Sống để làm gì ?

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chú Chiếu Thanh, cho con nói cái này: tình cảm, chuyển, đối ẩm.... hầu như chú đều ghi dấu ngã, nhưng nó là dấu hỏi mới đúng chú ơi.
Tròn hay méo chút đỉnh gì miển thấy "trái cam" là được.
Hầu như chúng ta đang qua chủ đề là Nợ. Và cái nợ mà chú nói trên con hiểu rất rõ, làm gì không khéo là tạo ngay nợ nhưng có lẻ chúng ta bàn quá xa so với người tại gia như chúng ta hay không ? Vì con thấy để nhìn nhận rõ vấn đề trên và thực hành những cái nợ trên như chú nói thì có lẻ đến ngay hàng xuất gia hiện nay với vô vòng vật chất, cám dổ xung quanh còn có lẻ chưa trụ lòng nỗi...
Không nên có ý phân biệt hàng tại gia hay xuất gia, phân biệt để kính trọng thì đúng, ngoài lý đó ra thì ... tại gia cũng có thể thành Phật, xuất gia củng đọa làm trâu bò.
Hàng xuất gia vô vòng vật chất là Tỳ Kheo xấu ác mà Tỳ Kheo xấu ác thi theo lời Phật dạy là:
- Thứ tư, đối với các Tỳ Kheo tánh tình xấu, ác không nên nói chuyện với họ và không để ý đến họ.

Không ai đưa ra cái ý gần gủi thực tại để hàng tại gia nương vào đó mà đi lên... Thôi lắng nghe tiếp vậy

Chủ đề là "Sống để làm gì?", tôi nghỉ là một chủ đề hay và lạ và tôi nghỉ lúc nào củng nên lấy nó dán lên trán, nghiền ngẫm từng phút từng giây, quán nhân duyên, quán nhân quã, quán nghiệp, quán hửu (có), quán vô (không), quán nội (trong tự thân), quán ngoại (ngoài cảnh vật). Ngày xưa, Chư Tổ Thiền bảo môn sinh dán chử “Tử” lên trán, bây giờ khác rồi, sao không dán chử “Sinh”?.
“Ai sinh?” “Sống để làm gì?” , phàm phu thì nhiều câu trả lời do vô minh thì không ai giống ai, như mù rờ voi. Bồ Tát Thánh Hiền thì hành khác nhau do hạnh nguyện nhưng đồng một chổ “sáng tỏ” .
Nên có Đạo để Tu nhằm mục đích vạch màn Vô Minh thấy chổ “Sáng tỏ”.
Phàm phu chấp có Đạo để Tu, có Tu để thành Đạo, như kiến bò miệng chén, vòng vo rồi củng lại chổ củ.
Lục Tổ có dạy:

Tâm bình đẳng (bất nhị) chẳng nhọc trì giới
(Tâm địa chẳng quấy tự tánh giới).
Hạnh ngay thẳng (bất nhị) đâu cần tu thiền.
(Hạnh ngay thẳng là công phu bảo nhậm, ngộ
rồi chỉ cần bảo nhậm, khỏi phải tu thiền).
Báo ân là nuôi dưỡng cha mẹ,
Nhân nghĩa thì già trẻ thương nhau.
Khiêm nhường thì sang hèn hòa thuận,
Nhẫn nhục thì việc ác chẳng sanh.
Nếu công phu miên mật mãi mãi,
Kẻ ngu độn cũng phải kiến tánh.
Thuốc đắng hay trừ được bệnh khổ,
Lời trái tai ắt là trung ngôn.
Tự sửa quấy sẽ sanh trí huệ,
Giấu lỗi thì trong tâm chẳng lành.
Hằng ngày thường lợi ích chúng sanh,
Thành đạo chẳng do bố thí tiền.
Bồ Đề chỉ ở nơi tâm ngộ.
Đâu cần hướng ngoại để cầu huyền.
Nghe xong hãy theo đây mà tu hành,
Tịnh độ đã ở ngay trước mắt.
.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nói thật là từ Hán văn còn dốt lắm à, nên vi tế, vị ngã là gì nếu được xin nói rõ cho biết. Chứ giờ hiểu sơ sơ là: có sự chấp ngã vào mục tiêu trên? đúng không?


Vị ngã là “vì ta”, vì “cái ta” và vì “cái của ta” , khác vị tha có nghĩa vì người.

“Vi tế” nghĩa là nhỏ nhiệm, thí dụ vi trùng là trùng rất nhỏ phải dùng kiếng hiển vi mới phát hiện hay vi khuẩn thường gây độc hại phải phóng đại hàng triệu lần mắt thường mới thấy.

Vi tế vị ngã là vì ta, vì cái ta, vì cái của ta rất nhỏ(vi), còn công năng (tế), mà chính ta củng không thể phát hiện được.

Thiền sư Bách Trượng một hôm chỉ bếp đã tắt lửa và bảo đệ tử là Ngài Quy Sơn, “Thầy lấy giùm tôi cục than cháy”, Ngài Quy Sơn rờ tro bếp đã lạnh, rồi thưa: “ Bếp đã tắt, tro đã lạnh cả rồi, thưa Sư Phụ”. Bách Trượng liền lấy gậy khều tro bếp lấy ra hòn than còn cháy, và nói “Cái gì đây? Sao bảo không còn”.
Thế mới biết “trong tro còn lửa”, tương tự “Vị ngã vi tế”.

Như một đám đất, mưa xuống, “tự nhiên” có cỏ, sinh cỏ, mặc dù hằng năm vẫn nhỗ, vẫn diệt.
Không phải tự nhiên gì cả, mà có một, hai, ba, … , hằng hà ...hạt mầm, hạt giống cỏ còn lưu lại trong đất, gặp dịp đầy đủ nhân duyên (nhiệt độ, độ ẫm. …) thì nảy chồi đâm mộng.

--------------------
Vì vậy, cả tư tưởng ý niệm vị ngã, vị tha là đều có chứa mầm vi tế vị ngã. Giống như câu trả lời của Nguyên Chiếu:
Sống để làm cho ta và mọi người cùng vui

Vì ta thì dỉ nhiên là không đúng (theo tư tưởng Đại Thừa), vì người thì củng không đúng luôn, còn “chủ thễ” hiện hữu đễ vì người (đối tượng), còn cái “chủ thể” và “đối tượng” là còn nhân ngã (Ta, Người).

Vậy phải làm sao? Sống như thế nào? Vì ta không đúng, vì người củng không được.

Cái nầy không có định luật chung cho tất cả, mỗi người “uống nước tự biết nóng lạnh” thôi.
Tôi củng còn đang học, đang tu. Nói đã sai, nhưng tâm thì dụng được được. Như vầy,

“Trụ “Tính Không”, phát Bồ Đề Tâm trên cầu Phật Đạo dưới độ chúng sanh, theo tự tánh mà hành, làm tất cã việc thiện, mà không thấy “Ta” làm, không có việc thiện đã làm, không cãm tới đối tượng thụ hưởng”
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
<iframe width="420" height="315" src="//www.youtube.com/embed/7Z5i_1-sp4w" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
[video]https://www.youtube.com/watch?v=7Z5i_1-sp4w[/video]
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Sống để trả nơ???Có trả hết được ko?

Chào chú Chiếu Thanh, chúng ta trao đổi thêm chút nhé.
Trước nhất Từ Từ xin hỏi rõ, ở đây là Trả Lời cho câu hỏi Sống Để Làm Gì theo cách mình đang sống hay là nói cách sống từ cách học hiểu trong đạo Phật hay tự thân nói ra ? Vì Từ Từ thấy chưa ai nói cách sống của bản thân mà chỉ đang hướng theo chiều chỉ bảo hoặc chỉ nói cách chung chung chứ không đưa ra cách sống cá nhân !!!
Nếu
Sống để trả hết những gì đã mắc nợ trong kiếp trước cũng như hiện tại nếu tạo ra.

thì cuộc sống rất ư là thụ động và tạo ra nghiệp nhân mới _ nghiệp "trả nợ". Người sống để luôn luôn "trả nợ" thì thật là tội nghiệp và đáng thương.
Người đã mắc nợ rồi thì phải trã dù muốn hay không muốn, đừng bao giờ nảy sinh tư tưởng "quịt nợ", hay "chậm trã" khuất nợ, còn đáo hạn nợ thì lải mẹ sinh lải con càng "chết" sớm.
Bồ Tát, Thánh Hiền không sợ "nợ" chỉ sợ "vay".


Không rõ ở đây sao chú cho là Thụ Động ? và tạo ra nghiệp mới được gọi là nghiệp trả nợ ? Vì con thấy rằng bản thân sinh ra là do còn mắc nợ như lục đạo là 6 cõi để trả nợ còn đeo mang. Vì khi đã trả hết nợ, hết nợ nghĩa là không còn nợ bất kỳ chúng sanh nào nữa và chuyên tâm tu học thì rõ là đã có thể thoát khỏi thế gian này, chấm dứt cuộc sống ở thế gian này rồi.

Chú nói: "Người sống để luôn luôn "trả nợ" thì thật là tội nghiệp và đáng thương." Con không thấy sự đáng thương gì ở đây cả mà phải vui mừng cho người đó (là con đây) vì như câu tiếp theo chú đã nói : "phải trã dù muốn hay không muốn..." con chấp nhận trả nợ cũ, không tạp nợ mới kia mà.

Và câu này con đọc tới đọc lui, không biết chú dùng sai từ hay sao "Bồ Tát, Thánh Hiền không sợ "nợ" chỉ sợ "vay"" hay từ này hâu như trong câu này là đồng nghĩa nhau kìa mà, chú có thể nói rõ hơn ở câu này không ?
-------------------------------

Nếu
Cố gắng sống đạo đức, làm điều thiện lành, tạo sự an lạc cho mình và cho mọi người để góp nhặt công đức để mai kia Vô Thường đến gọi đi thì cũng không phải lo lắng gì. Sống không mong cầu dư giả, chỉ mong giữ được thân khoẻ mạnh, tâm trí minh mẫn mà tu học
thì cuộc sống là vị ngã, tất cả đều vì "cái Ta" .
"Ta" sống có đạo đức, "Ta" làm điều thiện, "Ta" góp nhặt công đức, "Ta" không lo lắng gì , "Ta" mong thân mạnh khỏe, tâm trí minh mẫn và "Ta" tu học. Tất cả đều vì "cái Ta" to tổ bố.
Sao chẳng nghỉ "cái Ta tạm thời" nầy do chủng chủng nhân duyên mà thành và nhân duyên diệt thì "cái Ta tạm thời" nầy củng diệt, theo đó tạo ra "cái Ta tạm thời" mới.


Ở câu chia sẽ này, con cảm thấy có vẻ chú cháu ta hiểu nhầm ý nhau. Con xin có vài điều cần nói:

Không rõ chú hiểu cách sống trên của con ra sao mà cho rằng cái Ta tồn tại ở đây, hoặc chú dùng từ Ta cho các cách sống liệt kê của con nên chú hình dung cái Ta trong con mạnh mẻ như vậy, nếu là thế thì con xin nói thêm...

Vì câu hỏi là: SỐNG ĐỂ LÀM GÌ ? Con liệt kê cách sống của con ngay hiện tại và cho tương lai, nêu cho rằng các cái TA chú nói trên là không nên vậy lẻ nào Ta không nên sống đạo đức, ko làm thiện, ko góp công đức..... theo con nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây, nếu ko phải mong chú nói rõ thêm.

Vì chú nói câu này : "Sao chẳng nghỉ "cái Ta tạm thời" nầy do chủng chủng nhân duyên mà thành và nhân duyên diệt thì "cái Ta tạm thời" nầy củng diệt, theo đó tạo ra "cái Ta tạm thời" mới."

Học Pháp bao năm con xin ngắn gọn ý nghĩa câu trên là: Cái Ta Tam Thời mà chú nói thì rõ ràng tất cả trên thế gian này đều là tạm thời chẳng riêng gì cá Ta cả, chẳng gì là vĩnh hằng cả, đúng không chú? cho nên chú nhận xét cách sống trên của con đặt cái Ta to tổ bố con thấy không thuyết phục .
--------------------------------------

Nếu
" Sống với mục tiêu giúp người giúp ta cùng vượt khó khăn trong cuộc đời này và hướng người về với Phật đạo để cùng giải thoát đạt an vui ngay trong đời này và đời sau...."
thì câu giải nầy xem ra cao thượng nhưng củng còn ẩn chứa vi tế của mầm vị ngã.

Nói thật là từ Hán văn con dốt lắm à, nên vi tế, vị ngã là gì nếu được xin chú nói rõ cho con biết. Chứ giờ con hiểu sơ sơ là: có sự chấp ngã vào mục tiêu trên của con, đúng không chú ? Nếu là vậy thì con lại nói thêm:

Luôn tâm đắt 1 câu: Phụng Sự Chúng Sanh là cúng dường Chư Phật.

Với câu trên có lẻ chú sẽ hiểu rõ hơn tại sao con chọn cách sống Lợi Người Lợi Mình (1 trong bốn cách sống mà Phật dạy) rồi phải không chú !

À mà chú Chiếu Thanh, chú chưa chia sẽ cách sống của chú kìa.... Chú có thể nói ra ở đây cho con cũng như các đạo hữu khác học tập không ?

Trân trọng mọi lời khuyên, nhận xét xuất phát từ chân ý muốn làm tốt đẹp cho người !!!​
Chào bạn Từ Từ!
Tại sao bạn chỉ nhớ việc trả nợ? Bạn còn phải nhận nợ người khác trả.
Trong đám tang người viếng lạy mấy lạy thì người nhà lạy lại đúng mấy lạy đó ko thừa ko thiếu là vì sao vậy.
Bạn muốn thanh thản vì ko mắc nợ thì người khác cũng thế. Làm phước đức thì cũng phải nhận lại phước đức. Chả lẽ bạn để người khác mắc nợ bạn hoài sao, nếu tôi thiếu tiền một người mà người đó ko cho tôi trả, tôi có thể hiểu người đó muốn điều gì đó lớn hơn tiền bạc.
Bạn có thể đã biết Công Đức và Phước Đức khác nhau như thế nào trong câu chuyện của Lương Võ Đế hỏi sư tồ Bồ Đề Đạt Ma về Công Đức. Bạn làm điều thiện, bố thí ban phúc, in tống kinh sách, giúp người xây chùa, cứu giúp hoạn nạn.....tức là bạn tạo được nhiều công đức, làm nhiều thì hưởng nhiều. Nhưng điều này chỉ là điều kiện tốt chứ ko giúp ích cho bạn tiến lên cõi Niết Bàn. Nếu bạn xem bản đồ Thập giới thì cõi nhiều Phước Đức là cõi trời, ở đó mọi người được sung sướng như trên thiên đường, nhưng ko có giác ngộ bạn nhé. Bạn muốn tiến lên trong con đường giác ngộ, bạn phải có Công Đức, phải vun bồi công đức.
Sống trong đời sống hiện tại dù khéo cách nào cũng ko thể tránh việc vay trả trả vảy, bạn làm việc thiện, người khác trả cho bạn, bạn nhận sự quan tâm chăm sóc của người khác, trước tiên là cha mẹ, người thân, thầy cô...sau đó là bạn bè đồng nghiệp, bạn có đáp trả lại sự quan tâm đó ko?
Vậy cứ vay trả trả vay thì làm thế nào đây? Điều này có trong câu chuyện một vị thấy cành hoa và mỉm cười.
Vì việc vay trả trả vay như cành cây hết ra chồi lại ra lá, chồi sinh ra lá, lá lại sinh ra chồi, hết lớp này đến lớp khác thay nhau, vậy thì khi nào dừng. Đó là khi Công Đức Viên Mãn thì chổ cái chồi thường sinh ra ko còn chồi nữa mà là nụ hoa. Đến đây thì ko phải quay lại trả nợ nữa.

Thân chào bạn Từ Từ!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Cái gì là của ta? Ta có cái gì.

"Từ Từ xin hỏi rõ, ở đây là Trả Lời cho câu hỏi Sống Để Làm Gì theo cách mình đang sống hay là nói cách sống từ cách học hiểu trong đạo Phật hay tự thân nói ra ? Vì Từ Từ thấy chưa ai nói cách sống của bản thân mà chỉ đang hướng theo chiều chỉ bảo hoặc chỉ nói cách chung chung chứ không đưa ra cách sống cá nhân"
Từ Từ mến! mình chỉ góp chút ý .Cách sống cá nhân chỉ là 1 cách nói tương đối vì còn chấp ngã .Tất cả những gì thuộc về tính cách cá nhân 1 người (thói quen, cách nghĩ ...đều là nghiệp)đều đến từ môi trường người đó sống.Người đó học hỏi từ môi trường xung quanh,học từ người khác ,người đó bị chi phối bởi hoàn cảnh ,bởi người khác .Bạn thử suy nghĩ xem có cái gì là do bạn tự sáng tạo ra ko ?Ví dụ :bạn tự xây 1 căn nhà ,bạn nói:"chính tôi sáng tạo ra ngôi nhà này???"Bạn chỉ tùy duyên mà tạo ra căn nhà ,bạn ko sáng tạo được gì cả .Nếu đi hỏi từ người 1 trên quả địa cầu này " sống để làm gi"thì chắc chắn mỗi người trả lời 1 kiểu tùy vào hiểu biết mỗi người .Hiểu biết này là tri thức từ bên ngoài ko phải tự thân như bạn nghĩ đâu .Chỉ có những bậc giác ngộ đạt đến "vô hoc" thì mới ko bị chi phối bởi ngoại cảnh thôi.
Chỉ là chút hiểu biết từ kinh sách (ko phải của mình nha)mong bạn trao đổi thêm.
Chào bạn abcde;88585!!!
Ý kiến của bạn thì ko thể bàn cãi, vì có lẽ đó là sự thật: chúng ta ko có cái gì là của riêng mình và chúng ta cũng ko sáng tạo ra điều gì.
Tuy nhiên nếu chỉ phát biểu ngắn gọn như thế thì ta dể mất động lực trong đời sống vì lầm tưởng mình ko có quyền gì cả, vì có cái nào là của mình đâu mà đòi có quyền. Nhưng sự thực thì ta có quyền chứ, chúng ta có quyền hạn của riêng mình.
Nói về sáng tạo thì có một ví dụ thời xưa: Tôn Tổn học binh pháp, Bàng Quyên cũng học cùng 1 binh pháp. Tôn tẩn thắng, Bàn Quyên bại là do sự khác biệt nào, trí khôn Tôn Tẩn cao hơn chăng? Chắc là ko vì Bàng Quyên rất cơ trí và bất chấp thủ đoạn. Điều khác biệt là Tôn Tẩn hiểu cũng Binh Pháp trong sách ấy nhưng đó là câu chuyện của ngày xưa với: con người xưa, hoàn cảnh xưa, vũ khí xưa....ta sống trong hiện tại thì Binh Pháp ấy cũng áp dụng nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, ta tạm đó là nét sáng tạo của tôn Tẩn. Nhưng nói cho cùng nét sáng sáng tạo đó ở đâu mà có, vì đọc Vô tự thiên thư chăng? Nếu ko là nguồn từ Vô Tự Thiên Thư thì cũng là từ nguồn khác, nói tóm lại thì cũng ko phải Tôn Tẩn sáng Tạo. Nếu bạn cho là thế, thì tôi cũng đồng ý với bạn.
Bây giờ bàn về cái gì là của mình: Nếu 1 người cho rằng làm việc thiện là tốt thì khởi xuất nó ở đâu?
-Có thể do đọc sách mà biết, có thể do nghe người khác mà biết. Vậy ý kiến làm việc thiện là tốt có nguồn gốc bên ngoài, ko phải người đó nghỉ ra.
-Có thể người đó cảm thấy cần làm việc tốt vì lí do nào đó. Vậy ý kiến làm việc thiện là tốt cũng có nguồn gốc bên ngoài.
-Đến một lúc nào đó, người ấy làm việc thiện đơn giản chỉ vì thích. Vậy có thể xem làm việc thiện là 1 phần của người đó ko? Nếu ta công nhận điều này thì có thể kết luận người này có tính thiện. Mặc dù tính thiện đó nói cho cùng cũng có nguồn gốc ở đâu đó mà thành.
Đến đây ta vẩn thấy rõ ràng là người ấy ko sáng tạo ra tính thiện, nhưng người ấy có quyền sở hữu tính thiện ko? bạn có thể nói tính thiện ko phải của riêng người ấy- nhưng người ấy có quyền sử dụng tính thiện ko? tôi tin là hoàn toàn có thể.
VẬY ÍT NHẤT TA CÓ QUYỀN SỬ DỤNG TÍNH THIỆN- NGHĨA LÀ TA CÓ QUYỀN CHỌN , MẶC DÙ TA CÓ THỂ KHÔNG SÁNG TẠO RA NÓ, KHÔNG SỞ HỮU NÓ.
Nhưng bạn có biết quyền được chọn lựa là một thuộc tính của sáng tạo không?
Vậy nên ta có thể nói: tôi ko sáng tạo nhưng tôi sáng tạo, ko là của tôi nhưng là của tôi. Đó là do ta có quyền chọn, đó là quyền lớn nhất của ta, nhưng đó cũng là trách nhiệm lớn nhất của ta, vì chính ta chọn nên ta ko thể đổ lổi cho ai khác.
Nghĩ như thế ta sẽ có trách nhiệm hơn, có động lực hơn trong cuộc sống vì ta có thể nói tôi đã chọn điều này, tôi đã chọn điều kia cho cuộc sống của tôi, tôi làm nên điều này, tôi đã làm nên điều kia cho xã hội, nhưng tôi cũng biết rằng chẳng cái nào là của tôi nên không quá lo sợ khi mất nó.
Nghĩ như thế ta sẽ cân bằng hơn giữa đời và đạo, giữa nổ lực của ta và số mệnh. Ta sẽ nổ lực hết sức trong cuộc sống nhưng ko hối tiếc điều gì đã xãy ra, vì ta có gì đâu mà mất, nhưng ta sẽ nổ lực để có quyền sử dụng những đặc tính tốt đẹp như: có thiện căn, hòa ái, từ bi, hỷ xả....
Tu không bao giờ là muộn, dù ta đang ở vị trí nào, kể cả đang là 1 kẻ đầy tội lổi.
Hãy để sự lựa chọn của ta quyết định ta là ai, ta về đâu.
Thân!
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào bạn Từ Từ!,
Tại sao bạn chỉ nhớ việc trả nợ? Bạn còn phải nhận nợ người khác trả.
Chào "người quen ẩn mặt" nói vậy là do Trí Từ đã đổi tên từ lâu, sao giờ còn gọi là Từ Từ ? Nếu là người quen cũ xin cứ dùng nick cũ mà trao đổi nhe. Không phải lo ngại điều gì cả. Chỉ cần đến với Trí Từ bằng thiện ý thì xin mời vào nhà ngồi tâm sự, nếu đến bằng ý không vui thì Trí Từ trốn ngay :eek:nion15: vì đây không phải cái chợ.

Trong đám tang người viếng lạy mấy lạy thì người nhà lạy lại đúng mấy lạy đó ko thừa ko thiếu là vì sao vậy.
Nói thiệt nhe Trí Từ chỉ hiểu đơn giản là trả lễ. Riêng đối với Trí Từ nếu có đi đám người qua đời thì Trí Từ không đốt nhang, chỉ cúi xá người mất như cái vẫy tay từ biệt chứ không quan tâm đến việc người thân có xá lại trả lể hay không vì đối với Trí Từ đó là hình thức không có gì lưu tâm cả.
Bạn muốn thanh thản vì ko mắc nợ thì người khác cũng thế. Làm phước đức thì cũng phải nhận lại phước đức. Chả lẽ bạn để người khác mắc nợ bạn hoài sao, nếu tôi thiếu tiền một người mà người đó ko cho tôi trả, tôi có thể hiểu người đó muốn điều gì đó lớn hơn tiền bạc.
Để ví dụ thế này nhe. Trí Từ thiếu nợ ai thì nhất định sẽ trả, còn ai mượn nợ Trí Từ thì lúc cho mượn Trí Từ luôn tự nhủ cho mượn là cho luôn. Trả thì tốt thì sẽ không mắc nợ Trí Từ, còn không trả thì thôi cũng chẳng đòi làm gì vì người ta khó mới gặp mình mượn thì lấy gì người ta trả, còn sau này chuyện người ta vì mượn của mình mà khá lên tốt lên mà không quay lại trả mình là chuyện người ta. Cho nên với bài viết trên của Trí Từ không hiểu sao vodanhladanh lại đưa ra ý đoạn này....vì nó không giống cái Trí Từ nói.
Cái phần Tô Đỏ là suy nghĩ của riêng bạn, không phải ai cũng thế đâu. Như Trí Từ vừa nói đó, không trả mình có nhiều nguyên nhân lắm kia mà.
Bạn có thể đã biết Công Đức và Phước Đức khác nhau như thế nào trong câu chuyện của Lương Võ Đế hỏi sư tồ Bồ Đề Đạt Ma về Công Đức. Bạn làm điều thiện, bố thí ban phúc, in tống kinh sách, giúp người xây chùa, cứu giúp hoạn nạn.....tức là bạn tạo được nhiều công đức, làm nhiều thì hưởng nhiều. Nhưng điều này chỉ là điều kiện tốt chứ ko giúp ích cho bạn tiến lên cõi Niết Bàn. Nếu bạn xem bản đồ Thập giới thì cõi nhiều Phước Đức là cõi trời, ở đó mọi người được sung sướng như trên thiên đường, nhưng ko có giác ngộ bạn nhé. Bạn muốn tiến lên trong con đường giác ngộ, bạn phải có Công Đức, phải vun bồi công đức.
Nói thiệt luôn là đôi khi không phân định được Công đức và Phước đức là gì, chỉ hiểu đơn giản vầy: Công đức thì hiện hữu, Phước đức thì vô hình. Nhân đây bạn vui lòng cho cái định nghĩa mà bạn biết được không? Thiệt là không biết dùng lời để nói về 2 cái này.
Phần tô xanh dương Có lẻ bạn cho rằng Trí Từ không biết cõi trời là gì. Trí Từ nói câu này nhe: Đức Phật dạy chúng sanh không nên chỉ tu lên cõi trời vì cõi đó tu không thành Phật được.
Sống trong đời sống hiện tại dù khéo cách nào cũng ko thể tránh việc vay trả trả vảy, bạn làm việc thiện, người khác trả cho bạn, bạn nhận sự quan tâm chăm sóc của người khác, trước tiên là cha mẹ, người thân, thầy cô...sau đó là bạn bè đồng nghiệp, bạn có đáp trả lại sự quan tâm đó ko?
Nói nghe đúng như có vẻ hơi bi quan. Ví dụ như vay trả trả vay vui vẻ là hít và trả không khí. Còn việc mình nhận sự chăm sóc từ người thân, người quan tâm là vì mình cần, cần để tạo cùng nhau tạo nên sự yêu thương lẫn nhau giữa cuộc sống muôn màu này. Có trả lại sự quan tâm này hay không à...đáng lẻ bạn không hỏi như vậy vì đây là sự Trả Lại có nguyên nhân là vì người ta giúp mình nên mình giúp lại. Còn Trí Từ chỉ cần ai cần sự quan tâm giúp đở của Trí Từ mà trong mọi khả năng làm được thì làm ngay chứ chẳng phải đợi người ta có ơn với mình thì mình mới đáp lại đâu bạn à.
Vậy cứ vay trả trả vay thì làm thế nào đây? Điều này có trong câu chuyện một vị thấy cành hoa và mỉm cười.
Vì việc vay trả trả vay như cành cây hết ra chồi lại ra lá, chồi sinh ra lá, lá lại sinh ra chồi, hết lớp này đến lớp khác thay nhau, vậy thì khi nào dừng. Đó là khi Công Đức Viên Mãn thì chổ cái chồi thường sinh ra ko còn chồi nữa mà là nụ hoa. Đến đây thì ko phải quay lại trả nợ nữa.
Nói thì sâu xa, Trí Từ nói đơn giản vầy nè: Hết trả và hết vay khi thân hoại mạng chung. Còn nói sâu xa cho kiếp sau, sau nữa thì để hết trả hết vay thì ráng tu về cảnh Phật đi là hết liền.

Rất vui bạn cùng trò chuyện.
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Tôi không hiểu tại sao lại có một người u mê thế này mà diễn đàn vẫn dung nạp làm thành viên ban đại biểu. Thử hỏi người muốn liễu thoát sanh tử thì học được ở người này cái gì? hiểu biết mơ hồ về chân lý của Phật Thích Ca Mâu Ni mà cứ đem ba cái lý luận luẩn quẩn loanh quanh vong vo nhử kẻ say thuốc lào.Hãy về chăm sóc vợ con, cha mẹ anh em cho thật tốt như lời bạn vẫn hay nói đi rồi cũng thành Phật. Chứ học Phật mà như bạn thì chúi đầu vào ân ân oán oán biết bao giờ chấm dứt. đừng có nói tôi chỉ làm thiện thi sao có oán. nhớ cho chưa ngộ đạo thì thiện nhân chiêu ác quả là dễ như chơi( có hiểu vì sao?) hèhề đọc hết sách rồi mới trả lời được đó. Bao giờ khổ đến cũng không màng, sướng đến không thèm ngó, ngày mai chết vẫn không thành vấn đề gì... thì mới nói thông được. chứ giờ thấy thiện thì mê như thằng nghiện rượu thấy rượu.. cũng chẳng có gì hay trong Phật Pháp cả. nên nhớ tại sao chư Phật Tổ lại dạy : chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác. có hiểu nghĩa này ?
Còn câu chư ác mạc tác - chúng thiện phùng hành là dành cho người đã ngộ đạo., chứ không phải dành cho phàm phu.
Phàm phu còn lúc mê lúc tỉnh thì làm sao cái thiện luôn hiện hành được mà bảo chúng thiện phùng hành? nếu có hành thiện thì cũng trên tình cảm, đối đãi... làm gì có cái vô tâm như chư Phật được. học mà không hiểu thì lầm lẫn rồi cãi nhau. hãy tạm gác lại vào diễn đàn đi , thấy 1 ngày mà gần 20 tiếng ở đây rồi thì làm sao mà gọi là học Phật? tạm nghỉ đi rồi đọc lại từ đầu. nếu ở Sài Gòn thì tìm đến pháp sư THÍCH TỪ THÔNG xin hướng dẫn học Phật thì bắt đầu từ đâu rồi cứ thế mà học....
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính "muathularung" !

Thưa, việc bầu chọn đại biểu là việc ''thế tục" tượng trưng, không phải ai được bầu chọn thì đã là "Bồ Tát", củng như là "Văn Thù", nhưng diển đàn bầu chọn là có ý rằng thành viên này tiềm ẩn bên trong có tâm "Bồ Tát".

Thưa, Kinh Pháp Hoa có dạy ý rằng, chỉ cần cậu bé chơi trò đắp tượng Phật, hoặc niệm, xưng tán câu "nam mô Phật" thì đó là Phật Đạo, sẻ thành Phật.

Bởi vậy, thưa "muathularung", nếu là "Bồ Tát" đã thành thì không phân biệt "Bồ Tát" mới phát tâm.

Cần phải hạ thấp, gần gủi, chia sẻ, góp ý, động viên, khuyến khích, răn đe và ... dạy bảo (nếu thấy cần), đó gọi là "Phương Tiện" Pháp chứ chẳng có gì lạ.

Và nếu không có hạ thấp, gần gủi, chia sẻ, góp ý, động viên, khuyến khích, răn đe và ... dạy bảo thì Phật Thích Ca Mâu ni đã nhập niết bàn từ lâu rồi, và không biết đến bao giờ mới có giáo pháp siêu việt cho Phật Tử chúng ta học hỏi.
Kính.
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

Kính "muathularung" !

Thưa, việc bầu chọn đại biểu là việc ''thế tục" tượng trưng, không phải ai được bầu chọn thì đã là "Bồ Tát", củng như là "Văn Thù", nhưng diển đàn bầu chọn là có ý rằng thành viên này tiềm ẩn bên trong có tâm "Bồ Tát".

Thưa, Kinh Pháp Hoa có dạy ý rằng, chỉ cần cậu bé chơi trò đắp tượng Phật, hoặc niệm, xưng tán câu "nam mô Phật" thì đó là Phật Đạo, sẻ thành Phật.

Bởi vậy, thưa "muathularung", nếu là "Bồ Tát" đã thành thì không phân biệt "Bồ Tát" mới phát tâm.

Cần phải hạ thấp, gần gủi, chia sẻ, góp ý, động viên, khuyến khích, răn đe và ... dạy bảo (nếu thấy cần), đó gọi là "Phương Tiện" Pháp chứ chẳng có gì lạ.

Và nếu không có hạ thấp, gần gủi, chia sẻ, góp ý, động viên, khuyến khích, răn đe và ... dạy bảo thì Phật Thích Ca Mâu ni đã nhập niết bàn từ lâu rồi, và không biết đến bao giờ mới có giáo pháp siêu việt cho Phật Tử chúng ta học hỏi.
Kính.

Cám ơn Chiếu Thanh quan tâm cảnh tỉnh. những xin được góp thêm một ý là khoảng hơn 1000 thành viên thường ra vào diễn đàn hàng ngày có tiềm ẩn không phải là tâm "Bồ Tát" mà là tâm Phật.
Chúc đạo hữu mạnh khỏe
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên