Phật giáo và các giá trị nhân bản

Nguyễn Ánh

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 1 2022
Bài viết
11
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Địa chỉ
Hà Nội
Trước khi Ðức Phật xuất thế, có 2 phương pháp tu tập thịnh hành ở Ấn Độ. 1) Tu sĩ Bà-la-môn tìm kiếm sự cứu rỗi và giải thoát bằng cách áp dụng những cuộc tế lễ đẫm máu, 2) Một số người thay vì tế lễ họ tu theo phương pháp khổ hạnh ép xác với hy vọng có được kết quả trong tương lai. Ðức Phật xem hai cách thực hành trên là không hoàn thiện, không đem lại lợi ích cho người thực hành. Do đó, Ðức Phật đã loại bỏ hai phương pháp trên và Ngài nhấn mạnh vào luân lý, đạo đức và làm gương cho mọi người bằng cuộc sống chánh hạnh. Ngài khuyên mọi người vượt qua biển khổ sanh tử bằng cách đem an lạc cho người khác thay vì đem lại tổn hại cho mình và người. Ngài dạy con đường đưa đến Niết-bàn là sự tự kiểm soát, ngăn ngừa và loại trừ tham ái. Do vậy, không giống như các tôn giáo khác chủ trương thượng đế, linh hồn, cầu nguyện, lễ bái, lễ nghi, tế lễ và khổ hạnh ép xác, sự phát triển tâm linh trong Phật giáo tùy thuộc vào sự thanh tịnh trong cuộc sống đạo đức, và tự kiểm soát.

Nền tảng cuộc sống của người Phật tử là con đường Thánh có tám yếu tố (Bát chánh đạo) đã được Ðức Phật thuyết giảng trong bài pháp đầu tiên tại Sarnath. Con đường này gồm 8 yếu tố: (1) Quan niệm chân chánh, (2) Tư duy chân chánh, (3) Lời nói chân chánh, (4) Ðạo đức chân chánh, (5) Nghề nghiệp chân chánh, (6) Nỗ lực chân chánh, (7) Niệm chân chánh, (8) Định chân chánh.

Trong 8 yếu tố này 2 yếu tố đầu thuộc về trí tuệ, 3 yếu tố tiếp theo thuộc đạo đức và 3 yếu tố cuối thuộc thiền định. Nhưng nếu theo sự phát triển thứ lớp thì phải theo thứ tự: Ðạo đức (Sila), Thiền định (samadhi), và Trí tuệ (panna hoặc Prajna). Các yếu tố này liên quan chặc chẽ với nhau. Ðạo đức là nền tảng của cuộc sống chánh hạnh. Không có văn hóa đạo đức thì không có Thiền định hay sự tu dưỡng tinh thần và không có sự tu dưỡng tinh thần thì không có trí tuệ. Do vậy, để đạt được giác ngộ, Niết-bàn hành giả phải theo con đường Thánh: Giới, Ðịnh và Tuệ.

IMG_6274b.jpg


Yếu tố thứ nhất trong con đường đến Niết-bàn là tuân thủ 5 giới, cốt lõi đạo đức Phật giáo. 5 giới thật sự là sự kết hợp của sự chân chánh trong lời nói, hành động, nghề nghiệp. Người siêng năng giữ 5 giới, không được: giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, đó là cách tốt nhất để tránh tất cả tội lỗi và để thanh tịnh tâm. Nói tóm lại, “Thực hành đạo đức (sila) bao gồm sự tuân thủ mọi giới luật đạo đức; phạm phải những lỗi nhỏ cảm thấy sợ hãi, hổ thẹn và ăn năng; không cho chúng phát khởi; thực hành như vậy sẽ dẫn đến hài hòa và an lạc.”

Như vậy, không giống các tôn giáo khác, tín đồ cầu nguyện mỗi sáng, một người Phật tử phải tuân thủ 5 giới như đã nói trên. Năm lời nguyện căn bản này rất phổ thông cho cả xuất gia và tại gia. Hơn thế nữa, có rất nhiều giới điều cho cuộc sống đạo đức của các Tỳ-kheo. Nhiều lần, Ðức Phật nói, “Hãy làm điều thiện, tránh làm điều ác.” Do vậy, thanh tịnh và thuần tín là cần thiết tuyệt đối, lối đi an toàn đến trạng thái an lạc cao nhất, Niết-bàn. Nói một cách khác, đạo đức là cốt tủy của Pháp. Không có đạo đức, không có Pháp. Thật sự, như Bồ-tát Ambedkar nói, “Ðạo đức là Pháp và Pháp là đạo đức. Và trong Pháp, Ðạo đức thế chỗ cho thượng đế mặc dù không có thượng đế trong Pháp.”

Từ bi, bất hại, thiện ý, hảo tâm là những điều cần thiết trong khái niệm chánh hạnh của Đức Phật. Thật sự, Từ là một trong bốn tâm bình đẳng, ba tâm còn lại là: Bi, Hỉ và Xả. Ðức hạnh của Bi và Từ là những đức hạnh thúc đẩy con người làm những việc tốt cho mọi người. Tình thương nhân loại đạt đến đỉnh cao trong Phật giáo khi Đức Phật nói: “Như một người mẹ thương, bảo vệ con không kể đến hiểm nguy cho chính mình, do vậy các người hãy tu tập thiện tâm, không phân biệt ai, thân hay sơ.”

Ðể trả lời câu hỏi “Hạnh phúc và an lạc nào cao nhất” Ðức Phật đưa ra 38 sự an lạc cao nhất. Một số hạnh phúc quan trọng nhất trong danh sách này, Phật đưa ra một số điều quan trong đối với giá trị nhân bản, như: cung phụng cha mẹ, chăm sóc gia đình, an tịnh trong hành động, tránh xa cuộc sống phi luân, tôn kính, khiêm tốn, mãn nguyện, biết ơn, tha thứ và tuân thủ v.v…

Tự do tri thức là một giá trị nhân bản cần thiết. Một khi con người có được tự do tri thức quan điểm tiến bộ của vị ấy trở thành một tài sản vĩ đại của cuộc sống; nó thúc đẩy phát kiến, hỗ trợ cho sự giải quyết sáng suốt những khó khăn của cuộc sống và khuyến khích sự thẩm sát. Ðức Phật khuyến khích mọi người tránh sự nô lệ tri thức. Có lần Ngài nói, “Giáo lý của ta không phải đến và tin, nhưng đến nhận xét và thực hành.” Không có một bậc khai sáng tôn giáo nào đưa ra một sự tự do như thế đối với đệ tử mình. Một cách chắc chắn, những lời nói sau của Đức Phật thuyết cho dân xứ Kalama có thể lấy làm hiến chương của sự tự do tri thức cho nhân loại:

“Không nên tin vào những gì các vị nghe nói lại cho dù dựa vào một số người xuất sắc hoặc truyền thống xưa hoặc được nói trong thánh điển hoặc được ngợi khen; chỉ sau khi quan sát đúng, phân tích phản ánh, nó phù hợp với lý lẽ và kinh nghiệm, và nó cũng đưa đến thiện, sau đó chấp nhận nó và sống với nó.”

Ðức Phật là người đầu tiên đưa ra đạo đức bình đẳng và tình thân hữu. Ngài dạy, “Ðiều quan trọng là những lý tưởng cao siêu và không phải sanh ra trong quyền quý” Do vậy khi đánh giá ai, ta nên hiểu “giá trị” không phải do “sanh”. Nói cách khác, nghĩa quan trọng của Pháp là một bức thông điệp cho sự bình đẳng. Không có giai cấp; không có bất bình đẳng; không có vị trí cao, thấp; tất cả đều bình đẳng. Ðây là những gì Phật dạy. Ngài dạy thêm: “Không để bất cứ ai, nam hay nữ hoàn cảnh kinh tế xã hội, bị cản ngăn trong việc đạt đến sự hoàn mỹ nhất, đó là quyền của mỗi người và trong khả năng của mỗi người, hơn thế nữa, có thể đạt được bằng sự phấn đấu không ngơi nghỉ của chính mình.”

Ðại đế A-dục là một vị vua Phật tử đầu tiên (273-232 TTL) đã thực nghiệm lời dạy của Ðức Phật. Và ông ta được xem là một trong những nhà cai trị công minh, sáng suốt và nhân từ nhất trong mọi thời. Trong các chỉ dụ của mình, vua A-dục ghi: “Tất cả thần dân là con của ta. Giống như ta muốn con của ta hưởng tất cả thịnh vượng và an lạc trong đời này và đời sau, do vậy ta muốn tất cả mọi người đều bình đẳng.” Ðức Phật nói rằng đệ tử của ngài nên hành thiện và đem hạnh phúc cho mọi người. Theo phương châm: vì lợi ích của số đông vì an lạc của số đông Bahujana Hitaya, Bahujana Sukhaya, Asoka suốt đời tận tụy làm việc thiện và hạnh phúc cho thần dân. Ông ta nói, “Không có nhiệm vụ nào cao hơn sự gầy dựng hạnh phúc cho toàn thế giới.”

Trong các chỉ dụ của mình vua A-dục thường nói về Pháp. Và Pháp là gì? Theo ông ta, Pháp không gì khác hơn là tôn trọng giá trị nhân bản. Trên trụ Topra-Delhi, ông ta ghi, “Pháp bao gồm những gì? Nó chứa đựng rất ít lỗi, nhiều thiện nghiệp, từ bi, tự do, chân thật và thanh tịnh.”

Lại nữa cùng chỉ dụ đó, ông ta ghi, “Mục đích của ta là phổ biến trong dân chúng tính cao quý của Pháp và sự thực hành Pháp, như: từ bi, tự do, chân thật, thanh tịnh, lịch sự và tốt lành.”

Và ở trong bia ký Mansehra và Kalsi, vua A-dục tóm tắt Pháp như sau, “Nhã nhặn đối với nô lệ, người hầu, cung kính đối với bậc trưởng thượng, cẩn thận trong hành xử với thường nhân và rộng lượng đối với hiền nhân.”

Nói cách khác, vua A-dục nỗ lực khắc sâu tinh thần tự kiểm soát chánh Pháp, thanh tịnh tâm, tử tế, từ bi, chân thật, tốt lành đối với tất cả. Và đây là tổng quát và bản chất của đạo đức, chuẩn mực đạo đức, đạo đức đưa đến chứng đạt Niết-bàn.

Từ thời vua A-dục, trong vòng mấy thế kỷ, Phật giáo đã uốn nắn cuộc sống của hàng triệu dân Ấn Độ và thế giới hợp với nguyên lý mới của cuộc sống dựa trên nền tảng của Pháp. Những nguyên lý này, theo ngài Silabhadra, người đứng đầu đại học Na-lan-đà thế kỷ thứ 7 TL, chúng có 5 loại: (1) Nguyên tắc bằng hữu, (2) Nguyên tắc tôn kính, (3) Nguyên tắc thiền định, (4) Nguyên tắc tha thứ, và (5) Nguyên tắc từ bi, cảm thông phục vụ và hy sinh. Các nguyên tắc này trở nên độc đáo là nhờ tính thực tiễn phổ biến của chúng.

Nhờ nỗ lực của vua A-dục và các nhà Phật giáo tiên phong khác, Phật giáo đã phát triển trên Ấn Độ trên 1.000 năm. Sau đó, nó bị suy tàn vì nhiều lý do chúng ta không bàn ở đây. Dĩ nhiên lời dạy Đức Phật về vấn đề giá trị nhân bản đã giúp dân Ấn Độ nhân đạo, văn minh hơn. Tuy nhiên, sau này những thành tựu này người ta quên đi.

Ngày càng nhiều người Ấn trở về với Phật giáo. Họ nhận rõ được giá trị nhân bản cố hữu Đức Phật đã dạy. Như trường hợp Bồ-tát B.R. Ambedkar, ân nhân vĩ đại nhất của Phật giáo Ấn Độ, chỉ sau vua A-dục. Ông đã thực hiện một việc kỳ diệu, vào ngày 14 tháng 10 năm 1956, đưa nửa triệu người về với đạo Phật. Ngày nay, trong sáu triệu tín đồ Phật giáo Ấn Độ, 90% là những người do Ambabedkar chuyển hóa trước đây. Ambedkar đưa ra những lý do về việc tin sùng Phật giáo, trong bài viết của ông in trong tạp chí Maha Bodhi tháng 4 năm 1950, có đoạn:

  1. Tôn giáo đạo đức là tôn giáo gìn giữ được những nguyên tắt điều hành xã hội.
  2. Tôn giáo phải phù hợp với lý lẽ và khoa học.
  3. Tôn giáo, cốt lõi của đạo đức xã hội, phải công nhận những điều căn bản về tự do, bình đẳng và hữu nghị.
  4. Tôn giáo không được thần thánh hóa hoặc đem lại nghèo đói.
Sau khi đặt ra tiêu chuẩn này, Ambedkar nói:

“Có một tôn giáo nào thỏa mãn những điều kiện này không? Theo như tôi biết tôn giáo duy nhất thỏa mãn những điều này là Phật giáo” Nói cách khác Phật giáo là tôn giáo duy nhất mà thế giới cần đến.

Sự cao quý và vi diệu của giáo lý, giá trị nhân bản được Đức Phật dạy vượt ngôn từ diễn tả. Thật vậy, Ðức Phật là người đưa ra các giá trị đạo đức, như: tự do cá nhân, tha thứ, thông cảm, từ bi, bất hại, nhân từ, phục vụ và hy sinh. Ngài cũng khuyên mọi người chống lại giáo điều, chủ nghĩa hình thức và nghi lễ nghiêm khắc. Ngài cũng tuyên bố mạnh mẽ rằng để đạt được các mục đích trong cuộc sống, khả năng sáng tạo có sẵn trong ta không cần tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài. Những quan điểm trên giúp Phật giáo bước vào vị trí độc tôn và làm cho đạo Phật nổi bật giữa những tôn giáo khác.

ĐỒ THỜ ĐỨC HIỆP
1f3e2.png
Địa chỉ: Liền Kề 7 Ô 16 Khu Đô Thị Tân Tây Đô – Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
1f3e2.png
Xưởng sản xuất: Làng nghề Sơn Đồng – huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
☎
Hotline: *** – ***
✉
Email: ***@gmail.com
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên