Sự và Lý Tịnh Độ

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
VQ kính yêu cầu các ĐH:

1. ĐH VNBN không đuọc xóa bài của thành viên. Ở bất cứ chuyên mục nào.

2. ĐH thaidt điều chỉnh chức năng của VO-NHAT-BAT-NHI từ super mod thành Mod Tịnh Độ Tông.

3. Tịnh Độ có 2 lĩnh vực: SỰ và LÝ. Nên bổ sung 1 mod quản lý về LÝ TỊNH ĐỘ.

Kính mong ĐH thaid và Đại chúng cộng tác cho tốt để diễn đàn được phát triển đúng chánh pháp.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát.
Con thắc mắc phần 3. Môn tu nào cũng có Lý và Sự, có đường lối thì mới có thực hành. Đường lối là LÝ, thực hành nghiệm được thì gọi SỰ.

Nay con thực lòng muốn trao đổi với Thầy rằng: Thế nào là LÝ TỊNH ĐỘ? Thế nào SỰ TỊNH ĐỘ? TỊNH ĐỘ đó là TỊNH ĐỘ nào?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính ĐH VNBN.

Theo..Hòa Thượng Thích Thiền Tâm:

Muốn được vãng sanh phải đủ 3 yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện như đảnh 3 chân thiếu 1 tất ngã.

TÍN: Là tin có: tự, tha, nhơn, quả, sự và lý.

HẠNH: Là chấp trì danh hiệu Phật cho được “nhất tâm bất loạn”.

NGUYỆN: Là quyết muốn thoát khỏi cõi Ta-Bà, cầu sanh về nước Cực-Lạc.

Dưới đây là đại khái 6 lối tin về Tịnh-Độ.

Tin tự: Tin chắc rằng mình có Phật tánh sáng suốt, đủ vô lượng công đức. Nếu mình cố công lo niệm Phật thì quyết có thể chứng ngộ được.

Tin tha: Công nhận rằng lời dạy của Đức Phật Thích-Ca không luống dối; Đức Phật A-Di-Đà luôn luôn nhiếp thọ tùy theo cơ cảm của mình mà ứng.

Tin nhơn: Đinh ninh công hạnh niệm Phật hiện tại của mình có năng lực giải thoát.

Tin quả: Tin chắc ở chín phẩm sen vàng là nơi sẽ về của ta sau này.

Về được đó thì dù hạng nào cũng không thối chuyển.

Tin sự: Xác nhận ngoài cõi Ta-Bà có một cõi Cực-Lạc đúng như lời Phật nói.

Tin lý: Tin tự tâm ta cũng tức là Tịnh-Độ, nếu một khi nó đã được trong sạch.
Sự và lý viên dung không tách biệt.
(Trích từ: An Dưỡng Tập và Phật-Học phổ-thông
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm )

Kính ĐH. Sự và Lý mà VQ nói ở đây là muốn chỉ cho Tín Sự và Tín Lý
Niềm Tin thuộc 2 phần cuối.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính ĐH VNBN.

Theo....

Muốn được vãng sanh phải đủ 3 yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện như đảnh 3 chân thiếu 1 tất ngã.

TÍN: Là tin có: tự, tha, nhơn, quả, sự và lý.

HẠNH: Là chấp trì danh hiệu Phật cho được “nhất tâm bất loạn”.

NGUYỆN: Là quyết muốn thoát khỏi cõi Ta-Bà, cầu sanh về nước Cực-Lạc.

Dưới đây là đại khái 6 lối tin về Tịnh-Độ.

Tin tự: Tin chắc rằng mình có Phật tánh sáng suốt, đủ vô lượng công đức. Nếu mình cố công lo niệm Phật thì quyết có thể chứng ngộ được.

Tin tha: Công nhận rằng lời dạy của Đức Phật Thích-Ca không luống dối; Đức Phật A-Di-Đà luôn luôn nhiếp thọ tùy theo cơ cảm của mình mà ứng.

Tin nhơn: Đinh ninh công hạnh niệm Phật hiện tại của mình có năng lực giải thoát.

Tin quả: Tin chắc ở chín phẩm sen vàng là nơi sẽ về của ta sau này.

Về được đó thì dù hạng nào cũng không thối chuyển.

Tin sự: Xác nhận ngoài cõi Ta-Bà có một cõi Cực-Lạc đúng như lời Phật nói.

Tin lý: Tin tự tâm ta cũng tức là Tịnh-Độ, nếu một khi nó đã được trong sạch.
Sự và lý viên dung không tách biệt.
(hết trích)
Kính ĐH. Sự và Lý mà VQ nói ở đây là muốn chỉ cho Tín Sự và Tín Lý
Niềm Tin thuộc 2 phần cuối.
Kính Thầy, như vậy một người tin sự và tin lý tới mức độ nào mới được vãng sanh? Giữa Lý và Sự phải dung hòa với nhau như thế nào, vì nếu như nói tự tâm cũng là tịnh độ hà tất gì phải đến Cực Lạc?

Đoạn trích trên chỉ là một phần trong Tịnh Độ Tông, chứ chưa thâu tóm hết.

Tịnh Độ Tông lấy y cứ các Kinh Vô Lượng Thọ Phật( nguồn gốc Đức Phật A Di Đà và Cực Lạc), Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (dạy quán tưởng Cực Lạc, Phật A Di Đà và nhị vị Bồ Tát, và 9 phẩm vãng sanh), Kinh A DI ĐÀ (khuyến tín và niệm Phật nhất tâm bất loạn), Kinh Niệm Phật Ba La Mật (dạy niệm Phật tam muội, hiện đời an ổn, lâm chung trì 10 niệm vãng sanh).

Người nào dạy "chứng Thánh mới được vãng sanh" là đi ngược lại với bổn nguyện từ bi của Đức Phật A Di Đà. Còn tu hành buông lung thì không khế hợp với bổn nguyện thanh tịnh của Phật.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Chỉ có những người không chịu đọc giáo điển mới tự tu theo ý mình mà thôi. Mỗi kinh mỗi kệ nếu đủ duyên đức Thích Ca Mâu Ni Phật đều đi kèm cõi thanh tịnh của đức từ phụ A Mi Đà Phật.

Trích từ
Chú giải Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh như sau:

Trong hai kinh Ðại, Tiểu, bản dịch Tiểu Bổn (Do ngài La Thập dịch kinh A Di Đà) đời Tần có câu “nhất tâm bất loạn”, còn Ðại Bổn (Vô Lượng Thọ Kinh) không có câu ấy mà chuyên chú “nhất hướng chuyên niệm”.

So sánh hai câu ấy thì điều được đề cao trong Ðại kinh là rõ ràng, xác đáng, lại khế hợp căn cơ của chúng sanh, tỏ rõ ân đức vô cực của đấng Từ Tôn.

Sách Di Ðà Yếu Giải giảng:

“Nếu chấp trì danh hiệu chưa đoạn Kiến - Tư, do [trì danh]
hoặc tán, hoặc định, nên trong cõi Ðồng Cư chia làm ba bậc chín phẩm.

Nếu trì đến mức Sự Nhất Tâm Bất Loạn, Kiến Hoặc hay Tư Hoặc tùy ý đoạn trước được một thứ thì sanh về cõi Phương Tiện Hữu Dư.

Nếu đạt đến mức Lý Nhất Tâm Bất Loạn, phá rỗng toang từ một phẩm vô minh cho đến bốn mươi mốt phẩm thì sanh trong Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ, cũng chứng một phần Thường Tịch Quang độ”
.

Nghĩa là: Tán tâm trì danh liền được vãng sanh Ðồng Cư Tịnh Ðộ. Nếu niệm đến mức nhất tâm bất loạn liền vãng sanh ba cõi trên. Ðấy quả thật là cảnh hạnh của hiền thánh, nào phải là khả năng của phàm phu!

Nếu cứ phải nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh, thử hỏi chúng sanh trong biển khổ mấy kẻ đắc độ? Hóa ra pháp môn Trì Danh tiện dụng này cũng là đạo khó hành ư?
Hết.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Một người tin sự và tin lý tới mức độ nào mới được vãng sanh ?

3 câu hỏi của VNBN:

1/. Một người tin sự và tin lý tới mức độ nào mới được vãng sanh ?

2/. Nếu như nói tự tâm cũng là tịnh độ hà tất gì phải đến Cực Lạc ?

3/. Giữa Lý và Sự phải dung hòa với nhau như thế nào, ?

Chỉ có những người không chịu đọc giáo điển mới tự tu theo ý mình mà thôi. Mỗi kinh mỗi kệ nếu đủ duyên đức Thích Ca Mâu Ni Phật đều đi kèm cõi thanh tịnh của đức từ phụ A Mi Đà Phật.

Trích từ Chú giải Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh như sau:

Trong hai kinh Ðại, Tiểu, bản dịch Tiểu Bổn (Do ngài La Thập dịch kinh A Di Đà) đời Tần có câu “nhất tâm bất loạn”, còn Ðại Bổn (Vô Lượng Thọ Kinh) không có câu ấy mà chuyên chú “nhất hướng chuyên niệm”.

So sánh hai câu ấy thì điều được đề cao trong Ðại kinh là rõ ràng, xác đáng, lại khế hợp căn cơ của chúng sanh, tỏ rõ ân đức vô cực của đấng Từ Tôn.

Sách Di Ðà Yếu Giải giảng:

“Nếu chấp trì danh hiệu chưa đoạn Kiến - Tư, do [trì danh]
hoặc tán, hoặc định, nên trong cõi Ðồng Cư chia làm ba bậc chín phẩm.

Nếu trì đến mức Sự Nhất Tâm Bất Loạn, Kiến Hoặc hay Tư Hoặc tùy ý đoạn trước được một thứ thì sanh về cõi Phương Tiện Hữu Dư.

Nếu đạt đến mức Lý Nhất Tâm Bất Loạn, phá rỗng toang từ một phẩm vô minh cho đến bốn mươi mốt phẩm thì sanh trong Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ, cũng chứng một phần Thường Tịch Quang độ”
.

Nghĩa là: Tán tâm trì danh liền được vãng sanh Ðồng Cư Tịnh Ðộ. Nếu niệm đến mức nhất tâm bất loạn liền vãng sanh ba cõi trên. Ðấy quả thật là cảnh hạnh của hiền thánh, nào phải là khả năng của phàm phu!


Nếu cứ phải nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh, thử hỏi chúng sanh trong biển khổ mấy kẻ đắc độ? Hóa ra pháp môn Trì Danh tiện dụng này cũng là đạo khó hành ư?
Hết.

Câu thứ (1/.) của ĐH đã được mod Kim Cang Thoi Luan trả lời.- Với trích dẫn trên.

Nghĩa là:

a)/
“Nếu chấp trì danh hiệu chưa đoạn Kiến - Tư, do [trì danh] hoặc tán, hoặc định, nên trong cõi Ðồng Cư chia làm ba bậc chín phẩm.

Ý là Nếu trì danh niệm Phật, mà chưa trừ được "Kiến hoặc" và "Tư hoặc".- Thì sẽ vãng sanh về cõi Phàm Thánh Đồng cư tịnh Độ (Sự Tịnh Độ).

b). Nếu trì đến mức Sự Nhất Tâm Bất Loạn, Kiến Hoặc hay Tư Hoặc tùy ý đoạn trước được một thứ thì sanh về cõi Phương Tiện Hữu Dư.

Ý là Nếu trì danh niệm Phật, mà chưa trừ được "Kiến hoặc" và "Tư hoặc" mà trừ được bán phần hoặc muội lượt.- Thì sẽ vãng sanh về cõi Thanh Văn- Duyên giác.- (Sự Tịnh Độ).

c). Nếu đạt đến mức Lý Nhất Tâm Bất Loạn, phá rỗng toang từ một phẩm vô minh cho đến bốn mươi mốt phẩm thì sanh trong Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ, cũng chứng một phần Thường Tịch Quang độ”.


Ý là Nếu đạt Lý Chân thường (chân như). Thì sẽ vãng sanh về cõi Nhất Chân Tịnh Độ Tức là "Lý Tịnh Độ".

Bạn còn ý kiến gì không ?
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Xin góp ý kinh nghiệm bản thân của mình:

Đức Phật nói trong kinh Hoa Nghiêm rất nhiều thế giới, rất nhiều cõi nước và rất nhiều nghiệp lực. Nên đức Phật nói: Cõi nước bất khả tư nghị, nghiệp chúng sinh bất khả tư nghị, vô lượng thế giới bất khả tư nghị.

Nhiều thứ vượt xa mắt người phàm thấy, rất nhiều thứ ta không thể biết. Nên Đại thừa có nói Ngũ Nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, Phật Nhãn.

Thực ra mà nói chúng ta hiện tại chấp quá nhiều thứ, kể cả chấp vào không, cũng là chấp một thứ có của không, nên chưa được tự tại.

Pháp môn này tuy rằng đơn giản, nhưng phải qua một bước tiêu trừ chướng ngại. Tiêu trừ chướng ngại bằng cách nào? Bằng cách tiêu bớt nghiệp chướng. Làm sao để tiêu nghiệp chướng: Nhất định phải qua bước trì Đà La Ni Chú như Đại Bi Chú, Lăng Nghiêm Chú. Tối thượng Mật chú hệ của ngài Long Thọ như: Bí Mật Hội Chú. Đại Uy Đức Kim Cang chú, Uế Tích Kim Cang Chú v.v...

Ngày xưa người ta đi vượt biên, bị bỏ mạng rất nhiều. Cũng vậy chúng ta muốn tới một nơi tôn quý hơn, từ cõi luân hồi vô thủy đến nay; chắc chắn chúng ta vô tình do vô minh hoặc cố ý gây oán kết với chúng sinh là điều không thể tránh khỏi.

Họ biết chúng ta chuẩn bị vượt biên, thế nên hết thảy chủ nợ đều đến đòi để cản trở chúng ta, hoặc có người khuyên nên bỏ ý niệm đó đi. Còn hiện tại là đào tẩu cõi luân hồi, oan hồn ma quỷ đến đòi nợ phải làm sao đây? Phải nhờ Tam Bảo Lực, tức là lực nương tựa, kế đến phải dùng Đà La Ni cũng như kiếm báu hộ thân, như dân anh chị có thế lực lớn, không cho thế lực xấu xâm hại bản thân.

Bước đi trên một con đường, chẳng bao giờ luôn trải thảm đỏ cho mình đi. Đôi lúc cũng phải có gai góc, sỏi đá. Vì vậy muốn không bị đơn độc đi nản lòng giữa đường cần có chư Bồ Tát trợ lực, hoặc dân anh chị theo cách nói của người thế tục. Bởi vì sao mình nói như vậy, vì chúng ta đang ở cõi khổ của luân hồi nên ví dụ này là chính xác. Do đó, mình khuyên những bạn hữu duyên nên trì thêm Đà La Ni là vậy.

Luân hồi tuy là giả có, nhưng chưa tỉnh mộng đắc Diệt Tận Định của Thanh Văn đạo thì thật sự vẫn tiếp tục đau khổ, thấy các pháp vẫn là có thật.

Đắc Diệt Tận Định không đơn giản như định khổ sở của ngoại đạo, chỉ cần một hai dây thôi họ muốn bỏ mạng liền được, nếu khuyên họ chớ nhập diệt họ vẫn nghe minh bạch dù ở Tận Định, sau hai ba dây họ tỉnh lại hóa độ chúng sinh. Chứ không phải như loại định của ngoại đạo, sau khi vô đó rồi thì chẳng biết thứ gì bên ngoài. Đó là điểm định đặc biệt của hệ thống Phật giáo.

Sau khi đắc định này rồi, cũng cần phải chính đức Thế Tôn Vô Thượng Đạo Sư ấn chứng mới là chắc chắn. Nhưng hiện tại chúng ta cũng không được trực tiếp diện kiến đức Phật. Chẳng phải Phật không từ bi muốn độ chúng ta, mà là nghiệp lực che chướng từ vô thủy đã ngăn ngại, phước đức kém mỏng và thiện căn cũng vậy.

Dù có hiểu lý đến tận nguồn không, nhưng khi các pháp trình hiện vẫn thấy các pháp mảy may là thật có, thì vẫn phải tiếp tục lưu chuyển trong khổ nạn.


Pháp môn này không nhất thiết bạn phải chuyên niệm đức Phật A Mi Đà, nhưng mỗi việc làm đều phải HỒI HƯỚNG VỀ TỊNH ĐỘ.

Cầu về Tịnh Độ để làm gì? Để sớm thân cận chư Phật, Bồ Tát; những thầy hay trò giỏi nhất. Thế giới Cực Lạc là một trường học tốt nhất trong mười phương, lên đó rồi mỗi chúng ta đều có thể sớm được cấp bằng quả vị Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
* Một người tin sự và tin lý tới mức độ nào mới được vãng sanh ?

3 câu hỏi của VNBN:

1/. Một người tin sự và tin lý tới mức độ nào mới được vãng sanh ?

2/. Nếu như nói tự tâm cũng là tịnh độ hà tất gì phải đến Cực Lạc ?

3/. Giữa Lý và Sự phải dung hòa với nhau như thế nào, ?



Câu thứ (1/.) của ĐH đã được mod Kim Cang Thoi Luan trả lời.- Với trích dẫn trên.

Nghĩa là:

a)/
“Nếu chấp trì danh hiệu chưa đoạn Kiến - Tư, do [trì danh] hoặc tán, hoặc định, nên trong cõi Ðồng Cư chia làm ba bậc chín phẩm.

Ý là Nếu trì danh niệm Phật, mà chưa trừ được "Kiến hoặc" và "Tư hoặc".- Thì sẽ vãng sanh về cõi Phàm Thánh Đồng cư tịnh Độ (Sự Tịnh Độ).

b). Nếu trì đến mức Sự Nhất Tâm Bất Loạn, Kiến Hoặc hay Tư Hoặc tùy ý đoạn trước được một thứ thì sanh về cõi Phương Tiện Hữu Dư.

Ý là Nếu trì danh niệm Phật, mà chưa trừ được "Kiến hoặc" và "Tư hoặc" mà trừ được bán phần hoặc muội lượt.- Thì sẽ vãng sanh về cõi Thanh Văn- Duyên giác.- (Sự Tịnh Độ).

c). Nếu đạt đến mức Lý Nhất Tâm Bất Loạn, phá rỗng toang từ một phẩm vô minh cho đến bốn mươi mốt phẩm thì sanh trong Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ, cũng chứng một phần Thường Tịch Quang độ”.

Ý là Nếu đạt Lý Chân thường (chân như). Thì sẽ vãng sanh về cõi Nhất Chân Tịnh Độ Tức là "Lý Tịnh Độ".

Bạn còn ý kiến gì không ?
Kính Thầy, như thầy đã trích đẫn phần trước, Sự là nói có sự tồn tại của Cực Lạc thế giới, còn Lý là tin tự tâm cũng là Tịnh Độ. Nhưng ở đây Thầy dạy rằng: Sự lại là sự tu hành phá trừ căn bản phiền não, còn Lý là sự tu hành phá trần sa phiền não. Nếu đã đạt được Lý chân thường thì tại sao không ở ta b à này mà lại sanh về Tịnh Độ ? Người đạt Lý Chân thường có năng lực nhập Niết Bàn như một vị A LA HÁN hay không?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Chỉ có những người không chịu đọc giáo điển mới tự tu theo ý mình mà thôi. Mỗi kinh mỗi kệ nếu đủ duyên đức Thích Ca Mâu Ni Phật đều đi kèm cõi thanh tịnh của đức từ phụ A Mi Đà Phật.

Trích từ Chú giải Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh như sau:

Trong hai kinh Ðại, Tiểu, bản dịch Tiểu Bổn (Do ngài La Thập dịch kinh A Di Đà) đời Tần có câu “nhất tâm bất loạn”, còn Ðại Bổn (Vô Lượng Thọ Kinh) không có câu ấy mà chuyên chú “nhất hướng chuyên niệm”.

So sánh hai câu ấy thì điều được đề cao trong Ðại kinh là rõ ràng, xác đáng, lại khế hợp căn cơ của chúng sanh, tỏ rõ ân đức vô cực của đấng Từ Tôn.

Sách Di Ðà Yếu Giải giảng:

“Nếu chấp trì danh hiệu chưa đoạn Kiến - Tư, do [trì danh]
hoặc tán, hoặc định, nên trong cõi Ðồng Cư chia làm ba bậc chín phẩm.

Nếu trì đến mức Sự Nhất Tâm Bất Loạn, Kiến Hoặc hay Tư Hoặc tùy ý đoạn trước được một thứ thì sanh về cõi Phương Tiện Hữu Dư.

Nếu đạt đến mức Lý Nhất Tâm Bất Loạn, phá rỗng toang từ một phẩm vô minh cho đến bốn mươi mốt phẩm thì sanh trong Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ, cũng chứng một phần Thường Tịch Quang độ”
.

Nghĩa là: Tán tâm trì danh liền được vãng sanh Ðồng Cư Tịnh Ðộ. Nếu niệm đến mức nhất tâm bất loạn liền vãng sanh ba cõi trên. Ðấy quả thật là cảnh hạnh của hiền thánh, nào phải là khả năng của phàm phu!


Nếu cứ phải nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh, thử hỏi chúng sanh trong biển khổ mấy kẻ đắc độ? Hóa ra pháp môn Trì Danh tiện dụng này cũng là đạo khó hành ư?
Hết.
Việc đặt ra tiêu chuẩn nhất tâm bất loạn là cách hiểu chưa khế hợp Kinh Phật, cụ thể là Kinh A Di Đà, việc này đã bị hiểu lầm từ rất lâu. Tôi cũng đã chỉ ra điều đó trong chủ đề: https://diendanphatphap.com/diendan/threads/nhat-tam-bat-loan-trong-kinh-a-di-da.38030/

Niệm Phật có hai hạng: hạng thứ nhất sẽ được Phật và Thánh chúng hiện đến, Tín- Nguyện vững là đắc vãng sanh; hạng thứ hai: trì 10 niệm lúc lâm chung. Việc phân ra các phẩm phá trừ chỉ thêm rối rắm! Thật sự cũng không phải là thiết yếu. Cốt yếu là Tín-Nguyện bền chắc, Hạnh chân thành.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Xin góp ý kinh nghiệm bản thân của mình:

Đức Phật nói trong kinh Hoa Nghiêm rất nhiều thế giới, rất nhiều cõi nước và rất nhiều nghiệp lực. Nên đức Phật nói: Cõi nước bất khả tư nghị, nghiệp chúng sinh bất khả tư nghị, vô lượng thế giới bất khả tư nghị.

Nhiều thứ vượt xa mắt người phàm thấy, rất nhiều thứ ta không thể biết. Nên Đại thừa có nói Ngũ Nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, Phật Nhãn.

Thực ra mà nói chúng ta hiện tại chấp quá nhiều thứ, kể cả chấp vào không, cũng là chấp một thứ có của không, nên chưa được tự tại.

Pháp môn này tuy rằng đơn giản, nhưng phải qua một bước tiêu trừ chướng ngại. Tiêu trừ chướng ngại bằng cách nào? Bằng cách tiêu bớt nghiệp chướng. Làm sao để tiêu nghiệp chướng: Nhất định phải qua bước trì Đà La Ni Chú như Đại Bi Chú, Lăng Nghiêm Chú. Tối thượng Mật chú hệ của ngài Long Thọ như: Bí Mật Hội Chú. Đại Uy Đức Kim Cang chú, Uế Tích Kim Cang Chú v.v...

Ngày xưa người ta đi vượt biên, bị bỏ mạng rất nhiều. Cũng vậy chúng ta muốn tới một nơi tôn quý hơn, từ cõi luân hồi vô thủy đến nay; chắc chắn chúng ta vô tình do vô minh hoặc cố ý gây oán kết với chúng sinh là điều không thể tránh khỏi.

Họ biết chúng ta chuẩn bị vượt biên, thế nên hết thảy chủ nợ đều đến đòi để cản trở chúng ta, hoặc có người khuyên nên bỏ ý niệm đó đi. Còn hiện tại là đào tẩu cõi luân hồi, oan hồn ma quỷ đến đòi nợ phải làm sao đây? Phải nhờ Tam Bảo Lực, tức là lực nương tựa, kế đến phải dùng Đà La Ni cũng như kiếm báu hộ thân, như dân anh chị có thế lực lớn, không cho thế lực xấu xâm hại bản thân.

Bước đi trên một con đường, chẳng bao giờ luôn trải thảm đỏ cho mình đi. Đôi lúc cũng phải có gai góc, sỏi đá. Vì vậy muốn không bị đơn độc đi nản lòng giữa đường cần có chư Bồ Tát trợ lực, hoặc dân anh chị theo cách nói của người thế tục. Bởi vì sao mình nói như vậy, vì chúng ta đang ở cõi khổ của luân hồi nên ví dụ này là chính xác. Do đó, mình khuyên những bạn hữu duyên nên trì thêm Đà La Ni là vậy.

Luân hồi tuy là giả có, nhưng chưa tỉnh mộng đắc Diệt Tận Định của Thanh Văn đạo thì thật sự vẫn tiếp tục đau khổ, thấy các pháp vẫn là có thật.

Đắc Diệt Tận Định không đơn giản như định khổ sở của ngoại đạo, chỉ cần một hai dây thôi họ muốn bỏ mạng liền được, nếu khuyên họ chớ nhập diệt họ vẫn nghe minh bạch dù ở Tận Định, sau hai ba dây họ tỉnh lại hóa độ chúng sinh. Chứ không phải như loại định của ngoại đạo, sau khi vô đó rồi thì chẳng biết thứ gì bên ngoài. Đó là điểm định đặc biệt của hệ thống Phật giáo.

Sau khi đắc định này rồi, cũng cần phải chính đức Thế Tôn Vô Thượng Đạo Sư ấn chứng mới là chắc chắn. Nhưng hiện tại chúng ta cũng không được trực tiếp diện kiến đức Phật. Chẳng phải Phật không từ bi muốn độ chúng ta, mà là nghiệp lực che chướng từ vô thủy đã ngăn ngại, phước đức kém mỏng và thiện căn cũng vậy.

Dù có hiểu lý đến tận nguồn không, nhưng khi các pháp trình hiện vẫn thấy các pháp mảy may là thật có, thì vẫn phải tiếp tục lưu chuyển trong khổ nạn.


Pháp môn này không nhất thiết bạn phải chuyên niệm đức Phật A Mi Đà, nhưng mỗi việc làm đều phải HỒI HƯỚNG VỀ TỊNH ĐỘ.

Cầu về Tịnh Độ để làm gì? Để sớm thân cận chư Phật, Bồ Tát; những thầy hay trò giỏi nhất. Thế giới Cực Lạc là một trường học tốt nhất trong mười phương, lên đó rồi mỗi chúng ta đều có thể sớm được cấp bằng quả vị Phật.
Cầu về Tịnh Độ Cực Lạc để làm gì?
Xin thưa rằng: đó là để Phật A Di Đà huấn luyện và thẩm định cho bạn có đủ năng lực hành Bồ Tát hay chưa? Đó là phải được Phật huấn luyện và xác nhận là chứng VÔ SANH PHÁP NHẪN thì mới có thể nói rằng "vô tu vô chứng" cho đến khi viên mãn nguyện lực thành tựu Phật Quả. Một khi hành giả chưa đạt Vô Sanh Pháp Nhẫn thì Phật A Di Đà sẽ không cho bạn đi đâu cả. Vô Sanh Pháp Nhẫn là năng lực tự tại sanh tử mười phương thế giới để thực hiện hạnh Bồ Tát của mình, không có lỗi lầm.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
*Bước qua hệ thống giáo lý Đại thừa rồi, mới biết từ phàm phu đi đến quả vị Phật rất là lâu.
-Trong giáo lý Tiểu thừa giáo tức là giáo lý tiểu học, đức Phật chưa đề cập đến cách đắc Sắc Thân Phật.
-Pháp thân Phật do liễu giải tánh không, do trí tuệ tư lương mà được. Sắc thân Phật do phước đức tư lương mà có được.
-Nếu muốn độ chúng sinh thì phải có phước đức tư lương, ví dụ như bạn muốn cho người nghèo hèn, thì bạn phải có tiền. Bạn muốn có tiền của thì bạn phải tu phước.
-Ở trong giáo lý Tiểu thừa không yêu cầu bạn phải tu phước viên mãn, mà chuyên về hạnh xả ly.
-Hạnh xả ly là chuyên về giải thoát là hết, còn Đại thừa đặt nặng về giáo lý Bồ Đề tâm. Bồ Đề tâm là tâm lợi ích chúng sinh.
-Giáo lý Đại thừa yêu cầu bạn có phước đức viên mãn, đạo lực, thần thông, tướng hảo viên mãn để hóa độ chúng sinh.
-Từ đó có thể thấy, Thanh văn đạo chưa phải thật sự là con đường cuối cùng đức Phật muốn người giải thoát đến tới. Mà nó chỉ là hóa thành dụ, nơi tạm nghỉ ngơi mà thôi.
-Ở cõi ác thế này, muốn gặp trực tiếp một đức Phật để tu bổ túc phước báu cũng quá khó rồi, vậy mà khi đến Cực Lạc tịnh độ rồi. A Mi Đà Phật ban cho gia lực có đi đến vô lượng cõi nước để tu phước, mau chóng thành tựu phước đức viên mãn.

-Những người được vãng sinh ghi trong bộ Sử Truyện trong Đại Tạng Kinh như Vãng Sinh Tập, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, ngày nay cư sĩ Ngụy Quốc Hưng đứng tự tại vãng sinh còn có đĩa VCD mọi người có thể tham khảo, từ đó phát Bồ Đề Tâm tin tưởng lời chư Phật nói là chân thật bất hư dối.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính Thầy, như thầy đã trích đẫn phần trước, Sự là nói có sự tồn tại của Cực Lạc thế giới, còn Lý là tin tự tâm cũng là Tịnh Độ. Nhưng ở đây Thầy dạy rằng: Sự lại là sự tu hành phá trừ căn bản phiền não, còn Lý là sự tu hành phá trần sa phiền não. Nếu đã đạt được Lý chân thường thì tại sao không ở ta b à này mà lại sanh về Tịnh Độ ? Người đạt Lý Chân thường có năng lực nhập Niết Bàn như một vị A LA HÁN hay không?
Kính Bạn VNBN .

Trong Đạo Phật: một thuật ngữ có vô lượng nghĩa. Là lẽ thường.

Câu hỏi: Nếu đã đạt được Lý chân thường thì tại sao không ở ta b à này mà lại sanh về Tịnh Độ ? Người đạt Lý Chân thường có năng lực nhập Niết Bàn như một vị A LA HÁN hay không?

sẽ trả lời trong phạm vi câu 2: "Nếu như nói tự tâm cũng là tịnh độ hà tất gì phải đến Cực Lạc ? "

Trả lời: Duy Tâm tịnh Độ là Chơn Đế, là Đệ Nhất Nghĩa, là Mãn tự Giáo.

Quả thật khi đến Lý Tịnh Độ thì không cần phải đến Sự Tịnh Độ. Vì như trong kinh Pháp Hoa . Phật dạy Bảo Sở và Hóa Thành:

"
Bảo Sở: là chỗ quý báu chân thật

- Hóa thành: là chỗ hóa ra chưa phải thật.

Tức là ở đây muốn nhắc chỗ này không phải chỗ dừng ở lâu, không phải chỗ ở vĩnh viễn mà còn phải bỏ nó để đi tới. Phẩm này vì sao gọi là hóa thành? Bởi vì nhân ở phẩm trước, năm vị đệ tử lớn của Phật đã được thọ ký như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Đại Ca Diếp, Ngài Tu Bồ Đề, Ngài Ca Chiên Diên, Ngài Đại Mục Kiền Liên, năm vị đó được thọ ký rồi, các Ngài đã nói lên thí dụ như là mưa chỉ một vị, còn cỏ thuốc thì có lớn có nhỏ, có thượng, trung, và hạ. Để chỉ cho pháp Phật chỉ có một vị thôi, chứ không có thứ lớp. Cuối phẩm thọ ký này thì Phật đã gồm thọ ký cho năm trăm đệ tử hết rồi, nhưng sợ có nhiều vị tập khí còn yếu kém, chưa dám tự tin vững, có thể là thoái tâm trên đường Bồ Đề. Bởi vì nghe nói thành Phật lâu xa, nghĩ là Phật đạo phải tu lâu ba vô số kiếp, phải thờ bao nhiêu đức Phật, trải qua bao nhiêu số kiếp như vậy, thì thôi ngay đây chứng Niết Bàn an ổn hơn. Tâm còn yếu kém sợ lâu xa, nên Phật mới nói nhân duyên xưa để nhắc lại cho mọi người có lòng tin mạnh hơn. Nghĩa là các vị ở đây đã từng được Phật giáo hóa rồi, hôm nay đã chín mùi, Ngài mới thọ ký cho. Như vậy để rõ cái Niết bàn tịch diệt đó mà các Ngài đã chứng, là chỗ tạm dừng chân thôi, còn phải phát tâm rộng lớn, lâu xa để vượt ngoài thời gian, vượt ngoài không gian. Tức phải có tâm rộng lớn, không còn kẹt trong thời gian, không còn kẹt trong không gian, không còn thấy có lâu có mau nữa, mà mình ngộ lại cái nhân xa xưa sẵn có của mình, cái đó mới là bảo sở, mới là vĩnh viễn lâu dài. Còn chỗ Niết Bàn mà tâm mình tạm yên đây, chỗ đó chưa phải là chỗ dừng lâu dài của mình, phải nhận cho rõ ông Phật chính mình, chỗ này mới là chỗ bảo sở, là chỗ để mình nương tựa vĩnh viễn. Cho nên hễ còn chỗ để dừng là chưa phải."

Nghĩa là:

Lý Tịnh Độ PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN mới là Bảo Sở. Như bài kệ:

Phật hiệu Di Đà.- Pháp Giới Tàng Thân- tùy xứ hiện. (Tự Tánh Di Đà)
Quốc danh Cực Lạc.- Tịch quang Chơn Cảnh- Cá trung huyền. (Duy Tâm tịnh Độ)

Nghĩa là:

Phật mà tên là là Di Đà.- Đó là Tự Tánh Di Đà. Thân ngài cùng khắp Pháp Giới. tùy theo sở cầu mà hiện.

Nước mà hiệu là Cực Lạc.- Đó là Duy Tâm tịnh Độ. Nó Thường quang, Thường tịch. Chính là Chơn Cảnh. Huyền Diệu ở mỗi mỗi con người.

Bạn hỏi: Người đạt Lý Chân thường có năng lực nhập Niết Bàn như một vị A LA HÁN hay không?

Trả lời Bạn:

+ Người đạt Lý Chân thường là đã đến Bảo sở

+ A la Hán còn ở Hóa Thành.


Mến.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính Bạn VNBN .

Trong Đạo Phật: một thuật ngữ có vô lượng nghĩa. Là lẽ thường.

Câu hỏi: Nếu đã đạt được Lý chân thường thì tại sao không ở ta b à này mà lại sanh về Tịnh Độ ? Người đạt Lý Chân thường có năng lực nhập Niết Bàn như một vị A LA HÁN hay không?

sẽ trả lời trong phạm vi câu 2: "Nếu như nói tự tâm cũng là tịnh độ hà tất gì phải đến Cực Lạc ? "

Trả lời: Duy Tâm tịnh Độ là Chơn Đế, là Đệ Nhất Nghĩa, là Mãn tự Giáo.

Quả thật khi đến Lý Tịnh Độ thì không cần phải đến Sự Tịnh Độ. Vì như trong kinh Pháp Hoa . Phật dạy Bảo Sở và Hóa Thành:

"
Bảo Sở: là chỗ quý báu chân thật

- Hóa thành: là chỗ hóa ra chưa phải thật.

Tức là ở đây muốn nhắc chỗ này không phải chỗ dừng ở lâu, không phải chỗ ở vĩnh viễn mà còn phải bỏ nó để đi tới. Phẩm này vì sao gọi là hóa thành? Bởi vì nhân ở phẩm trước, năm vị đệ tử lớn của Phật đã được thọ ký như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Đại Ca Diếp, Ngài Tu Bồ Đề, Ngài Ca Chiên Diên, Ngài Đại Mục Kiền Liên, năm vị đó được thọ ký rồi, các Ngài đã nói lên thí dụ như là mưa chỉ một vị, còn cỏ thuốc thì có lớn có nhỏ, có thượng, trung, và hạ. Để chỉ cho pháp Phật chỉ có một vị thôi, chứ không có thứ lớp. Cuối phẩm thọ ký này thì Phật đã gồm thọ ký cho năm trăm đệ tử hết rồi, nhưng sợ có nhiều vị tập khí còn yếu kém, chưa dám tự tin vững, có thể là thoái tâm trên đường Bồ Đề. Bởi vì nghe nói thành Phật lâu xa, nghĩ là Phật đạo phải tu lâu ba vô số kiếp, phải thờ bao nhiêu đức Phật, trải qua bao nhiêu số kiếp như vậy, thì thôi ngay đây chứng Niết Bàn an ổn hơn. Tâm còn yếu kém sợ lâu xa, nên Phật mới nói nhân duyên xưa để nhắc lại cho mọi người có lòng tin mạnh hơn. Nghĩa là các vị ở đây đã từng được Phật giáo hóa rồi, hôm nay đã chín mùi, Ngài mới thọ ký cho. Như vậy để rõ cái Niết bàn tịch diệt đó mà các Ngài đã chứng, là chỗ tạm dừng chân thôi, còn phải phát tâm rộng lớn, lâu xa để vượt ngoài thời gian, vượt ngoài không gian. Tức phải có tâm rộng lớn, không còn kẹt trong thời gian, không còn kẹt trong không gian, không còn thấy có lâu có mau nữa, mà mình ngộ lại cái nhân xa xưa sẵn có của mình, cái đó mới là bảo sở, mới là vĩnh viễn lâu dài. Còn chỗ Niết Bàn mà tâm mình tạm yên đây, chỗ đó chưa phải là chỗ dừng lâu dài của mình, phải nhận cho rõ ông Phật chính mình, chỗ này mới là chỗ bảo sở, là chỗ để mình nương tựa vĩnh viễn. Cho nên hễ còn chỗ để dừng là chưa phải."

Nghĩa là:

Lý Tịnh Độ PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN mới là Bảo Sở. Như bài kệ:

Phật hiệu Di Đà.- Pháp Giới Tàng Thân- tùy xứ hiện. (Tự Tánh Di Đà)
Quốc danh Cực Lạc.- Tịch quang Chơn Cảnh- Cá trung huyền. (Duy Tâm tịnh Độ)

Nghĩa là:

Phật mà tên là là Di Đà.- Đó là Tự Tánh Di Đà. Thân ngài cùng khắp Pháp Giới. tùy theo sở cầu mà hiện.

Nước mà hiệu là Cực Lạc.- Đó là Duy Tâm tịnh Độ. Nó Thường quang, Thường tịch. Chính là Chơn Cảnh. Huyền Diệu ở mỗi mỗi con người.

Bạn hỏi: Người đạt Lý Chân thường có năng lực nhập Niết Bàn như một vị A LA HÁN hay không?

Trả lời Bạn:

+ Người đạt Lý Chân thường là đã đến Bảo sở

+ A la Hán còn ở Hóa Thành.


Mến.
Kính Thầy,

+ Thứ nhất: Cách trả lời về Lý Chân Thường của Thầy là không khế hợp với Tịnh Độ Tông, nó vẫn là đường lối của Thiền Tông. Xiển dương Lý đó thì không cần cầu vãng sanh Cực Lạc, không cần biết tới Cực Lạc và A Di Đà Phật, cũng như bất kì Tịnh Độ nào khác trong mười phương. Thử hỏi một Mod như vậy thì làm sao gọi là Mod Tịnh Độ Tông xiển dương Cực Lạc thế giới?

+ Thưa hai: Lý và Sự phải đi đôi. Sự vô ngại là nhị thừa, Lý vô ngại là Bồ Tát Sơ Địa trở lên, Lý Sự vô ngại là Bồ Tát đã chứng vô sanh pháp nhẫn, Sự Sự vô ngại là Phật. Người theo Lý "Tịnh Độ Tự Tâm " thì Sự của họ là sống được với cái tự tâm thanh tịnh, còn như còn phải quán chiếu, còn phải đối pháp,... thì đó chỉ là hiếu biết về Lý mà thực tế thì làm chưa được. Làm được thực tế thì gọi là Sự, còn chưa được thì vẫn chỉ là Lý thuyết!

+ Thứ ba: Bảo sở chính là Phật quả, hóa thành là chỗ tịnh dưỡng tạm thời. Như vậy: chỗ của nhị thừa là hóa thành, chỗ của Bồ Tát là rời hóa thành mà thẳng đến đi đến Bảo Sở.

+ Thứ tư: Thầy đã hiểu Cực lạc là hóa thành thì không đúng Thầy ạ. Cực Lạc là một thế giới tổng hợp: vừa là hóa thành mà cũng vừa thẳng đến Bảo sở. Như trong Kinh A Di Đà, Đức Thích Ca Mâu Ni dạy rằng: cõi Cực Lạc có vô lượng A LA HÁN, vô lượng Bồ Tát (thực thụ), trong đó rất nhiều Bồ tát Nhất Sanh Bổ Xứ chờ thị hiện thành Phật. Bồ Tát thực thụ (vô sanh pháp nhẫn) thì không trụ hóa thành, không có ý niệm dừng nghỉ! Hơn nữa, các Bồ Tát ấy tu tại Cực Lạc tiến lên vị Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát luôn (nếu họ không muốn đi nơi khác) thì phải biết Cực Lạc vi diệu thế nào! Như vậy có thể nói tất cả ai phát tâm Bồ Đề thì tại Cực Lạc tiến đến Bảo sở (Phật Quả) chỉ trong một đời vậy!


Xin nhấn mạnh: Những người theo Lý " Tịnh Độ tại tâm" thì phải đạt đến "Vô sanh Pháp Nhẫn" thì mới có thể tự tại mà thẳng đến Bảo Sở. Còn nếu vẫn còn dụng công, vẫn còn đối trị, ... còn một chút xíu vi tế đi nữa thì vẫn chịu chi phối của nghiệp lực, tự mình cứu mình còn chưa xong thì làm sao bàn chi sống được như tánh hay hóa độ chúng sanh!
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Kính Bạn VNBN .

Trong Đạo Phật: một thuật ngữ có vô lượng nghĩa. Là lẽ thường.

Câu hỏi: Nếu đã đạt được Lý chân thường thì tại sao không ở ta b à này mà lại sanh về Tịnh Độ ? Người đạt Lý Chân thường có năng lực nhập Niết Bàn như một vị A LA HÁN hay không?

sẽ trả lời trong phạm vi câu 2: "Nếu như nói tự tâm cũng là tịnh độ hà tất gì phải đến Cực Lạc ? "

Trả lời: Duy Tâm tịnh Độ là Chơn Đế, là Đệ Nhất Nghĩa, là Mãn tự Giáo.

Quả thật khi đến Lý Tịnh Độ thì không cần phải đến Sự Tịnh Độ. Vì như trong kinh Pháp Hoa . Phật dạy Bảo Sở và Hóa Thành:

"
Bảo Sở: là chỗ quý báu chân thật

- Hóa thành: là chỗ hóa ra chưa phải thật.

Tức là ở đây muốn nhắc chỗ này không phải chỗ dừng ở lâu, không phải chỗ ở vĩnh viễn mà còn phải bỏ nó để đi tới. Phẩm này vì sao gọi là hóa thành? Bởi vì nhân ở phẩm trước, năm vị đệ tử lớn của Phật đã được thọ ký như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Đại Ca Diếp, Ngài Tu Bồ Đề, Ngài Ca Chiên Diên, Ngài Đại Mục Kiền Liên, năm vị đó được thọ ký rồi, các Ngài đã nói lên thí dụ như là mưa chỉ một vị, còn cỏ thuốc thì có lớn có nhỏ, có thượng, trung, và hạ. Để chỉ cho pháp Phật chỉ có một vị thôi, chứ không có thứ lớp. Cuối phẩm thọ ký này thì Phật đã gồm thọ ký cho năm trăm đệ tử hết rồi, nhưng sợ có nhiều vị tập khí còn yếu kém, chưa dám tự tin vững, có thể là thoái tâm trên đường Bồ Đề. Bởi vì nghe nói thành Phật lâu xa, nghĩ là Phật đạo phải tu lâu ba vô số kiếp, phải thờ bao nhiêu đức Phật, trải qua bao nhiêu số kiếp như vậy, thì thôi ngay đây chứng Niết Bàn an ổn hơn. Tâm còn yếu kém sợ lâu xa, nên Phật mới nói nhân duyên xưa để nhắc lại cho mọi người có lòng tin mạnh hơn. Nghĩa là các vị ở đây đã từng được Phật giáo hóa rồi, hôm nay đã chín mùi, Ngài mới thọ ký cho. Như vậy để rõ cái Niết bàn tịch diệt đó mà các Ngài đã chứng, là chỗ tạm dừng chân thôi, còn phải phát tâm rộng lớn, lâu xa để vượt ngoài thời gian, vượt ngoài không gian. Tức phải có tâm rộng lớn, không còn kẹt trong thời gian, không còn kẹt trong không gian, không còn thấy có lâu có mau nữa, mà mình ngộ lại cái nhân xa xưa sẵn có của mình, cái đó mới là bảo sở, mới là vĩnh viễn lâu dài. Còn chỗ Niết Bàn mà tâm mình tạm yên đây, chỗ đó chưa phải là chỗ dừng lâu dài của mình, phải nhận cho rõ ông Phật chính mình, chỗ này mới là chỗ bảo sở, là chỗ để mình nương tựa vĩnh viễn. Cho nên hễ còn chỗ để dừng là chưa phải."

Nghĩa là:

Lý Tịnh Độ PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN mới là Bảo Sở. Như bài kệ:

Phật hiệu Di Đà.- Pháp Giới Tàng Thân- tùy xứ hiện. (Tự Tánh Di Đà)
Quốc danh Cực Lạc.- Tịch quang Chơn Cảnh- Cá trung huyền. (Duy Tâm tịnh Độ)

Nghĩa là:

Phật mà tên là là Di Đà.- Đó là Tự Tánh Di Đà. Thân ngài cùng khắp Pháp Giới. tùy theo sở cầu mà hiện.

Nước mà hiệu là Cực Lạc.- Đó là Duy Tâm tịnh Độ. Nó Thường quang, Thường tịch. Chính là Chơn Cảnh. Huyền Diệu ở mỗi mỗi con người.

Bạn hỏi: Người đạt Lý Chân thường có năng lực nhập Niết Bàn như một vị A LA HÁN hay không?

Trả lời Bạn:

+ Người đạt Lý Chân thường là đã đến Bảo sở

+ A la Hán còn ở Hóa Thành.


Mến.
*Rất nhiều người không hiểu lý Tịnh Độ tại vì chưa thật sự học giáo lý Tịnh Độ. Và chưa thật sự hiểu sự tịnh độ. Tại vì chưa đọc rộng Ba Tạng Thánh Điển, chưa hiểu ưu việt chỗ nào. (căn bản của giáo lý 48 lời nguyện)

-Như đức Phật nói: Tu theo Ba La Mật Đa thừa thì trải qua 3 vô số Đại kiếp vì do tự tu, còn người theo QUẢ THỪA tịnh độ do oai thần bổn nguyện của A Mi Đà Phật gia trì, sẽ cấp tốc thành tựu Phật quả.
-Ngũ nhãn viên mãn ít nhất phải tới Bát Địa Bồ Tát, tuy vậy người đến Cực Lạc thế giới có thiên nhãn hơn Thanh văn họ có thể biết được vô lượng đời quá khứ, năng lực chúng ta tự tu không biết đời nào mới đắc được! Thành tựu ba mươi hai tướng hảo, phân vô lượng thân cũng vậy.
-Mình là phàm phu thứ thiệt, đừng bao giờ nói duy tâm duy tánh gì hết, tại vì duy tâm của mình là duy nghiệp lực chưa thể chuyển được cảnh giới, (Gọi là hý luận, nói chuyện sinh tử), ngay cả Thanh văn họ vẫn sợ cõi luân hồi hồ gì mình? Ngã mạn chỗ nào.

-Bởi thế hãy biết mình là ai, mình đang ở trạng thái nào mà thiết tha cầu bỏ nơi cõi khổ, như người rơi vào hầm xí, mong một mựt thoát khỏi nơi ấy.
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Xin góp ý kinh nghiệm bản thân của mình:

Đức Phật nói trong kinh Hoa Nghiêm rất nhiều thế giới, rất nhiều cõi nước và rất nhiều nghiệp lực. Nên đức Phật nói: Cõi nước bất khả tư nghị, nghiệp chúng sinh bất khả tư nghị, vô lượng thế giới bất khả tư nghị.

Nhiều thứ vượt xa mắt người phàm thấy, rất nhiều thứ ta không thể biết. Nên Đại thừa có nói Ngũ Nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, Phật Nhãn.

Thực ra mà nói chúng ta hiện tại chấp quá nhiều thứ, kể cả chấp vào không, cũng là chấp một thứ có của không, nên chưa được tự tại.

Pháp môn này tuy rằng đơn giản, nhưng phải qua một bước tiêu trừ chướng ngại. Tiêu trừ chướng ngại bằng cách nào? Bằng cách tiêu bớt nghiệp chướng. Làm sao để tiêu nghiệp chướng: Nhất định phải qua bước trì Đà La Ni Chú như Đại Bi Chú, Lăng Nghiêm Chú. Tối thượng Mật chú hệ của ngài Long Thọ như: Bí Mật Hội Chú. Đại Uy Đức Kim Cang chú, Uế Tích Kim Cang Chú v.v...

Ngày xưa người ta đi vượt biên, bị bỏ mạng rất nhiều. Cũng vậy chúng ta muốn tới một nơi tôn quý hơn, từ cõi luân hồi vô thủy đến nay; chắc chắn chúng ta vô tình do vô minh hoặc cố ý gây oán kết với chúng sinh là điều không thể tránh khỏi.

Họ biết chúng ta chuẩn bị vượt biên, thế nên hết thảy chủ nợ đều đến đòi để cản trở chúng ta, hoặc có người khuyên nên bỏ ý niệm đó đi. Còn hiện tại là đào tẩu cõi luân hồi, oan hồn ma quỷ đến đòi nợ phải làm sao đây? Phải nhờ Tam Bảo Lực, tức là lực nương tựa, kế đến phải dùng Đà La Ni cũng như kiếm báu hộ thân, như dân anh chị có thế lực lớn, không cho thế lực xấu xâm hại bản thân.

Bước đi trên một con đường, chẳng bao giờ luôn trải thảm đỏ cho mình đi. Đôi lúc cũng phải có gai góc, sỏi đá. Vì vậy muốn không bị đơn độc đi nản lòng giữa đường cần có chư Bồ Tát trợ lực, hoặc dân anh chị theo cách nói của người thế tục. Bởi vì sao mình nói như vậy, vì chúng ta đang ở cõi khổ của luân hồi nên ví dụ này là chính xác. Do đó, mình khuyên những bạn hữu duyên nên trì thêm Đà La Ni là vậy.

Luân hồi tuy là giả có, nhưng chưa tỉnh mộng đắc Diệt Tận Định của Thanh Văn đạo thì thật sự vẫn tiếp tục đau khổ, thấy các pháp vẫn là có thật.

Đắc Diệt Tận Định không đơn giản như định khổ sở của ngoại đạo, chỉ cần một hai dây thôi họ muốn bỏ mạng liền được, nếu khuyên họ chớ nhập diệt họ vẫn nghe minh bạch dù ở Tận Định, sau hai ba dây họ tỉnh lại hóa độ chúng sinh. Chứ không phải như loại định của ngoại đạo, sau khi vô đó rồi thì chẳng biết thứ gì bên ngoài. Đó là điểm định đặc biệt của hệ thống Phật giáo.

Sau khi đắc định này rồi, cũng cần phải chính đức Thế Tôn Vô Thượng Đạo Sư ấn chứng mới là chắc chắn. Nhưng hiện tại chúng ta cũng không được trực tiếp diện kiến đức Phật. Chẳng phải Phật không từ bi muốn độ chúng ta, mà là nghiệp lực che chướng từ vô thủy đã ngăn ngại, phước đức kém mỏng và thiện căn cũng vậy.

Dù có hiểu lý đến tận nguồn không, nhưng khi các pháp trình hiện vẫn thấy các pháp mảy may là thật có, thì vẫn phải tiếp tục lưu chuyển trong khổ nạn.


Pháp môn này không nhất thiết bạn phải chuyên niệm đức Phật A Mi Đà, nhưng mỗi việc làm đều phải HỒI HƯỚNG VỀ TỊNH ĐỘ.

Cầu về Tịnh Độ để làm gì? Để sớm thân cận chư Phật, Bồ Tát; những thầy hay trò giỏi nhất. Thế giới Cực Lạc là một trường học tốt nhất trong mười phương, lên đó rồi mỗi chúng ta đều có thể sớm được cấp bằng quả vị Phật.
Dạ kính đạo hữu KCTL và VNBN.

Đh hãy nói về trải nghiệm của mình,,, từ khi biết đạo Phật đến giờ và nhất là pháp môn đang hành ,,, để cho mọi hành giả Tịnh Độ nghe,,, mong được sách tấn trên đường tu học.

Cung kính.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Dạ kính đạo hữu KCTL và VNBN.

Đh hãy nói về trải nghiệm của mình,,, từ khi biết đạo Phật đến giờ và nhất là pháp môn đang hành ,,, để cho mọi hành giả Tịnh Độ nghe,,, mong được sách tấn trên đường tu học.

Cung kính.
*Thực ra mà nói quá trình tu học của tôi rất phức tạp. Nhưng đặc vững nền móng của tôi có lẽ trí tuệ, số lượng sách tôi đọc ngoại điển lẫn nội điển có thể chất cao hơn nhà tôi ở. Mỗi một bộ sách tôi đọc đều kiên trì từ đâu tới cuối, đó là về kiến giải. Còn về thực hành thì tôi vốn là người tu Tịnh độ chuyên niệm đức Phật A Mi Đà, bằng phương pháp nhiễu quanh đức Phật và chuyên đi kinh hành.

Trước đó thì tôi cũng ngồi thiền, tu rất nhiều thứ, nhưng những pháp này chưa làm thỏa mãn ý nguyện của tôi, và tôi tình cờ bước vào hệ thống Kim Cang thừa. Pháp tu này thật sự thay đổi được cuộc sống và quan niệm của tôi là giáo lý ngài Long Thọ và hệ thống Kim Cang thừa của dòng Gelugpa mũ vàng.

Giáo lý đức Phật từ đời Đường Trung Hoa trở về sau họ phiên dịch rất ít, như hệ thống Trung Quán của ngài Long Thọ chỉ dịch được Căn Bản Trung Quán, những đệ tử truyền thừa pháp này như Phật Hộ, Thánh Thiên, Nguyệt Xứng chưa được dịch ra.

Còn phái của ngài Vô Trước, Thế Thân những người bảo trì pháp này như: Trần Na, Pháp Xứng về nhận thức luận cũng phiên dịch không đầy đủ.

Về Mật thừa riêng về Nội Mật chỉ dịch được: Bí Mật Tập Hội, Hỷ Kim Cang chưa dịch các bộ như Thắng Lạc, Thời Luân và các chú sớ từ các luận sư người Ấn Độ.

Có lẽ vì địa lý Tây Tạng gần Ấn Độ và trong sử truyện, người Tây Tạng đặc biệt tất cả nhân dân sùng kính Phật pháp, tha thiết đến cùng cực. Trong tâm họ ngoài Tam Bảo ra thì chẳng còn gì để lại trong tâm, nên họ liên tục sang Ấn Độ thỉnh chân kinh về, liên tục phiên dịch số lượng chất thành núi.

Do đó, pháp tu của họ nó rõ ràng. Hầu như bê nguyên hệ thống tu học của chùa Na Lan Đà nó không mơ hồ như lối tu của chúng ta. Còn giáo lý Đại thừa của chúng ta thì chỉ hệ thống Tịnh Độ là rõ ràng nhất, nhưng dần truyền xuống thời gian lại pha loãng phái thiền, các chi phái khác. Thời cận đại có Ấn Quang pháp sư là người tu chỉnh lại giáo lý Tịnh Tông, riêng hội tập kiến giải tư tưởng thì viên mãn. Còn muốn viên mãn đến cùng cực thì không thể, vì kinh văn đã truyền qua không đầy đủ, từ không đầy đủ nên không rõ ràng. Nhưng rõ ràng của họ là đến Cực Lạc Tịnh Độ là liễu sinh tử xuất luân hồi.


Do đó bây giờ bạn muốn thật sự hiểu giáo lý đòi hỏi phải thông suốt Tạng ngữ. Nếu không thể thì bạn đọc 2 quyển sau đây mình giới thiệu.
Dòng Gelugpa họ đưa ra giáo lý rất rõ ràng từ thấp lên cao; như bộ pháp hành hay nhất là: Giải Thoát Trong Lòng Bàn Tay của ngài Pabongka Rinpoche, Bồ Đề Lạc Đạo Nhật Quang Trang Nghiêm của ngài Amdo Zhamar.

Như trong quyển Giải Thoát Trong Lòng Bàn Tay nói: Tất cả giáo lý đều ăn khớp với nhau, không hề mâu thuẫn chống trái. Chẳng qua mỗi thứ cần phải học là mỗi giai đoạn con người cần lãnh hội.

Về việc bây giờ cần bắt tay từ chỗ nào; thì quyển sách Giải Thoát và quyển Nhật Quang là hành trang tốt nhất. Làm thế nào để triệt để thoát vòng tái sinh thì quyển Kinh Vô Lượng Thọ là châu báu ức kiếp khó gặp, khiến cho bạn một đời có thể ly cứu cánh khổ, đắc cứu cánh lạc.

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
6b284a2c498fcd79138d477a0c4ba6ef.jpg



*GIẢI THOÁT NGHĨA LÀ CẮT ĐỨT NGHIỆP CÙNG PHIỀN NÃO, VÀ TÁI SINH VÀO BÀO THAI.

Giải Thoát Trong Lòng Bàn Tay của đức pháp chủ Gelugpa ngài Pabongka Rinpoche:
Vài học giả cho sinh tử là thọ bào thai trở lại nhiều lần, tuy nhiên, với đức Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ bảy là đúng nhất, ngài bảo sinh tử là sự liên tục tái sinh vào các uẩn bị ô nhiễm. Bởi vậy ta giải thoát khỏi sinh tử khi đã cắt dòng tương tục tái sinh và chui vào bào thai dưới năng lực của nghiệp và phiền não.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Dạ kính đạo hữu KCTL.

1@ Pháp học là những kinh, luận, mật điển, v.v... giúp đh có những kiến giải.
Xin hỏi:
a/ Vậy kiến giải này có tác dụng gì?
b/ Những kiến thức và kiến giải này có theo đh sau khi chết không?

2@ Pháp hành là đi nhiễu, đi kinh hành và niệm "A MI ĐÀ PHẬT".
Xin hỏi:
a/ Chấp tác như vậy trong thời khóa và thực hiện như thế đến ngày chết đi,,, hy vọng được vãng sanh? Còn ngoài thời khóa thì tự do?
b/ Trong quá trình tu học,,, có những chứng nghiệm nào không,,, làm sao đảm bảo chết được về Tây Phương Cực Lạc?

Cung kính.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Dạ kính đạo hữu KCTL.

1@ Pháp học là những kinh, luận, mật điển, v.v... giúp đh có những kiến giải.
Xin hỏi:
a/ Vậy kiến giải này có tác dụng gì?
b/ Những kiến thức và kiến giải này có theo đh sau khi chết không?

2@ Pháp hành là đi nhiễu, đi kinh hành và niệm "A MI ĐÀ PHẬT".
Xin hỏi:
a/ Chấp tác như vậy trong thời khóa và thực hiện như thế đến ngày chết đi,,, hy vọng được vãng sanh? Còn ngoài thời khóa thì tự do?
b/ Trong quá trình tu học,,, có những chứng nghiệm nào không,,, làm sao đảm bảo chết được về Tây Phương Cực Lạc?

Cung kính.

*Câu hỏi của bạn rất hay, nếu bạn thật sự hỏi để thực hành thì tôi thưa thật, còn nói chuyên "bâng quơ" (chuyện phiếm) không thật tế thì tôi không thật đủ kinh nghiệm nói chuyện đó.

I/1, Tôi thường nói với bạn tôi rằng: "Tà kiến không đơn giản nhân này quả kia. (trồng trái gì hưởng quả nấy), tuy nó rỗng không tự tánh, nhưng tà kiến là nhân đời đời kiếp kiếp rất khó thoát khỏi". Nó là phức tạp nhất, là khó phân tích nhất, nó không dễ như chuyện trồng trái cây hưởng quả xong rồi hết. Tà kiến quả kiếp này lại tiếp tục lại nhân đời kế tiếp, đời kế tiếp lại là quả đời kế; cứ thế mãi xoay chuyển.

-Chánh kiến, cũng như tấm bản đồ cần bước đi. Khi bạn minh bạch đường đi nước bước tuy chưa tới kinh đô nhưng phương hướng bạn rõ ràng. Vì vậy, chánh kiến là chủ chốt khiến một đời có được giải thoát hay không, chánh kiến này lại từ đâu ra? Tại những bộ đại kinh, đại luận của chư Phật, Bồ Tát giảng dạy.

-Những kiến giải này có theo sau khi tôi chết không? Thật sự mà nói có. Do đó, đức Phật nói tuy tạo nghiệp xong nó mất rồi, nhưng khi đủ duyên vẫn thành thục ra hậu quả.

Ngài Nguyệt Xứng nói trong Nhập Trung Luận như sau:

*THÀNH LẬP: BỞI VÌ “TỰ TÁNH CỦA CÁC PHÁP” KHÔNG PHẢI THẬT MẤT ĐI.
-NÊN DÙ KHÔNG CÓ “TẠNG THỨC A LẠI DA” NÓ VẪN CÓ NĂNG LỰC [LƯU LẠI],

*KHI ĐỦ NGHIỆP DUYÊN, CẦN BIẾT QUẢ TƯƠNG ƯNG SẼ HIỆN RA.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Bởi vì tự tánh không phải thật mất đi,
Nên dầu không có Tạng Thức (A Lại Da) nó vẫn có năng lực,
Dầu nghiệp đã qua đi một thời gian dài,
Cần biết quả tương ưng sẽ hiện ra.

*THÀNH LẬP: “TRONG MỘNG” CÓ THẤY NHỮNG CẢNH GÌ, KHI “TỈNH DẬY” CHÚNG TA VẪN GHI NHỚ TRONG KÝ ỨC.



*THÀNH LẬP: CŨNG VẬY, DÙ CÁC PHÁP ĐÃ DIỆT VÀ KHÔNG TỰ TÁNH.

-TỪ NGHIỆP VẪN THÀNH THỤC RA HẬU QUẢ.


Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Trong mộng có thấy những cảnh gì,

Khi tỉnh kẻ ngu vẫn còn tham bám chấp,

Giống vậy dầu đã diệt và không tự tánh,

Từ nghiệp vẫn thành thục ra hậu quả.


*Nói đơn giản như khoa học hiện nay, từ năng lượng chuyển thành vật chất, và từ vật chất chuyển thành năng lượng. Nó chỉ đơn giản chuyển từ dạng này sang dạng khác chứ nó không thật sự mất đi. Tuy nó không trình hiện nhưng bản chất của nó vẫn có.

Ngài Long Thọ nói trong Căn Bản Trung Quán Luận như sau:

Các nghiệp vốn không sinh
Vì chúng không có tự tánh
Các nghiệp cũng không diệt
Vì chúng vốn không sinh.

-Từ bài kệ trên Ngài Long Thọ đã nói quá rõ ràng từ lý đến sự. Thật sự nghiệp và những gì tạo tác nó liên tục lưu lại trong dòng tâm thức, chẳng hề mất đi. Vì vậy phái Duy thức gọi là A Lại Da, phái Trung Quán gọi là Ý thức.

I/2, Hiện nay dù bạn có hiểu triệt để lý tánh không, nhân vô ngã-pháp ngã; cũng chỉ là chiếc bình chưa được nung. Chỉ cần đem ra ngoại cảnh phiền não như nước, lửa, gió, liền tan bể. Do đó, nến bạn muốn vĩnh viễn kiến giải chân chánh vĩnh viễn không mất, đòi hỏi bạn phải đắc Diệt Tận Định= Định diệt hết thảy phiền não chẳng còn mảy may, đắc lục thông.

-Nếu bạn không đắc được thứ định này, thì sau khi chết rồi bạn phải tiếp tục tái sinh trong cõi luân hồi ác trược này. Và sau khi vào thai mẹ sẽ quên hết mọi thứ sạch sẽ, và đời kế bạn phải làm lại từ đầu. Trong kinh Đại thừa, Tiểu thừa đức Phật đã nói trạng huống ở trong thai ngục, chẳng khác chi ở vô gián địa ngục.

Tuy diệt phiền não này chưa phải là xong, nhưng ai tu rồi cũng cần phải đắc qua thứ định này. Từ định căn bản này tiếp đến bạn mới có thể tu những phương pháp trên.

II/1, Về được vãng sinh về Tịnh Độ chư Phật hay không, riêng Tịnh Độ của Phật A Mi Đà chỉ cần bạn có chân tín, thiết nguyện thì bạn đủ điều kiện được đi. Riêng về hạnh thì bạn chuyên tu Tịnh Độ cũng được, Mật tông cũng được, tu gì cũng được miễn sao là giáo lý đức Phật rồi hồi hướng đến hoa sen ở cõi Cực Lạc là đi được.

Nên nhớ đi được hay không, không ở tại bạn công phu sâu hay cạn; mà tín tâm với đức từ phụ A Mi Đà được mấy phần, nguyện tha thiết thoát cõi luân hồi lục đạo được mấy phần. Dù bạn chưa đoạn phiền não, ác nghiệp tích tụ từ vô thủy. Ví như đem tản đá to lên chiếc hạm đội lớn thì chẳng ăn nhằm gì.

Có những người lầm tưởng, về tịnh độ chư Phật để hưởng thụ, không phải. Như trong kinh A Mi Đà, Vô Lượng Thọ nói: Cây cũng biết thuyết pháp, gió thổi cũng nói pháp, nhạc cũng thuyết pháp, mùi hương chiên đàn bát ngát, cảnh đẹp lạ thường; để bạn một môi trường tốt nhất, dù bạn có đi đâu, hay chơi nhỡi cũng là học pháp.


II/2, Cuộc sống hằng ngày học thêm giáo lý đức Phật như tánh không, duyên khởi, khổ của luân hồi, vô thường, thân người khó được v.v... để đường tu không thoái chuyển.

Còn việc có thể chứng hiện đời hiện chứng tánh không rất khó.

Còn muốn đắc sơ lạc thì phải hệ thống quán đảnh truyền pháp những hệ tối thượng rồi bạn tu theo nghi quỹ từ đó có chút kinh nghiệm thực chứng tánh không.

Làm sao tôi biết quyết chắc vãng sinh, như chư tổ và Ngài Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói: Khi bạn phát nguyện vãng sinh thì bên hoa sen ở Tây Phương Cực Lạc thế giới đã có tên bạn rồi!

Như nguyện thứ 20 của đức Từ phụ A Mi Đà nói như sau:

Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi liền phát Bồ Ðề tâm, tu các công đức, phụng hành sáu Ba La Mật kiên cố bất thoái, lại đem các thiện căn hồi hướng nguyện sanh cõi tôi, nhất tâm niệm tôi, ngày đêm chẳng ngớt. Lúc lâm chung, tôi cùng các Bồ Tát chúng hiện đến đón trước mặt, trong khoảnh khắc liền sanh sang cõi tôi, thành bậc A Duy Việt Trí Bồ Tát. Chẳng thỏa nguyện này, chẳng lấy Chánh Giác.

(Nguyện mười chín: Nghe tên phát tâm; nguyện hai mươi: Lâm chung tiếp dẫn)

Ngài nói một câu khẳng định: Nếu người niệm Phật, Ngài không tiếp dẫn thì chẳng thành Phật.

Nay Ngài đã thành Phật hơn 10 đại kiếp rồi! Chỉ cần bạn tin tưởng, tha thiết tuyệt đối, mỗi niệm muốn rời đi thì A Mi Đà Phật ứng thời (đủ duyên viên mãn) liền hiện thân dẫn bạn đi.

Người ta nói pháp môn niệm Phật chờ chết, không phải như vậy. Khi bạn niệm đến cảm ứng đạo giao rồi! Thì A Mi Đà Phật sẽ đến đón bạn, dù bạn chưa hết tuổi, thế đấy có những người nhập thất niệm Phật 3 năm rồi họ vãng sinh.

TIÊU TRỪ CHƯỚNG NGẠI ĐỂ TỰ TẠI VÃNG SINH.

Làm sao để bảo đảm vãng sinh, ngoài tín nguyện tha thiết ra. Chúng ta ở trong luân hồi từ vô thủy, vô tình cố ý không biết tổn hại biết bao nhiêu chúng sinh, ngày nay ta nên tu hành mỗi khi tu phước, hoặc công phu đừng quên họ; hãy hồi hướng cho họ.

Thời đại chúng ta đang ở là kiếp giảm, mỗi một trăm năm giảm xuống 1 tuổi, mỗi 10 năm thì ác trược hơn 10 năm trước, riết luôn ác trược trở thành tự nhiên.


Do đó cần phải bảo hộ của các Bồ Tát như Quán Âm, Địa Tạng. Hoặc những vị hóa thân Phật như ngài Đại Uy Đức Kim Cang v.v....
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Người ta nói có khổ mới thật sự biết tu, mình quá khổ rồi, mỗi khi mình khổ đến cùng đều cầu xin nương tựa Tam Bảo lực, cùng các Ngài như Quán Âm, Địa Tạng v.v... mình mới cảm nhận được sự gia trì của Phật Bồ Tát che chở cho chúng sinh, chưa từng bỏ một ai.

Ngày xưa mình cũng nói chuyện trên trời dưới đất, nhưng khi gặp phải chuyện mới biết nó không ăn thua gì với sinh tử bản thân, nói lý huyền nói diệu thôi rồi! Một tay nói ngang, nói dọc đủ kiểu. Nhưng thôi, bây giờ biết thân biết phận quay về Tịnh Độ cầu lực nương tựa, và lực Mật chú cứ thế mà tu thôi bạn ạ!
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Người ta nói có khổ mới thật sự biết tu, mình quá khổ rồi, mỗi khi mình khổ đến cùng đều cầu xin nương tựa Tam Bảo lực, cùng các Ngài như Quán Âm, Địa Tạng v.v... mình mới cảm nhận được sự gia trì của Phật Bồ Tát che chở cho chúng sinh, chưa từng bỏ một ai.

Ngày xưa mình cũng nói chuyện trên trời dưới đất, nhưng khi gặp phải chuyện mới biết nó không ăn thua gì với sinh tử bản thân, nói lý huyền nói diệu thôi rồi! Một tay nói ngang, nói dọc đủ kiểu. Nhưng thôi, bây giờ biết thân biết phận quay về Tịnh Độ cầu lực nương tựa, và lực Mật chú cứ thế mà tu thôi bạn ạ!

Dạ kính đạo hữu KCTL.

Cảm tạ đạo hữu đã chia sẻ...
Cầu mong tam bảo hộ trì chư vị,,, Tín Nguyện của chư vị được thành tựu viên mãn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cung kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên