Tâm Không dễ có, Tánh Không khó tìm...

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Có 8 Tâm Không thâm sâu vi tế khác nhau tương ứng 8 tầng thiền định; 5 mức độ Tánh Không thâm sâu khác nhau tương ứng 4 đạo quả giải thoát.

--- PHẦN THỨ NHẤT - 8 TÂM KHÔNG:

** 4 tầng thiền Sắc giới, còn gọi là Tứ Thiền:

1- nhập Sơ thiền, ly tham Sơ thiền, trú tâm Không ở Sơ thiền

2- nhập Nhị thiền, ly tham Nhị thiền, trú tâm Không ở Nhị thiền

3- nhập Tam thiền, ly tham Tam thiền, trú tâm Không ở Tam thiền

4- nhập Tứ thiền, ly tham Tứ thiền, trú tâm Không ở Tứ thiền


** 4 tầng thiền Vô Sắc giới, còn gọi là Tứ Không:

1- nhập Hư Không vô biên xứ thiền, trú tâm Hư Không vô biên xứ, tầng tâm Không thứ nhất, còn gọi là Sơ thiền của Tứ Không.

2- nhập Thức vô biên xứ thiền, trú tâm Thức vô biên xứ, tầng tâm Không thứ hai, còn gọi là Nhị thiền của Tứ Không.

3- nhập Vô Sở hữu xứ thiền, trú tâm Vô Sở hữu xứ, tầng tâm Không thứ ba, còn gọi là Tam thiền của Tứ Không.

4- nhập Phi Tưởng phi phi tưởng xứ thiền, trú tâm Phi Tưởng phi phi tưởng xứ, tầng tâm Không thứ tư, còn gọi là Tứ thiền của Tứ Không.


--- PHẦN THỨ HAI - 5 TÁNH KHÔNG:

1- tầng Tánh Không thứ nhất là thành tựu quả vị Nhập Lưu thể nhập Niết Bàn lần thứ nhất, diệt trọn vẹn 3 kiết sử đầu tiên của 10 kiết sử - Ngã kiến, Giới cấm thủ, Hoài nghi - chấm dứt luân hồi xuống 4 khổ cảnh, còn trở lại Dục giới 7 lần nữa.

2- tầng Tánh Không thứ hai là thành tựu quả vị Nhất Lai thể nhập Niết Bàn lần thứ hai, diệt trọn vẹn 2 kiết sử loại thô - Sân hận, Tham dục - còn trở lại Dục giới 1 lần nữa.

3- tầng Tánh Không thứ ba là thành tựu quả vị Bất Lai thể nhập Niết Bàn lần thứ ba, diệt trọn vẹn 5 kiết sử bậc thấp- Ngã kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, Sân hận, Tham dục - không còn quay lại Dục giới, hóa sanh vào Sắc giới hoặc Vô Sắc giới sau khi xả bỏ tuổi thọ nơi này.

4- tầng Tánh Không thứ tư là thành tựu quả vị A La Hán thể nhập Niết Bàn lần thứ tư, diệt trọn vẹn 5 kiết sử bậc cao - Tham vi tế vào Sắc giới, Tham vi tế vào Vô Sắc giới, Ngã mạn vi tế, Phóng dật vi tế, Vô Minh.

5- Thiền định cao thượng của bậc Bất Lai và La Hán là Diệt Thọ Tưởng Định, nương vào 8 tầng thiền (Tứ Thiền + Tứ Không) và Thánh Quả Bất Lai hoặc Thánh Quả La Hán để thể nhập Niết bàn Vô Dư Y đó là Tánh Không tối thượng vi diệu.


--- PHẦN THỨ BA - 4 TẦNG THIỀN MINH SÁT TUỲ QUÁN:

Lấy Tam Tướng của danh-sắc làm cảnh nhập Thiền, nói cách khác 4 thiền định Sắc giới thông thường lấy hình ảnh mô phỏng (sắc tưởng) của đề mục làm cảnh nhập thiền - gọi là thiền Cảnh, còn thiền minh sát nương theo tâm thiền Sắc giới lấy tự tánh của danh-sắc làm cảnh nhập thiền, gọi là thiền Tướng (Tuỳ Quán Định).

1- nhập Sơ thiền, xả Sơ thiền, nương theo tâm hành của Sơ thiền bắt lấy tướng Vô Thường của danh-sắc, gọi là Vô Tướng Tuỳ quán dẫn tới nhập vào Sơ thiền Vô Tướng Định.

2- nhập Sơ thiền, xả Sơ thiền, nương theo tâm hành của Sơ thiền bắt lấy tướng Khổ Não của danh-sắc, gọi là Vô Nguyện Tuỳ quán dẫn tới nhập vào Sơ thiền Vô Nguyện Định.

3- nhập Sơ thiền, xả Sơ thiền, nương theo tâm hành của Sơ thiền bắt lấy tướng Vô Ngã của danh-sắc, gọi là Không Tánh Tuỳ quán dẫn tới nhập vào Sơ thiền Không Tánh Định.

4- tương tự với các tầng Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền Sắc giới. riêng 4 tầng Tứ Không, buộc hành giả phải có trí quán nhạy bén mới bắt được tự tánh Vô Thường, Khổ Não, Vô Ngã của 4 tâm thiền Tứ Không, từ đó mới nhập vào 4 tầng Tứ Không với 3 loại Định quán tương tự như trên.


--- PHẦN THỨ TƯ - CÁC TẦNG THIỀN GIẢI THOÁT:

Các bậc thánh nào nhập và trú tầng thiền nào thì gọi tầng thiền ấy là thiền Giải thoát. - vd: tầng thiền Giải thoát Sơ thiền có đủ 2 tính chất Tâm Không và Tánh Không, gọi là Sơ thiền giải thoát. vị thánh Nhập Lưu nếu nhập 4 tầng Tứ Không thì 4 tầng đó gọi là 4 tầng thiền Giải thoát, còn phàm nhân thì dù có nhập đủ 8 tầng thiền cũng chỉ trú được Tâm Không mà không thể nào nhập được Tánh Không.

1- vị thánh Nhập Lưu nương vào định Sơ thiền mà bắt lấy tướng Vô Thường để thể nhập Niết Bàn lần thứ nhất, gọi là Vô Tướng Giải Thoát Sơ Quả Sơ Thiền. sau này vị thánh Nhập Lưu muốn thọ hưởng trạng thái giải thoát này thì nhập vào Sơ Thiền hướng tới trạng thái Vô Thường của danh-sắc và thể nhập vào cảnh giới Niết Bàn mà thọ hưởng trạng thái an lạc vi diệu của Niết Bàn, gọi là Vô Tướng Giải Thoát Sơ Quả Thánh Quả Định.

2- vị thánh Nhập Lưu nương vào định Sơ thiền mà bắt lấy tướng Khổ Não để thể nhập Niết Bàn lần thứ nhất, gọi là Vô Nguyện Giải Thoát Sơ Quả Sơ Thiền. sau này vị thánh Nhập Lưu muốn thọ hưởng trạng thái giải thoát này thì nhập vào Sơ Thiền hướng tới trạng thái Khổ Não của danh-sắc và thể nhập vào cảnh giới Niết Bàn mà thọ hưởng trạng thái an lạc vi diệu của Niết Bàn, gọi là Vô Nguyện Giải Thoát Sơ Quả Thánh Quả Định.

3- vị thánh Nhập Lưu nương vào định Sơ thiền mà bắt lấy tướng Vô Ngã để thể nhập Niết Bàn lần thứ nhất, gọi là Không Tánh Giải Thoát Sơ Quả Sơ Thiền. sau này vị thánh Nhập Lưu muốn thọ hưởng trạng thái giải thoát này thì nhập vào Sơ Thiền hướng tới trạng thái Vô Ngã của danh-sắc và thể nhập vào cảnh giới Niết Bàn mà thọ hưởng trạng thái an lạc vi diệu của Niết Bàn, gọi là Không Tánh Giải Thoát Sơ Quả Thánh Quả Định.

4- Tương tự với các thánh quả còn lại, điểm lưu ý ở đây về cách nhập vào Thánh Quả Định có điểm khác với nhập vào Bát Định thông thường hoặc các loại Tuỳ Quán Định của phàm Tam nhân là vị Thánh nào đắc quả bằng tâm thiền nào thì chỉ có thể nhập Thánh Quả Định ở tầng thiền đó mà không thể dùng tầng thiền thấp hơn hoặc cao hơn để nhập vào, vì tâm thiền đó là nền tảng để thể nhập Niết Bàn nên ở tâm thiền khác, không làm phát sinh Tuệ giác thể nhập Niết Bàn được. hơn nữa Thánh Quả Định là sự tái hiện lại thời điểm chứng đắc Thánh Quả nên không thể thay đổi Thánh Đạo tương ứng được.

- Quả báo tuổi thọ của 4 tầng Tứ Không được tính bằng tuổi của Tam giới.

- Quả báo tuổi thọ của 4 tầng Tứ Thiền được tính bằng tuổi của Trái đất.

- Quả báo cho quả ngay lập tức hoặc từ 1 đến 7 ngày phát sinh cho người tạo phước là cúng dường đến vị thánh Bất Lai hoặc La Hán xả thiền Diệt Thọ Tưởng Định.

- Người nào nói rằng tôi đã chứng được Tánh Không nhưng vẫn còn đầy đủ 10 kiết sử phiền não thì người đó đã vọng ngữ, tức là nói láo.

- Trong 4 tầng Tứ Thiền thì còn tâm quan sát đề mục, nên còn đối tượng và chủ thể nên Tâm Không trong 4 tầng này phải có can thiệp của một số yếu tố khác để khởi lên Tâm Không. Trong khi đó Tứ Không thì không còn tâm quan sát đề mục mà chủ thể hòa với đối tượng thành một, đấy mới là Tâm Không thực sự đúng bản chất.

Bài chỉ mang tính tham khảo cá nhân, xin chia sẻ cùng mọi người.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên