI CỰC LẠC TÂY PHƯƠNG TỊNH ĐỘ CỦA PHẬT A DI ĐÀ.

TÍN NGUYỆN ĐẦY ĐỦ, 10 NIỆM GIÂY PHÚT LÂM CHUNG NHẤT ĐỊNH PHẬT LAI NGHINH TIẾP DẪN !


Ông không hiểu hay cố tình không hiểu ông mộ phần ?

Ý của tôi muốn nói rằng,với chúng ta,với khả năng của chúng ta thì việc ông xác định được Cực Lạc có hay không cũng chỉ giống như ông "ăn cắp-copy" đáp số bài toán mà thôi,còn bản thân toàn bộ cách giải bài toán thì không biết gì cả.Vậy thì biết đáp số để làm gì ? Trong trường hợp này,biết đáp số mà không biết phương pháp giải thì chỉ có hại mà thôi...Cái quan trọng nhất chính là quên cái đáp số đó đi và tập trung vào giải bài toán ... Giải đúng thì tự khắc về Cực Lạc,giải sai thì xuống địa ngục ... hihih
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Ông không hiểu hay cố tình không hiểu ông mộ phần ?

Ý của tôi muốn nói rằng,với chúng ta,với khả năng của chúng ta thì việc ông xác định được Cực Lạc có hay không cũng chỉ giống như ông "ăn cắp-copy" đáp số bài toán mà thôi,còn bản thân toàn bộ cách giải bài toán thì không biết gì cả.Vậy thì biết đáp số để làm gì ? Trong trường hợp này,biết đáp số mà không biết phương pháp giải thì chỉ có hại mà thôi...Cái quan trọng nhất chính là quên cái đáp số đó đi và tập trung vào giải bài toán ... Giải đúng thì tự khắc về Cực Lạc,giải sai thì xuống địa ngục ... hihih

Đúng vậy. Ý của người điên cũng giống như đạo hữu ngộ không. Nên nhiều cái người điên thấy chưa trải nghiệm và thực chứng nên luôn nói CỨ TU TỐT ĐI RỒI SẼ BIẾT. A di đà Phật!
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Phật pháp là phương thuốc tốt chữa tâm bệnh cho chúng sinh. Chúng sinh có nhiều loại bệnh, Phật pháp phải có nhiều môn, miễn sao cho người bệnh lành bệnh là được.
Nhưng hiện nay do sự tha hóa mà không làm đúng tông chỉ của pháp môn thành ra bị thế gian chê cười. Như bỏ đây cầu kia; Chê đây tạm bợ bảo kia trường tồn; Chê đây uế trược bảo kia thanh tịnh;...Chính vì không lắm vững được các kiến thức cơ bản, nền tảng của Phật Pháp mà đã ham muốn nhảy ngay vào một môn pháp nào đó thành ra là như vậy. Giống như người ưu thích võ học đi học võ gặp phái nào cũng cho là đệ nhất võ lâm, chỉ chăm chăm học các tuyệt kỹ mà thôi. Họ quên mất rằng dù học phái nào cái quan trọng nhất quyết định nhất là "Tâm Đạo" thì không chịu học.
Học Phật pháp cũng chẳng ngoài vậy. Nhưng do bản tính ưu thích chỉ cầu nhanh đạt đạo và mong biết về cái mà thế gian chưa biết nên hiện nay họ lao đầu vào tu "gọi là tu mù vậy".
 

NamoNamo

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 7 2016
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Pháp môn tịnh độ gói gọn trong 1 câu: Chỉ cần tin ta là Phật A Di Đà, thì không còn cần tu tiếp, không còn cần niệm gì tiếp. Bất kể một hành động nào cũng tự được hóa giải, nhân quả tự tốt, khi chết tự vãng sinh, không cần bất kỳ nỗ lực nào giúp bất kỳ ai, vì nó sẽ là 1 cơ chế tự động vượt ngoài hiểu biết thông thường của não!
Chỉ 1 niềm tin duy nhất: Ta là Phật A Di Đà, thế là đủ.
Việc người đưa ra giáo lý này buộc phải cải biên thành niệm A Di Đà Phật, cũng chỉ vì tầm nhìn của người đưa ra giáo pháp này ở cấp độ xa không tưởng! Nếu nói ra sự thật này, thế hệ sau sẽ không ai còn giữ gìn được giáo pháp nữa. Thế hệ sau nữa cũng không ai còn biết đến giáo pháp vi diệu này nữa. Vì vậy buộc phải chuyển thành niệm A Di Đà Phật (thay vì tin rằng mình mới chính là A Di Đà Phật).
Hi vọng có 1 ai đó đọc xong điều tôi nói, bừng tỉnh, điều đó sẽ giúp đỡ cho thêm bao nhiêu người...
Nhất niệm, tự thành Phật
Cũng nhất niệm, xuất không thành Phật
Người tu tập tùy ý quyết định mình có là Phật hay không, đó là 1 sự tự do tuyệt đối khỏi giáo lý này!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Pháp môn tịnh độ gói gọn trong 1 câu: Chỉ cần tin ta là Phật A Di Đà, thì không còn cần tu tiếp, không còn cần niệm gì tiếp. Bất kể một hành động nào cũng tự được hóa giải, nhân quả tự tốt, khi chết tự vãng sinh, không cần bất kỳ nỗ lực nào giúp bất kỳ ai, vì nó sẽ là 1 cơ chế tự động vượt ngoài hiểu biết thông thường của não!
Chỉ 1 niềm tin duy nhất: Ta là Phật A Di Đà, thế là đủ.
Việc người đưa ra giáo lý này buộc phải cải biên thành niệm A Di Đà Phật, cũng chỉ vì tầm nhìn của người đưa ra giáo pháp này ở cấp độ xa không tưởng! Nếu nói ra sự thật này, thế hệ sau sẽ không ai còn giữ gìn được giáo pháp nữa. Thế hệ sau nữa cũng không ai còn biết đến giáo pháp vi diệu này nữa. Vì vậy buộc phải chuyển thành niệm A Di Đà Phật (thay vì tin rằng mình mới chính là A Di Đà Phật).
Hi vọng có 1 ai đó đọc xong điều tôi nói, bừng tỉnh, điều đó sẽ giúp đỡ cho thêm bao nhiêu người...
Nhất niệm, tự thành Phật
Cũng nhất niệm, xuất không thành Phật
Người tu tập tùy ý quyết định mình có là Phật hay không, đó là 1 sự tự do tuyệt đối khỏi giáo lý này!

Thật ra về lý là như vậy, chỉ cần thấy tự tánh của mình cũng là tự tánh phật A di đà thì không cần tu tiếp nữa mỗi than khẩu ý mỗi nệm đều lưu xuất từ tự tánh này. Nhưng thực tế thì khác, vì thực tế tự tánh kia mới vừa lóe sáng như 1 ánh lửa giữa màn đêm sa mạc mênh mong vô tận, ánh lửa kia rất nhỏ bé, chỉ cần một cơn gió phiền não nghiệp chướng đưa đến thì hoàn toàn dấp tắt ánh lửa đó. Vì thế luôn cần phải tu tập mỗi lúc mỗi nơi để ngọn lửa kia luôn bừng sáng, để 1 ngọn lửa kia đốt thành vô số ngọn lửa, để lúc nào ánh sáng cũng tỏa ra từ Mặt Trời, không còn 1 tý màn đêm bóng tối nào cả hay nói cách khác đó là giác ngộ hoàn toàn. A di đà Phật!
 

NamoNamo

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 7 2016
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Thật ra về lý là như vậy, chỉ cần thấy tự tánh của mình cũng là tự tánh phật A di đà thì không cần tu tiếp nữa mỗi than khẩu ý mỗi nệm đều lưu xuất từ tự tánh này. Nhưng thực tế thì khác, vì thực tế tự tánh kia mới vừa lóe sáng như 1 ánh lửa giữa màn đêm sa mạc mênh mong vô tận, ánh lửa kia rất nhỏ bé, chỉ cần một cơn gió phiền não nghiệp chướng đưa đến thì hoàn toàn dấp tắt ánh lửa đó. Vì thế luôn cần phải tu tập mỗi lúc mỗi nơi để ngọn lửa kia luôn bừng sáng, để 1 ngọn lửa kia đốt thành vô số ngọn lửa, để lúc nào ánh sáng cũng tỏa ra từ Mặt Trời, không còn 1 tý màn đêm bóng tối nào cả hay nói cách khác đó là giác ngộ hoàn toàn. A di đà Phật!

Bởi vì chỉ dám nghĩ tự tánh của mình cũng là tự tánh của phật A Di Đà thôi
Cái ý nghĩ này vốn cũng chỉ là lom dom cho rằng giống nhau, không phải là tâm lý của 1 người thấy thật sự là mình chính là phật A Di Đà, phật A Di Đà chính là mình
Một cơn gió phiền não lúc cơ thể phân tách với Phật A Di Đà thì đương nhiên là cơn gió phiền não rồi.
Mình nhận ra điểm khiến bạn chưa đến cấp độ cao hơn rồi, nó không phải là bạn khiêm tốn, mà là bạn tự ti so với Phật A Di Đà. Sự tự ti thường thấy của người tu tập, không dám thử tin, không dám chạm vào 1 thứ thiêng liêng!
Với tâm thế của 1 người đã tin chắc mình là Phật A Di Đà, cũng như 1 người biết chắc chắn anh ta đã biết đi xe đạp. Không có chuyện phải nghĩ suốt ngày đến tu hành, sửa chữa nữa đâu, mà đầu óc thảnh thơi, khoáng đạt nghĩ về những việc mình cần làm khác mà mình đã bỏ lỡ trong bằng đó năm tu hành.
Thử dành cho mình khoảng thời gian 1 tháng nhất quyết không tự ti gì với phật A Di Đà nhé, nhất quyết vào, trải nghiệm việc không còn nghi ngờ gì, bạn chính là phật A Di Đà, và ngược lại, ông ấy cũng chính là bạn! Bạn nghĩ gì tức là ông ấy nghĩ gì, ông ấy nghĩ gì chính là bạn nghĩ gì...

Có những thứ, chỉ khi thực sự làm, và sống trong nó, bạn mới thấy được những điều cần thấy!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Một người đang thực tập thì sao bằng 1 vị đã thành tựa. Trong pháp môn mật tông của mình đều quán thân khẩu ý của mình là Phật. Khi hành trì là vậy, khi thực tế hành nó khác xa nhau bạn ah. Qua thực tế những gì bạn viết lên diễn đàn này thì bạn cũng chỉ là 1 người thực hành như mình thôi không hơn không khác. Vì thực tế thân khẩu ý của bạn vẫn chỉ là phàm phu chứ không phải thân khẩu ý của Phật A di đà. Đó là thực tế ai cũng thấy sao mình lại cố lấp liếm che dấu cái thực tế đó, nó đâu có giúp ích mình trên con đường tu tập và giác ngộ đâu. 1 người tu tập có hướng đúng thì phải có cái nhìn chân thật, khi thấy mình còn có khuyết điểm nào, còn có tánh xấu nào để mà sửa thì mới có tiến bộ hơn được. Một khi còn thấy mình giống như Phật A di đà mà thân khẩu ý không tương ưng nghĩa là mình còn lâu mới thâm nhập vào được tự tánh di đà, còn lâu mới khai mở trí tuệ, còn lâu mới giác ngộ tiến bộ thêm 1 bậc nữa.
Trong các huynh đệ mình một số người có suy nghĩ như bạn, tu sao sau một thời gian bị tẩu hỏa nhập ma, tĩnh không ra tỉnh mà điên không ra điên, là gành nặng cho gia đình xã hội, rất đau đớn lòng. Vì thế, các cơ bãn phật đạo dù cho tu phương pháp gì cũng được nhưng phải hướng đến cái mục tiêu cốt lõi là tu sửa thân khẩu ý thanh tịnh, tu tâm sửa tánh, từ việc tu sửa đó mà mang lại lợi lạc an vui hạnh phúc cho chính mình và cho chúng sanh. Đó là tư tưởng cốt lõi và căn bản của Phật đạo. Nhưng thấy trong diễn đàn này ai tu cũng cao siêu hết rồi mà xem thường những điều căn bản cốt lõi này, nên rất là nguy hiểm. Đạo Phật là đạo thực tế hết sức gần gũi mình tu một thời gian mà tâm tính mình không sửa, không xoay chuyển được gia đình vợ con dòng họ bạn bè những người hữu duyên hướng đến con đường thiện lành, hướng đến Phật pháp nghĩa là mình đang gặp những vần đề lớn trên đường tu của mình cần phải xem lại con đường tu của mình.
A di đà Phật!
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Pháp môn tịnh độ gói gọn trong 1 câu: Chỉ cần tin ta là Phật A Di Đà, thì không còn cần tu tiếp, không còn cần niệm gì tiếp. Bất kể một hành động nào cũng tự được hóa giải, nhân quả tự tốt, khi chết tự vãng sinh, không cần bất kỳ nỗ lực nào giúp bất kỳ ai, vì nó sẽ là 1 cơ chế tự động vượt ngoài hiểu biết thông thường của não!
Chỉ 1 niềm tin duy nhất: Ta là Phật A Di Đà, thế là đủ.
Việc người đưa ra giáo lý này buộc phải cải biên thành niệm A Di Đà Phật, cũng chỉ vì tầm nhìn của người đưa ra giáo pháp này ở cấp độ xa không tưởng! Nếu nói ra sự thật này, thế hệ sau sẽ không ai còn giữ gìn được giáo pháp nữa. Thế hệ sau nữa cũng không ai còn biết đến giáo pháp vi diệu này nữa. Vì vậy buộc phải chuyển thành niệm A Di Đà Phật (thay vì tin rằng mình mới chính là A Di Đà Phật).
Hi vọng có 1 ai đó đọc xong điều tôi nói, bừng tỉnh, điều đó sẽ giúp đỡ cho thêm bao nhiêu người...
Nhất niệm, tự thành Phật
Cũng nhất niệm, xuất không thành Phật
Người tu tập tùy ý quyết định mình có là Phật hay không, đó là 1 sự tự do tuyệt đối khỏi giáo lý này!

Điều đạo hữu nói trong Tịnh Tông là Tịnh độ tự tâm.Tịnh độ tự tâm tức là nói ở trong tâm của mỗi người, dù phàm hay thánh vốn đầy đủ Phật tính. Cũng tức là từ xưa tới nay chưa từng xa lìa Tịnh độ Phật quốc, thế giới chúng sinh và cõi Phật không khác. Lục Tổ nói “Người mê niệm sinh cõi kia, người ngộ tự tịnh tâm mình”. Làm thế nào để tự tịnh tâm của mình ? Người thường không dễ gì thể hội được, đương nhiên cũng không làm được.
 

NamoNamo

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 7 2016
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Một người đang thực tập thì sao bằng 1 vị đã thành tựa. Trong pháp môn mật tông của mình đều quán thân khẩu ý của mình là Phật. Khi hành trì là vậy, khi thực tế hành nó khác xa nhau bạn ah. Qua thực tế những gì bạn viết lên diễn đàn này thì bạn cũng chỉ là 1 người thực hành như mình thôi không hơn không khác. Vì thực tế thân khẩu ý của bạn vẫn chỉ là phàm phu chứ không phải thân khẩu ý của Phật A di đà. Đó là thực tế ai cũng thấy sao mình lại cố lấp liếm che dấu cái thực tế đó, nó đâu có giúp ích mình trên con đường tu tập và giác ngộ đâu. 1 người tu tập có hướng đúng thì phải có cái nhìn chân thật, khi thấy mình còn có khuyết điểm nào, còn có tánh xấu nào để mà sửa thì mới có tiến bộ hơn được. Một khi còn thấy mình giống như Phật A di đà mà thân khẩu ý không tương ưng nghĩa là mình còn lâu mới thâm nhập vào được tự tánh di đà, còn lâu mới khai mở trí tuệ, còn lâu mới giác ngộ tiến bộ thêm 1 bậc nữa.
Trong các huynh đệ mình một số người có suy nghĩ như bạn, tu sao sau một thời gian bị tẩu hỏa nhập ma, tĩnh không ra tỉnh mà điên không ra điên, là gành nặng cho gia đình xã hội, rất đau đớn lòng. Vì thế, các cơ bãn phật đạo dù cho tu phương pháp gì cũng được nhưng phải hướng đến cái mục tiêu cốt lõi là tu sửa thân khẩu ý thanh tịnh, tu tâm sửa tánh, từ việc tu sửa đó mà mang lại lợi lạc an vui hạnh phúc cho chính mình và cho chúng sanh. Đó là tư tưởng cốt lõi và căn bản của Phật đạo. Nhưng thấy trong diễn đàn này ai tu cũng cao siêu hết rồi mà xem thường những điều căn bản cốt lõi này, nên rất là nguy hiểm. Đạo Phật là đạo thực tế hết sức gần gũi mình tu một thời gian mà tâm tính mình không sửa, không xoay chuyển được gia đình vợ con dòng họ bạn bè những người hữu duyên hướng đến con đường thiện lành, hướng đến Phật pháp nghĩa là mình đang gặp những vần đề lớn trên đường tu của mình cần phải xem lại con đường tu của mình.
A di đà Phật!

Uhm, mình xin lỗi vì đã nói những câu trên, mình xin rút lại. Con đường bạn chọn bản chất cũng không khác gì mình đang đi, cách đi khác nhau nhưng chúng ta cũng đều hướng thiện cả. Vì vậy bạn có thể không cần phải lo thêm cho mình, và mình cũng ko cần phải lo thêm cho bạn nữa. Sự vững tâm của bạn đã đủ để khiến mình ngưỡng vọng rồi! A Di Đà Phật, thật lợi lạc cho chúng sinh!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Tịnh Độ có hai cấp bậc tương hổ cho nhau: Thế giới Tịnh Độ và Nội Tâm Tịnh Độ (Tự Tánh Di Đà), Nội Tâm Tịnh Độ là không tất cả cảnh giới, là mục đích rốt ráo của người tu học Phật. Với bậc hạ, trung căn thì thường được khuyên là nhập Thế Giới Tịnh Độ trước sau đó tận dụng duyên thù thắng mà thâm nhập Nội Tâm Tịnh Độ. Để được phần chắc nên người niệm Phật đặt mục tiêu trước mắt là vãng sanh, sau đó nương nhờ phương tiện thù thắng mà bồi hoàn các nặng lực nội tâm đến chỗ giác ngộ tột cùng.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên