thắc mắc về tổ sư thiền

motcaiten

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 4 2018
Bài viết
14
Điểm tương tác
2
Điểm
3
bác Ba Tuần cho e hỏi, đợt trước e xem một clip giảng pháp có nói đến ngữ lục...của thiền sư Duy Lực, e thì mới đọc được 1 phần đầu thì cũng hiểu nôm na về tổ sư thiền, hay tham thiền, và điều quan trọng nhất trong tổ sư thiền là phải có nghi tình đến lúc kiến tánh mới thôi, vì nghi tình không thuộc vào trong tứ cú, rất ưu việt, đại loại vậy. Và nếu hành theo pháp môn nào thì phải theo tông chỉ pháp môn đó, tránh sa đà và chấp ngôn từ, lý lẽ...
Và e cũng đọc thấy có người thắc mắc và cũng là bản thân e thắc mắc rằng giả sử nếu trong đời này ko kiến tánh được thì rồi ra sao, thì thiền sư DL có trả lời nó đã ở trong a lại da thức thì kiếp sau nhân duyên đến sẽ tự đi tiếp, và cứ đi tiếp cho đến khi kiến tánh thì thôi. Nhưng mà e nghĩ đời này (đang ở hiện tại) còn ko chắc thì nói đến kiếp sau hay nhiều kiếp sau là một điều gì đó xa xôi mù mờ hơn cả hiện tại.
Quay trở lại về bản thân thì e hồi đầu tìm đến tôn giáo cũng vì khổ. Sau một thời gian thì e thấy rằng tu gì thì tu, hành gì thì hành cái quan trọng là có được trí tuệ của thế gian để học hỏi đc tốt hơn, nhanh hơn, từ đó thay đổi cuộc sống cũng là mong tự có khả năng giúp mình thoát khổ, sau đó là tiến xa hơn là đc cái trí huệ của thánh nhân để mỗi hành động, lời nói hòa hợp với quy luật của vũ trụ, nôm na là vậy. Mà về vấn đề trí tuệ thì e thấy người ta nhắc đến thiền. Các loại hành thiền khác thì có thứ lớp, và ít nhiều nâng cao được trí tuệ, có thể nhận biết được, nhưng e thắc mắc là nếu tham thiền tổ sư thì trước khi được kiến tánh thì trí tuệ có được nâng cao dần dần ko, hay cứ ngơ ngơ, mà chẳng may hành ko đúng thì cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu, tánh thì ko kiến được, mãi chỉ là kẻ dốt nát ngơ ngơ, cuộc sống hiện tại thì ko đủ khả năng xoay chuyển, kiếp sau cũng chẳng biết rồi sẽ trôi dạt về đâu.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Chào bạn motcaiten,

motcaiten đã viết:
Các loại hành thiền khác thì có thứ lớp, và ít nhiều nâng cao được trí tuệ, có thể nhận biết được,

nhưng e thắc mắc là 1. nếu tham thiền tổ sư thì trước khi được kiến tánh thì trí tuệ có được nâng cao dần dần ko, hay cứ ngơ ngơ, mà chẳng may hành ko đúng thì cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu, tánh thì ko kiến được,

2. mãi chỉ là kẻ dốt nát ngơ ngơ, cuộc sống hiện tại thì ko đủ khả năng xoay chuyển,

3. kiếp sau cũng chẳng biết rồi sẽ trôi dạt về đâu.

1. "Cái ngơ ngơ" của người tham thiền không phải cái "ngơ ngơ" của kẻ ngu ngốc, khờ khạo.

- Kẻ ngu ngốc lúc học thì không hiểu, lúc làm thì lơ đãng, dạy trước quên sau cho nên gặp việc bị "ngơ ngơ"

- Kẻ khờ khạo thì do thân thể thiếu khuyết (phần não bộ không được bình thường) cho nên khả năng nhận thức bị giới hạn, gặp việc cũng "ngơ ngơ"

- Người tham thiền do sức tập trung lớn nên không màng tới xung quanh, dẫu việc xung quanh có tác động tới mà không có phản ứng lại, ấy không phải do ngơ ngơ của kẻ ngu, mà do sức câu thoại đầu, sức nghi tình che lấp khiến cho chủng tử phản ứng với hoàn cảnh đó không phát huy tác dụng được.

Nếu dùng sức tham thiền mà quay lại làm việc thế gian, đương nhiên có thể giải quyết rất mau lẹ.

* Đặc điểm của đối tượng mà người tham thiền tập trung vào nó vốn vô sở trụ (không có cái gì để nắm bắt) thành ra tưởng là khác với các pháp thiền kia, nhưng kì thực sức tập trung lại không khác. đối tượng tập trung vào khác mà sức tập trung không khác cho nên chuyện các pháp kia nhờ hành mà khai mở trí tuệ, trong khi pháp này không thể khai mở trí tuệ, ấy là hành sai pháp.

* Có người tham thiền vừa làm vừa tham, do tác ý mà không muốn màng tới những việc xung quanh (ấy là vì trong lòng muốn khai ngộ), nhưng ngặt vì đời sống cư sĩ tại gia phải đi làm, việc làm thì thế gian trọng kết quả; do sức tham chưa sâu, sức tập trung chưa mạnh, thế mà bỏ việc để cố gắng tập trung vào tham; thành ra là kẻ lơ đãng.

Người lơ đãng này làm việc ở thế gian đương nhiên gặp chướng ngại, nếu quyết chí tin theo pháp tham thoại đầu thì lúc ban đầu nên chỉ tham thiền vào thời điểm rảnh rỗi, lúc sáng sớm, và lúc trước khi đi ngủ là được; ngoài ra cần chuyên tâm làm việc để kiếm cơm.

Khi việc làm kiếm cơm đã thuần thục, tinh thông...tùy theo mức độ tinh thông mà gia tăng thời gian tham thiền thêm nữa, ấy mới là giải pháp tối ưu.

- Nếu quyết tử tin theo pháp tham thiền, thì cần phải sắp xếp việc thế gian, dứt hẳn thế sự mà vào một tòng lâm nào đó, chuyên tâm tham cứu, mới mong đạt tới chỗ rốt ráo trí tuệ xuất thế.

2. Như đã nói ở trên, cuộc sống hiện tại "không đủ khả năng" là vì nghề nghiệp chưa vững, nghề nghiệp chưa vững mà trách nhiệm gia đình chưa thể bỏ được lại muốn tham thiền thì nên khéo léo, tùy sức, tùy theo bên nào trách nhiệm nặng hơn, niềm tin lớn hơn thì dành nhiều thời gian cho nó hơn. ( nhưng nên nhớ rằng, bỏ cái nào thì nhân quả cái đó vẫn theo như bóng với hình, không thể miệng nói bỏ trách nhiệm, mà thân lại không phải gánh trách nhiệm mình bỏ được đâu !)

- Nếu tin rằng trách nhiệm đời này là quan trọng không thể bỏ, cũng như trách nhiệm không thể bỏ của vô vàn đời trước là quan trọng không thể bỏ; tức là thế gian mạnh hơn xuất thế thì chỉ nên tham thiền lúc rảnh rỗi, sáng sớm và trước khi ngủ.

3. Làm thiện thì gặp quả thiện, làm ác thì gặp quả ác, tham thiền thì gặp quả khai ngộ, kính Phật thì gặt quả gặp Phật...

Cứ theo nhân quả luân hồi mà xoay chuyển, có sợ cũng chẳng khác được. Quan trọng là ý niệm khởi hiện tại là thiện hay là ác; là tham thiền hay là tham tiền, là kính Phật hay là báng Phật mà thôi !

 

motcaiten

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 4 2018
Bài viết
14
Điểm tương tác
2
Điểm
3
e cảm ơn bác, giờ e có thêm thắc mắc về vấn đề hành:
theo như e đọc thì thấy bảo trước đời Tống thì các Tổ không đưa ra câu để người ta tham, mà khéo léo bằng hành động, bằng lời nói mà khiến cho đệ tử tự nảy sinh nghi tình, và tham một cách tự nhiên cái nghi tình đó. Về sau thì mới bắt đầu có các câu thoại.
Về vấn đề câu thoại thì e thấy phổ biến rộng rãi vd như câu "niệm Phật là ai", hay 5 câu trong phần ngữ lục của thiền sư Duy Lực. Và cũng có trường hợp khác là gặp ai đó họ chỉ cho điều phù hợp, mà việc này thì ko đơn giản. Giờ e muốn theo môn này thì nên làm gì ? chọn một câu để tham hay là làm gì để hành đúng. vì thực lòng e cảm thấy chọn câu để tham nó có cái gì gượng ép ấy, bản thân mình cũng ko chắc là cái câu đó là câu mình nghi, muốn nghi. Hay là cứ tham cái nghi rồi thì chưa nghi rồi sẽ nghi, kiểu giờ chưa nghi nhưng hỏi nhiều thì cái nghi lớn dần. Câu hỏi của e mà ko rõ ràng mong bác cũng thông cảm, e cũng đang mông lung lắm.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
e cảm ơn bác, giờ e có thêm thắc mắc về vấn đề hành:

theo như e đọc thì thấy bảo trước đời Tống thì các Tổ không đưa ra câu để người ta tham, mà khéo léo bằng hành động, bằng lời nói mà khiến cho đệ tử tự nảy sinh nghi tình, và tham một cách tự nhiên cái nghi tình đó. Về sau thì mới bắt đầu có các câu thoại.

Về vấn đề câu thoại thì e thấy phổ biến rộng rãi vd như câu "niệm Phật là ai", hay 5 câu trong phần ngữ lục của thiền sư Duy Lực. Và cũng có trường hợp khác là gặp ai đó họ chỉ cho điều phù hợp, mà việc này thì ko đơn giản.

Giờ e muốn theo môn này thì nên làm gì ?

chọn một câu để tham hay là làm gì để hành đúng.

vì thực lòng e cảm thấy chọn câu để tham nó có cái gì gượng ép ấy, bản thân mình cũng ko chắc là cái câu đó là câu mình nghi, muốn nghi.

Hay là cứ tham cái nghi rồi thì chưa nghi rồi sẽ nghi, kiểu giờ chưa nghi nhưng hỏi nhiều thì cái nghi lớn dần.

Câu hỏi của e mà ko rõ ràng mong bác cũng thông cảm, e cũng đang mông lung lắm.

Thiền Tông có Nghi lớn ngộ lớn, nghi nhỏ ngộ nhỏ

- Cái nghi thuộc vấn đề của bạn, gọi là Nghi lớn.

- Cái nghi thuộc người khác đưa tới gọi là Nghi nhỏ.

Cái vấn đề mà câu thoại đầu đưa ra, bạn có thực sự muốn biết hay không ?

- Nếu không thực sự muốn biết mà cố gắng đề khởi thì trở thành niệm, nghi tình rất yếu, không kéo dài được.

- Nếu thực sự muốn biết mà không liên quan tới mình thì nghi tình lúc mạnh, lúc yếu; kéo dài không được.

- Nếu thực sự muốn biết mà lại liên quan tới mình, ấy là câu thoại đầu của bạn.

Ai nghe tới sự tham thiền mà có chút ít niềm tin đều khởi ý muốn được khai ngộ làm động lực đề khởi câu thoại đầu; lúc đầu chọn bất kì câu nào thuộc công án của người xưa đều phát nghi được hết, xong càng tham càng mông lung - cảm thấy nghi tình càng ngày càng yếu; sự tham thiền càng ngày càng giống như là niệm câu thoại đầu. Cho nên trong tâm phát khởi sự hoang mang.

Nay tôi cho bạn một ví dụ thế này:

- Bạn có bao giờ cảm thấy hối hận về những lời mình lỡ nói ra, những việc mình lỡ làm rồi mà gây hậu quả không mong muốn khiến bạn cảm thấy xấu hổ, ân hận, muốn làm khác đi không ?

- Giả như bây giờ bạn biết rằng, bạn chẳng khác nào con rối, bị kẻ khác giựt dây - lợi lộc thì kẻ đó hưởng, hậu quả thì bạn phải chịu. Nhưng chỉ vì bạn không biết kẻ đó là ai cho nên nó mới có cơ hội làm được việc đó.

- Giờ tất cả những khổ đau, sai trái bạn tạo ra là hậu quả của việc làm do kẻ đó xúi giục thông qua những ý niệm khởi lên vô tình hay hữu ý nơi bạn. Để chấm dứt tất cả những điều đó, bạn chỉ cần biết rõ được kẻ đó là kẻ nào là xong. Vậy bạn có muốn vạch trần bộ mặt thật của kẻ đó hay không ?

Dù cho bây giờ bạn làm gì đi nữa, bạn cũng chỉ là con rối, là kẻ ngu bị sai khiến; dù cho đó là điều tốt cùng cực hay điều xấu xa tột cùng; rốt cục bạn cũng chỉ là con rối. Bạn có cam tâm làm con rối suốt đời này và muôn kiếp về sau hay không ?

Nếu không cam chịu thì đó là tâm thế của kẻ đại trượng phu; nếu sẵn sàng đánh đổi tất cả để thoát khỏi đời sống nô lệ, bị trói buộc, bị sai khiến bởi kẻ giấu mặt nơi mình thì đó là bậc đại dũng khí...



 

motcaiten

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 4 2018
Bài viết
14
Điểm tương tác
2
Điểm
3
12345

Thiền Tông có Nghi lớn ngộ lớn, nghi nhỏ ngộ nhỏ

- Cái nghi thuộc vấn đề của bạn, gọi là Nghi lớn.

- Cái nghi thuộc người khác đưa tới gọi là Nghi nhỏ.

Cái vấn đề mà câu thoại đầu đưa ra, bạn có thực sự muốn biết hay không ?

- Nếu không thực sự muốn biết mà cố gắng đề khởi thì trở thành niệm, nghi tình rất yếu, không kéo dài được.

- Nếu thực sự muốn biết mà không liên quan tới mình thì nghi tình lúc mạnh, lúc yếu; kéo dài không được.

- Nếu thực sự muốn biết mà lại liên quan tới mình, ấy là câu thoại đầu của bạn.

Ai nghe tới sự tham thiền mà có chút ít niềm tin đều khởi ý muốn được khai ngộ làm động lực đề khởi câu thoại đầu; lúc đầu chọn bất kì câu nào thuộc công án của người xưa đều phát nghi được hết, xong càng tham càng mông lung - cảm thấy nghi tình càng ngày càng yếu; sự tham thiền càng ngày càng giống như là niệm câu thoại đầu. Cho nên trong tâm phát khởi sự hoang mang.

e cũng thấy quan trọng là cái này, thực sự là khi đọc mấy câu mà được phổ biến trên e có cảm giác biết cũng đc mà ko biết cũng đc, nó ko có cái sự thôi thúc mình tìm, để tìm ra được điều thích hợp thật ko đơn giản.

Nay tôi cho bạn một ví dụ thế này:

- Bạn có bao giờ cảm thấy hối hận về những lời mình lỡ nói ra, những việc mình lỡ làm rồi mà gây hậu quả không mong muốn khiến bạn cảm thấy xấu hổ, ân hận, muốn làm khác đi không ?

- Giả như bây giờ bạn biết rằng, bạn chẳng khác nào con rối, bị kẻ khác giựt dây - lợi lộc thì kẻ đó hưởng, hậu quả thì bạn phải chịu. Nhưng chỉ vì bạn không biết kẻ đó là ai cho nên nó mới có cơ hội làm được việc đó.

- Giờ tất cả những khổ đau, sai trái bạn tạo ra là hậu quả của việc làm do kẻ đó xúi giục thông qua những ý niệm khởi lên vô tình hay hữu ý nơi bạn. Để chấm dứt tất cả những điều đó, bạn chỉ cần biết rõ được kẻ đó là kẻ nào là xong. Vậy bạn có muốn vạcht trần bộ mặt thật của kẻ đó hay không ?

Dù cho bây giờ bạn làm gì đi nữa, bạn cũng chỉ là con rối, là kẻ ngu bị sai khiến; dù cho đó là điều tốt cùng cực hay điều xấu xa tột cùng; rốt cục bạn cũng chỉ là con rối. Bạn có cam tâm làm con rối suốt đời này và muôn kiếp về sau hay không ?

Nếu không cam chịu thì đó là tâm thế của kẻ đại trượng phu; nếu sẵn sàng đánh đổi tất cả để thoát khỏi đời sống nô lệ, bị trói buộc, bị sai khiến bởi kẻ giấu mặt nơi mình thì đó là bậc đại dũng khí...
giờ trước mắt e vẫn chưa có cảm giác muốn tìm kẻ đó, cũng ko có cảm giác nô lệ, trói buộc, e cũng ko biết phải nói sao cả, chỉ thấy áy náy với bác thôi :khi14:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thiền Tông có Nghi lớn ngộ lớn, nghi nhỏ ngộ nhỏ

- Cái nghi thuộc vấn đề của bạn, gọi là Nghi lớn.

- Cái nghi thuộc người khác đưa tới gọi là Nghi nhỏ.

Cái vấn đề mà câu thoại đầu đưa ra, bạn có thực sự muốn biết hay không ?

- Nếu không thực sự muốn biết mà cố gắng đề khởi thì trở thành niệm, nghi tình rất yếu, không kéo dài được.

- Nếu thực sự muốn biết mà không liên quan tới mình thì nghi tình lúc mạnh, lúc yếu; kéo dài không được.

- Nếu thực sự muốn biết mà lại liên quan tới mình, ấy là câu thoại đầu của bạn.

Ai nghe tới sự tham thiền mà có chút ít niềm tin đều khởi ý muốn được khai ngộ làm động lực đề khởi câu thoại đầu; lúc đầu chọn bất kì câu nào thuộc công án của người xưa đều phát nghi được hết, xong càng tham càng mông lung - cảm thấy nghi tình càng ngày càng yếu; sự tham thiền càng ngày càng giống như là niệm câu thoại đầu. Cho nên trong tâm phát khởi sự hoang mang.

e cũng thấy quan trọng là cái này, thực sự là khi đọc mấy câu mà được phổ biến trên e có cảm giác biết cũng đc mà ko biết cũng đc, nó ko có cái sự thôi thúc mình tìm, để tìm ra được điều thích hợp thật ko đơn giản.

Nay tôi cho bạn một ví dụ thế này:

- Bạn có bao giờ cảm thấy hối hận về những lời mình lỡ nói ra, những việc mình lỡ làm rồi mà gây hậu quả không mong muốn khiến bạn cảm thấy xấu hổ, ân hận, muốn làm khác đi không ?

- Giả như bây giờ bạn biết rằng, bạn chẳng khác nào con rối, bị kẻ khác giựt dây - lợi lộc thì kẻ đó hưởng, hậu quả thì bạn phải chịu. Nhưng chỉ vì bạn không biết kẻ đó là ai cho nên nó mới có cơ hội làm được việc đó.

- Giờ tất cả những khổ đau, sai trái bạn tạo ra là hậu quả của việc làm do kẻ đó xúi giục thông qua những ý niệm khởi lên vô tình hay hữu ý nơi bạn. Để chấm dứt tất cả những điều đó, bạn chỉ cần biết rõ được kẻ đó là kẻ nào là xong. Vậy bạn có muốn vạcht trần bộ mặt thật của kẻ đó hay không ?

Dù cho bây giờ bạn làm gì đi nữa, bạn cũng chỉ là con rối, là kẻ ngu bị sai khiến; dù cho đó là điều tốt cùng cực hay điều xấu xa tột cùng; rốt cục bạn cũng chỉ là con rối. Bạn có cam tâm làm con rối suốt đời này và muôn kiếp về sau hay không ?

Nếu không cam chịu thì đó là tâm thế của kẻ đại trượng phu; nếu sẵn sàng đánh đổi tất cả để thoát khỏi đời sống nô lệ, bị trói buộc, bị sai khiến bởi kẻ giấu mặt nơi mình thì đó là bậc đại dũng khí...
giờ trước mắt e vẫn chưa có cảm giác muốn tìm kẻ đó, cũng ko có cảm giác nô lệ, trói buộc, e cũng ko biết phải nói sao cả, chỉ thấy áy náy với bác thôi :khi14:

Tâm Đức Phật, bức rức, khổ sở, trăn trở, bất an với Sanh Lão Bệnh Tử nên mới đi Tu.

TÂM không khổ sở, trăn trở, bất an với Sanh Lão Bệnh Tử thì MUỐN Tu làm gi? MUỐN tu thành cái gì?

Nếu không có NGHI với Sanh Lão Bệnh Tử của mình thì làm sao có NGHI với những câu TRẢ LỜI từ người khác?

Kẻ đó có câu TRẢ LỜI cho bạn thì sao bạn không NGHI kẻ đó:

"Chấm dứt Sanh Lão Bệnh Tử ngay trong kiếp này chưa?"

Hay kẻ đó vẫn còn nghi nhỏ tí xíu*"y là ai?".
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
...
giờ trước mắt e vẫn chưa có cảm giác muốn tìm kẻ đó, cũng ko có cảm giác nô lệ, trói buộc, e cũng ko biết phải nói sao cả, chỉ thấy áy náy với bác thôi :khi14:

Tại vì khổ chưa đủ...tiếp tục sống như bình thường, lúc nào đủ nhân duyên muốn phát khởi lòng tu thì tham cũng chẳng sao.

Như đói bụng thì mới đi kiếm ăn, mất của thì mới đi tìm kiếm...chứ không cảm thấy đói, không thấy mình bị mất gì thì cố công làm lụng, tìm kiếm vất vả phỏng có ích chi phải không ?

Trừ phi là thế này:

Ta thấy người khác chết,
Lòng ta như lửa đốt.
Chẳng phải thương kẻ mất,
Mà lo tới phiên ta !
 
T

thanhthan

Guest
Công án . KHÔNG PHẢI GIÓ, KHÔNG PHẢI PHƯỚNG

Hai vị tăng đang tranh luận về một lá phướng. Một vị nói: "Lá phướng đang động."

Vị kia cải: "Gió đang động."

Lục-tổ tình cờ đi qua. Ngài bảo họ: "Chẳng phải gió, chẳng phải phướng; tâm đang động."

---------------------
[Túc duyên] Nay tôi muốn khi tâm mình định [giống tâm của ngài Lục-tổ] thì lá phướn và gió sẽ thế nào. Đang sắp xếp việc thế gian, khoảng vài tháng nữa tìm thiền viện và thầy để học pháp định tâm [chưa biết cơ duyên của mình sẽ như thế nào nữa trên đường đạo].

Lý do : chán ngán chuyện sanh tử, ân oán, vinh nhục, sang hèn, mạnh yếu, được mất, thành bại, vui buồn...
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Công án . KHÔNG PHẢI GIÓ, KHÔNG PHẢI PHƯỚNG

Hai vị tăng đang tranh luận về một lá phướng. Một vị nói: "Lá phướng đang động."

Vị kia cải: "Gió đang động."

Lục-tổ tình cờ đi qua. Ngài bảo họ: "Chẳng phải gió, chẳng phải phướng; tâm đang động."

---------------------
[Túc duyên] Nay tôi muốn khi tâm mình định [giống tâm của ngài Lục-tổ] thì lá phướn và gió sẽ thế nào. Đang sắp xếp việc thế gian, khoảng vài tháng nữa tìm thiền viện và thầy để học pháp định tâm [chưa biết cơ duyên của mình sẽ như thế nào nữa trên đường đạo].

Lý do : chán ngán chuyện sanh tử, ân oán, vinh nhục, sang hèn, mạnh yếu, được mất, thành bại, vui buồn...

Như thế nào tùy thuộc và duyên nghiệp và trí tuệ của mình. Lý do mà đi tu đó cũng một phần nhưng chưa đủ phải thấy được nỗi khổ chúng sanh và tâm tự khởi lên thệ nguyện cứu độ chúng sanh hoẳng dương Phật pháp thì mới bền vững, chứ hôm ay chán vinh nhục sang hèn được mất...nhưng ngày mai lại thích thì sao? A di đà Phật!
 
T

thanhthan

Guest
Như thế nào tùy thuộc và duyên nghiệp và trí tuệ của mình. Lý do mà đi tu đó cũng một phần nhưng chưa đủ phải thấy được nỗi khổ chúng sanh và tâm tự khởi lên thệ nguyện cứu độ chúng sanh hoẳng dương Phật pháp thì mới bền vững, chứ hôm ay chán vinh nhục sang hèn được mất...nhưng ngày mai lại thích thì sao? A di đà Phật!
------ dạ
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

TN có ý kiến thế này!

Tổ sư Thiền là tên đặt cho dòng pháp môn đốn ngộ ( chỉ là một cái tên hi hi...)

"Tham thoại đầu" thường được hiểu là phương tiện công phu nhưng nó chỉ là lời chỉ đường. "câu thoại đầu " là phương tiện quyền biến giúp khởi nghi tùy duyên.

Vậy cái công phu tham thoại đầu thực chất là gì? Chính là niệm khát khao tìm cầu chân lý. Có niệm khát khao này thì tìm nghĩa, cầu kinh,... Đều gọi là công phu tham thiền. Người nào khao khát tìm cầu chân lý như vậy thì lúc nào cũng phải nghi không ngừng. Tự nhiên là còn thời gian đâu mà lo việc khác? Ai bảo công phu tham như vậy thành người khờ khạo là chưa bao giờ chuyên tâm tìm kiếm chân lý rồi hì hì... Chỉ là dành hết tâm huyết lo việc đáng lo mà thôi!!!

Theo ghi chép để lại thì khi xong việc các vị kia toàn là người thông minh xuất chúng hoặc tự tại không ai bằng, vậy thì con đường này lấy Niệm khao khát tìm kiếm chân lý làm hành trang đó.

Hi hi...

Có ai đồng ý với TN không :khi14:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha haha ... mời bạn TN một ly trà [smile]:

hay là chúng ta thử một mệnh đề NGAY TỪ ĐẦU CÓ GÌ với một câu nói nổi tiếng:

tay dơ lấy nước mà rửa

nước dơ .. lấy gì mà rửa ?
- Vua Duy Tân


như vậy đối với NGHIỆP .. thì chúng ta cứ nói là LẤY TÂM mà rửa ?

nhưng TÂM DƠ ... lấy gì mà rửa


như vậy .. NGAY TỪ ĐẦU CHỖ ĐÓ ĐÃ DƠ .. LẤY GÌ MÀ RỬA ? [smile]

- đứng ở khía cạnh này chúng ta nên nhìn TÂM như là một cái nhà chứa .. trong đó đó chứa:

i. NĂNG: tâm là NĂNG TÀNG .. trong đó chứa đựng những thói quen .. năng do năng cảnh .. cảnh do cảnh năng .. . cho nên quen vậy ... là tại vì CHỨA Ở TRONG ĐÓ ĐÓ

ii. SỞ: tâm cũng là SỞ TÀNG .. trong đó chứa đựng những cái tôi .. những TÂM SỞ .. SỞ TÀNG hình thành liệt kê theo VI DIỆU THỨC thì cũng vài chục tâm sở .. hình thành bởi HÀNH .. nên phần lớn các tâm sở đều là thuộc về hành uẩn

iii. ÁI: tâm là chỗ chứa đựng ÁI THỦ ... nên cũng là NGÃ ÁI CHẤP TÀNG ...


vậy thì thử hỏi: đó ... ngay từ đầu đã lộn xộn đã dơ ... lấy gì mà rửa ?? [smile]




Nguồn gốc của Tam Giáo Đồng Nguyên là ở chỗ "THANH TỊNH KHÔNG DƠ" ngay từ đầu này ...

-->> cho nên THAM THOẠI ĐẦU cũng nhắm vào chỗ đó ...

- thí dụ khi Thượng Tọa Minh đuổi theo ngài Huệ Năng .. thì Lục Tổ chỉ nói: KHÔNG NGHĨ THIỆN KHÔNG NGHĨ ÁC --> CÁI GÌ LÀ BỔN LAI DIỆN MỤC [cái trong sạch hoàn toàn đã có trước] của Thượng Tọa Minh ?


- hay khi Lương Võ Đế hỏi ngài Bồ Đề Đạt Ma .. thì ngài ấy chỉ nói: NGƯỜI ĐẮC ĐẠO HOÀN TOÀN TRONG SẠCH .. thứ công đức ấy .. không cầu được đâu [smile .. bởi vì người ấy bất tăng bất giảm .. bất cấu bất tịnh .. làm sao cầu được .. -->> CÓ SẴN [smile] ]


vì vậy chư tổ thường nói:

A. tu theo GIÁO MÔN thì tới BẠCH TỊNH THỨC: nơi ấy chỉ còn chứa những chủng tử THANH TỊNH [smile] ... không có chứa chủng tử BẤT TỊNH .. thì cũng là NƯỚC SẠCH ...

chỗ ấy cũng là CHỖ RỬA ĐƯỢC ... vì chỗ đó ... không có chứa chủng tử không thanh tịnh nữa .. nên Duy Thức cũng gọi đó là ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ [.. đó là tên gọi của một nơi ... như là ... ở đây ... ha hahahahah]


B. tu theo Thiền Tông .. thì SIÊU VIỆT THIỆN ÁC .. chỗ khởi đầu ấy .. không có gì cả .. không thọ, không tưởng [diệt thọ tưởng định] .. vì đó là chỗ ... NƯỚC SẠCH [smile]

bởi vì chủng tử THANH TỊNH:

- NĂNG: thói quen thanh tịnh cũng có ngày không thanh tịnh .. lúc đó chúng ta chấp mê bất ngộ dù đã có khổ rùi .. vẫn coi đó là tịnh thì sao ?

- SỞ: sở là những khúc "TÂM HÀNH" thành THỨC --> DANH SẮC đã tụ thành NGÃ .. nếu chúng ta .. cứ coi đó là "TỊNH PHÁP" ngay cả khi nó khổ tràn trề thì sao ?

- NGÃ ÁI CHẤP TÀNG .. thì những thứ ta yêu vẫn có thể làm cho ta khổ mà .. [smile]


vì vậy ... chỗ ĐẶT TRỌNG TÂM của TỔ SƯ THIỀN là chỗ RỖNG RANG ẤY NGAY TỪ ĐẦU: đó là chỗ SIÊU VIỆT THIỆN ÁC cũng tức là hỏng có gì trong ấy hết ... ha hahahahahah



C. Phật Thích Ca nhìn thấy vấn đề này kỹ lưỡng tỉ mỉ hơn .. .. nhìn thấy chỗ SẠCH SẼ này .. đó là chỗ KHÁM PHÁ SIÊU VIỆT của NGÀI .. là bởi vì ngài nói đó là những trú xứ khác nhau của THỨC :

thí dụ:

- LY --> SANH --> HỶ, LẠC, ĐỊNH ...


nếu chúng ta không nghĩ tới điều ác, không thấy điều ác .. không có gì thọ tưởng không thanh tịnh thì đương nhiên .. ---> lòng chúng ta tự sinh ra THANH TỊNH [smile]


như vậy .. TRÚ XỨ của THỨC .. cũng là chỗ khám phá độc đáo của Đức Phật ...các TRÚ XỨ này .. được áp dụng trong các bậc thiền định ở trong TỨ THIỀN, NGŨ THIỀN ... GIỚI ĐỊNH TUỆ,


ờ .. mà đúng không ? [smile ... đúng hay sai là của TÂM của người ta đối với chính nó .. chẳng mắc mớ gì tới chúng ta cả ... ha ha hahahahah -->> VÌ AI CŨNG THÍCH SUY NGHĨ CHO BẢN THÂN ]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha haha .. tiếp nhé [smile]

Khán Thoại Đầu ... chữ Khán theo nghĩa bình thường được diễn dịch là Thấy .. nhưng chữ "THẤY" này là cái THẤY: Khi người đó ở trong "CHỖ BẮT ĐẦU", "CHỖ NGUỒN GỐC" .. "CHỖ KHỞI ĐẦU:

cho nên ngài Hư Vân mới giải thích:

THOẠI là lời nói,

ĐẦU là đầu tiên lời nói, tức trước khi chưa có câu thoại.

Ngài Hư Vân giải thích rằng:

“Khi muốn nói một lời, phải nổi niệm mới có thể nói ra,

khi chưa nổi niệm muốn nói --> gọi là thoại đầu;

nếu đã nổi niệm, mặc dù chưa nói ra miệng --> đã thành thoại vĩ, là cuối chứ chẳng phải đầu.”


HT Thích Duy Lực thì giải thích chữ KHÁN TỊNH như là "ĐÃ Ở BÊN TRONG CHỖ TỊNH" gọi là chỗ SẠCH SẼ rồi ... và chỗ đó là chỗ có trước ..


Ở đây chúng ta để ý lời HT giải thích:

- tại sao "NỔI NIỆM" đã là THOẠI VĨ ? ... bởi vì NIỆM = đến từ TƯ .. có SUY TƯ SUY NGHĨ thì mới nói ra ... mà TƯ chính là TA .. bởi vì vậy mà ông René Descartes ổng mới nói đúng: I THINK THEREFORE I EXIST

Cũng vậy ... cái có trước NIỆM ... là chỗ rỗng rang .. chỗ VÔ NIỆM .. chỗ khởi đầu ... trước khi có cả "THỌ và TƯỞNG = tồn tại ở dạng CHỦNG TỬ là một hạt vi trần = một cái ta" [/color]


Theo ý nghĩa này: BẠCH TỊNH THỨC .. chỗ rỗng rang đó .. = là chỗ chứa những hạt chủng tử thanh tịnh ... có thể tạm đặt như là MỘT KHÔNG GIAN THANH TỊNH

không gian thanh tịnh này có thể kiến tạo từ THỨC... bằng cách LẬP GIỚI :

- thí dụ .. một người đau khổ vì tình .. sau khi cuộc tình đó đã được "an nghỉ" một chỗ riêng .. đã được tách ra được trong TÂM .. và trong TÂM đã có một "KHÔNG GIAN BẠCH VÀ TỊNH" tức là chỗ an trú an ổn ..

nhưng hễ CÓ AI NHẮC TỚI .. NHÌN THẤY CHỖ ĐAU KHỔ đó một hồi ..thì lại khổ liền

cho nên hiện tượng lập giới đó .. cũng hệt như là NHƯ LAI THIỀN .. do GIỚI LẬP mà có "KHÔNG GIAN THANH TỊNH" được tạo ra .. gọi là LY --> SANH --> HỶ LẠC ĐỊNH


hiện tượng này chúng ta có thể nhìn thấy nó như là hai ly nước:

i. một ly có đất bụi .. để lâu một vài ngày thì nó TRONG LẠI

ii. một ly thì hoàn toàn nước trong ...

ly nước có cáu cặn .. thì QUÂY MỘT CÁI ... là NƯỚC ĐỤC

còn ly không có cáu cặn .. QUẬY THỂ NÀO .. thì cũng là NƯỚC TRONG ...

do đó .. chúng ta nhìn thấy chữ "LY" ở đây xảy ra như là ... KHÔNG NHẮC TỚI CHUYỆN CŨ đi chẳng hạn .. không nhớ không đụng chạm tới hạt vi trần đã nhức nhối một thời ... vv .. [smile]

vì vậy .. cái chỗ "KHỞI ĐẦU TRONG TRẺO" đó ... chỗ rỗng rang tất cả các cáu cặn .. hành, năng .. sở .. ái .. là chỗ "THOẠI ĐẦU" ... và người ở trong đó .. là NHÂN VẬT QUAN TRỌNG:

-->> PHÁP THÂN [smile]

*** điều này .. sự VIỄN LY XẢY RA Ở TRONG CHỖ "LẬP THỨC" tới mức .. không còn cáu cặn gì được gọi là ta nữa .. tức là NHẤT đã được hoàn toàn tách ra khỏi NHỊ

NHẤT không đồng LƯỠNG

tề hàm vạn tượng

tròn đồng THÁI HƯ

không thiếu không dư - Tín Tâm Minh


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ha ha...

Kính lão ca 1 lon cô ca.

Nếu khởi niệm là Thoại vĩ gì đó thì "Thoại đầu" cũng không có. Ví như mặt nước không gợn sóng là vì sóng lặng. Lúc khởi lúc lặng đâu dính gì đến bản tánh xưa nay như nước???

Cái vụ trong đục cũng thế. Hết động thì lặng, hết đục thì trong. Đều do thể biến diệu dụng như thế. Có nghĩa là hành như thế thì thành như thế hì hì...

Thoại Đầu là tên gọi khác của bản thể nhất như lúc nào chả là Thoại đầu. Mấy thứ đau ngứa, suy tư... Đều là tự tánh khởi dụng nên gọi là diệu dụng. Tìm 1 người cũng không ra. Như giấc mộng huyễn hóa đều là dụng tánh thôi.

Ngã tánh khắp nơi nhưng không có người nào là thật hì hì...

Tự tánh chẳng đổi nhưng thể biến trùng trùng duyên nhau tùm lum gỡ hoài càng rối. Vậy nên hành giả muốn tham cứu chân lý rốt ráo phải nhận được ( phát minh, đốn ngộ, thấy được... ) chân tánh. Cứu xét kỹ chỗ này thì là dùng trí tuệ như huyễn làm phát sáng thể tánh như thắp đèn trong nhà tối. Nơi nơi đều bừng sáng. Xét kỹ nữa thì cũng không ngoài nhân quả. Gieo Phật chủng sau này thành Phật Quả.

Phật chủng (hay Phật nhân) theo đệ nhớ không nhầm trong kinh lăng già có nói : là đủ các duyên thù thắng mà thành. ( đệ không nhớ rõ, huynh rảnh tìm chỗ đó giúp đệ, dạo này duyên nghiệp lăng xăng bận xoay như cái cù nhưng vẫn không quên tự tánh không lặng xưa nay hì hì... ):eek:nion18:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha hah .. vậy mời bạn TN một ly trà sữa bò [smile]:

CHÂN LÝ phải là cụ thể ... muốn miêu tả được một vật thể gì thì người ta: luôn truy tìm xuất xứ của nó .. cầm nó được trong tay .. [smile]

- khi cầm nó trong tay rồi .. thì thiên ngôn vạn ngữ miêu tả nó .. đều là: DIỆU NGÔN .. bởi vì đó là MIÊU TẢ đủ loại biến hóa, cách thức làm ra nó ..

Trong vấn đề này cũng vậy:

i. nếu Chân = là không động .. thì được ví như là nước ... còn VỌNG là động thì được ví như là SÓNG ..

--> sóng có thể gào thét ầm ầm .. nhưng bản chất của SÓNG là từ nước ... không có NƯỚC thì sẽ không có SÓNG [smile]


ii. nếu CHÂN là SẠCH SẼ .. là KHỞI ĐẦU .. thì được ví như là CÁI LY NƯỚC TRONG ... rùi để lâu ngoài trời bụi bặm vật thể gì đó rớt hoài .. sinh trưởng .. nên VỌNG ĐẾN

-->> được cái CHÂN SẠCH SẼ đó DUNG CHỨA .. nên gọi là CHÂN CHỨA VỌNG ...


iii. nếu NGHĨ NHỚ TỚI đã là động .. thì cách tạo ra không gian không động là đừng nhắc tới ..đừng nói tới .. đừng nghĩ tới ..nhưng khởi điểm của CHỖ KHÔNG ĐỘNG NÀY:

- vẫn là CÁI LY CHỨA ĐẦY CÁU CẶN ...

trong "Ý" của người đó .. không có khả năng BẤT NHẬN CÁU CẶN .. và CÁU CẶN VẪN LÀ TỰ THÂN .. chỉ là không nhắc tới thôi .. không đem lên hiện hành thôi ... cho nên TRÚ XỨ này .. không phải là cái TRĂNG THIỆT [smile]

bởi vì TRĂNG THIỆT thì nó ở trên trời .. cao tút .. bất tăng bất giảm .. bất cấu bất tịnh .. khác với cái TRĂNG ở trong chén: có đặc tính NĂNG TÀNG, SỞ TÀNG, NGÃ ÁI CHẤP TÀNG ... cho nên cái chỗ đó .. NƯỚC HỎNG CÓ SẠCH .. các trú xứ của THỨC cũng vậy ..

---> tuy có "CÁCH" và là chỗ "LỢI DỤNG TẦM CẦU" có thanh tịnh đó .. có trăng thanh gió mát đó .. nhưng RUNG MỘT CÁI ... VỠ LIỀN [smile]


nhưng khởi điểm của vấn đề là: là CHÂN không lệ thuộc vào VỌNG ...mà là món có sẵn từ đầu có trước .. còn có VỌNG hay không ...


nếu chúng ta nói rằng: TỰ TÁNH TÙM LUM gỡ hoài chẳng nổi .. là coi bộ hổng giống đi lên con đường TU PHẬT gì mấy .. bởi vì đức PHẬT LÀM ĐƯỢC [smile]

ngài biết phương pháp TÁCH ĐƯỢC NHẤT ra khỏi NHỊ .. phân biệt được CHÂN VỌNG .. không dính mắc vào mê lầm ... nên ngài mới thoát khỏi sinh tử luân hồi của "ẢO ẢNH VỌNG TƯỞNG" và nhận ra CHÍNH MÌNH là ai ... vì vậy mới gọi là CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC chứ ? [smile]

cho nên... chúng ta cứ bình tĩnh từ từ gỡ từng ngóch ngách, vướng mắc ở trong các TRÚ XỨ ... từ từ cũng tới được chỗ minh triết ...


bây giờ chúng ta hãy nói tới một món gọi là TÂM CHUẨN BỊ:

i. nếu tôi có 1 triệu đồng .. mất một đồng .. chỉ là KHÔNG THẤY MẤT MÁT gì .. vì 1 triệu là số quá lớn .. và 1 là con số quá nhỏ

ii. nếu tôi có hai cái xe .. một cái hư .. thì cái còn lại bảo đảm cho tui không bị ảnh hưởng di chuyển vì vấn đề xe cộ

bởi vì TÂM CHUẨN BỊ giúp cho chúng ta nghĩ nhớ tới ngày mai .. lúc bất trắc .. nên mới có SỞ HỮU .. và CHUẨN BỊ

iii. đi sâu vào một tí nữa .. một người đói bụng thì cáu gắt .. nhưng nhớ tới trong tủ lạnh đầy đồ ăn .. thì sự cáu gắt đó .. vừa dấy lên đã mất ...

cho nên .. chỗ CÓ SẮN đó .. chính là --> THOẠI ĐẦU .. [smile]


iv. một người NÓNG TÍNH .. DỄ HAY BỊ THẤT Ý .. nhưng lại có sẵn trong mình một bản năng: có thể làm cho mình vui dễ dàng .... thì sự THẤT Ý và DỄ NÓNG TÁNH ĐÓ .sẽ biến mất ..

--> hay là đã bị TỊNH HÓA [smile]

cho nên .. chỗ CHUẨN BỊ ĐÓ .. có nét VÔ GIÁ như vậy ... vì nó có thể cứu người đó .. đi và LÀN TÊN MŨI ĐẠN thì sao ? [smile]


cho nên .. TÂM CHUẨN BỊ ... rất gần với TÂM CHƠN NHƯ [smile] là vì CHƠN NHƯ là chỗ đầy đủ .. và rất là an toàn ... chỗ đó .. đó .. đó .. đó ..

--> và chỗ đó .. được LÝ DUYÊN KHỞI chỉ ra .. khi chúng ta TỰ MÌNH ĐI NGƯỢC DÒNG DUYÊN KHỞI [smile]



cũng vậy thôi:

A. Ly nước có CÁU CẶN: thì dù chuẩn bị cỡ nào .. cũng giống như là KHÔNG CÓ CHUẨN BỊ .. bởi vì .. "KHÔNG GIAN NHƯ CÓ GIĂNG TƠ .. BƯỚC ĐI SẼ ĐỨT ĐỘNG HỜ SẼ TAN .."


B. còn ly thứ hai .. lại là sự chuẩn bị .. có đặc tính vô giá luôn .. bởi vì nó là cái "CÓ SẴN Ở BÊN TRONG" luôn luôn trong trẻo .. và CÁI BÊN TRONG LUÔN LUÔN TRONG TRẺO ĐÓ

gọi là ... CHÁNH ... CHÁNH .. CHÁNH ... CHÁNH .. CHÁNH ... CHÁNH .. CHÁNH ...

-->> đầy CHÁNH KHÍ ở trong đó .. . thì là nó ... [smile]





ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Nó là nó. Vì vậy nó mới tuyệt đối!!!

Kể cả mê ngộ cũng không xi nhê nó nhé!

Ca này căng vì xưa nay nói về nó thì cứ như là người rối kể chuyện giao tiếp với người rối. Như những người bằng nước ở trên biển hoa tay múa chân kể cho nhau nghe về Nước vậy. Thật không gì ngoài nước.

Ca này khó chữa hi hi...

Nhưng không sao. Tự tánh siêu việt biến hiện khắp chỗ như vậy mới ly kỳ ha ha...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha haha .. tiếp nhé [smile]:

bây giờ chúng ta hãy đặt sự CHUẨN BỊ ĐÓ .. là có đặt tính "CHÁNH" đi:

i. khi chúng ta quan sát TỨ DIỆU ĐẾ, hay là TỨ NIỆM XỨ ..

thì dễ dàng nhận ra:

- CHÁNH KHÍ được sinh ra .. từ KHỔ .. từ THÂN THỊ BỊNH, TÂM VÔ THƯỜNG, PHÁP VÔ NGÃ ..


nếu CHÁNH KHÍ của vấn đề ĐÓI có CƠM ĂN .. thì người quán sát nhìn thấy đó là CÓ CHÁNH TƯ DUY .. BIẾT LÀM CHUYỆN ĐÓ là CHÁNH MẠNG ..

nếu CHÁNH KHÍ của nhiều vấn đề khác nhau .. như là đói có cơm, mệt thì ngủ .. buồn thì vui .. chán là làm gì đó .. thì NGƯỜI QUÁN SÁT TẤT CẢ NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ ĐÓ .. là có "CHÁNH TƯ DUY, CHÁNH TINH TẤN" .. CHÁNH CHÁNH CHÁNH CHÁNH


và nếu NGÃ --> đều do DUYÊN KHỞI TỰ CHƠN TÂM -->> TẠO RA TẤT CẢ CÁC NGÃ HẾT ..

thì CHƠN TÂM có một nguồn CHÁNH KHÍ THIỆT LÀ DỄ SỢ [smile] + khi người đó BIẾT CỘNG NÓ + với DUYÊN GÌ RA CÁI GÌ .. RA CÁI GÌ

và như vậy .. chúng ta chỉ cần nhận ra ... NGUỒN CHÁNH KHÍ của CHƠN TÂM .. ngay từ chỗ bắt đầu ấy ... thì đó là chỗ "KHÁN THOẠI ĐẦU" [smile]


-->> và cái NGƯỜI CÓ NGUỒN CHÁNH KHÍ BẤT TẬN ĐÓ .. tên gọi là CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC --> hay còn gọi là .. NGÓN TAY CHỈ TRĂNG [smile]



NGÀY ẤY

em như hoa sen .. mang nhiều dáng hiền .. cho ta DỆT MƠ


đó là tại vì .. chúng ta có "CÁI NHÌN" .. trong TÂM đã có "TƯỞNG, THỌ" ... đã có chất chứa sẵn ... những dáng hiền .. những cái đẹp ..

và cái "TÂM ĐÓ" --> cũng là những gì CÓ SẴN [smile]


ờ .. mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha haha .. tiếp nhé [smile]

Hi hi...

Nó là nó. Vì vậy nó mới tuyệt đối!!!

Kể cả mê ngộ cũng không xi nhê nó nhé!

Ca này căng vì xưa nay nói về nó thì cứ như là người rối kể chuyện giao tiếp với người rối. Như những người bằng nước ở trên biển hoa tay múa chân kể cho nhau nghe về Nước vậy. Thật không gì ngoài nước.

Ca này khó chữa hi hi...

Nhưng không sao. Tự tánh siêu việt biến hiện khắp chỗ như vậy mới ly kỳ ha ha...


ha ha haha .. tiếp nhé [smile]

NGHI TÌNH .. thì là NGHI TÌNH ... CỤ THỂ thì là CỤ THỂ .. và CHÂN LÝ phải là cụ thể [smile]

thật ra .. NGHI TÌNH không khó giải .. và đức PHẬT đối với nghi tình thì ngài khuyên cái này hay nè: TỨ THẦN TÚC


có nhiều khi chúng ta vướng mắc .. nhưng không chịu đứng dậy đi ra khỏi vướng mắc đó .. và vì vậy .. đức Phật chỉ phương pháp TỨ THẦN TÚC . .có nghĩa là "KHÔNG TỪ CHỐI LÀM VIỆC THIỆN, VIỆC LÀNH " ...

là bởi vì .. nó chính là chỗ ... CHÁNH KHÍ XUẤT HIỆN ... vì như Bồ Đề Đạt Ma nói:

- mỗi một nhất cử nhất động .. ánh mắt .. cái nhấc tay .. cử chân .. đều không rời một Ý NIỆM THIỆN [smile]


như vậy .. CA NÀY CŨNG CHỮA HỆT NHƯ MỌI CA KHÁC bởi vì KHỞI ĐIỂM CỦA MỌI GIÁI THOÁT: NƠI BẮT ĐẦU .. là ĐÂY [smile]

KHỞI ĐIỂM của [ chấm chấm chấm ] .. cũng là TỪ TÂM ..

mà KHỞI ĐIỂM của [chấm chấm chấm ] cũng là ... TỪ NHẤT ĐAO ... và NHỨT ĐAO -->> tạo ra .. chỗ " KHÔNG GIAN KHÔNG GIAN chấm chấm chấm" ấy [smile]





RA MÚT ĐẦU SÀO

- buông tay hố thắm

TUYỆT TỬ TÁI TÔ

NHỨT ĐAO : PHẬP ... lưỡng đoạn

sự sống chia làm hai phần

không liền được nữa



cho nên ... KHỞI ĐIỂM của "BIẾT CÁI DUYÊN GÌ" -->> LÀM RA CÁI GÌ CÁI GÌ KHI CHÚNG TA BẮT ĐẦU BẰNG "TÂM" NÀY" --->> .. cũng hệt là như vậy thôi ...


ờ mà đúng không ?




và khi đó .. chúng ta có thể nhìn thấy SỰ UNG DUNG TỰ TẠI .. NHÀN HẠ một cách lạ thường của người "KHÁN THOẠI ĐẦU" .. NGỒI Ở TRONG ẤY

tuyệt học vô vi .. nhàn đạo nhân

bất trừ vọng tưởng .. bất cầu chân

vô minh thực tánh: tức phật tánh

ảo hóa không thân ... tức PHÁP THÂN


và như vậy .. khi TÂM TRỞ THÀNH KHỞI ĐIỂM = NGUỒN NĂNG LƯỢNG CHÁNH KHÍ bất tận ấy ..

thì nó HÓA THÀNH PHÁP THÂN thôi [smile]



ờ .. mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Khẹc khẹc... :eek:nion62:

Lão ca nói Chánh Khí làm tiểu đệ liên tưởng đến đạo gia bên Tung của. Hì hì...

Nhưng xem ra cũng có lý! Chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tình tấn gọi tên chánh khí cũng chẳng sao. Quan trọng là đặt tên cho cái gì mà thôi hì hì...

Chân lý phải là bất biến do đó mê ngộ không thể chống trái. Nhiễm Tịnh chỉ là 2 mặt của đồng xu.

Tâm tánh vi điệu có thể soi lại chính nó nên gọi Quán TÂM.

Người xưa có nói dùng ánh sáng của Minh Châu để soi lại chính nó nên mới siêu việt. Phật Pháp mới có dòng truyền thừa.

Dù hết thảy đều do tự tánh phát dụng nhưng thắng duyên hi hữu ở thế gian phát sáng ra Phật Quang thật là hi hữu thay!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha haha .. tiếp nhé [smile]

khi chúng ta đi vào một thư viện .. một học viện .. thì chúng ta nhìn thấy:

ồ .. thì ra .. CẢ ĐỐNG CỤ THỂ ĐÓ CHỨ [smile]


và khi chúng ta NHÌN TRĂNG --> THEO HƯỚNG CHỈ TRĂNG của MỘT NGÓN TAY [smile]

thì chúng ta nhìn ra .. thì ra NGÓN TAY CHỈ TRĂNG nó cũng cũng thể bao la bát ngát như vậy ...

và có lẽ vì vậy mà người ta gọi nó là ... HẢI HUYNH [smile]


tuy rộng lớn .. bao la .. nhưng chỉ là MỘT ĐIỂM TỰA [smile]

càn khôn tận thị: mao đầu thượng

nhật nguyệt bao hàm: giới tử trung

sao không hạt cát sông Hằng ấy

còn chứa trong lòng .... CẢ ĐẠI DƯƠNG



** có khi chúng ta nói một điểm --> là tất cả .. nhưng điểm ấy không đủ CỤ THỂ .. KHÔNG ĐỦ NGHĨA .. vậy điểm ấy: thật ra có phải là THOẠI ĐẦU HAY KHÔNG ? .. hay điểm đó là THOẠI VĨ ? .. trong khi NGAY TẠI ĐIỂM ĐÓ = một cái chớp mắt đã tới hơn 7 triệu lần sanh diệt ... quá chời cụ thể luôn .. ha hahahahahah

*** ... và ĐIỂM KHỞI ĐẦU .. đúng là chỗ "THIÊN BIẾN VẠN HÓA" .. CÀN KHÔN lớn vậy cũng từ đó ra .. CÂY CẢI LỚN THIỆT LÀ LỚN, nhưng "CÁI ĐIỂM" xuất phát của nó: lại là một hạt cải .. nhỏ xíu .. bé tẻo tèo teo .. ít ai nhận ra [smile]

và cũng theo sự phân loại các ĐIỂM TỰA của đức Phật .. thì có tới TÁM LOẠI .. gọi là TÁM TRÚ XỨ của THỨC [smile]

cả tám loại trú xứ này ...

-->> THẤP THÌ ÍT NGHĨA .. tới NHIỀU THIỆT LÀ NHIỀU NHƯ LÀ PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG .. cũng chưa tính ... là VÔ BIÊN [smile]

cho nên ... những điểm tựa này ... CÓ VẤN ĐỀ thiệt mà .. ha hahahaha

tu hành là để cho AN TOÀN HƠN .. chúng ta nhìn lại con đường TU CHỨNG của đức PHẬT .. chính ngài cũng đi tới từng điểm một .. rùi lại cất lều ở lại .. rùi lại dỡ lều ... bỏ đi ..

--> khi ngài đi tới ĐIỂM TỰA CÓ VÔ LƯỢNG NGHĨA .. VÔ BIÊN ẤY .. thì ngài nói .. tới đây đúng là KHỞI ĐIỂM CỦA TẤT CẢ RÙI ...

và lời nói ấy ... từ cái ĐIỂM KHỞI ĐẦU của tất cả ấy ... gọi là KINH thì chắc chắn cũng là -->> OKAY .. ha ha hahahahahh



ờ .. .mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên