Tham luyến chỉ một ngọn cỏ thì cũng phải luân hồi

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Bài thi của một ngọn cỏ.



Tham luyến chỉ một ngọn cỏ thì cũng phải luân hồi trở lại

Một hôm ân sư của tôi theo lão hòa thượng đi kinh hành ở phía sau núi, bỗng nhiên nhìn thấy một đóa hoa rất đẹp, ân sư nói: ‘Xin sư phụ đợi một chút! Con đi lấy kéo cắt bông này cắm vào bình để cúng Phật’. Lão hòa thượng đáp: ‘Những bông hoa mọc ở đây vốn là đã cúng dường thập phương Phật, đâu có cần ‘con’ đi cắt rồi cắm vào bình mới gọi là ‘con’ cúng Phật’. Phải nên biết trong thế giới Sa Bà này chỉ cần tham luyến một cọng cỏ thôi thì cũng phải trở lại luân hồi nữa!’



Ðối với mỗi cảnh giới, phát tâm rộng lớn, cúng thập phương Phật

Ðối với một cọng cỏ, một đóa hoa trong thế gian lão hòa thượng đều phát tâm rộng lớn cúng dường thập phương Phật. <strong>Trong ánh mắt của lão hòa thượng, mỗi cọng cỏ đều nhắc nhở đến Phật, nhắc ngài buông xả tham, sân, si</strong> trong nội tâm, đừng quay trở lại luân hồi nữa.



‘Biết dụng công’ và ‘Không biết dụng công’

Một cọng cỏ, người biết dùng sẽ dùng để nhắc nhở mình niệm Phật vãng sanh Tây phương.

Người không biết dùng sẽ dùng để tham ái, tranh giành đi luân hồi.



Ðối với lão hòa thượng mỗi cảnh giới đều làm cho ngài tỉnh giác. Nên nói:

Người biết dụng công, cảnh giới tốt xấu gì cũng có thể sanh trí huệ

Người không biết dụng công, chỗ nào cũng sanh khởi tâm tham, sân, si.



Bài trắc nghiệm của trái đào



Cảm ơn chú khỉ thí chủ

Trong thời gian tám năm lão hòa thượng tu hành, tĩnh tọa trong hang động trên núi, thường thường có các chú khỉ đem trái cây đến cúng dường, tay của chú khỉ mỗi lần chỉ có thể cầm được một trái, nếu đem mười trái thì phải đi đi, về về mười lần rất cực nhọc, vì vậy lão hòa thượng rất cảm kích các chú khỉ này.



Ai ăn trái đào này mới ‘không uổng’ ?

Một hôm có người đem trái đào rất lớn đến cúng dường lão hòa thượng, ngài vừa nhìn thấy liền kêu đem cho chú khỉ ăn. Người đệ tử thấy trái đào lớn như vậy mà đem cho khỉ ăn nên hỏi ngài:

‘Trái này [ngon như vậy mà] đem cho khỉ ăn có uổng lắm không?’.

Lão hòa thượng hỏi lại: ‘Nếu vậy thì cho con ăn có uổng không?’



[Nếu] bố thí mà xả không được thì cái gì cũng uổng hết?

(Kiểm điểm tâm bình đẳng từ bi của mình)

Ðúng rồi! ‘Cho khỉ ăn có uổng không?’. Câu này nói rõ tâm của chúng ta đối với chúng sanh chẳng bình đẳng và từ bi. Ðồ tốt để cho mình dùng thì cảm thấy không uổng, nếu đem cho người khác hoặc cho những con vật khác thì cảm thấy rất uổng; đem một miếng bánh rất ngon cho kiến ăn cũng cảm thấy rất uổng, không nỡ bỏ. Trên thực tế, chúng ta có chí thành hơn chú khỉ không? Tâm chúng ta chưa chắc đã bằng tâm chí thành của chú khỉ lúc đem trái cây cúng dường cho lão hòa thượng! Ðặc biệt tự phản tỉnh mỗi khi khởi tâm động niệm thường thường tự tư, tự lợi, không nỡ xả để bố thí, không chịu xả mình để phục vụ cho người, điều này đáng nên sám hối chứ không đáng khuyến khích!



Du hí nhân gian ra bài thi



Người đông đảo tấp nập đến đây vì ai?

Lúc lão hòa thượng còn tại thế, có thể nói chùa Thừa Thiên vô cùng tấp nập, mỗi ngày có rất nhiều người đến bái kiến lão hòa thượng. Thật ra những người này đến chùa là vì cái gì? Một ngày nọ lão hòa thượng cười và nói với các đệ tử:

‘Người ta đến nhiều quá, chúng ta tìm cách để cho một số đi về’.

Ðệ tử nói: ‘Người ta đã đến rồi làm sao kêu người ta đi về được?’

Lão hòa thượng cười nói: ‘Tôi sẽ có cách’.

Rốt cuộc là cách gì?



Lão hòa thượng danh tiếng

thật ra phải có hình dáng ra sao mới hợp với ý của bạn?

Chúng ta biết tuổi lão hòa thượng đã cao, răng đã rụng nên phải đeo răng giả. Lúc khách đến quá đông ngài cố ý ngồi xiên xẹo, còm lưng, đầu nghiêng qua một bên, lại kéo răng giả ra ngoài, miệng chảy nước miếng và làm như đang ngủ gục. Mọi người nhìn thấy hình tướng này của lão hòa thượng đều cảm thấy kỳ lạ, rất hoài nghi không biết ông này có phải là lão hòa thượng Quảng Khâm nổi tiếng hay không? Làm sao ngài lại có hình dáng như vậy được? Nhìn thấy dung mạo lão hòa thượng không trang nghiêm, không giống một vị cao tăng, mọi người nhìn thấy vô cùng thất vọng, hết hứng thú nên ra về hết!



Không phải đến đây để cầu Phật pháp

(mê trên sự tướng, chỉ nhìn bên ngoài) quả nhiên đều ra về hết!

Lão hòa thượng nhìn thấy rất nhiều người ra về nên cười nói: ‘Những người này đều đến để coi tướng bên ngoài, mê trên sự tướng, không phải vì cầu Phật pháp, quả nhiên đều ra về hết’.

Phần nhiều mỗi khi có người lại thăm, chúng ta liền làm ra một hình tướng trang nghiêm để cho người ta xem, rất sợ người ta khinh rẻ, phê bình chúng ta không nghiêm chỉnh. Nhưng lão hòa thượng thì ngược lại, không có ngã tướng, không có nhân tướng. Bạn xem, dung mạo không nghiêm trang đối với ngài chẳng quan trọng gì hết; ngài rất tự tại, không cần người khác cung kính gì cả, thế nên ngài du hí nhân gian (rất tự tại), dùng hết mọi phương pháp để khảo nghiệm đích thật bạn đến để xem hình dáng bên ngoài, hay là đến để học hỏi Phật pháp?



Xin đừng hiểu lầm



Xin chú ý chúng ta nói đề thi cũ này mục đích là để kiểm điểm động cơ, thái độ của chúng ta khi đi thăm viếng, biết được ở đâu cũng có khảo nghiệm, chứ chẳng khuyên đại chúng bắt chước lão hòa thượng cố ý ngồi cong lưng, uốn éo, chảy nước miếng. Càng không có nói ‘ngoại biểu không chỉnh tề’ đồng nghĩa với ‘công phu cao siêu’. Xin mọi người đừng hiểu lầm.

http://www.hoakhaikienphat.com/sach...gkham/dethituhanhcualaohoathuongquangkham.htm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên