Pháp Thân là gì ?

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp thân là một đề tài hết sức quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa. Không hiểu Pháp Thân, không quán chiếu Pháp Thân, và không trụ nơi Pháp Thân thì không có Phật Giáo Đại Thừa, thậm chí còn rơi lọt vào Tà Giáo, Ma Đạo, sẻ trở thành "Mê", "mê tín" sanh ra "dị đoan".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy Pháp Thân là gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp Thân là thể tính thật sự (Phật Tánh), là sự chân, sự thật, cố nhiên, không phải từ đâu đến, và củng không đi về đâu (Chân Như), là Như Lai Tạng, là Tánh Không, là Thân Như Lai, là Bản Lai Diện Mục (khuôn mặt từ trước khi được "sanh", chổ này nên nhắc, chúng sanh đã được sanh ra không chỉ một lần này ở kiếp hiện sinh, mà đã sanh từ vô lượng kiếp, mỗi kiếp là một lần sanh rồi tử, tử rồi sanh một kiếp khác, mà vô lượng kiếp như vậy). Đây là những nghĩa của từ Pháp Thân, và củng là hạn chế do ngôn ngữ hạn chế chứ nếu nói cho đũ, thật là vô số từ diẻ̉n đạt, như là Hư Không, Quang Minh Nhật Nguyệt Tánh, Bình Đẳng Tánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quán Chiếu Pháp Thân như thế nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, là trực chứng được "pháp thân", an trụ nơi "Pháp Thân" và giải thoát viên mãn. Chúng sanh học Phật, củng hành theo Phật, tức là trực chứng được "Pháp Thân" , an trụ nơi Pháp Thân, để được gỉai thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay, tôi xin trích dẩn lời Phật dạy và cũng để chúng ta suy ngẫm "Pháp Thân" , trong Kinh Hoa Nghiêm_tập III_Phẫm thứ 37_Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Việt dịch :
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải như thế nào mà thấy thân của đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác ?

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải ở vô lượng xứ mà thấy thân Như Lai. Vì chư đại Bồ Tát chẳng nên ở một pháp, một sự, một thân, một quốc độ, một chúng sanh mà thấy Như Lai.

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ví như hư không đến khắp tất cả chỗ sắc phi sắc, chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến. Vì hư không chẳng có thân.

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cũng vậy, thân Như Lai khắp tất cả chỗ, khắp tất cả chúng sanh, khắp tất cả pháp, khắp tất cả quốc độ, chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến. Vì thân Như Lai là không có thân. Vì chúng sanh mà thị hiện thân Phật.

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ðây là tướng thứ nhứt của thân Như Lai. Chư Ðại Bồ Tát phải thấy như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">

(còn tiếp)​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đọc đoạn kinh trên, thấy rằng Thân Như Lai (Pháp thân) ở chổ "vô lượng xứ" nghĩa là cùng khắp, mọi chúng sanh đều có "Thân Như Lai" và đồng một thể tính.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta không nên quán sát rằng Pháp Thân của Phật (A) khác, Pháp Thân của Phật (B) khác, cho đến Pháp Thân của Chư Đại Bồ Tát, cho đến hàng chúng sanh khắp các cỏi Tam giới. Pháp Thân thì đồng hết trong cã Pháp Giới, không phân biệt, và không hý luận. (thí dụ nói Pháp Thân Phật lớn và đẹp hơn Pháp Thân Bồ Tát, đó là phân biệt và hý luận)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đoạn kinh trên khẳng định rằng Phật, Bồ Tát, Thinh văn, Duyên Giác, ,..., và chúng sanh có đồng một Pháp Thân, đồng một thể tính, đó là "Pháp Thân", là "Chơn Như", là "Như Lai Tạng", là "Quang Minh Nhật Nguyệt Tánh", là "Bình Đẳng Tánh",....
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng sanh từ vô lượng kiếp huân tập vô minh, phiền nảo, như lớp mây mù che lấp mặt Nguyệt, nên không rỏ biết được "Chơn Tánh" thường trụ của chính mình đồng Chư Phật không khác, "Chơn Tánh" ở Phật không thêm, ở phàm không bớt, không dơ, không sạch, đồng một thể.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật vì chúng sinh nên dùng vô số phương tiện chỉ nhằm sao cho chúng sanh tỏ ngộ được "Phật Tánh", "Pháp Thân", "Như Lai Tạng",....., đồng Chư Phật không khác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật có nói, nào là Cực Lạc, nào là Địa Ngục, nào là Hộ Trì, nào là Hộ Pháp, Quỷ Vương, Ma sự,..., cũng là trên lý "Hữu" mà nói Pháp phương tiện, để nhằm cho chúng sanh thấy Pháp Thân, tỏ ngộ Phật Tánh. Như lấy ngón tay để chỉ mặt trăng. Chúng sanh sinh ra sợ Địa Ngục, mong muốn về Cực Lạc, cầu Chư Bồ Tát hộ trì, hộ pháp... như vậy khác gì thấy "ngón tay" mà không thấy "mặt trăng".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bởi vậy, người Phật Tử có trí tuệ, nghe pháp của Thầy giảng nào mà không trình bày chỉ lối cho Phật Tử tìm về căn nguyên bổn gốc, thì đó đều là Ma. (bây giờ nhiều lằm, Thầy giảng theo chủ đề phương tiện, nhưng thính chúng nắm phương tiện cho là cứu cánh, bởi vì Thầy tập trung vào phương tiện hơn là cứu cánh)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta_trụ nơi Pháp Thân_ nên hiểu và quán sát rằng : Ta và Phật A Di Đà đồng một thể tính, thì cớ gì ta phải cầu xin, cầu về cỏi Cực Lạc của Ngài, chính Ta, tự Ta, cũng tạo được cỏi Cực Lạc ngay tại thế gian này mà ta đang sống, như Phật A Di Đà không khác. Ta và Diêm Vương cùng một thể tính, thì ai định tội cho ai, cái Địa Ngục do chính ta làm ra bốn bức tường thành, ta dựng nên 18 cỏi,..., thì ta thoát ra cũng từ cửa ta đi vào mà thôi, và cỏi Cực Lạc, thích ta ghé dạo qua, còn không thì thôi.
<iframe width="640" height="360" src="//www.youtube.com/embed/KuHsehVM1Us?#t=6m30s" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bây giờ, chúng ta cùng nghiên cứu "tướng" thứ hai của "Thân Như Lai".
Lại nữa, chư Phật tử ! Ví như hư không rộng rãi chẳng phải sắc mà hay hiển hiện tất cả sắc. Nhưng hư không kia không có phân biệt cũng không hý luận.
Thân của Như Lai cũng vậy. Vì do trí quang minh khắp chiếu sáng làm cho tất cả chúng sanh, thế gian, xuất thế gian, các nghiệp thiện căn đều được thành tựu. Nhưng thân Như Lai không có phân biệt cũng không hý luận. Vì từ xưa đến nay, tất cả chấp trước, tất cả hý luận đều đã dứt hẳn.
Ðây là tướng thứ hai của thân Như Lai. Chư Ðại Bồ Tát phải thấy như vậy.



(còn tiếp)​
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta cùng phân tích 3 tướng của "Thân Như Lai" (Pháp Thân) là : 1/ Không phân biệt, 2/ Không Hý luận và 3/ thành tựu các thiện căn, thế gian và xuất thế gian.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế nào là tướng "Pháp Thân" không phân biệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng sanh có 3 thân là "Thân nghiệp báo" tức là thân phải thọ nhận những nghiệp báo thiện cùng bất thiện của chính mình gây tạo từ muôn kiếp trước , "Thân chúng sinh" là sắc thân tứ đại cùng tâm thức vô minh trong hiện kiếp này gây tạo vô số nhân thiện cùng bất thiện, và "Pháp Thân"(Thân Như Lai) đồng với Pháp giới, Chư Phật mười phương không khác! Vậy khi quán chiếu, an trụ nơi "Pháp Thân", trước hết, không phân biệt 3 thân này, phải thấy rằng 3 trong 1, 3 là 1, 1 mà là 3, nghiệp báo đến thì nhận, đi không tiếc (này là ý nói nghiệp lành, nghiệp thiện, chứ còn nghiệp xấu ác thì đi là mừng ), lấy thân tứ đại này tu tập tạo nhân lành, nhân thiện mà không chấp lấy nhân lành, nhân thện , vì tất cả chấp trước đều đã dứt hẳn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính tin Tam Bảo, dù biết là đồng một thể, không hủy báng pháp tu của bất cứ ai, luôn sanh tâm hoan hỉ, dù rỏ biết tất cả đều như huyễn, như hóa. (nên tôi có nói lời cao mạn, chỉ mong là trong mấy trăm người đọc, có một người đọc, tin, giác ngộ, thì bao nhiêu tội , tôi xin lảnh chịu hết)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế nào là tướng Pháp Thân không Hý Luận.

còn tiếp​
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tướng "pháp Thân" không phân biệt là dứt hẳn chấp trước dù chỉ là một niệm, đúng hơn là không khởi niệm trú hay không trú, lặng lặng mà rỏ biết, tịch tỉnh, đó là tướng "Pháp thân" không phân biệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một niệm không sanh tức là dứt hẳn hý luận. Luận giải dù cao, dù hay, dù đúng thì chỉ thêm thừa, và đó là hý luận. Như nói ra đây, mượn ngôn ngữ diễn đạt, là còn "phân biệt" và còn hý luận. Thậm chí khởi niệm, một ý, "tôi..." tức là còn phân biệt và hý luận rồi vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật, xưa đã từng nói " Suốt 49 năm Ta chưa từng nói một lời", trong nhiều ý của câu nói, có ý là "thường trụ Pháp Thân" dứt hẳn "hý luận"
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến đời các Chư Tổ, Tổ Sư Đạt Ma nói "Bất lập văn tự" là dứt hẳn hý luận, tuyệt ngôn cú. Lý nhân quả, Tứ Diệu Đế, Thất Giác chi, Bát Chánh Đạo, Thập nhị nhân duyên, ..., tất tần tật,..., chỉ do vô minh mà lập, mà luận, mà có, đó chung quy đều đồng là hý luận. Chấp vào đó, sinh phân biệt mà chẳng thấy, chẳng trụ tướng Pháp Thân. (như tôi đây, viết một bài phải lựa chọn, điều nghiên *điều tra, nghiên cứu*, từng chử từng lời, không phạm sai lầm cho mình và cho người đọc, như thế là chưa tỏ ngộ "Pháp Thân" vậy.)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế nào là thành tựu thiện căn thế gian và xuất thế gian?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trực chứng "Pháp Thân", tức mọi việc đã "XONG", không cần làm gì cả, mà mọi việc đã làm đủ hết, không tu pháp môn nào mà chứng cao tột đỉnh, tu vô tu, TU ; hành vô hành, Hành ; đây gọi là thành tựu thiện căn thế gian và xuất thế gian.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì sao? vì "thiện căn thế gian", Như bố thí, cứu người, giúp đỡ kẻ neo đơn, người già yếu, bịnh tật,..., thực sự không phải là "thiện căn thế gian", nên gọi là "thiện căn thế gian". Đó là "Thiện căn xuất thế", là "Không", là "Vô", vì an trụ nơi "Thân Như Lai", ngược lại nếu còn chấp vào sự tướng, là chấp thủ "Thân Chúng Sinh" (vì chúng sanh củng có ba thân là "Pháp Thân", "Thân nghiệp báo" và "Thân chúng sainh"), thân tứ đại trong tâm thức vô minh , gieo nhân chờ hưởng quả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chổ này chúng ta hảy cùng học hỏi ở tướng thứ ba của "Thân Như Lai" (Pháp Thân).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa, chư Phật tử ! Ví như mặt nhựt mọc lên, vô lượng chúng sanh ở Diêm Phù Ðề được lợi ích. Những là phá tối làm sáng, biến ướt thành khô, sanh trưởng cỏ cây, thành thục lúa mạ, chói suốt hư không, hoa sen nở xoè, người đi thấy đường, kẻ ở nhà xong công việc. Vì mặt nhựt khắp phóng vô lượng quang minh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như Lai trí nhựt cũng như vậy, dùng vô lượng sự khắp lợi ích chúng sanh. Những là diệt ác sanh lành, phá ngu làm trí, đại từ cứu hộ, đại bi độ thoát, làm cho họ tăng trưởng căn, lực, giác phần, khiến sanh lòng tin sâu chắc, bỏ lìa tâm ô trược, khiến kẻ thấy nghe chẳng hư nhơn quả, khiến được thiên nhãn thấy chỗ thọ sanh sau khi chết, khiến tâm vô ngại chẳng hư căn lành, khiến trí tỏ sáng mau nở giác hoa, khiến họ phát tâm thành tựu bổn hạnh. Vì thân mặt nhựt trí huệ quảng đại của Như Lai phóng vô lượng quang minh chiếu sáng khắp nơi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ðây là tướng thứ ba của thân Như Lai, chư đại Bồ Tát phải thấy như vậy.
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tướng thứ 3 của "Thân Như Lai" chính là "thấy, nghe, hiểu, biết" (kiến, văn, giác, tri) đơn thuần vốn có. Trong cái "Thấy" chỉ là thấy, trong cái "Nghe" chỉ là nghe, trong cái "Hiểu" chỉ là hiểu, trong cái "Biết" chỉ là biết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng sanh củng có đầy đủ "thấy, nghe, hiều, biết", nhưng khi "thấy" một cái gì thì liền phân tích, lập luận, lôi cả quá khứ vào, suy diển cả một tràng dài về tương lai, cái "nghe, hiểu, biết" củng như vậy, nên trong đầu luôn luôn có tiếng thì thầm, từ đó sinh ra ưu bi khổ nảo, sinh sinh tử tử luân hồi, lên xuống ba cỏi, qua lại sáu đường, chẳng dứt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như Lai trí nhựt, chỉ là "thấy, nghe, hiểu, biết" đơn thuần, làm sao diệt ác sanh lành, phá ngu làm trí, đại từ cứu hộ, đại bi độ thoát? Vì "Thấy,nghe, hiểu, biết" mà vô tâm, không sinh tâm, đó là Như Lai Trí Nhựt. Làm bất cứ việc gì, "Thấy nghe, hiểu, biết" mọi sự, cho dù việc ác bằng trời, mà vô tâm thì đó là "diệt ác sanh lành", "phá ngu làm trí"."đại từ cứu hộ" "đại bi độ thoát".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(Nhưng có ai, giết người mà vô tâm bao giờ ! có ai, trôm cắp mà vô tâm bao giờ ! và tựu trung lại có ai làm việc ác mà vô tâm bao giờ !).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Làm bất cứ chuyện gì, việc thiện củng như việc ác, mà khởi tâm trong đó thì điều là việc ác. Việc thiện làm với tâm phàm phu, "thân chúng sanh", củng ở trong ba cỏi sáu đường, chỉ có làm, với "thấy, nghe, hiểu, biết" đơn thuần, mà vô tâm mới thực sự "đại từ cứu hộ" "đại bi độ thoát".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tuệ Trung Thượng Sỉ từng 2 lần chống giặc cướp, giết không biết bao nhiêu giặc cướp mà không phạm giới sát sanh vì tâm lượng từ bi thương dân bị giặc cướp phá. Như ánh nắng mặt trời đốt cháy rụi đồng cỏ khô, trong đó có loài động vật lớp chết cháy, lớp bỏ chạy tán loạn, để rồi mưa đến, cỏ cây đâm trồi nảy lộc mới, thu hút muôn loài gặm cỏ khác đên vậy.

<iframe width="640" height="360" src="//www.youtube.com/embed/etPmB9GasLY?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Lại nữa, chư Phật tử ! Ví như mặt nhựt mọc lên, trước hết chiếu những núi lớn như núi Tu Di v.v... , kế chiếu hắc sơn, kế chiếu cao nguyên, sau rốt chiếu khắp đại địa. Mặt nhựt chẳng nghĩ rằng ta trước chiếu đây rồi sau sẽ chiếu nơi kia. Chỉ do núi và mặt đất có cao và thấp nên chiếu có trước và sau.

Ðức Như Lai Ðẳng Chánh Giác cũng như vậy. Thành tựu vô biên pháp giới trí luân, thường phóng vô ngại trí huệ quang minh. Trước chiếu chư đại Bồ Tát, kế chiếu Duyên Giác, kế chiếu Thanh Văn, kế chiếu chúng sanh có thiện căn quyết định, tùy theo tâm khí của họ mà thị hiện trí quảng đại, sau rốt chiếu khắp tất cả chúng sanh, nhẫn đến kẻ tà định cũng chiếu đến để làm nhơn duyên lợi ích thưở vị lai khiến họ được thành thục.

Nhưng đức Như Lai Ðại Trí Nhựt Quang Bồ Tát đại hạnh, nhẫn đến sau rốt sẽ chiếu tà định chúng sanh. Chỉ phóng trí quang bình đẳng chiếu khắp, vô ngại, vô chướng, vô phân biệt. Chư Phật tử ! Ví như mặt nhựt, mặt nguyệt, tùy thời xuất hiện, núi lớn, hang tối chiếu khắp không riêng tư.

Như Lai trí huệ cũng như vậy, chiếu khắp tất cả không có phân biệt. Tùy theo chúng sanh căn khí, sở thích không đồng mà trí huệ quang minh có nhiều thứ khác nhau.

Ðây là tướng thứ tư của thân Như Lai, Ðại Bồ Tát phải thấy như vậy.

Lại nữa, Chư Phật tử ! Ví như mặt nhựt mọc lên, những kẻ sanh manh vì không nhãn căn nên trọn không thấy. Dầu không thấy, nhưng vẫn được ánh sáng mặt nhựt làm lợi ích. Vì do mặt nhựt mà biết thời tiết ngày đêm, thọ dụng các thứ y phục, ẩm thực, khiến thân mạnh khỏe khỏi tật bịnh.

Như Lai trí nhựt cũng như vậy. Những kẻ không tin, không hiểu, phá giới, phá kiến tà mạng sanh sống, vì không tín nhãn nên chẳng thấy chư Phật trí huệ. Dầu không thấy, nhưng vẫn được sự lợi ích nơi trí huệ của Phật. Vì do oai lực của Phật làm cho những chúng sanh đó, các sự khổ nơi thân và những phiền nảo nhơn khổ vị lai đều đựơc tiêu diệt.

Chư Phật tử ! Ðức Như Lai có quang minh tên là tích tập tất cả công đức. Có quang minh tên là chiếu khắp tất cả. Có quang minh tên là thanh tịnh tự tại chiếu. Có quang minh tên là xuất đại diệu âm. Có quang minh tên là hiểu khắp tất cả ngữ ngôn khiến sanh hoan hỷ. Có quang minh tên là thị hiện cảnh giới tự tại dứt hẳn tất cả nghi ngờ. Có quang minh tên là trí vô trụ tự tại chiếu khắp. Có quang minh tên là trí tự tại dứt hẳn tất cả hý luận. Có quang minh tên là tùy sở nghi xuất diệu âm. Có quang minh tên là xuất âm thanh tự tại thanh tịnh trang nghiêm quốc độ thành thục chúng sanh.

Chư Phật tử ! Mỗi lỗ lông của đức Như Lai phóng ra ngàn thứ quang minh như vậy. Năm trăm quang minh chiếu khắp hạ phương, năm trăm quang minh chiếu khắp thượng phương các chúng Bồ Tát ở chỗ chư Phật trong tất cả cõi. Những Bồ Tát đó thấy quang minh này đồng thời đều được cảnh giới Như Lai : mười đầu, mười mắt, mười tai, mười mũi, mười lưỡi, mười thân, mười tay, mười chân, mười địa, mười trí đều thanh tịnh tất cả. Chư Bồ Tát đó trước đã thành tựu những xứ, những địa, khi thấy quang minh này thời lại thanh tịnh hơn, tất cả thiện căn thảy đều thành thục, hướng đến nhứt thiết trí. Hạng trụ ở Nhị thừa thời diệt tất cả phiền não. Ngoài ra một phần sanh manh chúng sanh, nhờ quang minh này, thân đã an lạc nên tâm họ cũng thanh tịnh nhu nhuyến điều phục kham tu niệm trí. Các chúng sanh nơi ác đạo : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh đều được khoái lạc giải thoát những khổ, khi mạng chung đều được sanh lên cõi trời hoặc nhơn gian.

Chư Phật tử ! Những chúng sanh đó chẳng biết do nhơn duyên gì, do thần lực nào mà sanh về đây. Hàng sanh manh kia nghĩ rằng ta là Phạm Thiên, ta là Phạm Hoá. Bấy giờ đức Như Lai trụ trong phổ tự tại tam muội, phát ra sáu mươi thứ diệu âm mà bảo họ rằng các ngươi, chẳng phải là Phạm Thiên, Phạm Hóa, cũng chẳng phải là Ðế Thích, Hộ Thế làm ra, mà đều do thần lực của Như Lai. Những chúng sanh đó nghe lời trên đây liền đều được biết đời trước và đều rất hoan hỷ. Vì tâm hoan hỷ nên tự nhiên hiện ra mây hoa ưu đàm, mây hương, mây âm nhạc, mây y phục, mây lọng, mây tràng, mây phan, mây hương bột, mây châu báu, tràng sư tử lầu các bán nguyệt, mây ca ngâm khen ngợi, mây những đồ trang nghiêm, đều cúng dường đức Như Lai với lòng tôn trọng. Vì những chúng sanh đó được tịnh nhãn. Ðức Như Lai thọ ký Vô thượng Bồ Ðề cho họ.

Chư Phật tử ! Như Lai trí nhựt lợi ích cho hàng sanh manh chúng sanh như vậy, làm cho họ được thiện căn thành thục đầy đủ.

Ðây là tướng thứ năm của thân Như Lai, chư đại Bồ Tát phải biết như vậy.
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Tướng thứ 4 "Pháp Thân" là Bình Đẳng vô phân biệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bình Đẳng vô phân biệt gồm có : "Bình Đẳng tánh đối với bên ngoài, Bình Đẳng tánh bên trong tự thân, và trong ngoài đều Bình Đẳng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế nào là Bình Đẳng tánh ngoài ?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ví dụ, bạn là một tình nguyện viên, cứu trợ cho một vùng bị thiên tai, nguyên tắc là mỗi người được một phần để sống được một tháng, thì bạn phải phân phát hàng cứu trợ như thế nào?. Bình đẳng tánh là phát không phải đồng đều, mà phát người già ốm yếu được lảnh trước nhưng vừa đủ sống trong một tháng, thanh niên trẻ em còn sức ăn sức lớn, thì nhiều hơn,... cứ như vậy ai củng có phần, ai cũng có thể sống trong một tháng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là Bình Đẳng ngoài, phân biệt chỉ là phương tiện thiện xảo, chẳng phải tánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi lấy tâm phân biệt, tánh phân biệt thì hoặc phân phát hàng đồng đều, là còn chấp vào vật, "của cho, của thí", hoặc ai thân thích bà con, đồng hương láng giềng, cho nhỉnh hơn, ai thấy ghét hoặc có gây thù chuốc oán thì cho ít hơn, chấp vào người nhận. Cả hai chẳng phải Bình Đẳng Tánh
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế nào là Bình đẳng tánh bên trong tự thân?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Không có "Ta" và "của Ta" là bình đẳng tánh bên trong tự thân. Tất cả chỉ là duyên hợp, giả có.
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
khi.jpg

Xưa có bầy khỉ nọ
Lội xuống hồ vớt trăng
Vớt mãi hoài không được
Nên mặt mày.. nhăn nhăn.

Lắm khi mình giống khỉ
Tìm hạnh phúc trần gian,
Đôi tay vừa chạm tới
Ơ.. mộng vàng vỡ tan!.

Trăng nghìn thu vẫn đẹp
Vì không thuộc về ai,
Hồn khát khao chiếm hữu
Trăm năm nỗi đau dài.

.. Ta một đời ngây dại
Chạy đua với mặt trời.
Vừa thấy bờ hạnh phúc
Hoàng hôn phủ xuống đời.

Danh, lợi, tình mộng mị
Tợ đáy nước trăng ngà
Lặn chìm trong mê hoặc
Nên ngàn đời xót xa.

U mê.. thành kiếp khỉ
Chúi xuống dòng đảo điên.
Ai giật mình, ngước mặt
” Vầng trăng xưa ” hiện tiền.​


Thích Tánh Tuệ​



Bình Đẳng tánh bên trong tự thân thì sẻ phủi sạch phiền nảo ngay trong giây phút. Những là Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến ... trong giây phút không còn nửa, vì "cái Ta" và "cái của Ta" không còn thì Ai tham?. Ai sân?, ..., không còn kiến hoặc, tư hoăc.

Như vậy có đồng với Vô Minh?

Khi chợt hỏi như vậy là Vô Minh ngay từ câu hỏi. Như câu hỏi "Hư không có hay không ?", Như khỉ thò tay xuống nước vớt ánh trăng!
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế nào là "Trong ngoài đều bình đẳng"?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là cảnh giới thực chứng của Bậc Giác Ngộ, thường trụ "Pháp Thân", không còn phân biệt trong ngoài, toàn Pháp Giới là "Như" và tất cả đều "Tùy trí huệ hành".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thực chứng mà chẳng có "ai" chứng vì Bình Đẳng tánh bên trong tự thân thấy rỏ biết "không có Ta" củng "không có cái Ta chứng".

Cứ ngỡ nhà tu không biết yêu?
Sống không tình cảm, sống cô liêu
Tháng ngày chỉ biết câu kinh kệ
Chôn đời trong nếp sống quạnh hiu.
Vỡ lẽ… nhà tu cũng biết yêu!
Mà không yêu một, lại yêu nhiều.
Sang, hèn, đẹp, xấu.. đều yêu cả
Tim này không biết rộng bao nhiêu!


Cứ tưởng nhà tu chẳng biết buồn
Ai dè có lúc… lệ thầm tuôn,
Thương đời thống khổ hoài mê đắm
Chẳng biết phương nao hướng cội nguồn…
- Đã thế, còn không thương mến nhau!
Lại gây chồng chất những cơn đau.
” Đường đời chật chội hoài chen lấn ”
Cửa đạo thênh thang.. mãi lắc đầu!


Cứ tưởng nhà tu chẳng biết cười
Ngờ đâu.. ”hàm tiếu” rạng trên môi .
Du hành bất chợt dừng chân lại
Vui, thấy người kia giúp đỡ người…


Cứ ngỡ nhà tu chẳng có Tình
Ai ngờ… tình rộng tới muôn sinh.
Cỏ, cây, sông, núi.. đều ôm trọn
Mà vắng bên lòng những sắc, thinh…


.. Vẫn yêu như gió qua màn lưới
Chẳng vướng vào đâu, trút cạn tình
Nắm tay bằng hữu cùng đi tới
Lồng lộng niềm thương trong tiếng Kinh.


Cứ nghĩ nhà tu sống lạ lùng
Đâu dè… tâm đẹp, ý bao dung.
Sông Hằng bao nước tình bao lượng
Có sống cùng nhau, mới tận cùng


Thích Tánh Tuệ​
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bình Đẳng là tướng thứ 4 của "Pháp Thân", trong Bình Đẳng Tánh này hạng Đại thừa không còn Ngã chấp và Pháp chấp nên được Bình Đẵng Vô Phân Biệt, thường trụ nơi Pháp Thân, hạng Nhị thừa cũng có tánh bình đẳng nhưng tuy vô ngã củng còn một phần chấp pháp, hàng phàm phu củng có bình đẳng nhưng chỉ là bình đẳng theo tâm lượng phàm phu, (ta thường nghe "... xã hội công bằng, bình đẵng..." là bình đẳng theo tâm lượng phàm phu ) dù vậy cũng là tánh bình đẵng, làm nhơn duyên để phát triển trở nên thành thuần thục, bình đẵng vô phân biệt. Cho nên trong kinh nói " Tùy theo chúng sanh căn khí, sở thích không đồng mà trí huệ quang minh có nhiều thứ khác nhau. ". . Đây là nghĩa thú của kinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa, Chư Phật tử ! Ví như mặt nhựt mọc lên, những kẻ sanh manh vì không nhãn căn nên trọn không thấy. Dầu không thấy, nhưng vẫn được ánh sáng mặt nhựt làm lợi ích. Vì do mặt nhựt mà biết thời tiết ngày đêm, thọ dụng các thứ y phục, ẩm thực, khiến thân mạnh khỏe khỏi tật bịnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như Lai trí nhựt cũng như vậy. Những kẻ không tin, không hiểu, phá giới, phá kiến tà mạng sanh sống, vì không tín nhãn nên chẳng thấy chư Phật trí huệ. Dầu không thấy, nhưng vẫn được sự lợi ích nơi trí huệ của Phật. Vì do oai lực của Phật làm cho những chúng sanh đó, các sự khổ nơi thân và những phiền nảo nhơn khổ vị lai đều đựơc tiêu diệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chư Phật tử ! Ðức Như Lai có quang minh tên là tích tập tất cả công đức. Có quang minh tên là chiếu khắp tất cả. Có quang minh tên là thanh tịnh tự tại chiếu. Có quang minh tên là xuất đại diệu âm. Có quang minh tên là hiểu khắp tất cả ngữ ngôn khiến sanh hoan hỷ. Có quang minh tên là thị hiện cảnh giới tự tại dứt hẳn tất cả nghi ngờ. Có quang minh tên là trí vô trụ tự tại chiếu khắp. Có quang minh tên là trí tự tại dứt hẳn tất cả hý luận. Có quang minh tên là tùy sở nghi xuất diệu âm. Có quang minh tên là xuất âm thanh tự tại thanh tịnh trang nghiêm quốc độ thành thục chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chư Phật tử ! Mỗi lỗ lông của đức Như Lai phóng ra ngàn thứ quang minh như vậy. Năm trăm quang minh chiếu khắp hạ phương, năm trăm quang minh chiếu khắp thượng phương các chúng Bồ Tát ở chỗ chư Phật trong tất cả cõi. Những Bồ Tát đó thấy quang minh này đồng thời đều được cảnh giới Như Lai : mười đầu, mười mắt, mười tai, mười mũi, mười lưỡi, mười thân, mười tay, mười chân, mười địa, mười trí đều thanh tịnh tất cả. Chư Bồ Tát đó trước đã thành tựu những xứ, những địa, khi thấy quang minh này thời lại thanh tịnh hơn, tất cả thiện căn thảy đều thành thục, hướng đến nhứt thiết trí. Hạng trụ ở Nhị thừa thời diệt tất cả phiền não. Ngoài ra một phần sanh manh chúng sanh, nhờ quang minh này, thân đã an lạc nên tâm họ cũng thanh tịnh nhu nhuyến điều phục kham tu niệm trí. Các chúng sanh nơi ác đạo : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh đều được khoái lạc giải thoát những khổ, khi mạng chung đều được sanh lên cõi trời hoặc nhơn gian.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chư Phật tử ! Những chúng sanh đó chẳng biết do nhơn duyên gì, do thần lực nào mà sanh về đây. Hàng sanh manh kia nghĩ rằng ta là Phạm Thiên, ta là Phạm Hoá. Bấy giờ đức Như Lai trụ trong phổ tự tại tam muội, phát ra sáu mươi thứ diệu âm mà bảo họ rằng các ngươi, chẳng phải là Phạm Thiên, Phạm Hóa, cũng chẳng phải là Ðế Thích, Hộ Thế làm ra, mà đều do thần lực của Như Lai. Những chúng sanh đó nghe lời trên đây liền đều được biết đời trước và đều rất hoan hỷ. Vì tâm hoan hỷ nên tự nhiên hiện ra mây hoa ưu đàm, mây hương, mây âm nhạc, mây y phục, mây lọng, mây tràng, mây phan, mây hương bột, mây châu báu, tràng sư tử lầu các bán nguyệt, mây ca ngâm khen ngợi, mây những đồ trang nghiêm, đều cúng dường đức Như Lai với lòng tôn trọng. Vì những chúng sanh đó được tịnh nhãn. Ðức Như Lai thọ ký Vô thượng Bồ Ðề cho họ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chư Phật tử ! Như Lai trí nhựt lợi ích cho hàng sanh manh chúng sanh như vậy, làm cho họ được thiện căn thành thục đầy đủ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ðây là tướng thứ năm của thân Như Lai, chư đại Bồ Tát phải biết như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tướng thứ 5 của "Pháp Thân" được ví như Ánh Sáng Mặt Trời. Trong chúng sanh đều nhờ vào Tướng này của "Pháp Thân" mà biến hóa, xuất hiện và phát triển, giống như muôn loài đều nhờ Ánh Sáng Mặt Trời ấp ủ, sinh sôi, và phát triển.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dù tin hay chẳng tin, thì củng nhờ vào Tướng "Pháp Thân" này, duy nhất và đồng một thể. Loài người, tin hay chẳng tin, có ai sanh và sống không nhờ vào "Thấy, Nghe, Hiểu, Biết" ? Sanh lên cỏi Trời, đọa vào Địa Ngục, qua lại trong ba cỏi sáu đường, thì củng chỉ là "một" cái duy nhất, đồng một thể là "Thấy, Nghe, Hiểu, Biết", "Pháp Thân vi diệu", "Thân Như Lai vô sanh vô tác".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sanh lên cỏi trời, cũng nhờ "Thấy, Nghe, Hiểu, Biết", mới cãm nhận được sự sung sướng, an lạc, hạnh phúc ... mới cãm nhận được tiếng vi diệu, êm ấm, cũng vậy đọa địa ngục cãm nhận đau đớn, đau khỗ, ngục tù, rên la thãm khốc... cũng từ "thấy, nghe, hiểu, biết" này mà thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạng không tin "Pháp Thân" vi diệu, tức "Thân Như Lai" vô sanh, vô tác, cũng phải nhờ vào "Pháp Thân", Nhị Thừa củng nhờ vào "Pháp Thân" tức là "Thấy, Nghe, Hiểu, Biết" đơn thuần mà trừ hết các món Tư Hoặc, Kiến Hoặc sanh Vô Lượng Tâm, chứng Đại Bồ Đề.
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Hỏi: Như có hai người bạn, một thì cận 7 độ muốn thấy là phải đeo kính nếu không chóa lòa, còn một thì lảng tai muốn nghe phải đeo loa tai. Vậy, khi chết phải chôn theo cặp kính cận, hay loa tai không? Vì "không thấy", "không nghe" , được sanh lên Cực Lạc sẻ không cãm nhận an lạc hạnh phúc, lở đọa vào Địa ngục không cãm nhận ngục tù, rên la thãm khốc. ?!?

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trả lời: Câu hỏi hay lắm, cũng không biết sao nữa, vì chưa chết. Nhưng cũng thử trả lời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"> Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật có dạy rằng: Người mù củng thấy, "tánh thấy" luôn tồn tại dù nhản căn hư (mù) và thấy đen thui. Và cái nghe luôn luôn hiện hửu dù có trần cảnh (thinh trần) hay không có trần cảnh. Chứng tỏ rằng "Tánh Thấy" và "Tánh nghe" không bao giờ mất đi, củng không phài nhờ vào kính cận mới có "Tánh Thấy", không phải nhờ vào loa tai mới sanh "Tánh Nghe".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ví dụ, khi anh cận nằm ngũ, rồi mơ, trong giấc mơ ấy "thấy" cảnh như thật, vậy thì anh cận có phải mang kính đi ngũ hay là không? Anh lảng tai cũng ngũ, cũng mơ, "nghe" người yêu tình tự hoặc nghe kẻ thù dọa giết, thì có phải là do mang loa tai đi ngũ chăng?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói "Thấy, Nghe, Hiểu, Biết" là nói "Tánh Thấy" "Tánh Nghe" "Tánh Hiểu" "Tánh Biết". Người ngũ cũng như người thức, và người sống cũng như sau khi chết đều là "Tánh Thấy" "Tánh Nghe" "Tánh Hiểu" "Tánh Biết".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và, Tánh "Thấy, nghe, hiểu, biết" này lại gom về một "Niệm" như Kinh nói: "Mỗi lỗ lông của đức Như Lai phóng ra ngàn thứ quang minh như vậy." nghĩa là mỗi niệm sanh ra ngàn thứ "Thấy, Nghe, Hiểu, Biết", là Thánh từ một Niệm Từ Bi, là phàm phu cũng từ một Niệm Vô Minh phát khởi. Tiểu Long Nử thành Phật cũng chỉ trong một niệm (Kinh Pháp Hoa). Phàm phu chúng ta lại niệm niệm liên tục sanh khởi không bao giờ dứt. Niệm về chuyện đã qua, niệm về thời vị lai, chuyện hiện tại ngay bây và lúc này thì lại rất ít khi và chỉ thoáng qua rồi mất, chừa chổ cho niệm quá khứ, và niệm vị lai.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong pháp Thiền của Ngài Huệ Năng lấy "Vô Niệm" làm trụ, vì cớ trên. Đây là hàng Thượng căn Đại Trí.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng Phàm Phu khó đạt được "Vô Niệm" ngay tức thì, nên có Pháp Môn Tịnh Độ, lấy một niệm để dứt trừ muôn vạn niệm, khi thành thục rồi thì một niệm cũng xã luôn, chứng đạt vô Niệm.
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Hỏi:Như bạn đây trả lời có phải là "đang Thường trụ Pháp Thân" ? Trên thế gian này những ai là "đang Thường trụ Pháp Thân_Thân Như Lai"?


<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trả lời:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thật là câu hỏi hay và khó trả lời. Cũng chẳng biết nửa, thử trả lời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đúng ra câu hỏi này phải phân làm hai là "Trụ Pháp Thân" và "Thường trụ Pháp Thân".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Trụ Pháp Thân" thì ai cũng "trụ Pháp Thân" mà làm bất cứ việc gì. Vì "Pháp Thân" chính là "Tánh Thấy, Nghe, Hiểu, Biết", chỉ có điều trụ ở nơi "Pháp Thân" mà quên đi, hoặc chối bỏ. Như câu chuyện Sa Di Cao.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sa di Cao hầu chuyện với Ngài Dược Sơn, qua những câu đáp, Ngài biết đó là một sa di xuất cách, nên mới khoe với các đồ đệ lớn như Vân Nham, Đạo Ngộ. Hai vị này tỏ vẻ chưa tin, nên Ngài mới hỏi lại Sa di Cao:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ta nghe ở Trường An rất náo loạn, ngươi có biết chăng?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư thưa:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nước con an ổn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dược Sơn hỏi thêm:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ngươi do xem kinh được hay thưa hỏi được?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chẳng do xem kinh được cũng chẳng do thưa hỏi được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dược Sơn hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Có lắm người chẳng xem kinh, chẳng thưa hỏi sao chẳng được?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chẳng nói họ không được, chỉ vì quên đi hoặc không chịu thừa nhận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Qua câu chuyện, chúng ta nghiệm ra rằng : Tánh thấy tánh nghe là cái chân thật có sẵn nơi mỗi người, đâu đợi xem kinh mới có hay do thầy dạy mới được. Nên Sư trả lời "chẳng do xem kinh được cũng chẳng do thưa hỏi được". Mới nghe qua như phủ nhận công ơn chỉ dạy của Thầy Tổ. Nhưng lẽ thực là như vậy. Thầy Tổ chỉ là người khơi dậy đánh thức để chúng ta xoay lại nhận ra cái chân thật đã có sẵn mà từ lâu nay chúng ta bỏ quên. Ngài Dược Sơn hỏi tiếp: "có lắm người chẳng xem kinh chẳng thưa hỏi sao chẳng được?". Để xác định lần nữa, Ngài Dược Sơn bẻ lại: "ông nói chẳng do xem kinh chẳng do thưa hỏi mà được, vậy biết bao người không xem kinh không thưa hỏi sao chẳng được?" Sư đáp: "Chẳng nói họ không được, chỉ vì quên đi hoặc không chịu thừa nhận thôi". Ai cũng có sẵn cái tánh biết chân thật, mà vì không chịu nhận nên coi như không được. Được hay không được là do biết thừa nhận hay không thừa nhận; nếu biết thừa nhận thì tự tại giải thoát, còn không thừa nhận thì chạy theo ngoại cảnh phiền não khổ đau đi mãi trong luân hồi sanh tử.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy "Thường trụ Pháp Thân_Thân Như Lai" chỉ là "Biết thừa nhận, Giác ngộ Tánh Thấy, tánh Nghe, tánh hiểu, tánh biết chân thật của mình sẳn có" vậy thôi! Ai giác ngộ được thì là Phật, còn không là chúng sinh.
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như đã nói "Giác Ngộ_tức là nhận rỏ Tánh Chân Thật, Thấy Nghe Hiểu Biết (Kiến, Văn, Giác, Tri) sẳn có_ thì đồng Chư Phật mười phương", đây là "Pháp Thân" hay gọi là "Thân Như Lai", chử tuy khác nhưng đồng một nghĩa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Việc trên thế gian hiện nay có ai "Thường trụ Pháp Thân" thì tôi chưa được biết, nhưng chắc chắn rằng ai cũng đang nương vào "Pháp Thân" mà hiện tướng. Kinh nói "Ví như mặt nhựt mọc lên, những kẻ sanh manh vì không nhãn căn nên trọn không thấy. Dầu không thấy, nhưng vẫn được ánh sáng mặt nhựt làm lợi ích. Vì do mặt nhựt mà biết thời tiết ngày đêm, thọ dụng các thứ y phục, ẩm thực, khiến thân mạnh khỏe khỏi tật bịnh." Chính là ý này.

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dùng câu "tánh biết chân thật của mình sẳn có" như vậy là có phân biệt "của mình" "của người" rồi, và câu "Phật, Bồ Tát, Thinh văn, Duyên Giác, ,..., và chúng sanh có đồng một Pháp Thân, đồng một thể tính, không phân biệt", hai ý của hai câu trên có mâu thuẩn hay không?

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là Tướng thứ sáu của "Thân Như Lai", được ví như ánh trăng. Ví như có hai người ở hai phía cách xa nhau, cùng nhìn vào hai ao nước trong, hai người ấy cho rằng ánh trăng chỉ hiện trong ao của tôi. Nhưng thật sự ánh trăng đồng soi vào cả hai ao nước và cho hai ảnh là khác nhau, vầng trăng chỉ một.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa, chư Phật tử ! Ví như mặt nguyệt có bốn pháp kỳ đặc vị tằng hữu :
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một là che chói quang minh của tất cả tinh tú.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai là theo thời gian mà hiện tròn khuyết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba là trong nước đứng trong ở đại địa đều hiện bóng cả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bốn là tất cả người thấy mặt nguyệt đều đối trước mắt họ, mà nguyệt luân không phân biệt không hý luận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chư Phật tử ! Thân của Như Lai cũng vậy, có bốn pháp kỳ đặc vị tằng hữu :
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một là che chói tất cả hàng Thanh Văn, Duyên Giác, những chúng hữu học, vô học.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai là tùy theo sở nghi mà thị hiện thọ mạng dài vắn chẳng đồng, nhưng thân Như Lai không tăng giảm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba là trong căn khí Bồ Ðề chúng sanh tâm tịnh nơi tất cả thế giới đều hiện bóng trong đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bốn là tất cả chúng sanh có ai thấy Như Lai đều cho rằng đức Như Lai chỉ hiện trước tôi. Như Lai theo sở thích của họ mà thuyết pháp, theo địa vị của họ khiến được giải thoát, theo chỗ đáng độ khiến thấy thân Phật. Nhưng thân Như Lai vẫn không phân biệt không hý luận. Những điều lợi ích làm ra đều được rốt ráo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ðây là tướng thứ sáu của thân Như Lai, chư đại Bồ Tát phải biết như vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên