Phật Trí Siêu Việt

BụtĐồ

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 4 2020
Bài viết
8
Điểm tương tác
3
Điểm
3
1. Có một khẳng định là, chỉ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện thì khái niệm (đồng thời là chân lý) trung tâm của Phật trí học, quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất mới được Chư Phật dạy bảo (công bố):





Tất cả các pháp là không có tự tính





Mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện maya (thường gọi là như huyễn), chúng xuất phát từ A (mẫu tự của Phạn ngữ) và là a (không có tự tính). A vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật. Tuy thế, người ta cần phải tránh quan điểm hư vô dễ mắc phải khi luận về tính a. Phải hiểu là sự vật vẫn “có” (hữu, “được thấy như là có”), nhưng chỉ là những dạng dựa vào nhau mà xuất hiện, cái “có” đó là không thật (là maya, “có” không có tự tính, do đó Đức Phật dạy: ‘sắc tức thị a’; khác với các quan điểm cho rằng vật chất hay tinh thần là có tự tính, độc lập, khách quan, trường tồn- một sai lầm căn bản là lấy tướng làm thể). Nhưng chúng không phải là hư vô (hư vô là khi mà cái “không” là thật và sẽ chẳng có hiện tượng nào có thể trình hiện cả) vì với a, cũng giống như cái “có”, cái “không” cũng không thật (“không” không có tự tính và vạn sự có thể trình hiện diệu kỳ, do đó Đức Phật dạy: ‘a tức thị sắc’), nghĩa là a siêu việt cả hai khái niệm “có” và “không” (có/không đều là a) và về a là bất khả tư nghị (vì cả tư tưởng và mọi khái niệm kèm theo cũng chỉ là trình hiện của a nên không thể dùng tư tưởng để nắm bắt ngược lại a (a siêu việt mọi trình hiện)).


....





Chú thích:





@ A/a là bản thể của Tồn Tại. A là gốc của tất cả các pháp. A là tâm bồ đề thanh tịnh. Theo nghĩa chữ gốc thì A có nghĩa phủ định, có các nghĩa vô tự tính, vô tác, vô biên, vô phân biệt, bất khả tư nghị, ...





@ Pháp hay ‘dharma’ ở đây hiểu theo nghĩa là nền tảng (sự thành tạo; bản thể, bản tính; cấu trúc cơ bản; thật tại; hiện tượng) của thế gian và các cõi giới.





...





2. Lưỡng Tính Sóng Hạt - Chân Lý Phật Trí Học. Có lẽ không có gì thú vị hơn khi chính sự phát hiện ra lưỡng tính sóng hạt lại là minh chứng điển hình cho câu ‘sắc tức thị a, a tức thị sắc’ vì ta có thể nói, theo ngôn ngữ vật lý học, rằng ‘hạt tức là sóng, sóng tức là hạt’, mà không gặp vấn nạn phi lý của khoa học, xem hạt/sóng có tự tính, hay xem có/không là thật (phi lý ở chỗ, một hạt (điểm) có kích thước vi mô lại có thể đồng thời có mặt ở mọi nơi). Vì Phật trí học biết rằng hạt (có) không thật nên vẫn có thể thấy như sóng (không); đến lượt nó, sóng cũng không thật nốt, nên lại có thể được thấy như hạt điểm. Được thấy là hạt hay sóng là do thức của người quan sát.





Tự tính của pháp là không tự tính (a)





3. Sự Không Sinh Không Diệt. Vì các pháp là a, không có tự tính, nên Phật trí học đã làm thông suốt vấn nạn về nguồn gốc của thế giới hiện tượng. Tất cả các lý thuyết cho rằng tồn tại có tự tính và đi tìm nguyên nhân đầu tiên của sinh khởi thế giới đều gặp bế tắc và dù muốn hay không, dù đối mặt hay lẩn tránh, rốt cuộc cũng phải đi vào sự thừa nhận một Đấng Sáng Tạo (“Thượng Đế”, chuyển từ không tồn tại (không là thật, có tự tính) sang tồn tại (có là thật, có tự tính)) là nguyên nhân của chính mình. Nguyên lý sáng thế này tự mâu thuẫn ngay trong nội tại.





Theo Phật trí học, các pháp (hay hiện tượng) là a (có không thật), nên chúng thật sự không sinh ra từ một cái gì đó (tức các hiện tượng là vô sinh) và cũng vì thế mà chúng cũng không diệt (không cũng không thật); các pháp được thấy như có sinh (thành có, tuy nhiên có đó là không thật) và có diệt (thành không, không đó cũng là không thật), nhưng không có nguyên nhân đầu tiên nào cả: không có pháp nào là cơ bản và mọi pháp đều phải dựa vào nhau mà “hiện hữu (có)”.








Mỗi pháp đều là: (i) cấu trúc hợp thành; (ii) thành phần của pháp khác; (iii) trao đổi giữa các thành phần của mạng lưới (‘trùng trùng duyên khởi’) để duy trì. Pháp vừa là đại diện của siêu nghiệm (lực), vừa là biểu hiện của đại diện siêu nghiệm (tiến trình). Các pháp được ước định bởi các đại chủng và các đại chủng là những tạo ước định cho pháp. Các pháp không đụng chạm nhau (cản trở nhau) và không cách khoảng nhau, chúng vừa là bộ phận vừa là tất cả.





4. Thể Tính Tạm Thời. Mỗi yếu tố diễn ra chỉ ở một thời điểm, do đó chúng sinh (hay còn gọi là đơn tử có thức; sinh thể; dòng sinh thức) là một chuỗi liên hợp tạm thời và thay đổi không ngừng của những yếu tố đơn nhất xuất hiện trong một satna (đơn vị ngắn nhất của thời gian), hay nói cách khác chúng sinh chỉ “tồn tại” trong từng satna. Như vậy dòng ý thức là một chuỗi các thời điểm và tồn tại là cơn lốc của những yếu tố thoáng qua được cấu thành theo một kiểu quy luật nhất định.





* Đúc kết lại Phật trí học cho rằng tất cả những gì mà ta nhận thức được dưới dạng kinh nghiệm đều là maya và cái maya đó, thực tế, lại là chuỗi những liên kết tạm thời (tổng thể các pháp) của những yếu tố (pháp) cũng tạm thời. Những yếu tố tạm thời này là trình hiện của A. Dòng sinh thức là một cái gì đó trôi đi nhưng không có một thực thể nào di trú để được xem là có tự ngã.





Đức Phật là bậc Vô thượng Chính đẳng Chính giác với trí tuệ toàn vẹn (Viên Giác), trùm khắp và hiểu thấu tất cả. Vì hiểu thấu tất cả một cách trực tiếp (tự chứng) nên các lời dạy của Đức Phật không phải là các “lý thuyết” (hay thậm chí là “thần khải”) mà là các mô tả hiện tượng, theo cách mà các chúng sinh có thể nhận thức được. Từ những lời dạy bảo đó, các chúng sinh phát tâm tu học tinh tấn để nâng tâm thức của mình lên các mức cao hơn, cho đến khi đạt được giác ngộ hoàn toàn: khi chấm dứt mọi mê lầm (đạt được Huệ) và gắn liền với nó là lòng thương vô bờ bến (đạt được Bi).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tầm Đạo

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 11 2019
Bài viết
28
Điểm tương tác
9
Điểm
3
Trời ơi... sự kết hợp giữa KH và Phật pháp ... chắc điên mất thôi...
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
4. Thể Tính Tạm Thời. Mỗi yếu tố diễn ra chỉ ở một thời điểm, do đó chúng sinh (hay còn gọi là đơn tử có thức; sinh thể; dòng sinh thức) là một chuỗi liên hợp tạm thời và thay đổi không ngừng của những yếu tố đơn nhất xuất hiện trong một satna (đơn vị ngắn nhất của thời gian), hay nói cách khác chúng sinh chỉ “tồn tại” trong từng satna. Như vậy dòng ý thức là một chuỗi các thời điểm và tồn tại là cơn lốc của những yếu tố thoáng qua được cấu thành theo một kiểu quy luật nhất định.

Xin phép cho ý kiến ở đoạn này, ở chỗ "chúng sinh" tồn tại ở một satna.

Bởi nếu một "chúng sinh" có thể tồn tại từ satna 1 qua satna 2, thì nó cũng có khả năng tồn tại tại qua satna 3 > 4 > 5 > n, vì vậy sẽ dẫn tới tự tồn tại vĩnh viễn.

Cho nên thực chất, "chúng sinh" sinh ra và đồng thời biến mất ngay lập tức, chứ không tồn tại dù chỉ là một satna. Thành thử, từ "dòng ý thức" và một "chuỗi" không phù hợp, bởi như thế đề cập tới một thứ tự có trước, có sau, có tuần tự, và như thế là có sự tồn tại. Và như phân tích ở trên, sự tồn tại như thế sẽ tạo ra hệ quả là những sự tồn tại bất diệt.

Như vậy, tất cả những gì có thể tri kiến cảm thọ được - hay thực tại nói chung - chỉ là sự sinh diệt đồng thời và biến đổi liên tục. Và vì vậy, cũng không thể gọi là thể tính tạm thời, bởi tạm thời tức vẫn tồn tại trong một hạn lượng nhất định.
 

BụtĐồ

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 4 2020
Bài viết
8
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Cho phép tôi sửa trình bày báo cáo PTSV cho đẹp hơn:

PHẬT TRÍ SIÊU VIỆT

1
. Có một khẳng định là, chỉ khi Đức Phật ThíchCa MâuNi xuất hiện thì khái niệm (đồng thời là chân lý) trung tâm của Phật trí học, quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất mới được Chư Phật dạy bảo (công bố):

Tất cả các pháp là không có tự tính

Mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện maya (thường gọi là như huyễn), chúng xuất phát từ A (mẫu tự của Phạn ngữ) và là a (không có tự tính). A vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật. Tuy thế, người ta cần phải tránh quan điểm hư vô dễ mắc phải khi luận về tính a. Phải hiểu là sự vật vẫn “có” (hữu, “được thấy như" là có), nhưng chỉ là những dạng dựa vào nhau mà xuất hiện, cái “có” đó là không thật (là maya, “có” không có tự tính, do đó Đức Phật dạy: ‘sắc tức thị a’; khác với các quan điểm cho rằng vật chất hay tinh thần là có tự tính, độc lập, khách quan, trường tồn- một sai lầm căn bản là lấy tướng làm thể). Nhưng chúng không phải là hư vô (hư vô là khi mà cái “không” là thật và sẽ chẳng có hiện tượng nào có thể trình hiện cả) vì với a, cũng giống như cái “có”, cái “không” cũng không thật (“không” không có tự tính và vạn sự có thể trình hiện diệu kỳ, do đó Đức Phật dạy: ‘a tức thị sắc’), nghĩa là a siêu việt cả hai khái niệm “có” và “không” (có/không đều là a) và về a là bất khả tư nghị (vì cả tư tưởng và mọi khái niệm kèm theo cũng chỉ là trình hiện của a nên không thể dùng tư tưởng để nắm bắt ngược lại a (a siêu việt mọi trình hiện)).
....

Chú thích:
@ A/a là bản thể của Tồn Tại. A là gốc của tất cả các pháp. A là tâm bồ đề thanh tịnh. Theo nghĩa chữ gốc thì A có nghĩa phủ định, có các nghĩa vô tự tính, vô tác, vô biên, vô phân biệt, bất khả tư nghị, ...
@ Pháp hay ‘dharma’ ở đây hiểu theo nghĩa là nền tảng (sự thành tạo; bản thể, bản tính; cấu trúc cơ bản; thật tại; hiện tượng) của thế gian và các cõi giới.

...

2. Lưỡng Tính Sóng Hạt - Chân Lý Phật Trí Học. Có lẽ không có gì thú vị hơn khi chính sự phát hiện ra lưỡng tính sóng hạt lại là minh chứng điển hình cho câu ‘sắc tức thị a, a tức thị sắc’ vì ta có thể nói, theo ngôn ngữ vật lý học, rằng ‘hạt tức là sóng, sóng tức là hạt’, mà không gặp vấn nạn phi lý của khoa học, xem hạt/sóng có tự tính, hay xem có/không là thật (phi lý ở chỗ, một hạt (điểm) có kích thước vi mô lại có thể đồng thời có mặt ở mọi nơi). Vì Phật trí học biết rằng hạt (có) không thật nên vẫn có thể thấy như sóng (không); đến lượt nó, sóng cũng không thật nốt, nên lại có thể được thấy như hạt điểm. Được thấy là hạt hay sóng là do thức của người quan sát.


Tự tính của pháp là không tự tính (a)


3. Sự Không Sinh Không Diệt.
Vì các pháp là a, không có tự tính, nên Phật trí học đã làm thông suốt vấn nạn về nguồn gốc của thế giới hiện tượng. Tất cả các lý thuyết cho rằng tồn tại có tự tính và đi tìm nguyên nhân đầu tiên của sinh khởi thế giới đều gặp bế tắc và dù muốn hay không, dù đối mặt hay lẩn tránh, rốt cuộc cũng phải đi vào sự thừa nhận một Đấng Sáng Tạo (“Thượng Đế”, chuyển từ không tồn tại (không là thật, có tự tính) sang tồn tại (có là thật, có tự tính)) là nguyên nhân của chính mình. Nguyên lý sáng thế này tự mâu thuẫn ngay trong nội tại.

Theo Phật trí học, các pháp (hay hiện tượng) là a (có không thật), nên chúng thật sự không sinh ra từ một cái gì đó (tức các hiện tượng là vô sinh) và cũng vì thế mà chúng cũng không diệt (không cũng không thật); các pháp được thấy như có sinh (thành có, tuy nhiên có đó là không thật) và có diệt (thành không, không đó cũng là không thật), nhưng không có nguyên nhân đầu tiên nào cả: không có pháp nào là cơ bản và mọi pháp đều phải dựa vào nhau mà “hiện hữu (có)”.

Mỗi pháp đều là: (i) cấu trúc hợp thành; (ii) thành phần của pháp khác; (iii) trao đổi giữa các thành phần của mạng lưới (‘trùng trùng duyên khởi’) để duy trì. Pháp vừa là đại diện của siêu nghiệm (lực), vừa là biểu hiện của đại diện siêu nghiệm (tiến trình). Các pháp được ước định bởi các đại chủng và các đại chủng là những tạo ước định cho pháp. Các pháp không đụng chạm nhau (cản trở nhau) và không cách khoảng nhau, chúng vừa là bộ phận vừa là tất cả.


4. Thể Tính Tạm Thời. Mỗi yếu tố diễn ra chỉ ở một thời điểm, do đó chúng sinh (hay còn gọi là đơn tử có thức; sinh thể; dòng sinh thức) là một chuỗi liên hợp tạm thời và thay đổi không ngừng của những yếu tố đơn nhất xuất hiện trong một satna (đơn vị ngắn nhất của thời gian), hay nói cách khác chúng sinh chỉ “tồn tại” trong từng satna. Như vậy dòng ý thức là một chuỗi các thời điểm và tồn tại là cơn lốc của những yếu tố thoáng qua được cấu thành theo một kiểu quy luật nhất định.


* Đúc kết lại Phật trí học cho rằng tất cả những gì mà ta nhận thức được dưới dạng kinh nghiệm đều là maya và cái maya đó, thực tế, lại là chuỗi những liên kết tạm thời (tổng thể các pháp) của những yếu tố (pháp) cũng tạm thời. Những yếu tố tạm thời này là trình hiện của A. Dòng sinh thức là một cái gì đó trôi đi nhưng không có một thực thể nào di trú để được xem là có tự ngã.

Đức Phật là bậc Vô thượng Chính đẳng Chính giác với trí tuệ toàn vẹn (Viên Giác), trùm khắp và hiểu thấu tất cả. Vì hiểu thấu tất cả một cách trực tiếp (tự chứng) nên các lời dạy của Đức Phật không phải là các “lý thuyết” (hay thậm chí là “thần khải”) mà là các mô tả hiện tượng, theo cách mà các chúng sinh có thể nhận thức được. Từ những lời dạy bảo đó, các chúng sinh phát tâm tu học tinh tấn để nâng tâm thức của mình lên các mức cao hơn, cho đến khi đạt được giác ngộ hoàn toàn: khi chấm dứt mọi mê lầm (đạt được Huệ) và gắn liền với nó là lòng thương vô bờ bến (đạt được Bi).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên