Tế Công Hòa Thượng (Thánh A La Hán)

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
27067469_1383913878381749_1377669219714392695_n.png.jpg


TẾ CÔNG HÒA THƯỢNG (Thánh A La Hán)

Đạo Tế[1] thiền sư là bậc thánh nhân đại thần thông, muốn cho hết thảy mọi người sanh tâm chánh tín, nên thường hiện những chuyện chẳng thể nghĩ bàn, như uống rượu, ăn thịt để che giấu cái đức của bậc thánh nhân, ngõ hầu kẻ ngu thấy Ngài là người điên cuồng, chẳng theo khuôn phép; do đó, chẳng thể tin tưởng. Nếu không, Ngài sẽ chẳng thể ở trong thế gian này. Phàm Phật, Bồ Tát hiện thân, nếu thị hiện giống như phàm phu thì chỉ dùng đạo đức để giáo hóa người khác, trọn chẳng hiển lộ thần thông. Còn nếu hiển lộ thần thông sẽ chẳng thể ở trong thế gian này. Chỉ khi nào thị hiện điên cuồng mới có thể hiển lộ thần thông không trở ngại gì, chứ không phải là người tu hành đều nên uống rượu, ăn thịt vậy! Người lành trong thế gian còn chẳng nên uống rượu ăn thịt, huống gì đệ tử Phật! Nếu muốn giáo hóa chúng sanh nhưng chính mình chẳng y giáo phụng hành thì chẳng những chẳng thể làm cho người khác sanh lòng tin, trái lại còn khiến họ thoái thất tín tâm. Vì thế, chẳng thể học đòi uống rượu, ăn thịt.

Ngài ăn thứ chết vào, mửa ra thứ sống, ông ăn thứ chết vào còn chẳng thể mửa ra miếng thịt nguyên dạng, làm sao học đòi Ngài ăn thịt cho được? Ngài uống rượu vào, bèn có thể biến thành vàng để thếp tượng Phật, có thể khiến cho vô số cây gỗ lớn từ trong giếng trồi lên. Ông uống rượu vào, khiến cho nước giếng còn chẳng trồi lên nổi, sao học đòi Ngài cho được? Truyện Tế Công có mấy thứ, chỉ có truyện Túy Bồ Đề là hay nhất. Gần đây, truyện ấy được lưu truyền đến tám loại, đa phần do người đời sau thêm thắt. Túy Bồ Đề cả văn lẫn nghĩa đều hay, thuật những chuyện đều là sự thật khi ấy. Người đời chẳng biết nguyên do, nếu không học đòi xằng bậy thì lại lầm lạc hủy báng. Học xằng sẽ quyết định đọa A Tỳ địa ngục, hủy báng bậy bạ chính là đem tri kiến phàm phu dò lường bậc thánh nhân thần thông, cũng là tội lỗi! So với những kẻ học đòi, còn nhẹ hơn nhiều lắm! Thấy chỗ chẳng thể nghĩ bàn, nên sanh kính tín, thấy chỗ uống rượu ăn thịt trọn chẳng chịu học, sẽ được ích lợi chẳng bị tổn hại. Mong hãy thấu hiểu thì may mắn lắm!

Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)

Chú Thích:

[1] Đạo Tế (1150-1209), người huyện Lâm Hải (tỉnh Chiết Giang) đời Tống, thuộc phái Dương Kỳ tông Lâm Tế. Sư họ Lý, tên Tâm Viễn, tự là Hồ Ẩn. Năm 18 tuổi, xuống tóc tại chùa Linh Ẩn, thị hiện cuồng điên, ăn thịt chó, uống rượu, nên người đời gọi là Tế Điên. Trước sau, Sư tham học với các vị Pháp Không Nhất Bổn chùa Quốc Thanh, Đạo Thanh ở chùa Kỳ Viên, Đạo Tịnh chùa Quán Âm, sau trở thành môn hạ của ngài Hạt Đường Huệ Viễn ở núi Hổ Khâu, nối pháp vị này. Sư lại ở nhờ chùa Tịnh Từ, khi chùa bị cháy, Sư bèn đi quyên mộ xây dựng lại. Sư thường hiện nhiều chuyện thần dị. Chẳng hạn như cư dân ở Tần Hồ ăn ốc chặt bỏ phần đuôi vỏ ốc. Sư thường nhặt lấy bỏ xuống hồ, ốc lại sống lại không có đuôi. Năm Gia Định thứ hai (1209), Sư đoan tọa nhập diệt, thọ sáu mươi tuổi.

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông) cũng có kể về công án lịch sử của ngài Tế Công Hòa Thượng như sau:

Trong Giới hạnh Bồ Tát có giới điều "không rao nói lỗi của Tứ Chúng." Tứ Chúng là gồm có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Người đã thọ Bồ Tát Giới thì không được rêu rao, bàn tán về những lỗi lầm, sai sót của Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Chính bản thân mình không nói đã đành, nếu bắt gặp người khác nói lỗi của Tứ Chúng thì quý vị cũng đừng góp chuyện hoặc nói hùa theo, mà phải như là mình không nghe thấy gì cả vậy. Vì sao? Vì nếu quý vị hùa theo họ mà bàn ra tán vào thì quý vị cũng sẽ mắc tội "hủy báng Tam Bảo," và đồng thời phạm luôn cả tội "rao nói lỗi của Tứ Chúng." Do đó, tốt nhất là cứ ngậm miệng làm thinh!

Ngoài ra, kiến giải của phàm phu chúng ta thường hay có chỗ sai lầm, bên cạnh đó, cảnh giới của hàng thánh nhân lại không phải là những gì mà phàm phu chúng ta có thể biết rõ được—chẳng hạn như bậc Sơ Địa Bồ Tát thì không thể biết được cảnh giới của hàng Nhị Địa Bồ Tát, Thập Địa Bồ Tát thì không thể biết được cảnh giới của Đẳng Giác Bồ Tát, Sơ Quả A La Hán thì không thể biết được cảnh giới của Nhị Quả A La Hán... Cho nên, khi chưa có được trí huệ chân chánh thì chúng ta không nên sanh tâm hủy báng Tam Bảo, và cũng đừng rao nói lỗi của Tứ Chúng. Cho dù họ rõ ràng là có lỗi, quý vị cũng chớ vội phê phán; vì sao? Quý vị biết được cái sai của người ta, thì hãy lấy đó mà răn mình để tránh và làm cho đúng là được rồi; chứ đừng như cái máy chụp hình, toàn lo chụp hình cho người khác, còn chính mình hình thù như thế nào thì lại không hay không biết!

Giảng đến đây, tôi nhớ đến một công án về Chí Công Thiền Sư, đời vua Lương Võ Đế ở Trung Hoa. Đương thời, mỗi ngày Chí Công Thiền Sư đều ăn hai con chim bồ câu. Thấy thế, người đầu bếp nghĩ rằng thịt bồ câu hẳn là ngon lắm, và một hôm anh ta lén ăn bớt một cái cánh của chim bồ câu. Chí Công sau khi ăn hết hai con bồ câu thì hỏi anh ta: "Tại sao ngươi ăn vụng thịt bồ câu của ta?"

Người đầu bếp liền chối: "Bạch Thầy, con đâu dám làm thế!"

Chí Công gặn hỏi: "Không phải sao? Ông xem này!" Nói xong, Ngài há miệng và khạc ra hai con chim bồ câu—một con vỗ cánh bay đi liền, còn con kia thì không bay đi được vì bị thiếu mất một cái cánh! Và Ngài hỏi tiếp trước sự sửng sốt của người đầu bếp: "Nếu ông không ăn thì cánh của con chim này mất đi đâu?"

Quý vị xem, cùng là ăn thịt chim bồ câu đã được nấu chín và chặt nhỏ, mà Chí Công Thiền Sư thì có thể khạc ra lại nguyên vẹn con bồ câu còn sống; còn người đầu bếp thì không có được khả năng ấy—ăn vào bụng rồi là thôi, chẳng thể làm cho nó sống lại được. Cho nên, cảnh giới của Chí Công Thiền Sư là "ăn mà như không ăn" vậy.

Lại có một công án khác về Tế Công Thiền Sư ở chùa Linh Ẩn tại Tây Hồ, Hàng Châu (Trung Hoa). Ngài là một vị Sư như thế nào? Ngài ăn thịt chó, uống rượu, và ngày nào cũng uống đến say mèm, đến nỗi vừa nhìn là ai nấy đều biết ngay đó là một ông Sư say rượu, chẳng chối cãi gì được! Song, thật sự thì những khi say sưa như thế chính là lúc Ngài giáo hóa chúng sanh.

Một lần nọ, trong chùa tạc một pho tượng Phật và muốn thếp vàng. Tế Công Thiền Sư hay tin liền bạch với Hòa Thượng phương trượng: "Xin Hòa Thượng cho phép tôi thếp vàng pho tượng Phật này, khỏi phải kêu mướn ai cả!"

Hòa Thượng phương trượng bằng lòng. Thế nhưng đợi mãi vẫn không thấy Tế Công thếp vàng cho pho tượng, vị Sư quản lý bèn nhắc: "Ông muốn thếp vàng tượng Phật này, nhưng sao chờ mãi mà không thấy ông làm gì cả?"

Tế Công nói: "Vâng, tôi sẽ làm ngay."

Đến tối hôm ấy, Tế Công lại cũng uống rượu say mèm như mọi khi, rồi đợi cho mọi người đều đi ngủ cả, Ngài đến trước pho tượng Phật mới tạc và há miệng khạc vàng ra rồi phun lên pho tượng. Bấy giờ, khi toàn thể bức tượng đã được bao phủ bởi một lớp vàng sáng lóng lánh, chỉ còn sót một chỗ trên đỉnh đầu mà thôi, thì vị Sư quản lý nghe thấy tiếng khạc nhổ om sòm của Tế Công, bèn tức tốc chạy đến xem và trách móc: "Sao ông lại cả gan đến thế? Ông dám nhổ đờm lên tượng Phật à?"

Tế Công chỉ nói: "Thế à? Thôi, tôi không nhổ nữa"; và bỏ đi.

Hôm sau, mọi người ra xem thì thấy tượng Phật đã được thếp vàng xong xuôi, chỉ còn sót một chỗ nhỏ trên đỉnh đầu mà thôi. Vì thế, trong chùa phải gọi người thợ chuyên môn thếp vàng đến làm nốt cho xong; nhưng lớp vàng đắp thêm đó lại không đẹp bằng vàng mà Tế Công khạc nhổ ra!

Quý vị xem, cảnh giới của hàng A La Hán thật là không thể nghĩ bàn! Do đó, chúng ta là những người tin Phật thì không nên ngồi lê đôi mách, rao nói lỗi của Tứ Chúng. Bởi nếu đối tượng mà quý vị xúc phạm là người bình thường thì có thể không hề gì, nhưng nếu nhằm bậc thánh nhân đã chứng quả thì quý vị sẽ mang tội. Mang tội thì sẽ ra sao? Thì quý vị sẽ bị đọa địa ngục!
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
825351458m.jpg


(TẾ CÔNG HOẠT PHẬT THÁNH HUẤN)
GIÁO HUÂN CỦA ĐỨC PHẬT SỐNG TẾ CÔNG

(Nhất sinh đô thị mệnh an bài - cầu thập ma )
Cuộc đời là do số mệnh an bài - Cầu xin làm gì

(Kim nhật bất tri minh nhật sự - sầu thập ma)
Hôm nay không biết việc ngày mai - Lo âu làm gì

(Bất lễ tía nương lễ Thế Tôn - kính thập ma)

Không lễ cha mẹ mà chỉ lễ phật - tôn kính làm gì

(Huynh đệ thư đệ giai đồng khí - tranh thập ma)
Anh chị em đều là cùng khí huyết - Tranh giành làm gì

(Nhi tôn tự hữu nhi tôn phúc - ưu thập ma)
Con cháu có phúc của chúng nó - lo lắng làm gì

(Khởi khả nhân vô đắc vận thời - cấp thập ma)
Há có ai mà không gặp được thời vận của mình - nôn nóng làm gì.

(Nhân thế nan phùng khai khẩu tiếu - khổ thập ma)
Ở đời khó gặp được nụ cười - đau khổ làm gì.

(Bổ phá già hàn noãn tức hưu - bãi thập ma)
Sửa chỗ hỏng, che chỗ lạnh, đủ ấm thì thôi - bày vẽ làm gì.

(Tài quá tam thốn thành hà vật - sàm thập ma)
Tài năng hơn ba phân đáng là chi - tham lam làm gì

(Tử hậu nhất văn đới bất khứ - kiên thập ma)
Chết rồi một đồng không mang được - bủn xỉn làm gì

(Tiền nhân điền địa hậu nhân thu - chiếm thập ma)
Người sau thu lấy ruộng đất của người trước - chiếm đoạt làm gì

(Đắc tiện nghi xử thất tiện nghi - tham thập ma)
Được chỗ tiện nghi thì cũng mất tiện nghi - tham lam làm gì.

(Cử đầu tam xích hữu thần minh - khi thập ma)

Ngẩng đầu ba tấc có thần linh - lừa dối làm gì

(Vinh hoa phú quý nhãn tiền hoa - ngạo thập ma)
Vinh hoa phú quý như là hoa trước mắt (sớm nở tối tàn) - kiêu ngạo làm gì.

(Tha gia phú quý tiền sinh định - đố thập ma)
Người khác giàu có là do tiền định - ganh ghét làm gì

(Tiền thế bất tu kim thụ khổ - oán thập ma)

Kiếp trước không tu kiếp này khổ - oán trách làm gì

(Đổ bác chi nhân vô hạ tiêu - yếu thập ma)
Người đánh bạc không có kết cục - đòi hỏi làm gì

(Hiệp gia cần kiệm thắng cầu nhân - sa thập ma)
Gia đình hoà thuận và cần cù sẽ thắng việc cầu xin - xa xỉ làm gì

(Oan oan tương báo kỷ thời hưu - kết thập ma)
Báo thù đến lúc nào ngừng - kết oán làm gì

(Thế sự như đồng kỳ nhất cục - toán thập ma)
Việc đời như một ván cờ - tính toán làm gì

(Thông minh phản bị thông minh ngộ - xảo thập ma)

Thông minh sẽ bị thông minh lừa dối - giả dối làm gì

(Hư ngôn chiết tận bình sinh phúc - thuyết thập ma)
Lời nói hão huỷ hết phúc đức cả đời - nói hão làm gì.

(Thị phi đáo để kiến phân minh - biện thập ma)

Chuyện thị phi cuối cùng sẽ sáng tỏ - phân biện làm gì

(Thuỳ năng bảo đắc thường vô sự - tiễu thập ma)
Ai thường gìn giữ ( đạo lý) thường vô sự - trách móc làm gì

(Huyệt tại nhân tâm bất tại sơn - mưu thập ma)
Huyệt ở trong tim không ở trên núi - mưu toan làm gì

(Khi nhân thị hoạ nhiêu nhân phúc - bốc thập ma)
Lừa dối là hoạ, tha thứ là phúc - xem bói làm gì

(Nhất đán vô thường vạn sự hưu - khoái thập ma)
Một ngày nào đó mọi việc đều chấm dứt - vui mừng làm gì.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên