Phật là gì ?

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Kính mời các Bạn tham gia thảo luận chủ đề này ạ:

Hỏi: Phật là gì ?

Đáp: Phật có nhiều nghĩa, Mỗi nghĩa nói lên một đức tánh...

Hỏi: Theo tôi Phật là ánh sáng dẫn mình đến thiện lương...

Đáp: Vâng ! Đúng nhưng chưa đủ.

Hỏi: Nghĩa nào là Chính ?

Ở đây xin nêu 2 ý CẦN và ĐỦ để xác minh trong đó là vị Phật. Đó là:

1/. Phật là Tâm: Nghĩa là những lòai có TÂM thì có PHẬT TÁNH và có khả năng thành Phật.

2/. Phật là Giác: Nghĩa là cái ? TÂM nào được Giác Ngộ, thì TÂM đó chính là Phật.

* Hệ Luận 1: Tất cả các loài, trùng, dế, mèo, chó, người, quỷ, ma, thần v.v...cho đến các loài Trời đều có Tâm nên đều có Phật Tánh, đều có khả năng thành Phật. Hay nói cách khác: Vạn loài Hữu Tình đều là có TÂM nên đều là hạt giống Phật.

ĐH VNBN thảo luận:

Phật chính là giác, là toàn giác, là giác ngộ thấy biết rõ ràng chính mình và vũ trụ.

Ý 1 và hệ luận 1 dễ khiến người học chấp vào hữu tình pháp, theo đó mà học sẽ dính mắc mắc Tâm và Phật Tánh nơi hữu tình pháp. Bốn tướng nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả còn đủ.

Cần quán sát thật rõ ràng cái gọi là hữu tình thì chỉ là tạm bợ, nơi chúng rốt ráo chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Tâm, chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Phật Tánh.

Cái gọi là Tâm ấy, Phật ấy, thật sự siêu vượt hết thảy các thức của loài hữu tình. Dựa vào tướng hữu tình mà học về Tâm, về Phật Tánh thì là còn nương trên thức, còn ở phạm vi của thức.

Chúng ta nghiên cứu thật kỹ câu "hữu tình vô tình trọn thành Phật Đạo". Từ đó, thấu rõ tâm mình vốn chẳng ở nơi vô tình hay hữu tình mà sẵn sàng hiển bày tất cả các pháp hữu-vô.


2/. Phật là Giác:

Như trên chúng ta biết: Phật là TÂM.

Vậy TÂM là gì ?

Đáp: Trong con người có 2 phần: 1. Vật chất (Vô tình) và Phi vật chất (Hữu Tình).

+ Phần vật chất trong con người thể hiện ra SẮC ẤM tức là thân thể, tứ chi ,ngũ quan của con người.

+ Phần Phi vật chất tức Hữu Tình trong con người. Nói cách khác.

- Khi Giác Tánh tác dụng qua mắt là Thấy, qua tai là nghe v.v... hình thành THỨC ẤM.( gồm 6 Thức gọi là Tâm Vương).

- Khi 6 Thức Tâm Vương tiếp Xúc 6 Trần Cảnh liền sanh ra Thất Tình, Lục dục. và các Thọ, Tưởng, Hành. (gọp chung là 5 Uẩn).

* Tất cả các thuộc Tánh của Giác Tánh. Gồm 5 Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, hành, Thức đều gần giống TÂM mà chưa phải TÂM GIÁC, nên gọi là "Vọng Tâm".

Hệ Luận 2: Vọng Tâm là Chúng Sanh (chưa phải là Phật). GIÁC TÁNH mới là Chơn Tâm, là Phật Tánh, là Phật.

Do vậy đoạn 1 và 2 ĐH VNBN nói:

BATKHONG1985 đã viết:

Đoạn 1:
Cần quán sát thật rõ ràng cái gọi là hữu tình thì chỉ là tạm bợ, nơi chúng rốt ráo chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Tâm, chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Phật Tánh.

Đoạn 2:

Cái gọi là Tâm ấy, Phật ấy, thật sự siêu vượt hết thảy các thức của loài hữu tình. Dựa vào tướng hữu tình mà học về Tâm, về Phật Tánh thì là còn nương trên thức, còn ở phạm vi của thức.


là Chấp nhận được bán phần( Nghĩa là chấp nhận được phân nữa)

Ý kiến Bạn VNBN:

Phật là giác, là trạng thái của tâm chứ không phải là Tâm. Thí dụ như mặt trời tự phát sáng thì mặt trời là tâm, ánh sáng soi rọi không ngăn ngại là giác. Thí dụ như bóng đèn phát sáng, nếu lấy vật bao quanh lại thì bên ngoài sẽ tối đen, còn như không có vật che thì ánh sáng chiếu rọi vô tư, bóng đèn chính là tâm, ánh sáng phát ra khi không có vật ngăn che chính là giác, là Phật.
Chúng ta thường nghe nói "Phật tại tâm", nghĩa là tùy theo trạng thái của tâm mà gọi là Phật hay là chúng sanh, tâm với màn đen u mê bao phủ thì là chúng sanh, tâm với sự tỉnh thức thì là Phật.

TÂM là gì?

TÂM ta vốn vắng lặng, không thể hư hoại, do duyên với các TÂM khác mà phát sanh vạn pháp. Từ vô minh cho đến giác ngộ đều do duyên với các tâm khác mà phát sanh nên.
TÂM vốn không là cái gì cả, tự vốn là nó, quy định đây mới thật là ta chứ không là ai khác nhưng TÂM này không cô lập với TÂM khác, TÂM - TÂM giao tiếp mà phát khởi tất cả pháp.
Tâm như chất nước vậy, vốn chẳng có hình dáng tướng trạng gì cả, tùy theo vật ngoài chứa đựng mà có hình tướng, nước trong ly thì theo hình cái ly, nước ở hồ thì hình theo cái hồ,..., nếu không vật gì chưa đựng thì tràn ra vô tận khắp mười phương. Trạng thái không vật che đựng rồi tràn ra khắp mười phương đó là Phật, trạng thái bị che đựng thì là sanh tử, vô thường. Suốt quá trình như vậy nước vẫn là nước vậy.

TÂM cũng như nước đó vậy, vô tướng, không hề bị hư hoại đổi khác nhưng không thể tồn tại cô lập, bắt buộc, hoặc là bị ngăn che (chúng sanh), hoặc là không còn sự ngăn che (Phật).

Cho nên chúng ta học Phật, luôn nhớ rằng: "ngoài mắt tai mũi lưỡi thân ý mà tìm tâm liền vô vọng nhưng nương nơi mắt, tai , mũi , lưỡi, thân, ý để tìm tâm cũng chỉ là lầm". Hai nẻo sai lầm đó, không mắc phải thì tự khắc hiểu được.
(hết trích)

VQ Đáp:

Kính ĐH.

3 điều Bạn nhận thức nêu trên, là có nghiêng cứu và sâu sắc. VQ xin tán thán.

Nhân 3 điều Bạn đã nghiêng cứu VQ nảy sinh các tư duy phụ trợ như sau:

Theo VQ :

1a). Phật là Giác, mà Phật cũng là Mê. Kinh Kim Cang Bát Nhã có câu: "Tâm, Phật, Chúng sanh tam vô sai biệt. Nghĩa là TÂM, PHẬT (giác), CHÚNG SANH (mê) cả 3 không sai khác nhau.-

Vì:

+ Một TÂM nào cũng có sẵn Phật, sẵn Chúng Sanh.
+ Một CHÚNG SANH nào cũng sẵn Tâm, Sẵn Phật.
+ Một PHẬT nào cũng sẵn Tâm, sẵn Chúng Sanh.

* Khi Giác là Như Lai xuất triền.
* Khi Mê là Như Lai tại triền.

1b). Giác (Phật) & Mê (chúng sanh) , là 2 trạng thái TÂM.- Mà Trạng thái của tâm cũng chính là Tâm. (Tam vô sai biệt)

- Cho Nên phiền não tức Bồ Đề. Chúng Sanh tức là Phật.-

- Cho nên thấy rỏ toàn sóng đều là Nước, toàn vọng tức là Chân. Bò vọng tìm Chân không thể có, Như bài kệ:

Thế gian ơi ! đời vẫn là cuộc lữ,
Nẽo: đi- về . Như huyễn cũng Như chân.
Thấy Niết Bàn trong sanh tử phù vân,
Ai ngờ được bờ mê là bến Giác.

(TS Viên Minh)
 
Last edited:

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Giờ chúng ta trở lại v/đ ở đoạn 3 của ĐH VNBN:

BATKHONG1985 đã viết:


Đoạn 3:

Chúng ta nghiên cứu thật kỹ câu

3a + "hữu tình vô tình trọn thành Phật Đạo".

Từ đó, thấu rõ

3b + tâm mình vốn chẳng ở nơi vô tình hay hữu tình

mà sẵn sàng hiển bày tất cả các pháp hữu-vô.
(hết trích)


Đối với 2 đoạn :

3a + "hữu tình vô tình trọn thành Phật Đạo".

3b + tâm mình vốn chẳng ở nơi vô tình hay hữu tình.

Quả thật VQ không biết ý bạn ấy muốn nói về cái gì ?

* câu: 3b + "tâm mình vốn chẳng ở nơi vô tình hay hữu tình." Phải chăng Bạn muốn nói: Hữu Tình hay vô tình đều KHÔNG CÓ TÂM.- Nghĩa là đều không thể Thành Phật ? Hay là ngoài TÂM thì có cái gì để Thành Phật ? Vậy thành Phật là thành cái gì ? (Quả thật khó hiểu quá).

Đối lập lại.
câu: 3a + "hữu tình vô tình trọn thành Phật Đạo". Nghĩa là cả 2 đều thành Phật ? Vậy cái gì để thành Phật. Mong bạn giải thích thêm.- Vì 2 câu này chúng mâu thuẫn với nhau.

Rất mong ạ

+ Mạn đàm

Câu của ĐH VNBN nêu:
"hữu tình vô tình trọn thành Phật Đạo".

Nhưng không rõ.- Ý của soạn giả muốn nói:

+ "hữu tình vô tình trọn thành Phật ". ?

Hay

+ "hữu tình vô tình trọn thành Phật Đạo". ?

Theo mình 2 câu chỉ khác nhau chữ Đạo. Nhưng ý nghĩa và kết quả khác nhau rất xa !!!

Có thể do nhận thức mỗi người có khác nhau mà thấy khác nhau chăng ? Nhưng chúng ta có thể trao đổi để được cùng tiến bộ.

Theo ý các Bạn thì sao ?
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Tâm Thế thảo luận:

Tu Tiên Đạo và vấn đề Vô Tình Thành Tiên:

Xin trình kiến về v/đ tu Tiên đạo:

2. SỰ TU HÀNH CỦA LOÀI VÔ TÌNH HỮU SANH (thảo mộc)
Đối ᴠới ᴄáᴄ loài ᴠô tình mà ᴄó ѕự ѕống (thí dụ như ᴄâу ᴄỏ, hoa lá) thì ѕự tu hành không phải do ý thứᴄ ᴄủa ᴄhúng đưa đến mà là do ѕự ngưng tụ từ hỗn nguуên trời đất mà thành.

Thí dụ ᴄó một ᴄâу đại thụ trãi qua hơn 1.000 năm ѕống nơi ᴠựᴄ núi hiểm trở thì thời gian đó ᴄhúng ѕẽ hấp thụ đượᴄ linh khí đất trời (như trong một bài ĐẠI TRƯỢNG XUYÊN MỘC) thầу đã ᴄó nhắᴄ qua, ᴠà như ᴠậу khi đó hỗn khí ấу đượᴄ ngàу ngàу ngưng tụ lại ᴠà dần dần hình thành “tâm thứᴄ” đến một mứᴄ độ nào đó ᴄhúng ѕẽ ᴄó thể ᴄó ᴄảm thụ như một loài hữu tình thế gian ᴠà khi đó ѕự tu luуện ᴄủa ᴄhúng ᴄhính là ѕự gia tăng hấp thụ linh nguуên trong trời đất, nếu ᴄó thần khí haу tiên khí trong ᴠùng đó thì ᴄhúng ѕẽ ᴄàng ѕớm thành tựu, ᴄho nên ᴄó ѕự bổ trợ lẫn nhau nàу mà thông thường một ᴠùng núi ᴄó “thần mộᴄ” ѕanh ѕống thì tứᴄ là nơi đó ᴄũng ᴄó tiên khí (ѕẽ ᴄó một ᴠị tiên nhân ẩn thân tu hành), ᴠà ngượᴄ lại, nếu ᴠùng núi nào ᴄó ᴠị tiên nhân ẩn tu ất ѕẽ ᴄó không ít ᴄáᴄ loài hữu tình ᴠà ᴠô tình “hiển tinh” để ᴄùng ᴄâu hội ᴠề đó mà nương nhờ để ѕớm thành tựu ᴠiên mãn.

3. SỰ TU HÀNH CỦA LOÀI VÔ TÌNH VÔ SANH (khoáng vật)
Đâу là ѕự hình thành “tâm thứᴄ” ᴄủa một loài ᴠô tình ᴠô ѕanh (thí dụ như là một tản đá).

Trong phim Tâу Du Ký ᴄó lẽ tất ᴄả mọi người đều biết một ᴄon khỉ đượᴄ ѕanh ra từ Tản Đá (đó ᴄhính là Ngộ Không), ѕự hư ᴄấu nàу ᴄủa Ngô Thừa Ân ᴄũng không phải hoàn toàn là “bịa đặt”, mà trong ѕự tàng ẩn ᴄủa trời đất ᴠiệᴄ ấу hoàn toàn ᴄó thể хảу ra.

Nhưng mà loại ᴠô tình ᴠô ѕanh thì không thể tự mình hấp thụ ᴄhơn khí trời đất như loài VÔ TÌNH HỮU SANH. Mà phải là một ѕự hi hữu kháᴄ nữa kèm theo.

Cũng như ta thấу ᴄon trai dưới biển ᴄó ngậm ngọᴄ, nhưng đó không phải là thứ ᴄhúng tự ѕanh ra mà là do một ѕự ᴠô tình (trong một biến ᴄố) nào đó làm ᴄho hạt ᴄát rơi ᴠào miệng ᴄủa nó ᴠà nằm im trong đó, trãi qua thời gian thì hạt ᴄát đượᴄ ᴄáᴄ ᴄhất trong ᴄơ thể ᴄon trai tiết ra làm thành một ᴠiên ngọᴄ, ở đâу ѕự hình thành ᴄủa loài VÔ TÌNH VÔ SANH ᴄũng gần tương đồng như thế! Tứᴄ là một tản đá thì ᴠẫn là tản đá, khi ᴄó một luồng “tiên khí” đủ mạnh nào đó đượᴄ lưu giữ lại nơi tản đá đó mà không bị tán loạn (thông thường thì dù ᴄho là ᴄó ᴄũng ѕẽ bị tan hoại rất nhanh trong nhân giới.

Và như ᴠậу luồng tiên khí nàу nếu đượᴄ lưu giữ lại (như một dạng hình thành ᴄủa hổ pháᴄh) thì khi đó ѕẽ lại tiếp tụᴄ đượᴄ hội linh hấp thu linh khí đất trời để dần dần tíᴄh tụ tiên khí lớn dần lên.

Vậу thì ta hiểu rằng, nếu ᴄó một tản đá đượᴄ ngưng tụ thành một hình người thì không phải do tản đá đó ᴄó thể tíᴄh tụ linh khí đất trời mà là ᴄhính luồng tiên khí đượᴄ ngưng giữ lại bên trong tản đá đó mới là thứ ᴄó thể tíᴄh tụ lại linh khí trời đất, ᴠà tản đá ᴄhỉ là một ᴠật bao bọᴄ không hơn kém mà thôi!

Đó ᴄhính là ѕự ngưng tụ (mà người đời gọi là tu luуện) ᴄủa ᴄáᴄ ᴠật VÔ TÌNH VÔ SANH. Chứ không phải tản đá nó tự biết tu, haу biết hấp thụ linh khí đất trời gì ᴄả.

Cho nên ᴠiệᴄ nàу là hi hữu trong hi hữu, ngàn ᴠạn năm mới ᴄó một lần, tương truуền rằng ngàу хưa THẠCH CƠ ᴄhính là ѕự ngưng tụ linh khí từ bà NỮ OA rồi hấp thụ dần thành hình người ᴠà đã ᴄó nhiều lần đấu pháp ᴠới THÁI ẤT CHÂN NHÂN, ᴄòn ᴄon khỉ đá TÔN NGỘ KHÔNG ᴄhính là ѕự ѕáng tạo từ ᴠiệᴄ nàу mà ra, tuу nhiên NGÔ THỪA ÂN ѕáng tạo ᴄhứ không tìm hiểu nguуên nhân ѕáng tạo.

(theo: gocnhintangphat.com )
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Kính cảm ơn Bạn Tâm Thế tham gia thảo luận.

Vâng ! Tài liệu bạn đưa ra rất hay. Có thể nói đây là: "Vô Tình" Thành Tiên Đạo. Nghĩa là loài Vô Tình được đắc Đạo Tiên (mà không phải là Phật Đạo).

Điểm khác nhau giữa Đạo Tiên và Đạo Phật là:

* Tiên: Theo Đạo Tiên, thì "Đạo" tức là Thiên Nhiên : sanh ra vạn vật (Đạo sanh vô cực, vô cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, bát quái sanh ngũ hành, ngũ hành hóa sanh vạn vật).
Cũng theo Đạo Tiên, thì Vô Tình (gỗ. đá) và hữu tình (người và thú )đều tu luyện: Luyện Tinh- hóa Khí- Luyện Khí - hóa Thần- Luyện Thần- hòan Hư.
về Thái Hư tức là đắc ĐẠO thành Tiên (theo Đạo Đức Kinh của Đạo Tiên), Đạo là Thiên nhiên (vô vi theo Đạo tiên).

* Phật: Nhất thiết duy Tâm tạo.- Nghĩa là tất cả Pháp duy Tâm tạo.
làm người do Tâm, làm Phật cũng do Tâm tạo ra chứ không do ai khác hay bất cứ cái gì khác, tạo ra giúp ta được.

Như vậy: Vô Tình gỗ đá, tu thành Tiên là vì gỗ đá do thiên nhiên sanh, "Thiên nhiên giúp" chúng "tu" trở về Thiên nhiên là Đạo.- Đây là cách tu hành của họ không liên quan với Đạo Phật chúng ta.

Việc chúng ta là:

"hữu tình vô tình trọn thành Phật Đạo".

Mến.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Theo Bantoioi, Phật là... bất khả tư nghì..!!
 
  • Like
Reactions: VQ6

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Phật là bạn!
Khi bạn VÔ SỰ thì bạn là Phật.

CÓ bạn thì mới CÓ Phật.
Bạn vốn KHÔNG CÓ thì bạn TÌM Phật là gì vậy???

VÔ NGÃ tu là càng tu càng sai.
TS Viên Minh.
 
  • Like
Reactions: VQ6

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Úi, nghe chi cái gọi là ts Viên Minh ấy!!!
Tất cả chỉ là vọng!!!
Thà rằng KHÔNG BIẾT thì hơn. Biết rồi chín nhớ mười thương... Khổ rồi.
 
  • Like
Reactions: VQ6

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,114
Điểm
113
ha ha ha [smile]

chẳng phải thầy VQ đã chỉ rõ ngay từ đầu rùi ... [smile]

1/. Phật là Tâm

tâm pháp
--> thì là tâm

chẳng tâm pháp ... cũng là tâm

nơi các pháp --> chẳng đến nhau --> cũng là tâm [smile]


mà các pháp chẳng đến nhau .... .... chẳng phải là --> VÔ MINH [smile]

hỏi VÔ MINH [smile] --> LÀ CÁI GÌ ? [smile]

==> mà VÔ MINH CỨ PHẢI --> NGHÊNH NGANG ... RỜI ĐI [smile]



ngày ... tháng ... nào ?

đã qua đi ... khi ta ... còn ngồi lại ?

cuộc tình nào ... mãi ra khơi ... Ta còn mãi nơi đây

từng NGƯỜI TÌNH .. bỏ ta đi .. như những dòng sông nhỏ ...

ÔI ... những dòng sông nhỏ ... .... lời HẸN THỀ --> còn mãi nơi đâu [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:
  • Like
Reactions: VQ6

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Kính cảm ơn bạn VNBN và các bạn đã chia sẻ những tâm đắc:

Thưa các bạn VQ có một tính toán hay "tin Phật và kinh điển". Vì vậy những gì Phật và kinh điển chưa nói thì VQ hay suy nghĩ lại. - Thôi chuyện đó để đó đi ...

Nhớ lúc trước Bác Học có nói về v / đ "Tình dữ vô tình thành Phật đạo". Như là:

Ví dụ như VQ thấy mình đi du lịch khắp nơi, thành thị, nông thôn, sông, cỏ cây (ví dụ cho Hữủ tình và vô tình). Bổng có người làm việc gì mà cho VQ chợt "tỉnh" .- Đến khi Tỉnh thức thì người (hữu tình) và cảnh vật (vô tình) đều thoát khỏi cơn mộng mị. - Như vậy được gọi là:

"Hữu tình vô tình đều thành Phật đạo".

Theo VQ. Đều thành Phật Đạo vì: Đạo Phật là Đạo Tỉnh Thức (Giác). Đều Tỉnh Thức nên gọi là

đều thành Phật Đạo
 
Last edited:

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Như trên chúng ta khái niệm: Phật là Tâm. Tâm này muốn nói là Chân Như Tâm , là Chân Tâm.

Thế nào là Chân Như ?

Chân như là gì? Kinh Bát Nhã dạy:

Chân như (Tathatā): “chân nghĩa là chân thật, như là như thường không thay không đổi. Duy thức luận nói: “chân là chân thật, rõ ràng, không hư vọng; như là thường như vậy, cố định không thay đổi. So với tất cả các pháp thì nó luôn chân thật, luôn giữ được tánh chất của nó”.[1] Nó còn có tên gọi khác là: tự tánh thanh tịnh tâm, Phật tánh, pháp thân, Như Lai tạng, thật tướng, pháp giới tánh, viên thành thật tánh. Kinh Bát Nhã đã định nghĩa những phẩm tính của Chân như như sau:

“Thiên Vương nên biết, Chân như sâu xa, chỉ dùng trí biết, không dùng ngữ ngôn. Tại vì sao vậy? Chân như các pháp, siêu vượt văn tự, lìa sự nói năng, tất cả ngữ ngôn nói không thể đến. Nó lìa hí luận, dứt sự phân biệt, không thử không bỉ, lìa tướng có – không, lìa sự tầm tư, vượt cảnh tìm kiếm, không tưởng không tướng, vượt qua tưởng - tướng, lìa xa ngu phu, vượt bỏ ngu phu, diệt các ma sự, lìa khỏi chướng ngại, dùng thức không biết, trụ nơi vô trụ, thánh trí tịch tĩnh, là vô phân biệt, là Trí hậu đắc, không ngã – ngã sở, cầu không thể được, không thủ không xả, không nhiễm không chấp, thanh tịnh không cấu, tối thắng bậc nhất, tánh thường bất biến. Nếu Phật xuất thế hay không xuất thế, nó vẫn thường trụ”.
(hết trích)

Phật từ Chân Như mà đến nên hiệu là Như Lai.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
"PHẬT LÀ TÂM" THÌ VẪN CÒN LÀ NGỘ NHẬN.

Vì sao? Vì khi một chúng sanh vô minh vẫn có cái "Tâm bất diệt" vô tướng nhưng muốn là Phật thì phải hết vô minh ( cái giả đủ duyên thì tự mất).

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị Phật, khi vừa mới thành đạo trên những bước chân hành đạo của mình, Đức Phật được hỏi "chúng con gọi ngài như thế nào?". Đức Thích Ca bảo :" gọi ta là Phật, nghĩa là người đã giác ngộ toàn bộ, là toàn giác, biết hết tất cả". Như vậy Phật = biết hết tất cả.

Còn Tâm (ở đây là bản tâm nguyên thủy xưa nay hay là mình xưa nay) thì không mặc định sẳn cái biết mà phải trãi qua quá trình tương tác nhân duyên mới có.

Phật chính là "ánh sáng viên chiếu của (tự) TÂM" khi Vô Minh tan biến.
Thí dụ như Mặt Trời là Tâm, thì khi bị mây che ánh sáng không thể phát ra toàn bộ không gian nên gọi là chúng sanh, khi mây che tan biến thì ánh sáng phát chiếu không còn bị ngăn ngại thì đó là Phật. Mặt trời luôn có ánh sáng, chứ không do mây tan mới có, cái ánh sáng tự thân đó gọi là Phật Tánh, Tánh viên giác, Tự tánh....
Thí dụ khác, như chất vàng. Vàng trong quặng dơ thì tính chất "dơ" là chúng sanh, vàng hết chất dơ thì gọi vàng ròng, tính chất "ròng" thì gọi là Phật. Chất vàng chính là tâm, là mình xưa nay. Như vậy chất vàng và tính "ròng" thì không phải là một, mà ròng là một hiện tượng phản ứng của chất vàng khi cái nhân vô minh tan biến, tánh tự nhiên được phô bày.


Tóm lại, Phật là ánh sáng viên minh phổ chiếu vũ trụ, Tâm là thực thể là chủ thể của ánh sáng viên minh tự thân.

THỰC THỂ VÀ ÁNH SÁNG VIÊN MINH TỰ THÂN

Tâm mà chúng ta bàn ở trên chính là thực thể, hay là mình xưa nay, không có tướng trạng hay bất kì dấu vết gì nơi nó. Thực thể đó là một thứ bất hoại, bất khả xâm phạm, tính chất này gọi là ánh sáng viên minh tự thân giống như mặt trời tự có ánh sáng chứ không phải do hết mây che mới có.

Do đối ngoại nên phát sanh Vô minh (không biết) tạo ra thế giới và muôn vật, trong suốt quá trình đối ngoại thực thể đó vẫn y vậy, bất khả xâm phạm, bất hoại. Khi hội đủ nhân duyên thì vô minh biến mất, cái ánh sáng viên minh tự thân phổ chiếu ra toàn bộ vũ trụ, toàn bộ sự thật được hiển bày.
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Phật tức Giác, Giác tức Tâm, Tâm tức Phật..!!!

Sự thật, Bạn biết hiện hữu đây là Phật đó..!!!

Nhưng chúng ta lại sống (thân khẩu ý) theo từng cuộc đời nghiệp thức - vai diễn, sản phẩm của vô minh..!!!

Vậy chúng ta sống thoát vai diễn với Tâm Phật (cái biết vô sanh, thanh tịnh) hay là Tâm Chúng Sanh (cái biết của nghiệp thức, vọng động), là tùy mỗi mỗi...

"...Phật ở trong nhà
Chẳng phải tìm xa
Vì quên gốc, nên ta tìm Phật
Nào có hay, Phật chính là ta..."
 
  • Like
Reactions: VQ6

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Phật là người VÔ SỰ!

CÓ Phật nào ĐA SỰ không ta???

 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,396
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Phật Là Ta !...Ta Vẫn Vào Ra ???
Vào Thì Phật ???,,,Ra Ta Hết Phật !
Phật Kiểu Này Chẳng Khác Gì Ma .
Phật Là Phật ... Ta Vẫn Đang Ta ...
Điên Đảo Tưởng : Hóa Ta Là Phật !
Muốn Là Phật ? ..Tâm Mình Phải Sạch ,
Hết Vô Minh, Lầm Tưởng Mơ Màng .
Sạch Ngay Tâm Thức Rộn Ràng ,
Chẳng Trong , Chẳng Ngoại: Cả Làng -> Chính Tâm .
Đêm Ngày Giữ Giới Đăm Đăm ,
Định Trong - Huệ Phát : Phật Tầm Đâu Xa ,
Huệ Phát -> Hạnh Lành Rõ Ra
Chuyên Hành Hạnh Ấy Chính Là Phật Tông .
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Xưa nay CÓ Phật nào nói Phật PHẢI BIẾT làm sao THÀNH Phật không ta???

 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Có một nhóm người lý luận diễn tả "Phật là gì???"
Có một người nói "Tất cả là Phật!"
Có một người nói "Phật phải là cái gì đó!"
Có một người nói "Tâm mới là Phật!"
Có một người nói "Phật phải tu mới là Phật!"
Có một người nói "Phật chính là ta!"

Có một người hỏi "Bằng cái gì THẤY Phật ???"
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,114
Điểm
113
ha ha hah a[smile]

vậy là VÔ MINH đang miêu tả PHÙ DU đấy [smile]

PHÙ DU nếu đếm thì nhiều NGÚT NGÀN [smile]

--> nhưng chẳng lay động được CHÂN THÂN [smile]

cái CHÂN THÂN đấy ... thì là PHẬT thôi [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Phật tức Giác, Giác tức Tâm, Tâm tức Phật..!!!

Sự thật, Bạn biết hiện hữu đây là Phật đó..!!!

Nhưng chúng ta lại sống (thân khẩu ý) theo từng cuộc đời nghiệp thức - vai diễn, sản phẩm của vô minh..!!!

Vậy chúng ta sống thoát vai diễn với Tâm Phật (cái biết vô sanh, thanh tịnh) hay là Tâm Chúng Sanh (cái biết của nghiệp thức, vọng động), là tùy mỗi mỗi...

"...Phật ở trong nhà
Chẳng phải tìm xa
Vì quên gốc, nên ta tìm Phật
Nào có hay, Phật chính là ta..."
Phật đó là Phật LÝ, đúng hơn gọi là Lý Thuyết. Về Lý Thuyết thì ai ai cũng là Phật cả nhưng thực tế để người ta gọi mình là Phật như người ta gọi Đức Thích Ca Mâu Ni là Đức Phật thì mình phải là người giác ngộ toàn bộ, thấy biết hết thảy (đồng nghĩa thấy biết tất tần tật về chính mình).

Tâm vốn không vô minh không giác ngộ, không trong bất kì đối đãi nào,... (không là gì mà có thể là bất kì thứ gì, không duyên khởi mà khởi tất cả nhân duyên) còn Phật là sự giác ngộ về cái tâm đó , sống y như tính chất của tâm đó. Phật là phương tiện bậc nhất để tâm chiếu rọi vào đó thấy biết rõ ràng sự tồn tại của nó. Phật chính là cái thấy biết trọn vẹn về tâm này. Cho nên ai cũng có thể là Phật nhưng tâm với tâm thì chẳng thể là nhau được, Đức Thích Ca giác ngộ mà chúng ta thì vẫn là chúng sanh.

Tóm lại, Phật với Tâm chẳng khác nhưng cũng không phải là một.
 
  • Like
Reactions: VQ6

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,396
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Phật đó là Phật LÝ, đúng hơn gọi là Lý Thuyết. Về Lý Thuyết thì ai ai cũng là Phật cả nhưng thực tế để người ta gọi mình là Phật như người ta gọi Đức Thích Ca Mâu Ni là Đức Phật thì mình phải là người giác ngộ toàn bộ, thấy biết hết thảy (đồng nghĩa thấy biết tất tần tật về chính mình).

Tâm vốn không vô minh không giác ngộ, không trong bất kì đối đãi nào,... (không là gì mà có thể là bất kì thứ gì, không duyên khởi mà khởi tất cả nhân duyên) còn Phật là sự giác ngộ về cái tâm đó , sống y như tính chất của tâm đó. Phật là phương tiện bậc nhất để tâm chiếu rọi vào đó thấy biết rõ ràng sự tồn tại của nó. Phật chính là cái thấy biết trọn vẹn về tâm này. Cho nên ai cũng có thể là Phật nhưng tâm với tâm thì chẳng thể là nhau được, Đức Thích Ca giác ngộ mà chúng ta thì vẫn là chúng sanh.

Tóm lại, Phật với Tâm chẳng khác nhưng cũng không phải là một.
OK....
Nói Đúng Là : Trẻ Lên Ba Cũng "Nói Được " Mà ......Ông Lão 80 Làm Chưa Xong !
Nên Chúng Ta Phải Tinh Tấn Giữ Giới Thể Và Làm Việc Lành Như Lời Chư Phật Dậy Thôi .
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,114
Điểm
113
ha ha ha [smile]

hmmmmmm ... đúng là NGƯỢC NGẠO [smile] ... cứ thế lại là như thế nào [smile]

(1) Tờ Giấy Trằng ... và Tờ Kinh --> CHẲNG XONG [smile]

ông lão AN LÒNG --> NÓI CHẲNG ĐƯỢC [smile]

mà trẻ con 3 tuổi .... chẳng LÀM .... mãi THONG DONG [smile]


lời bàn [x x x x x xmile ]

tờ giấy trắng ... vì nó TRẮNG TINH ... nên HOÁT NHIÊN .... ĐỐN NGỘ [smile]

tờ kinh chẳng xong ... vì quá nhiều ... U UẨN .... mãi hoài CHẲNG XONG [smile]

người ta thường bảo [smile] ... hai bài kệ của Thần Tú và Huệ Năng ... như 2 ĐẠI HIỀN BẢO KHÍ [smile]

Thần Tú .. cầm cái khăn .. xô nước .. cục GÔM ... chùi chùi xóa xóa .. tẩy tẩy ... cào cào .. cho SẠCH --> TỜ GIẤY

còn Huệ Năng .. thì đứng đó ... NGẮM HOÀI .. NGẮM HOÀI rùi nói:

--> ÚI CHỜI .. hóa ra ... từ xưa đến giờ CẶM CỤI ... chẳng chép được KINH NÀO vào TRANG GIẤY [smile]




ÔI ... đời người đầy những trang giấy .... những trang giấy góp đầy 1 cuốn sách ... từng trang từng trang cứ như NỖI BUỒN -->> gã họ TRỊNH [smile]

tình ngỡ .... đã xa xăm

nhưng TÌNH ... bỗng lại về [smile]

NGƯỜI ... ngỡ ... đã quên đi

nhưng người ... bỗng quanh đây ...

ÔI .. trái tim ... phiền muộn


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên