Tàng Kinh Các (bàn luận về Kinh Lăng Nghiêm)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Thí Dụ

Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của các ác hữu, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt?

Phật bảo Thiện Hiện: Kẻ ác hữu của các đại Bồ-tát, hoặc bảo nhàm chán, xa lìa pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc bảo nhàm chán xa lìa pháp tương ưng tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, nói như thế này: Này thiện nam tử! Các ngươi đối với sáu pháp tương ưng đáo bỉ ngạn này, chẳng nên tu học. Vì sao? Vì pháp này nhất định chẳng phải Như Lai nói, mà do kẻ văn tụng lừa dối chế tạo ra, vì vậy các ngươi chẳng nên nghe theo, chẳng nên tu tập, chẳng nên thọ trì, chẳng nên đọc tụng, chẳng nên tư duy, chẳng nên suy cứu, chẳng nên vì người khác mà tuyên thuyết khai thị.

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.


Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình cha mẹ, đi đến chỗ đại Bồ-tát, bảo rằng: “Nầy con! Con nên siêng năng cầu chứng quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, đủ để được vĩnh viễn xa lìa đại khổ sanh tử, mau chứng Niết-bàn cứu cánh an lạc. Cần gì phải cầu đạt quả vị Giác ngộ xa xôi. Người cầu Giác ngộ, cần phải trải qua vô lượng, vô số đại kiếp luân hồi sanh tử, giáo hóa hữu tình, xả thân, xả mạng, chặt đứt các bộ phận cơ thể, chỉ tự chuốc lấy sự lao khổ. Con mang ơn của ai? Việc cầu Giác ngộ của con, hoặc là đạt được, hoặc là chẳng đạt được.

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đã Giác ngộ rồi.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Bồ Tát

Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Cái gọi là Bồ-tát, ý nghĩa đích thực là gì?

Phật bảo: Thiện Hiện! Không có ý nghĩa đích thực là ý nghĩa đích thực của Bồ-tát. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Bồ-đề chẳng sanh, Tát đỏa chẳng có, nên không có ý nghĩa đích thực là ý nghĩa đích thực của Bồ-tát. Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của dấu chân chim trong hư không, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của sự như huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của cảnh mộng, ý nghĩa đích thực của bóng nước, ý nghĩa đích thực của bóng sáng, ý nghĩa đích thực của hoa trong hư không, ý nghĩa đích thực của ảnh tượng, ý nghĩa đích thực của tiếng vang, ý nghĩa đích thực của ảo thành, ý nghĩa đích thực của trò biến hóa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của chơn như, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của pháp giới, ý nghĩa đích thực của pháp tánh, ý nghĩa đích thực của pháp trụ, ý nghĩa đích thực của pháp định, ý nghĩa đích thực của sự chẳng hư vọng, ý nghĩa đích thực của sự chẳng đổi khác, ý nghĩa đích thực của tánh ly sanh, ý nghĩa đích thực của tánh bình đẳng, ý nghĩa đích thực của sự thật tế, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy...

...Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về ánh sáng của tất cả mặt trời, mặt trăng, ngọc, lửa, điện v.v... trong hào quang của Phật, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về hào quang của tất cả trời Tứ-thiên-vương, cho đến trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng cho đến trời Sắc-cứu-cánh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ý nghĩa đích thực của, hoặc là Bồ-đề, hoặc là Tát-đỏa, hoặc là Bồ-tát, tất cả như vậy đều là chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, không sắc, không thấy, không đối đãi chỉ thuần một tướng, gọi đó là vô tướng...

...Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Trong tất cả loài địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, người, trời, các loài hữu tình nào chịu khổ não, ta phải chịu thay để họ được an lạc; nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta phải vì một hữu tình mà trải qua vô lượng trăm ngàn vô số đại kiếp chịu các sự đau khổ kịch liệt trong các địa ngục, dùng vô số phương tiện giáo hóa, khiến chứng Vô-dư-niết-bàn; lần lượt như vậy, vì tất cả hữu tình, cứ mỗi hữu tình, phải trải qua vô lượng trăm ngàn vô số đại kiếp, chịu những sự đau khổ kịch liệt trong các địa ngục, cũng vì từng hữu tình dùng vô số phương tiện giáo hóa, khiến chứng được Vô-dư-niết-bàn; làm việc này rồi, tự trồng căn lành, lại trải qua vô lượng trăm ngàn vô số đại kiếp, hoàn thành tư lương để tu tập Bồ-đề, sau đó mới chứng đắc quả vị Giác ngô cao tột. Này Thiện Hiện! Như vậy gọi là tâm Kim-cang-dụ của đại Bồ-tát...

...Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tâm thù thắng quảng đại của đại Bồ-tát?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta nên từ sơ phát tâm cho đến khi chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, trong khoảng thời gian này, thề chẳng khởi tâm tham dục, tâm sân nhuế, tâm ngu si, tâm phẫn, tâm hận, tâm phú, tâm não, tâm cuống, tâm siểm, tâm tật, tâm xan, tâm kiêu, tâm hại, tâm kiến mạng v.v... cũng lại chẳng khởi tâm hướng đến bậc Thanh-văn, Độc-giác, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là tâm thù thắng quảng đại của đại Bồ-tát...

Bạch Thế Tôn! Những pháp nào và vì sao đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường đối với pháp ấy, ưa thích, vui mừng, hoan hỷ?

Phật bảo: Thiện Hiện! Cái mà gọi là pháp, đó là tất cả hữu tình và pháp sắc, phi sắc, đều không có tự tánh và chẳng thể nắm bắt được, thật tướng chẳng hoại, đó gọi là pháp. Nói là thích pháp, nghĩa là đối với pháp ấy, khởi lên sự ham muốn mong mỏi, tìm cầu; nói là ưa pháp, nghĩa là đối với pháp ấy, khen ngợi công đức; nói là vui mừng với pháp, nghĩa là đối với pháp ấy vui mừng, tin tưởng, thọ trì; nói là hoan hỷ với pháp, nghĩa là đối với pháp ấy hâm mộ và hết lòng tu tập...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Bồ Tát.

Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu tâm của trí nhất thiết trí là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, thì tất cả tâm của phàm phu ngu si, Thanh-văn, Độc-giác v.v... cũng phải là chơn vô lậu chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì các tâm như vậy bản tánh cũng là không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Sắc cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; thọ, tưởng, hành, thức, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Nhãn xứ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Sắc xứ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Nhãn giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Nhĩ giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Tỷ giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Thiệt giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Thân giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Ý giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Địa giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì địa thủy, hỏa, phong, không, thức giới, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Thánh đế khổ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì Thánh đế khổ tập, diệt, đạo, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Vô minh cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì vô minh cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Bốn tịnh lự, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Bốn niệm trụ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Pháp môn giải thoát không, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: bố thí Ba-la-mật-đa, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Năm loại mắt cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; sáu phép thần thông, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Mười lực của Phật, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì mười lực của Phật cho đến trí nhất thiết tướng, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Khi ấy Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu vì các pháp tâm, sắc ... không có các tánh của tâm sắc, đều chẳng nên thủ trước, thì tất cả pháp đều phải bình đẳng, không có sai biệt, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Nếu tất cả pháp nhất định không có sự sai biệt, thì tại sao Như Lai nói các pháp tâm, sắc ... có các thứ sai biệt?

Thiện Hiện đáp: Đó chính là Như Lai tùy thế tục mà nói có các thứ sai biệt, chẳng phải do thật nghĩa.

Khi ấy Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu tất cả các pháp tâm, sắc ... của phàm phu ngu si, Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai, bản tánh đều không, là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, thì bậc thánh, phàm phu và trí nhất thiết cùng với chẳng phải trí nhất thiết, đều phải bình đẳng, không có sai biệt, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Nếu các phàm, thánh nhất định không có sự sai biệt, thì tại sao Như Lai nói các phàm, thánh có các thứ sai biệt?

Thiện Hiện đáp: Đây cũng là do Như Lai tùy theo thế tục nói có các thứ sai biệt này, chẳng phải là do thật nghĩa.

Này Xá Lợi Tử! Như vậy, đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên đối với sự phát tâm Bồ-đề, tâm vô thượng, tâm chẳng gắn bó với tất cả Thanh-văn, Độc-giác, chẳng ỷ lại, chẳng đắm trước; đối với tất cả pháp cũng không chấp thủ. Do vì nghĩa này mà gọi là Ma-ha-tát.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên