Sinh tử

phuóng

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 1 2012
Bài viết
17
Điểm tương tác
11
Điểm
3
Nguồn: http://phapthi.net/forum.php

SINH TỬ
NBS: MINH TÂM

NỘI DUNG
1. Khái niệm về sinh tử.
2. Sinh tử theo quan điểm khoa học.
2.1. Sự sinh.
2.2. Sự tử.
2.2.1. Phân loại tử.
2.2.2. Sự tử và thân xác.
2.2.3. Sự tử và tâm lý người bình thường.
2.2.4. Sự tử và tâm lý người bệnh không đau đớn.
2.2.5. Sự tử và tâm lý người bệnh có đau đớn : an tử và trợ tử.
2.3. Sau sự tử.
2.3.1. Hiện tượng cận tử ( chết đi-sống lại ).
2.3.2. Học thuyết Luân hồi ( tái sinh ).
3. Sinh tử theo quan điểm dân gian.
+ Hồn ( linh hồn ). + Vía ( phách).
4. Sinh tử theo quan điểm các Nho gia và Đạo gia phương Đông.
5. Sinh tử theo quan điểm các Triết gia phương Tây.
+ Cổ đại + Cận đại + Đương đại.
6. Sinh tử theo quan điểm các tôn giáo hữu thần.
6.1. Ấn giáo. 6.2. Kitô giáo. 6.3. Hồi giáo.
7. Sinh tử theo quan điểm tôn giáo vô thần Phật giáo.
7.1. Sinh tử với cấu trúc 12 duyên khởi.
7.2. Sinh tử với cấu trúc 5 ấm.
7.3. Sinh tử thư Tây Tạng.
7.4. Vấn đề hộ tử (người bệnh nặng không đau đớn).
7.5. Vấn đề an tử - trợ tử (người bệnh nặng có đau đớn).

SINH TỬ

1.Khái niệm về sinh tử.
Nhìn hình ảnh cây xoài hay cây khế … ra hoa, kết quả, quả xanh, quả già …, thì trong quá trình này hiện tượng rụng hoa, rụng quả - bé, lớn, già - tựa hồ như không gián đoạn do sâu, bệnh, thời tiết, dưỡng chất …, tất cả đều lần lượt rụng xuống hết. Loài người ở đời cũng dường như thế, hiện tượng sinh tử luôn hiện hữu từ lúc còn là bào thai, đến bé, trưởng thành và già, người trước kẻ sau không ai tránh khỏi. Sự sống thì khá bấp bênh, nhưng cái chết lại rất chắc chắn. Thông thường từng mỗi con người đều trải qua các giai đoạn sinh ra, lớn lên và tử vong, tuy nhiên sinh-sống-tử thực ra chỉ là những dạng biến hóa liên tục 2 mặt của một con người, đó là thể xác và tinh thần.
Ngày nay, theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có khoảng 130 triệu con người được sinh ra và khoảng 65 triệu tử vong ( tức 4 sinh và 2 tử trong mỗi giây ). Dân số thế giới hiện nay xấp xỉ 7 tỷ, và có phỏng đoán rằng từ lúc có mặt trên trái đất đến nay, vào khoảng 70 tỷ con người đã bước qua cửa tử.
Số đông chúng ta thường tránh nghĩ về cái tử và sống như thể chẳng bao giờ tử cả, thậm chí từ tử trở thành điều tối kỵ và không dám lưu giữ bất cứ vật gì từ người đã tử. Số đông khác người, khi còn sống lại tỏ ra xem thường cái tử, cho cái tử là lẽ tự nhiên và chẳng cần phải bận tâm, lo lắng chi cho mệt, tuy nhiên đến lúc sắp chết hoặc có dấu hiệu không còn sống lâu bởi một căn bệnh nan y, thì đâm ra hốt hoảng, kinh hoàng.
Cho nên các lý do chính yếu để chúng ta suy gẫm về cái tử là :
+ Giúp chúng ta có được tỉnh thức, bình an vượt qua nỗi sợ hãi của tuổi già, bệnh tật và cái chết.
+ Giúp chúng ta thay đổi lối sống cực đoan và có được thái độ cởi mở, khoan dung đối với cuộc đời.
Sinh tử là quy luật, tử là một sự thật không ai có thể phủ nhận, chối bỏ hay chạy trốn; tử là trạm dừng chân cuối cùng của vạn loài trong một kiếp sống. Vậy nếu không chối bỏ được, chúng ta nên can đảm đối diện và cần thấu triệt lẽ thật sinh tử.

2. Sinh tử theo quan điểm khoa học.
2.1. Sự sinh : con người tồn tại được xét đến 3 mặt sau.
1/ Mặt sinh vật học : con người là một sinh vật (sinh lý và vật lý) có một cơ thể với một cấu trúc phức tạp và tinh vi, được cấu tạo với trên 60.000 tỷ tế bào (cell), trong số này 1/120 tức khoảng 500 tỷ tế bào bị hủy diệt và tái sinh mỗi ngày. Các tế bào phân hóa thành các cơ quan với các hệ chức năng khác nhau, nhưng có mục tiêu chung là kiện toàn và phát triển sự sống.
Nguồn gốc con người là sự phối hợp của tinh trùng và noãn sào tạo thành trứng. Có quan niệm cho rằng khi hình thành trứng là hình thành con người, tuy nhiên ngành Phôi học cho rằng sau khi tạo thành trứng sẽ là giai đoạn tạo nhau và mô nuôi dưỡng trong 17 ngày gọi là giai đoạn tiền phôi, sau đó trứng mới thực sự là phôi, tức là con người mới bắt đầu hiện hữu (đây là lý lẽ đạo đức về vấn đề thời điểm phá thai). Từ đây về sau, các hệ chức năng như hệ vận động, hệ thần kinh … bắt đầu hình thành và phát triển.

2/ Mặt tâm lý học : con người là một cơ cấu những cơ chế đặc thù về các sự kiện ý thức (các tâm trạng).
3/ Mặt xã hội học : con người là một tổng hòa mọi quan hệ xã hội.

Ba mặt này tác động lẫn nhau và thường xuyên biến động từ lúc mới sinh đến lúc già, tạo ra nhân cách. Mỗi sự kiện trong cuộc sống đều hàm chứa trong ba mặt này.

Thí dụ : - Bữa ăn ngon miệng vì hạp khẩu vị (sinh vật), hoặc vì gặp người than (tâm lý), hoặc vì được một thành công trong nghề nghịêp (xã hội). Ngược lại cho một bữa ăn uể oải.
- Vì lớn tuổi, sức yếu phải về hưu. Bấy giờ quan hệ xã hội thay đổi, trước đó có chức có quyền, nay về hưu không còn nữa. Tâm tư sau khi về hưu cũng khác khi còn đương chức.

2.2. Sự tử.
2.2.1. Phân loại tử : có thể được tạm phân loại theo 6 tính chất sau.
+ Tính chất định tính : có 2 yếu tố tác nhân là nội (bản thân) và ngoại (bên ngoài).
- Nội nhân : bởi vô tình (tử do đột quỵ,…) hay cố tình (tử do tự treo cổ vì thất chí,…).
- Ngoại nhân : bởi vô tình (tử do lạc đạn,…) hay cố tình (tử do bị treo cổ vì án tử tội,…).
+ Tính chất định lượng : có 2 yếu tố là êm dịu và đau đớn.
+ Tính chất không gian : có 2 yếu tố là tự do và ràng buộc.
+ Tính chất thời gian : có 3 yếu tố là ngắn (nhanh), trung bình, dài (chậm).
+ Tính chất đạo đức : có 3 yếu tố là thiện, ác, không thiện-ác.
+ Tính chất tâm lý : có 2 yếu tố là vô tình và cố tình.
Tổ hợp lại, ta có 144 loại hình thể hiện sự tử của một con người.
Thí dụ : Người công an bị tội phạm cố tình bắn chết (ngoại nhân) trong khi truy nã, cái chết đau đớn, tự do, ngắn, thiện. Sau đó, kẻ này tự bắn mình (nội nhân) với cái chết đau đớn, tư do, ngắn, ác hoặc bị bắt và buộc lãnh án tử bị tiêm thuốc độc (ngoại nhân) với cái chết cố tình, êm dịu, ngắn, ác.

2.2.2. Sự tử và thân xác : y học ngày nay phân biệt 2 dạng chết của thân xác.
+ Chết lâm sàng : là khi bệnh nhân đã ngừng thở, tim ngừng đập, nhưng thần kinh gốc của não bộ vẫn hoạt động, bản năng chống đỡ với cái chết vẫn còn. Với kỹ thuật cấp cứu hồi sinh tích cực và nhẫn nại, có thể vãn hồi hô hấp và hoạt động của tim.
+ Chết sinh vật : là khi cả phổi, tim và thần kinh gốc của não bộ đều ngừng hoạt động. Như vậy, cái chết được coi là thật chỉ khi nào não bộ đã hoàn toàn không hoạt động.

Sau khi chết, thân xác bị phân hủy. Tùy theo các nền văn hóa, tôn giáo, kinh tế bản địa mà có các hình thức phân hủy như địa táng, thủy táng, hỏa táng, điểu táng …

2.2.3. Sự tử và tâm lý người bình thường : sự tử được ý thức theo tuổi tác như sau.
+ Từ 3-:-4 tuổi : mới dần dần cảm nhận ra khái niệm sự tử, nhất là khi gia đình mất đi người thân, đồng thời trẻ có nhiều thắc mắc về sự tử mà không thể nói ra được. Khái niệm sự tử trong một thời gian vẫn có tánh chất tương đối, đó là chết rồi có thể sống lại và chết là một trừng phạt nặng “đánh chết bây giờ”. Có những trẻ vì quá lo sợ về chết mà sinh ra nhiễu tâm (neurosis : rối loạn tâm lý bởi lo sợ và ám ảnh vô cớ).
+ Từ 4-:-6 tuổi : khái niệm sự tử là mất đi và không bao giờ gặp lại nữa.
+ Trên 6 tuổi : khái niệm sự tử là tất cả mọi người đều phải chết và sau chết là một thế giới không biết được là như thế nào.
+ Người già : tuy người già nhận thức được qui luật sinh tử, nhưng rất ít hiểu biết vấn đề tâm sinh lý của bản thân mình ở khía cạnh người bạn đời. Theo nghiên cứu trong nhóm 371 người già mất người bạn đời thì trong năm đầu có 12,2% số người qua đời, còn nhóm 371 cặp người già (đủ đôi) chỉ có 1,2% . Qua khảo sát, các nhà tâm lý cho biết : vào mấy ngày đầu khi người bạn đời của họ mất, họ phản ứng không chỉ xúc động quá mức mà còn kinh sợ và có cảm giác tê dại. Sau đó họ đau buồn mãnh liệt và chìm đắm trong trầm tư, họ có thể nổi giận, đổ lỗi. Tất cả đều làm cho sức khỏe của họ sa sút nghiêm trọng. Vì vậy, khi tuổi càng cao thì càng cần chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý (ý thức) để giảm thiểu sự suy sụp tinh thần, đồng thời thích nghi với hoàn cảnh mới càng nhanh.

2.2.4. Sự tử và tâm lý người bệnh không đau đớn : nữ bác sĩ người Mỹ là E. Ross (1926-:-2004), giáo sư đại học Chicago, đã có nhiều công trình nghiên cứu có uy tín về Sinh tử học. Bà đã đúc kết được các trạng thái tâm lý trong ý thức của bệnh nhân sắp lâm chung không đau đớn gồm 5 giai đoạn sau.
1/ Phủ nhận (deny) : đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất mà người bệnh thể hiện sự phòng ngự, trấn tỉnh chính mình.
2/ Tức giận (anger) : tại sao tôi phải chết.
3/ Mặc cả (bargaining) : thể hiện thái độ vừa tuyệt vọng vừa hy vọng, đây được xem là cuộc đấu tranh vô hình để kéo dài sự chấp hành bản án tử.
4/ Trầm cảm (depression) : sợ hãi, cân nhắc cái giá mất mát mọi thứ phải chịu.
5/ Chấp nhận (acceptance) : bản án tử đã khuất phục bệnh nhân.
Với các đặc điểm này, người chăm sóc trong việc hộ tử sẽ nắm được những nhu cầu trong tâm ý của người bệnh, để có thể giúp họ một cách thỏa đáng nhất. Bà quan nịêm, mọi người chúng ta dù khỏe hay bệnh, cần thấy rõ rằng : “ Sinh tử, theo trình tự, nói lên sự tồn tại, phát triển và trưởng thành của con người “.

2.2.5. Sự tử và tâm lý người bệnh có đau đớn : trái với trường hợp trên, người bệnh thay vì kháng cự cái chết, thì lại mong mỏi cái chết sớm đến với mình. Sự việc này luôn hiện hữu trong thế giới loài người xưa cũng như nay. Tuy nhiên, nó đã được ghi nhận lại trên ngôn ngữ cổ Hy Lạp là từ euthanatos (eu : tốt đẹp; thanatos : chết), nhằm nói đến hành vi tự tử của những người già yếu, bệnh tật hay bệnh nan y muốn chấm dứt cuộc sống đau khổ một cách êm ái, bằng cách uống thuốc độc hay trích huyết để chết. Hành vi này còn được sử dụng trong những xã hội sau này như La Mã. Có thể nói rằng đây là ý niệm an tử (good death) đối với bệnh nhân đau đớn trước khi lâm chung.
Đến thế kỷ thứ 17 thì F. Bacon (1561-:-1626), một quan chức cao cấp của nước Anh đã tạo ra từ euthanasia trong tiếng Anh để chỉ hành vi của người thầy thuốc giúp bệnh nhân chết sớm hơn hay giúp họ tự tử nhằm giảm bớt đau đớn trong giờ hấp hối. Do đó, có thể nói rằng đây là ý niệm trợ tử (assisted suicide) đối với bệnh nhân đau đớn trước khi lâm chung. Ý niệm này đã tạo thành phong trào và được sự ủng hộ của luật gia-sử gia nổi tiếng D. Hume (1711-:-1776), các triết gia : A. Schopenhauer (1788-:-1860), F. Nietzsche (1844-:-1900) … và kéo dài tới hơn nửa thế kỷ thứ 20.

Từ thập niên 1960 , từ euthanasia đã được phân tích với 2 ý niệm trên.
+ Đối với thầy thuốc : euthanasia có nghĩa là sự trợ tử vì lý do nhân đạo, vì lòng xót thương (mercy killing, mercy death) với sự tuân thủ những 2 việc sau :
+ Theo 2 nguyên tắc :
1/ Vì lợi ích tốt nhất, chứ không làm hại bệnh nhân (patient’s best interest).
2/ Tôn trọng quyền tự quyết của bệnh nhân (autonomy).
+ Bằng 2 cách :
1/ Trợ tử chủ động (active euthanasia) : tiêm thuốc gây chết.
2/ Trợ tử thụ động (passive euthanasia) : ngưng điều trị (lọc thận, ghép tạng…)
hay ngưng cấp cứu hồi sức (thở dưỡng khí, nuôi ăn …).
+ Đối với bệnh nhân : euthanasia có nghĩa là sự an tử với 3 trường hợp sau.
1/ An tử tự nguyện (voluntary euthanasia) : bệnh nhân tỉnh táo quyết định chết.
2/ An tử phi tự nguyện (non-voluntary euthanasia) : bệnh nhân không tỉnh táo, như trẻ sơ sinh thiểu năng trầm trọng hay bệnh nhân hôn mê trong tình trạng thần kinh thực vật vĩnh viễn (vegetative status).
3/ An tử không tự nguỵên (involuntary euthanasia) : bệnh nhân không tỉnh táo mà trước đó chưa bày tỏ ý định hoặc vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc, cho vịêc kết liễu mạng sống. Có quan điểm cho đây là hành động phạm tội.
Như vậy, sự an tử có thể xem như là một loại tự tử có sự tham gia của thầy thuốc, bởi bệnh nhân :
- Không đủ can đảm.
- Không đủ sức khỏe để hành động.
- Không đủ phương tiện để đạt được cái chết êm dịu.


2.3. Sau sự tử.
2.3.1. Hiện tượng cận tử (near-death phenomena) : từ đầu thế kỷ 20, các khoa học gia trên thế giới - nhất là Mỹ - đã có nhiều nghiên cứu hiện tượng sau khi chết, có 2 hiện tượng thường được nói đến như sau :
+ Hiện tượng chết đi sống lại (dead-back-to-life) : năm 1982, viện Gallup đã mở cuộc thăm dò rộng rãi khắp nước Mỹ về hiện tượng cận tử. Viện này đã tham khảo khoảng 8 triệu người Mỹ đã có lần chết đi và sống lại, và đã ghi nhận lại các sự kiện khá tương tự và trùng khớp được xem là ở bên kia cửa tử.
1/ Sau khi xuôi tay, họ thường có cảm giác lạ lùng, hoặc thanh thản, an vui hoặc hoang mang lo lắng.
2/ Các giác quan lúc đó tự nhiên nhạy cảm. Họ cảm thấy nhẹ đi và thấy mình nằm bất động cùng những gì đang xảy ra xung quanh, như thầy thuốc và thân nhân. Lúc đó họ lướt đi dễ dàng như lên cao, xuống thấp và có thể xuyên qua tường hay vật rắn. Họ cảm thấy không còn dính dấp gì với xác thân mà chỉ còn tâm thức (thấy biết) nhẹ nhàng một cách kỳ diệu khác với lúc còn sống.
3/ Sau đó họ cảm thấy như bị cuốn hút vào trong một khoảng tối đen mông lung rồi lướt đi rất nhanh qua một đường hầm hun hút.
4/ Bỗng họ thấy từ xa một điểm sáng, rồi một vừng sáng như chưa từng gặp bao giờ - rực sáng mà không làm mắt bị lòa - bao bọc lấy họ. Bấy giờ những hình ảnh đã qua trong cuộc đời họ bắt đầu diễn lại như một cuốn phim được chiếu.
5/ Tiếp theo là họ thấy những cảnh trí đẹp, những dinh thự đẹp đẽ lạ lùng với âm thanh thanh thoát hoặc những hang đá, những hố sâu vắng vẻ, u buồn.
6/ Kế tiếp họ đến một chỗ như thể một ngưỡng cửa lớn mà không thể vượt qua được. Bỗng tất cả họ (8 triệu người được phỏng vấn) đều trông thấy người thân, bạn bè của mình, nhưng chỉ là những người đã qua đời, chứ không là những người đang còn sống.
7/ Tất cả họ đều cảm thấy có một động lực thúc đẩy, chỉ bảo họ nên quay về. Có người gặp người thân như cha mẹ, anh em … đã mất trước đó rất lâu, họ ra dấu bảo hãy quay về ngay, đừng đến đây làm gì.
Cuối cùng họ trở lại thân xác của họ.
Những người đã từng trải qua sự kiện này sau đó hầu như thay đổi thái độ sống của họ. Nếu trước đây họ tham lam, giận dữ, tranh chấp, tự ái … thì nay họ sống từ thiện, vui vẻ, cởi mở … và hướng về đời sống nội tâm hơn.

+ Hiện tượng sợi dây bạc (silver cord) : đây là hiện tượng được quan sát và cảm nhận bởi nhiều người bình thường nơi đồng cốt, đi thiếp hay người sắp qua đời …, đó là một thể đặc biệt có màu sáng bạc nối liền cơ thể nơi đỉnh đầu (có lẽ là huyệt Bách Hội) và một khối mờ đục (có lẽ là khối năng lượng tâm thức) có hình dạng như một sợi dây. Có giả thuyết cho rằng đây là yếu tố cần thiết nối liền 2 phần vật chất và tinh thần hay xác và hồn tạo nên sự sống nơi một sinh vật, nói riêng là một con người.
Nhà nhân học R. Crookall đã trình bày trong công trình nghiên cứu “ Out of the Body Experiences “ (astral body experiences), một trong nhiều trường hợp điển hình như sau:“Bác sĩ R. Staver đã cho biết là chính mắt ông đã trông thấy rõ ràng một giải sáng trắng bạc từ đầu người cha đang hấp hối nối với khối mờ. Không rời sự quan sát, ông thấy sợi dây này rung động, nhỏ lại và đứt hẳn vừa lúc người cha của ông thở hơi cuối cùng “.
Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng hiện tượng sợi dây bạc thực sự là vấn đề đáng quan tâm. Nếu nghiên cứu chi tiết hơn, chắc chắn giới y khoa sẽ có được một sự kiện vô cùng giá trị trong các lĩnh vực sinh tử. Việc xác định sinh tử cho bệnh nhân sẽ được rõ ràng hơn, tránh được điều không may về quyết định tử vong lầm lạc, bởi việc giám định sự ngừng hoạt động của thần kinh gốc não bộ là một việc làm vô cùng khó khăn (xem mục 2.2.2).
Hiện nay, việc nghiên cứu 2 hiện tượng trên đều có mối liên hệ gắn bó với 2 bộ sách Tử Thư Ai Cập và Tử Thư Tây Tạng, song bộ sau mô tả chi tiết hơn, rõ ràng hơn và chính xác hơn nên rất được ưa chuộng.
Theo các đại sư Tây Tạng thì hiện tượng chết đi sống lại thật ra chỉ mô tả các hình ảnh ở ngưỡng cửa của cõi Trung Ấm (giữa chết và tái sinh), đó là những ảo giác sản sinh từ niềm tin tín ngưỡng cùng ý chí muốn sống của bản thân; và khối mờ đục tâm thức chính là thân Trung Ấm, là khối năng lượng nghiệp (nghiệp lực). Khi bước sang cõi Trung Ấm (chết hẳn), tức sợi dây bạc đã đứt, thì các hình ảnh nói trên (chết đi sống lại) vẫn diễn ra, tuy nhiên theo thời gian các hình ảnh này dần thay đổi theo tính chất của nghiệp lực và dẫn đến tái sinh ở các cảnh giới tương ứng.

2.3.2. Học thuyết Luân hồi [P,S : samsara; E : round of rebirths (continuous flow); F : cycle de renaissances et de morts).
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, thuyết Luân hồi (= tái sinh) đã tồn tại và phát triển trên nhiều nghìn năm. Thuyết này bàng bạc trong dân gian khắp nơi trên thế giới như Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ … vào thời cổ đại, và được đặc biệt giải thích ở các tôn giáo lớn như Ấn giáo, Phật giáo, Do Thái giáo …và nhiều tín đồ Kitô giáo bị thu hút bởi thuyết Thần trí học (= Thông Thiên học).
Theo Webster’s New World Encyclopedia (1992) thì luân hồi có ý nghĩa rằng sau khi chết, phần xác tan rã, còn phần hồn (= linh hồn) của con người, động vật hay thực vật sẽ chuyển sinh từ cơ thể này sang cơ thể khác, từ dạng này sang dạng khác tùy theo những gì đã tác động (hành động có tác ý) trong cuộc sống. Luân hồi được diễn đạt theo các từ sau :
- Reincarnation : hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp người mới.
- Transmigration : hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp động vật mới, hay ngược lại từ kiếp động vật cũ sang kiếp người mới.
- Metempsychosis : hồn là tinh hoa bất biến (khác với 2 trường hợp trên) di chuyển từ thân này qua thân kia, thân chỉ như chiếc áo của hồn.
Tại phương Tây, xưa cũng như nay, nhiều triết gia như Pythagoras, Plato, Kant, Schopenhauer …, nhiều khoa học gia như Edison, Ford, Moody, Ross, Jung … đã từng nghiên cứu và có niềm tin về tái sinh.
+ Viện Gallup : theo cuộc điều tra trên toàn nước Mỹ năm 1982, khoảng 1/4 người dân nơi đây (# 60 triệu người), vốn nổi tiếng trên thế giới là thực dụng và trọng vật chất, tin ở thuyết tái sinh.
+ Voltaire (1694-:-1778) : văn hào nước Pháp ở thế kỷ 18 đã nói “ Nếu nói thuyết tái sinh làm người ta kinh ngạc, thì thuyết nói con người chỉ sinh ra một lần cũng làm kinh ngạc không kém “.
+ I. Stevenson (1918-:-2007) : bác sĩ, giáo sư nhiều trường đại học tai Mỹ và Canada, tính đến năm 2000 đã khảo cứu gần 3.000 trường hợp con người nhớ lại kiếp trước của mình, ông cho biết :
- Từ 2-:-5 tuổi : nhớ rõ tiền kiếp.
- Từ 6-:-12 tuổi : nhớ rõ tiền kiếp không liên tục.
- Trên 20 tuổi : nhớ mù mờ, bất chợt. Ví dụ : một người khi tới một nơi, bỗng tự nhiên ngờ ngợ rằng “ Hình như nơi đây mình đã có lần sinh sống hay đặt chân đến rồi “. Điển hình là trường hợp của danh tướng người Mỹ trong thế chiến thứ hai G. Patton, ông đã khẳng định chi tiết thực địa cuộc chiến tranh La Mã và sự có mặt của ông nơi đó cách nay trên 1.800 năm một cách chính xác trước sự nhầm lẫn của viên đại tá là chuyên gia nghiên cứu về các trận chiến.
Sở dĩ sự nhớ ngày càng kém là vì môi trường sống mới xâm chiếm tâm trí và đẩy lùi hình ảnh xa xưa của chúng ta vào nơi sâu thẳm của vô thức. Ông cho rằng sự quên tiền kiếp cũng có cái hữu ích của nó, vì nó giúp mỗi con người yên tâm với cuộc đời mới, tránh được những mắc míu, ân óan buồn khổ qua bao kiếp đời đảo điên.
+ H. Ford (1863-:-1947): kỹ nghệ gia xe hơi và cũng là nhà từ thiện nổi tiếng nước Mỹ đã viết “ Tôi chấp nhận thuyết tái sinh từ năm tôi 26 tuổi. Công việc làm sẽ có ích, vì chúng ta biết được kinh nghiệm của đời này để dùng cho đời sau. Khi tôi phát hiện được thuyết tái sinh, thì thời gian không còn bị hạn chế nữa. Tôi không còn nô lệ của kim đồng hồ. Tôi muốn truyền lại cho những người khác sự bình thản về cuộc sống như nó (thuyết tái sinh) đã đem lại cho tôi “.
+ Edgar Cayce (1877-:-1945) : người Mỹ, xuất thân từ một gia đình Cơ Đốc giáo, ông chưa học hết cấp 2, chưa học qua nghề y, chưa có khái niệm nào về luân hồi tái sinh cả, nhưng lại có khả năng tìm ra nguồn gốc xa xăm căn bệnh nan y của người bệnh nào đó qua giấc ngủ của ông ở trạng thái vô thức. Ông có thể kê toa và điều trị bao gồm các khía cạnh sinh lý bệnh, sinh hóa bệnh và giải phẫu học chính xác trên 90% số bệnh nhân của mình, khiến giới thầy thuốc vô cùng kinh ngạc. Trong suốt 43 năm trị bệnh từ xa cho mọi người trên khắp thế giới qua tên và địa chỉ, ông đã để lại trên 30.000 hồ sơ bệnh án hiện đang được nghiên cứu và giải thích bởi cơ quan ARE (Association for Research and Enlightenment).
Khi chữa cho bệnh nhân, ông thường thốt ra câu : “ Thuở xa xưa, ông (hay bà) là …(một nhà giáo, một kẻ tàn bạo …). Đến năm 1911, ông bắt đầu dùng từ nghiệp chướng (kamma : action) để chỉ nguyên nhân bệnh tật do việc làm hoặc đam mê có hại trong đời sống trước đây của người bệnh. Ông cho biết khi đi vào giấc ngủ vô thức của mình, ông có thể nhận được hình ảnh, sự việc một cách dễ dàng chứa trong vô thức của người mà ông đang truy tìm bệnh chứng, đã lưu trữ qua nhiều kiếp đời của người ấy. Ông giải thích rằng khi thức ông chỉ dùng ý thức, nhưng ý thức thì khó cho việc dò tìm vô thức của người khác.
Theo ông, một sự kiện mà khoa học ngày nay có thể chưa hề biết đến, đó là trong vũ trụ và nơi mỗi con người đều có một chất liệu rất đặc biệt, có khả năng ghi lại như phim ảnh với đầy đủ chi tiết các sự kiện của đời sống đã qua, mà nếu cần ta chỉ giở ra xem mà thôi. Điều này chỉ có thể cảm nhận dễ dàng ở một số ít người, và được gọi là những người có khả năng thấu thị hay thần nhãn.
Các sự kiện đặc biệt đến với bản thân ông khiến ông ngày càng khẳng định niềm tin vào thuyết luân hồi-tái sinh. Ông đã còn tự thấy rõ các đời sống trước đây của ông, kể cả là sinh vật cách nay trên hàng chục ngàn năm, thấy rõ hào quang (aura) của người khác, thấy rõ các sinh vật phi vật thể là các bạn bè quá cố của ông.

Từ thập niên 1960 đến nay, danh sách các nhà khoa học tên tuổi dấn thân vào nghiên cứu sự kiện tái sinh ngày càng dài thêm ra nhằm kết luận trung thực cho vấn đề đầy tính thâm sâu và thiết thực này. Các nghiên cứu thường quy vào các đặc điểm sau :
- Hình dạng và vết tích lạ lùng trên cơ thể như dị dạng hình thú (voi, chó …), có lông, có sừng, có đuôi, vết bớt, vết sẹo…
- Cử chỉ, dáng dấp, thái độ lạ lùng như co ro, uốn lượn, nhún nhẩy, rụt rè, sợ hãi…, ăn uống như lòai thú.
- Các loại bệnh tật lạ lùng, vô căn … kéo dài sự đau khổ trong kiếp sống.
- Các loại khả năng lạ lùng như thần đồng (biết đọc, biết ngoại ngữ, biết âm nhạc, biết toán … nhưng chưa từng học bao giờ), người có điện thế bất thường, năng khiếu, ngoại cảm, thiên tài…

3. Sinh tử theo quan điểm dân gian.
Theo dân gian, con người hình thành do tinh cha và huyết mẹ, gồm có :
+ Phần hữu hình : là thân xác.
+ Phần vô hình : gồm có 2 phần.
3.1. Hồn : còn gọi là linh hồn hay tinh thần, thuộc dương, hàm chứa 3 đặc tính chung cho nam và nữ như sau.
- Thái quang (ánh sáng sao Thái) : chỉ tính thanh cao, tốt đẹp nhất của hồn.
- Sảng linh (linh diệu) : chỉ tính thấy biết (= kiến), có thể là chính kiến hay tà kiến.
- U tinh (mờ tối) : chỉ tính làm mờ tối đi Thái quang.
Chiêu hồn (death’s soul evoking) : là gọi hồn người chết về nói chuyện, hỏi han qua trung gian đồng cốt, đồng tử.
Xuất hồn (soul-outing) : là hồn đi ra khỏi thân xác nơi đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), có thể thực hiện nhiều lần trong đời do công phu tu luyện hay được người thầy niệm chú cho hồn xuất ra.
3.2. Vía : còn gọi là phách, thuộc âm, gắn kết với thân xác, điều phối sự hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tạo nên sức sống của con người. Vía có định lượng 7 cho nam và 9 cho nữ (thuộc âm nhiều) đặc trưng cho thiên chức làm cha và làm mẹ.
Xuất vía : là vía xuất ra khỏi thân xác nơi lỗ rún chỉ một lần trong đời, lúc chết.

Hú hồn hú vía : là vẫy gọi hồn vía, đây là hành động tuyệt vọng cuối cùng của người sống muốn người mới chết hồi sinh. Hô 3 lần, hướng theo 3 phương : “Ba hồn, bảy vía về đây…” cho người chết nam, hay “Ba hồn, chin vía về đây…” cho người chết nữ.

Khi chết thì hồn là phần tinh anh thoát khỏi thân xác hướng lên vào vũ trụ, còn vía thì cùng thân xác hòa tan vào đất.
Thác là thể phách, còn là tinh anh. (Tr. Kiều - Nguyễn Du)

Một vài khía cạnh tình cảm dân gian đối với sinh tử :
Sống không cho ăn, chết làm văn tế ruồi.
Sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách.

4. Sinh tử theo quan điểm các Nho gia và Đạo gia phương Đông .
4.1. Kinh Dịch : hàm tàng lý biến hóa của vạn sự vạn vật. Trong 64 quẻ dịch, thì quẻ Càn làm đầu, tượng trưng cho vạn sự vạn vật khởi đầu vận hành từ vô cùng và quẻ Vị tế làm cuối vô tận. Vạn sự vạn vật sinh sinh hóa hóa không bao giờ ngừng nghỉ, nghĩa là việc sinh tử của con người chỉ là một trong chuỗi sinh hóa vô cùng vô tận của con người đó.

4.2. Nho gia : giới này ít bàn đến việc sinh tử.
+ Khổng tử (551-:-479) tCN : ông trả lời Tử lộ “Không biết sống thì làm sao biết chết”.
+ Mạnh tử (372-:-298) tCN : “Chết yểu hay sống thọ không có gì khác nhau. Cần bền chí để tu thân, đó là đứng vững trên số mệnh của mình”.

+ Tuân tử (313-:-239) tCN : “Lớn thay cái chết ! Bậc quân tử chết là được yên nghỉ, kẻ tiểu nhân chết là hết trụi”.

+ Vương dương Minh (1472-:-1529) : “Sinh tử vốn đến từ mạng căn của sinh thân này, nên không dễ gì dời chuyển được. Nếu từ chỗ này mà dám đối mặt, khám phá được, thẩm thấu được thì toàn thể tâm này mới không ngăn ngại cùng trời đất, vạn vật”.

4.3. Đạo gia : giới này xem sinh tử như tiến trình trở về gốc “sống gửi, thác về”.
+ Lão tử (580-:-500) tCN : ông biểu đạt sinh tử theo chủ nghĩa tự nhiên “Đã biết được mẹ (Đạo) thì sẽ biết được con (vạn sự vạn vật). Đã biết được con thì quay về giữ mẹ. Hãy bố trí nơi chết để sau đó được sống” (Đạo Đức kinh, ch. 52).

+ Trang tử (369-:-286) tCN : ông biểu đạt sinh tử theo nhiều khía cạnh sau.

- Sinh tử một thể : “Sinh tử là cái tương phụ tương thành chăng? Trên thực tế, sinh tử đều nằm trong một thể. Tử là bắt đầu của sinh, sinh là chỗ nối tiếp của tử, ai biết được giềng mối (quy luật) ấy ?” (thiên Tri Bắc Du).
- Sinh tử siêu việt : “Bậc chân nhân thuở xưa không biết vui khi được sinh ra, không biết ghét khi phải tử vong” (thiên Đại Tông Sư).
- Sinh tử bình đẳng : “Mọi người sinh ra là ứng với thời, rồi tử vong là thuận lẽ trời (lẽ tự nhiên). Vui với thời và thuận đạo trời thì không bị vui buồn làm động tâm”
(Dưỡng Sinh chủ).
- Sinh tử thân giáo : lúc sắp mất, đệ tử muốn lo hậu táng cho ông, ông dạy “Ta lấy trời đất làm quan quách, lấy mặt trời mặt trăng làm vải liệm, lấy ngôi sao làm châu ngọc và vạn vật tiễn đưa ta, lễ tang ta đầy đủ như vậy há có gì là thiếu thốn ? Còn gì để mà đình đám hơn nữa !”. Đệ tử ông lại còn biện giải “Chúng con sợ chim muông ăn thịt thầy mất”. Ông nói tiếp “Ở trên đất thì sợ chim muông ăn thịt, ở dưới đất thì sợ dòi kiến đục khoét, nếu chọn cách này hay cách kia thì sao khỏi rơi vào thiên chấp ?” (thiên Liệt Ngự Quan).

5. Sinh tử theo quan điểm các triết gia phương Tây.
5.1. Triết gia Hy Lạp cổ đại :
+ Thales (624-:-547) tCN : tư tưởng chính trong triết học của ông là vạn vật lưu chuyển. Vì thế, ông cho rằng sinh tử của con người chỉ là sự biến dạng mà không nên sợ hãi hay lo lắng.
+ Heracletos (503-:-470) tCN : tư tưởng chính trong triết học của ông là vạn vật không có đấng thụ tạo. Tất cả đều giống nhau là chuyển đổi theo những chu kỳ, như ngọn lửa vĩnh hằng nhưng sống động rực cháy và lu mờ trong những chừng mực nhất định. Vì thế, ông cho rằng sinh tử chỉ như một chu kỳ của ngọn lửa. Ông còn nói “So với phân rác, thì cái xác chết này càng phải rời bỏ”.

+ Pythagoras (580-:-520) tCN : ông cho rằng thể xác là nhà lao trói buộc linh hồn (= tinh thần, ý thức), và chết là linh hồn được giải thoát tạm thời, vì thế mà không nên sợ hãi. Linh hồn không hoàn toàn tách rời khỏi thể xác cũ, tuy nhiên sau một thời gian sẽ chuyển sang một kiếp sống mới, nơi một thể xác mới. Ông còn tin vào nhân quả báo ứng, tương truyền rằng có lần nọ ông nhìn thấy một người đánh đập con chó, ông đến van xin người ấy dừng tay,vì ông cảm nhận từ âm thanh con chó là linh hồn của người bạn ông đang ẩn náu trong đó.
+ Democritos (460-:-370) tCN : ông cho rằng con người có cấu tạo như sau.
- Thể xác : là kết hợp bởi những nguyên tử thô.
- Linh hồn : là kết hợp bởi những nguyên tử tinh vi, không nhìn thấy được.
Theo ông, chết chẳng qua là hiện tượng phân hủy các nguyên tử một cách tự nhiên, là điều không thể tránh được. Ngay cả Chúa cũng không phải là không chết, mà chỉ là chế ngự cái chết lâu dài hơn chứ không thể hưởng thụ bản tính bất tử được. Vì thế chỉ có người ngu xuẩn mới lo buồn và sợ hãi cái chết.
+ Socrates (469-:-399) tCN : ông cho rằng bậc đại nhân muốn sống có ý nghĩa thì cần phải phản tỉnh với những chuẩn mực cao thượng, Và đối với cái chết tất phải có dũng khí chết đúng chỗ, chết đúng lẽ, chết đúng thời một cách bình tỉnh, thong dong.

+ Plato (427-:-347) tCN : tư tưởng chính của ông là học thuyết ý niệm (theory of ideas), học thuyết này chia vũ trụ thành 2 phần là thượng giới = thế giới ý niệm và hạ giới = thế giới hiện thực. Ông kế thừa quan điểm của Pythagoras cho rằng chềt là phóng thích linh hồn bất tử ra khỏi thể xác. Ông cho rằng khi hình thành con người xương thịt, thì linh hồn sẽ bước vào hạ giới có tính biến hóa sinh diệt, và khi cái chết đến, chính là lúc mà linh hồn trở về thượng giới nên không có gì đáng lo sợ.

+ Aristotle (384-:-322) tCN : ông cho rằng con người là động vật có lý tính (= linh hồn), lý tính này hàm chứa 2 loại :
- Năng động : có tự do, không chịu ảnh hưởng của cảm giác thể xác, bất tử.
- Thụ động : có tính đối nghịch với loại năng động.
Và khi chết, chỉ có thể xác và lý tính thụ động mất đi, còn lý tính năng động thì trường tồn.

+ Epicure (341-:-270) tCN : ông kế thừa nguyên tử luận của Democritos, đặt mục tiêu cuộc sống trên cảm giác và hưởng thụ. Vì thế, ông cho rằng vạn vật tương đồng do các nguyên tử ngẫu nhiên cấu thành, nên khi chúng tổ hợp lại có cảm giác thì gọi là sinh và khi chúng ly tán đi không còn cảm giác nữa thì gọi là tử, vì thế tất cả đều chẳng liên can gì đến ta. Khi sống thì cần khỏe mạnh về thể xác qua ăn uống và hưởng thụ hạnh phúc tinh thần bằng trí tuệ triết học để vừa không sợ hãi cái chết, vừa không chán ghét sinh tồn.

5.2. Triết gia phương Tây cận đại.
+ Descartes (1596-:-1650) : nhà toán học, triết gia nước Pháp này cho rằng con người có 2 thực thể là hồn và xác độc lập nhau, trong đó hồn bền hơn xác vì chúng ta không tìm thấy có nguyên nhân nào làm cho hồn bị hủy diệt, nên xác hư hoại khi chết thì chẳng liên quan gì đến hồn cả.

+ Kant (1724-:-1804) : triết gia nước Đức này cho rằng ngoài thể xác hư hoại này thì sự bất tử của linh hồn được tồn tại - họăc do nhu cầu đạo đức - hoặc do phán đoán tình cảm (không logic), vì không có gì để chứng minh cho sự bất tử này cả. Ông cho rằng bất luận con người dù có tình cảm bất trắc đau khổ, nhưng vẫn phải kiên cường sống và không được tự sát hủy diệt mạng sống của mình.

+ Hegel (1770-:-1831) : triết gia nước Đức này cho rằng sợ hãi cái chết sẽ thẩm thấu vào linh hồn và làm chấn động toàn bộ thể xác. Vì vậy, dám đón nhận cái chết, khám phá cái chết thì mới phủ định được nỗi sợ hãi bóng đêm bên ngoài và trong linh hồn. Chỉ có như vậy mới có thể thăng hoa tinh thần để đạt đến sự vĩnh hằng của tinh thần tuyệt đối.
5.3. Triết gia phương Tây đương đại.
+ Marx (1818-:-1883) : triết gia nước Đức với tư tưởng duy vật biện chứng. Ông cho rằng “ Đến tuổi tác nhất định – vì sao phải đi gặp Thượng Đế - điều đó hoàn toàn là vấn đề chẳng có gì quan trọng ”. Ông nhấn mạnh, trước lúc lâm chung, thứ duy nhất mà ông yêu cầu là sự an tĩnh.

+ Nietzsche (1844-:-1900) : triết gia nước Đức với tư tưởng siêu nhân , đó là tinh thần siêu nhân qua 3 bước thay đổi với các biểu tượng - Lạc đà : chịu đựng gian nan - Sư tử : tự do - Trẻ sơ sinh : sáng tạo. Chỉ có tinh thần sáng tạo mới làm sự sống phong phú, thành tựu và cái chết thành công. Ông nói “ Khi quí vị chết, tinh thần và đạo đức của quí vị huy hoàng như chiếc cầu vòng phản chiếu cả thế giới, nếu không thì cái chết của quí vị sẽ nhuốm màu thất bại ”.

+ Russell (1872-:-1970) : nhà toán học, triết gia nước Anh với tư tưởng khoa học. Ông cho rằng “ Tôn giáo là nơi hàm tàng nhiều nỗi sợ hãi - sợ hãi về thần bí, sợ hãi về thất bại, sợ hãi về cái chết. Nếu vì chúng ta không tránh khỏi cái chết mà sợ hãi, mà đau buồn thì chẳng ích lợi gì, trái lại cần phải kiến lập tư tưởng cao thượng để giúp cho chuỗi ngày ngắn ngủi của chúng ta có được đầy đủ phẩm chất cao quí, chứ không nô lệ cho vận mệnh làm nhu nhược tinh thần ”.

+ Jaspers (1883-:-1969) : triết gia Đức với tư tưởng tồn tại (existentialism), được xây dựng từ sự dung thông tư tưởng Đông Tây. Ông cho rằng “ Làm triết học chính là học tập cái chết. Chủ nghĩa tồn tại là triết học xuất phát từ sự cảm nhận sâu sắc, rõ ràng, chính xác, chân thiết nơi sự tồn tại kinh hoàng của con người, cho nên kinh hoàng có thể phản tỉnh con người sâu sắc nhất. Có 4 tình huống ngoài lề khiến con người kinh hoàng, đó là cái chết, gian khổ, đấu tranh và tội lỗi. Cái chết là tình huống ngoài lề rõ ràng nhất cho sự vĩnh viễn cách xa mọi sự mọi vật và tất cả chẳng còn chút ý nghĩa nào. Việc thể nghiệm tình huống ngoài lề và sự tồn tại chân thật là quá trình giống nhau. Chỉ cần chúng ta bịt mắt lại để bước vào tình huống ngoài lề, thì bấy giờ chúng ta sẽ trở thành con người thật của chính chúng ta ”.

+ Heiddger (1889-:-1976) : triết gia Đức với tư tưởng trách nhiệm. Ông cho rằng con người là sự tồn tại bị ném trên thế giới này do tiên thiên đặt định, sau đó nhờ làm hết trách nhiệm thì mới khiến sinh mệnh có ý nghĩa và cái chết giúp cho sự tồn tại của mỗi người được cá biệt hóa, đó là sự tồn tại với bản chất thực của nó. Ông nói “ Chỉ cần thấy sinh tồn ở đây thì trên thực tế nó đang chết ”.

+ Sartre (1905-:-1980) : triết gia nước Pháp với tư tưởng hiện sinh. Ông cho rằng “ Cái chết có tính 2 mặt của nó, một là phủ định sự tồn tại của nó, hai là bước ngoặt mang tính quyết định hoàn thành mạng sống. Con người có sự tự do tuyệt đối, nên tôi không vì sắp chết mà tự do, mà là con người tự do muốn chết ”.

6. Sinh tử theo quan điểm các tôn giáo hữu thần.
6.1. Ấn giáo : ngoài nền tảng là 4 bộ kinh Vedanta – 3.000 tCN, cạnh đó là kinh Purana tối cổ trình bày một cách dễ hiểu học thuyết Luân hồi về sự sinh thành, chuyển hóa qua lại của mọi loài sinh vật từ kiếp này sang kiếp khác. Sau đó Manou là triết gia nổi danh Ấn Độ cổ đại, đã gieo vào tâm trí người dân thuyết luân hồi này cùng hệ thống giai cấp khắc nghiệt nơi xã hội. Sự phân chia giai cấp này đã tạo sự kỳ thị , áp bức, ích kỷ … giữa những con người với nhau. Người Ấn tin vào thuyết Manou cho rằng việc nhận quả báo tốt hay xấu hiện có đều do kiếp trước ta đã làm thiện hay ác mà ra, nên phần lớn đều thờ ơ trước những người khốn khổ. Trong Ấn giáo có chia làm 4 phái chính.

+ Phái Vedanta : đặt nền tảng trên kinh Upanisad – 1500 tCN, chủ trương Phạm Ngã hợp nhất, tức Tiểu ngã (linh hồn) trở về với Đại ngã sau chuỗi sinh tử luân hồi tạo nghiệp lành, là tuân thủ sống theo qui định của giai cấp.

+ Phái Số luận : đặt nền tảng trên thuyết Ba cõi - Mười bốn sinh để trình bày về quá trình sinh tử luân hồi của con người, cùng vạch ra con đường sống và tu dưỡng.
- Ba cõi : cõi trời, cõi người, cõi thú.
- Mười bốn sinh : 8 thuộc cõi trời, 1 thuộc cõi người, 5 thuộc cõi thú.

+ Phái Yoga : đặt nền tảng trên thuyết Giải thoát có 8 bước.
1/ Cấm chỉ : 5 điều cấm là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, tham dục.
2/ Khuyến chỉ : 5 điều làm là thân cận, biết đủ, khổ hạnh, học kinh, thành kính.
3/ 4/ 5/ Thiền tọa : điều hòa thân – tâm - tức (3 bước).
6/ Chế cảm : chế ngự công năng các giác quan, không gây tạp niệm.
7/ Chấp trì : dứt tạp niệm, bặt ngoại cảnh.
8/ Đẳng trì (# Tam muội) : bặt ranh giới chủ khách, đạt tới Phạm Ngã hợp nhất.

+ Phái Bhavagad-gita : tổng hợp 3 phái trên, chia thành 2 mục tiêu.
1/ Thế gian : tài sản, tình yêu, quyền lực, địa vị …
2/ Xuất thế gian : giải thoát khỏi luân hồi.
Đạt được đích đến, con người thong dong, tự tại đối mặt với cái chết.

6.2. Kitô giáo : vấn đề sinh tử trong Kitô giáo khá phức tạp, vì vấn đề này theo thời gian đã có nhiều kiến giải, lắm khi bất đồng xuất phát từ các vị Thánh lãnh đạo giáo hội. Cái nhìn sinh tử của lý Tứ chung (The Four Last Things) gồm sự chết, sự phán xét, thiên đàng, hỏa ngục đã được phổ biến đến cuối thế kỷ thứ 20, còn cái nhìn của Cánh chung học (eschatology) hiện nay chỉ giải đáp những vấn đề tương lai cá nhân và nhân loại - hãy còn sơ khai, và lời giải cho số lớn vấn đề bế tắt là “ cái dốt thông minh ” trước sự mầu nhiệm của đấng toàn năng.
6.2.1. Con người và sinh tử : theo Kitô giáo, con người là một tạo vật được Chúa chế tác theo hình ảnh của Chúa, nhằm mục đích ca ngợi, tôn kính và phục vụ Chúa ở đời này, và nhờ đó được có Chúa bên cạnh mãi mãi trong đời sau. Con người chỉ hình thành và tồn tại duy nhất trong một kiếp sống này.
Vào thời Cựu Ước, con người được cho là một sinh thể sống động gồm có xác ( E : flesh; F : chair ) và hồn ( E : soul; F : âme ). Cuối Cựu Ước thì gọi là thể xác ( E : body; F : corps ) và linh hồn ( E : soul; F : âme ).
- Xác : ám chỉ con người trong liên hệ với tha nhân, khi chết thì xác tan rã.
- Hồn : ám chỉ sức sống do được Chúa trút thần khí ( E : spirit; F : esprit ) – là bản thể của Chúa – vào, khi chết thì hồn được Chúa thu về và có tính bất diệt.

(Tiếp theo bên dưới)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phuóng

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 1 2012
Bài viết
17
Điểm tương tác
11
Điểm
3
6.2.2. Con người và Tứ chung : gồm có 4 nội dung.

1/ Sự chết : được giải thích theo 2 cách sau.
- Theo sách Khôn ngoan (x. 1,13-14 và 2,23-24) : cái chết không do Chúa làm ra, Chúa không vui thích gì khi thấy sinh vật phải chết. Thiên Chúa dựng nên con người bất hoại, nhưng sự ghen tuông của ma quỷ đã đưa cái chết vào trần gian.
- Theo sách Tân Ước (Rm12) : vì một người duy nhất là Adam mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian và tội lỗi (= tội tổ tông, nguyên tội) gây ra cái chết. Như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người. Lương bỗng mà tội lỗi trả cho mọi người là cái chết.
Tuy nhiên, trong thần học Tín lý (dogmatic theology), Thánh Thomas ở thế kỷ 13 đã lập luận và cho rằng nếu Adam không phạm tội thì con người vẫn phải chết.

2/ Sự phán xét : được giải thích theo nhiều cách theo từng thời gian.
- Theo sách Cựu Ước : trong giai đoạn đầu tiên, người ta quan niệm rằng sự thưởng phạt chỉ xảy ra lúc còn sống, còn sau khi chết thì tất cả mọi người đều xuống âm ti (sheol). Nhưng thực tế không đơn giản để răn đe, vì thế nhiều giao ước thưởng phạt mới của Chúa lần lượt ra đời về sau như : có tính hệ lụy tới cộng đồng, tới các thế hệ con cháu về sau, tới đời sau … Dần dần, với sự phân biệt lành dữ, có xu hướng là người lành được hứa ra khỏi âm ti và hy vọng được sống lại.
- Theo sách Tân Ước : toàn bộ bản văn chỉ chú trọng tới ngày Quang lâm (= tái lâm, tận thế, sau rốt…), Chúa sẽ trở lại thế gian, mọi người chết sẽ sống lại và Chúa sẽ phán xét. Do đó vấn đề thưởng phạt của những người chết trước ngày này đã hết sức bức xúc, nhưng lại bất ổn giữa các Thánh, nhằm giáo dục đạo đức con người đang sống để chờ đợi ngày này xảy ra. Sự trông đợi ngày Quang lâm này đã diễn ra từ thế kỷ thứ 1 đến nay.

Một số sự kiện về quan điểm phán xét của các Thánh.
- Thế kỷ thứ 2 : các Thánh Inhaxio, Clementê … quả quyết các Thánh tử đạo đang ở cạnh Chúa, nhưng thân phận các kẻ không tử đạo thì không bàn đến.
- Thế kỷ thứ 3 : có 2 lập trường, nhóm Thánh Cyprianô duy trì lập trường cũ, nhóm các Thánh Giustinô, Theophilô … cho rằng các linh hồn tốt hay xấu đều được giữ ở chốn đặc biệt cho tới ngày phục sinh.
- Thế kỷ 4,5 : phần lớn các Thánh như Ephrem, Nazianzô … cho rằng có sự thưởng phạt liền cho mọi người sau khi chết. Tuy nhiên các Thánh Ambrosiô, Augustinô … tỏ ra rất dè dặt với sự thưởng phạt.
- Thế kỷ 13 đến nay : vẫn còn nhập nhằng về phán xét, nhưng tạm thời cho rằng có sự thưởng phạt tạm (= phán xét trung gian), vì còn phải chờ phục sinh thân xác vào ngày tận thế để có phán xét sau cùng là vào thiên đàng hay hỏa ngục, bởi sự lành dữ đều do xác và hồn liên đới trách nhịêm. Mặt khác, theo Thánh Thomas cho rằng hồn mà không xác thì bất toàn, không phải là người, không hợp với luật tự nhiên …, là đi ngược lại với tinh thần phục sinh.
3/ Thiên đàng (E : paradise; F : paradis) : là nơi được cho là vườn Eden mà Chúa đã tạo dựng nguyên tổ Adam. Theo sách Sáng thế, hạnh phúc của nguyên tổ không phải là những khoái lạc vật chất, mà là được sống thân mật với Chúa (3,8), hòa hợp giữa nam và nữ (2,23), hòa hợp giữa con người với động vật và thiên nhiên (2,20).
Trong sách Tân Ước, từ thiên đàng chỉ xuất hịên 3 lần, ám chỉ là nơi có sự sống vĩnh cửu cho mọi người có được phán xét lành sau ngày tận thế.

4/ Hỏa ngục (E : gehenna, hell) : trước đây hỏa ngục được cho là vùng thung lũng dưới chân đồi Sion, gần thánh địa Jerusalem; có lúc nơi này người ta đã tế thần Molech bằng sự thiêu sống các thiếu nhi. Sau này hỏa ngục lại được giải thích là từ nơi âm ti nào đó - sau ngày phán xét - sẽ biến thành hồ lửa, liên tục thiêu đốt vĩnh viễn người có tội. Đây còn gọi là nơi có sự chết đời đời.
Sự chết đời đời ngày nay còn được giải thích là một hệ luận tội lỗi do tự ý rời xa Thiên Chúa (# không tin Chúa), chứ không do ý Chúa (theo giáo lý, trong cuộc sống của con người, mọi sự việc xảy ra được xem như là xuất phát từ ý muốn của Chúa).

5/ Ngày Quang lâm (E : Parousia, Second Coming) : còn gọi là ngày Tái lâm (Chúa trở lại thế gian ), ngày Tận thế (sau rốt), ngày Phán xét (xử tội), ngày Phục sinh (người chết sẽ được sống lại để được xét xử). Một số sự kiện cần biết như sau.

- Sự kiện ngôi mộ trống : đã được Hội Thánh Kitô giáo giải thích rằng Chúa Con Jesus không thể có sự chết vì Chúa chỉ có vĩnh cửu, sau biểu tượng đóng đinh và đưa vào ngôi mộ, Chúa Con Jesus đã về trời. Vì thế sư kiện ngôi mộ trống không phải là bằng chứng của sự phục sinh - nghĩa là không có sự chết đi sống lại của Chúa Con Jesus như nơi con người - mà chủ yếu chỉ là dấu chỉ (sign, mark).

- Sự kiện phép lạ phục sinh : trong mục (Luke 7:11-17) kể rằng đức Jesus khi đến thành Nain, cũng là lúc đoàn người khiêng ra xác chết đứa con trai của một người đàn bà góa đang khóc. Đức Jesus động lòng thương xót, bèn đi đến đưa tay vào áo quan bảo dừng lại. Sau đó đức Jesus phán “Hỡi anh bạn trẻ kia ơi, ta bảo anh hãy ngồi dậy”. Người chết vùng ngồi dậy và bắt đầu nói chuyện. Đức Jesus giao người con lại cho bà mẹ. Ai nấy đều sợ hãi và ngợi khen đức Chúa Trời đã đến thăm viếng con dân.
Có lẽ qua 2 sự kiện trên, người theo đạo Kitô đã có niềm tin và trông đợi ngày Quang lâm từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất đến nay. Điềm báo ngày Quang lâm có số lượng là 7 theo Matthew (chương 24), có số lượng là 4 theo thống kê nhiều nơi trong Tân Ước. Tuy nhiên, môn Cánh chung luận ngày nay của Kitô giáo đã phê phán các điềm báo trên là thiếu thuyết phục.

6/ An táng ( burial) : trước năm 1963, Giáo hội theo tinh thần của thần học Mục vụ (pastoral theology) buộc hình thức an táng phải là địa táng và nghiêm cấm việc hỏa táng vì cho đó là đồng nghĩa với việc chối bỏ niềm tin vào sự phục sinh, là không kính trọng thân xác, vì thân xác đã được coi là một chi thể của Thiên Chúa, là đền thờ của Chúa Thánh Thần (Ngôi thứ 3). Sau năm 1963, Giáo hội lại cho phép hỏa táng nếu vì lý do chính đáng (lý do kinh tế, chính trị …).

6.2.3. Con người và an tử - trợ tử (euthanasia) : vấn đề an tử-trợ tử đã được bày tỏ nơi các Tuyên ngôn 1,2,3 của Hội Thánh, nơi Giáo lý Công giáo và nơi Thần học Luân lý (moral theology) với các nội dung sau :
- Sự sống là điều thánh thiêng phải được tôn trọng một cách tuyệt đối, bởi vì sự sống là do Thiên Chúa ban tặng cho con người và chỉ có Thiên Chúa mới có quyền lấy lại được. Không ai có quyền hủy hoại sự sống.
- Theo giáo huấn của Kitô giáo thì đau khổ trong những giờ phút cuối của cuộc đời có một vị trí đặc biệt trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa; quả thật chịu đau khổ là thông phần với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô và là hiệp nhất với hy tế cứu chuộc mà Chúa Kitô đã dâng lên trong sự vâng phục thánh ý Chúa Cha.
- Trước đau đớn và đau khổ, người bệnh có thể chạy đến bí tích Thánh Thể qua việc rước lễ và chuẩn bị cho việc chết lành qua việc lãnh nhận bí tích Xức Dầu, phó thác cho Chúa Kitô đau khổ và vinh hiển để Người an ủi và cứu rỗi.
- Qua cái chết, Thiên Chúa gọi chúng ta về với Người. Như vậy, với cái chết, người Kitô hữu có thể mong ước như Thánh Phaolô “ Ao ước của tôi là ra đi để được ở với đức Kitô “.
Vì thế, chẳng những Kitô giáo mà Do Thái giáo, Hồi giáo cùng gốc Abraham - tổ phụ của dân Do Thái - đều chống đối và kết án an tử - trợ tử dưới mọi hình thức chủ động hay thụ động, tất cả đều là sự giết người.

6.3. Hồi giáo : Thánh Allah trong Hồi giáo được xem là cách nói khác của Thiên Chúa hay Thượng Đế, đã mạc khải giáo huấn của mình cho tiên tri Mohammed qua mộng ngủ (xem thêm bài “Mộng” đã soạn) và được biên tập thành kinh Koran. Trong kinh này các tiên tri Moses, Jesus đều chiếm địa vị rất cao. Vấn đề sinh tử của Hồi giáo có những đồng dị với Kitô giáo và có thể thấy ở những điểm sau đây.
- Kỳ hạn của mạng sống là do Allah qui định, nên chết là trở về với Allah (C.145).
- Mỗi con người đều phải nếm trải cái chết, ta lấy điều thiện ác để thử thách (Ch.21)
- Vào ngày sống lại, Allah sẽ vì ngươi mà đem ra quyển sổ để ngươi sẽ đọc những lời ghi chép về hành vi đã làm của chính mình (C.14).
- Cũng đến ngày ấy, Allah tuyệt đối công bình, mọi người đều được thẩm tra (C.79).
- Mỗi người tự nhận hậu quả, không ai có thể gánh lấy trách nhiệm cho ai cả (Ch.6).
- Người nào phạm tội mãi đến lúc gần chết mới sám hối hoặc đem vàng bạc để chuộc tội đều không được khoan thứ, vì Allah xem đó là lời dối (Ch.3).
- Những ai không tin Allah sẽ bị đọa hỏa ngục thiêu đốt thống khổ (C.36).

Hồi giáo cho rằng không có sự chuộc tội của Jesus, và Jesus hoàn toàn chưa chết, bởi Allah đã nặn ra người giả để chết trên thập giá, vì thế Hồi giáo không tin vịêc phục sinh ở “ngôi mộ trống”, đây là thuyết ảo ảnh Kitô được phổ biến rất nổi tiếng.

Do người Hồi giáo tin có ngày Phục sinh cho mọi người, nên họ địa táng người chết chứ không hỏa táng hay ướp xác. Luật Hồi giáo quy định người chết phải được chôn trong ngày, càng sớm càng tốt và không được chôn vào ban đêm; huyệt mộ được người thân đào và sâu khoảng 0,6m để người chết có thể ngồi dậy trong ngày phán xét. Trong giờ phút của người hấp hối, mọi người thân trong gia đình, bạn bè tụ tập đọc kinh Koran và khóc lóc kêu gào thật to và thống thiết, dù rằng đạo Hồi cổ vũ người ta can đảm chấp nhận cái chết như là qui luật.

7. Sinh tử theo quan điểm tôn giáo vô thần Phật giáo.
Khi đức Phật qua đời, ngài thị giả Anan lúc đó mới đạt được quả vị thánh thứ nhất Tu đà hoàn, đã không kìm giữ được khóc than. Bấy giờ ngài Analuật đã ở quả vị thánh thứ tư Alahán, đã bình thản nói với Anan “Ông Anan! Có phải đức Phật đã từng dạy chúng ta rằng những gì do duyên hợp sẽ sinh ra, tồn tại và đều đi đến tan rã ? Duyên hợp xuất hiện tất có thành, rồi lại mất đi tất có hoại, và khi duyên hợp đó hết - tịch tịnh hiện tiền“.

Cái này có vì cái kia có
Cái này không vì cái kia không
Cái này sinh vì cái kia sinh
Cái này diệt vì cái kia diệt.
k. Tiểu Bộ

Vấn đề sinh tử của con người qua nguyên lý Duyên khởi sẽ được trình bày trên 2 cấu trúc sau :
- Cấu trúc 12 duyên khởi : nhằm để phá tà kiến về một Đại ngã (đấng tạo hóa).
- Cấu trúc 5 ấm (= 5 duyên khởi hay 5 uẩn) : nhằm để phá kiến chấp về một Tiểu ngã (bản ngã, cái ta).
7.1. Sinh tử với cấu trúc 12 duyên khởi.
Theo Phật giáo, mỗi sinh vật đều hình thành bởi một số đặc trưng - không giống nhau - các duyên (# yếu tố), và trong tiến trình chuyển hóa, số các duyên này có những thay đổi tăng hay giảm. Ở vị trí con người, số duyên đặc trưng này là 12 và có các tên gọi sau : vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.
Mười hai duyên này thể hiện về tính khác biệt, nhưng tương tác nhau, và từng duyên có những biến đổi về lượng theo thời gian. Tổ hợp, có 24 trường hợp tương quan của 12 duyên này, một trường hợp đặc trưng trong số này là :

Do vô minh tạo điều kiện, hành phát sinh,
Do hành tạo điều kiện, thức phát sinh …
hoặc
Tùy thuộc nơi vô minh, hành phát sinh,
Tùy thuộc nơi hành, thức phát sinh …
Cần để ý rằng 12 duyên này không phải là một chuỗi nhân quả kế tiếp nhau, mà mỗi duyên có thể là nhân hay duyên cho một duyên khác. Nhiều duyên trong 12 duyên có thể khởi động cùng lúc, nhưng có tác động một cách độc lập. Trong kinh Maha Nidana thuộc Trường A Hàm, đức Phật nói : “ Vì không hiểu biết thấu đáo giáo lý 12 duyên này, nên chúng sinh sống trong cảnh rối loạn như tơ vò “.

+ Vô minh : vô minh không phải là yếu tố đầu tiên của kiếp sinh tồn, là nguồn gốc cùng tột của vạn vật, đức Phật từng dạy : “ Này chư tỳ khưu, dòng sinh tồn quả thật vô thỉ, không thể tìm ra một khởi điểm “. B. Russell cũng đã nhận thức như sau : “ Không có lý do nào để giả định thế gian này có một khởi điểm. Ý niệm rằng sự vật có một khởi điểm, thật ra đó là do trí tưởng tượng quá nghèo nàn của chúng ta “. Vô minh, nói về con người, là sự tồn tại 2 sự việc sau.
- Sự thiếu hiểu biết các lẽ thật như : lý Duyên khởi, lý Tứ đế, lý Ngũ uẩn … dễ đưa tới chấp ngã, hình thành phiền não chướng.
- Sự nhận thức sai lầm về ngã thay vì vô ngã, về thường thay vì vô thường … dễ đưa tới chấp pháp, hình thành sở tri chướng.

Vô minh lúc nào cũng là một duyên tai hại làm cho chúng ta bị lệ thuộc vào mọi sự mọi vật, bị ràng buộc vào sinh-tử tử-sinh vô cùng tận.

+ Hành : hành, nói về con người, là động lực tâm lý thể hịên ý chí mong muốn (ý muốn) hướng tới hành động. Khi hành bộc lộ trên hành động của thân-khẩu-ý mang tính chấp ngã hay chấp pháp (vô minh) ở cả 2 mặt thiện-ác, thì đều có sự phản hồi một năng lượng, năng lượng này tích lũy tiềm ẩn và có ảnh hưởng trong sự biến đổi về tính và lượng của 12 duyên. Năng lượng này được gọi là nghiệp, nghiệp này có tính chất tương ứng với 2 mặt thiện-ác của hành động.

Nghiệp tích lũy đa dạng trong suốt quá trình của kiếp sống hiện tại và các kiếp sống quá khứ và chính là yếu tố chuyển tiếp từ kiếp này sang kiếp khác không ngừng nghỉ. Trong kinh Tương Ưng có chép : “ Người làm thiện ác trong đời này, đó là sở hữu của người đó. Người ấy mang theo nó trong khi tái sinh. Nghiệp theo người ấy như bóng với hình “ ( như thân cây sẽ ngã theo hướng nghiêng của nó ).
Theo Phật giáo, sự chết xảy ra do một trong bốn nguyên nhân sau :
1/ Dẫn nghiệp đã hết (P: khammakkhaya) : dẫn nghiệp (E: reproductive kamma) là nghiệp dự vào việc tái sinh trong lục đạo [3 đường dữ : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; 3 đường lành : atula, người (5 giới), trời (10 giới)]. Trong cõi người, tuổi thọ cao nhất khoảng 100 năm theo dân gian, khoảng 120 năm theo y học. Biểu trưng của dẫn nghiệp là dầu trong cây đèn.

2/ Mãn nghiệp đã hết (P: ayukkhaya) : mãn nghiệp (E: supportive kamma) là nghiệp dự vào việc tái sinh, thể hiện sự khác biệt nơi cõi tái sinh như - giới : nam-nữ; sắc : đẹp-xấu; sức : mạnh-yếu; trí : khôn-ngu; lộc : giàu-nghèo; danh : uy-liệt; tánh : thiện-ác; mệnh : thọ-yểu … - . Biểu trưng của mãn nghiệp là bấc trong cây đèn.

3/ Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp cùng lúc chấm dứt (P: ubbayakkhaya).

4/ Đoạn nghiệp trổ quả (P: upacchedake) : đoạn nghiệp (E: destructive kamma) là nghiệp có cường độ rất mạnh, có thể do Biệt nghiệp (E: individual kamma) đã tạo tác nay trổ quả, như cá nhân gặp tai nạn, có thể do Cộng nghiệp (E: communal kamma) tác động như thiên tai lụt, bão, động đất, sóng thần … Biểu trưng cho Đoạn nghiệp là làn gió mạnh thổi tắt cây đèn, dù đèn còn dầu và bấc.

+ Thức : sức khỏe của người sắp lâm chung rất yếu, tâm người ấy không đủ để tạo cho mình một suy nghĩ riêng. Thay vào đó là một cận tử tâm mạnh mẽ hình thành từ nguồn nghiệp lực, bộc lộ ra một trong 3 dạng biểu tưởng (kamma nimita).

1/ Trọng nghiệp (garuka kamma) : hành động trong quá khứ mà ta thường làm, ưa thích hay bị cảm kích mạnh. Ví dụ : người làm nghề giết gia súc rất dễ rơi vào trường hợp này, cận tử tâm của họ là biểu tưởng các thao tác thường làm trong nghề nghiệp của họ.
2/ Thường nghiệp (acinna kamma) : ý nghĩ trong quá khứ mà ta thường lập đi lập lại hay bị cảm kích mạnh.
3/ Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp : cận tử tâm là biểu tưởng cảnh của người sắp tái sanh như người ở đường dữ thì hoảng sợ trước cảnh khổ đau, ở đường lành thì vui vẻ trước cảnh đẹp lạ thường.

Sau hết là tử tâm (cutti citta) xuất hiện, đó là chập tâm cuối cùng của một kiếp sống. Chính tử tâm tạo điều kiện cho năng lực tiềm ẩn “ ý chí muốn sống “ (tanha) trong Dẫn nghiệp được phóng thích và hình thành chập tâm đầu tiên của kiếp sống kế tiếp gọi là thức nối liền hay thức tái sinh hay gọi tắt là thức trong 12 duyên khởi. Sự diễn tiến giữa 2 chập tâm cuối cùng và đầu tiên là đều đặn và không gián đoạn.

Sự khác biệt duy nhất giữa tâm thức tái sinh và tâm thức bình thường trong cuộc sống là thay vì chỉ biểu hiện ở cùng một nơi của tâm thức bình thường thì tâm thức tái sinh lại có thể biểu hiện ở một nơi khác, mà khoảng cách không là một trở ngại. Vì thế nơi tái sinh có thể ở một nơi rất xa đối với nơi chết, miễn nơi đó phù hợp với điều kiện của Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp.
Khi thức tái sinh thích hợp với điều kiện vật chất là cha và mẹ, thì có sự phối hợp danh-sắc (tâm-vật) tạo thành bào thai. Thức tái sinh gắn liền với toàn bộ động lực của nghiệp trong quá khứ và ở trạng thái thụ động (bhavanga) mãi cho đến khi bào thai rời khỏi lòng mẹ và có một kiếp sống sinh tồn riêng biệt với thế gian bên ngoài. Bấy giờ tâm thức tái sinh nhường chỗ cho một tiến trình tâm thức bình thường đầy đủ gọi là lộ trình tâm (vithi citta).
Con người của kiếp sống mới thừa hưởng những đặc tính của cha mẹ cùng đặc tính riêng của mình nơi kiếp sống cũ, đồng thời cũng có những tác động tốt xấu nhất định lên cha mẹ mới của mình.

7.2. Sinh tử với cấu trúc 5 ấm.
Sau khi thành đạo vào năm 589 tCN, tại Vườn Nai ( Lộc Uyển ), đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên là giáo lý Tứ Đế. Năm ngày sau, cũng tại nơi này, đức Phật đã thuyết bài pháp thứ hai là giáo lý Ngũ Ấm (= Ngũ Uẩn) nhằm phá chấp cực đoan về ngã. Đây là 5 yếu tố hay 5 duyên, rút gọn từ 12 duyên nói trên và là mở rộng của 2 duyên danh-sắc (= tâm-vật) khi nói về cấu trúc của một sinh vật, mà đặc biệt là về con người. Năm yếu tố này có thể tóm tắt như sau :

+ Nhóm theo tính chất vật lý-sinh lý hay còn gọi là vật chất (P: rupa).
1/ Sắc ấm (P: rupa-khandha) : gồm 4 yếu tố (duyên) gọi là 4 đại gồm địa, thủy, phong, hỏa có ý nghĩa tương đương với 4 thể vật chất trong thế giới vật lý là rắn, lỏng, khí, plasma. Chúng hình thành các hệ chức năng của cơ thể và các giác quan (các căn). Các đại này được duy trì và phát triển cho đến khi biến hoại nhờ vào tứ đại bên ngoài là các dưỡng chất nạp vào cơ thể hàng ngày mang tính tạm bợ, nghĩa là không có thân xác thực nào hằng hữu và độc lập tồn tại cả.

+ Nhóm theo tính chất tâm lý hay còn gọi là tinh thần, tâm thức (nama),
gồm 4 yếu tố (duyên) như sau.
2/ Thọ ấm (P: vedana-khandha) : là tính cảm nhận lạc-khổ-xả từ các giao tiếp nơi sắc ấm, thể hiện động lực tình cảm.
3/ Tưởng ấm (P: sanna-khandha) : là tính ấn tượng (suy tưởng) gắn kết với sắc ấm và thọ ấm, thể hiện động lực lý trí suy luận.
4/ Hành ấm (P: sankhara-khandha) : là tính thúc đẩy thực hiện các ấn tượng nơi tưởng ấm, bao gồm tiếp nhận hay loại trừ, thể hiện động lực tâm lý mong muốn.
5/ Thức ấm (P: vinnana-khandha) : là tính phân biệt hay chấp thủ nơi 4 ấm trên, thể hiện động lực trực giác kinh nghiệm (trí nhớ, ký ức).

Sự phối hợp của 2 nhóm trên theo qui ước được gọi là con người hay ngã tạm thời, ngoài ra không có một ngã hay linh hồn hằng hữu nào cả. Trong kinh Sati Patthane, đức Phật có dạy : “ Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm ấm không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức, chúng sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng giây, từng phút; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện “.
Mặt khác, trong kinh Maha Tanha Sankaya của bộ Trung A Hàm có ghi về trường hợp đức Phật quở rầy vị tỳ khưu Sati, vì vị này tuyên bố rằng theo lời dạy của đức Phật có cái tâm thức chuyển từ kiếp này sang kiếp khác (vị này nhầm lẫn, theo đúng đó là nghiệp như đã trình bày ở 12 duyên khởi). Thực vậy, cấu tạo của sắc là sự phối hợp của nhóm 4 thể vật chất tuân theo tiến trình sinh diệt sanh-lão-bệnh-tử; và cấu tạo của danh (tâm thức) là sự phối hợp của 4 dạng : tình cảm (cảm thọ), lý trí (nghĩ tưởng), tâm lý (mong muốn hành động), ký ức (nhận thức phân biệt-chấp thủ), tương ứng với thọ, tưởng, hành, thức, tất cả tuân theo tiến trình sinh diệt sanh-trụ-dị-diệt. Vì thế, trong thực tế và theo ý nghĩa cùng tột, Thanh Tịnh Đạo Luận ( Visuddhi-Magga ) đã ghi nhận :

Không có người hành động, chỉ có hành động.
Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.

Như W. James nói : “ Chính những tư tưởng, tự nó là người tư tưởng “. Trong sự mê muội đó, hẳn ta đã ôm ắp niềm tin rằng chính xâu chuỗi các tâm thức sinh diệt kia là dấu hiệu hiện hữu của một linh hồn bất diệt vừa tế nhị vừa huyền ảo.

Theo đó, chúng ta có thể đi tới kết luận rằng không có sự kiện người chết mà chỉ có tiến trình của sự chết gắn liền với tiến trình của sự sống. Sự chết cũng tựa hồ như sự vỡ bể của một bóng đèn điện; khi đó ánh sáng tắt, nhưng luồng điện vô hình vẫn còn đó, và nếu ta gắn bóng đèn mới, ắt ánh sáng sẽ xuất hiện trở lại.
Nếu sự thấy biết này được huân tập thì chúng ta ngày càng giảm bớt luyến ái vào sự vật, ngày càng giảm bớt tự mình đồng hóa với hành động mình làm. Đây là sự chứng ngộ vô cùng trọng đại và cao thượng, làm tan biến đi mọi lo âu sợ sệt liên quan đến sự chết. M. Gandhi đã từng nói : “Sợ chết chẳng khác gì sợ bỏ một cái áo cũ đã rách “.

7.3. Sinh tử thư Tây Tạng.
Nội dung sách phát triển trên đường hướng của quá trình sinh tử với cấu trúc 5 ấm, gồm có :
- Giai đoạn tan rã 5 ấm.
- Giai đoạn lâm chung ( chikhai bardo ).
- Giai đoạn tiếp dẫn ( chonyid bardo ).
- Giai đoạn tái sinh ( sidpa bardo ).
Sinh được xem như tiến trình phát triển và duy trì năng lực của 5 ấm, tử được xem như tiến trình suy thoái và tan rã các năng lực hoạt động này. Khi bước vào giai đoạn lâm chung - tức tử tâm xuất hiện - sự biến hiện của tâm thức bấy giờ khá phức tạp. Sự kiện này được trình bày trong tác phẩm Bardo Thodol ( The Tibetian Book of The Death : Tử Thư Tây Tạng ) của vị cao tăng Ấn Độ là Liên Hoa Sanh - được xem là thủy tổ của Phật giáo Tây Tạng - biên soạn vào khoảng thế kỷ thứ 8 sau công nguyên. Sau này, đức Đạt Lai Lạt Ma gọi đó là Sinh Thư Tây Tạng ( The Tibetian Book of The Living ) với giảng giải là : “ Đạo Phật là đạo dành cho người sống chứ không phải người chết. Trọn bộ sách có thể thâu tóm vào một ý chánh như sau : người nào biết sống một cách tỉnh thức thì sẽ chết tỉnh thức, và một khi đã tỉnh thức thì họ có thể chuyển hóa thần thức, tránh được sự lôi kéo của nghiệp và thoát khỏi sự ràng buộc của sinh tử luân hồi “.
Học giả Nhân loại học phương Tây là tiến sĩ E. Wentz (1878-:-1965) đã phát hiện ra bản văn này tại Ấn, dịch sang tiếng Anh và được đại học Oxford xuất bản năm 1927, từ năm 1960 nó được các tầng lớp trẻ phương Tây xem như sách gối đầu giường của họ. Ngoài ra còn có tác phẩm mới là Sinh Tử Thư Tây Tạng ( The Tibetian Book of Living and Dying ) của đại sư Sogyal Rinpoche được coi là bộ sinh tử luận hiện đại - vào năm 1992 -đã là sách bán chạy nhất ở Anh, Mỹ và Đài Loan.

1/ Giai đoạn tan rã 5 ấm : gồm 5 giai đoạn nhỏ như sau.
+ Giai đoạn 1 : địa đại và thị giác có liên quan đến sắc ấm.
- Thân người mềm rũ, chân tay vô lực, không cầm nắm được vật gì nữa, không còn điều khiển được mi mắt nhắm hay mở.
- Người bệnh than cảm thấy nặng nề, có ảo giác đứng giữa bãi cát hay trên con đường tráng nhựa khi trời rất nóng.
+ Giai đoạn 2 : thủy đại và thính giác có liên quan đến thọ ấm.
- Không còn nước bọt, miệng lưỡi khô, răng đóng váng đen, môi trên nhếch lên, hai cánh mũi nhíu lại.
- Người bệnh than khát nước, có ảo giác làn khói mỏng trên đầu và trên trần nhà.
+ Giai đoạn 3 : hỏa đại và khứu giác có liên quan đến tưởng ấm.
- Thân nhiệt giảm, thở ra tiếng-không đều-khó khăn, thở vào yếu-ngắn-chậm, không ngửi được mùi, không nuốt được nước nữa.
- Người bệnh than lạnh, có ảo giác điểm sáng đom đóm trong bóng tối.
+ Giai đoạn 4 : phong đại và vị giác-xúc giác có liên quan đến hành ấm.
- Hơi thở ngưng, lưỡi thụt ngắn và dày ra, đầu lưỡi hơi cong lên, cuống lưỡi xanh sạm, không còn biết đau nữa.
- Người bệnh có ảo giác thấy ánh nến hay ngọn đèn chao động trước gió.
Theo Phật giáo, đây là giai đoạn tương đương với chết lâm sàng trong y học.
+ Giai đoạn 5 : có 4 giai đoạn vi tế bên trong trước khi xuất hiện tử tâm (=thân trung ấm), đó là người bệnh có ảo giác xuất hiện một màn ánh sáng tươi màu trắng, rồi màu cam, rồi bóng tối bủa vây và sau cùng là khoảng không vô tận không chút màu sắc nào.
Theo Phật giáo, đây là giai đoạn tương đương với chết sinh vật trong y học.

2/ Giai đoạn lâm chung : sau khi tứ đại phân ly, tử tâm (= thân trung ấm : bardo) xuất hiện, có 2 trường hợp tái sinh ngay và 1 trường hợp tiếp tục tồn tại.
+ Người có ác nghiệp nặng sẽ tái sinh ngay vào cảnh giới địa ngục.
+ Người đắc đạo có thể biết trước ngày giờ chết. Vị này có thể vào đại định, nhận được ánh sáng chói lòa tức cảnh giới Phật (darmakaya) là nơi tái sinh, thời gian nhận ánh sáng tùy sự tu chứng có thể kéo dài đến hơn 4 ngày, kết thúc bằng một thứ khí vàng nhạt tuôn ra thất khiếu ( 2 lỗ mũi, 2 mắt, miệng, đường đại tiện, đường tiểu tiện ).
+ Đa số chúng sinh cũng nhận được ánh sáng chói lòa này khoảng ½ giờ, nhưng do nghiệp lực cản mà khởi tâm sợ hãi, nghi ngại không dám nương theo. Khi ánh sáng mất, số đông thấy tối, mê man bước vào giai đoạn tiếp dẫn.

3/ Giai đoạn tiếp dẫn : kéo dài khoảng 2 tuần tùy theo phước duyên, nghiệp cảm của chúng sinh. Tử tâm là những ảo tướng do nghiệp biến hiện ra gồm cảnh giới tái sinh, cùng lúc với cảnh giới của lực tiếp dẫn mà tâm cần nương theo để giải thoát.

+ Ngày thứ 1 : - Phật Vairocana hiện tướng của Phật Thích Ca trên lưng sư tử, chói
lòa trên nền trời màu lam tươi, đặc trưng cho cảnh giới giải thoát.
- Cảnh vật tươi mát, màu trắng mờ, thuộc cõi trời, đặc trưng cho cảnh
giới tái sinh.
+ Ngày thứ 2 : - Phật Akshobhya trên lưng voi, chói lòa trên nền trời trắng tươi.
- Cảnh vật màu khói mờ của cõi địa ngục.
+ Ngày thứ 3 : - Phật Ratnasambhava trên lưng ngựa, chói lòa trên nền trời vàng tươi.
- Cảnh vật màu lam mờ của cõi người.
+ Ngày thứ 4 : - Phật Amitabha trên lưng công, chói lòa trên nền trời đỏ tươi.
- Cảnh vật màu vàng mờ của cõi ngạ quỷ.
+ Ngày thứ 5 : - Phật Amoghasiddhi trên lưng chim, chói lòa trên nền trời lục tươi.
- Cảnh vật màu đỏ mờ của cõi atula.
+ Ngày thứ 6 : - Tất cả 5 vị Phật có khuôn mặt tịch tĩnh nói trên đồng xuất hiện.
- Tất cả 5 cảnh giới tái sinh nói trên đồng xuất hiện.
+ Ngày thứ 7 : - 10 vị Bồ Tát tịch nộ (1/2 tịch tĩnh+1/2 phẫn nộ) tiếp dẫn vào cõi người.
- Cảnh vật màu lục mờ của cõi súc sanh.
+ Ngày thứ 8 : - Phật Heruka (vẻ mặt phẫn nộ) có 3 đầu, 6 tay, 4 chân, màu trắng tươi
Nếu chúng sinh thuận nương tựa (quy y) sẽ được tiếp dẫn.
+ Ngày thứ 9 : - Phật Vajra Heruka (như Phật Heruka) có màu lam tươi.
+ Ngày thứ 10 : - Phật Ratna Heruka có màu vàng tươi.
+ Ngày thứ 11 : - Phật Padma Heruka có màu đỏ tươi.
+ Ngày thứ 12 : - Phật Karma Heruka có màu lục tươi.
+ Ngày thứ 13 : - 8 vị Thiên ở cõi Phật xuất hiện để tiếp dẫn gồm : Kerima sắc trắng,
Pramoha sắc đỏ, Tseurima sắc vàng, Petali sắc đen, Pukkase sắc đỏ,
Ghamari sắc lục, Tsandhali sắc vàng lợt, Smasha sắc lam.
+ Ngày thứ 14 : - Tất cả chư Phật, chư Bồ Tát đồng xuất hiện để tiếp dẫn. Nếu phát tâm
nghi ngại, thân trung ấm sẽ bước sang giai đoạn thuần tái sinh.

4/ Giai đoạn tái sinh : tùy theo nghiệp duyên chiêu cảm, tử tâm sẽ biến hiên ra những cảnh tướng thích hợp để nương tựa vào, và sự tái sinh kết thúc.
+ Cõi địa ngục : đến nơi có tiếng hát buồn thảm.
+ Cõi ngạ quỷ : đến nơi có cây cây cối khô cằn như sa mạc.
+ Cõi súc sanh : đến nơi có hang đá sâu.
+ Cõi atula : đến nơi có vườn cây đẹp.
+ Cõi người : đến nơi có hai người đang giao hoan.
+ Cõi trời : đến nơi có cảnh đẹp.
Theo trên, sinh tử thư có ý khuyên mọi người nên thực hành tốt đời sống thiện, đời sống theo lẽ thật (chân lý), vượt qua các phân biệt mang tính cố chấp tạo nghiệp trói buộc trong sinh tử, và trong những giờ phút cuối cuộc đời nên có các thiện tri thức hộ niệm nhắc nhở tỉnh thức cho tử tâm.

7.4. Vấn đề hộ tử : đây là công việc chăm sóc và giáo dục nhằm giúp người bệnh nặng không đau đớn có được một nội tâm bình an trước cái chết. Hai trường hợp điển hình sau đây được ghi nhận.

+ Joan Halifax : nhà nhân chủng học y khoa nước Mỹ, sáng lập viên đạo tràng Thiền Hòa Bình, là người chăm sóc các bệnh nhân đã bị bệnh viện “chê” tại các trung tâm Hospice với tư tưởng Phật giáo. Bà cho rằng sự chết là một ông thầy quan trọng đối với người Phật tử thông qua chánh niệm về cái chết. Sự chết là cơ hội độc đáo nhất để đi tới giác ngộ. Một người đàn ông bị bệnh AIDS được bà chăm sóc ở bang Georgia đã nói với bà : “Cô biết không, tôi rất vui vẻ vì cô đã giúp tôi biết Anicca (vô thường). Anicca đã giúp tôi rất nhiều, tôi đã nghĩ rằng khi chết tôi sẽ mang theo căn bệnh này vào vĩnh cửu, và tôi chắc sẽ đau khổ lắm. Nhưng nay biết rằng căn bệnh của tôi chỉ là tạm thời, là vô thường nên tôi có thể chịu đựng được nó đến cùng”.

+ Goh Pik Pin : tiến sĩ y khoa người Malaysia, trưởng ban tư vấn thuộc Trung tâm chăm sóc người bệnh nặng đang hấp hối, chi nhánh của Hiệp hội Phật giáo Losang Dragpa, cho rằng : “Chết là điều chắc chắn, chỉ không chắc khi nào nó đến. Chúng ta cần làm quen, chuẩn bị tâm lý thật tốt cho việc đón nhận cái chết, đồng thời có những tác động tốt trên chín dấu hiệu chứng tỏ sự tan rã của thân và biến đổi của tâm nhằm tạo được trạng thái bình an và lợi lạc vào những lúc cuối cuộc đời. Những người không được chuẩn bị kỹ phải đối diện với cái chết như thế nào, thường lâm vào nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất trong đời người và cũng vì thế mà thường để lại cho người thân mình những hậu quả đáng tiếc”.

Kinh điển Phật giáo rất phong phú các hình ảnh về giáo dục sinh tử (nên đọc thêm) với các điển hình sau :

+ Sống có ý nghĩa khi còn khỏe sau khi thấu hiểu lẽ thật sanh-lão-bệnh-tử : câu chuyện giữa đức Phật và vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) về “ Bốn ngọn núi lăn đến “.

+ Giúp người bệnh nặng hấp hối bình an sau khi thấu rõ lẽ thật sinh tử : câu chuyện giữa ngài Xá Lợi Phất và trưởng giả Cấp Cô Độc.

+ Giúp thân nhân người chết vượt qua khủng hoảng tâm lý khổ đau trước sự mất mát, bằng sự thấu rõ lẽ thật sinh tử.
- Câu chuyện bà Patacara nhận thức về lời dạy của đức Phật về chuỗi sinh tử-tử sinh.
- Câu chuyện bà Kisagotami nhận thức lẽ thật lời dạy của đức Phật về quy luật phổ cập của sinh tử, để từ sự kháng cự ban đầu đến thản nhiên an táng cho người con, sau khi không xin được hạt cải ở một nhà nào chưa từng bao giờ có người chết để cứu sống người con. Hãy đối chiếu và suy niệm với trường hợp tương tự về việc đức Jesus dùng phép lạ trực tiếp cứu sống (có thể đây chỉ là trường hợp chết lâm sàng ?) đã trình bày ở muc 6.2.2. 5/ phần trên.

+ Giúp người theo đạo Phật quán triệt sâu sắc lẽ thật cốt lõi Duyên khởi và đứng vững trên 8 duyên trần (8 phong hay 8 ngọn gió) chi phối con người hàng ngày qua chuyện Uraga Jataka của bộ Túc Sanh về tiền thân của đức Phật.

Vị Bồ Tát là một nông dân, tuy thất học nhưng đã có niệm chết ( suy niệm về cái chết ) thật hoàn hảo. Không những thế mà ông còn chỉ dạy cho tất cả mọi người trong nhà như vậy. Ngày kia, trong khi đang làm việc với người con trai ngoài đồng thì con ông bị rắn cắn chết ngay tại chỗ. Người cha không vì thế mà mất bình tĩnh, ông kéo thi hài người con thân yêu đến một cội cây, lấy vải đắp lại mà không khóc than, rồi tiếp tục cày bừa. Khi có người đi ngang qua, ông nhắn lời về nhà rằng trưa nay chỉ nên gởi ra một phần cơm mà thôi, và hãy đi ra với nhang đèn và hoa. Được tin này, bà vợ và mọi người trong nhà đã hiểu ý và làm theo lời ông. Sau đó, mọi người ra đồng làm lễ hỏa táng người vắn số mà không ai than khóc. Trời Đế Thích thấy vậy hóa ra làm người đi đường ngang qua và hỏi có phải cả nhà đang xúm lại thui nướng con gì để ăn không ? Khi được trả lời rằng đó là thi hài của một người, Trời Đế Thích hỏi có phải là người thù không ? Ông nông dân đáp rằng đây không phải là người thù mà là con trai của chính ông.
- Như vậy chắc nó là đứa con ngỗ nghịch ?
- Không phải đâu, đây là đứa con rất yêu quí của chúng tôi.
- Thế tại sao ông không khóc ?. Người nông dân kệ rằng :

“ Con người rời bỏ cái vỏ mỏng manh này, khi đời sống trôi qua,
Cũng như con rắn thường làm, nó lột da cũ bỏ đi.
Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người quá cố,
Vậy, tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn ?
Con tôi đã hoàn tất đoạn đường mà nó phải trải qua “.

- Câu hỏi tương tự được nêu lên cho bà mẹ. Bà đáp :
“ Không ai mời mọc, nó đã đến, Không ai đuổi xô, nó vội ra đi,
Đến như thế nào, nó ra đi như thế ấy. Ở đây, cái gì làm cho ta phải buồn thảm ?
Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người quá cố,
Vậy, tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn ?
Con tôi đã hoàn tất đoạn đường mà nó phải trải qua “.

Trời Đế Thích sang qua hỏi người con gái ông nông dân.
- Thế thường em gái rất mến thương anh, tại sao cô không khóc ?
“ Dầu tôi có nhịn ăn và khóc than cả ngày, nó có đem lại cho tôi lợi ích nào không ?
Than ôi ! Nó chỉ làm cho thân bằng quyến thuộc tôi càng thêm bất hạnh,
Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người quá cố,
Vậy, tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn ?
Anh tôi đã hoàn tất đoạn đường mà anh ấy phải trải qua”.

Trời Đế Thích quay sang hỏi cô dâu, vợ người vắn số. Nàng đáp :
“ Cũng giống như trẻ con, khóc và đòi chụp lấy cho được mặt trăng trên trời,
Cùng thế ấy, con người than khóc cái chết của người thân kẻ yêu.
Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người quá cố,
Vậy, tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn ?
Chồng tôi đã hoàn tất đoạn đường mà anh ấy phải trải qua “.

Cuối cùng Trời Đế Thích hỏi người tớ gái tại sao không khóc, vì nàng đã nói
rằng người chủ trẻ này thật là tử tế, vui vẻ, hiền hòa và coi nàng như chính
con ông. Lời giải đáp như sau :
“ Một cái lọ đất đã bể, ai có thể ráp lại như cũ ?
Than khóc người chết chỉ hoài công.
Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người quá cố,
Vậy, tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn ?
Chủ tôi đã hoàn tất đoạn đường mà ông ấy phải trải qua “.

7.5. Vấn đề an tử-trợ tử : các tôn giáo lớn trên thế giới ngay từ khởi thủy rất ít đặt ra vấn đề an tử-trợ tử, Phật giáo cũng không nằm ngoài sự kiện đó. Tuy nhiên, trước vấn đề của thời đại, Phật giáo cũng đã xuất hiện 2 xu hướng.

7.5.1. Xu hướng không tán thành: trích dẫn trong Vinaya Pitaka (Luật tạng) có 3 trường hợp ghi chép được cho là bị đức Phật Thích Ca khiển trách.
1/ Năm vị tỳ khưu hiểu sai lời Phật dạy, đã tìm cách tự vẫn - một mưu toan tự tử tập thể không khác gì vụ tự tử tập thể của giáo phái Đền Mặt Trời ngày nay.
2/ Sáu vị tỳ khưu xúi dục người đàn bà kết liễu đời sống của chồng mình, do bị bệnh nặng với đau đớn cùng cực.
3/ Vị tỳ khưu - quá già yếu, mắc bệnh nan y, đau khổ triền miên – yêu cầu vị tỳ khưu đồng tu giúp ông sớm chết.

7.5.2. Xu hướng tán thành : đã phê phán với các lập luận sau.
- Trường hợp đầu tự tử do hiểu sai, tương tự như bị bế tắt làm quẩn trí đưa tới tự tử sai lầm.
- Trường hợp 2 và 3 có lẽ thiếu chính xác, vì nội dung vấn đề không được biện giải minh bạch và thiếu tính thuyết phục trên nền tảng giáo lý căn bản của đạo Phật, qua các khía cạnh sau.
1/ Khía cạnh nghiệp : trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật chỉ rõ : “ Này các tỳ khưu, chính tác ý (cetana : ý muốn) ta gọi là nghiệp; vì sau tác ý, người ta hành động bằng thân-khẩu-ý…”. Theo đó, nếu sát sinh không phải là do tâm sát sinh gây nên thì không phải là ác nghiệp, và kết quả là không phải sợ hãi, hận thù khiến cho tâm phải khổ đau.

2/ Khía cạnh đạo đức : cũng cần nhắc lại ý nghĩa Từ Bi-Trí Tuệ là nguyên lý đạo đức cơ bản của Phật giáo như sau.
+ Từ : phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng, và cảm thán trước
hạnh phúc cao thượng của chúng sinh.
+ Bi : phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn, và cảm thông trước khổ
đau thấp hèn của chúng sinh.
+ Trí Tuệ : sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các ứng xử cho
hành động, sao cho hợp với nguyên tắc “ Lợi mình và người, không được lợi mình mà hại người, không được lợi người mà hại mình, không được hại cả mình và người “.

Trên nguyên lý này, chúng ta có thể thấy rõ như sau.
Giới luật đầu tiên của người theo đạo Phật là tôn trọng sự sống. Nhưng đạo Phật không coi sự sống là điều bất khả xâm phạm hoặc thiêng liêng như ở các tôn giáo hữu thần. Đối với đạo Phật sinh tử là những giai đoạn trong chuỗi sinh tử - tử sinh vô tận của từng mỗi chúng sinh được thể hiện trong lẽ thật 12 duyên khởi.
Con đường của đạo Phật là hợp lúc, hợp lẽ (khế cơ, khế lý) và tùy duyên mà hành động. Trong Jataka có kể về tiền thân của đức Phật là ngài đã phải bắt buộc giết một tướng cướp để cứu sống hàng chục người vô tội. Với trường hợp đặc biệt, giết người để cứu người vì lòng nhân đạo, chính là tinh thần tùy duyên bất biến của đạo Phật.
Thông thường người tu theo đạo Phật không thể có thái độ thờ ơ trước khổ đau của người khác, cho dù người đó khỏe hay bệnh, là đang sống với nghiệp bất thiện (khác với Ấn giáo theo thuyết Manou cực đoan). Như thế ta nghĩ sao đối với người bệnh nặng đang rên siết ở giai đoạn cuối của cuộc đời ? Ta có cho là họ cần phải trả nghiệp, mặc cho phải khổ đau thế nào (như thuyết Manou) ? Bởi nghiệp không phải chỉ trả một lần là xong trong chuỗi dài vô tận của sinh tử. Vả lại, đa số chúng sinh không đủ định lực để vượt qua sự hành hạ của đau đớn, thì liệu một cận tử nghiệp đầy bất thiện lại đè nặng hơn thêm cho chúng sinh này.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng nguyên tắc an tử- trợ tử của thời đại nơi mục 2.2.5 nói trên rất gần gủi với nguyên lý đạo đức và giáo lý của Phật giáo. Tất cả đưa chúng ta đến một khẳng định đúng đắn, khai thông được bế tắt hãy còn tranh cãi hiện nay.

Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung (1230-:-1291), anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đã từng là Tiết Độ Sứ, và là vị thầy của Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tôn đã nhắc nhở chúng ta như sau.
Tâm chi sinh hề, sinh tử sinh,
Tâm chi diệt hề , sinh tử diệt.( Sinh tử nhàn nhi dĩ )
Tạm dịch
Khi tâm sinh, thì sinh tử sinh,
Khi tâm diệt , thì sinh tử diệt.( Sinh tử nhàn mà thôi )
Sinh tử không ở ngoài cái tâm thức không thực, luôn sinh diệt.

* Vậy thì còn sợ gì sinh tử ? *
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên