Phật tử tại gia và cách để có một gia đình hạnh phúc

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính thưa thiện nam cùng thiện nữ, các vị chưa có bạn đời và đang kiếm tìm, Trí Từ có đôi lời để các vị xem qua khi các vị muốn tìm bạn đời cho mình gọi là "nữa kia" vậy nha.
1. Phải xem "nữa kia" có lối sống ra sao, tốt hơn là phải biết Phật pháp, cùng đạo để hiểu nhau và cảm thông nhau hơn.
2. Bạn sẽ chọn người Yêu mình để cưới hay chọn người mình Yêu để lập gia đình
- Người nào cũng vậy, người đó ta phải xem thoáng qua có phản phất đâu đó biết Phật pháp một chút vì đó là điều thiện lành mà.
- Phải biết yêu thương chính mình, sau là với gia đình và đồng cảm với những điều xung quanh ở mặt tích cực.
- Nếu lở trót yêu người khác đạo thì cũng hãy nhớ không nên bỏ đạo Phật mà theo đạo khác nếu như nữa kia muốn chứng tỏ mình yêu người đó vì mỗi người một tín ngưỡng, chúng ta theo Phật là điều tốt đẹp mà tất cả các đạo khác đã đều công nhận vậy không lý nào lại có sự bắt ép lạ như vậy. Vì điều tốt nhất ta còn bỏ thì nữa kia có ngày ta cũng có thể bỏ rất bình thường.

Vài nét nói sơ qua cùng các Phật tử đang tìm nữa kia. Có gì không ổn xin cùng chia sẽ ! Cảm ơn !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Phật đạo, hay Phật Giáo , hay Đạo của Phật ... đừng bao giờ đánh đồng như những Tôn Giáo khác.

Phật chẳng cản kết hôn, chẳng đồng thuận kết hôn, xem kết hôn là nghiệp, sách tấn chúng sanh giải oan kiết, không bao giờ khuyên chúng sanh trói buột oan kiết.

Bài ở trên không phải là Phật Đạo, cho dù là ở trang Cư sỉ Phật Tử. Cư sỉ là những người có gia đình "rồi" nay tin Phật Pháp mà tu hành, và những hạng người còn độc thân vì nghiệp chướng chưa thể xuất gia thì coi như hàng cư sỉ.

Đề nghị xóa.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Phật đạo, hay Phật Giáo , hay Đạo của Phật ... đừng bao giờ đánh đồng như những Tôn Giáo khác.

Phật chẳng cản kết hôn, chẳng đồng thuận kết hôn, xem kết hôn là nghiệp, sách tấn chúng sanh giải oan kiết, không bao giờ khuyên chúng sanh trói buột oan kiết.

Bài ở trên không phải là Phật Đạo, cho dù là ở trang Cư sỉ Phật Tử. Cư sỉ là những người có gia đình "rồi" nay tin Phật Pháp mà tu hành, và những hạng người còn độc thân vì nghiệp chướng chưa thể xuất gia thì coi như hàng cư sỉ.

Đề nghị xóa.

- Đang chỉ là hàng cư sĩ Tại Gia, nếu như Chiếu Thanh nói trên thì có phải bản thân Chiếu Thanh không vợ con, không gia đình hả ?
Cứ vướng mắc chổ nào là còn tạo nghiệp chổ đó. Ở đây Trí Từ muốn chỉ ra cho nhiều người chỉ muốn tồn tại ở mức độ tại gia như Chiếu Thanh đây biết 1 cách để tìm 1 bạn đời có được cuộc sống hạnh phúc, chổ nào không được ?

- Có lẻ Chiếu Thanh cho rằng mình cao hơn 1 bậc vậy xin hỏi 5 giới cấm Chiếu Thanh giữ trọn vẹn giới nào chưa ?

- Người xuất gia hay tại gia đều có quyền mưu cầu hạnh phúc thật sự cho dù hàng tại gia mưu cầu hạnh phúc thế gian, người xuất gia mưu cầu hạnh phúc tại niết bàn. Ta học Phật pháp chỉ để nói cho những người có tâm cầu giải thoát còn những hạng khác thì mặc kệ hay sao ?
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính chào tất cả các đạo hữu!
vodanh với tư cách là người đã đi tìm một nữa của mình, đã chọn một nữa của mình, đã kiểm nghiệm tất cả ngọt bùi cay đắng, chua chát, mặn lạt, nóng lạnh...đủ cả.
vodanh xin thưa rằng sự lựa chọn tốt nhất, hữu hiệu nhất để có một gia đình hạnh phúc là sự lựa chọn về chính mình. Sự lựa chọn về người khác chỉ là gián tiếp, sự lựa chọn về chính mình mới là trực tiếp. Ta mới chính là trăng, nửa kia chỉ là bóng trăng dưới nước, hể trăng tròn thì bóng trăng tròn, trăng khuyết thì bóng trăng khuyết. Đừng đi tìm trăng dưới nước.
Chẳng phải vodanh thích nói ngược cho lạ đời đâu. Một vị đi trước đã nói với vodanh rằng, "ai nói ta chọn lầm ( nửa kia) người đó vô minh". Chẳng bao giờ có sự chọn lầm cả, luôn luôn là hợp lí.
Bởi kết quả của sự chọn lựa ''một nửa kia" chính là sự phản ảnh của duyên nghiệp ta đã tạo, đây là luật nhân quả không thể sai khác. Việc của ta là chọn lựa chính mình, việc chọn lựa chính mình tốt thì việc chọn lựa "nửa kia" tự nhiên tốt. Nếu việc chọn lựa chính mình không thay đổi, thì việc chọn lựa nửa kia cũng không thay đổi.
Chính vì vậy có người li di rồi kết hôn 3-4 lần mà kết quả vẩn không đổi, bởi vì chính họ không đổi.
Cho dù bạn lựa chọn kỹ càng đến mức nào thì sự lựa chọn đó vẩn bị giới hạn bởi cái thấy của mình, khi cái thấy của bạn không tiến triển thì sự lựa chọn của bạn không tiến triển.
Cho dù bạn lựa chọn kỹ càng đến mức nào thì sự lựa chọn đó vẩn bị giới hạn bởi sự ham muốn của mình, nếu cái ham muốn của bạn không thay đổi thì sự chọn lựa của bạn không thay đổi....
Cho nên nếu ta không phát triển được trí huệ, không bỏ được chấp ngã thì dù có cho chọn đi chọn lại cả trăm lần vẩn chẳng thay đổi được điều gì.
Có anh than thở vì đã lựa chọn đến 3 lần đều gặp phải người vợ không chung thủy, nhưng là bởi sự đắm say sắc dục của anh ta không thay đổi, tuy sau mổi thất bại anh ta đều nêu tiêu chuẩn đạo đức chung thủy lên hàng đầu, thế nhưng trước sắc dục anh ta đều mù mắt, có mắt như mù. Chỉ khi nào anh ta thoát khỏi trói buộc của sắc dục thì mới có sự lựa chọn tốt hơn.
Cho nên sự lưa chọn của ta đến đâu là do cái sáng biết của ta đến đâu, do tư cách đạo đức của ta đến đâu, do năng lực của ta đến đâu, do vậy việc tu dưỡng chính mình mới là sự lựa chọn đích thực, việc nêu ra bao nhiêu tiêu chí về "nửa kia" chỉ là bóng trăng dưới nước.
Nếu có bao nhiêu người chưa biết điều này thì có bấy nhiêu người thất vọng về "nửa kia" của mình. Con người phải chấp nhận luật nhân quả.
Nếu có ai than thở với ông trời vì sao tôi ăn ở hiền lành mà rước phải "nửa kia" quá tệ thì hãy hỏi con mắt thịt của mình. Con mắt thịt là hiện thân của của duyên nghiệp ta đã tạo ra.
Nếu có ai than thở với ông trời vì sao tôi cố vun vén mà gia đình cứ xào xáo thì hãy hỏi năng lực thấu cảm của mình. Năng lực thấu cảm là hiện thân của trí huệ ta đạt được.
Cuộc sống gia đình cũng chính là phản ảnh về cái tâm của mình. Nếu nó có vấn đề gì thì hãy xem lại cái tâm của mình liên quan đến điều đó như thế nào?
Cái tâm của mình mới chính là trăng, sự lựa chọn về chính mình là sự lựa chọn trực tiếp nhất,có tác dụng mạnh mẽ nhất. Đây là cơ sở để thay đổi cuồc sống.
Sự chọn lựa về người khác chỉ là cái bóng của sự chọn lựa về chính mình.
Nếu ai cảm thấy ta đã sai lầm khi chọn nửa kia thì cũng chẳng nên dằn vặc chính mình, bởi đó là năng lực của chính ta trong quá khứ, nhưng hiện tại và tương lai của ta trí huệ vẩn dậm chân tại chổ thì là rất đáng phê phán. Ta hãy
Trước mắt là : Quy Y Tam Bảo.
sau đó là : Văn Tư Tu
Rốt sau là : Chứng thật tướng_giai không
.
Mọi khúc mắc tự nhiên được giải, mọi lựa chọn sẽ trở nên hợp lí.
Kính!
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Bài viết vodanhladanh rất là hay và sâu sắc.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
- Đang chỉ là hàng cư sĩ Tại Gia, nếu như Chiếu Thanh nói trên thì có phải bản thân Chiếu Thanh không vợ con, không gia đình hả ?
Cứ vướng mắc chổ nào là còn tạo nghiệp chổ đó. Ở đây Trí Từ muốn chỉ ra cho nhiều người chỉ muốn tồn tại ở mức độ tại gia như Chiếu Thanh đây biết 1 cách để tìm 1 bạn đời có được cuộc sống hạnh phúc, chổ nào không được ?

- Có lẻ Chiếu Thanh cho rằng mình cao hơn 1 bậc vậy xin hỏi 5 giới cấm Chiếu Thanh giữ trọn vẹn giới nào chưa ?

- Người xuất gia hay tại gia đều có quyền mưu cầu hạnh phúc thật sự cho dù hàng tại gia mưu cầu hạnh phúc thế gian, người xuất gia mưu cầu hạnh phúc tại niết bàn. Ta học Phật pháp chỉ để nói cho những người có tâm cầu giải thoát còn những hạng khác thì mặc kệ hay sao ?
.

Kính thưa Trí Từ (Trí Tuệ + Từ Bi) !

CT đã lập gia đình năm 21 tuỗi, đến nay là 54 tuổi. Một gia đình hạnh phúc dù không phải chuyện gì cũng suôn sẽ, trơn chu, và hòan mỹ... nhưng như vậy mà lại là HẠnH PHÚC.
CT có duyên với Đạo Phật từ năm 16 tuổi, và hiểu rỏ Đạo Phật là Đạo Giải Thoát chỉ chừng vài năm trở lại đây thôi.

Đức Phật đã ví những HP thế gian như chút mật ngọt còn dính lại trên con dao bén ngót. Vì vậy Phật chẳng cản kết hôn vì cản giống như nói "mật chẳng ngọt" sao ? và Phật chẳng đồng thuận kết hôn vì chẳng lẻ xúi Chúng Sanh liếm con dao bén ngót ! Đứt lưởi như chơi ...

Vậy nên, là Phật Tử (con Phật), chúng ta nên bắt chước Phật, không cản trở mà cũng không xúi giục, chẳng "tùy duyên" đó chính là "Tùy duyên".

Thời Đức Phật tại thế, Ma Đăng Già quyến rũ đệ tử Phật là ngài A nan, (quý vị nào còn nhớ kể lại cho đại chúng cùng nghe), Đức Phật dùng trí tuệ của Phật thu phục Ma Đăng Già, cạo đâu đi tu luôn và thành Chánh Quã trước A nan.
______________

Bây giờ, Ct còn thấy thĩnh thoảng có chùa còn tổ chức hôn lể cho Phật Tữ, như vậy là sai chánh pháp, Chùa cho rằng nếu không thì mất 1, 2, 3, ... , Phật tử, Đàn na, thí chủ. CT cho rằng mất thì mất không có gì bận tâm hơn là sai đi Chánh Pháp Giải Thoát. Lại còn hàng tà ma ngoại đạo xem thường như bao tôn giáo khác, Chùa như nhà Thờ
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
.

Kính thưa Trí Từ (Trí Tuệ + Từ Bi) !

CT đã lập gia đình năm 21 tuỗi, đến nay là 54 tuổi. Một gia đình hạnh phúc dù không phải chuyện gì cũng suôn sẽ, trơn chu, và hòan mỹ... nhưng như vậy mà lại là HẠnH PHÚC.
CT có duyên với Đạo Phật từ năm 16 tuổi, và hiểu rỏ Đạo Phật là Đạo Giải Thoát chỉ chừng vài năm trở lại đây thôi.

Đức Phật đã ví những HP thế gian như chút mật ngọt còn dính lại trên con dao bén ngót. Vì vậy Phật chẳng cản kết hôn vì cản giống như nói "mật chẳng ngọt" sao ? và Phật chẳng đồng thuận kết hôn vì chẳng lẻ xúi Chúng Sanh liếm con dao bén ngót ! Đứt lưởi như chơi ...

Vậy nên, là Phật Tử (con Phật), chúng ta nên bắt chước Phật, không cản trở mà cũng không xúi giục, chẳng "tùy duyên" đó chính là "Tùy duyên".

Thời Đức Phật tại thế, Ma Đăng Già quyến rũ đệ tử Phật là ngài A nan, (quý vị nào còn nhớ kể lại cho đại chúng cùng nghe), Đức Phật dùng trí tuệ của Phật thu phục Ma Đăng Già, cạo đâu đi tu luôn và thành Chánh Quã trước A nan.
______________

Bây giờ, Ct còn thấy thĩnh thoảng có chùa còn tổ chức hôn lể cho Phật Tữ, như vậy là sai chánh pháp, Chùa cho rằng nếu không thì mất 1, 2, 3, ... , Phật tử, Đàn na, thí chủ. CT cho rằng mất thì mất không có gì bận tâm hơn là sai đi Chánh Pháp Giải Thoát. Lại còn hàng tà ma ngoại đạo xem thường như bao tôn giáo khác, Chùa như nhà Thờ


-Trí Từ hiểu rõ vậy lắm chứ, cho nên chú Chiếu Thanh nên xem lại bài viết trên của Trí Từ không đi theo chiều hướng xúi dục, hoặc khuyến khích cư sỉ Phật tử lập gia đình mà muốn đưa ra một phương pháp cho những ai chỉ "vòng vòng trước sân chùa" chưa không thích vào chánh điện.
- Ta không thể cứ khuyên bảo khi 2 trẻ yêu nhau đến nhờ vị thầy nào đó chỉ cách cuộc sống được hạnh phúc thì lại bảo là"2 đứa nên đi tu, yêu là trói buộc", nếu nói thế Trí Từ tin chắc chẳng ai dám hỏi gì nữa, vì đâu phải ai cũng hiểu cũng ngộ ra cái hạnh phúc thật sự là gì đâu...
- Trí Từ phản ứng như trên là do chú Chiếu Thanh bảo bài này không nên tồn tại. Trong khi đó ý của Trí Từ như đã nêu trên thì Trí Từ cảm thấy không có lỗi trong việc đưa đạo gần đời.

Thật sự vấn đề các chùa bây giờ tổ chức đám cưới thì Trí Từ nghĩ vầy:
- Thuở đầu thấy cũng thật chướng con mắt, vì chùa là nơi thanh tịnh tu học, chẳng phải nơi se duyên cho ai mà tổ chức linh đình, trống kèn và còn múa cả lân, đáng buồn hơn chính là chùa Hoằng Pháp tại hóc môn, một ngôi chùa danh tiếng và có thể cho là lớn nhất miền nam lại đi tổ chức các sự kiện như vậy.
- Rồi thời gian dần trôi qua, Trí Từ học hỏi thêm về Phật pháp thì suy nghĩ đó tan dần, tan là do ý nghĩ "họ làm vậy là có nguyên nhân nào đó của họ, phương pháp độ sinh của họ là như vậy, ta tuyệt nhiên không thể ngăn cản được thì bận tâm làm gì, hãy lấy sự ảnh hưởng của mình, phương pháp của chính mình mà đi chia sẽ cho những ai cần nghe vậy"

Trí Từ rất trân quý ý nghĩ này của chú, tuy rằng chú nghĩ như thế này nhưng theo Trí Từ thấy thì có nhiều bài viết của chú trên diễn đàn đây không hẳn vậy.

.
CT cho rằng mất thì mất không có gì bận tâm hơn là sai đi Chánh Pháp Giải Thoát.
Tâm sự với chú chút nhé...Mong sao chú lớn tuổi, hãy là tấm gương đúng tuổi.
- Trước đây Trí Từ thuở đầu học được các pháp hay, thì khởi lên ý nghĩ này. Nhưng thấy rõ ràng ý tuy tốt nhưng ta không có đủ phước đức để đem cái tốt này đi vào lòng người. Rồi Trí Từ lại học hỏi tại sao ý tốt ta trao truyền mà sự đón nhận của mọi người phủ phàng quá thì lại được chỉ điểm rằng: do chính bản thân con còn chưa thực hành các pháp tốt ấy thì sao đem đi trao truyền, con chỉ là năng thuyết chứ không năng hành thì cái con nói ra sẽ bị phản ứng như vậy là rất bình thường.
- Rồi 1 câu chuyện thực sự làm Trí Từ tỉnh ngay ý nghĩ trên là: Ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa chứng ngộ Giải Thoát mới đi thuyết pháp, ngày nay ai biết Phật pháp cũng đi thuyết nhưng thực hành thì không được bao nhiêu cho nên có rất nhiều vị tai tiếng cũng như thể hiện lối sống hưởng lạc ra hẳn bên ngoài làm cho dư luận phản ứng về đạo Phật gay gắt...
- Vậy thôi cho nên, chung quy lại vẫn là chính ta, ta cứ tốt trước đi rồi sau đó mọi người sẽ cảm nhận được.

Vài lời tâm sự vậy, cũng muốn giải toả nỗi lòng. Mong chú xem xét bài viết của Trí Từ ở góc độ "không rõ ràng thì nên hỏi lại" chứ kết luận như thế này Trí Từ cảm thấy không nên lắm.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nói với em - Tu sĩ trẻ: Em có biết Ma Đăng Già là ai không?

Ma Ðăng Già là một thiếu nữ thuộc thế cấp tiện dân Ấn. Tuy không phải là dòng dõi danh gia vọng tộc, nhưng Ma Ðăng Già có nhan sắc khá diễm lệ.
Một hôm, đang gánh nước bên bờ suối, Ma Ðăng Già gặp một thanh niên trẻ tuổi đến chìa bát ra xin nước uống. Thiếu nữ sợ hãi che mặt thưa:

- Bạch sa môn! Con thuộc hàng tiện dân nô lệ. (Luật pháp Ấn không cho phép hàng tiện dân gặp mặt hay trò truyện cùng với các thế cấp khác, nhất là với giai cấp tu sĩ hay vua chúa)

Vị sa môn từ tốn đáp:

- Ðức đạo sư của tôi có dạy rằng, không thể nào có giai cấp riêng biệt khi máu của mọi người cùng đỏ và nước mắt cùng mặn như nhau. Nếu không có gì phiền lòng, xin cô cho tôi một bát nước uống.

Ma Ðăng Già bỡ ngỡ rót nước vào bát cho nhà tu. Vị tu sỹ trẻ nhận lấy, cám ơn rồi cáo biệt. Vị tu sĩ này không phải là ai đâu xa lạ. Chính là tôn giả A Nan, người thị giả đồng thời là người em chú bác với đức Đạo sư, rất mực đẹp trai và giàu lòng bi mẫn.

Sau một lần hội kiến trên, Ma Ðăng Già lâm bệnh tương tư, biếng ăn bỏ ngủ, dung nhan ngày một võ vàng tiều tụy. Mẹ cô thấy lạ gạn hỏi và biết được duyên cớ, khuyên dỗ mãi chẳng xong. Sau khi thấu rõ nỗi lòng con cái, bà mẹ của Ma Ðăng Già đã truyền cho cô một bài thần chú tên là “Ca tỳ lê phạm thiên”, bảo cô học thuộc lòng, và chờ cơ hội thuận tiện.
Ngày ấy đã đến, một ngày rằm tháng bảy, tôn giả A Nan vì đi xa về trễ nên ôm bát đi khất thực một mình. Ma Ðăng Già bèn đọc bài thần chú báo hại đó. Thật là linh nghiệm! Vị sa môn trẻ tuổi bị bùa phép của thần chú, ôm bát chạy một mạch vào nhà người đẹp.

Thời may, đức Đạo sư ngày hôm ấy đang thọ trai ở hoàng cung vua Ba Tư Nặc, biết người đệ tử cưng của mình đang lâm nạn nên thọ trai xong, đức Phật vội vã trở về. Ðến kỳ viên Ngài tuyên thuyết thần chú Thủ Lăng Nghiêm và trao cho Bồ tát Văn Thù bảo phải đi thẳng tới nhà Ma Ðăng Già để cấp cứu tôn giả A Nan. Ngài Văn Thù y lời, dắt được tôn giả A Nan về tinh xá gặp Phật và chúng tăng.

Vừa trông thấy Phật, vị sa môn trẻ tuổi liền òa lên khóc và sụt sùi kể lể:

- Con những tưởng mình là em cưng của Phật, được hầu hạ một bên thì thế nào cũng được giác ngộ ké…Ngờ đâu hôm nay bị thiên hạ bắt cóc, suýt nữa thì tiêu ma hết sự nghiệp tu trì.

Thấy tôn giả khóc lóc quá sức, đức đạo sư bèn an ủi và hỏi:

- Này A Nan! Nguyên do nào khiến con phát tâm xuất gia?

- Thưa, vì con thấy tướng mạo của đức Thế Tôn quá đẹp, con nghĩ bụng rằng những tướng mạo ấy không thể nào do ái dục mà có được. Nhân đó mà con phát tâm xuất gia.

- Thế con lấy gì để thấy và dùng gì để biết?

- Con dùng mắt để thấy và dùng tâm để biết.

- Thế mắt ở đâu và tâm ở đâu?

Tôn giả A Nan liền đáp là mắt ở dưới lông mày và tâm ở trong thân. Ðức Phật chỉ chấp nhận vị trí của mắt nhưng không đồng ý về vị trí của tâm, dù tôn giả A Nan đã chỉ đi chỉ lại đến 7 lần.

Ở những đoạn kinh sau, đức Phật mới dùng các thí dụ cho tôn giả nhận rõ đâu là chân tâm đâu là vọng tâm. Sau khi phân biệt rõ ràng hai thứ tâm ấy, tôn giả A Nan mừng vô kể, liền quỳ xuống đọc một bài phát nguyện thật hùng hồn, thật lớn lao và tha thiết. Lời phát nguyện ấy từ thuở mới vào chùa, tôi và em đã chắp tay đọc hàng bao nhiêu lần trong thời kinh nửa sáng:

… Nguyện trở lại trong đời mê trược
Cứu chúng sinh hàn vết đau thương
Ðể báo đền ơn đức Thế Tôn
Xin đem hết thân tâm phụng sự
Ðời ngũ trược con thề vào trước
Dù gian nguy chí cả không sờn
Cứu chúng sinh là báo Phật thâm ân
Lời ngọc vàng con hằng ghi dạ
Nếu còn một chúng sanh chưa chứng quả
Cõi niết bàn con đâu dám tự an…

Em thân mến!

Tôn giả A Nan quả là đồng minh của chúng ta ở phần đầu đoạn kinh, từ lúc ngài ôm bát chạy một mạch vào nhà người đẹp cho đến lúc được ngài Văn Thù dắt về tinh xá, òa lên khóc khi gặp thầy bạn. Tôn giả đã đại diện cho chúng ta đưa lên những câu hỏi và đáp hết sức chân thành nhưng lúng túng… Mãi đến khi ngài quỳ xuống, đọc bài phát nguyện hùng hồn trên, chúng ta mới bị lạc lối.

Cái gì đã khiến chàng thanh niên mới hồi nãy còn sợ sệt, khổ sầu, khóc lóc… mà chỉ trong khoảng khắc đã biến thành những tâm niệm dũng mãnh, từ bi và sung mãn trí tuệ như thế?

Sự biến chuyển trong tâm tư của chàng thanh niên trẻ A Nan có khác chi việc “hoát nhiên đại ngộ” của các thiền tăng Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam suốt cả nghìn năm lịch sử. Họ giống như chú sư tử con lạc mẹ từ thuở bé thơ, phải sống chung với đoàn cừu hiền lành nhút nhát, ăn cỏ, uống nước bẩn, lòng đầy sợ hãi… lúc nào cũng lo lắng sợ sệt những điều bất trắc sẽ xảy ra cho tấm thân yếu ớt của mình?

Cho đến một hôm, sư tử vàng, vị chúa tể của rừng xanh bắt gặp sư tử con đang lúc thúc theo đàn cừu ăn cỏ, kêu be be và yếu đuối hệt như chú cừu non. Vị chúa rừng bèn tóm cổ sư tử con, chú nhỏ ngất đi vì sợ. Ðến lúc tỉnh dậy thấy mình đang nằm dưới chân sư tử, chú cuống quít mếu máo, xin được tha mạng. Sư tử vua bèn dí mũi chú xuống dòng suối trong vắt bên cạnh, và bắt chú phải mở mắt nhìn xuống…

Sư tử con vâng lời… và lạ lùng thay… sau làn nước trong leo lẻo chú nom thấy bóng một con sư tử thiếu niên lông vàng bên cạnh sư tử chúa, với đầy đủ vẻ oai phong lẫm liệt của nòi sư tử. Sau tiếng gầm vang dội cả nuối rừng, sư tử con, tức chú cừu non bé bỏng dạo nào, mới thật sự nhận mình là nòi sư tử. Kể từ giây phút ấy, chú nhỏ dứt khoát từ bỏ chuỗi ngày yếu đuối sợ sệt, hèn nhát của loài cừu, hoàn toàn dũng mãnh, can đảm, thừa sức đối phó với bao nhiêu điều bất trắc của rừng thiêng.

Em thân mến!

Sau khi nhận rõ chân tâm, tôn giả A Nan đã rống lên như sư tử, tiếng rống đầy tự tin ấy là bài kệ mà chúng ta cũng tập gầm như sư tử nhưng lòng đầy hãi hùng lo sợ khi phải đối mặt với bát phong, phải hiện diện trong cõi đời mê trược mà thiếu bàn tay dìu dắt của thầy, bạn.

Em ạ!

Tôi chưa đắc A La Hán quả lần nào hết và cũng không phải là một tu sĩ mật tông chính hiệu nên tôi không dám nói với em về sự linh nghiệm của thần chú đại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm, tôi chỉ có thể giải thích cho em nghe về các sự kiện xảy ra trong đoạn kinh trên bằng nhãn quan của một kẻ phàm phu đa sự mà thôi.

Có phải trong quãng đời thiếu tráng của một nhà tu trẻ tuổi nào chúng ta cũng có ít nhất một lần tôi hay em đều bị vướng vào cái thần chú “Ca Tỳ Lê” quỷ quái của bà mẹ cô Ma Ðăng Già nọ. Bất kể đẹp xấu, sang hèn giỏi dở… đến một lúc nào đó, chúng ta bỗng dưng thấy mình mở mắt ra, thức dậy. Cuộc đời sẽ lạ lùng hơn khi tâm tư chúng ta bắt đầu xúc động vì hình ảnh khó phai mờ của người khác phái… Ðó chính là lúc ta mắc phải cái thần chú quỷ quái của ông phạm thiên, vì trời cai quản thế gian theo tín ngưỡng Ấn giáo. Khi khổng khi không chúng ta bị sao vào mê hồn trận, vừa cảm nghiệm một trạng thái lạ lùng kỳ diệu, khi cái ngã nhỏ nhoi của chúng ta bỗng dưng bể ra để rước thêm một cái ngã nữa của tha nhân, vừa cảm thấy một nỗi niềm thống khổ đau xót vô hạn… Ta thấy mình yếu đuối như một cành lau trước gió, nửa muốn đuổi đeo tiếp tục, nửa trốn chạy hãi hùng, nhưng đàng nào cũng nan giải cả. Ðây chính là lúc tôn giả A Nan ôm bát đứng phân vân trước nhà người đẹp vậy.

Bồ tát Văn Thù, người lãnh xứ mạng đi giải cứu tôn giả A Nan, chẳng ai đâu xa lạ, chính là trí huệ sẵn có của mỗi người chúng ta.

Khi đã sa vào cái mê hồn trận này, có đôi lúc chúng ta sực tỉnh, thấy được sự vô lý và phi lý của chuyện “Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương.” Ðó là những lúc ta bất chợt khám phá ra chân tướng của đối tượng mình tôn thờ, họ không được toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ như ta lầm tưởng mà dường như họ là hình bóng phản chiếu của chính mình… Ðối tượng ấy giống như mảnh vải mắc trên giá vẽ, ký ức ta là bột màu, sự tưởng tượng phong phú là bàn tay tài hoa. Chúng ta đã đi say mê thờ phụng một hình ảnh của chính mình tưởng tượng vẽ ra hơn là con người hiện thực của tha nhân. Thấu đáo được điều này thì Bồ tát Văn Thù đã mang chúng ta về tinh xá vậy.

Bây giờ, tôi và em hãy đọc lại lời đối đáp của tôn giả A Nan, nếu ngài bảo rằng: “Vì thấy Phật đẹp trai xuất gia” thì khi thấy “thiếu nữ Ma Ðăng Già đẹp gái” tôn giả A Nan sinh tâm nhập gia là một chuyện rất thường tình, có phải thế không nào?

Nhìn lại nguyên nhân, động cơ thúc đẩy mình đi xuất gia, chúng ta phải e dè mà thú nhận rằng cũng na ná như tôn giả A Nan, nghĩa là do thấy những cảnh sắc thinh hương vừa ý đẹp lòng mà chúng ta phát tâm xuất gia… Vậy thì, một ngày đẹp trời nào đó, gặp phải những đối tượng tương tự làm đẹp ý vừa lòng, chúng ta có thể sinh tâm… nhập gia trở lại… em có thấy như thế không?

Ở Kinh Kim Cang có một bài kệ như thế này:

Nếu do sắc thấy ta
Dùng âm thanh cầu ta
Người ấy hành đạo tà
Không thể thấy Như Lai…

Như vậy, con đường tìm cầu giác ngộ (kinh Kim Cang gọi là Như Lai) không thể nào cầu bằng sắc tướng âm thinh, dù là sắc tướng và âm thanh của Phật, mà phải dùng trí tuệ quán chiếu, thấu cho rõ thật tướng của vạn pháp. Vì thế ở đoạn kinh kế trong Thủ Lăng Nghiêm, đức đạo sư giúp ngài A Nan biện diệt rõ chân và vọng của bản tâm. Nhận rõ chân tâm rồi, tôn giả liền hết sợ hãi, nín khóc và phát những lời thệ nguyện đại hùng đại lực như thế đó. Phần chúng ta, không thể nào gỡ cái thần chú Ca Tỳ Lê rất quỷ quái và lạ lùng với kẻ tu hành, nhưng rất bình thường đối với thế nhân, bằng cách khóc lóc, kể lể, hối hận hay biện minh được. Chúng ta phải dùng phương thuốc mà đức đạo sư đã bày cho tôn giả A Nan, để biến chú cừu non thành sư tử lông vàng vậy.

Em hãy đến dòng suối thiêng của rừng xanh để soi lại mặt mũi của mình. Phần tôi, tôi cũng sẽ đi tìm một dòng suối mát, rửa mặt và chờ đợi em, chúng ta sẽ cất tiếng rống vang rừng núi một lượt em nhé!

Người tưới nước lo phần dẫn nước
Thợ cung tên lo chuốt cung tên
Thợ hồ tô vách xây nền
Cũng như người trí ngày đêm luyện lòng.

Hư Hư Lục _ Sư Cô Như Thủy.​
______________________________

 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên