Thắc mắc kinh Pháp Hoa, ph1

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
pDAG1H9.jpg


* Giải thích đề kinh.

....... Kinh Diệu Pháp Liên hoa, nói gọn là Pháp hoa rút trong "Diệu Pháp Liên hoa Giáo Bồ Tát pháp Phật sở hộ niệm".

Thế nào là Diệu Pháp ?

....... Diệu Pháp là pháp vi diệu khó nghĩ, khó bàn. Pháp vi diệu ấy khi nghe đến thì "Bản giác diệu tâm" được hiển bày.

....... "Bản giác diệu tâm" chính là "Tri kiến Phật". Đó là "Tri kiến vô kiến" từ xưa đến nay vẫn thế. Cho nên nói Phật và chúng sanh vốn đồng một thể.

....... Thể tánh vốn đồng, nhưng mê thì chúng sanh ngộ là Phật.

....... Mê thì buông trôi theo "vọng tưởng" điên đảo luân hồi.

....... Ngộ thì vào Phật huệ, hưởng dụng bốn đức: thường, lạc, ngã, tịnh, rỗng rang tự tại.

....... - Vì đại sự nhân duyên "Khai thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến" Đức Thế Tôn đã thị hiện đồng cư với chúng sanh đủ phương tiện làm cho chúng sanh xả tà quy chính, đạt đến quả vị "Diệu giác chân thường".

+ Ý nghĩa Liên hoa là sao ?

Liên hoa là hoa sen. Đức Phật dùng hoa sen làm ẩn dụ, để dạy cho đệ tử thấy lý nhân quả đồng thời của diệu lý .- Tức tâm, tức Phật. Nghĩa là Phật nào cũng có Tâm, có chúng sanh. chúng sanh nào cũng có, tâm, có Phật. Tâm nào cũng có Phật, có chúng sanh.

Lại nữa, hoa sen mọc từ bùn, nhưng hoa không nở trong bùn, không nở trên mặt nước, mà hoa sen nở trên hư không, để dụ cho chúng sanh dù trần ai nhơ nhiễm, nhưng vươn lên khỏi bùn nhơ, nước đọng sẽ tỏa ngát hương thơm Thánh triết chơn thường.

Sen nở trong bùn đỏ trắng phơi

Bùn nhơ mà sắc lại thêm tươi

Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hạt

Ấy lý tu hành cũng thế thôi.

Xin Thầy cho hỏi:

Bài viết này, có được là do :

+ "sao chép" của Hòa Thượng thích Thiện Trí, từ sách vở ?

+ Hay từ file âm thanh giảng pháp ?

+ Hay theo phương pháp nào khác ?
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Xin Thầy cho hỏi:

Bài viết này, có được là do :

+ "sao chép" của Hòa Thượng thích Thiện Trí, từ sách vở ?

+ Hay từ file âm thanh giảng pháp ?

+ Hay theo phương pháp nào khác ?

Kinh thưa các Bạn.

VQ chỉ là đệ tử của Hòa thượng, nên đây chỉ lài bài trùng tuyên thu hoạch.

Do vì là bài thu hoạch, nên VQ dùng tất cả các cách trên để viết bày ạ.
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Dạ. Thưa Đệ Nhất Nghĩa Đế là gì ạ ?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Dạ. Thưa Đệ Nhất Nghĩa Đế là gì ạ ?

Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật, có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai từ "Chân Đế" và "Tục Đế".

Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinh thoát khổ sinh tử nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bày cho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, để chúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thế giới Tục đế, đến thế giới Chân đế.

Cũng vì thế mà ngài Long Thọ Bồ tát nói rằng "... Các Đức Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất là Thế tục đế và thứ hai là Đệ nhất nghĩa đế. Nếu người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chân nghĩa. Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được chân lý; nếu không thấy được chân lý, thì không thể ngộ được Niết bàn..."

Tục đế là một hợp từ: "tục" nghĩa là thế tục hay phàm tục, "đế" nghĩa là chân lý. Tục đế có nghĩa là những cái gì mà người thế tục đồng ý với nhau, gọi là chân lý quy ước hay còn gọi là chân lý tương đối. Còn Chân đế, cũng là một hợp từ, có nghĩa là chân lý chân thật không hư vọng, là chân lý tuyệt đối, là chân lý tối thượng, cũng còn gọi là Đệ nhất nghĩa đế, là chân tâm, giác tánh, chân như...

Chân lý tuyệt đối là gì? Không ai biết được ngoại trừ chính chư Phật và chư Tổ đã giác ngộ. Các ngài cũng không thể nói cho chúng ta biết được. Toàn bộ giáo điển của chư Phật là pháp phương tiện, Ngài "dùng pháp thế gian, (tức thế tục đế) để giảng nói cho chúng sinh" , cốt để chúng sinh ngộ được cái chân lý tuyệt đối như Ngài vì Ngài thấy Tâm Phật và Tâm chúng sinh vốn không khác, vốn tự đầy đủ mênh mông khắp không gian và thời gian.


nguồn:

http://www.tuvienquangduc.com.au/coban/75chandetucde.html

Như vậy: Đệ Nhất Nghĩa Đế là Tri kiến Phật, mà kinh Pháp hoa đang hiển bày đó.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83


Chân lý tuyệt đối là gì? Không ai biết được ngoại trừ chính chư Phật và chư Tổ đã giác ngộ. Các ngài cũng không thể nói cho chúng ta biết được.
.


Thưa Thầy ViênQuang6 ,

Như lời thầy đã nói: Chân lý tuyệt đối không ai biết được, ngoại trừ chư Phật, Tổ. Nhưng các Ngài cũng không nói cho chúng ta biết được.

Câu nói này Nguyên Chiếu hiểu 2 trường hợp thế này:

1) Chư Phật Tổ không nói có nghĩa là các Ngài sợ chúng ta không thể hiểu được ? hoặc
2) Chư Phật Tổ không nói là để cho chúng ta tự tìm hiểu và chứng ngộ ?


Mong thầy vì Nguyên chiếu và các đạo hữu mà giải nghi giúp câu hỏi này ạ.

Kính.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Thêm 1ý thứ 3 là không thể dùng 1phương tiện hay thí dụ nào để có thể diễn bày được pháp này
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thưa Thầy ViênQuang6 ,

Như lời thầy đã nói: Chân lý tuyệt đối không ai biết được, ngoại trừ chư Phật, Tổ. Nhưng các Ngài cũng không nói cho chúng ta biết được.

Câu nói này Nguyên Chiếu hiểu 2 trường hợp thế này:

1) Chư Phật Tổ không nói có nghĩa là các Ngài sợ chúng ta không thể hiểu được ? hoặc
2) Chư Phật Tổ không nói là để cho chúng ta tự tìm hiểu và chứng ngộ ?


Mong thầy vì Nguyên chiếu và các đạo hữu mà giải nghi giúp câu hỏi này ạ.

Kính.

Thưa Bạn Nguyên Chiếu, và các Bạn.

Chơn Như không thể nói được, vì có 2 nguyên do:

I/. Vì Chơn như là Bản Thể Uyên nguyên của tự tánh. Nhưng các pháp vọng sanh từ chơn như.

* Thế nào là Bản Thể Uyên nguyên của tự tánh ? Đó là chỗ qui thú của các pháp, nó là vô sở hữu. Tâm hành của chúng sanh là vô sở trú , nghĩa là chơn tâm không chỗ trụ.

+ Ở nơi vô trú uyên nguyên đó nảy sanh một niệm trú chấp, niệm trú chấp đó là tướng của tâm. Ở mục ngưu đồ có nói về tranh " Tìm trâu phải tìm dấu" .

Tìm trâu cần phăn dấu
Học đạo cốt vô tâm
Dấu đâu thì trâu đó
Vô tâm đạo dễ tầm.

Nghĩa là muốn tìm tâm thì theo dấu vết của tâm, đó là " niệm khởi ".

+ Niệm khởi là lúc căn và trần duyên tác với nhau thì khởi niệm. Chỗ khởi niệm này gọi là đệ nhất sát na, gọi là tri thức đầu nguồn. Ngay nơi đây sẽ có 2 trường hợp:

1/. Khởi niệm mà Chánh niệm là tùy duyên ứng pháp, trực nhận được bản tâm thì gọi là tri kiến vô kiến. Nếu chúng ta thấy một pháp mà không bị tâm hữu vi sanh diệt xen vào, nghĩa là chỉ thấy pháp đó như vậy là như vậy chứ không thêm bớt ý niệm chủ quan của mình vào, thì pháp đó mới trọn vẹn với tánh, tướng, thể, dụng… đúng như bản nguyên của nó. Đây là chỗ THỊ tiếp giáp Chơn Như. Nơi đây vô ngôn, tuyệt lự, vô niệm, vô tu, vô chứng.

2/. Khởi niệm mà vọng niệm là chạy theo chấp niệm, để rồi bị 5 ấm che ngăn đó mà niệm niệm sanh diệt, đó là tri kiến lập tri tức vô minh bổn.

“Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện
Lục căn tài động thị vân già”.

Nếu lục căn này bị động loạn lên thì liền lập tức thế giới thân-tâm-cảnh bị mây vô minh, ái dục che phủ hết. Còn nếu mặt trời tuệ mà sáng suốt chiếu soi thì: “Chơn giác vô công, căn trần hà tội?”. Giác thì không có ngã nên chẳng có công lao gì hết và căn trần (lục căn, lục trần) cũng chẳng có tội gì nếu không có bản ngã, vô minh, ái dục trói buộc.

II/. Vì Niệm khởi mà kiên cố vọng tưởng thì kết tạo thành Ngôn ngữ, văn tự. Do đó ngôn ngữ, văn tự chỉ có thể dùng để chỉ cho vọng tâm sanh diệt, mà không thể nói đến chỗ uyên nguyên tỉnh lặng Chơn như bất biến. Đây là chỗ bất túc nghèo nàn của ngôn ngữ.

Vì những ý nghĩa trên đây, nên chư Phật chư Tổ không thể dùng lời nói mà chỉ bày chỗ chân lý tuyệt đối Đệ nhất nghĩa đế cho chúng sanh, chỉ có thể dùng Tục Đế để hiển bày.- Đó là Nghĩa Như Thị. từ Như mà thị hiện đó.
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Thắc mắc kinh Pháp Hoa

Chơn Như là gì ?

Quí Thầy và Quý Thiện Tri thức cho con hỏi:

Chơn Như có phải là cái chỗ cội nguồn của con người.

Như đạo Nho dạy:

NHÂN CHI SƠ TÁNH BỔN THIỆN.

Nghĩa là cái tánh vốn thiện lương của con người.- Đó là CHƠN NHƯ ?

Kính cảm ơn.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Chơn Như là gì ?

Quí Thầy và Quý Thiện Tri thức cho con hỏi:

Chơn Như có phải là cái chỗ cội nguồn của con người.

Như đạo Nho dạy:

NHÂN CHI SƠ TÁNH BỔN THIỆN.

Nghĩa là cái tánh vốn thiện lương của con người.- Đó là CHƠN NHƯ ?

Kính cảm ơn.

Chú nói sai rồi cái tâm vốn thiện lương của con người đó không phải là chân như tâm .tâm bổn lai là không nghĩ thiện không nghĩ ác là trầm không trệ tịch.sau đó mới có niệm chánh khởi tức là Phật dụng,niệm tà khởi tức chúng sanh dụng.nhân tri sơ tánh bổn thiện vẫn còn là biên kiến chính xác là rơi vào thường kiến
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Chơn Như là gì ?

Quí Thầy và Quý Thiện Tri thức cho con hỏi:

Chơn Như có phải là cái chỗ cội nguồn của con người.

Như đạo Nho dạy:

NHÂN CHI SƠ TÁNH BỔN THIỆN.

Nghĩa là cái tánh vốn thiện lương của con người.- Đó là CHƠN NHƯ ?

Kính cảm ơn.

Chào đạo hữu Vấn Đạo

_ "Nhân chi sơ tánh bổn thiện" vốn là do Khổng Tử phịa ra mà nói chơi nên nói rứa mà không phải rứa mô, hề hề, ví dụ như con nít mới sanh thì làm gì biết phân biện Thiện-Ác???
Lại nữa chỗ "nhân chi sơ" vốn là một con...khỉ, con khỉ thì chưa có Ý thức hay đúng hơn là ý thức sơ khai cơ bản dựa vào bản năng; bản năng thì vô phân biệt thiện-ác, hề hề.

_ Chơn Như hay Như Như, Như Trí, Như Thật...là Đệ Nhất Nghĩa Đế vốn là pháp xuất thế gian nên không thể dùng thế gian pháp để chỉ gọi là Bất Khả Thuyết. Nhưng đừng có mà...lo, Mười Phương Chư Phật sẽ "chỉ cho" bạn thấy tận mắt Chơn Như khi đã "khai căn mở nhãn" bằng thiền na vậy.

Mến, Trừng Hải
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối Bình-Đẳng-Giác !
tâm bổn lai là không nghĩ thiện không nghĩ ác là trầm không trệ tịch.sau đó mới có niệm chánh khởi tức là Phật dụng,
Thưa, bangtam nhận thấy nếu sữa 1 chút xíu ở chữ Không đổi thành Chưa, thì sẽ sáng nghĩa hơn, vì thí dụ như em bé mới đẻ thì nó đâu có biết gì để suy nghĩ mà gọi là không nghĩ hay có nghĩ, Rồi đến lúc lớn hơn mới có ý thức thì gọi là nghĩ hay không nghĩ mới đúng. Ngoài ra để nguyên văn chỉ e người đọc hiểu lầm rằng tiền-bối hủy báng đức Lục-Tổ Huệ-Năng nữa đó !
Kính mong tiền-bối xem lại
.

Kính
bangtam
 
  • Like
Reactions: VQ6

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Kính tiền-bối Bình-Đẳng-Giác !

Thưa, bangtam nhận thấy nếu sữa 1 chút xíu ở chữ Không đổi thành Chưa, thì sẽ sáng nghĩa hơn, vì thí dụ như em bé mới đẻ thì nó đâu có biết gì để suy nghĩ mà gọi là không nghĩ hay có nghĩ, Rồi đến lúc lớn hơn mới có ý thức thì gọi là nghĩ hay không nghĩ mới đúng. Ngoài ra để nguyên văn chỉ e người đọc hiểu lầm rằng tiền-bối hủy báng đức Lục-Tổ Huệ-Năng nữa đó !
Kính mong tiền-bối xem lại
.

Kính
bangtam

Cô cứ tùy hỷ,con thì không có lắm giữ 1điều gì.phân tích ra chỉ thêm rối rắm,cô không nói phải chăng sợ mọi người không biết con đang phỉ báng Lục Tổ,cô không nói sao mọi người nghĩ.mọi người không nghĩ chỉ mình cô nghĩ sao lại đổ tội cho con.tội từ đâu mà sanh?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tâm thiện lương, chưa phải là Chơn Như. Nhưng cũng từ Chơn như hóa hiện.- Đó là Bất nhất bất dị.

....Cái tâm vốn thiện lương của con người đó không phải là chân như tâm .

Tâm bổn lai là không nghĩ thiện không nghĩ ác là trầm không trệ tịch.- sau đó mới có niệm chánh khởi tức là Phật dụng,niệm tà khởi tức chúng sanh dụng.

Nhân tri sơ tánh bổn thiện vẫn còn là biên kiến ...

VQ cũng có cái nhìn giống như bạn Bình Đẳng Giác .

+ " Cái tâm vốn thiện lương của con người đó không phải là chân như tâm" .

Vì sao ? Vì do phân biệt mà có Thiện và ác đối đãi. Phân biệt là dụng của thức tâm.

Như vậy cái tâm thiện lương vốn có của con người, thật ra chỉ là vọng tâm, chưa phải là Chơn như, chưa phải là đạo.

Vô Tâm mới thật là Chơn như.- Vô Tâm là không nghĩ thiện, không nghĩ ác.

*" Bạn Bình Đẳng giác nói: Tâm bổn lai là không nghĩ thiện không nghĩ ác là trầm không trệ tịch.- sau đó mới có niệm chánh khởi tức là Phật dụng,niệm tà khởi tức chúng sanh dụng.


Câu này VQ thấy cũng có lý lẻ: Bởi vì khi nói đến "Vô Tâm", thì phải biết có 2 trường hợp:

*A. Cái "vô Tâm" là pháp Nhị nguyên đối đãi. Do dùng thức tâm phân biệt đối đãi, nên rơi vào 3 trường hợp: Thiện, Ác và Vô ký.- Vô ký là trầm không trệ tịch như bạn Bình Đẳng giác đã nói.- Cái vô tâm "trầm không trệ tịch" này không phải là Chơn như.


*B. Về "Vô Tâm" thuộc Đệ nhất nghĩa Đế.- Đây là Vô Tâm Nhất Nguyên .- Nghĩa là chỉ cho thể uyên nguyên tỉnh lặng, chưa từng sanh, chưa từng diệt, lìa ngôn ngữ , tuyệt suy lường. Đây là Phật, là tự tánh thanh tịnh, là viên giác diệu Tâm, là Như Lai Tàng, là Đạo v.v...

Vì là Vô Tâm nhất nguyên nên mới thật là Chơn Như.

Giống như Bác Trừng hải đã nói:



_ Chơn Như hay Như Như, Như Trí, Như Thật...là Đệ Nhất Nghĩa Đế vốn là pháp xuất thế gian nên không thể dùng thế gian pháp để chỉ gọi là Bất Khả Thuyết.

Tóm lại : Chơn như là Bản thể sanh ra các pháp do đó cái " Tâm thiện lương, chưa phải là Chơn Như. Nhưng cũng từ Chơn như hóa hiện.- Đó là lý Bất nhất bất dị ".
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Đúng là trầm không trệ tịch là vô ký không,nếu để tâm như thế thì không thể kiến tánh được lúc đầu con đã phân tích qua đến chỗ làm thế nào để kiến tánh?(thuộc về tự hỏi tự đáp) nhưng sau lại xóa đi không phân tích nữa.cô băng tâm rất có lòng cũng đã giúp con nhận ra được chỗ chưa đạt hì đúng là thầy.con cũng nói về cái sai của cô,khi cô đưa Lục Tổ vào phần trả lời kèm trích dẫn của con cô bị vọng tưởng.vọng ở chỗ nhìn bài của con cô lại liên tưởng đến lời nói của Lục Tổ con đâu có trích dẫn đây là lời Lục Tổ đâu (cái chỗ này cô đã bị ý thức tri phối nhìn 1đám mây lại tưởng là Phật hiện thân hì hì cái này nguy hiểm lắm đấy nó rất có hại cho mình và cho người)
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối Bình-Đẳng-Giác !
Thưa, hình như chai rượu trong nhà tiền-bối bị bangtam ăn cắp ! vì ...dường như đã...như mưa đang thầm lặng - tẩm trong đời say khướt vị yêu thuơng - kiếp phù sinh ai dám hứa bạc đầu - mà không nói dẩu vài câu lợi ích !?
tình yêu ấy đã hòa trong máu thịt - giữa dòng đời chia sẽ chút niềm vui ...hihi!

bangtam không có ác ý, và kính xin tiền-bối tha lổi cho sự vô ý nầy của bangtam nhe tiền-bối !


Kính
bangtam
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Cô không có ác ý đâu cần con tha lỗi,đó là việc con cầu còn không được mà mong cô sau này dạy bảo con nhiều hơn hì
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính thưa tiền-bối!
Cô không có ác ý đâu cần con tha lỗi,đó là việc con cầu còn không được mà mong cô sau này dạy bảo con nhiều hơn hì

Thưa vâng ! Lỗi củng Pháp, không Lỗi củng Pháp (không đối có), Thấy tất cả Pháp không huyễn gọi Pháp-Thân. Tiền-bối không nghèo sao muốn nhờ kẻ khác ?.
hihi!


Kính
bangtam
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Con vẫn còn trong vòng tu tập mà đâu tránh khỏi có lúc sai lầm,nên mới cần nhờ thiện tri thức dẫn dắt.nhưng không phải vì thế mà ỉ lại cũng phải tự thân lỗ lực mới được
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-Bối !
vẫn còn trong vòng tu tập mà đâu tránh khỏi có lúc sai lầm,nên mới cần nhờ thiện tri thức dẫn dắt.nhưng không phải vì thế mà ỉ lại cũng phải tự thân lỗ lực mới được
Thưa, bangtam nghe đồn đãi là bậc thiện tri thức thì nơi 5 căn không động, ý chẳng phan duyên, thì làm sao dẫn dắt ? Cho nên muốn ỉ lại củng không thể được đâu .
hihi!


Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên