Quy y Tăng?

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 8 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Kính thưa quý đạo hữu,
Quy y Tăng , quy y Tăng là gì?
Vì sao Phật tử quy y Tăng?
Phật tử quy y Tăng thì phải làm những gì, làm như thế nào?
Kính mong chia sẻ từ quý đạo hữu có quy y Tăng.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Kính thưa quý đạo hữu,
Quy y Tăng , quy y Tăng là gì?
Vì sao Phật tử quy y Tăng?
Phật tử quy y Tăng thì phải làm những gì, làm như thế nào?
Kính mong chia sẻ từ quý đạo hữu có quy y Tăng.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính đạo hữu caiten, theo ngu kiến của Ba Tuần:

Tăng (đầy đủ là Tăng đoàn), là danh từ chỉ nhóm người. Người ở đây là Tỳ kheo, đệ tử xuất gia, sống đúng theo giáo Pháp của đức Phật.

Xuất gia có ba nghĩa:

- Xuất thế tục gia.

- Xuất phiền não gia.

- Xuất Tam Giới gia.

1. Tỳ kheo xuất thế tục gia là Tỳ kheo đã thọ giới Cụ Túc đúng pháp và luật Phật chế, thọ trì giữ gìn nghiêm tịnh trong sạch. Đi, đứng, nằm, ngồi, trong 12 thời đều đúng giới pháp, giới tướng.

Nhóm 4 Tỳ kheo xuất thế tục gia như vậy trở lên, gọi là Giới Tăng. Nếu xuất gia thọ giới đúng pháp mà không hành đúng pháp, giới pháp giới hạnh không đầy đủ, thì gọi là Tục Tăng.

2. Tỳ Kheo xuất thế tục gia, tâm thanh tịnh, thân thanh tịnh; 12 thời, 4 oai nghi đều đúng pháp và luật Phật chế. Tâm không còn bị giặc phiền não quấy nhiễu, nhất tâm nhất niệm, tín giải đầy đủ, giáo nghĩa thông suốt, đức hạnh trang nghiêm. Gọi là Tỳ kheo xuất phiền não gia.

Nhóm 4 Tỳ kheo xuất phiền não gia như vậy trở lên, gọi là Hiền Tăng.

3. Tỳ kheo, thế tục và phiền não đều xuất ly, ngộ nhập Phật Tri Kiến, tín - giải - hạnh - chứng viên dung, sống chết tự do, đến đi tự tại, qua lại trong 6 đường - 3 cõi, tùy ý không có trở ngăn. Gọi là Tỳ kheo xuất Tam Giới gia.

Nhóm 4 Tỳ kheo xuất Tam Giới gia như vậy trở lên, gọi là Thánh Tăng.

Nói Quy y Tăng, là quy y 3 loại Tăng trên: Giới Tăng, Hiền Tăng và Thánh Tăng.

Trong 3 loại Tăng trên, duy chỉ có Thánh Tăng mới được gọi là Tăng Bảo.

Tỳ kheo đã xuất Tam Giới gia, chỉ được gọi là Thánh đệ tử, không được gọi là Thánh Tăng.

Bàn về nghĩa Quy y:

Quy y, nghĩa phổ thông là quay về nương tựa.

Quay về có hai nghĩa:

1. Xả bỏ ác hạnh, thế tục hạnh mà quy hướng thiện hạnh, giới đức hạnh do Phật chế định.

2. Xả bỏ tâm phân biệt, phan duyên, hướng ngoại, chấp trước quay về tự tánh thanh tịnh vô phân biệt vốn sẵn có nơi mỗi người.

Nương tựa vì thế cũng có hai nghĩa:

1. Nương tựa Giới, Hiền, Thánh Tăng. Học tập làm theo, lấy đó làm mô phạm, làm tấm gương để chỉnh sửa lời nói, suy nghĩ, việc làm của chính mình.

2. Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Kính đạo hữu caiten, theo ngu kiến của Ba Tuần

A/ Phật tử và đệ tử Phật không phải hoàn toàn giống nhau.


Phật tử là người lấy Phật làm gương, lấy Phật làm mô phạm, sống bằng tâm Phật, hành hạnh của Phật, có trí của Phật, rõ lực của Phật, hết thảy đều nhìn Phật mà phấn đấu, nhìn Phật mà cố gắng, một lòng tin Phật, một lòng theo Phật...

Còn đệ tử Phật là người thọ giáo pháp Phật, sống đúng theo giáo Pháp Phật, đúng theo lời Phật dạy:

Đệ tử Phật, theo nghĩa phổ thông, chia làm bốn loại:

- Thiện nam tử.
- Thiện nữ nhân.
- Cận sự nam.
- Cận sự nữ.

1. Thiện nam tử là người nam xuất ly gia đình thế tục, thọ giới Cụ Túc, thành Tỳ Kheo, thọ trì hành giữ giới pháp, giơi tướng do Phật chế định đầy đủ, cũng gọi là Tỳ kheo. 4 Tỳ kheo như vậy trở lên sống chung gọi là chúng Tỳ kheo.

2. Thiện nữ nhân là người nữ xuất ly gia đình thế tục, thọ giới Cụ Túc, thành Tỳ Kheo ni, thọ trì hành giữ giới pháp, giơi tướng do Phật chế định đầy đủ, cũng gọi là Tỳ kheo ni. 4 Tỳ kheo ni như vậy trở lên sống chung gọi là chúng Tỳ kheo ni.

3. Người nam thế tục, sống có gia đình, thọ trì 5 giới đúng pháp đúng luật, giữ gìn hành trì tinh nghiêm chẳng phạm. Người nam này gọi là cận sự nam. Nhóm bốn người nam như vậy trở lên gọi là chúng cận sự nam.

4. Người nữ thế tục, sống có gia đình, thọ trì 5 giới đúng pháp đúng luật, giữ gìn hành trì tinh nghiêm chẳng phạm. Người nữ này gọi là cận sự nữ. Nhóm bốn người nữ như vậy trở lên gọi là chúng cận sự nữ.

Tỳ kheo và Tỳ kheo ni theo nghĩa trên, thì gọi là đệ tử xuất gia của Phật.

Cận sự nam, cận sự nữ theo nghĩa trên, thì gọi là đệ tử tại gia của Phật.

Chúng đệ tử tại gia, hộ trì vật chất cho chúng đệ tử xuất gia. Chúng đệ tử xuất gia chuyên tâm học Phật Pháp, tu hành theo Phật Pháp, khi thành tựu thì quay lại độ thoát, giáo hóa chúng đệ tử tại gia.

Chúng đệ tử tại gia vừa học Phật pháp, vừa học thế gian pháp, vừa phải nuôi thân, vừa phải nuôi tâm.

Chúng đệ tử xuất gia, những lúc khó khăn, cũng phải làm như chúng tại gia; ngày nay ở nhiều nơi, điều kiện đã tốt hơn, cho nên chúng đệ tử xuất gia đã có thể chuyên tâm hành trì, sống đúng theo pháp và luật Phật chế ! Vì lẽ như vậy, cần phải cố gắng gấp đôi, gấp ba lần chúng tại gia, ngõ hầu tự lợi thành tựu, quay trở lại báo tứ trọng ân, mà thực hành giáo pháp lợi tha cho được viên mãn.

Phật tử thì Quy y Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo).

Đệ tử Phật thì Quy y Phật Bảo, Pháp Bảo và Giới, Hiền, Thánh Tăng.

B/ Quy y thì phải làm gì ?

- Quay về nương tựa là nghĩa quy y.

Đã nói nương tựa thì phải nghe lời.

Quy y Phật thì phải nghe lời Phật.

Quy y Pháp thì phải nghe lời Pháp.

Quy y Tăng thì phải nghe lời Tăng.

Vâng lời nghe theo, làm đúng như những điều được dạy bảo, không chống trái, không biện minh, không tùy tiện làm theo ý mình, ấy là việc của Phật tử và đệ tử Phật khi Quy y cần phải làm.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 8 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Kính đạo hữu Ba Tuần,

Ba Tuần đã viết:
Kính đạo hữu caiten, theo ngu kiến của Ba Tuần:

Tăng (đầy đủ là Tăng đoàn), là danh từ chỉ nhóm người. Người ở đây là Tỳ kheo, đệ tử xuất gia, sống đúng theo giáo Pháp của đức Phật.

Xuất gia có ba nghĩa:

- Xuất thế tục gia.

- Xuất phiền não gia.

- Xuất Tam Giới gia.

1. Tỳ kheo xuất thế tục gia là Tỳ kheo đã thọ giới Cụ Túc đúng pháp và luật Phật chế, thọ trì giữ gìn nghiêm tịnh trong sạch. Đi, đứng, nằm, ngồi, trong 12 thời đều đúng giới pháp, giới tướng.

Nhóm 4 Tỳ kheo xuất thế tục gia như vậy trở lên, gọi là Giới Tăng. Nếu xuất gia thọ giới đúng pháp mà không hành đúng pháp, giới pháp giới hạnh không đầy đủ, thì gọi là Tục Tăng.

2. Tỳ Kheo xuất thế tục gia, tâm thanh tịnh, thân thanh tịnh; 12 thời, 4 oai nghi đều đúng pháp và luật Phật chế. Tâm không còn bị giặc phiền não quấy nhiễu, nhất tâm nhất niệm, tín giải đầy đủ, giáo nghĩa thông suốt, đức hạnh trang nghiêm. Gọi là Tỳ kheo xuất phiền não gia.

Nhóm 4 Tỳ kheo xuất phiền não gia như vậy trở lên, gọi là Hiền Tăng.

3. Tỳ kheo, thế tục và phiền não đều xuất ly, ngộ nhập Phật Tri Kiến, tín - giải - hạnh - chứng viên dung, sống chết tự do, đến đi tự tại, qua lại trong 6 đường - 3 cõi, tùy ý không có trở ngăn. Gọi là Tỳ kheo xuất Tam Giới gia.

Nhóm 4 Tỳ kheo xuất Tam Giới gia như vậy trở lên, gọi là Thánh Tăng.

Thật lành thay khi đạo hữu đã nêu những điều trên, tức là giải thích về Tăng. Tuy văn sai khác những nghĩa không khác. Thế nào là nghĩa không khác?
Trong Kinh điển, Đức Phật có giảng về Tăng - Các thiện nam tử, vì lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình (mô tả này tương đồng với xuất thế tục gia) ; những vị ấy đối với sắc do mắt nhận thức, ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp được thăng bằng (mô tả này tương đồng với xuất phiền não gia); những vị ấy đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi ( mô tả này tương đồng với xuất tam giới gia).

Ba Tuần đã viết:
Bàn về nghĩa Quy y:

Quy y, nghĩa phổ thông là quay về nương tựa.

Quay về có hai nghĩa:

1. Xả bỏ ác hạnh, thế tục hạnh mà quy hướng thiện hạnh, giới đức hạnh do Phật chế định.

2. Xả bỏ tâm phân biệt, phan duyên, hướng ngoại, chấp trước quay về tự tánh thanh tịnh vô phân biệt vốn sẵn có nơi mỗi người.

Nương tựa vì thế cũng có hai nghĩa:

1. Nương tựa Giới, Hiền, Thánh Tăng. Học tập làm theo, lấy đó làm mô phạm, làm tấm gương để chỉnh sửa lời nói, suy nghĩ, việc làm của chính mình.

2. Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người !

Đạo hữu Ba Tuần kính,
Ở đây hợp lý là sự "nương tựa Tăng, học tập, làm theo", để "chỉnh sửa lời nói, suy nghĩ, việc làm". Nhưng, không hợp lý là sự "nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Tăng Bảo sẵn có". Nếu có thể "nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Tăng Bảo sẵn có", thời việc quy y Tăng không có ý nghĩa, thời sự tồn tại của Tăng không còn ý nghĩa.
Bên dưới đạo hữu cũng có nói:
- Quay về nương tựa là nghĩa quy y.

Đã nói nương tựa thì phải nghe lời.

Quy y Phật thì phải nghe lời Phật.

Quy y Pháp thì phải nghe lời Pháp.

Quy y Tăng thì phải nghe lời Tăng.

Vâng lời nghe theo, làm đúng như những điều được dạy bảo, không chống trái, không biện minh, không tùy tiện làm theo ý mình, ấy là việc của Phật tử và đệ tử Phật khi Quy y cần phải làm.
Có phải sự tồn tại của Tăng là quan trọng, không có Tăng thì không thể quy y?
Ở đây, đạo hữu có chia sẻ gì thêm? Vì sao lại quy y Tăng?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Kính đạo hữu caiten,

Caiten đã viết:
Không hợp lý là sự "nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Tăng Bảo sẵn có". Nếu có thể "nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Tăng Bảo sẵn có", thời việc quy y Tăng không có ý nghĩa, thời sự tồn tại của Tăng không còn ý nghĩa.

Quy y Tăng sẽ có ý nghĩa đối với người cần, người muốn nương tựa Tăng.

Và sẽ không có ý nghĩa đối với người không cần, người không muốn nương tựa Tăng.

Vì sao ? Ví như người bệnh nhân, cần phải nương tựa bác sỹ, nương tựa bệnh viện để khám chữa và điều trị. Thời việc nương tựa ấy là cần thiết, là hợp lý.

Nếu như người bệnh đó đã chữa khỏi bệnh, đã được bác sỹ chẩn đoán là khỏi bệnh, thời việc ở lại bệnh viện, việc tiếp tục nương tựa bác sỹ, là không cần thiết.

Có phải sự tồn tại của Tăng là quan trọng, không có Tăng thì không thể quy y?

Không có Tăng thì Pháp Phật không thể trụ thế lâu dài ở thế gian. Không có pháp thì chúng sanh không thể giải thoát. Sự tồn tại của Tăng là cần thiết với điều kiện nó giúp cho Chánh Pháp được hưng thịnh và trường tồn.

Không có Tăng thì vẫn có thể quy y Phật, Pháp.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 8 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Kính đạo hữu caiten,

Quy y Tăng sẽ có ý nghĩa đối với người cần, người muốn nương tựa Tăng.

Và sẽ không có ý nghĩa đối với người không cần, người không muốn nương tựa Tăng.

Vì sao ? Ví như người bệnh nhân, cần phải nương tựa bác sỹ, nương tựa bệnh viện để khám chữa và điều trị. Thời việc nương tựa ấy là cần thiết, là hợp lý.

Nếu như người bệnh đó đã chữa khỏi bệnh, đã được bác sỹ chẩn đoán là khỏi bệnh, thời việc ở lại bệnh viện, việc tiếp tục nương tựa bác sỹ, là không cần thiết.

Đạo hữu Ba Tuần kính,
Lành thay đạo hữu khéo léo suy tư những lời dạy của Đức Bổn Sư.
Nay đạo hữu đã nói được những lời này, mong rằng sau này khi được hỏi, từ những người mong muốn lìa khổ, thế nào là quy Tăng, đạo hữu hãy từ bỏ lời giảng giải:
2. Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người !
Vì đó là những lời không khế hợp, không liên hệ đến quy y Tăng.
Kính chúc thiện hữu tăng thịnh trong Pháp!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Đạo hữu Ba Tuần kính,
Lành thay đạo hữu khéo léo suy tư những lời dạy của Đức Bổn Sư.
Nay đạo hữu đã nói được những lời này, mong rằng sau này khi được hỏi, từ những người mong muốn lìa khổ, thế nào là quy Tăng, đạo hữu hãy từ bỏ lời giảng giải:

Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người !

Vì đó là những lời không khế hợp, không liên hệ đến quy y Tăng.
Kính chúc thiện hữu tăng thịnh trong Pháp!

Kính đạo hữu caiten,

Ví như người có bệnh thời phải nương tựa bác sỹ, nương tựa bệnh viện.

Người mới khỏi bệnh, tuy không nương tựa bác sỹ, không nương tựa bệnh viện, xong vẫn phải làm theo lời chỉ dẫn, lời căn dặn, phương pháp tự chăm sóc bản thân khi đã rời khỏi bệnh viện, xa lìa bác sỹ.

Quy y tự tánh Tăng Bảo, cũng như vậy, như người bênh mới khỏi phải lìa xa bệnh viện, lìa xa bác sỹ. Hành giả trừ khi đã sạch lậu hoặc, đã đoạn sạch kiết sử, đã vĩnh viễn dứt trừ mầm mống cội gốc của bệnh, mới có thể chấm dứt sự quy y. Mới có thể ngừng nương tựa, mà tùy ý tự do tự tại vậy !

Do vậy, lời này là hợp lý với đúng người, là khế hợp với đúng người. Người giảng nói nghĩa Quy y, cần phải quán xét căn cơ, trước khi nói giảng, như vậy mới không tránh khỏi sự mê lầm, sự thiếu sót !

Kinh chúc đạo hữu tăng thịnh trong Pháp !
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 8 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Kính thiện hữu Ba Tuần,
Trước thiện hữu nói:

Nương tựa vì thế cũng có hai nghĩa:

1. Nương tựa Giới, Hiền, Thánh Tăng. Học tập làm theo, lấy đó làm mô phạm, làm tấm gương để chỉnh sửa lời nói, suy nghĩ, việc làm của chính mình.

2. Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người !

Sau thiện hữu lại nói:
Quy y thì phải làm gì ?

- Quay về nương tựa là nghĩa quy y.

Đã nói nương tựa thì phải nghe lời.

Quy y Phật thì phải nghe lời Phật.

Quy y Pháp thì phải nghe lời Pháp.

Quy y Tăng thì phải nghe lời Tăng.

Vâng lời nghe theo, làm đúng như những điều được dạy bảo, không chống trái, không biện minh, không tùy tiện làm theo ý mình, ấy là việc của Phật tử và đệ tử Phật khi Quy y cần phải làm.

Như vậy, lời nói trước của đạo hữu không phù hợp lời nói sau của đạo hữu, lời nói sau của đạo hữu không phù hợp lời nói trước của đạo hữu.

Lại nữa, trước đạo hữu nói:
Tăng (đầy đủ là Tăng đoàn), là danh từ chỉ nhóm người. Người ở đây là Tỳ kheo, đệ tử xuất gia, sống đúng theo giáo Pháp của đức Phật.
Sau đạo hữu lại nói:
Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người

Như vậy, lời nói trước của đạo hữu không phù hợp lời nói sau của đạo hữu, lời nói sau của đạo hữu không phù hợp lời nói trước của đạo hữu.
Do đó, có thể có sự chỉ trích như sau:
Đệ tử của Đức Phật Gotama nói Tăng là nhóm người sống đúng giáo Pháp, đệ tử của Đức Phật Gotama lại nói Tăng là tự tánh thanh tịnh, tự tánh Tăng Bảo. Rối ren thay lời lời nói của họ, điên đảo thay là lời nói của họ.
Do thấy sự nguy hiểm này mà caiten đã nói, hãy từ bỏ lời giảng giải: "Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người ".
Hãy trở lại ví dụ của đạo hữu:
Ví như người có bệnh thời phải nương tựa bác sỹ, nương tựa bệnh viện.

Người mới khỏi bệnh, tuy không nương tựa bác sỹ, không nương tựa bệnh viện, xong vẫn phải làm theo lời chỉ dẫn, lời căn dặn, phương pháp tự chăm sóc bản thân khi đã rời khỏi bệnh viện, xa lìa bác sỹ.
Một người tuy tự chăm sóc bản thân bằng những gì mình đã học (ví dụ này mới tương ưng với ý nghĩa nương tựa tự tánh thanh tinh đạo hữu đã nêu) khi tuyên bố tôi có thể tự chăm sóc bản thân lại được một người đến giảng dạy, anh không được nói như vậy, anh đang nương tựa bác sĩ, anh đang nương tựa bệnh viện. Rối rắm thay là lời nói này, điên đảo thay là lời nói này.

Thiện hữu Ba Tuần kính,
Vì những lời rao giảng thiện hữu đã nêu được ca ngợi, được tán dương là sâu rộng nên thật khó cho thiện hữu từ bỏ quan kiến này, thật khó cho thiện hữu từ chối quan kiến này.
Nếu muốn, kính thiện hữu hãy chia sẻ tự tánh thanh tịnh, tự tánh Tăng Bảo mà thiện hữu đã nêu có liên hệ gì đến tự tánh Phật Bảo (nếu có), có liên hệ gì đến tự tánh Pháp Bảo (nếu có)? Như vậy, ý nghĩa quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng có chồng lấp, có chồng chéo?
Tốt lành thay khi được trao đổi Pháp cùng thiện hữu.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Kính đạo hữu caiten,

Đúng như lời đạo hữu, với những người chỉ ở trên danh tự, chỉ ở trên ngữ ngôn mà chưa qua thật hành, chưa qua thật nghiệm, thời sẽ thấy lời nói là chồng chéo, sẽ nói đệ tử Gotama nói lời điên đảo, nói lời mâu thuẫn.

Lành thay khi có vị đạo hữu vì pháp mà nói lên những lời chân thật này:

caiten đã viết:
Đệ tử của Đức Phật Gotama nói Tăng là nhóm người sống đúng giáo Pháp, đệ tử của Đức Phật Gotama lại nói Tăng là tự tánh thanh tịnh, tự tánh Tăng Bảo. Rối ren thay lời lời nói của họ, điên đảo thay là lời nói của họ.

Do thấy sự nguy hiểm này mà caiten đã nói, hãy từ bỏ lời giảng giải: "Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người ".

Vì những lời rao giảng thiện hữu đã nêu được ca ngợi, được tán dương là sâu rộng nên thật khó cho thiện hữu từ bỏ quan kiến này, thật khó cho thiện hữu từ chối quan kiến này.

Nếu muốn, kính thiện hữu hãy chia sẻ tự tánh thanh tịnh, tự tánh Tăng Bảo mà thiện hữu đã nêu có liên hệ gì đến tự tánh Phật Bảo (nếu có), có liên hệ gì đến tự tánh Pháp Bảo (nếu có)? Như vậy, ý nghĩa quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng có chồng lấp, có chồng chéo?

Tam Bảo, lược nói có ba nghĩa:

- Thế gian thường trụ Tam Bảo.

- Xuất thế gian thường trụ Tam Bảo.

- Tự tánh thanh tịnh thường trụ Tam Bảo.

1. Thế gian thường trụ Tam Bảo (Hóa thân Tam Bảo):

- Thế gian Phật Bảo: như đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh nơi Vương Cung, thành Đạo nơi cội Bồ Đề, chuyển pháp luân 49 năm, trụ thế 80 năm...; là tôn tượng, là hình tượng, là danh hiệu...Phật.

- Thế gian Pháp Bảo: như là lời dạy của đức Phật khi còn tại thế; là Kinh, Luật, Luận Tam Tạng bằng giấy, bằng chữ được kết tập, được lưu trữ;

- Thế gian Tăng Bảo: là nhóm 4 vị Tỳ kheo xuất Tam Giới gia trở lên, sống chung giới luật, mang thân tứ đại uế trược.

2. Xuất thế gian thường trụ Tam Bảo (Báo thân Tam Bảo):

- Xuất thế gian Phật Bảo: như đức Phật Thích Ca Mâu Ni (32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, ngũ nhãn, lục thông, tam minh,...bất sinh bất diệt), trang nghiêm to lớn gấp trăm ngàn lần Tu Di sơn, đôi mắt màu xanh biếc lớn hơn biển cả, thân tướng vàng ròng cao lớn khó đo lường; nếu mang thân tướng uế trược cõi Ta Bà mà đứng trước đức Phật thì chỉ riêng ngón chân cái của ngài đã như Hi Mã Lạp Sơn bằng vàng ròng rồi....vĩ đại không thể tả xiết.

- Xuất thế gian Pháp Bảo: là lời dạy từ kim khẩu báo thân Phật, là lời dạy từ chư Đại Bồ Tát....Mỗi lần thuyết giảng, hoa Trời rơi xuống, nhạc Trời nổi lên, hương thơm vi diệu tràn ngập hư không; kẻ trên không, người dưới nước...tụ hội vô số vô lượng chẳng thể tính đếm.

- Xuất thế gian Tăng Bảo: là báo thân chư vị Thánh Tăng, tướng trang nghiêm vĩ đại, thù thắng bất khả tư nghì, nơi một thân hiện nhiều thân, nơi nhiều thân hiện một thân, ngồi tại một nơi mà vô số thân biến hiện khắp các cõi, cúng dường vô lượng bất khả thuyết, bất khả tư nghì vô số Phật, hộ trì Pháp , hóa độ chúng sanh...

3. Tự tánh thanh tịnh thường trụ Tam Bảo (Pháp thân Tam Bảo):

- Tự tánh Phật Bảo: Bản giác tánh không, trí huệ Bát Nhã Vô thượng Chánh Đẳng.

- Tự tánh Pháp Bảo: Hết thảy lời từ nơi Trí Huệ Bát Nhã này lưu xuất đều trở thành Pháp Bảo.

- Tự tánh Tăng Bảo: Thể tánh thanh tịnh cùng khắp, bất khả thuyết, bất khả tư nghì, sẵn có xưa này, tạm lập danh là sẵn có, là thật tướng, là chân như, là niết bàn,...

Ở nơi tự tánh thanh tịnh thường trụ Tam Bảo này Phật tức là Pháp, Pháp tức là Tăng, Tăng tức là Phật; 1 là 3, 3 là 1; 1 là vô lượng, vô lượng là 1..

Nay nếu như có ai bảo đạo hữu rằng, lời nói Quy y tự tánh Tăng kia là mâu thẫu, là điên đảo...thời đạo hữu hãy vì người đó, lược nói ba thứ Tam Bảo trên, người đó tất sẽ được sự lời ích thù thắng bất khả tư nghì !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 8 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Kính thiện hữu Ba tuần ,

Trước, caiten có nói:
caiten đã viết:
Đệ tử của Đức Phật Gotama nói Tăng là nhóm người sống đúng giáo Pháp, đệ tử của Đức Phật Gotama lại nói Tăng là tự tánh thanh tịnh, tự tánh Tăng Bảo. Rối ren thay lời lời nói của họ, điên đảo thay là lời nói của họ.

Do thấy sự nguy hiểm này mà caiten đã nói, hãy từ bỏ lời giảng giải: "Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người ".

Do sự thấy biết này, thật khó cho caiten tiếp nhận lời khuyên từ đạo hữu:
Nay nếu như có ai bảo đạo hữu rằng, lời nói Quy y tự tánh Tăng kia là mâu thẫu, là điên đảo...thời đạo hữu hãy vì người đó, lược nói ba thứ Tam Bảo trên, người đó tất sẽ được sự lời ích thù thắng bất khả tư nghì !
Thật hợp lý cho đạo hữu cùng những lời khuyên trên nếu đạo hữu tự thân thấy được

Tự tánh thanh tịnh thường trụ Tam Bảo (Pháp thân Tam Bảo):

- Tự tánh Phật Bảo: Bản giác tánh không, trí huệ Bát Nhã Vô thượng Chánh Đẳng.

- Tự tánh Pháp Bảo: Hết thảy lời từ nơi Trí Huệ Bát Nhã này lưu xuất đều trở thành Pháp Bảo.

- Tự tánh Tăng Bảo: Thể tánh thanh tịnh cùng khắp, bất khả thuyết, bất khả tư nghì, sẵn có xưa này, tạm lập danh là sẵn có, là thật tướng, là chân như, là niết bàn,...

Ở nơi tự tánh thanh tịnh thường trụ Tam Bảo này Phật tức là Pháp, Pháp tức là Tăng, Tăng tức là Phật; 1 là 3, 3 là 1; 1 là vô lượng, vô lượng là 1..
Thật không hợp lý nếu đạo hữu không tự thấy được những điều đã nói.

Về vấn đề này, thật có ích khi chúng ta cùng lắng nghe lời dạy của Thế Tôn về những pháp nên hành trì và không nên hành trì:
Khẩu hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Bạch Thế Tôn, một khẩu hành nào khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm, khẩu hành như vậy không nên hành trì. Bạch Thế Tôn và một khẩu hành nào khi hành trì bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng, khẩu hành như vậy nên hành trì.
Bạch Thế Tôn, khẩu hành gì khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiệp pháp thối giảm? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này Người kia, hãy nói những gì Ông biết". Dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: "Tôi biết"; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: "Tôi thấy"; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Khẩu hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.
Bạch Thế Tôn, khẩu hành gì khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết". Nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết "; nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác; như vậy, người ấy nói những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm; người ấy nói đúng thời, nói những lời chơn thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Khẩu hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.
TRUNG BỘ KINH - Kinh nên hành trì, không nên hành trì - Tôn giả Sariputta giảng rộng lời nói vắn tắt của Thế Tôn
Chính do thấy được bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm nên caiten không nói những lời này : "Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người". Chính do không thật biết tự tánh thanh tịnh, nên caiten không khuyên người nương tựa tự tánh thanh tịnh. Do vậy, thật khó cho caiten tiếp nhận lời khuyên của đạo hữu. Và khi hợp thời, đạo hữu hãy quán như thật những gì đã nói tức là : tự tánh Phật Bảo, tự tánh Pháp Bảo, tự tánh Tăng Bảo nơi bản thân.

Lại nữa, đạo hữu, quy y đã được đao hữu nêu:
Quay về nương tựa là nghĩa quy y.

Đã nói nương tựa thì phải nghe lời.

Quy y Phật thì phải nghe lời Phật.

Quy y Pháp thì phải nghe lời Pháp.

Quy y Tăng thì phải nghe lời Tăng.

Vâng lời nghe theo, làm đúng như những điều được dạy bảo, không chống trái, không biện minh, không tùy tiện làm theo ý mình, ấy là việc của Phật tử và đệ tử Phật khi Quy y cần phải làm.
Ở đây, quy y có một ý nghĩa sai khác:

Vậy này Magandiya, hãy thân cận các vị chân nhân. Này Magandiya, do Ông thân cận các vị chân nhân, thời này Magandiya, Ông sẽ được nghe diệu pháp. Này Magandiya, do Ông được nghe diệu pháp, thời này Magandiya, Ông sẽ sống đúng với Chánh pháp và tùy pháp. Này Magandiya, do Ông sống đúng với Chánh pháp và tùy pháp, thời này Magandiya, Ông sẽ tự mình biết, tự mình thấy: "Ðây là những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên. Ở đây, những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên được trừ diệt, không có dư tàn. Do chấp thủ được diệt ở ta, nên hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được diệt trừ. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này".
TRUNG BỘ KINH - Kinh Magandiya
Đây là ý nghĩa của quy y Tăng. Trong đoạn ấy cũng nêu lên nguyên nhân của quy y Tăng, và hành trì quy y Tăng thế nào (chính là phần tô đỏ).
Trong các bài kinh, khi một người được khai mở tri kiến bởi một bài pháp, vị ấy muốn sống lợi ích từ pháp, vị ấy sẽ tuyên bố nương tựa Phật, nương tựa Pháp và nương tựa Tăng tức là thân cận Phật, Tăng và nghe Pháp.
Như vậy là thời điểm để tuyên bố quy y Tăng, như vậy là ý nghĩa quy y Tăng là nguyên nhân quy y Tăng và cách hành trì quy y Tăng.

Kính đạo hữu Ba Tuần,
Đạo hữu có thấy được sự nhất quán trong pháp Thế Tôn giảng dạy? Có thấy được dù một thời pháp nhỏ cũng nhằm để thiện pháp tăng trưởng, bất thiện pháp giảm thiểu chứ không phải vì thõa mãn tri kiến, thỏa mãn hý luận?
Lành thay khi được trao đổi, học hỏi pháp từ đạo hữu.
Kính chúc thiện hữu tăng thịnh trong pháp!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Kính đạo hữu caiten,

Đúng như lời Thế Tôn dạy: Khẩu hành nào khiến cho bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp giảm thiểu thì không nên hành trì; ngược lại thì nên hành trì. Cái gì biết rõ thì nói biết rõ, cái gì không biết rõ thì nói không biết rõ.

Và ở đây, cũng như thế, khẩu hành hiện thời nơi đạo hữu khiến cho bất thiện pháp nơi đạo hữu tăng trưởng và thiện pháp giảm thiểu, và như vậy thì không nên hành trì.

Vì sao ? Vì khẩu hành này đưa đến yếm ly, đưa đến chấp thủ, đưa đến tri kiến nhỏ hẹp. Cho rằng, Quy y Tam Bảo là hiện tại thế gian pháp, hiện tiền thế gian pháp, ngoài ra xuất thế gian và tự tánh phi thế gian, phi xuất thế gian thời không đúng pháp !

Do cái thấy như thế, Ba Tuần khuyên đạo hữu, không nên hành trì khẩu hành này, vì khẩu hành này khiến cho bất thiện pháp nơi đạo hữu tăng trưởng, thiện pháp nơi đạo hữu giảm thiểu.

Đạo hữu nên y cứ những gì mình đã biết, đã tin, đã hiểu thời như thế sẽ mang lại lợi ích hiện tiền thiết thực cho đạo hữu.

Kính chúc đạo hữu tăng thịnh trong Pháp !
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 8 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Kính thiện hữu Ba Tuần,
Thật khó cho thiện hữu khi thiện hữu là người thuộc chấp kiến khác, thuộc kham nhẫn khác, thuộc mục đích khác, thuộc tu tập khác. Do vậy, thật khó cho thiện hữu có thể hiểu được tâm caiten mà nói lên những lời này:
Và ở đây, cũng như thế, khẩu hành hiện thời nơi đạo hữu khiến cho bất thiện pháp nơi đạo hữu tăng trưởng và thiện pháp giảm thiểu, và như vậy thì không nên hành trì.

Do thọ trì sai khác, nên dù pháp đã được Thế Tôn giảng rõ ràng:

caiten đã viết:
Vậy này Magandiya, hãy thân cận các vị chân nhân. Này Magandiya, do Ông thân cận các vị chân nhân, thời này Magandiya, Ông sẽ được nghe diệu pháp. Này Magandiya, do Ông được nghe diệu pháp, thời này Magandiya, Ông sẽ sống đúng với Chánh pháp và tùy pháp. Này Magandiya, do Ông sống đúng với Chánh pháp và tùy pháp, thời này Magandiya, Ông sẽ tự mình biết, tự mình thấy: "Ðây là những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên. Ở đây, những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên được trừ diệt, không có dư tàn. Do chấp thủ được diệt ở ta, nên hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được diệt trừ. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này".
TRUNG BỘ KINH - Kinh Magandiya

cho dù vậy, đạo hữu vẫn nói lên những lời không phù hợp:

Ba Tuần đã viết:
Vì sao ? Vì khẩu hành này đưa đến yếm ly, đưa đến chấp thủ, đưa đến tri kiến nhỏ hẹp. Cho rằng, Quy y Tam Bảo là hiện tại thế gian pháp, hiện tiền thế gian pháp, ngoài ra xuất thế gian và tự tánh phi thế gian, phi xuất thế gian thời không đúng pháp !

Và dù được khuyên đúng pháp:
caiten đã viết:
Và khi hợp thời, đạo hữu hãy quán như thật những gì đã nói tức là : tự tánh Phật Bảo, tự tánh Pháp Bảo, tự tánh Tăng Bảo nơi bản thân.
Đạo hữu vẫn không từ bỏ quan kiến: Quy y Tăng còn là "Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người".

Do tôn trọng sự thấy biết như thật nơi đạo hữu, tức là tự tánh thanh tịnh, cũng là pháp mà caiten chưa được thấy biết như thật, caiten xin được học hỏi nơi đạo hữu.
Kính đạo hữu Ba Tuần, được hỏi, hành trì "Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người" như thế nào, đạo hữu hồi đáp ra sao? Đạo hữu đã hành trì nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có như thế nào? Từng bước thực hành thế nào để đem lại lợi ích cho người muốn diệt trừ khổ ưu?
Lành thay nếu đạo hữu có thể chia sẻ pháp này.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Kính thiện hữu Ba Tuần,

Do tôn trọng sự thấy biết như thật nơi đạo hữu, tức là tự tánh thanh tịnh, cũng là pháp mà caiten chưa được thấy biết như thật, caiten xin được học hỏi nơi đạo hữu.

Kính đạo hữu Ba Tuần, được hỏi, hành trì "Nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có nơi mỗi người" như thế nào, đạo hữu hồi đáp ra sao?

Đạo hữu đã hành trì nương tựa tự tánh thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã Huệ, tự tánh Tăng Bảo sẵn có như thế nào?

Từng bước thực hành thế nào để đem lại lợi ích cho người muốn diệt trừ khổ ưu?

Lành thay nếu đạo hữu có thể chia sẻ pháp này
.

Kính đạo hữu caiten,

Lành thay khi nghe được những lời này từ đạo hữu.

Đạo hữu hãy thanh tịnh tâm ý, và hãy thành thực trả lời câu hỏi của Ba Tuần.

Đạo hữu có thấy chăng ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Đạo hữu Ba Tuần kính,
Đến mức độ nào thanh tịnh tâm đạo hữu muốn nói đến?

Kính đạo hữu caiten,

Chỉ cần ngừng suy nghĩ, phỏng đoán ý định của Ba Tuần. Và thành thực trả lời câu hỏi, tức là mực độ thanh tinh tâm cần có để tiếp nhận pháp này.

Ba Tuần xin phép được hỏi lại, nếu đạo hữu muốn học hỏi hãy thành thực trả lời.

Đạo hữu có thấy chăng ?

Hãy tập trung và hoàn thành cuộc đối thoại này, vì Ba Tuần không ngồi canh chừng máy tính hoài được !!!!
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 8 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Hãy tập trung và hoàn thành cuộc đối thoại này, vì Ba Tuần không ngồi canh chừng máy tính hoài được
Đạo hữu hãy kham nhẫn,
Là một cư sĩ tại gia, chúng ta còn có trách nhiệm với gia đình, công việc, người xung quanh. Hãy đàm thoại khi hợp lúc. Việc canh chừng máy tính thật không hợp lý cho một cư sĩ tại gia.
Ba Tuần đã viết:
Chỉ cần ngừng suy nghĩ, phỏng đoán ý định của Ba Tuần
Dù rằng caiten không có suy nghĩ về ý định của đạo hữu, không phỏng đoán ý định của đạo hữu, tâm caiten vẫn không thanh tịnh. Đạo hữu không hiểu được các mức độ thanh tịnh tâm, không nêu được mức độ thanh tịnh tâm cần thiết cho câu hỏi này, làm sao đạo hữu có thể trông đợi câu trả lời từ caiten.
Hoặc là đạo hữu hãy bỏ yêu cầu,
Ba Tuần đã viết:
Đạo hữu hãy thanh tịnh tâm ý
, caiten sẽ trả lời câu hỏi của đạo hữu, vì rằng những gì đạo hữu đã nêu, tức là ngừng phỏng đoán ý định của Ba Tuần, không phải là thanh tịnh tâm.
Đạo hữu hãy kham nhẫn, thời thiện pháp sẽ khởi sinh.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Đạo hữu hãy kham nhẫn,
Là một cư sĩ tại gia, chúng ta còn có trách nhiệm với gia đình, công việc, người xung quanh. Hãy đàm thoại khi hợp lúc. Việc canh chừng máy tính thật không hợp lý cho một cư sĩ tại gia.

Dù rằng caiten không có suy nghĩ về ý định của đạo hữu, không phỏng đoán ý định của đạo hữu, tâm caiten vẫn không thanh tịnh. Đạo hữu không hiểu được các mức độ thanh tịnh tâm, không nêu được mức độ thanh tịnh tâm cần thiết cho câu hỏi này, làm sao đạo hữu có thể trông đợi câu trả lời từ caiten.
Hoặc là đạo hữu hãy bỏ yêu cầu, , caiten sẽ trả lời câu hỏi của đạo hữu, vì rằng những gì đạo hữu đã nêu, tức là ngừng phỏng đoán ý định của Ba Tuần, không phải là thanh tịnh tâm.
Đạo hữu hãy kham nhẫn, thời thiện pháp sẽ khởi sinh.

Đạo hữu có thấy chăng ?
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Đạo hữu có thấy chăng ?

lắm trò thật !!! ...

ghét nhất mấy câu hỏi lừa đảo kiểu này.

muốn nói gì thì nói huỵch toẹt ra đi,cứ úp úp mở mở,mập mờ thế này là chán nhất ...

trả lời câu hỏi :

thấy chứ sao không thấy ... ông mộ phần viết chữ to đùng rôi bôi đỏ chót thế kia thì ai chả thấy ...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
lắm trò thật !!! ...

ghét nhất mấy câu hỏi lừa đảo kiểu này.

muốn nói gì thì nói huỵch toẹt ra đi,cứ úp úp mở mở,mập mờ thế này là chán nhất ...

trả lời câu hỏi :

thấy chứ sao không thấy ... ông mộ phần viết chữ to đùng rôi bôi đỏ chót thế kia thì ai chả thấy ...

Hề hề

Đơn giản vậy thôi mà cũng còn phải xét độ "thanh tịnh tâm" mới chịu!!

Mộ Phần.
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 8 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Đạo hữu có thấy chăng ?
Kính đạo hữu Ba Tuần,
Khi đọc dòng chữ trên, caiten có thấy dòng chữ đỏ, khi viết những điều này, caiten không thấy dòng chữ đỏ.
Ở đây đạo hữu còn có câu hỏi gì khác?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên