Pháp Ngã.Pháp vô Ngã

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngã - Vô Ngã không hai (bất nhị).

a/. Khái niệm - NGÃ (của thường kiến ngoại đạo).

+ Trong một số trường phái Triết học cổ đại Ấn Độ.- NGÃ được cho là nguyên nhân đầu tiên sản sinh ra con người và vạn vật, cái đó được gọi là Đại Ngã (Brahman).

Đại ngã này sinh ra con người là Tiểu Ngã. Tiểu ngã là "Linh hồn bất diệt", nó di vào mỗi con người như con chim ra vào cái lồng (tái sanh sau khi chết).

Theo Viki giải thích:

Brahman (chủ cách brahma ब्रह्म) hay Đại ngã là một khái niệm về một thánh thần tối thượng của Ấn Độ giáo. Brahman là hiện thực siêu việt không thay đổi, vô hạn, có ở khắp mọi nơi và là nền tảng linh thiêng cho tất cả vật chất, năng lượng, thời gian, không gian, các thể sống, và tất cả những gì vượt khỏi vũ trụ này. Bản chất của Brahman được miêu tả là mang tính cá nhân siêu việt (transpersonal), mang tính cá nhân (personal) và không mang tính cá nhân (monist,impersonal) bởi các trường phái triết học khác nhau. Trong Rig Veda, Brahman đã tạo ra thể sống nguyên thủy Hiranyagarbha được xem là tương đương với vị thần sáng tạo ra thế giới Brahmā.

Cho rằng - Có đáng Tạo hóa (Trời hoặc thượng Đế), Có một cái Linh Hồn mãi mãi trường tồn, lấy nó để "đầu thai" kiếp sau.- Đó là Thường Kiến Ngoại Đạo, đó là các Tôn giáo Hữu Ngã. Đó không phải là Giáo lý Đạo Phật. (cái này ta không bàn đến).


16133869442_2f6878fa84_b.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngã - Vô Ngã không hai (bất nhị).

a/. Khái niệm - NGÃ (của thường kiến ngoại đạo).

+ Trong một số trường phái Triết học cổ đại Ấn Độ.- NGÃ được cho là nguyên nhân đầu tiên sản sinh ra con người và vạn vật, cái đó được gọi là Đại Ngã (Brahman).

Đại ngã này sinh ra con người là Tiểu Ngã. Tiểu ngã là "Linh hồn bất diệt", nó di vào mỗi con người như con chim ra vào cái lồng (tái sanh sau khi chết).

Theo Viki giải thích:

Brahman (chủ cách brahma ब्रह्म) hay Đại ngã là một khái niệm về một thánh thần tối thượng của Ấn Độ giáo. Brahman là hiện thực siêu việt không thay đổi, vô hạn, có ở khắp mọi nơi và là nền tảng linh thiêng cho tất cả vật chất, năng lượng, thời gian, không gian, các thể sống, và tất cả những gì vượt khỏi vũ trụ này. Bản chất của Brahman được miêu tả là mang tính cá nhân siêu việt (transpersonal), mang tính cá nhân (personal) và không mang tính cá nhân (monist,impersonal) bởi các trường phái triết học khác nhau. Trong Rig Veda, Brahman đã tạo ra thể sống nguyên thủy Hiranyagarbha được xem là tương đương với vị thần sáng tạo ra thế giới Brahmā.

Cho rằng - Có đáng Tạo hóa (Trời hoặc thượng Đế), Có một cái Linh Hồn mãi mãi trường tồn, lấy nó để "đầu thai" kiếp sau.- Đó là Thường Kiến Ngoại Đạo, đó là các Tôn giáo Hữu Ngã. Đó không phải là Giáo lý Đạo Phật. (cái này ta không bàn đến).

b/. Pháp Vô ngã.

Đức Phật dạy: Ở Bãn ngã của con người thật ra chỉ là tổ hợp của 5 yếu tố: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong đó mỗi yếu tố đều duyên sanh nên Vô Ngã (không có thật Ngã).

Đây chỉ là Đại khái. Muốn hiểu rõ về Pháp Ngã và Vô Ngã Bạn phải thiền quán mới thấu triệt.

Mến.
 
Last edited:

nguyenngochung

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2020
Bài viết
33
Điểm tương tác
6
Điểm
8
theo như đệ hiểu, Ngã là Ta.Là hiện tượng.bất cứ sự vật nào tự nó không lẫn lộn .Riêng biệt là Ngã.Vậy con người do duyên sanh.cả Tâm đều do duyên nên không có chính chủ .nếu nói tu mà dẹp bỏ lục dục,Thất tình phải có phương pháp chính chủ .Nếu dùng duyên để tu e không ổn. Nhờ thầy khai sáng.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
theo như đệ hiểu, Ngã là Ta.Là hiện tượng.bất cứ sự vật nào tự nó không lẫn lộn .Riêng biệt là Ngã.Vậy con người do duyên sanh.cả Tâm đều do duyên nên không có chính chủ .nếu nói tu mà dẹp bỏ lục dục,Thất tình phải có phương pháp chính chủ .Nếu dùng duyên để tu e không ổn. Nhờ thầy khai sáng.
Bạn có nghiêng cứu đấy.

Mời Bạn trình bày tiếp.

Mến.
 

nguyenngochung

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2020
Bài viết
33
Điểm tương tác
6
Điểm
8
theo như đệ hiểu, Ngã là Ta.Là hiện tượng.bất cứ sự vật nào tự nó không lẫn lộn .Riêng biệt là Ngã.Vậy con người do duyên sanh.cả Tâm đều do duyên nên không có chính chủ .nếu nói tu mà dẹp bỏ lục dục,Thất tình phải có phương pháp chính chủ .Nếu dùng duyên để tu e không ổn. Nhờ thầy khai sáng.
Bạn có nghiêng cứu đấy.

Mời Bạn trình bày tiếp.

Mến.
 

nguyenngochung

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2020
Bài viết
33
Điểm tương tác
6
Điểm
8
theo như đệ hiểu.Chúng ta sinh ra từ 12 nhân duyên.Cũng ở đó Tham.Sân.Si.( 6 dục 7 tình) .Căn,Sắc.Trần duyên sanh thức,ngược lại, Đó là Phật chỉ thực tế cho ta biết. Đệ nghĩ rằng mình bị rối ở chỗ luôn chấp vào những điều đó vì nó không chính chủ'.Vì càng phân biệt càng đi sai lạc.có thể huynh cho đệ 1 lời ,Cảm ơn
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
theo như đệ hiểu.Chúng ta sinh ra từ 12 nhân duyên.Cũng ở đó Tham.Sân.Si.( 6 dục 7 tình) .Căn,Sắc.Trần duyên sanh thức,ngược lại, Đó là Phật chỉ thực tế cho ta biết. Đệ nghĩ rằng mình bị rối ở chỗ luôn chấp vào những điều đó vì nó không chính chủ'.Vì càng phân biệt càng đi sai lạc.có thể huynh cho đệ 1 lời ,Cảm ơn
Phật dạy: Tất cả Pháp đều do NHÂN DUYÊN SANH.

Như vậy "Cái Nhân duyên"" tức là phần tử cấu tạo Pháp cũng là
NHÂN DUYÊN SANH....

....Cứ như thế chúng ta truy tầm mãi mãi vẫn không bao giờ tìm được "Cái Nhân duyên thật sự" để sanh ra Pháp.- Đây là Chơn Lý Trùng trùng duyên khởi.

Khi Quán Lý Nhân duyên Sanh,
bạn đã bị vướn mắc ở chỗ:
Chấp là Có Thật Nhân Duyên ban đầu để sanh Pháp.

cụ thể:

theo như đệ hiểu.

Chúng ta sinh ra từ 12 nhân duyên.
Cũng ở đó Tham.Sân.Si.( 6 dục 7 tình) .Căn,Sắc.Trần duyên sanh thức,

Như vậy bạn đã chấp:

- 12 nhân duyên. là có thật.
- Tham.Sân.Si.( 6 dục 7 tình). là có thật.
- Căn,Sắc.Trần duyên sanh thức, là có thật.

Do chấp có cái nhân duyên ban đầu (mà không rõ biết nó cũng duyên hợp huyễn hư,). Nên Bạn cứ như con diều, còn mắc sợi dây nên không sao rời xa tay người nắm giữ.

Đến khi nào bạn thấy được: "Ngũ Uẩn giai Không".- Thì mới êm đẹp.

Mến
 

nguyenngochung

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2020
Bài viết
33
Điểm tương tác
6
Điểm
8
* Ngã - Vô Ngã không hai (bất nhị).

a/. Khái niệm - NGÃ (của thường kiến ngoại đạo).

+ Trong một số trường phái Triết học cổ đại Ấn Độ.- NGÃ được cho là nguyên nhân đầu tiên sản sinh ra con người và vạn vật, cái đó được gọi là Đại Ngã (Brahman).

Đại ngã này sinh ra con người là Tiểu Ngã. Tiểu ngã là "Linh hồn bất diệt", nó di vào mỗi con người như con chim ra vào cái lồng (tái sanh sau khi chết).

Theo Viki giải thích:



Cho rằng - Có đáng Tạo hóa (Trời hoặc thượng Đế), Có một cái Linh Hồn mãi mãi trường tồn, lấy nó để "đầu thai" kiếp sau.- Đó là Thường Kiến Ngoại Đạo, đó là các Tôn giáo Hữu Ngã. Đó không phải là Giáo lý Đạo Phật. (cái này ta không bàn đến).

b/. Pháp Vô ngã.

Đức Phật dạy: Ở Bãn ngã của con người thật ra chỉ là tổ hợp của 5 yếu tố: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong đó mỗi yếu tố đều duyên sanh nên Vô Ngã (không có thật Ngã).

Đây chỉ là Đại khái. Muốn hiểu rõ về Pháp Ngã và Vô Ngã Bạn phải thiền quán mới thấu triệt.

Mến.
 

nguyenngochung

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2020
Bài viết
33
Điểm tương tác
6
Điểm
8
Phật dạy: Tất cả Pháp đều do NHÂN DUYÊN SANH.

Như vậy "Cái Nhân duyên"" tức là phần tử cấu tạo Pháp cũng là
NHÂN DUYÊN SANH....

....Cứ như thế chúng ta truy tầm mãi mãi vẫn không bao giờ tìm được "Cái Nhân duyên thật sự" để sanh ra Pháp.- Đây là Chơn Lý Trùng trùng duyên khởi.

Khi Quán Lý Nhân duyên Sanh,
bạn đã bị vướn mắc ở chỗ:
Chấp là Có Thật Nhân Duyên ban đầu để sanh Pháp.

cụ thể:



Như vậy bạn đã chấp:

- 12 nhân duyên. là có thật.
- Tham.Sân.Si.( 6 dục 7 tình). là có thật.
- Căn,Sắc.Trần duyên sanh thức, là có thật.

Do chấp có cái nhân duyên ban đầu (mà không rõ biết nó cũng duyên hợp huyễn hư,). Nên Bạn cứ như con diều, còn mắc sợi dây nên không sao rời xa tay người nắm giữ.

Đến khi nào bạn thấy được: "Ngũ Uẩn giai Không".- Thì mới êm đẹp.

Mến
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Phật pháp trước tiên đặt nền móng là: Chánh tri chánh kiến. Tuy chúng ta có thể hiểu triệt để nhân sinh vũ trụ, nhưng không đắc được Diệt Tận Định và viên mãn 6 loại thần thông (lậu tận thông= phiền não đoạn tận chẳng sót mảy may, thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc, túc mạng) thì tất cả sự hiểu biết của chúng ta chỉ là một cái nhân thành Phật cho vô lượng kiếp về sau mà thôi.

Cũng ví như chiếc bình đất, chưa được nung luyện lâu ngày; thì khi các pháp trình hiện mình vẫn thấy nó là thật, hình như nó có thật tánh. Do vì cách Phật đã hơn 3000 năm nên lực gia trì đã dần phai nhạt, hiểu thì nhiều, chứng đắc vô phương.

May thay Thích Ca Mâu Ni Phật, đức Đại thánh rủ lòng thương sót khổ nạn chúng sinh thời Mạt pháp. Nhất là chúng sinh kiếp giảm, tội nghiệp tích lũy quá nặng nề; khuyên dạy tha thiết cầu vãng sinh về cõi Tịnh Độ Cực Lạc nơi trang nghiêm bất khả tư nghị. Đủ để chúng ta học tập, các ngài như Long Thọ, Mã Minh, Thiên Thân, trong kinh Hoa Nghiêm như Văn Thù, Phổ Hiền, đều quy hướng Tịnh Độ, tha thiết tạm buông xả cõi luân hồi một thời gian, đến Tây Phương thế giới tham học, ngày ngày được thân cận người tốt, bạn hiền, chư Bồ Tát làm gì có chuyện không tiến bộ cho được,

Ở cõi luân hồi này, thời ác trược đã đến cùng cực; chúng ta gặp ác duyên lý nào chẳng khởi phiền não.

Nếu muốn hiện chứng tánh không ở cõi này, theo Bảo Hành Vương Chánh Luận của ngài Long Thọ thì phải thời gian vô lượng đại kiếp.

Nội cái tướng nhục kế của đức Phật thôi, thì thân xác phàm tục này tu không biết chừng nào đắc được. Qua bộ luận Bảo Hành, vậy mới biết chứng lý duyên khởi phải tích lũy vô lượng công đức ba la mật thừa, trải qua vô số đại kiếp. Nếu muốn chứng sơ quả thôi cũng không biết bao giờ hạng tục tử như chúng ta đắc được.

Bởi đức Thích Ca đặc ân vì thời đại khổ nạn nhất trong lịch sử này thuyết 4 bộ mật chú, tùy duyên tùy thời khổ nạn liền cảm ứng như ngoại mật: Đại Bi Chú, nội Mật như Đại Uy Đức, Bí Mật Tập. (hỗ trợ hóa giải chướng ngại)

Biết nổi khổ tâm của đức Như Lai mà tha thiết cầu nương tựa đức A Mi Đà Phật bậc cha lành luôn hoài niệm đứa con lạc lõng. Tại sao chúng ta cam chịu thân ăn mày gánh phân, mà bảo về quốc gia làm vua trao cho tất cả lại ương ngạnh chẳng chịu đi???!!!

Thứ nhất sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới vĩnh viễn không đọa ba ác đạo, thì chẳng khác nào chứng được sơ quả tiểu thừa.

Thứ hai sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thân thể y hệt A Mi Đà Phật, thì chẳng khác Bồ Tát Đăng Địa.

Thứ ba sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới đắc được viên mãn ngũ thần thông, nhưng thần thông này hơn hẳn thần thông của tiểu thừa.

Thứ tư sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì liền có thể hóa vô lượng vô biên thân hóa độ chúng sinh, thì chẳng khác chi Bát Địa Bồ Tát.

Thứ năm sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì được vui như lậu tận tỳ kheo.

Thứ sáu sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì được vui đến cùng cực, thì chẳng khác chi Bồ Tát đã đắc Tam Ma Địa Đại Lạc bất biến.

Thứ bảy sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì hóa sinh trong hoa sen, còn cõi dục trở xuống đều ở trong thai mẹ đau khổ chẳng khác địa ngục.

Thứ tám sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì liền đia cúng dường vô lượng đức Phật sống để tu bồi khiếm khuyết là: Phước tư lương và trí tư lương. Do A Mi Đà Phật từ bi thấy vô lượng cõi nước chúng sinh đều bị thiếu sót điều này nên Ngài đã gia trì chi tu không khuyết.

Thứ chín ở cõi này phải làm ăn vất vả phân tâm tu hành, còn cõi kia tùy ý hiện đến như ý; chẳng tham, chẳng có ai để sân hận, cây cối, gió reo, chim hót đều là giảng kinh thuyết pháp, sẽ không còn ngu si nữa. Mỗi loại gió lại phát ra cuốn hút làm ai sinh khởi tâm niệm Phật, Pháp, Tăng, lý duyên khởi.

Thứ mười ăn uống ở cõi này đều là thải ra vô số bất tịnh, cõi kia thân thể bằng vàng ròng, ăn chỉ là thấy sắc người hương ăn bằng ý tưởng. Hoa rơi khắp nơi, mùi thời bát ngát, cung điện đều bằng vàng sáng rực, chất vàng ấy chẳng phải thô cứng như ở cõi luân hồi, mà là sáng sạch, mềm dịu.

Thứ mười một: Do tuổi thọ là vô lượng; nên phàm ba hiền, thập thánh dù là phàm phu đến đó rồi đều được tuổi thọ vô lượng, đủ để thời gian chúng ta tu tập thành tựu. Nơi đây không có ba ác đạo, không có hoàn cảnh quấy nhiễu. v.v...

Nguyện thứ 20 của đức từ phụ A Mi Đà lâm chung tiếp dẫn, nói cách khác không cần đợi bạn sắp chết, nếu bạn đủ công phu ngay lập tức Ngài liền ứng hiện tới dẫn bạn đi.

Khổ, nếu không thoát khỏi lục đạo luân hồi, khổ chắc chắn là điều không tránh khỏi. Chớ cuồng vọng cho ta là người đại căn cơ, hay là Bồ Tát tùy thời ứng thân ở luân hồi; một mực tham chấp cõi luân hồi vạn kiếp bất phục.

Như Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng nói:
Khi đang tự do và sống thoải mái
Nếu không tạo nhân khỏi đọa ba ác đạo
Sau khi đã đọa lạc xuống đó rồi!
Không gì có thể kéo lại lên cõi trên.

Đừng cho rằng niệm Phật đơn giản của ông bà già, kẻ hạ căn, ta phải thông suốt ba tạng, thuyết pháp rộng khắp mà như những câu của các vị A La Hán đã nói: Mọi việc đã xong, là thân cuối cùng. Thì sau khi mất thân người quý báu rồi, làm thân trâu ngựa, hoặc đọa vào ngạ quỷ, địa ngục; biết ngày nào ra? Cho dù thoát ra mấy ai được gặp giáo lý Phật Đà; trong rất nhiều giáo lý lại tu lan man hời hợt, bị dính lòng thòng lọng của ma vương rồi tiếp tục quay lại ác đạo.

Ngay cả làm đại thánh đại hiền sau khi lên cõi trời rồi hưởng phước, sau đó tiếp tục lại sinh xuống ba ác đạo; dù là kẻ đắc được định Tịch Chỉ đến phi tưởng phi phi tưởng cho rằng đắc Niết Bàn tịch tĩnh. Lầm tưởng con thỏ là con rồng, lầm thấy gạch ngói là vàng ròng rồi tái sinh làm súc vật. Vì sao nhiều người đắc định lại tái sinh làm súc vật nhiều như vậy, lầm rơi vào ngoan không! tức không có gì, lại được niềm vui hơn hẳn thế gian; vậy từ xưa đến giờ đâu thiếu kẻ bị chính mình lừa gạt. Sau khi ra định rồi vô lượng khổ não lại ập đến.

Dù đắc đại lạc tịch chỉ sau khi xuất định, thì vẫn hiện hành; từ đó có thể thấy tu hành nói thì dễ, nhưng đắc được thì khó vô cùng. Chúng ta đang tái sinh cõi luân hồi, thân thể hiện đang vô cùng đớn đau. Nhưng tha thiết một mực cầu sinh Tịnh Độ, nương tựa Tam Bảo Lực ắt ngày thành tựu chẳng xa.
Đừng học đòi kẻ nói chuyện trên trời, nhưng việc làm thì ở dưới tận lòng đất.

Lấy việc nghiên cứu giáo pháp làm phụ, mọi nơi đều khuyên mọi người hướng về quê xứ sở. Biết ta là hạng người nào, chân thật chấp nhận nói là ông già bà cả; nghe lời Phật Bồ Tát ở kinh tối thượng Hoa Nghiêm, nghe lời Bồ Tát Mã Minh, Long Thọ sợ gì không mau chóng hồi quy tự tánh thanh tịnh.
 
Last edited:

nguyenngochung

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2020
Bài viết
33
Điểm tương tác
6
Điểm
8
cảm ơn huynh.Đệ thấy như vầy.Không có ý sửa lưng huynh.Nếu nói về vô ngã thì không nên dùng từ NHÂN Duyên vì NHÂN ở đây đã phủ nhận vô ngã rồi.Đệ nhớ Phật dạy ANAN (Bản giác vốn minh vốn không minh.1 vọng minh nổi lên biến ra Sơn hà Đại Địa.rồi cọ sát với nhau đảo lộn lấy đồng với đồng làm dị,dị với dị làm đồng,đồng dị lẫn lộn vọng tưởng sanh ra sum la vạn tượng như nay.). Theo đệ hiễu thì các đại tứong không .Tánh hỏa nóng.tánh thủy mát chảy.tánh thổ chặt.bản giác (tạm gọi tâm )tánh biết v.v..Tất cả tướng không.Dều viên dung không ngăn ngại nhau,do vọng tưởng duyên với nhau nên sanh ngăn ngại.Đây cũng thể hiện Sắc tức thị không,Không tức thị sắc. Rất mong dựoc tiếp chuyện với huynh.
Phật pháp trước tiên đặt nền móng là: Chánh tri chánh kiến. Tuy chúng ta có thể hiểu triệt để nhân sinh vũ trụ, nhưng không đắc được Diệt Tận Định và viên mãn 6 loại thần thân (lậu tận thông= phiền não đoạn tận chẳng sót mảy may, thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc, túc mạng) thì tất cả sự hiểu biết của chúng ta chỉ là một cái nhân thành Phật cho vô lượng kiếp về sau mà thôi.

Cũng ví như chiếc bình đất, chưa được nung luyện lâu ngày; thì khi các pháp trình hiện mình vẫn thấy nó là thật, hình như nó có thật tánh. Do vì cách Phật đã hơn 3000 năm nên lực gia trì đã dần phai nhạt, hiểu thì nhiều, chứng đắc vô phương.

May thay Thích Ca Mâu Ni Phật, đức Đại thánh rủ lòng thương sót khổ nạn chúng sinh thời Mạt pháp. Nhất là chúng sinh kiếp giảm, tội nghiệp tích lũy quá nặng nề; khuyên dạy tha thiết cầu vãng sinh về cõi Tịnh Độ Cực Lạc nơi trang nghiêm bất khả tư nghị. Đủ để chúng ta học tập, các ngài như Long Thọ, Mã Minh, Thiên Thân, trong kinh Hoa Nghiêm như Văn Thù, Phổ Hiền, đều quy hướng Tịnh Độ, tha thiết tạm buông xả cõi luân hồi một thời gian, đến Tây Phương thế giới tham học, ngày ngày được thân cận người tốt, bạn hiền, chư Bồ Tát làm gì có chuyện không tiến bộ cho được,

Ở cõi luân hồi này, thời ác trược đã đến cùng cực; chúng ta gặp ác duyên lý nào chẳng khởi phiền não.

Nếu muốn hiện chứng tánh không ở cõi này, theo Bảo Hành Vương Chánh Luận của ngài Long Thọ thì phải thời gian vô lượng đại kiếp.

Nội cái tướng nhục kế của đức Phật thôi, thì thân xác phàm tục này tu không biết chừng nào đắc được. Qua bộ luận Bảo Hành, vậy mới biết chứng lý duyên khởi phải tích lũy vô lượng công đức ba la mật thừa, trải qua vô số đại kiếp. Nếu muốn chứng sơ quả thôi cũng không biết bao giờ hạng tục tử như chúng ta đắc được.

Bởi đức Thích Ca đặc ân vì thời đại khổ nạn nhất trong lịch sử này thuyết 4 bộ mật chú, tùy duyên tùy thời khổ nạn liền cảm ứng như ngoại mật: Đại Bi Chú, nội Mật như Đại Uy Đức, Bí Mật Tập. (hỗ trợ hóa giải chướng ngại)

Biết nổi khổ tâm của đức Như Lai mà tha thiết cầu nương tựa đức A Mi Đà Phật bậc cha lành luôn hoài niệm đứa con lạc lõng. Tại sao chúng ta cam chịu thân ăn mày gánh phân, mà bảo về quốc gia làm vua trao cho tất cả lại ương ngạnh chẳng chịu đi???!!!

Thứ nhất sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới vĩnh viễn không đọa ba ác đạo, thì chẳng khác nào chứng được sơ quả tiểu thừa.

Thứ hai sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thân thể y hệt A Mi Đà Phật, thì chẳng khác Bồ Tát Đăng Địa.

Thứ ba sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới đắc được viên mãn ngũ thần thông, nhưng thần thông này hơn hẳn thần thông của tiểu thừa.

Thứ tư sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì liền có thể hóa vô lượng vô biên thân hóa độ chúng sinh, thì chẳng khác chi Bát Địa Bồ Tát.

Thứ năm sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì được vui như lậu tận tỳ kheo.

Thứ sáu sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì được vui đến cùng cực, thì chẳng khác chi Bồ Tát đã đắc Tam Ma Địa Đại Lạc bất biến.

Thứ bảy sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì hóa sinh trong hoa sen, còn cõi dục trở xuống đều ở trong thai mẹ đau khổ chẳng khác địa ngục.

Thứ tám sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì liền đia cúng dường vô lượng đức Phật sống để tu bồi khiếm khuyết là: Phước tư lương và trí tư lương. Do A Mi Đà Phật từ bi thấy vô lượng cõi nước chúng sinh đều bị thiếu sót điều này nên Ngài đã gia trì chi tu không khuyết.

Thứ chín ở cõi này phải làm ăn vất vả phân tâm tu hành, còn cõi kia tùy ý hiện đến như ý; chẳng tham, chẳng có ai để sân hận, cây cối, gió reo, chim hót đều là giảng kinh thuyết pháp, sẽ không còn ngu si nữa. Mỗi loại gió lại phát ra cuốn hút làm ai sinh khởi tâm niệm Phật, Pháp, Tăng, lý duyên khởi.

Thứ mười ăn uống ở cõi này đều là thải ra vô số bất tịnh, cõi kia thân thể bằng vàng ròng, ăn chỉ là thấy sắc người hương ăn bằng ý tưởng. Hoa rơi khắp nơi, mùi thời bát ngát, cung điện đều bằng vàng sáng rực, chất vàng ấy chẳng phải thô cứng như ở cõi luân hồi, mà là sáng sạch, mềm dịu.

Thứ mười một: Do tuổi thọ là vô lượng; nên phàm ba hiền, thập thánh dù là phàm phu đến đó rồi đều được tuổi thọ vô lượng, đủ để thời gian chúng ta tu tập thành tựu. Nơi đây không có ba ác đạo, không có hoàn cảnh quấy nhiễu. v.v...

Nguyện thứ 20 của đức từ phụ A Mi Đà lâm chung tiếp dẫn, nói cách khác không cần đợi bạn sắp chết, nếu bạn đủ công phu ngay lập tức Ngài liền ứng hiện tới dẫn bạn đi.

Khổ, nếu không thoát khỏi lục đạo luân hồi, khổ chắc chắn là điều không tránh khỏi. Chớ cuồng vọng cho ta là người đại căn cơ, hay là Bồ Tát tùy thời ứng thân ở luân hồi; một mực tham chấp cõi luân hồi vạn kiếp bất phục.

Như Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng nói:
Khi đang tự do và sống thoải mái
Nếu không tạo nhân khỏi đọa ba ác đạo
Sau khi đã đọa lạc xuống đó rồi!
Không gì có thể kéo lại lên cõi trên.

Đừng cho rằng niệm Phật đơn giản của ông bà già, kẻ hạ căn, ta phải thông suốt ba tạng, thuyết pháp rộng khắp mà như những câu của các vị A La Hán đã nói: Mọi việc đã xong, là thân cuối cùng. Thì sau khi mất thân người quý báu rồi, làm thân trâu ngựa, hoặc đọa vào ngạ quỷ, địa ngục; biết ngày nào ra? Cho dù thoát ra mấy ai được gặp giáo lý Phật Đà; trong rất nhiều giáo lý lại tu lan man hời hợt, bị dính lòng thòng lọng của ma vương rồi tiếp tục quay lại ác đạo.

Ngay cả làm đại thánh đại hiền sau khi lên cõi trời rồi hưởng phước, sau đó tiếp tục lại sinh xuống ba ác đạo; dù là kẻ đắc được định Tịch Chỉ đến phi tưởng phi phi tưởng cho rằng đắc Niết Bàn tịch tĩnh. Lầm tưởng con thỏ là con rồng, lầm thấy gạch ngói là vàng ròng rồi tái sinh làm súc vật. Vì sao nhiều người đắc định lại tái sinh làm súc vật nhiều như vậy, lầm rơi vào ngoan không! tức không có gì, lại được niềm vui hơn hẳn thế gian; vậy từ xưa đến giờ đâu thiếu kẻ bị chính mình lừa gạt. Sau khi ra định rồi vô lượng khổ não lại ập đến.

Dù đắc đại lạc tịch chỉ sau khi xuất định, thì vẫn hiện hành; từ đó có thể thấy tu hành nói thì dễ, nhưng đắc được thì khó vô cùng. Chúng ta đang tái sinh cõi luân hồi, thân thể hiện đang vô cùng đớn đau. Nhưng tha thiết một mực cầu sinh Tịnh Độ, nương tựa Tam Bảo Lực ắt ngày thành tựu chẳng xa.
Đừng học đòi kẻ nói chuyện trên trời, nhưng việc làm thì ở dưới tận lòng đất.

Lấy việc nghiên cứu giáo pháp làm phụ, mọi nơi đều khuyên mọi người hướng về quê xứ sở. Biết ta là hạng người nào, chân thật chấp nhận nói là ông già bà cả; nghe lời Phật Bồ Tát ở kinh tối thượng Hoa Nghiêm, nghe lời Bồ Tát Mã Minh, Long Thọ sợ gì không mau chóng hồi quy tự tánh thanh tịnh.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
cảm ơn huynh.Đệ thấy như vầy.Không có ý sửa lưng huynh.Nếu nói về vô ngã thì không nên dùng từ NHÂN Duyên vì NHÂN ở đây đã phủ nhận vô ngã rồi.Đệ nhớ Phật dạy ANAN (Bản giác vốn minh vốn không minh.1 vọng minh nổi lên biến ra Sơn hà Đại Địa.rồi cọ sát với nhau đảo lộn lấy đồng với đồng làm dị,dị với dị làm đồng,đồng dị lẫn lộn vọng tưởng sanh ra sum la vạn tượng như nay.). Theo đệ hiễu thì các đại tứong không .Tánh hỏa nóng.tánh thủy mát chảy.tánh thổ chặt.bản giác (tạm gọi tâm )tánh biết v.v..Tất cả tướng không.Dều viên dung không ngăn ngại nhau,do vọng tưởng duyên với nhau nên sanh ngăn ngại.Đây cũng thể hiện Sắc tức thị không,Không tức thị sắc. Rất mong dựoc tiếp chuyện với huynh.
Nguyên do gì mà 1 vọng minh nổi lên rồi sanh tử cho tới nay?
 

nguyenngochung

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2020
Bài viết
33
Điểm tương tác
6
Điểm
8
cảm ơn huynh.Đệ thấy như vầy.Không có ý sửa lưng huynh.Nếu nói về vô ngã thì không nên dùng từ NHÂN Duyên vì NHÂN ở đây đã phủ nhận vô ngã rồi.Đệ nhớ Phật dạy ANAN (Bản giác vốn minh vốn không minh.1 vọng minh nổi lên biến ra Sơn hà Đại Địa.rồi cọ sát với nhau đảo lộn lấy đồng với đồng làm dị,dị với dị làm đồng,đồng dị lẫn lộn vọng tưởng sanh ra sum la vạn tượng như nay.). Theo đệ hiễu thì các đại tứong không .Tánh hỏa nóng.tánh thủy mát chảy.tánh thổ chặt.bản giác (tạm gọi tâm )tánh biết v.v..Tất cả tướng không.Dều viên dung không ngăn ngại nhau,do vọng tưởng duyên với nhau nên sanh ngăn ngại.Đây cũng thể hiện Sắc tức thị không,Không tức thị sắc. Rất mong dựoc tiếp chuyện với huynh.
Nguyên do gì mà 1 vọng minh nổi lên rồi sanh tử cho tới nay?
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
cảm ơn huynh.Đệ thấy như vầy.Không có ý sửa lưng huynh.Nếu nói về vô ngã thì không nên dùng từ NHÂN Duyên vì NHÂN ở đây đã phủ nhận vô ngã rồi.Đệ nhớ Phật dạy ANAN (Bản giác vốn minh vốn không minh.1 vọng minh nổi lên biến ra Sơn hà Đại Địa.rồi cọ sát với nhau đảo lộn lấy đồng với đồng làm dị,dị với dị làm đồng,đồng dị lẫn lộn vọng tưởng sanh ra sum la vạn tượng như nay.). Theo đệ hiễu thì các đại tứong không .Tánh hỏa nóng.tánh thủy mát chảy.tánh thổ chặt.bản giác (tạm gọi tâm )tánh biết v.v..Tất cả tướng không.Dều viên dung không ngăn ngại nhau,do vọng tưởng duyên với nhau nên sanh ngăn ngại.Đây cũng thể hiện Sắc tức thị không,Không tức thị sắc. Rất mong dựoc tiếp chuyện với huynh.
*Tại sao đức Phật nói Vô Ngã? Vì nó là do duyên sinh nên nói vô ngã, nếu không do duyên sinh thì làm sao nói vô ngã cho hợp lý? 1, là có ngã, 2 là vô ngã. Chứ không hề có nói nửa nạt, nửa mỡ được.

Tánh thì bạn hiểu đặc tánh của nó, tướng thì bạn phải hiểu tướng trạng. Chớ nên tướng chó mèo, tưởng thành ra tướng Phật Bồ Tát; cũng chớ cho rằng tướng phàm phu là thánh nhân.

Đừng mơ hồ đại khái như ngoại đạo, khi tâm mình đã minh bạch rồi, thì mọi chuyện đều minh bạch mà thôi. Phật là gì? Phật là người giác ngộ, Phật là người minh bạch.

Hãy cố gắng biết mình là phàm phu tục tử, ngày ngày niệm A Mi Đà Phật; cứ nghe lời tổ đi, quý Ngài quyết không gạt mình đâu, lời tổ này là từ Ấn Độ như Long Thọ, Phổ Hiền, Mã Minh, Quán Âm, Thế Chí, truyền qua nhiều tổ sư.

Hiểu cũng tốt, không hiểu cũng chẳng sao; đi đến Tây Phương Cực Lạc quốc rồi bạn sẽ tường tận. Còn bây giờ che chướng của bạn từ vô thủy quá nhiều, lại ít đọc qua kinh luận, làm sao bạn thể ngộ nhập được.

Đây là lời khuyên, kinh nghiệm xương máu của mình đó, bây giờ cố gắng thân cận A Mi Đà Phật, nếu không ở trong luân hồi vẫn tiếp diễn thì vẫn là hý luận mà thôi.

Kính bạn, nếu bạn muốn hiểu pháp vô ngã và nhân vô ngã tôi có đăng giải thích tại mục Trung Quán Học Viện Vô Thượng Mật bạn có thể đọc toàn bộ tác phẩm Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng. Nếu không giải thích lầm mình, lầm người tôi không thể nói được.

Nguyện đồng niệm Phật nhân, cảm ứng tùy thời hiện.

Chúng sinh luân hồi trong các cõi
Mau về cõi tôi hưởng an lạc
Thường vận từ tâm cứu hũu tình
Độ tận vô biên chúng sinh khổ.

Phật pháp nếu không đặc gốc rễ từ nhân quả luân hồi, nhân sinh quan vũ trụ quan. Cuồng vọng tức này, tức kia, mà hành vi thì ba tấc đất, e rằng địa ngục có phần, xin hãy soi xét kỹ.

Khi mình nghe bạn nói chuyện, mình cũng có thể hiểu đại khái bạn đang ở hiểu như thế nào. Đây không phải là ngạo mạn, mà người tu lâu năm, hầu ai có chút tiểu công phu cũng thể hiểu.
 

nguyenngochung

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2020
Bài viết
33
Điểm tương tác
6
Điểm
8
*Tại sao đức Phật nói Vô Ngã? Vì nó là do duyên sinh nên nói vô ngã, nếu không do duyên sinh thì làm sao nói vô ngã cho hợp lý? 1, là có ngã, 2 là vô ngã. Chứ không hề có nói nửa nạt, nửa mỡ được.

Tánh thì bạn hiểu đặc tánh của nó, tướng thì bạn phải hiểu tướng trạng. Chớ nên tướng chó mèo, tưởng thành ra tướng Phật Bồ Tát; cũng chớ cho rằng tướng phàm phu là thánh nhân.

Đừng mơ hồ đại khái như ngoại đạo, khi tâm mình đã minh bạch rồi, thì mọi chuyện đều minh bạch mà thôi. Phật là gì? Phật là người giác ngộ, Phật là người minh bạch.

Hãy cố gắng biết mình là phàm phu tục tử, ngày ngày niệm A Mi Đà Phật; cứ nghe lời tổ đi, quý Ngài quyết không gạt mình đâu, lời tổ này là từ Ấn Độ như Long Thọ, Phổ Hiền, Mã Minh, Quán Âm, Thế Chí, truyền qua nhiều tổ sư.

Hiểu cũng tốt, không hiểu cũng chẳng sao; đi đến Tây Phương Cực Lạc quốc rồi bạn sẽ tường tận. Còn bây giờ che chướng của bạn từ vô thủy quá nhiều, lại ít đọc qua kinh luận, làm sao bạn thể ngộ nhập được.

Đây là lời khuyên, kinh nghiệm xương máu của mình đó, bây giờ cố gắng thân cận A Mi Đà Phật, nếu không ở trong luân hồi vẫn tiếp diễn thì vẫn là hý luận mà thôi.

Kính bạn, nếu bạn muốn hiểu pháp vô ngã và nhân vô ngã tôi có đăng giải thích tại mục Trung Quán Học Viện Vô Thượng Mật bạn có thể đọc toàn bộ tác phẩm Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng. Nếu không giải thích lầm mình, lầm người tôi không thể nói được.

Nguyện đồng niệm Phật nhân, cảm ứng tùy thời hiện.

Chúng sinh luân hồi trong các cõi
Mau về cõi tôi hưởng an lạc
Thường vận từ tâm cứu hũu tình
Độ tận vô biên chúng sinh khổ.


Phật pháp nếu không đặc gốc rễ từ nhân quả luân hồi, nhân sinh quan vũ trụ quan. Cuồng vọng tức này, tức kia, mà hành vi thì ba tấc đất, e rằng địa ngục có phần, xin hãy soi xét kỹ.

Khi mình nghe bạn nói chuyện, mình cũng có thể hiểu đại khái bạn đang ở hiểu như thế nào. Đây không phải là ngạo mạn, mà người tu lâu năm, hầu ai có chút tiểu công phu cũng thể hiểu.
 

nguyenngochung

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2020
Bài viết
33
Điểm tương tác
6
Điểm
8
Chào bạn, ví nó là do duyên sinh nên nói vô ngã. đúng vậy không có không do duyên sinh ở đây. ví như cái cây từ đất mọc lên sống nhờ đất,nước,ánh sáng mặt trời. v.v. Vậy nhân cái cây ở đâu.cũng vậy tôi và bạn cái nào là chính chủ.chúng ta cầu xin .ai khi chúng ta đang ham muốn cái xác thân này không phải là ta.tất cả những gì Phật dạy là chỉ cho ta thấy còn do tùy do tự lực không thể tu dựa được.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Chào bạn, ví nó là do duyên sinh nên nói vô ngã. đúng vậy không có không do duyên sinh ở đây. ví như cái cây từ đất mọc lên sống nhờ đất,nước,ánh sáng mặt trời. v.v. Vậy nhân cái cây ở đâu.cũng vậy tôi và bạn cái nào là chính chủ.chúng ta cầu xin .ai khi chúng ta đang ham muốn cái xác thân này không phải là ta.tất cả những gì Phật dạy là chỉ cho ta thấy còn do tùy do tự lực không thể tu dựa được.

*Do bạn thấy các pháp có thật thôi. bạn thấy các pháp không nhân cũng chẳng do do duyên sinh, thì cũng do bạn rơi vào chấp thật tự tánh, rơi vào chấp thật ngoại cảnh. Tôi đã nói rồi, bất cứ chuyện gì, hay hình tướng gì bạn lưu lại trong tâm đều nghiệp luân hồi.

-Tôi có thời gian lạy Phật rất nhiều lúc xưa, lạy đến nổi mòn ống quần; tha thiết cầu Tam Bảo dẫn cho con đường chánh đạo.

-Chắc bởi vì lòng tôi cực thành khẩn quy hướng tam bảo, mỗi khi gặp khó khăn đều cầu ngài Quán Âm và Địa Tạng che chở, nên nhờ gia lực quý Ngài mà chỉ hiểu đôi phần mà thôi.

Tôi xin phép đăng lá thư bạn gửi để mọi người thảo luận; với lại tôi cảnh giới bây giờ cũng chẳng muốn tranh luận nữa rồi, xin bạn từ bi thông cảm.

~Xin chào.Bạn đã xem và viết cho mình thấy được 1 số thành tựu của các cao nhân đã chứng đắc sau đức Phật Thích Ca vị tha vì chúng sanh mà tìm,chỉ ra những khổ đau . con người vô minh không biết.Theo như mình nghĩ,nếu được bạn có thể chỉ cho mình,mọi người hiểu được cái gốc để tu không? Và nếu được chỉ cho mình thấy Nhân chính là ở đâu ? Ví dụ như Phật dạy về 4 diệu đế, 8 chánh đạo. 1 kinh nghiệm bản thân mình đã già ,thân tứ đại của mình thường hay bị thời tiết chi phối.cái Tâm thì hay vọng tưởng lung tung. kính. ~

Nếu bạn chẳng đọc kinh luận, mà tự theo ý kiến của mình; thật sự có ngày bị ma dựa, hoặc bị đại ngạo mạn. Đó là điều đáng tiếc vô cùng. Bạn cho rằng tự bản thân, có thể vượt qua biển khổ, cũng chỉ là ngã chấp của bạn đang hiện rõ ràng mà thôi, chư Bồ Tát nói trong các quyển kinh Đại thừa rằng: Con nay nương oai thần chư Phật.... Kể cả kinh Bát Nhã ngài Quán Tự Tại (tức Quán Âm) cũng nói rằng: Con nay nương oai thần chư Phật mà thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Quý đại Bồ Tát còn như thế, đối với chư Phật còn hết lòng phủ phục khiêm tốn trước chư Phật, còn bạn là phàm phu tục tử, mắt nhìn còn chẳng xuyên được cửa sổ, còn bị trói buộc nghiệp và phiền não luân hồi, sao dám ngạo mạn ta tự lực. Tự chính là bạn tự nương nghiệp và phiền não từ vô lượng kiếp.


Ngài Nguyệt Xứng chương bác bỏ quan điểm Duy Thức Ngài nói: Đức Phật nói nương nghiệp phiền não và si mê mà có thân này; không còn nghiệp thì chẳng bị thân luân hồi trói buộc.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Pháp yếu của chư Phật

Vi mật chẳng nghĩ bàn

Do chẳng nghĩ bàn nổi

Chẳng thể nói hết được

Đại Từ Phụ Mâu Ni,

Xót thương các chúng sanh

Nói pháp chẳng thể nói

Dạy đời này, đời sau

Lại dùng phương tiện lạ

Hiển thị cõi An Lạc

Khiến phát nguyện vãng sanh

Cắt ngang các nẻo ác

Do Phật A Mi Đà

Đại nguyện nhiếp các phẩm

Nghe danh Phật thọ trì

Quyết định sanh, chẳng lầm

(Quyết định được vãng sanh không còn lầm lẫn chi nữa)

Nếu có kẻ đại lực

Chuyên niệm thường nhất tâm

Thành tựu tam muội sâu

Hiện tiền cũng thấy Phật

Nay ta theo đúng như

Lời đức Phật đã dạy

Sẽ khai hóa chỉ dạy

Nghĩ các ngươi mê đảo (si mê, điên đảo)

Chỉ đích xác con đường

Hầu tu hành chơn chánh

Đây chẳng phải là duyên

Hèn kém, nhỏ nhoi đâu!

Phải nghĩ tưởng khó gặp

Đường Tây phương vạn ức

Một niệm tin liền được

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên