Tàng Kinh Các (bàn luận về Kinh Lăng Nghiêm)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Tàng ẩn huyền nghĩa Tánh,
Bát Nhã lưu xuất Kinh.
Các này nơi tạm giữ,
Phổ thí chư chúng sanh !​

Nam mô Phật.
Nam mô Pháp.
Nam mô Tăng.
Quy y Phật.
Quy y Pháp.
Quy y Tăng.

Nam Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Đại Thừa Bồ Tát Tạng.
Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát.
Nam mô Thường Cung Kính Bồ Tát.
Nam mô Thường Bất Khinh Bồ Tát.
Nam mô Hoan Hỷ Địa Bồ Tát.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô Pháp Thân Thường Trụ Tam Bảo.

NAM MÔ LĂNG NGHIÊM HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT.
NAM MÔ
ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ, NHƯ LAI MẬT NHÂN, TU CHỨNG LIỄU NGHĨA, THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ.

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/RbX291IL1PM?list=PLBo43DTGV--mZpTFwEjUBYQu-iao5raR_" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

<div style="width: 400px; height: 200px; overflow: auto; border-color: #FF0000; border-style: double; border-width: 2px;">ÐỆ NHẤT

01. Nam-mô tát đát tha

02. Tô già đa da

03. A ra ha đế

04. Tam-miệu tam bồ-đà tỏa

05. Nam mô tát đát tha

06. Phật đà cu tri sắc ni sam

07. Nam-mô tát bà

08. Bột đà bột địa

09. Tát đa bệ tệ

10. Nam-mô tát đa nẩm

11. Tam-miệu tam bồ đà

12. Cu tri nẩm

13. Ta xá ra bà ca

14. Tăng già nẩm

15. Nam-mô lô kê A-La-Hán đa nẩm.

16. Nam-mô tô lô đa ba na nẩm.

17. Nam-mô ta yết rị đà dà di nẩm.

18. Nam-mô lô kê tam-miệu dà đa nẩm.

19. Tam-miệu dà ba ra

20. Ðể ba đa na nẩm.

21. Nam-mô đề bà ly sắc nỏa.

22. Nam-mô tất đà da

23. Tỳ địa da

24. Ðà ra ly sắc nỏa.

25. Xá ba noa

26. Yết ra ha

27. Ta ha ta ra ma tha nẩm

28. Nam-mô bạt ra ha ma ni

29. Nam-mô nhơn dà ra da

30. Nam-mô bà dà bà đế

31. Lô đà ra da.

32. Ô ma bát đế

33. Ta hê dạ da.

34. Nam-mô bà dà bà đế

35. Na ra dả

36. Noa da

37. Bàn dá ma ha tam mộ đà da

38. Nam-mô tất yết rị đa da

39. Nam-mô bà dà bà đế

40. Ma ha ca ra da

41. Ðịa rị bác lặc na

42. Dà ra tỳ đà ra

43. Ba noa ca ra da.

44. A địa mục đế

45. Thi ma xá na nê

46. Bà tất nê

47. Ma đát rị dà noa

48. Nam-mô tất yết rị đa da

49. Nam-mô bà dà bà đế

50. Ða tha dà đa câu ra da

51. Nam-mô bát đầu ma câu ra da.

52. Nam-mô bạc xà ra câu ra da.

53. Nam-mô ma ni câu ra da

54. Nam-mô dà xà câu ra da

55. Nam-mô bà dà bà đế

56. Ðế rị trà

57. Du ra tây na.

58. Ba ra ha ra noa ra xà da

59. Ða tha dà đa da

60. Nam-mô bà dà bà đế

61. Nam-mô A di đa bà da

62. Ða tha dà đa da

63. A ra ha đế.

64. Tam-miệu tam bồ đà da

65. Nam-mô bà dà bà đế

66. A sô bệ da

67. Ða tha dà đa da

68. A ra ha đế

69. Tam-miệu tam-bồ đà da

70. Nam-mô bà dà bà đế

71. Bệ xa xà da

72. Câu lô phệ trụ rị da

73. Bác ra bà ra xà da

74. Ða tha dà đa da.

75. Nam-mô bà dà bà đế

76. Tam bổ sư bí đa

77. Tát lân nại ra lặc xà da

78. Ða tha dà đa da

79. A ra ha đế

80. Tam-miệu tam-bồ đà da

81. Nam-mô bà dà bà đế

82. Xá kê dã mẫu na duệ

83. Ða tha dà đa da

84. A ra ha đế

85. Tam-miệu tam-bồ đà da

86. Nam-mô bà dà bà đế

87. Lặc đát na kê đô ra xà da

88. Ða tha dà đa da

89. A ra ha đế

90. Tam-miệu tam-bồ đà da

91. Ðế biều

92. Nam-mô tát yết rị đa

93. Ế đàm bà dà bà đa

94. Tát đác tha dà đô sắc ni sam

95. Tát đác đa bát đác lam

96. Nam-mô a bà ra thị đam

97. Bác ra đế

98. Dương kỳ ra

99. Tát ra bà

100. Bộ đa yết ra ha

101. Ni yết ra ha

102. Yết ca ra ha ni

103. Bạt ra bí địa da

104. Sất đà nể

105. A ca ra

106. Mật rị trụ

107. Bát rị đác ra da

108. Nảnh yết rị

109. Tát ra bà

110. Bàn đà na

111. Mục xoa ni

112. Tát ra bà

113. Ðột sắc tra

114. Ðột tất phạp

115. Bát na nể

116. Phạt ra ni

117. Giả đô ra

118. Thất đế nẩm

119. Yết ra ha

120. Ta ha tát ra nhã xà

121. Tỳ đa băng ta na yết rị

122. A sắc tra băng xá đế nẩm

123. Na xoa sát đác ra nhã xà

124. Ba ra tát đà na yết rị

125. A sắc tra nẩm

126. Ma ha yết ra ha nhã xà

127. Tỳ đa băng tát na yết rị

128. Tát bà xá đô lô

129. Nể bà ra nhã xà

130. Hô lam đột tất phạp

131. Nan giá na xá ni

132. Bí sa xá

133. Tất đác ra

134. A kiết ni

135. Ô đà ca ra nhã xà

136. A bát ra thị đa câu ra

137. Ma ha bác ra chiến trì

138. Ma ha điệp đa

139. Ma ha đế xà

140 Ma ha thuế đa xà bà ra

141. Ma ha bạt ra bàn đà ra

142. Bà tất nể

143. A rị da đa ra

144. Tỳ rị câu tri

145. Thệ bà tỳ xà da

146. Bạt xà ra ma lễ để

147. Tỳ xá lô đa

148. Bột đằng dõng ca

149. Bạt xà ra chế hắt na a giá

150. Ma ra chế bà

151. Bát ra chất đa

152. Bạt xà ra thiện trì

153. Tỳ xá ra giá

154. Phiến đa xá

155. Bệ để bà

156. Bổ thị đa

157. Tô ma lô ba

158. Ma ha thuế đa

159. A rị da đa ra

160. Ma ha bà ra a bác ra

161. Bạt xà ra thương yết ra chế bà

162. Bạt xà ra câu ma rị

163. Câu lam đà rị

164. Bạt xà ra hắt tát đa giá

165. Tỳ địa da

166. Kiền dá na

167. Ma rị ca

168. Khuất tô mẫu

169. Bà yết ra đá na

170. Bệ lô giá na

171. Câu rị da

172. Dạ ra thố

173. Sắc ni sam

174. Tỳ chiếc lam bà ma ni giá.

175. Bạt xà ra ca na ca ba ra bà.

176. Lồ xà na

177. Bạt xà ra đốn trỉ giá

178. Thuế đa giá

179. Ca ma ra

180. Sát sa thi

181. Ba ra bà.

182. Ế đế di đế

183. Mẫu đà ra

184. Yết noa.

185. Ta bệ ra sám

186. Quật phạm đô

187 Ấn thố na mạ mạ tỏa.


ÐỆ NHỊ

188. Ô Hồng

189. Rị sắc yết noa

190. Bác lặc xá tất đa

191. Tát đác tha

192. Già đô sắc ni sam

193. Hổ hồng đô lô ung

194. Chiêm bà na

195. Hổ hồng đô lô ung

196. Tất đam bà na

197. Hổ hồng đô lô ung

198. Ba ra sắc địa da

199. Tam bác xoa

200. Noa yết ra

201. Hổ hồng đô lô ung

202. Tát bà dược xoa

203. Hắt ra sát ta

204. Yết ra ha nhã xà

205. Tỳ đằng băng tát na yết ra

206. Hổ hồng đô lô ung

207. Giả đô ra

208. Thi để nẩm

209. Yết ra ha

210. Ta ha tát ra nẩm

211. Tỳ đằng băng tát na ra

212. Hổ hồng đô lô ung

213. Ra xoa

214. Bà già phạm

215. Tát đác tha

216. Già đô sắc ni sam

217. Ba ra điểm

218. Xà kiết rị

219. Ma ha ta ha tát ra

220. Bột thọ ta ha tát ra

221. Thất rị sa

222. Câu tri ta ha tát nê

223. Ðế lệ a tệ đề thị bà rị đa

224. Tra tra anh ca

225. Ma ha bạt xà lô đà ra

226. Ðế rị bồ bà na

227. Man trà ra

228. Ô hồng

229. Ta tất đế

230. Bạt bà đô

231. Mạ mạ

232. Ấn thố na mạ mạ tỏa.


ÐỆ TAM

233. Ra xà bà dạ

234. Chủ ra bạt dạ

235. A kỳ ni bà dạ

236. Ô đà ca bà dạ

237. Tỳ xa bà dạ

238. Xá tát đa ra bà dạ

239. Bà ra chước yết ra bà dạ

240. Ðột sắc xoa bà dạ

241. A xá nể bà dạ

242. A ca ra

243. Mật rị trụ bà dạ

244. Ðà ra ni bộ di kiếm

245. Ba già ba đà bà dạ

246. Ô ra ca bà đa bà dạ

247. Lặc xà đàn trà bà dạ

248. Na dà bà dạ

249. Tỳ điều đát bà dạ

250. Tô ba ra noa bà dạ

251. Dược xoa yết ra ha

252. Ra xoa tư yết ra ha

253. Tất rị đa yết ra ha

254. Tỳ xá giá yết ra ha

255. Bộ đa yết ra ha

256. Cưu bàn trà yết ra ha

257. Bổ đơn na yết ra ha

258. Ca tra bổ đơn na yết ra ha

259. Tất kiền độ yết ra ha

260. A bá tất ma ra yết ra ha

261. Ô đàn ma đà yết ra ha

262. Xa dạ yết ra ha

263. Hê rị bà đế yết ra ha

264. Xả đa ha rị nẩm

265. Yết bà ha rị nẩm

266. Lô địa ra ha rị nẩm

267. Mang ta ha rị nẩm

268. Mê đà ha rị nẩm

269. Ma xà ha rị nẩm

270. Xà đa ha rị nữ

271. Thị tỷ đa ha rị nẩm

272. Tỳ đa ha rị nẩm

273. Bà đa ha rị nẩm

274. A du giá ha rị nữ

275. Chất đa ha rị nữ

276. Ðế sam tát bệ sam

277. Tát bà yết ra ha nẩm

278. Tỳ đà dạ xà

279. Sân đà dạ di

280. Kê ra dạ di

281. Ba rị bạt ra giả ca

282. Hất rị đởm

283. Tỳ đà dạ xà

284. Sân đà dạ di

285. Kê ra dạ di

286. Trà diễn ni

287. Hất rị đởm

288. Tỳ đà dạ xà

289. Sân đà dạ di

290. Kê ra dạ di

291. Ma ha bát du bát đác dạ

292. Lô đà ra

293. Hất rị đởm

294. Tỳ đà dạ xà

295. Sân đà dạ di

296. Kê ra dạ di

297. Na ra dạ noa

298. Hất rị đởm

299. Tỳ đà dạ xà

300. Sân đà dạ di

301. Kê ra dạ di

302. Ðát đỏa dà lô trà tây

303. Hất rị đởm

304. Tỳ đà dạ xà

305. Sân đà dạ di

306. Kê ra dạ di

307. Ma ha ca ra

308. Ma đác rị già noa

309. Hất rị đởm

310. Tỳ đà dạ xà

311. Sân đà dạ di

312. Kê ra dạ di

313. Ca ba rị ca

314. Hất rị đởm

315. Tỳ đà dạ xà

316. Sân đà dạ di.

317. Kê ra dạ di

318. Xà dạ yết ra

319. Ma độ yết ra

320. Tát bà ra tha ta đạt na

321. Hất rị đởm

322. Tỳ đà dạ xà

323. sân đà dạ di

324. Kê ra dạ di

325. Giả đốt ra

326. Bà kỳ nể

327. Hất rị đởm

328. Tỳ đà dạ xà

329. Sân đà dạ di

330. Kê ra dạ di

331. Tỳ rị dương hất rị tri

332. Nan đà kê sa ra

333. Dà noa bác đế

334. Sách hê dạ

335. Hất rị đởm

336. Tỳ đà dạ xà

337. Sân đà dạ di

338. Kê ra dạ di

339. Na yết na xá ra bà noa

340. Hất rị đởm

341. Tỳ đà dạ xà

342. Sân đà dạ di

343. Kê ra dạ di

344. A-la-hán

345. Hất rị đởm

346. Tỳ đà dạ xà

347. Sân đà dạ di

348. Kê ra dạ di

349. Tỳ đa ra dà

350. Hất rị đởm

351. Tỳ đà dạ xà

352. Sân đà dạ di

353. Kê ra dạ di

354. Bạt xà ra ba nể

355. Câu hê dạ câu hê dạ

356. Ca địa bát đế

357. Hất rị đởm

358. Tỳ đà dạ xà

359. Sân đà dạ di

360. Kê ra dạ di

361. Ra xoa vỏng

362. Bà dà phạm

363. Ấn thố na mạ mạ tỏa


ÐỆ TỨ

364. Bà dà phạm

365. Tát đác đa bát đác ra

366. Nam-mô tý đô đế

367. A tất đa na ra lặc ca

368. Ba ra bà

369. Tất phổ tra

370. Tỳ ca tát đác đa bát đế rị

371. Thập Phật ra thập Phật ra

372. Ðà ra đà ra

373. Tần đà ra tần đà ra

374. Sân đà sân đà

375. Hổ hồng hổ hồng.

376. Phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra.

377. Ta ha

378. Hê hê phấn

379. A mâu ca da phấn

380. A ba ra đề ha da phấn

381. Ba ra bà ra đà phấn

382. A tố ra

383. Tỳ đà ra

384. Ba ca phấn

385. Tát bà đề bệ tệ phấn

386. Tát bà na dà tệ phấn

387. Tát bà dược xoa tệ phấn

388. Tát bà kiền thát bà tệ phấn

389. Tát bà bổ đơn na tệ phấn

390. Ca tra bổ đơn na tệ phấn

391. Tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn.

392. Tát bà đột sáp tỷ lê

393. Hất sắc đế tệ phấn

394. Tát bà thập bà lê tệ phấn

395. Tát bà a bá tất ma lê tệ phấn

396. Tát bà xá ra bà noa tệ phấn.

397. Tát bà địa đế kê tệ phấn

398. Tát bà đát ma đà kê tệ phấn

399. Tát bà tỳ đà da

400. Ra thệ giá lê tệ phấn

401. Xà dạ yết ra

402. Ma độ yết ra

403. Tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn.

404. Tỳ địa dạ

405. Giá lê tệ phấn

406. Giả đô ra

407. Phược kỳ nể tệ phấn

408. Bạt xà ra

409. Câu ma rị

410. Tỳ đà dạ

411. La thệ tệ phấn

412. Ma ha ba ra đinh dương

413. Xoa kỳ rị tệ phấn

414. Bạt xà ra thương yết ra dạ

415. Ba ra trượng kỳ ra xà da phấn

416. Ma ha ca ra dạ

417. Ma ha mạt đát rị ca noa

418. Nam-mô ta yết rị đa da phấn.

419. Tỷ sắc noa tỳ duệ phấn

420. Bột ra ha mâu ni duệ phấn

421. A kỳ ni duệ phấn

422. Ma ha yết rị duệ phấn

423. Yết ra đàn tri duệ phấn

424. Miệc đát rị duệ phấn

425. Lao đát rị duệ phấn

426. Giá văn trà duệ phấn

427. Yết la ra đác rị duệ phấn.

428. Ca bát rị duệ phấn

429. A địa mục chất đa

430. Ca thi ma xá na

431. Bà tư nể duệ phấn

432. Diễn kiết chất

433. Tát đỏa bà tỏa

434. Mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.


ÐỆ NGŨ

435. Ðột sắc tra chất đa

436. A mạt đác rị chất đa

437. Ô xà ha ra

438. Dà ba ha ra

439. Lô địa ra ha ra

440. Ta bà ha ra

441. Ma xà ha ra

442. Xà đa ha ra

443. Thị tỉ đa ha ra

444. Bạt lược dạ ha ra

445. Kiền đà ha ra

446. Bố sử ba ha ra

447. Phả ra ha ra

448. Bà tả ha ra

449. Bát ba chất đa

450. Ðột sắc tra chất đa.

451. Lao đà ra chất đa

452. Dược xoa yết ra ha

453. Ra sát ta yết ra ha

454. Bế lệ đa yết ra ha

455. Tỳ xá giá yết ra ha

456. Bộ đa yết ra ha

457. Cưu bàn trà yết ra ha

458. Tất kiền đà yết ra ha

459. Ô đát ma đà yết ra ha

460. Xa dạ yết ra ha

461. A bá tất ma ra yết ra ha.

462. Trạch khê cách

463. Trà kỳ ni yết ra ha

464. Rị Phật đế yết ra ha

465. Xà di ca yết ra ha

466. Xá câu ni yết ra ha

467. Lao đà ra

468. Nan địa ca yết ra ha

469. A lam bà yết ra ha

470. Kiền độ ba ni yết ra ha

471. Thập phạt ra

472. Yên ca hê ca

473. Trị đế dược ca

474. Ðát lệ đế dược ca

475. Giả đột thác ca

476. Ni đề thập phạt ra

477. Tỉ sam ma thập phạt ra

478. Bạt để ca

479. Tỷ để ca

480. Thất lệ sắc mật ca

481. Ta nể bát để ca

482. Tát bà thập phạt ra

483. Thất lô kiết đế

484. Mạt đà bệ đạt lô chế kiếm

485. A ỷ lô kiềm

486. Mục khê lô kiềm

487. Yết rị đột lô kiềm

488. Yết ra ha

489. Yết lam yết noa du lam

490. Ðản đa du lam

491. Hất rị dạ du lam

492. Mạt mạ du lam

493. Bạt rị thất bà du lam

494. Tỷ lật sắc tra du lam

495. Ô đà ra du lam

496. Yết tri du lam

497. Bạt tất đế du lam

498. Ô lô du lam

499. Thường dà du lam

500. Hắc tất đa du lam

501. Bạt đà du lam

502. Ta phòng án dà

503. Bát ra trượng dà du lam

504. Bộ đa tỷ đa trà

505. Trà kỳ ni

506. Thập bà ra

507. Ðà đột lô ca

508. Kiến đốt lô kiết tri

509. Bà lộ đa tỳ

510. Tát bát lô

511. Ha lăng già

512. Du sa đát ra

513. Ta na yết ra

514. Tỳ sa dụ ca

515. A kỳ ni

516. Ô đà ca

517. Mạt ra bệ ra

518. Kiến đa ra

519. A ca ra

520. Mật rị đốt

521. Ðát liểm bộ ca

522. Ðịa lật lặc tra

523. Tỷ rị sắc chất ca

524. Tát bà na câu ra

525. Tứ dẫn dà tệ

526. Yết ra rị dược xoa

527. Ðác ra sô

528. Mạt ra thị

529. Phệ đế sam

530. Ta bệ sam

531. Tất đát đa bát đác ra

532. Ma ha bạt xà lô

533. Sắc ni sam

534. Ma ha bát lặc trượng kỳ lam

535. Dạ ba đột đà

536. Xá dụ xà na

537. Biện đát lệ noa

538. Tỳ đà da

539. Bàn đàm ca lô di

540. Ðế thù

541. Bàn đàm ca lô di

542. Bát ra tỳ đà

543. Bàn đàm ca lô di

544. Ðát điệt tha

545. Án

546. A na lệ

547. Tỳ xá đề

548. Bệ ra

549. Bạt xà ra

550. Ðà rị

551. Bàn đà bàn đà nể

552. Bạt xà ra bán ni phấn

553. Hổ hồng đô lô ung phấn

554. Ta bà ha.</div>​

Nam mô Kim Cang bộ, Đông phương A Súc Phật.
Nam mô Bảo Sinh bộ, Nam phương Bảo Sinh Phật.
Nam mô Phật bộ, Trung phương Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Liên Hoa bộ, Tây phương A Di Đà Phật.
Nam mô Nghiệp bộ, Bắc phương Thành Tựu Phật.​

Nam mô Bát Bộ Hộ Pháp Kim Cang Bồ Tát.

Nam mô Thanh Trừ Tai Kim Cang.
Nam mô Tích Độc Thần Kim Cang.
Nam mô Hoàng Tủy Cầu Kim Cang.
Nam mô Bạch Tinh Thủy Kim Cang.
Nam mô Xích Thanh Độc Kim Cang.
Nam mô Định Trừ Tai Kim Cang.
Nam mô Tử Hiền Kim Cang.
Nam mô Đại Thần Lực Kim Cang.

Nam mô Kim Cương Thủ Bồ Tát .
Nam mô Đại Cát Tường Bồ Tát .
Nam mô Hư Không Tạng Bồ Tát .
Nam mô Từ Thị Bồ Tát .
Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát .
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Nam mô Hàng Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát .
Nam mô Phổ Hiền Bồ Tát.


Nam mô Đại Uy Đức Kim Cương.
Nam mô Đại Tiếu Kim Cương.
Nam mô Đại Luân Kim Cương.
Nam mô Mã Đầu Kim Cương.
Nam mô Vô Năng Thắng Kim Cương.
Nam mô Bất Động Kim Cương.
Nam mô Bộ Trích Kim Cương.​
 
Last edited by a moderator:

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát - Quyển 4

Phú Lâu Na:
Diệu tâm sáng tỏ của con và Như Lai đều viên mãn không hai. Nơi con, vì xưa kia mắc phải vọng tưởng từ vô thỉ, chịu luân hồi đã lâu, nay dù chứng được Thánh quả, nhưng chưa đến chỗ rốt ráo. Nơi Thế Tôn thì tất cả vọng tưởng đều diệt, chỉ Diệu Tâm chân thường hiện hành.

Vậy xin hỏi Như Lai: Tất cả chúng sanh vì sao có vọng, tự che khuất Diệu Tâm, cam chịu chìm đắm ?

Phật bảo Phú Lâu Na:
Ngươi dù trừ sạch lòng Nghi, nhưng còn Mê hoặc chưa dứt sạch.

-------------------------------------
Thùng rỗng, mùi vẫn còn;
Đập bể chưa đủ sức.
Tiến thêm một bước nữa,
Mới rõ ý Như Lai.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Phú Lâu Na:
Diệu tâm sáng tỏ của con và Như Lai đều viên mãn không hai. Nơi con, vì xưa kia mắc phải vọng tưởng từ vô thỉ, chịu luân hồi đã lâu, nay dù chứng được Thánh quả, nhưng chưa đến chỗ rốt ráo. Nơi Thế Tôn thì tất cả vọng tưởng đều diệt, chỉ Diệu Tâm chân thường hiện hành.

Vậy xin hỏi Như Lai: Tất cả chúng sanh vì sao có vọng, tự che khuất Diệu Tâm, cam chịu chìm đắm ?
Phật bảo Phú Lâu Na:
Ngươi dù trừ sạch lòng Nghi, nhưng còn Mê hoặc chưa dứt sạch.
Có lẽ VNBN hơi nhiều chuyện. Nhiều người mới học sẽ hỏi: Ngài Phú Lâu Na là một vị A LA HÁN giải thoát tam giới nhưng tại sao Phật bảo "còn mê"?

Không nói thì thôi, đã nói thì đạo hữu đừng ngại mà chỉ rõ cho ngu tôi được rõ.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Có lẽ VNBN hơi nhiều chuyện. Nhiều người mới học sẽ hỏi: Ngài Phú Lâu Na là một vị A LA HÁN giải thoát tam giới nhưng tại sao Phật bảo "còn mê"?

Không nói thì thôi, đã nói thì đạo hữu đừng ngại mà chỉ rõ cho ngu tôi được rõ.

Mô Phật,

Kế tiếp đoạn này, trong Kinh Phật có trả lời rồi vậy. Ngài "ham hiểu biết" như thế, chắc không ngại tự tìm đọc?

Còn ở đây chỗ nào cần nói gì, đệ tử tự biết giới hạn!

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Mô Phật,

Kế tiếp đoạn này, trong Kinh Phật có trả lời rồi vậy. Ngài "ham hiểu biết" như thế, chắc không ngại tự tìm đọc?

Còn ở đây chỗ nào cần nói gì, đệ tử tự biết giới hạn!

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Đạo hữu trả lời cũng bá đạo thật! Hjjjjjjjjj
Đạo hữu trích dẫn không đầu không đuôi, người đọc khởi nghi nhưng chẳng được giải quyết, và những người bên Nam Tông thì sẽ không hài lòng và có thể xảy ra chiến tranh miệng. Nên cho đường link đầy đủ để người khởi nghi họ được đọc tiếp. Đạo hữu kêu họ tự tìm, có lẽ hơi vô trách nhiệm với bài viết của chính đạo hữu.

Trân trọng!
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28

Đạo hữu trả lời cũng bá đạo thật! Hjjjjjjjjj
Đạo hữu trích dẫn không đầu không đuôi, người đọc khởi nghi nhưng chẳng được giải quyết, và những người bên Nam Tông thì sẽ không hài lòng và có thể xảy ra chiến tranh miệng. Nên cho đường link đầy đủ để người khởi nghi họ được đọc tiếp. Đạo hữu kêu họ tự tìm, có lẽ hơi vô trách nhiệm với bài viết của chính đạo hữu.

Trân trọng!

Mô Phật,

"Thân người khó được, Chánh Pháp khó gặp"; Nếu chẳng có tâm cung kính, chí thành, tha thiết cầu Pháp Thoát Khổ Rốt Ráo thì dầu Đức Thích Ca hiện thân trước mặt, tuyên thuyết muôn ngàn lời vàng ngọc, thì đối với "sanh tử đại sự" nơi bản thân chẳng được phần nhiều lợi ích vậy.

Nhớ khi xưa Nhị Tổ Huệ Khả chặt tay cầu pháp nơi đức Đạt Ma, Ngài Hư Vân thân đói miếng khát mà lòng không mất Chánh Niệm Thánh Hiệu...chẳng phải là thị hiện mô phạm cho tâm chí thành đó hay sao ?

Nay đệ tử chọn ra chỗ tinh yếu, lấy xương lấy cốt cho người xem; đến người thế gian còn nói " chất lượng hơn số lượng", há người đệ tử Phật thường niệm "thiểu dục tri túc" lại còn thấy như vậy là "ít" quá ư ?

Nơi Văn mà Tư nghĩa thì nghĩa đó là bất liễu nghĩa.
Nơi Văn mà Ngộ nghĩa thì nghĩa đó là liễu nghĩa.

Nay đệ tử nương theo bản hoài của Chư Phật, đem Đại thừa Liễu Nghĩa Kinh rộng truyền để chúng sanh Ta Bà Tịnh Độ có nơi y cứ. Đây là tuân theo lời phó chúc của đức Bổn sư: " Y Kinh liễu nghĩa" bất "Y Kinh giải nghĩa". Thì đâu câu nệ sự chê trách của người mà làm trái bổn ý của Phật được.

+ Đệ tứ thấy nơi đạo hữu cố nhiều lần gạn hỏi ý nghĩa văn Kinh, cũng xuất phát từ tâm sợ người hiểu lầm chê trách hay gây tranh luận không cần thiết ! Đệ tử xin thưa rằng:
- Đây là Box Chat Linh Tinh, lời Kinh Văn ghi rõ số quyển, đề Kinh. Người muốn tìm hiểu, tất biết chỗ tìm hiểu.
- Đạo hữu đã chọn pháp niệm Phật làm pháp sở hành, lấy lý Tịnh Độ làm nơi nương tựa, thiết nghĩ "nhất môn thâm nhập" - Tam Kinh Nhất Luận Tịnh Độ Tông hẳn đã thông đạt tới chỗ cùng cực rồi chăng ? Mà nay lại để tâm nơi những bản Kinh khác !

Đạo hữu nhiều lần chia sẻ, thế gian nhiều sự, cảnh duyên thuận nghịch chẳng đồng, tự biết khổ rồi một lòng cầu giải thoát. Sao nay lại uổng phí thì giờ nơi luận nghĩa, mà không chuyên chú "y giáo phụng hành" ? Nếu chẳng "y giáo phụng hành" thì đa văn, phỏng có ích gì ?

Mấy lời ngu si, thành thật, kính mong đạo hữu hoan hỷ liễu tri cho.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Mô Phật,

"Thân người khó được, Chánh Pháp khó gặp"; Nếu chẳng có tâm cung kính, chí thành, tha thiết cầu Pháp Thoát Khổ Rốt Ráo thì dầu Đức Thích Ca hiện thân trước mặt, tuyên thuyết muôn ngàn lời vàng ngọc, thì đối với "sanh tử đại sự" nơi bản thân chẳng được phần nhiều lợi ích vậy.

Nhớ khi xưa Nhị Tổ Huệ Khả chặt tay cầu pháp nơi đức Đạt Ma, Ngài Hư Vân thân đói miếng khát mà lòng không mất Chánh Niệm Thánh Hiệu...chẳng phải là thị hiện mô phạm cho tâm chí thành đó hay sao ?

Nay đệ tử chọn ra chỗ tinh yếu, lấy xương lấy cốt cho người xem; đến người thế gian còn nói " chất lượng hơn số lượng", há người đệ tử Phật thường niệm "thiểu dục tri túc" lại còn thấy như vậy là "ít" quá ư ?

Nơi Văn mà Tư nghĩa thì nghĩa đó là bất liễu nghĩa.
Nơi Văn mà Ngộ nghĩa thì nghĩa đó là liễu nghĩa.

Nay đệ tử nương theo bản hoài của Chư Phật, đem Đại thừa Liễu Nghĩa Kinh rộng truyền để chúng sanh Ta Bà Tịnh Độ có nơi y cứ. Đây là tuân theo lời phó chúc của đức Bổn sư: " Y Kinh liễu nghĩa" bất "Y Kinh giải nghĩa". Thì đâu câu nệ sự chê trách của người mà làm trái bổn ý của Phật được.

+ Đệ tứ thấy nơi đạo hữu cố nhiều lần gạn hỏi ý nghĩa văn Kinh, cũng xuất phát từ tâm sợ người hiểu lầm chê trách hay gây tranh luận không cần thiết ! Đệ tử xin thưa rằng:
- Đây là Box Chat Linh Tinh, lời Kinh Văn ghi rõ số quyển, đề Kinh. Người muốn tìm hiểu, tất biết chỗ tìm hiểu.
- Đạo hữu đã chọn pháp niệm Phật làm pháp sở hành, lấy lý Tịnh Độ làm nơi nương tựa, thiết nghĩ "nhất môn thâm nhập" - Tam Kinh Nhất Luận Tịnh Độ Tông hẳn đã thông đạt tới chỗ cùng cực rồi chăng ? Mà nay lại để tâm nơi những bản Kinh khác !

Đạo hữu nhiều lần chia sẻ, thế gian nhiều sự, cảnh duyên thuận nghịch chẳng đồng, tự biết khổ rồi một lòng cầu giải thoát. Sao nay lại uổng phí thì giờ nơi luận nghĩa, mà không chuyên chú "y giáo phụng hành" ? Nếu chẳng "y giáo phụng hành" thì đa văn, phỏng có ích gì ?

Mấy lời ngu si, thành thật, kính mong đạo hữu hoan hỷ liễu tri cho.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.

Đạo hữu không muốn nói về chỗ trọng yếu đó cũng được. VNBN không ép.

Chân thành cám ơn ý tốt của đạo hữu.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát - Quyển 5

Bấy giờ, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa trên, bèn nói kệ rằng:
Chân tánh hữu vi không,
Duyên sanh cố như huyễn.
Vô vi vô khởi diệt,
Bất thật như không hoa.
Ngôn vọng hiển chư chân,
Vọng chân đồng nhị vọng.
Do phi chân phi chân,
Vân hà kiến sở kiến ?

Dịch:

Tánh hữu vi vốn không,
Duyên sanh nên như huyễn.
Vô vi không sanh diệt,
Chẳng thật như hoa đốm.
Nói vọng để hiển chân,
Vọng chân là hai vọng.
Phi chân phi bất chân,
Làm sao kiến sở kiến ?

---------------------------------------
Trước nói chỗ chẳng thật,
Muốn người không chạy theo.
Nơi sở kiến, Kinh văn,
Phản văn, "văn" tự Tánh !
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát - Quyển 5 (tr.155)

...
...
Mê hối tức vô minh,
Phát minh tiện giải thoát.
Giải kết nhân thứ đệ,
Lục giải nhất diệt vong.
Căn tuyển trạch viên thông,
Nhập lưu thành Chánh Giác.
Đà Na vi tế thức,
Tập khí thành bạo lưu.
Chân phi chân khủng mê,
Ngã thường bất khai diễn.

Dịch:

Mê muội tức vô minh,
Phát minh liền giải thoát.
Mở, thắt theo thứ tự,
Lục mở nhất cũng tiêu.
Chọn căn nào viên thông,
Nhập lưu thành Chánh Giác.
Thức thứ 8 vi tế,
Tập khí như nước dốc.
Sợ chấp chân phi chân,
Nên Ta chẳng khai giảng.

--------------------------------------
Sợ chấp nên chẳng thuyết,
Chỉ dẫn lối về nhà.
Lục căn tuyển chọn ra,
Nhãn, Nhĩ là hơn cả !

Vô minh tức mê muội,
"Không biết" gốc khổ đau.
Đập tan ngay "gốc sầu",
Chẳng nên theo tri kiến !

Đa tâm, Thiểu, Nhất tâm,
Vô tâm - Liễu,
"giải thoát" !
Khai mở Bát Nhã Huệ,
"Bảo kiếm" Kim Cang Vương.

Từ nay xem thế gian,
"Giống như việc trong mộng !"
Khắp mười phương sáng tỏ,
Khế hợp Từ Bi tâm.
Đồng với chư Như Lai:
Liễu thoát "sanh tử" - "khổ" !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Phương Tiện (trích)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Phương Tiện thứ hai. (Bản Kinh tại đây.)
Ht.Thích Trí Tịnh dịch Hán-Việt.

Xá Lợi Phất ! Sao nói rằng các đức Phật Thế Tôn chỉ do một sự nhân duyên lớn mà hiện ra nơi đời ? Các Đức Phật Thế Tôn
- vì muốn cho chúng sanh khai Tri kiến Phật để đặng thanh tịnh mà hiện ra nơi đời;
- vì muốn chỉ Tri kiến Phật cho chúng sanh mà hiện ra nơi đời;
- vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ Tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời;
- vì muốn cho chúng sanh chứng vào Đạo Tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời.

Xá Lợi Phất ! Đó là các đức Phật do vì một sự nhân duyên lớn mà hiện ra nơi đời.

Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: Các đức Phật Như Lai chỉ giáo hóa Bồ Tát, những điều làm ra thường vì một việc: Chỉ đem Tri kiến Phật chỉ cho chúng sanh tỏ ngộ thôi.

Xá Lợi Phất ! Đức Như Lai chỉ dùng một Phật thừa mà vì chúng sanh nói pháp, không có các thừa hoặc hai hoặc ba khác.

Xá Lợi Phất ! Pháp của tất cả các đức Phật ở mười phương cũng như thế.

Xá Lợi Phất ! Thuở quá khứ, các đức Phật dùng vô lượng vô số phương tiện các món nhân duyên lời lẽ thí dụ mà vì chúng sanh diễn nói các pháp. Vì pháp đó đều là một Phật thừa, nên các chúng sanh đó theo chư Phật nghe pháp rốt ráo đều đặng chứng Nhất thiết chủng trí.

....

Xá Lợi Phất ! Trong cõi nước ở mười phương còn không có hai thừa hà huống có ba.

Xá lợi Phất ! Các đức Phật hiện ra trong đời ác năm trược, nghĩa là: kiếp trược, phiền não trược, chúng sanh trược, kiến trược, mạng trược. Như thế Xá Lợi Phất, lúc kiếp loạn trược, chung sanh nhơ nặng, bỏn xẻn, tham lam, ghét ganh, trọn nên các căn chẳng lành, cho nên các đức Phật dùng sức phương tiện, nơi một Phật thừa, phân biệt nói thành ba.

Xá Lợi Phất ! Nếu đệ tử ta tự cho mình là A la hán cùng Duyên Giác, mà không nghe không biết việc của các đức Phật Như Lai chỉ giáo hóa Bồ Tát, người này chẳng phải đệ tử Phật, chẳng phải A la hán, chẳng phải Duyên Giác.

Lại nữa Xá Lợi Phất ! Các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni đó tự cho mình đã đặng A la hán, là thân rốt sau rốt ráo Niết Bàn, bèn chẳng lại chí quyết cầu đạo Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nên biết bọn đó là kẻ Tăng thượng mạn. Vì sao ?

Nếu có Tỳ kheo thật chứng quả A la hán mà không tin pháp này, quyết không có lẽ ấy, trừ sau khi Phật diệt độ, hiện tiền không Phật. Vì sao? Sau khi Phật diệt độ, những Kinh như thế, người hay thọ trì đọc tụng hiểu nghĩa rất khó có đặng, nếu gặp đức Phật khác ở trong pháp này bèn đặng hiểu rõ.

Xá Lợi Phất ! Các ông nên một lòng tin hiểu thọ trì lời Phật dạy. Lời các đức Phật Như Lai nói không hư vọng, không có thừa nào khác, chỉ có một Phật thừa thôi!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già - Nhập Tất Cả Pháp (trích Quyển 2)

Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già - Nhập tất cả pháp (Q2) (Bản Kinh tại đây.)
Ns.Thích Nữ Trí Hải dịch Hán - Việt.

Này Đại Huệ ! Có năm loại chủng tánh là:

1. Chủng tánh Thanh Văn.
2. Chủng tánh Duyên Giác.
3. Chủng tánh Như Lai.
4. Chủng tánh bất định.
5. Vô chủng tánh.

1. Đại Huệ ! Sao biết được là chủng tánh Thanh văn thừa ?

- Nhưng người khi nghe nói tự tướng, cộng tướng, uẩn, giới, xứ hoặc biết hoặc chứng thì lông tóc dựng ngược, khao khát tu tập; nhưng đối với lý duyên khởi thì không thích quán sát, nên b iết đây là chủng tánh Thanh văn thừa.

- Những người ấy khi đã thấy chỗ mình chứng được, ở vào Địa thứ năm thứ sáu, thì dứt được trói buộc của phiền não song chưa đoạn được tập khí phiền não. Họ vẫn vướng vào "bất tư nghì tử" - cái chết không thể nghĩ bàn. Tiếng rống như sư tử của họ là: "Sinh đã tận, phạm hạnh đã hoàn thành, việc nên làm đã xong, không còn thọ thân sau."

- Họ tu tập "nhân vô ngã" sinh tâm cho mình đã đạt Niết Bàn.

Đại Huệ ! Lại có chúng sanh cầu chứng Niết Bàn, tự nói đã biết tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, cho đây là Niết Bàn. Lại có những người nói: Thấy các pháp thảy đều do nguyên nhân sinh ra, đó là Niết bàn.

Đại Huệ ! Những kẻ ấy không giải thoát, vì chưa thể thấy Pháp vô ngã vậy. Đó là chủng tánh Thanh văn thừa, ngoại đạo, chưa giải thoát mà cho mình đã giải thoát. Ông hãy siêng năng tu tập xả bỏ ác kiến này !

2. Đại Huệ ! Sao biết được chủng tánh Duyên giác thừa ?

- Ấy là những người khi nghe nói 12 nhân duyên thì lông tóc dựng đứng, động lòng rơi lụy, xa lìa huyên náo, không đam mê gì nữa. Khi nghe nói hiện các thứ thân hoặc tụ hoặc tán, các việc thần thông biến hóa, thì tâm họ tin chịu, không phản đối. Nên biết đây là chủng tánh Duyên giác; hãy nói pháp Duyên giác thừa cho họ.

3. Đại Huệ ! Các pháp mà chủng tánh Như lai thừa chứng được thuộc ba loại:


- Ấy là pháp "tự tánh vô tự tánh"
- Pháp "nội thân tự chứng Thánh trí"
- Và pháp "thấy hết thảy các cõi Phật ở ngoài".

Đại Huệ ! Nếu có người nghe nói mỗi mỗi pháp này cho đến pháp "thân, nhà cửa, tài sản đều do tự tâm hiện", nghe nói cảnh giới không thể nghĩ bàn của A lại gia mà không sợ, không kinh khiếp hãi hùng, nên biết người ấy thuộc chủng tánh Như Lai.

4. Đại Huệ ! Bất định chủng tánh là gì ?

- Ấy là khi nghe nói về Tam thừa trên đây đều khởi phát lòng tin, muốn tu học.

Đại Huệ ! Ta vì các hạng người mà so sánh các giai đoạn tu tập, nói các chủng tánh, vì muốn khiến họ an trú trong cảnh giới vô ảnh tượng nên kiến lập như thế.

Đại Huệ ! Những người Thanh văn an trú trong Pháp lạc tam muội, nếu chứng được Thức bị duyên của mình, thấy được pháp vô ngã, sạch tập khí phiền não, thì rốt cuộc cũng sẽ được thân Như Lai.

Thế Tôn liền nói bài tụng:

Quả Dự lưu, Nhất lai
Bất hoàn, A la hán.
Những Thánh nhân như thế,
Tâm họ đều mê hoặc,
Ba thừa ta lập ra.
Một thừa đến không thừa,,
Vì kẻ ngu trí nhỏ,
Vì bậc Thánh ưa tịch,
Pháp môn Đệ nhất nghĩa,
Xa lìa cả hai chấp
Trong chỗ vô cảnh giới.
Làm sao lập ba thừa ?

Các thiền cùng vô lượng,
Vô sắc, Tam ma đề
cho đến Diệt thọ tưởng
Đều không ở ngoài tâm.​

5. Lại nữa Đại Huệ, tại sao hàng Nhất xiển đề đối với pháp giải thoát không sinh vui thích ?

Đại Huệ ! Vì họ đã bỏ mất hết căn lành, hoặc vì từ vô thủy đã khởi nguyện độ chúng sanh.

- Sao gọi là bỏ mất hết căn lành ? Ấy là những người chê bai cá Tạng Kinh của Bồ Tát, cho rằng không hợp với Khế Kinh, với sự điều phục và giải thoát. Như vậy là đoạn hết căn lành, không nhập Niết Bàn được.

- Sao gọi là từ vô thỉ vì chúng sanh khởi nguyện ? Ấy là những Bồ Tát dùng phương tiện bản nguyện, nguyện cho hết thảy chúng sanh đều vào Niết Bàn, nếu còn một chúng sanh chưa vào thì Bồ Tát cũng không vào. Hạng này cũng ở trong đường của Nhất xiển đề, không có tướng của chủng tánh Niết Bàn.

Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn ! Trong hai hạng đó rốt cùng ai không vào Niết Bàn ?

Phật dạy:

- Những Bồ Tát Nhất xiển đề kia vì biết rõ hết thảy pháp xưa nay vốn là Niết Bàn, nên rốt cuộc không nhập.

- Còn hạng Nhất xiển đề đã bỏ các thiện căn thì hoặc sẽ nhờ uy lực Phật, hoặc có khi phát sinh thiện căn. Vì sao ? Vì Phật không bao giờ bỏ rơi một chúng sanh nào.

Cho nên, chỉ có Bồ Tát nhất xiển đề là không nhập Niết Bàn.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4

Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4. (Bản Kinh tại đây).
Ht. Thích Duy Lực dịch Hán-Việt.

A Nan và đại chúng nghe lời Phật dạy, nghi hoặc tiêu trừ, tâm ngộ thật tướng, thân ý khinh an, được pháp chưa từng có, rơi lệ đảnh lễ chân Phật, quỳ gối chắp tay bạch Phật rằng:

- Lòng trong sạch vô thượng đại bi của Phật, khéo khai ngộ cho tâm chúng con, dùng đủ thứ nhân duyên và phương tiện dìu dắt kẻ chìm đắm ra khỏi biển khổ.

- Thế Tôn, nay con dù được nghe pháp âm như thế, nhận biết diệu tâm sáng tỏ khắp mười phương thế giới, trùm chứa các cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm trong mười phương quốc độ.

- Như Lai lại trách con đa văn vô ích, chẳng bằng tu tập, nay con như người phiêu bạt, bỗng được Thiên Vương ban cho cái nhà sang, dù được nhà lớn, nhưng phải biết chỗ cửa vào.

- Vậy xin Như Lai từ bi khai thị cho những kẻ mê muội trong hội này, lìa bỏ Tiểu thừa, đều được bước lên con đường đã phát tâm từ xưa nay, thẳng đến Vô Dư Niết Bàn của Như Lai, khiến hàng hữu lậu biết cách uốn dẹp tâm phan duyên từ lâu đời, được pháp tổng trì, chứng nhập Tri Kiến Phật.

...

- A Nan! Nếu các ngươi muốn lìa bỏ Thanh Văn, tu Bồ Tát Thừa, nhập Tri Kiến Phật, thì nên xét kỹ chỗ phát tâm của nhân địa, với chỗ giác ngộ của quả địa là đồng hay là khác?

- A Nan, nếu ở nơi nhân địa, dùng tâm sanh diệt làm cái nhân tu hành, để cầu cho được quả chẳng sanh diệt của Phật thừa thì chẳng đúng.

- Do nghĩa này, ngươi nên xét kỹ vạn vật trên thế gian, các pháp có thể tạo ra đều phải biến diệt. A Nan, ngươi hãy xem các pháp có thể tạo ra, có cái nào chẳng hoại chăng? Nhưng chẳng bao giờ nghe nói hư không biến hoại. Tại sao? Vì hư không chẳng phải là vật sở tạo, cho nên chẳng thể biến hoại.

- Vậy thì trong thân ngươi, tánh cứng là Địa, ướt nhờn là Thủy, hơi ấm là Hỏa, lay động là Phong, do tứ đại ràng buộc, mà chia cái diệu tâm sáng tỏ của ngươi ra thành Kiến, Văn, Giác, Tri từ vô thỉ, tạo thành năm lớp ô trược.

- Sao gọi là trược? A Nan, ví như nước trong bản tánh thanh khiết, và những thứ bụi, đất, tro, cát, bản chất ngăn ngại, thể tánh vốn khác nhau. Bỗng có người lấy đất cát bỏ vào nước trong, làm cho đất mất ngăn ngại, nước mất thanh khiết, thành tướng vẩn đục, nên gọi là trược. Năm lớp ô trược của ngươi cũng vậy.

- A Nan! Ngươi thấy hư không khắp mười phương thế giới, hư không và kiến tinh chẳng thể phân ra rõ ràng; hư không thì chẳng có bản thể, tức là ngoan không; kiến tinh thì chẳng có bản giác, tức là vô minh, cả hai giao kết lẫn nhau, vọng thành lớp thứ nhất, gọi là Kiếp Trược.

- Kiến, Văn, Giác, Tri vốn chẳng ngăn ngại, vì kẹt nơi tứ đại nên thành ngăn ngại; Địa, Thủy, Hỏa, Phong vốn chẳng giác tri, vì xoay chuyển theo lục căn thành có giác tri, các điều đó giao kết lẫn nhau, vọng thành lớp thứ hai, gọi là Kiến Trược.

- Lại, trong tâm ngươi, tánh tưởng nhớ học tập phát ra tri kiến, dung nạp lục trần, lìa trần thì chẳng có tướng, lìa giác thì chẳng có tánh, từ đó giao kết lẫn nhau vọng thành lớp thứ ba gọi là Phiền Não Trược.

- Lại tâm niệm của ngươi ngày đêm sanh diệt chẳng ngừng, tri kiến thì muốn ở mãi trên thế gian, nhưng nghiệp báo xoay vần lại thường dời đổi trong lục đạo, những điều ấy giao kết lẫn nhau, vọng thành lớp thứ tư, gọi là Chúng Sanh Trược.

- Tánh kiến văn của các ngươi vốn chẳng khác biệt, do lục trần ngăn cách, bỗng thành khác biệt, tánh biết thì đồng, sự dụng thì khác, đồng và khác chẳng định, từ đó giao kết lẫn nhau, vọng thành lớp thứ năm, gọi là Mệnh Trược.

- A Nan! Nay ngươi muốn cho Kiến, Văn, Giác, Tri khế hợp với tứ đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của Như Lai,

(1). Trước hết phải lọc bỏ cội gốc sanh tử, dựa theo tánh trong lặng chẳng sanh diệt của diệu tâm, để xoay các thứ sanh diệt hư vọng trở về bản giác.

(2). Được tánh chẳng sanh diệt của bản giác làm cái tâm nhân địa, rồi mới viên thành sự tu chứng của quả địa.

Như lắng nước đục trong đồ đựng nước, để yên mãi chẳng lay động, đất cát tự chìm và nước trong hiện ra, ấy gọi là bắt đầu uốn dẹp được khách trần phiền não;

Gạn bùn hết sạch, chỉ còn nước trong, gọi là dứt hẳn căn bản vô minh, tướng minh thuần nhất thì tất cả biến hiện đều chẳng gây ra phiền não, và đều hợp với diệu đức trong sạch của Niết Bàn.

------------------------------------
Đạt Ma cưỡi sóng vượt trùng Dương,
Huệ Năng thân ý đều tỏ tường !
Nhập Tri Kiến Phật liền tự tại,
Đến đi tùy ý, chẳng luyến thương !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 6

Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 6. http://www.namo84000.org/kinh-thủ-lang-nghiem-quyển-vi/(Bản Kinh tại đây).


(1). Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
1. Bước đầu ở trong sự nghe được "nhập lưu" (chẳng chạy theo lục trần) mà quên cái sở nghe .

2. Sở nhập đã tịch, thì hai tướng động và tịnh chẳng sanh, như thế dần dần tiến thêm, thì năng nghe và sở nghe đều hết;

3. Sự hết năng sở của nghe cũng chẳng trụ.

4. Còn biết chẳng trụ thì còn năng giác và sở giác, nên phải Không cái năng giác sở giác, thì sự Không giác ấy mới cực viên tròn;

5. Năng giác sở giác được Không đến cùng tột, là nhập vào chỗ Không;

6. Nhập vào chỗ Không thì còn trụ nơi Không, nên năng không sở không cũng phải diệt.

7. Năng sở của Không diệt rồi thì tất cả sự sanh và diệt đều hết, sanh diệt đã diệt, thì tịch diệt hiện tiền, thình lình siêu việt thế gian và xuất thế gian.

Đến đây, khắp mười phương pháp giới đều sáng tỏ, được hai thứ thù thắng tròn đầy sáng tỏ:

A/ Trên khế hợp với giác tâm vốn huyền diệu của mười phương chư Phật, với Như Lai đồng một Từ Lực (Phật độ chúng sanh "cho vui", nhưng không có năng độ, gọi là Vô Duyên Từ).

B/ Dưới khế hợp với tất cả mười phương chúng sanh lục đạo, với tất cả chúng sanh đồng một Bi Ngưỡng (chúng sanh cầu Phật độ lìa khổ, nhưng không có sở độ, gọi là Đồng Thể Bi).

--------------------------------------------------
Một câu Di Đà đặt nơi Tâm,
Nhẫn nại, niệm niệm thật phân minh.
Nhất tâm bất loạn, liền nghe Hiệu
"Nhập lưu", pháp ấy tất tương ưng!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4

Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4. (Bản Kinh tại đây.)

(2).
Phật bảo A Nan:
- Nay ngươi đã được quả Tu Đà Hoàn, diệt được kiến hoặc của chúng sanh ba cõi trên thế gian, nhưng còn chưa biết những tập khí hư vọng đã tích chứa trong căn từ vô thỉ, tập khí ấy phải nhờ tu Đạo mới được dứt trừ.

- Khi đã dứt trừ, tức là đến bậc vô học, chẳng những biết được quá trình dời đổi của sanh, trụ, dị, diệt nơi một chúng sanh, mà còn biết được những hành tướng vi tế, niệm niệm dời đổi của tất cả chúng sanh trong đại thiên thế giới.

- Nay ngươi hãy xét lục căn này là nhất hay lục? A Nan, nếu cho là nhất, thì tai sao chẳng thấy, mắt sao chẳng nghe, đầu sao chẳng đi, chân sao chẳng nói? Nếu cho là lục, như ta ở trong hội vì ngươi chỉ dạy pháp môn nhiệm mầu, vậy lục căn của ngươi căn nào lãnh thọ?

A Nan đáp:

- Con dùng tai nghe.

Phật nói:

- Tai ngươi tự nghe, có liên quan gì đến thân miệng, mà miệng thì hỏi đạo, thân tỏ cung kính?

Vậy biết phi nhất thành lục, phi lục thành nhất; kỳ thật căn ngươi chẳng phải vốn nhất vốn lục.

A Nan nên biết cái căn phi nhất phi lục này, vì vọng chấp điên đảo, chìm nổi từ vô thỉ, nên ở nơi bản tánh viên thông, sanh ra cái nghĩa nhất lục.

Ngươi là bậc Tu Đà Hoàn, dù được tiêu lục, nhưng chưa diệt nhất;

Ví như hư không đặt vào nhiều khuôn hình, do khuôn hình khác nhau nên nói hư không có khác, nếu trừ bỏ khuôn hình, xem lại hư không thì nói hư không là một, hư không làm sao lại vì ngươi mà thành đồng hay dị, huống chi còn gọi là một hay chẳng phải một!

Vậy biết, sự thọ dụng của lục căn cũng như vậy.

...

- A Nan! Lục căn như thế, do giác minh kia có năng minh để minh cái giác, thì đánh mất cái tinh minh liễu triệt ấy, thành ra dính mắc nơi hư vọng, rồi phát ra ánh sáng.

- Cho nên ngươi hôm nay, lìa tối lìa sáng thì chẳng có cái thấy; lìa động lìa tịnh thì vốn chẳng cái nghe; không thông không nghẽn thì cái tánh ngửi chẳng sanh; không vị không lạt thì sự nếm chẳng ra; bất ly bất hợp thì xúc giác vốn chẳng có; không sanh không diệt thì sự liễu tri đặt ở chỗ nào?

- Ngươi chỉ cần chẳng duyên theo sự động tịnh, hợp ly, vị lạt, thông nghẽn, sanh diệt, sáng tối, mười hai tướng hữu vi này, tùy tiện nhổ ra một căn, thoát khỏi sự dính mắc, trở về bản tánh chân thật, hiện ra sự chiếu soi của tự tánh.

- Tánh chiếu soi phát ra ánh sáng, thì sự dính mắc của ngũ căn kia liền cùng được giải thoát và tri kiến khởi lên, chẳng do cảnh trần. Chiếu soi chẳng duyên theo lục căn, mà nhờ lục căn phát ra ánh sáng, do đó, sự dụng của lục căn dung thông lẫn nhau.

...

- A-Nan! Ngươi há chẳng biết hiện trong hội này, A Na Luật Đà chẳng mắt mà thấy; rồng Bạt Nan Đà chẳng tai mà nghe; thần nữ Căng Già chẳng mũi mà ngửi hương; Kiều Phạm Bát Đề lưỡi trâu mà biết vị; thần Thuấn Nhã Đa bản chất là gió, vốn chẳng tự thể, do ánh sáng tự tánh, tạm hiện hình bóng, nên chẳng có thân mà biết xúc; các hàng Thanh văn được diệt tận định trong hội này như Ma Ha Ca Diếp, ý căn đã diệt từ lâu mà vẫn rõ biết khắp nơi, chẳng do tâm niệm.

- A Nan! Nếu các căn của ngươi đều đã được giải thoát, thì sự dụng của tự tánh tự hiện, như trong lặng mà phát ra ánh sáng, vậy phù trần và các tướng biến hóa trong thế gian đều tiêu, như nước sôi làm tan băng đá, ngay đó liền hóa thành Vô Thượng Tri Giác.


Quyển 5:
- A Nan! Nay tùy ngươi lựa chọn một căn nơi Lục căn, nếu giải tỏa được gốc căn thì tướng trần tự diệt, vọng tưởng liền tiêu, vậy chẳng phải chơn là gì?

- A Nan! Ta lại hỏi ngươi: Cái khăn sáu kết này nếu cùng một lượt mở ra, có được chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không ạ! Kết này khi thắt có thứ tự, nay mở cũng phải theo thứ tự. Sáu kết dù đồng thể, nhưng thắt chẳng cùng thời, thì làm sao có thể mở cùng một lượt?
Phật nói:

- Giải tỏa lục căn cũng như vậy, căn này vừa bắt đầu giải tỏa thì được Nhân Ngã Không, nếu tánh Không sáng tỏ, thì Pháp Ngã giải thoát, thành tựu pháp giải thoát xong, cả hai thứ Không đều chẳng sanh, ấy gọi là từ Tam Ma Địa, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn của Bồ Tát.
--------------------------------------------------
Kiến hoặc, Tự hoặc, Trần sa hoặc
Đoạn dứt, "Vét sạch ", chẳng "vọng chấp "
"Càn Huệ" mới thật sự tương ưng,
Chính thức lên giai vị Bồ Tát.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 6 (Viên Thông!)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 6. (Bản Kinh tại đây.)

(3). Thế Tôn! Con lại dùng vô tác diệu lực của sự huân tu Kim Cang Tam Muội này:
1. Chẳng quán âm thanh, tự quán kẻ quán...

2. Xoay Tri kiến về Bản Tri...xoay cái nghe về Bản Văn...

3. Vọng tưởng dứt sạch...Huân tập cái nghe thành Bản Văn, tiêu cả lục căn thành một tánh Văn...

4. Huân tập tánh Văn thuần nhất sáng tỏ, chiếu khắp pháp giới, dẹp tan tối tăm...

5. Âm thanh tiêu sạch, tánh nghe trở vào, thoát khỏi trần vọng...

6. Huân tu tánh Văn, xa lìa cảnh trần, sắc dục chẳng thể lôi kéo...

7. Thuần âm vô trần, căn trần viên dung, chẳng năng sở đối đãi...

8. Xoay minh tiêu trần, trở về Bản Tánh, cả pháp giới, thân tâm đều như lưu ly, thấu triệt vô ngại...

9. Tiêu dung hình thể, trở về bản Văn, ngồi bất động đạo tràng, vào thế gian mà chẳng hoại pháp thế gian, đi khắp 10 phương, cúng dường vô số Như Lai...

10. Lục căn viên thông, sáng và soi không hai, khắp mười phương thế giới, lập Đại Viên Cảnh, Không Như Lai Tạng, thừa nhận pháp môn bí mật của vô số Như Lai, chẳng có thiếu sót...

11. Trăm ức nhật nguyệt chiếu khắp Tam thiên Đại thiên thế giới này, trong đó có 62 hằng sa Pháp Vương Tử đang trụ trì nơi thế gian, tu Chánh pháp, làm mô phạm, mỗi mỗi dùng phương tiện và trí huệ chẳng đồng, tùy thuận căn tánh mọi người để giáo hóa chúng sanh.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 8. (Bản Kinh tại đây.)

Nay ngươi tu chứng Tam Ma Địa, đối với bản nhân của tư tưởng tán loạn ấy, phải lập ba tiệm thứ mới có thế diệt trừ, cũng như muốn trừ mật độc trong bình để đựng cam lồ, thì phải dùng nước sôi và tro rửa sạch cái bình, rồi mới đựng cam lồ.

- Thế nào gọi là ba tiệm thứ ? Một là tu tập trừ các trợ nhân; hai là chơn tu, nạo sạch chánh tánh; ba là tinh tấn, xoay ngược hiện nghiệp.

1. Sao gọi là trợ nhân?

- A Nan! 12 loại chúng sanh trong thế giới, chẳng thể tự sống, phải nhờ bốn cách ăn để nuôi dưỡng, ấy là: ăn bằng cách nhai xé như con người; ăn bằng ngửi mùi hơi như quỷ thần; ăn bằng niệm tưởng như cõi Tứ Thiền và ăn bằng ý thức như cõi Tứ không, cho nên Phật nói tất cả chúng sanh đều nhờ sự ăn mà tồn tại.

- A Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa, nên dứt bỏ ngũ tân của thế gian, ngũ tân này hễ ăn chín thì phát lòng dâm, ăn sống thì thêm sân hận. Những người ăn ngũ tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương thiên tiên đều chê mùi hôi thối ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ, thừa lúc đang ăn ngũ tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích.

- Người ăn ngũ tân mà tu Tam Ma Địa, thì Bồ Tát, Thiên Tiên, mười phương thiện thần chẳng đến hộ vệ. Đại lực ma vương có cơ hội hiện ra thân Phật, thuyết pháp cho họ, chê bai giới cấm, tán thán dâm dục và sân si. Người ấy chết thành quyến thuộc ma, khi hết phước báo của ma, liền đọa ngục A Tỳ.

- A Nan! Người tu đạo Bồ Đề phải dứt hẳn ngũ tân, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ nhất.

2. Sao gọi là nạo sạch Chánh Tánh?

- A Nan! Chúng sanh muốn vào Tam Ma Địa, trước tiên phải giữ giới trong sạch, dứt hẳn lòng dâm, chẳng dùng rượu thịt, chỉ ăn đồ nấu chín, chẳng ăn đồ sống.

- A Nan! Người tu hành nếu chẳng dứt dâm dục và sát sanh, mà muốn ra khỏi ba cõi thì chẳng có chỗ đúng. Nên phải xem sự dâm dục như rắn độc, như kẻ thù.

- Trước tiên phải giữ Tứ khí, Bát khí của giới Thanh Văn, trì thân chẳng động, sau hành theo luật nghi trong sạch của Bồ Tát, trì tâm chẳng khởi. Giới cấm đã thành tựu, đối với thế gian, trọn chẳng còn những nghiệp tương sanh tương sát; đã chẳng trộm cắp thì chẳng mắc nợ nhau, và khỏi phải trả nợ của thế gian.

- Người trong sạch ấy tu Tam Ma Địa, với cái thân của cha mẹ sanh, chẳng cần thiên nhãn, tự nhiên thấy được mười phương thế giới, gặp Phật nghe pháp, vâng lãnh thánh chỉ, được đại thần thông, dạo khắp cõi mười phương, túc mạng trong sạch, chẳng còn những điều khó khăn nguy hiểm, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ hai.

3. Sao gọi là Xoay ngược Hiện Nghiệp?

– A Nan! Người giữ giới trong sạch như thế, tâm chẳng tham dâm thì chẳng dong ruổi theo lục trần bên ngoài, do sự chẳng dong ruổi tự xoay về bản tánh, đã chẳng duyên theo cảnh trần thì lục căn chẳng chỗ nương tựa, ngược dòng về Nhất, lục dụng chẳng thành, mười phương quốc độ sáng suốt trong sạch, ví như lưu ly, bên trong có trăng sáng (tự chiếu vô năng sở), thân tâm an lạc, diệu viên bình đẳng, được đại yên ổn, tất cả mật viên tịnh diệu của Như Lai đều hiện trong đó, người ấy liền được vô sanh pháp nhẫn.

Từ đó dần dần, tùy theo cấp bậc tu chứng, an lập Thánh vị, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ ba.

– A Nan! Thiện nam tử ấy, dục ái khô cạn, căn và cảnh chẳng duyên nhau, cái báo thân hiện tiền này chẳng còn tiếp tục sanh nữa, giữ tâm rỗng sáng, thuần là trí huệ; tánh trí huệ sáng suốt chiếu mười phương cõi. Chỉ có cái huệ khô cạn ấy, gọi là Càn Huệ Địa.

1. Thập Tín.
2. Thập Trụ.
3. Thập Hạnh.
4. Thập Hồi Hướng.
5. Tứ Gia Hạnh.
6. Thập Địa.
7. Đẳng Giác.
8. Diệu Giác.
...

- Mỗi mỗi địa ấy, đều lấy trí Kim Cang quan sát mười thứ ví dụ như huyễn, dùng Xa Ma Tha (chỉ) và Tỳ Bà Xá Na (quán) của chư Như Lai tu chứng trong sạch lần lượt sâu vào.

- A Nan! Như thế đều dùng ba tiệm thứ tiến tu, nên khéo thành tựu 55 quả vị trong đạo Bồ Đề chơn thật. Quán như thế gọi là chánh quán, chẳng quán như thế gọi là tà quán.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 9,10.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 9,10. (Bản Kinh tại đây: (9),(10).)

MA NGŨ ẤM:

- Nay ta đã thuyết pháp chơn tu, các ngươi còn chưa hiểu những ma sự vi tế, cảnh ma hiện tiền, các ngươi cũng chẳng biết, vì tâm chẳng chánh, lọt vào tà kiến, nên bị ma ngũ ấm, hoặc thiên ma, hoặc quỷ thần, hoặc yêu mỵ xâm nhập, trong tâm chẳng biết, nhận giặc làm con.

- Những người nhị thừa, được ít lại cho là đủ, như Tỳ Kheo Vô Văn, tu đến tứ thiền mà vọng nói đã chứng thánh quả, đến khi hết phước báo cõi trời, đọa địa ngục A Tỳ. Nay các ngươi hãy chú ý nghe:

- Các ngươi phải biết, cái tâm thể bản giác của mười phương chúng sanh vốn viên mãn diệu minh, cùng với mười phương chư Phật chẳng hai chẳng khác, vì do vọng tưởng của các ngươi mê chấp đạo lý mới thành lỗi lầm, từ đó sanh ra si ái, si ái sanh trưởng khắp nơi, nên có tánh hư không, sự mê chấp tiến hóa không ngừng, nên sanh ra thế giới, vậy thì mười phương vô số quốc độ đều do vọng tưởng kiến lập.

- Phải biết: Hư không sanh khởi trong tâm các ngươi như đám mây ở giữa hư không, huống là các thế giới đều ở trong hư không.

- Trong các ngươi có một người kiến tánh, thì mười phương hư không đều tiêu diệt ngay, làm sao những quốc độ trong hư không chẳng bị tan nát.

- Các ngươi tu thiền đến nơi chánh định, cũng như mười phương Bồ Tát và Đại A La Hán, chơn tâm dung thông, ngay đó trạm nhiên. Khi ấy, tất cả ma vương và quỷ thần, thấy cung điện của mình khi không sụp đổ, đều cảm thấy kinh khủng, họ đều được năm thứ thần thông (chỉ trừ ra Lậu Tận Thông), ham thích trần lao, đâu thể để cho người tu Chánh pháp làm sụp đổ xứ sở của họ, cho nên đang lúc người tu được chánh định, những thiên ma, yêu tinh, quỷ thần đều tụ lại để quấy phá, nhưng họ ở trong trần lao, người tu ở trong diệu giác, dù họ hung dữ cách mấy cũng hại chẳng được; ví như gió thổi ánh sáng, hoặc dùng dao cắt nước, chẳng ăn nhằm gì.

Họ như băng đá, người tu như nước nóng, nước nóng làm tan rã băng đá. Họ ỷ lại sức thần thông, nhưng chỉ là khách, người tu là chủ, nếu chủ mê thì khách được thành tựu sự quấy phá của họ, nếu người tu ngay đó giác ngộ chẳng mê, thì ma sự của họ chẳng làm gì được mình.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 7 (Hộ Tri Chánh Pháp!)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 7. ( BảnKinh tại đây.)

Hàng hữu học các ngươi chưa ra khỏi luân hồi phát tâm chí thành tu chứng quả A La Hán, nếu chẳng trì chú này mà ngồi đạo tràng, muốn khiến thân tâm xa lìa các ma sự thì chẳng có chỗ đúng.

(545). Án

(546). A na lệ

(547). Tỳ xá đề

(548). Bệ ra

(549). Bạt xà ra

(550). Ðà rị

(551). Bàn đà bàn đà nể

(552). Bạt xà ra bán ni phấn

(553). Hổ hồng đô lô ung phấn

(554). Ta bà ha
.


- A Nan! Những câu vi diệu, bí mật của “Phật Đảnh Quang Tụ, thuần trắng chẳng ô nhiễm” này, sanh ra tất cả chư Phật:

- Mười phương Như Lai do tâm chú này, được thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác.

- Mười phương Như Lai trì tâm chú này, uốn dẹp tà ma, chế phục ngoại đạo.

- Mười phương Như Lai vận tâm chú này, ngồi bửu liên hoa, ứng hiện trong vô số quốc độ.

- Mười phương Như Lai dùng tâm chú này, nơi vô số quốc độ, chuyển đại pháp luân.

- Mười phương Như Lai trì tâm chú này, hay ở nơi mười phương xoa đảnh thọ ký cho hàng Bồ Tát, Thanh Văn, cho đến người chưa chứng quả vị.

- Mười phương Như Lai nương tâm chú này, hay ở nơi mười phương cứu vớt các khổ như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đui, điếc, ngọng, câm và bát khổ, những tai nạn lớn nhỏ đồng thời được giải thoát; các nạn: giặc, binh, vua, ngục, bão, lụt, lửa, nước cho đến đói khát nghèo nàn, ngay đó tiêu tan.

- Mười phương Như Lai tùy theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương phụng sự thiện tri thức, trong tứ oai nghi được cúng dường như ý; nơi pháp hội của hằng sa Như Lai, được suy tôn là Đại Pháp Vương Tử.

- Mười phương Như Lai hành theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương nhiếp thọ người có nhân duyên, khiến hàng Tiểu Thừa nghe tạng bí mật, chẳng sanh kinh sợ.

- Mười phương Như Lai tụng tâm chú này, thành Vô Thượng Giác, ngồi dưới cây Bồ Đề vào Đại Niết Bàn.

- Mười phương Như Lai truyền tâm chú này, sau khi diệt độ, phó chúc Phật Pháp, trụ trì cứu cánh, nghiêm tịnh giới luật, thảy đều trong sạch.

- Như ta thuyết chú ” Phật Đảnh Quang tụ chẳng ô nhiễm” này, từ sáng đến tối chẳng dứt tiếng, trong đó những chữ và câu cũng chẳng trùng điệp, nếu từ đây ngộ nhập, mới biết tất cả hữu tình vô tình cũng thường thuyết chú này, nên gọi “Đảnh Như Lai” vậy.

--------------------------------
Chư đệ tử Như Lai,
Đã ngộ tự tánh Phật.
Trì tụng Tâm Chú này,
Bảo hộ người chân tu.
Đấy là độ chúng sanh,
Cũng là đền ơn Phật.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Đại Phật Đảnh, Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Thủ Lăng Nghiêm Tâm Chú !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Bát Nhã

Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Bát Nhã.
Ht.Thích Duy Lực dịch Hán-Việt.

Tam thế chư Phật, mười hai bộ Kinh ở trong tự tánh vốn đã đầy đủ, vì tự ngộ chẳng được, nên phải nhờ Thiện tri thức chỉ ra mới thấy, kẻ tự ngộ thì chẳng phải nhờ đến người khác.

Nếu cố chấp rằng phải luôn luôn ỷ lại Thiện tri thức mới mong được giải thoát thì không bao giờ được.

Tại sao vậy? Vì ở trong tự tâm sẵn có tri thức tự ngộ, nếu khởi tà kiến mê chấp vọng tưởng điên đảo, dẫu cho gặp Thiện tri thức dạy bảo cũng chẳng cứu được.

Nếu khởi chân chánh BÁT NHÃ tham cứu, trong một sát na vọng tưởng đều tiêu, nhận được tự tánh, đốn siêu Phật địa.

Thiện tri thức, dùng Trí Huệ chiếu soi, trong ngoài sáng tỏ rõ ràng thì nhận được bổn tâm. Nếu nhận được bổn tâm tức vốn là giải thoát, được giải thoát tức là BÁT NHÃ TAM MUỘI, BÁT NHÃ TAM MUỘI tức là VÔ NIỆM.

Sao gọi là vô niệm?

1. Nếu thấy tất cả pháp tâm không nhiễm trước gọi là VÔ NIỆM, dùng thì khắp nơi, cũng chẳng dính mắc ở khắp nơi;

2. Hễ sạch được bổn tâm, khiến lục thức ra cửa lục căn, đối với lục trần mà chẳng nhiễm chẳng trước, đi lại tự do, ứng dụng vô ngại tức là BÁT NHÃ TAM MUỘI, tự tại giải thoát, gọi là hạnh VÔ NIỆM
.

Chứ chẳng phải như người lầm tưởng cho là trăm điều chẳng nghĩ, chỉ cho niệm tuyệt, ấy là pháp trói buộc, tức là biên kiến.

Thiện tri thức, kẻ ngộ pháp VÔ NIỆM thông đạt vạn pháp, ngộ pháp VÔ NIỆM thấy được cảnh giới chư Phật, ngộ pháp VÔ NIỆM được đến địa vị Phật.

Thiện tri thức, nếu người đời sau ngộ được pháp này, đem pháp môn đốn giáo này với những người đồng một chánh kiến chánh hạnh phát nguyện cùng tu, như cúng dường Phật mà suốt đời chẳng thối lui, người ấy nhất định được vào Thánh vị.

Nhưng phải truyền thọ, từ trước đến nay các Tổ đều mặc truyền tâm ấn, chẳng được ẩn giấu Chánh Pháp. Nếu chẳng phải đồng một chánh kiến, chánh hạnh, là người đã ở trong pháp khác thì chẳng được truyền thọ, vì sợ kẻ ngu chẳng hiểu, lại sanh phỉ báng pháp môn này, phá hoại truyền thống CHÁNH PHÁP của Cổ Ðức, làm cho muôn ngàn kiếp sau đoạn dứt Phật chủng, cuối cùng vô ích.

Thiện tri thức, nay ta có một bài VÔ TƯỚNG TỤNG, mọi người hãy tự giữ lấy, không kể xuất gia, tại gia, nên y theo bài tụng mà tu hành, nếu chẳng tự tu mà chỉ ghi nhớ lời ta cũng chẳng ích lợi gì. Bài tụng rằng:

Thuyết thông cập tâm thông,
Như nhựt xử hư không,
Duy truyền kiến tánh pháp,
Xuất thế phá tà tông.

Pháp tức vô đốn tiệm,
Mê ngộ hữu trì tật,
Chỉ thử kiến tánh môn,
Ngu nhơn bất khả tất.

Thuyết tức tuy vạn ban,
Hợp lý hườn quy nhất.
Phiền não ám trạch trung,
Thường tu sanh huệ nhựt,

Tà lai phiền não chí.
Chánh lai phiền não trừ,
Tà chánh câu bất dụng,
Thanh tịnh chí vô dư.

Bồ đề bổn tự tánh,
Khởi tâm tức thị vọng,
Tịnh tâm tại vọng trung,
Ðản chánh vô tam chướng,

Thế nhơn nhược tu đạo,
Nhất thiết tận bất phương.
Thường kiến tự kỷ quá,
Dữ đạo tất tương đương.

Sắc loại tự hữu đạo,
Các bất tương phương não,
Ly đạo biệt mích đạo,
Chung thân bất kiến đạo.

Ba ba độ nhất sanh,
Ðáo đầu hườn tự áo.
Dục đắc kiến chơn đạo,
Hạnh chánh tức thị đạo.

Tự nhược vô đạo tâm,
Ám hành bất kiến đạo.
Nhược chơn tu đạo nhơn,
Bất kiến thế gian quá,

Nhược kiến tha nhơn phi,
Tự phi khước thị tả,
Tha phi ngã bất phi,
Ngã phi tự hữu quá,

Ðản tự khước phi tâm,
Ðả trừ phiền não phá.
Tắng ái bất quan tâm,
Trường thân lưỡng cước ngọa.

Dục nghĩ hoá tha nhơn,
Tự tu hữu phương tiện.
Vật linh bỉ hữu nghi,
Tức thị tự tánh hiện.

Phật pháp tại thế gian,
Bất ly thế gian giác,
Ly thế mích bồ đề,
Cáp như cầu thố giác.
Chánh kiến danh xuất thế,
Tà kiến danh thế gian,
Tà chánh tận đả khước,
Bồ đề tánh uyển nhiên.

Thử tụng thị đốn giáo,
Diệc danh đại pháp thuyền,
Mê văn kinh lũy kiếp.
Ngộ tắc sát na gian.

Dịch nghĩa:

Thuyết thông lại tâm thông,
Như mặt trời giữa không,
Chỉ truyền pháp kiến tánh,
Hoằng pháp phá tà tông.

Pháp vốn chẳng đốn tiệm,
Mê ngộ có nhanh chậm,
Pháp môn kiến tánh này,
Kẻ ngu chẳng thể tri.

Thuyết tuy muôn ngàn lối,
Ðúng lý chỉ là một,
Nhà phiền não đen tối,
Thường nên sanh huệ nhật,

Tà khởi phiền não tới,
Chánh đến phiền não trừ,
Tà chánh đều chẳng chấp,
Thanh tịnh đến cùng tột.

Tự tánh vốn Bồ Đề,
Khởi tâm tức là vọng,
Tịnh tâm ở trong vọng,
Niệm chánh chẳng tam chướng.

Người đời muốn tu đạo,
Tất cả đều chẳng ngại,
Thường tự thấy lỗi mình,
Với Đạo tức tương ưng.

Muôn loài tự có đạo,
Mỗi mỗi chẳng ngại nhau,
Ngoài tâm đi tìm đạo,
Suốt đời chẳng thấy đạo.
Bôn ba qua một đời,
Sau cùng tự áo não.

Muốn được thấy chơn đạo,
Hạnh chánh tức là đạo,
Nếu tự chẳng đạo tâm,
Ðen tối chẳng thấy đạo.

Nếu là người chơn tu,
Chẳng thấy lỗi thế gian,
Nếu thấy lỗi của người,
Trái lại thành tự quấy.

Người quấy ta chẳng quấy,
Thấy quấy thành tự lỗi.
Hễ bỏ tâm chấp quấy,
Phiền não tự tan rã.

Thương ghét chẳng quan tâm,
Duỗi thẳng hai chân nằm.
Muốn hoá độ chúng sanh,
Tự phải có phương tiện,
Khiến họ hết nghi ngờ,
Tức là tự tánh hiện.

Phật pháp tại thế gian,
Chẳng rời thế gian giác,
Lià thế tìm bồ đề,
Cũng như tìm sừng thỏ.
Chánh kiến gọi xuất thế,
Tà kiến gọi thế gian,
Tà chánh đều quét sạch,
Tánh bồ đề rõ ràng.

Tụng này là đốn giáo,
Cũng gọi đại pháp thuyền.
Lúc mê tu nhiều kiếp,
Ngộ chỉ một sát na.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Định Huệ.

Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Định Huệ.

Thiện tri thức, pháp môn này lấy ÐỊNH HUỆ làm gốc. Các ngươi chớ lầm rằng ÐỊNH với HUỆ có khác; ÐỊNH HUỆ vốn nhất thể, chẳng phải là hai. Ðịnh là thể của Huệ, Huệ là dụng của Ðịnh, ngay trong lúc Huệ có Định, ngay trong lúc Định có Huệ, thấu được nghĩa này tức là Định Huệ đồng nhau.
...
Thiện tri thức, ÐỊNH HUỆ ví như cái gì? Như đèn và ánh sáng: có đèn thì sáng, không đèn thì tối; đèn là thể của sáng, sáng là dụng của đèn, tên tuy có hai, thể vốn là một, pháp ÐỊNH Huệ cũng vậy.
...
Nếu tâm miệng đều lành, trong ngoài nhất thể, tức là định huệ đồng nhau. Tự ngộ tu hành, chẳng nên tranh biện, nếu tranh giành trước sau thì đồng với kẻ mê, chẳng dứt hơn thua, lại thêm ngã chấp, chẳng lìa được Tứ Tướng (nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả).
...
Thiện tri thức, nói Nhất Hạnh Tam Muội, là ở tất cả mọi nơi đi đứng nằm ngồi thường hành Trực Tâm.... Người hành Trực tâm, đối với tất cả pháp chẳng nên chấp trước.

Kẻ mê chấp pháp tướng, chấp Nhất Hạnh Tam Muội, cứ nói ngồi yên chẳng động, vọng chẳng khởi nơi tâm tức là Nhất Hạnh Tam Muội; kiến giải như vậy đồng với vô tình, đó là nhân duyên chướng đạo.
...
Thiện tri thức, đạo cần phải linh động, chớ nên làm cho ngăn trệ. Tâm chẳng trụ pháp thì đạo được linh động, tâm nếu trụ pháp, gọi là tự trói. Nếu nói ngồi yên chẳng động là đúng, chỉ như Xá Lợi Phất tĩnh tọa trong rừng lại bị Duy Ma Cật quở.
...
Thiện tri thức, pháp môn này xưa nay lập VÔ NIỆM làm Tông, VÔ TƯỚNG làm thể, VÔ TRỤ làm gốc.

VÔ TƯỚNG là ở nơi tướng mà lìa tướng.
VÔ NIỆM là ở nơi niệm mà chẳng niệm.
VÔ TRỤ là bản tánh của con người đối với tất cả sự vật, thiện ác, tốt xấu, kẻ thù, người thân trên thế gian, cho đến lúc bị người nói xấu, khinh rẻ, đều cho là không, chẳng nghĩ trả thù, niệm niệm chẳng nghĩ ngoại cảnh.

Nếu niệm trước, niệm sau và đang niệm, niệm niệm theo cảnh chẳng dứt, gọi là trói buộc;


Đối với tất cả pháp niệm niệm chẳng trụ tức là chẳng trói buộc vậy, đây là lấy VÔ TRỤ làm gốc.

Thiện tri thức, ngoài lìa tất cả tướng gọi là VÔ TƯỚNG, lìa tướng thì pháp thể thanh tịnh, đây là lấy VÔ TƯỚNG làm thể.

Thiện tri thức, đối với mọi cảnh tâm chẳng nhiễm, trong niệm thường tự lìa mọi cảnh, chẳng ở trên cảnh sanh tâm gọi là VÔ NIỆM.

Nếu là trăm điều chẳng nghĩ, làm cho niệm tuyệt, một niệm tuyệt liền chết, thọ sanh nơi khác, ấy là cái lỗi lầm lớn, người học đạo nên xét kỹ !

Nếu chẳng hiểu ý Chánh Pháp, tự lầm còn đỡ, lại khuyên người khác học theo, tự mê chẳng thấy, lại thêm tội phỉ báng Kinh Phật, vì vậy nên lập VÔ NIỆM làm Tông.

Thiện tri thức, tại sao lập VÔ NIỆM làm Tông?

Chỉ vì kẻ mê miệng nói kiến tánh mà khởi niệm trên cảnh, nơi niệm liền lọt vào tà kiến, tất cả trần lao vọng tưởng theo đó mà sanh. Tự tánh vốn chẳng một pháp có thể đắc, nếu có sở đắc, vọng nói tội phước, tức là trần lao tà kiến, nên pháp môn này lập VÔ NIỆM làm tông.

Thiện tri thức, VÔ là Vô việc gì? NIỆM là Niệm vật gì? VÔ là VÔ NHỊ TƯỚNG , VÔ tất cả tâm trần lao. Niệm là Niệm CHÂN NHƯ BẢN TÁNH.

CHÂN NHƯ là thể của Niệm. Niệm là dụng của CHÂN NHƯ.

CHÂN NHƯ TỰ TÁNH khởi niệm, chẳng do nhãn nhĩ tỷ thiệt năng niệm,

Chân như có tánh cho nên khởi niệm, nếu chân như không tánh thì nhãn nhĩ sắc thanh ngay đó liền hoại.

Thiện tri thức, Chân như tự tánh khởi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chân tánh thường tự tại.

Nên Kinh nói: Khéo phân biệt được các pháp tướng mà nơi đệ nhất nghĩa thường chẳng động là vậy.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên